1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thực Tập Quá Trình Và Thiết Bị Cty Cổ Phần Sứ Thiên Thanh (có file cad )

69 1,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 2,72 MB
File đính kèm Bao Cao Thuc Tạp.rar (5 MB)

Nội dung

Báo Cáo thực tập quá trình và thiết bị cty Cổ Phần Sứ THiên ThanhFile Kèm theo full word và file CAD (bãn vẽ thiết bị nghiền , mặt bằng công ty và qui trình công nghệ)Thực tập quá trình thiết bị khoa kỹ thuật Hóa Học

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Nhóm sinh viên thực tập chúng em xin cảm ơn Công ty cổ phần Sứ Thiên Thanh và các thầy cô bộ môn Quá trình và Thiết bị, khoa Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa Tp HồChí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đợt thực tập Quá trình vàthiết bị từ ngày 06/07/2015 đến ngày 01/08/2015 tại công ty

Suốt thời gian thực tập, phía công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em về sinh hoạt và học tập, nhờ đó chúng em được học hỏi và nâng cao hiểu biết về hoạt động sản xuất và tác phong làm việc của công ty Chúng em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ từ tập thể cán bộ hành chính, kỹ sư và công nhân nhà máy, đặc biệt là anh Đồng Minh Khoan đã dành thời gian hướng dẫn chúng em tận tình từ cuộc sống sinh hoạt trong nhà máy đến chuyên môn kỹ thuật, và chú Nguyễn Văn Luận đã hướng dẫn chúng em về tác phong làm việc chuyên nghiệp Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc công ty sứ Thiên Thanh đã cho chúng em cơ hội thực tập tại công ty

Kết thúc việc thực tập tại công ty cổ phần sứ Thiên Thanh, tất cả chúng em đều có cái nhìn thực tế hơn cũng như những bài học vô cùng quý báu mà chúng em đã từng nghe từng học trong sách vở khi chúng em còn ngồi trên ghế nhà trường Đây là một ưu thế, một cơ hội để chúng em – những kỹ sư tương lai cho thế hệ mai sau nắm bắt và làm quen với môi trường làm việc hiện đại Một lần nữa, bằng tất cả những sự quý trọng và chân thành nhất, nhóm tập thể sinh viên thực tập chúng em gửi đến quý công ty lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc cho công ty ngày một phát triển vững mạnh

Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Sỹ Xuân Ân – bộ môn Quá trình và Thiết bị, vì đã chủ động liên hệ với công ty cổ phần sứ Thiên Thanh và dành thời gian để hỗ trợ, hướng dẫn thêm để giúp chúng em hoàn thành tốt nhất phúc trình thực tập Quá trình và Thiết bị

Tuy vậy, do thời gian thực tập không nhiều nên bài phúc trình của chúng em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong được sự góp ý của thầy cô và phía công ty

Nhóm sinh viên thực tập

Trang 2

KÝ DUYỆT CỦA GIẢO VIÊN HƯỚNG DẪN.

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Đại học Bách Khoa tp HCM Ngày tháng năm

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ THIÊN THANH: 6

I.1 Lịch sử thành lập và phát triển: 6

I.2 Thông tin cơ bản về công ty: 6

I.3 Tổ chức nhân sự: 7

I.4 Sơ đồ bố trí mặt bằng: (phụ lục) 8

I.5 An toàn lao động: 8

I.5.1 Quy định chung: 8

I.5.2 Đối với người lao động: 9

I.5.3 Những điều cấm: 9

I.5.4 Phòng cháy chữa cháy: 10

PHẦN II DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ: 11

II.1 Nguyên liệu: 11

II.1.1 Vai trò của nguyên liệu: 11

II.1.2 Các loại nguyên liệu đang sử dụng: 11

II.1.3 Phân loại: 12

II.1.4 Tính chất các loại nguyên liệu: 12

II.1.5 Nguyên liệu men: 12

II.2 Năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất: 13

II.3 Các sản phẩm của Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh: 14

II.3.1 Nhóm sản phẩm: 14

II.3.2 Công nghệ: 15

II.3.3 Các chế độ xả: 16

II.3.4 Phụ kiện: 17

II.4 Sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị: (phụ lục 7) 17

PHẦN III QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ: 18

III.1 Sơ đồ khối qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm sứ: (phụ lục 8) 18

