1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cô đơn thời gian trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

36 499 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 47,3 KB

Nội dung

Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với con người cô đơn trong thời gian đã khắc chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại với những cuộc vật lộn trong hành trình cuộc đời để tìm bản ngã

Trang 1

HÀ NỘI, 2015

CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN

CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

LUẬN YĂN THẠC sĩ NGÔN NGỮ YÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN

CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC sĩ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngưòi hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG YẢN DUNG

Trang 3

thầy cô trong Viện Văn học, các thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn Tôi xin gửi đến các Thầy Cô lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc nhất!

Tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trương Đăng Dung, người thầy mẫu mực đã dành nhiều thòi gian và tâm huyết hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi chia

sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi để tôi có thành quả như ngày hôm nay

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Đỗ Năng Huấn

Trang 4

trùng lặp với các tài liệu khác Tôi cũng xin cảm đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận vãn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Đỗ Năng Huấn

Trang 6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chon đề tài ■

1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc thắng lợi, cả dân tộc hân hoan trong niềm hạnh phúc: non sông nối liền một dải, Bắc Nam xum họp một nhà Lịch sử đã sang trang, nhưng đằng sau ánh hào quang của những chiến công, vẫn còn đó những mất mát, đau thương, khắc khoải về thân phận con người Chiến tranh - một đề tài tưởng như đã cũ, vẫn là mảnh đất mỡ màu cho những cây bút thực tài bén rễ, không ngừng sáng tạo để đặt ra những trăn trở, suy tư về văn hóa, về giá trị con người ở một chiều sâu triết học thực sự

1.2. Là nhà văn đã từng bước ra từ khói lửa chiến tranh, Bảo Ninh cùng với các cây bút thời hậu chiến viết, nhìn lại quá khứ với những chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở khía cạnh mà trước đây luôn bị “gác lại” trước số phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự xuất hiện của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân chủ hóa đời sống văn hóa vãn nghệ Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu chiến được đánh

dấu từ Thời xa vẳng (1986) của Lê Lựu Tiếp theo, cảm hứng bi kịch vẫn được tập trung thể

hiện sâu đậm hơn, đa dạng hơn trong những tiểu thuyết hậu chiến, cắt nghĩa, lí giải, nhận thức lại hiện thực bằng cảm hứng bi kịch, tiểu thuyết hậu chiến đã thực sự đem lại cho người đọc

những suy ngẫm sâu sắc: Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng (Dương Hướng), Vòng tròn bội bạc, Ẩn mày dĩ vãng (Chu Lai) Sự

xuất hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh - con người suy tư, con người bi kịch - là dấu hiệu quan trọng khẳng định sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết và xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại Đọc các sáng tác của Bảo Ninh, người đọc ấn tượng

Trang 7

mạnh bởi lối viết độc đáo được định hình bởi cái nhìn sâu sắc vào những vỉa tầng của kí ức chiến tranh Bằng kỹ thuật dòng ý thức, lối miêu tả lịch sử song hành, ngôn ngữ nhân vật đa giọng điệu, Bảo Ninh đã tạo nên những trang văn xúc động và ảm ảnh về chiến tranh, về thân

phận con người Có thể nói, nếu Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất (Nguyên Ngọc), thì Bảo Ninh là cây bút đi xa hơn cả trên con đường hiện đại hóa và đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Bích Thu) Các sáng tác của Bảo Ninh góp phần đưa văn

học Việt Nam hội nhập cùng văn học hiện đại thế giới

1.3. Trong những năm qua, tên tuổi của Bảo Ninh gắn liền với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Hơn hai thập kỷ kể từ khi Nỗi buồn chiến tranh xuất hiện, nhiều cuộc đối thoại, tranh

luận diễn ra sôi nổi, gay gắt trên các diễn đàn vãn nghệ, nhiều công trình khoa học, luận văn, khóa luận của các thế hệ về cuốn tiểu thuyết này Tuy nhiên chưa có công trình nào khai thác giá trị tác phẩm qua tâm thức cô đơn thời gian - một trạng thái sống của con người hậu chiến trong tương quan với quá khứ, hiện tai tương lai