III.2 Thuyết minh qui trình và chi tiết thông số vận hành: 18

III.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu: 18

Trang 4

III.2.2 Cân, trộn: 18

III.2.3 Nghiền hồ: 18

III.2.4 Khuấy, lọc: 18

III.2.5 Tạo hình: 20

III.2.6 Sấy : 25

III.2.7 Kiểm tra mộc, kiểm dầu: 26

III.2.8 Chuẩn bị men : 27

III.2.9 Phun men: 27

III.2.10 In chữ: 28

III.2.11 Nung: 29

III.2.12 Kiểm tra chất lượng sản phẩm: 34

III.2.13 Chuyển sang kho: 34

PHẦN IV MÁY MÓC THIẾT BỊ: 36

IV.1 Máy nghiền bi: 36

VI.1.1 Máy nghiền hồ: 36

VI.1.2 Máy nghiền men: 40

IV.2 Máy khuấy men: 41

IV.2.1 Chức năng: 41

IV.2.2 Cấu tạo: 41

IV.2.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục: 42

IV.3 Máy sàng rung: 42

IV.3.1 Chức năng, phạm vi ứng dụng: 42

IV.3.2 Cấu tạo: 43

IV.3.3 Nguyên lý hoạt động: 43

IV.3.4 Các thông số kỹ thuật: 43

IV.3.5 Sự cố khắc phục: 43

IV.4 Máy đánh tơi mộc hỏng: 44

VI.4.1 Công dụng, xuất sứ: 44

IV.4.3 Nguyên lý hoạt động: 45

IV.4.4 Các thông số kỹ thuật của quá trình quá trình: 45

IV.4.5 Ưu – nhược điểm: 45

Trang 5

IV.5 Máy đổ rót BCV: 45

IV.5.1 Cấu tạo: 46

IV.5.2 Các thông số kỹ thuật trong quá trình đổ rót: 47

VI.5.3 Sự cố và cách khắc phục: 47

IV.6 Máy đổ rót bán thủ công Interdri: 47

VI.6.1 Chức năng: 48

VI.6.2 Quy trình chính: 48

VI.6.3 Cách tiến hành đổ rót: 49

VI.6.4 Ưu – nhước điểm: 50

IV.7 Buồng sáy: 50

IV.7.1 Cấu tạo: 50

IV.7.2 Nguyên lý vận hành 51

IV.8 Lò nung: 52

IV.8.1 Cấu tạo, kích thước: 52

IV.8.2 Hệ thống điện và thiết bị phục vụ cho lò nung: 53

IV.8.3 Điều kiện vận hành sử dụng điện an toàn: 53

IV.8.4 Trạm điều khiển: 54

IV.8.5 Sự cố và cách khắc phục: 54

PHẦN V: Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ: 55

PHẦN VI PHỤ LỤC: 57

VI.1 Quy trình xử lý nước thải: 57

VI.2.3.4.5.6 Sản phẩm của công ty: 57

VI.7 Bố trí máy móc thiết bị: 64

VI.8 Sơ đồ khối quy trình sản xuất sứ: 64

65

Trang 6

PHẦN I TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN SỨ THIÊN THANH:

- Năm 1993, công ty chính thức đổi tên thành Công ty sứ Thiên Thanh

- Năm 2006, công ty trở thành thành viên của tập đoàn Đồng Tâm (Đồng Tâm Group) và

có tên chính thức là Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh cho đến tận hôm nay

 Chứng nhận thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao đầu năm 2005: “Công ty

sứ Thiên Thanh với thương hiệu Thiên Thanh”

I.2 Thông tin cơ bản về công ty:

- Địa điểm xây dựng: đường D2, cụm sản xuất Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, BìnhDương

- Điện thoại: (84-650) 3788331

Trang 7

- Fax: (84-650) 3788 012.

- Diện tích: 50.000 m2

- Nhân sự: 275 cán bộ, công nhân viên

- Ngành nghề sản xuất chính: sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ vật liệu xây dựng

- Phương châm: “Chất lượng hàng đầu – Tiên ích dài lâu”

- Phạm vi kinh doanh:

 Trong nước: phân phối sản phâm thông qua Đồng Tâm Group

 Ngoài nước: Nhật Bản, Đài Loan, I-rắc,

- Văn hóa công ty:

Hoài bão: Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong khu vực châu Á và

là đối tác được biết đến bởi thị trường trong nước và nước ngoài

Bản sắc văn hóa: Nhân văn - đề cao giá trị con người, chung tay vì cộng đồng, xã

hội

Triết lý kinh doanh:

 Luôn lắng nghe, học hỏi sáng tạo, cải tiến để mang lại lợi ích lớn nhất chokhách hàng

 Minh bạch, liêm chính, uy tín trong quản lý và kinh doanh

 Môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo sự gắn bó lâu dài cho cán bộ nhânviên

 Quan tâm có trách nhiệm với cộng đồng

Thái độ với khách hàng: Chuyên nghiệp, trung thực và nhiệt tình.

Thái độ với công viêc: Sáng tạo, đổi mới, tự giác, chấp nhận mọi thử thách - khó

khăn

Thái độ với đồng nghiệp: Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, thẳng thắn, trung thực, học

hỏi cùng phát triển nghề nghiệp

Trang 8

I.3 Tổ chức nhân sự:

Chú thích:

- Giám đốc: ông Trần Văn Thương.

- Trưởng phòng Cơ điện: ông Dương Văn Hoàng Sang.

- Quản đốc phân xưởng sản xuất Sứ: ông Đồng Minh Khoan.

- Trưởng phòng thiết kế: Nguyễn Tăng Phước Trí.

- Trưởng phòng công nghệ và chất lượng: ông Nguyễn Ngọc Sơn.

- Trưởng phòng nhân sự: ông Nguyễn Văn Luận.

- Trưởng phòng kế hoạch: bà Tống Mỹ Phương.

- Trưởng phòng tài chính: ông Huỳnh Tam Tài.

- Trợ lý giám đốc: ông Nguyễn Văn Đấu.

I.4 Sơ đồ bố trí mặt bằng: (phụ lục)

I.5 An toàn lao động:

( Trích dẫn TT5.1.3/AD ban hành ngày 1/9/2002)

I.5.1 Quy định chung:

- Phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động khi làm việc.

- Giữ gìn vệ trong khu vực làm việc của mình và trong phạm vi của Công ty.

- Khi có sự cố hoặc tai nạn phải ngừng máy khẩn cấp và báo ngay cho người có

Phòng Công nghệ-Chất lượng

Phòng Kế hoạch

Phòng thiết Kế

Phân Xưởng Sứ

Trang 9

- Mọi thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc đều được trang bị đầy đủ và đảm bảo

an toàn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Đồng thời phải thườngxuyên kiểm tra định kì, bảo dưỡng tu bổ, sửa chữa, bổ sung, đảm bảo đúng tiêuchuẩn an toàn vệ sinh lao động theo luật định

- Chỉ tuyển dụng những người lao động có đủ sức khỏe và có năng lức làm việc.

- Thường xuyên theo dõi, quan sát việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và

vệ sinh lao động với máy móc, thiết bị cũng như người lao động

- Trang bị và bố trí đầy đủ, hợp lý các phương tiện, dụng cụ PCCC.

I.5.2 Đối với người lao động:

- Trước khi làm việc:

 Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, phương tiện làm việc để đảm bảo

an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

 Phải vận hành đúng theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn

 Có quyền từ chối công việc nếu thấy không an toàn

- Trong khi làm việc:

 Phải thực hành đúng các thao tác đã quy định cho từng khâu sản xuất

 Người vận hành máy móc thiết bị không được tự ý bỏ đi nơi khác

- Sau khi làm việc:

 Phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và các trang bị an toàn lao động

 Đóng máy móc thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật

 Thực hiện các công việc bàn giao ca

Trang 10

- Đi vào những khu vực không thuộc phạm vi làm việc của mình.

- Sửa chữa máy hoặc làm vệ sinh khi máy đang hoạt động

- Làm những việc ngoài nhiệm vụ và khả năng chuyên môn của bản thân

I.5.4 Phòng cháy chữa cháy:

- Nhà máy thiết kế hệ thống che chắn, ngăn cách các bộ phận nguy hiểm như: hệthống dẫn điện, bồn chứa gas, các biện pháp cơ khí hóa trong vận chuyển hóa chấtnhư nồi hơi, bình khí nén…

- Nhà máy luôn đề ra các quy tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị có thể gây nguyhiểm Đặc biệt do nhà máy sử dụng gas để đốt lò nung nên vấn đề PCCC là vôcùng quan trọng Tại nhà máy có hệ thống chống sét, hệ thống bình chữa cháy, bốtrí nhiều cửa thoát hiểm thông thoáng và bảng quy định PCCC đặt tại mỗi phânxưởng

Trang 11

PHẦN II DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ:

II.1 Nguyên liệu:

II.1.1 Vai trò của nguyên liệu:

- Nguyên liệu đóng vài trò quan trọng trong công nghệ ceramic Nguyên liệu phải có

cỡ hạt, thành phần khoáng hóa ổn định, phù hợp với quá trình sấy và nung tiếptheo để tạo nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần thiết

- Công ty sứ Thiên thanh sử dụng nguyên liệu chủ yếu trong nước Các nguyên liệu

nhập về công ty thường là nguyên liệu thô và được kiểm tra độ ẩm bởi các kỹ sữcủa nhà máy, kiểm tra thành phần hóa bởi trung tâm kiểm nghiệm chất lượng khuvực III trước khi nhập kho

- Hồ đổ rót hoặc men được nghiền mịn bằng máy nghiền bi Nguyên liệu chủ yếu hồ

và men: cao lanh Yên Bái, tràng thạch Đà Nẵng, đất sét Trúc Thôn, cát Cam Ranh.Ngoài ra sử dụng đất sét ngoại nhập của các hãng nổi tiếng: Excelblend , Tràngthạch Ấn Độ …

- Men không sử dụng oxit chì.

- Lọc qua sàng: 63 μm sót sàng 2.5-3 (%)m sót sàng 2.5-3 (%)

- Tỷ trọng: 1770-1780 kg/m3

II.1.2 Các loại nguyên liệu đang sử dụng:

- Nguyên liệu sẵn có trong nước được nhà cung cấp vận chuyển theo hợp đồng mua

2 Đất sét Trúc Thôn hoặc đất sét nhập khẩu

3 Đất Excelblend (Thái Lan)

4 Tràng thạch (Ấn Độ)

Trang 12

5 Đất sét Modicast (Thái Lan).

6 Cao lanh Yên Bái

- Nguyên liệu phụ: Keo silicat, NaOH, hoạt thạch, đá vôi.

II.1.3 Phân loại: gồm 2 loại:

- Nhóm nguyên liệu dẻo: Cao lanh, đất sét trắng (đất sét khó chảy).

- Nhóm nguyên liệu gầy: Cát thạch anh, tràng thạch, hoạt thạch, đá vôi.

II.1.4 Tính chất các loại nguyên liệu:

Đất sét :

- Là loại nguyên liệu cơ bản trong sản xuất gốm sứ gồm các nhôm khoángalumisilicat ngậm nước có cấu trúc lớp với độ phân tán cao, khi trộn với nước cótính dẻo, khi nung tạo sản phẩm kết khối rắn chắc Nó bao gồm các khoáng chủyếu: khoáng halloysit, khoáng montmorillonit, khoáng caolinit…

- Đất sét cung cấp đồng thời Al2O3 và SiO2, ngoài ra trong thành phần đất sét cònlẫn cát, tràng thạch và các khoáng chất khác

- Hàm lượng trong phối liệu phải phù hợp Nếu quá ít thì hồ kém dẻo sẽ tạo hìnhkém, nếu quá nhiều thì sẽ có độ co lớn làm sản phẩm biến dạng khi nung

II.1.5 Nguyên liệu men:

- Nguyên liệu để pha chế men: SrCO3, sodium Hirpoly photphat, ZnO, CaCO3,BaCO3, ZrSO4, tràng thạch Mã Lai, cao lanh, Frit, cát Cam Ranh, bột Tale, và cácphụ gia khác

Trang 13

- Men không sử dụng oxit chì.

SrCO 3 , ZnO (Trung Quốc), CaCO 3 , BaCO 3 (Mã Lai), ZrSO 4 (Nhật Bản

hoặc Đức): bột mịn, màu trắng, không mùi, đựng trong bao.