1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng cho rằng: Vãn học và cuộc sổng là hai vỏng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người Sứ mệnh cao cả của vãn chương là phản ánh một cách

sinh động và trung thực về con người Con người cô độc, lạc lõng xuất hiện trong văn học nhân loại từ thập niên 50, 60 của thế kỉ XX, phổ biến trong văn học phi lý Tây Âu với những kiệt tác

như: Người xa lạ, Huyền thoại Sisyphe của A.Camus; Hóa thân, Vụ án của F.Kapka; Buồn nôn của J.P.Sartre ở Việt Nam, con người cô đơn được nói tới nhiều trong văn chương hậu

hiện đại Cuộc sống hậu hiện đại ngổn ngang tiềm ẩn những bất trắc, những đổ vỡ, đứt gãy và con người chỉ là những mảnh số phận, những cá thể cô đơn Nếu các cây bút hậu hiện đại chủ yếu xoáy sâu vào nỗi cô đơn không gian, thì Bảo Ninh - nhà vãn đi ra từ chiến tranh viết về chiến tranh lại đào sâu vào tầng vỉa của nỗi cô đơn thời gian - nỗi cô đơn bản thể

Khác với cái cô đơn không gian, khi xa cách nhau, cô đơn thời gian là cô đơn bản thể: Con

Trang 8

người một mình trong cái khoảnh khắc của hiện tại, xa cách với quá khứ, đối diện với tương lai

mờ mịt Đây là nguyên nhân để con người không chỉ thấy xa lạ với môi trường sổng của mình

mà cả với chính mình, cảm nhận được sự lạc lõng trước chính mình của quá khứ và tương lai [12, tr.508] Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với con người cô đơn trong thời gian đã khắc

chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại với những cuộc vật lộn trong hành trình cuộc đời

để tìm bản ngã đích thực của mình

1.5. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, dõi theo quá trình tiếp nhận tác phẩm, chúng tôi nhận thấy: Cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu hay bài viết nào đề cập tới vấn đề cô đơn thời gian - một khía cạnh vô cùng quan trọng của tác phẩm Bởi vậy, chủng tôi mạnh dạn thực

hiện đề tài: Cô đơn thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà vãn Bảo Ninh

Lựa chọn đề tài này, chủng tôi mong muốn khám phá những giá trị độc đáo của tác phẩm, khẳng định tài năng của nhà vãn đồng thời cảm thông, thấu hiểu về số phận, nỗi cô đơn, sự mất mát của con người trong chiến tranh, để càng chân quý cuộc sống hòa bình và tri ân những con người đã làm nên lịch sử

2. Mục đích nghiên cứu.

2.1. Luận vãn đi vào làm rõ nỗi cô đcm thời gian của con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Đối sánh với những tác phẩm văn học viết về đề tài chiến tranh, về nỗi cô đơn của người lính thời hậu chiến, nỗi cô đơn trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh không chỉ

có nguồn cội từ sự chia xa, ly biệt, với những trở ngại vì ngăn sông, cách núi giữa những miền không gian Nỗi cô đơn của con người trong tác phẩm là nỗi cô đơn thời gian, cô đơn của con người hậu hiện đại Sống ở hiện tại, con người mang tâm trạng hoang mang, hoài nghi và bất an; nhìn về quá khứ với tâm trạng khắc khoải giằng xé; hướng đến tương lai trong cảm giác xa

lạ, mênh mông

2.2. Từ những khám phá về nỗi cô đơn thời gian, chúng tôi mong muốn tìm ra những nét

Trang 9

độc đáo trong nghệ thuật thể hiện nỗi cô đơn của nhà vãn Bảo Ninh ở tác phẩm Qua đó, khẳng định tài năng của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm.

3. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đổi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

dưới sự soi chiếu của các tư tưởng triết học về con người cùng lý thuyết hậu hiện đại Bằng các thao tác so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm mang dấu ấn hậu hiện đại, người viết chỉ ra nỗi

cô đơn thời gian, cô đơn bản thể của nhân vật Kiên - một cựu chiến binh trở về sau chiến tranh mang theo nỗi cô đơn khắc khoải

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Văn học viết về đề tài chiến tranh chiếm số lượng lớn các tác phẩm, tác giả Để tìm hiểu, khám phá những thành công và đóng góp to lớn của văn học viết về đề tài này là một công việc đòi hỏi sự kiên trì và dày công cần thực hiện ở những công trình nghiên cứu lớn Với quy mô của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể khảo sát, nghiên cứu và làm sáng tỏ một khía cạnh đặc

sắc, tiêu biểu, độc đáo nhất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là nỗi cô đơn

thời gian Ngoài ra, để đảm bảo cho việc phân tích, so sánh chúng tôi còn tìm cứ liệu trong một

số tác phẩm khác trong văn học Phương Tây và văn học Việt Nam để luận văn thêm sâu sắc

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích - hệ thống

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp lịch sử - xã hội

5. Đóng góp mới của luận văn

Kế thừa những quan điểm, cách khám phá, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình đi

Trang 10

trước về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, tác giả luận văn bằng những hiểu biết, nỗ lực của bản

thân và sự hướng dẫn, bồi đắp tận tình của người hướng dẫn khoa học mong muốn có những kiến giải thấu đáo về nỗi cô đơn thời gian của con người trong triết học và văn học Từ đó, chủng tôi làm sáng tỏ nỗi cô đơn thời gian như là một giá trị cốt lõi, quan trọng của tác phẩm này

Chương 1

CON NGƯỜI CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC

1.1. Con người cô đơn thời gian trong triết học.

Vấn đề con người, thân phận con người luôn luôn là sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trường phái triết học xưa nay Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau

Triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức có pha trộn tính chất duy vật chất phác, ngây thơ Nỗi cô đơn của con người, con người cá thể với những ẩn ức hầu như không nhận được sự quan tâm Phật giáo quan niệm: Con người là sự kết họp giữa sắc và danh, vật chất và tinh thần Khổng Tử cho rằng: Bản chất của của con người là do “thiên mệnh” chi phối, “đức, nhân” là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử Mạnh Tử quy tính chất con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tực, tập quán xấu, xa rời cái tốt đẹp Vì vậy phải thông qua tư tưởng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình

Đến triết học Phương Tây trước Mác, các nhà triết học lại xem xét con người một cách trừu tượng, hoặc tuyệt đối hóa tinh thần, hoặc tuyệt đối hóa mặt thể xác, có khi tuyệt đối hóa mặt tự nhiên - sinh học của con người mà không thấy mặt xã hội trong đời sống Triết học Hy Lạp cho rằng: Con người là một tiểu vũ trụ bao la Thời trung cổ nhận thức: Con người là sản

Trang 11

phẩm sáng tạo của thượng đế Triết học cổ điển Đức, V Hegel cho rằng: Con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối” L Feuerbach lại cho rằng: Con người là kết quả của sự phát triển tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời Những quan điểm này thay vì giúp con người suy nghĩ về thân phận và định mệnh của mình đã khuyến khích con người quên mình để mãi tìm hiểu những lẽ huyền vi của tạo hóa Vì thế, triết học giai đoạn này không giúp con người trong việc giải quyết những vấn đề nhân bản.