Tràng thạch Mã Lai: dạng cục hoặc bột mịn, màu trắng, không mùi, đựng

trong bao

Silica Powder (SiO 2 >99,6%) (Quảng Nam).

Cao lanh: dạng cục, màu trắng, không mùi, đựng trong bao và Cao lanh A

Lưới

Sodium feldspar (Việt Nam).

Cát Cam Ranh: dạng hạt thô, màu trắng

Frit: tinh thể màu trắng, óng ánh.

Bột Talc.

- Phụ gia cho men là: thủy tinh lỏng, HCHO, CMC (chất kết dính), chất tạo màu.

Thủy tinh lỏng: Na2SiO3 làm tăng độ linh động của hồ men, giảm độ nhớt

và lượng nước trong hỗn hợp men

CMC (Pháp): bột mịn, hơi vàng, không mùi, đựng trong bao Có tính dẻo

và tăng độ bám dính của lên mộc, tránh mất men khi nung

HCHO: chất lỏng không màu, mùi hắc, đựng trong chai thủy tinh, có tác

dụng giữ cho CMC không bị phân hủy

Chất tạo màu: chủ yếu là các khoáng oxyt tạo màu

II.2 Năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất:

- Nhiên liệu: dùng khí hóa lỏng LGP được chở tới nhà máy bằng xe bồn, tiêu thụ

khoảng 3,5 tấn/ngày

- Khí nén: khí trời được hút vào trạm khí nén và được nén dưới áp suất cao để cung

cấp cho các bộ phận (ví dụ: khâu đổ rót, kiểm dầu)

- Điện: sử dụng điện do điện lực cung cấp.

- Nước: nhà nước sừ dụng nước giếng bơm qua xử lý, cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

Trang 14

II.3 Các sản phẩm của Công ty cổ phần sứ Thiên Thanh:

- Sản phẩm Thiên Thanh có nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng mang tính

thẩm mỹ và tiện nghi cao Các thiết kế của sản phẩm luôn gắn liền với tính dễ lắpđặt, dể sữ dụng và hơn hết là thân thiện với môi trường: sản phẩm bộ cầu với hệthống xả thẳng, xả xoáy, xả xoáy tia áp lực, và xả xoáy kết hợp xả thẳng làm sạchhiệu quả, tiết kiệm nước và ít tiếng ồn là minh chứng cho tính đột phá trong khâuthiết kế của Thiên Thanh theo những chuẩn mực mới nhất Đặc biệt gần đây, ThiênThanh vừa nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ nano chống bám bẩn Vớicông nghệ cao này việc cọ rửa các sản phẩm trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn baogiờ hết

- Chất lượng của Thiên Thanh không chỉ ở phần sứ mà còn thể hiện ở phần phụ

kiện các sản phẩm được lắp đặt với bộ phụ kiện cao cấp của hãng SIAMP – mộttập đoàn chuyên sản xuất phụ kiện thiết bị vệ sinh hàng đầu thế giới sự kết hợphoàn mỹ này mang đến quý khách hàng giá trị lâu bền trên các sản phẩm sứ ThiênThanh

II.3.1 Nhóm sản phẩm: hiện nay công ty đang hướng đến 5 nhóm sản phẩm

Trang 15

 Bộ xả 2 nút nhấn tiết kiệm nước.

Xả tia xoáy: Tâm xả 300mm.

- Sản phẩm dân dụng: bình lọc nước, gạt tàn thuốc,…

- Công ty cũng đang phát triển các sản phẩm bồn cầu, vách ngăn cho trẻ em:

Trang 16

II.3.2 Công nghệ:

- Công nghệ Nano: các hạt Nano với kích thước cực nhỏ, sẽ len lỏi vào những lỗ

nhỏ li ti trên bề mặt men sứ tạo thành lớp phủ có tính kỵ nước cực mạnh Nước khigặp lớp phủ này sẽ vo tròn và dễ dàng lăn đi cuốn theo cặn khoáng, ngăn hìnhthành các vết ố bẩn

- Mô tả quá trình:

 Vết ố bẩn hình thành do cặn khoáng có trong nước bám lại trên bề mặt men

sứ trong quá trình sử dụng, lâu ngày tích tụ khiến bề mặt trở nên gồ ghề, tạo

cơ hội cho vết bẩn bám sâu và khó làm sạch hơn Việc cọ rửa, lau chùithường xuyên đòi hỏi nhiều thời gian và công sức: phải dùng bàn chải cứngvới chất tẩy rửa mạnh làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người

mà vẫn không sạch như mong muốn Chính vì nhu cầu cần làm sạch hiệuquả, Thiên Thanh đã áp dụng khoa học – công nghệ Nano để giải quyết vấnđề: ngăn chặn hình thành các vết ố bẩn bám trên bề mặt men sứ

 Các hạt Nano cực nhỏ sẽ len lỏi vào những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt men sứtạo thành lớp phủ có tính kỵ nước cực mạnh Nước khi gặp lớp phủ này sẽ

vo tròn và dễ dang lăn đi cuốn theo cặn khoáng, ngăn hình thành các vết ốbẩn Việc cọ rửa, lau chùi giờ đây trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn nhiều Sốlần chùi rửa ít hơn, ít dùng đến chất tẩy rửa hơn, tiết kiệm nước hơn và nhưvậy thân thiện với môi trường hơn

- Tác dụng: Bề mặt men sứ vẫn duy trì được độ láng mịn và sạch đẹp sau thời gian

dài sử dụng Độ bền của lớp phủ Nano chống bẩn có thể lên tới 10 năm hoặc lâuhơn tùy theo khách hàng sử dụng

II.3.3 Các chế độ xả:

- Chế độ xả Wash down:

 Tốc độ xả thoát nhanh, mạnh Lượng nước tiêu thụ trung bình

 Phù hợp cho các phòng vệ sinh gia đình và công cộng

- Chế độ xả Siphon:

Trang 17

 Lượng nước khi xả tạo lực xoáy trong lòng cầu kết hợp với hiệu ứng siphonhút mạnh.

 Tiết kiệm nước, xả thoát sạch, êm - Phù hợp cho các phòng vệ sinh sangtrọng

- Chế độ xả Siphon Jet:

 Nước khi xả tạo áp lực mạnh trong lòng cầu, cộng với lực đẩy của tia Jetđược đẩyqua hệ thống xả siphon tạo ra lực hút cực mạnh, xả thoát êm, tiếtkiệm nước, hợp vệ sinh

 Phù hợp với các phòng vệ sinh cao cấp sang trọng

II.3.4 Phụ kiện:

- Các sản phẩm của Thiên Thanh sử dụng phụ kiện của các hãng sản xuất phụ kiện

vệ sinh hàng đầu thế giới có uy tín và chất lượng

- Các phụ kiện sử dụng trong thiết bị vệ sinh Thiên Thanh luôn được cải tiến tínhnăng, độ bền, kiểu dáng giúp tiết kiệm nước tối đa

II.4 Xử lý khí – nước thải, vệ sinh công nghiệp:

Chất thải chủ yếu của nhà máy là nước huyền phù hồ, men và khí bụi

- Khí thải: Bụi (chủ yếu ở tổ nghiền) được hút ra ngoài qua xyclone lắng bụi Khí

chứa bụi men (ở tổ phun men và tổ kiểm dầu) được hấp thụ bằng nước và bể lắng

có chứa nước Do sử dụng gas làm nhiên liệu đốt nên khí thải ở lò nung tương đốisạch và được phân tán ra ngoài qua đường ống khói

- Nước thải: xử lý bằng bể lắng và các mương lọc trước khi thải ra hệ thống cống.

- Sơ đồ quy trình xử lý nước thải: (phụ lục 6).

II.5 Sơ đồ bố trí máy móc, thiết bị: (phụ lục 7)

Trang 18

PHẦN III QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ:

III.1 Sơ đồ khối qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm sứ: (phụ lục 8)

III.2 Thuyết minh qui trình và chi tiết thông số vận hành:

III.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu:

- Nguyên liệu nhập về công ty để trong kho khoảng 3 tháng để đảm bảo nguyên liệu

có cùng độ ẩm và các tính chất đặc trưng

- Nguyên liệu được kiểm tra lại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn qui định về cơ học, độ hút

nước rồi sau đó đưa ra tỷ lệ đem cân

III.2.2 Cân, trộn:

- Nguyên liệu hồ được xe nâng chuyển đưa tới hệ thống cân tự động và cho vào cân

theo các số liệu phòng kỹ thuật đã tính toán sẵn

- Tiếp theo nguyên liệu được hệ thống bang tải đưa lên máy nghiền để chuẩn bị cho

công đoạn nghiền

III.2.3 Nghiền hồ:

- Nguyên liệu hồ được nhập vào máy nghiền bi thông qua hệ thống băng tải, vật liệu

nghiền là bi cao nhôm đường kính 60 mm – 50 mm – 40 mm Sau đó cho thêmnước và keo vào hòa trộn Công suất một mẻ có thể đạt 16 tấn

- Trong giai đoạn nguyên liệu được đưa vào thùng nghiền bằng băng tải, bụi sẽ được

dẫn qua một hệ thống lọc bụi và đưa ra khu xử lý

- Khi máy nghiền hoạt động, các nguyên liệu được nghiền nhỏ tạo thành hệ nhũ

tương ở nhiệt độ khoảng 60°C ÷ 70°C Hỗn hợp nguyên liệu được nghiền khoảng

6500 vòng

- Thông số đầu ra của hồ sau nghiền:

 Độ sót sàng 3% - 5% trên sàng, đối với sàng 10000 lỗ (45 Microtron)

 Khối lượng riêng của hồ ≥ 1770 kg/m3

III.2.4 Khuấy, lọc:

Trang 19

- Sau khi hoàn thành giai đoạn nghiền, hồ sẽ được tháo ra tại nắp tháo liệu và được

bơm sang hầm khuấy

- Song song với quá trình này, các sản phẩm mộc không đạt yêu cầu sẽ được đưa trở

về hầm 1, khuấy rồi được xem như một dạng nguyên liệu hồ mà ta vừa nghiền,trộn để tận thu tối đa

- Sơ đồ minh họa:

- Từ hầm số 3, hồ sẽ liên tục được khuấy và có thể thông sang hầm 4, 5, 6, 7, 8 cho

quá trình sử dụng

- Qúa trình sàng lọc diễn ra đầu tiên với sàng 80 Mesh để loại bỏ các hạt có kích

thước lớn Sau đó qua sàng 120 Mesh có đặt nam châm để lọc Sắt (Fe), ta gọi đó làquá trình lọc từ

Trang 20

- Kết thúc quá trình hồ sẽ được trữ trong các hầm từ 3 đến 8, ủ khoảng 3 ngày để

tiếp tục cho khâu đổ rót, tạo hình

- Phần hồ dư trong khâu đổ rót sẽ được về hầm 9, 10 để tái sử dụng

III.2.5 Tạo hình:

- Thiết kế:

 Thiết kế sản phẩm trên máy vi tính bằng phần mềm 3D

 Tạo mẫu bằng thạch cao

 Làm khuôn thạch cao để sản xuất thử

 Làm khuôn cái bằng nhựa tổng hợp

- Khuôn con:

 Dùng thạch cao nhập của Pháp

 Tuổi thọ khuôn 120-160 lần đổ rót

 Sấy khuôn ở nhiệt độ 650C trong 72h

- Hồ đạt tiêu chuẩn sẽ được phân phối từ các hầm đến các khu vực tạo hình theo

- Chức năng khẩu đổ rót: tạo sản phẩm thô, chịu trách nhiệm về hình dáng sản

phẩm, các yêu cầu kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm

Trang 21

 Ra khuôn, cắt sửa mộc ướt.