Sự ra đời của Triết học Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, đã chinh phục được trái tim và khối óc của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới Mác khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người Đòi sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con người là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên Con người hoàn toàn không thể thống trị tự nhiên như một người sống bên ngoài tự nhiên Con người có khả năng cải tạo tự nhiên và đồng thời giữ vị trí chủ động trong mối quan hệ với tự nhiên

Bước sang thế kỷ XX, cùng với những tiến bộ mới của khoa học hiện đại nhất là vật lý lượng tử, thuyết tất định, thuyết hỗn độn, tinh thần của chủ nghĩa tư bản cũng có nhiều thay đổi,

từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan, do chuyển đổi từ thế cách mạng sang thế ngược lại Cuộc khủng hoảng tinh thần mới của thời đại ngày càng trầm trọng Cho nên nhà triết học

E From đã cảnh báo: Vấn đề của thế kỷ XIX là “Chúa đã chết”, còn vấn đề của thế kỷ XX là

“con người đã chết” Thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con người, ở thế kỷ XX sự tha hóa mang tính thần kinh phân liệt Trong quá khứ, tai hoạ là ở chỗ con người là nô lệ, trong tương lai, tai họa là ở chỗ con người thành robot, thành cái máy không tư duy, không tình cảm, không nhân tính Nhưng, con người đang sống lại, không chịu đánh mất mình Từ trong cuộc khủng hoảng

và bước ngoặt đó, triết học nhân loại với vô số trào lưu, trường phái và hàng trăm các triết gia

Trang 12

để lại những dấu ấn khác nhau tạo ra một thời đại phát triển rực rỡ.

Nếu như triết học tự nhiên xem nhẹ vai trò của chủ thể, đề cao vai trò của khách thể thì

triết học hiện tượng học mà đại diện ưu tú nhất là Husserl lại đề cao vai trò của chủ thể, coi

chủ thể có vai trò kiến tạo khách thể, khách thể và chủ thể tương tác lẫn nhau Với quan niệm coi ý thức là cái “tạo dựng” nên bản thân sự vật, Husserl đã coi toàn bộ thế giới hiện thực và các sự vật là do ý thức, ý đồ chủ quan của con người sắp đặt, “tạo dựng” Ông viết: Cả thế giới thòi gian và không gian, bao gồm con người và tính tự ngã của con người, xét về ý nghĩa mà nói, là một thứ tồn tại của ý đồ Nói thế cũng có nghĩa là, thế giới này đối với ý thức chỉ là cái

có sau, có ý nghĩa tồn tại tương đối Nó là tồn tại của ý thức được bố trí trong kinh nghiệm Sự tồn tại như vậy, về nguyên tắc, chỉ là cái nhất trí trong biểu tượng ý thức mà nhiều người có thể cảm nhận và quy định Ngoài cái đó ra, chẳng có gì khác” Với hiện tượng học, Husserl muốn trả lại cho triết học ý nghĩa nhân sinh đích thực của nó Theo ông, triết học theo đúng nghĩa của

nó phải bàn đến việc con người cảm giác, nhìn nhận và xây dựng thế giới sống của bản thân như thế nào và phải chỉ dẫn cho con người những phương pháp để làm được điều đó

Hiện tượng học của Husserl còn bàn đến một khái niệm quan trọng nữa - đó là “thế giới sống” Đối với ông, đời sống thường ngày với đa dạng các hoạt động và biểu hiện của con người là thế giới “duy nhất chân thực” Nhưng, thế giới sống ấy đã dần bị khoa học hóa, số học hóa và được miêu tả bởi những ngôn ngữ trừu tượng, những công thức, khái niệm chặt chẽ, chính xác và tuyệt đối Do vậy, bức tranh về cuộc sống mà khoa học tự nhiên tạo ra đã che lấp ý nghĩa chân thực vốn có của cuộc sống thường nhật, đưa con người vào vòng xoáy của những hiện tượng vật chất xung quanh Với quan niệm này, mặc dù là người ủng hộ sự phát triển của khoa học tự nhiên trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho loài người, Husserl vẫn lên tiếng phản đối ảnh hưởng tiêu cực của khoa học tự nhiên đối với cuộc sống con người Ông cho rằng, khoa học tự nhiên chỉ chú trọng đến khách thể, mà bỏ quên mất vị trí của

Trang 13

chủ thể và do vậy, đã xem nhẹ ý nghĩa và giá trị nhân sinh của con người Vì thế, Husserl muốn thông qua con đường “hoàn nguyên hiện tượng học” để đưa cuộc sống trở về với chủ thể, tức

là, mỗi người, bằng hành vi ý hướng và nội dung ý hướng, tự xây dựng cuộc sống cho riêng mình Chỉ như vậy, con người mới có quyền được sống với những gì mà mình có, biết được thế giới này thực sự là gì và bao gồm những gì trong nó Do vậy, “thế giới sống” của Husserl không còn là thế giới khách quan thụ động và vô tri, vô giác ở bên ngoài nữa, mà là thế giới đã

đi vào chiều sâu bên trong con người - một thế giới thuộc về cuộc sống thực sự của con người

Như vậy, với luận thuyết hiện tượng học và con đường “hoàn nguyên hiện tượng học”, Husserl đã trả lại cho con người vị thế chủ thể trong cuộc sống - cái đã bị lãng quên suốt một thời gian dài, khi khoa học tự nhiên đóng vai trò chúa tể chi phối toàn bộ cuộc sống loài người Hiện tượng học của ông chính là cửa ngõ để đi vào thế giới nhân sinh bên trong mỗi con người

- cái mà triết học và khoa học trước đó chưa thể làm được Vì vậy, nó được coi là trào lưu tư tưởng đi tiên phong trong việc giành lại ý nghĩa và giá trị nhân vãn cho cuộc sống của con người

Tiếp thu những tư tưởng ấy, Triết học hiện sinh không bàn những chuyện xa xôi về

những lẽ huyền vi của tạo hóa mà chú trọng đến thân phận của con người, nỗi cô đơn bản thể của con người, tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống và cái chết Tiếng nói hiện sinh được các giới, nhất là lóp người mang nặng những ưu tư về thân phận mình chào đón nồng nhiệt Đại diện ưu

tú nhất của trường phái này là M Heidegger Phạm trù chính của triết học Heidegger là tính

thời gian Trong tác phẩm Tằn tại và thời gian, ông đã trình bày những nét khái quát về ba loại

“bản thể luận khu vực” tương ứng với: (1) cái hữu dụng; (2) cái hiện có hay hiện tồn; (3) tồn tại người Trong đó, tồn tại người được xem là một bản thể độc đáo duy nhất có khả năng tự vấn

về mình Phần quan trọng nhất của bản thể luận này là chú giải học về tồn tại người và cấu trúc

cơ bản của nó, đặc biệt là cấu trúc thời gian và tính thời gian Theo Heidegger, tồn tại người

Trang 14

(Dasein) không gắn với không gian, nhưng nó lại gắn liền với thời gian, với cấu trúc thời gian Nếu xa xưa, thời gian làm tiêu chuẩn hữu thể học (hiện vật học) để phân biệt các lãnh vực khác nhau của hiện vật thì Heidegger xem thời gian là cái gì đó cấu trúc nên đời sống con người trước khi dùng để đo đếm Bản chất con người là hiện hữu: con người hiện diện với cái hiện nay, nhưng con người cũng hiện diện với cái đã qua và cái chưa tới Hiện tại không phải là hiện tại, nếu nó không là tương quan giữa quá khứ và tương lai; và quá khứ sẽ không là quá khứ, nếu nó không gắn liền với hiện tại; tương lai cũng thế, nó chỉ là là tương lai vì gắn liền với hiện tại và quá khứ Phương thức tồn tại của con người trong thế giới là nỗi ưu tư, sự lo âu, nỗi cô đơn Sự lo âu của con người hướng về những cái hiện hữu xung quanh, về cách thức tồn tại của mình Nỗi cô đơn của con người không chỉ là trạng thái mà con người trải qua những biến cố của thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai mà đó là nỗi cô đơn thời gian Thời gian bên trong, thời gian gắn liền với sự tồn tại, sự mong manh của kiếp nhân sinh Con người ngay từ khi sinh