 Sấy tự nhiên – vd cầu khối: thùng 3-5 ngày, Cầu khối: 6-7 ngày – sửa nguội– sấy – cưỡng bức 12-15 h ở nhiệt độ 650C sấy bằng nhiệt tận dụng từ lònung, SP đạt độ ẩm < 1 %

Trang 22

- Ưu điểm:

 Đơn giản, công nhân không cần tay nghề cao

 Tạo được những sản phẩm phức tạp, có tính thẩm mỹ cao

 Sản phẩm đa dạng về mẫu mã

 Sản phẩm ra nhanh kể từ khi thiết kế

 Chi phí thấp phù hợp với những sản phẩm rẻ tiền như bồn tiêu

 Bơm cấp hồ thì được tự động hóa

 Phương pháp này được sử dụng khuôn thạch

- Các bước tiến hành: gồm 3 khâu: chuẩn bị khuôn, chuẩn bị hồ và đổ rót.

Hình 2: Đổ rót BCV

Trang 23

- Chuẩn bị hồ: Hồ được lấy từ hầm số 6, kiểm tra mức hồ trong bồn chứa, kiểm tra

việc cấp hồ cho máy, kiểm tra bơm, van, đường ống dẫn hồ

 Ra khuôn, cắt sửa mộc ướt

 Sấy tự nhiên 4-5 ngày - Sửa nguội - Sấy cưỡng bức 12-15 h ở nhiệt độ 650Cbằng nhiệt tận dụng từ lò nung, đạt độ ẩm ≤ 1 %

- Lưu ý:

 Mở van thông với bình chỉnh mức (900C)

 Bật công tắt cấp hồ, cấp khí sang ví trí casting

 Ghi nhận thời điểm đổ rót.đến thời điểm, tháo hồ dư, tắt van cấp hồ đóng vanbinh chỉnh mức (0 0C)

 Bật công tắt khí sang vị trí emptying

 Kiểm tra áp lực khoảng 0,2 ÷ 0,5 bar

 Xả hồ dư trong 5 phút

 Làm cứng sản phẩm từ 7 ÷ 15 phút, tháo khuôn, sấy khuôn - hoàn thiện mộc, vệsinh mộc

- Ưu điểm:

 Năng suất cao hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn đổ rót thủ công

 Năng suất: 40 sản phẩm /line

 Ít tốn nhân công

- Nhược điểm:

 Số chủng loại sản phẩm bị hạn chế

 Hạn chế trong khi thiết kế

 Tốn chi phí thạch cao cho làm khuôn

Trang 24

III.2.5.3 Khâu đổ rót bán thủ công Interdri :

- Sản phẩm: bồn cầu cao, chậu rửa mặt, thùng và nắp thùng nước.

 Ra khuôn, cắt sửa mộc ướt

 Sấy tự nhiên: 5-6 ngày - Sửa nguội - Sấy cưỡng bức 12-15h ở nhiệt độ 650 Cbằng nhiệt tận dụng ở lò nung, SP đạt độ ẩm ≤ 1 %

- Cách tiến hành đổ rót: gồm 4 bước cơ bản (chi tiết)

Hình 3 : Đổ rót bán thủ công Interdri

Bước 1: Chuẩn bị khuôn

 Sấy khuôn

 Vệ sinhh ống cấp hồ và ống khí

Trang 25

 Mở van cấp hồ vào khuôn khoảng 10÷15 phút.

 Bật công tắc van cấp hồ sang vị trí “tự động”

 Mở van cấp hồ từ bồn chứa xuống bình chỉnh hồ

 Canh thời gian khoảng 50÷60 phút

 Chuyển công tắc cấp hồ tự động sang vi trí “off”

 Dóng van cấp hồ từ bình chỉnh hồ xuống đường ống phân phối chính

 Ít tốn sức lao động khi ra khuôn

 Phù hợp với những sản phẩm có hình dáng đơn giản

 Năng suất cao: 36 sản phẩm /line/ngày

- Nhược điểm: hạn chế trong khâu thiết kế.

III.2.5.4 So sánh các phương pháp:

- Giống nhau: đều dựa vào nguyên lý khuôn lấy nước của hồ liệu

- Khác nhau:

Trang 26

dùng hơi nóngcủa máy sấygas

quạt

dùng hơi nóngcủa máy sấygasỐng khí thổi để

 Cần kiểm tra hồ trước khi đổ rót

 Thời gian ủ hồ cần thiết từ 24 ÷ 48 giờ

III.2.6 Sấy:

- Mục đích sấy: loại nước ra khỏi sản phẩm mộc sao cho nhanh nhất mà không làm

biến dạng hoặc nứt, vỡ sản phẩm (Thông thường nước chiếm đến 25% khối lượngmộc)

- Các thông số trong quá trình sấy:

 Độ ẩm trước khi sấy: u1 ≤ 18%

Trang 27

 Độ ẩm sau khi sấy: u2 ≤ 1%.