ra đã mang sẵn trong mình nỗ cô đơn Tiếng khóc của đứa trẻ khi mới trào đời là một minh chứng Đó là nỗi cô đơn bản thể, cô đơn tiền định Con người sợ hãi nỗi cô đơn, chạy trốn nỗi

cô đơn và cái chết nhưng nghịch lí thay, càng trốn chạy lại càng phải đối mặt và chịu sự đeo bám một cách dai dẳng, đau đớn Trong tận cùng cô đơn, không ít người rơi vào cái chết, sự hủy diệt Theo Heidegger, để thoát khỏi lo âu, nỗi cô đơn và tìm được ý nghĩa về sự tồn tại, con người cần thường xuyên ý thức về sự hữu hạn về cái chết Chỉ đối diện với thực chất của kiếp phù sinh của mình, con người mới biết quý trọng các giá trị, tránh được những tham vọng xô đẩy vào các hoạt động vô nghĩa Chính những quan điểm triết học này là những tặng phẩm vô cùng quý giá mà Heidegger để lại cho nền văn học nhân loại

1.2. Con người cô đơn thời gian trong văn học.

1.2.1 Con người cô đơn thời gian trong văn học nước ngoài

Nỗi cô đơn không phải là vấn đề mới, con người từ khi biết tư duy và ý thức về thân phận của mình đã có nỗi cô đơn Nhưng ở mỗi thời, sự nhận thức về bản chất của nỗi cô đơn,

Trang 15

đối diện với nỗi cô đơn của con người là khác nhau Trên những chặng đường của mình, không thời đại nào văn học lại thiếu vắng cái cô đơn Cô đơn như một nỗi niềm khắc khoải đeo bám nghệ sĩ của mọi thòi đại Và như thế, khoa nghiên cứu văn học coi nỗi cô đơn như một đối tượng của sự khám phá Nhìn lại văn học nhân loại, cái cô đơn luôn chiếm vị trí trọng yếu trong sáng tạo nghệ thuật Hầu hết các tác phẩm văn học thành công ít nhiều đều có sự gắn bó với nỗi

cô đơn

Đọc hai thiên trường ca Ilỉad và Odyssey của Homer, gạt đi lớp vỏ hoang đường, thần

thánh ta có thể nhìn thấy ở đó những đường nét chân phương, thậm chí thô sơ về một thế giới ở buổi rạng đông trong quá trình phát triển văn hóa của loài người Đằng sau cái bức tranh đẫm máu của chiến tranh, đọng lại trong lòng độc giả là một cảm xúc sâu sắc, đầy nhân bản, nhưng không nói ra lời của người viết Không phải ngẫu nhiên mà Zeus, vị chúa tể của muôn loài đã phải thốt lên: “Trong tất cả những vật biết thở, biết bò trong lòng mẹ đất, thì loài người là sinh vật khốn khổ hơn cả!” Và vị thần mang cung bạc Apollo cũng xót xa: “Đời người khốn khổ như đám lá cây, đang xanh tốt nhờ sự nuôi dưỡng của mẹ đất, phút chốc đã héo tàn, và rơi vào cõi hư vô!” Ấy chẳng phải là nỗi bất hạnh của kiếp người, sự mong manh, cô lẻ của phận người mà người nghệ sĩ Homer đã dụng công thể hiện Nỗi cô đơn hiện hữu trong hình tượng Ulysses - người anh hùng mưu trí, đã được Homer chọn làm nhân vật trung tâm để miêu tả trong cuộc hành trình trở về Nỗi khát khao được về lại mái ấm của mình với những người thân yêu luôn đau đáu trong tâm hồn chàng Khó mà quên được hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ

ấy cứ chiều đến lại ra bờ biển ngồi trông về phía hòn đảo Itache thân yêu mà nước mắt đầm đìa Nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn quạnh quẽ ấy như phủ lên hình tượng người anh hùng một thứ ánh sáng nhân bản dịu dàng, mềm mại

Bước sang thời đại phục hưng, nỗi cô đơn được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm như Don Quijote của Cervantes, Hamlet của Shakespeare .Các nhân vật Hamlet và Don Quixote đều là những nhân vật hành động Mỗi người hành động vì những lí do riêng, nhưng

Trang 16

căn nguyên sâu xa của hành động ấy là khát vọng khẳng định bản thể, sức mạnh cá nhân, sự dũng cảm đơn lẻ muốn biến thành một ai đó đặc biệt, ai đó khác đi Vì thế họ đang cô đơn hóa chính mình.

Như vậy, nỗi cô đơn vừa là động lực để con người tồn tại, vừa là “xung năng hủy diệt con người

Ngày nay, con người hậu hiện đại không còn xem thế giới như một thực tại khách quan duy nhất, đơn giản, đồng tuyến, có trật tự và tiến bộ Trái lại, con người cùng một lúc cảm nhận nhiều thực tại khách quan, đa tầng, bất định, phi tuyến, hỗn độn Lối sống hiện đại kéo theo sự đứt gãy các sợi dây liên hệ cộng đồng và rạn vỡ các mối quan hệ xã hội Con người hậu hiện đại chịu ảnh hưởng của triết học hiện sinh Họ nhận thấy trạng huống tinh thần của thế giới bản thể: tính phi lý, tan vỡ, trống rỗng, vô nghĩa của đời sống; tâm thức cô đơn, lạc loài mang tính bản thể của con người khi đối mặt với những nguy cơ chiến tranh, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường như căn nguyên hủy diệt đời sống Đó là điều kiện kéo theo sụp đổ của những đại tự sự,

sự tan rã những tượng đài tưởng chừng vĩnh cửu trong văn học, thay vào đó là trạng huống mất niềm tin, tâm lý lo âu, hoang mang Trạng thức cô đơn, con người cô đơn bởi thế hiện diện rõ nét nhất trong sác sáng tác của F Kafka, Murakami, G.Marquez và rất nhiều các cây bút khác

Người mở đường cho chủ nghĩa hiện đai, trường phái văn học hiện sinh không thể không nhắc tới F.Kafka Trong thế giới nghệ thuật của ông, con người bị lưu đày, đối diện với một thế giới của sự phi lí Con người thừa nhận thế giới này là phi lí nhưng không đầu hàng mà muốn khám phá cái thế giới ấy Chính trên con đường khám phá cái vô lí ấy, con người tiếp tục

cảm nhận, sống và bị lưu đày trong cái cô đơn thời gian và không gian Đọc truyện ngắn Hoá thân, nhà văn đã xây dựng được một hình tượng đầy ám ảnh về thân phận con người cô đơn,

lạc loài phải sống kiếp lưu đày ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình

Hình tượng đầy ám dụ G.Samsa bị biến thành bọ chính là biểu tượng bi đát về sự tha hoá, lạ

Trang 17

hoá của con người Con người cô đơn, lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc và gần gũi nhất Con người xa lạ ngay giữa cuộc sống cộng đồng, xa lạ với người thân, thậm chí với chính mình Vì thế, dù hình ảnh con người cô đơn, lạc lõng vốn không phải là hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm trong đòi sống văn học song đến Kafka, nó vẫn tiếp tục tạo nên những xúc động lớn lao.