- Tiến hành: sản phẩm sau khi đổ rót được làm khô bằng quạt, sau đó chất lên các

xe để khô tự nhiên, cuối cùng được đưa vào buồng sấy để sấy mộc Sản phẩm đượcsắp xếp theo từng xe đẩy, từng kệ để phân phối đều lượng tác nhân sấy

- Sản phẩm sau khi sấy nếu đạt yêu cầu đưa ra sẽ được tiến hành phun men.

III.2.7 Kiểm tra mộc, kiểm dầu:

- Kiểm tra biến dạng: Loại bỏ SP biến dạng, loại bỏ sản phẩm có khối lượng lớn và

nhỏ hơn qui định

- Thổi bụi: Làm sạch bụi.

- Kiểm tra ngoại quan: phát hiện xé lỗ, nứt xé, sứt mẻ …

- Quét dầu –Phát hiện mộc bị nứt xé, quét bằng dầu hôi (dầu lửa).

- Làm sạch mộc

- Ghi mã người kiểm tra và người đổ rót.

III.2.8 Chuẩn bị men :

- Công đoạn chuẩn bị men đem nghiền, khuấy gần như đối với hồ Hiện tại sử dụng

4 máy nghiền bi, 2 máy lớn công suất 2 tấn/mẻ và 2 máy nhỏ công suất 1 tấn/mẻ

- Nguyên liệu trong bao sau khi cân đưa vào thùng nghiền bằng tay.

- Nạp nước vào hủ (do phòng kỹ thuật quy định, thường thì 800kg nguyên liệu khô

cho vào 200 lít nước) Tổng thể tích tối đa đối với thùng nghiền cho phép là ¾

Trang 28

- Quay hủ nghiền để cho nắp tháo liệu hướng lên trên, thay nắp đậy cửa tháo liệu

bằng van tháo liệu, quay hủ nghiền để van tháo liệu hướng xuống dưới

- Mở cửa xả hủ nghiền, gắn ống tháo liệu, vận hành máy bơm để tháo liệu, đưa sang

máy khuấy để chống sa lắng, sau đó tiếp tục dùng bơm đưa sang máy khuấy, trộnthem CMC và một số phụ gia cần thiết

- Phòng sử dụng 7 máy khuấy (7 thùng chứa) chống sa lắng chân vịt nối song song

với 7 máy khuấy trộn CMC (7 thùng chứa) tùy theo phân loại sản phẩm men

- Thời gian khuấy từ 2 – 3 giờ.

- Một mẻ sản xuất men có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày.

- Kiểm tra thông số cho men.

- Men điều chế xong sẽ được cho vào thùng và dùng xe đẩy chuyển sang khu vực

phun men

III.2.9 Phun men:

- Mục đích: tạo lớp phủ men đặc trưng của sản phẩm sứ nhằm bảo vệ sản phẩm và

tăng tính thẩm mỹ

- Các thông số cơ bản:

 Tiêu chuẩn tỉ trọng của men tráng thỏ là: 1660-1690 (g/l)

 Tiêu chuẩn tỉ trọng của men phun là: 1680-1720 (g/l)

 Tỉ lệ rót sàng 45μm sót sàng 2.5-3 (%)m của men là: ≤ 0,2 %

 Độ dày men 0,6-0,7 mm.Năng suất: 1200sp/ ngày

 Áp lực bơm men: 2 bar

Trang 29

 Buồng phun men có lắp các thanh chắn để thu hồi men Khí trong buồng menđược hút xuống bồn lắng men trước khi thải ra ngoài.

Hình 4: Phun men

- Tráng men: với một số sản phẩm có chỗ khó phun men thì người ta dùng phương

pháp tráng men

- Thao tác:

 Chuẩn bị xô, ca lấy men

 Men tráng được tổ pha men pha chế sẵn

 Đặt mộc lên bàn xoay

 Dùng mốp ẩm vắt khô lau lại bề mặt

 Tráng men lên bề mặt bầu, để khoảng 30s cho ráo bề mặt

 Nghiêng mộc để tháo men dư trong bầu

 Dùng mốp khô chậm men còn đọng lại trong bầu

 Chấm men lên các lỗ bọt khí

 Lau sạch bụi bám và chuyển lên xe

III.2.10 In chữ: in logo của công ty

Trang 30

III.2.11 Nung:

- Khi nung, cụ thể trong vật liệu sẽ xảy ra phản ứng nhiệt độ cao của các cấu tử

trong nguyên liệu, quá trình kết khối, quá trình xuất hiện pha lỏng, quá trình hoàtan và tái kết tinh các tinh thể Và khi nung xảy ra đồng thời các quá trình trao đổinhiệt và trao đổi chất, các qúa trình này lại do những biến đổi hoá học và biến đổipha diễn ra rất phức tạp Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là kết quả của quá trìnhnung: tạo ra vật liệu mới có vi cấu trúc mới

- Sản phẩm gốm sứ chỉ được nung đến kết khối, quá trình nung là không thuận

nghịch và hầu như không đạt được cân bằng pha (không thực hiện đến cùng).Hiệntượng kết khối và các quá trình xảy ra đồng thời với nó (phản ứng pha rắn, xuấthiện pha lỏng và tái kết tinh)

III.2.11.1 Tổng quan:

- Sứ vệ sinh trước đây được nung hai lần nhưng hiện tại chỉ nung một lần sau khi đã

tráng men Nung một lần là phương pháp áp dụng rộng rãi hiện nay vì giảm đượcnăng lượng tiêu hao và thời gian nung

- Sản phẩm sau khi phun men xong để khô khoảng 8h rồi cho vào lò nung Đây là

khâu quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất vì nó ảnh hưởng tới chất lượng vàgiá thành sản phẩm

- Có 2 loại lò nung được sử dụng là lò gián đoạn và lò liên tục (Tunnel) Cả hai lò

nung đều được điều khiển tự động bằng hệ thống máy tính, do đó các sản phẩm cónhiệt độ đồng đều nhau, dễ kiểm soát quá trình Ngoài ra, lò nung sử dụng gas làmnhiên liệu đốt nên vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa giảm đáng kể ô nhiễmmôi trường do khí thải

- Lò Tunel: Chiều dài 73,2 m

 Nhiệt độ nung từ 1200-1220 0C, chu kì là 18-22 h

 Năng suất nung 1000-1200 SP /ngày (66 xe ngày, bình quân 18-22 sảnphẩm/xe )

Trang 31

Hìn 5: Lò nung Tunel

- Gián đoạn: Năng suất nung 200-250 SP/ mẻ (khi cần).

Trang 32

Hình 6: Lò nung gián đoạn

III.2.11.2 Các giai đoạn của quá trình nung:

- Giai đoạn sấy:

 Từ nhiệt độ thường đến 200oC

 Mộc sau khi tráng men có độ ẩm 2 -3% nên cần phải sấy để loại hoàn toànnước liên kết

 Giai đoạn này không có phản ứng hóa học xảy ra, nhiệt độ được tăng lên từ

từ Tốc độ nâng nhiệt ở giai đoạn này là 85oC/h

 Từ 500oC trở lên, sản phẩm bắt đầu co lại do hiện tượng kết khối xảy ra.Trong giai đoạn này có hydroxyt nhôm, cacbonat và sunfat của kim loạikiềm, kiềm thổ bị phân hủy

- Giai đoạn hãm nhiệt:

 Sản phẩm bắt đầu sít đặc mạnh, kéo theo giảm độ xốp và co rút mạnh Tốtnhất nên hãm lửa trong khoảng nhiệt độ này Quá trình phân hủy vật chấtsét cũng như cháy hết cacbon tiến hành mạnh nhất Thời gian hãm nhiệt phụthuộc độ sít đặc, chiều dày sản phẩm, nhiệt kết khối, cấu tạo lò…

 Nước hóa học cũng như các loại khí thải khác bao bọc phần xương bênngoài nhiều, cản trở oxy đi sâu vào bên trong xương để đốt cháy hết lượngcacbon Nếu lượng cacbon không được đốt cháy hết trong giai đoạn này thì

Trang 33

xương khi kết khối sẽ chảy men, sản phẩm có độ xốp cao, có màu xanhhoặc xám đen đồng thời bị phồng cục bộ Vì vậy trong giai đoạn này nêntạo môi trường oxy hóa mạnh (8÷10% O2, 10÷12% CO2).

- Giai đoạn nung:

 Từ 1050÷1210ºC, môi trường oxi hóa (đối với sản phẩm sứ vệ sinh)

 Làm cho sản phẩm có độ cứng cao Ở giai đoạn này cần thiết cho Fe 3+

chuyển thành Fe2+ nằm dưới dạng phaialit (FeO.SiO2) nhằm mục đích làmtrắng sứ

- Giai đoạn kết khối hoàn toàn:

 Cần khống chế để khí trong môi trường này là trung tính

 Tốc độ nâng nhiệt thấp để giảm chênh lệch nhiệt độ trong lò và nhiệt độ sảnphẩm

 Thực hiện bằng cách tăng lửa để nung đến nhiệt độ cao nhất (giai đoạnnung) rồi hãm nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết khối 20÷30ºC Cuốigiai đoạn này, sản phẩm co không đáng kể, sản phẩm kết khối hoàn toàn

- Giai đoạn làm nguội:

 Tốc độ làm nguội chẳng những ảnh hưởng đến việc phát triển các tinh thểpha rắn mà còn liên quan đến sự xuất hiện ứng suất nội

 Trong sản phẩm chứa pha thủy tinh, pha lỏng khi hạ nhiệt độ sẽ chuyển từtrạng thái dẻo nhớt sang dòn kèm theo co thể tích lớn, dày và phức tạp.Trường hợp pha rắn có mặt các khoáng có đặc tính biến đổi thù hình mãnhliệt sẽ làm thay đổi cấu trúc và thể tích ở giai đoạn chuyển pha Nếu chế độlàm nguội không hợp lý thì sẽ càng nguy hiểm hơn

III.2.11.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nung:

- Thành phần hóa học của nguyên liệu.

- Kích thước và thành phần hạt của nguyên liệu

- Nhiệt độ nung cực đại và thời gian lưu.

- Tốc độ nâng và giảm nhiệt độ.

Trang 34

 Đối với lò gián đoạn, sản phẩm dễ bị hư ở 500÷700ºC và an toàn khi nhiệt

độ trên 1000ºC

- Khắc phục: phải khởi động lại lò và để nó chạy ổn định (máy tự điều chỉnh) hoặc

kỹ sư can thiệp để điều chỉnh thông số vận hành lò rồi mới tiếp tục sản xuất

III.2.12 Kiểm tra chất lượng sản phẩm:

- Kiểm tra ngoại quan: Biến dạng, sứt mẻ, men,…

- Thử tính năng xả thoát nước ở cầu: 100% sản phẩm cầu khối, 30 % sản phẩm cầu

dài

Ngày đăng: 19/06/2016, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w