Nếu như các nhân vật trong sáng tác của F.Kafka khắc khoải trong cái phi lý, thì các nhân vật trong sáng tác của G.Marquez cô đơn trong thời gian bằng chiều dài của cả một thế kỷ

- “Trăm năm cô đơn” Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez là tiếng kêu đau đớn về

thân phận cô đơn của con người, nỗi cô đơn có tình chất vĩnh viễn, truyền kiếp Nỗi cô đơn dằng dặc trong cuốn tiểu thuyết không gói gọn trong một thân phận hay một vùng đất mà mở rộng biên độ ra cả châu lục, biến toàn bộ châu lục ấy xứng họp với tên gọi “lục địa buồn”, rộng hơn nữa là nỗi cô đơn của cả nhận loại Và suy cho cùng, cả phi lý và hư vô đều dung chứa trong nó trạng thức về nỗi cô đơn Dù không phải là người đầu tiên, duy nhất nói về nỗi cô đơn nhưng có lẽ trong văn học ông là người tạc được bức chân dung ám ảnh

Thừa nhận thế giới này là phi lí nhưng nhân vật trong thế giới nghệ thuật của Haruki Murakami lại không khám phá, chấp nhận sự phi lí như sáng tác của Kafka mà kiên quyết quay lưng, chống lại cái phi lí trở thành những kẻ xa lạ Xét đến cùng hai kiểu nhân vật ấy đều bị lưu

đày trong cõi sống và bủa vây bởi nỗi cô đơn Nhân vật trong Rừng Na Uy tất tả ngược xuôi đi

tìm bản ngã giữa biển người mênh mông Nhưng rồi chính sự cô đơn trong tâm hồn đã đưa bản ngã đến gần tha nhân hơn Bản ngã cô đơn phân mảnh cực đoan trong không gian văn hóa Nhật

Bản hậu hiện đại Rừng Na Uy là thế giới của những con người cô đơn.

Cô đơn trước thời cuộc, các nhân vật đã hòa nhập trong tình dục Nagasawa gọi đây là những “cơ may” Nhân vật buông thả “sẵn sàng ngủ với bất kể người nào, bất kể là ai” Vì vậy, tình dục cuối cùng cũng chỉ là sự nhạt nhẽo vô vị: “những sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con người cô đơn” Với họ, tình dục là cầu nối duy nhất để nhân vật

Trang 18

đạt đến sự hài hòa trong đời sống Nhưng tình dục chỉ là nơi “tạm trủ” của những tâm hồn tuyệt vọng Các nhân vật lại đi tìm cho mình một lối thoát thực sự: cái chết Kết thúc tác phẩm, đầy rẫy những con người của niềm dam mê khao khát tự kết liễu đời mình Cái khó khăn nhất trong cuộc đời một con người là vượt qua chính mình Nhân vật không vượt thoát khỏi nỗi cô đơn Kizuki chết vì không thể có được khoảnh khắc thăng hoa bên Naoko Naoko tuyệt vọng trước cuộc đời, chết một cách nhẹ nhàng Torn rút ra triết lý sau cái chết của Kizuki: “Sự chết tồn tại không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống ” Chị của Naoko và Hatsumi chết chỉ vì không sợ chết Những người chết trong tác phẩm đều cố gắng vượt thoát khỏi nỗi cô đơn

Và có lẽ bởi không còn đủ niềm tin, họ đã tìm đến cái chết như một giải pháp nhẹ nhàng, đơn

giản Rừng Na-uy bởi vậy là những ám ảnh về nỗi cô đơn, về sự sống, cái chết trong cuộc đời

dằng dặc, vô định và phù phiếm, là khúc bi ca sầu tư và hài hước về đòi sống tình dục, là những khoảnh khắc hiện sinh ngắn ngủi thấm đượm triết lý về những gì bất biến vẫn tồn tại trong cuộc đời con người Nói cách khác, nỗi buồn bi cảm ấy thoát thai từ sự cô đơn trống vắng khi con người muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, tình yêu, tình dục và cái chết

Có thể nói, trong thế giới nghệ thuật của F.Kafka, Murakami, G.Marquez được soi chiếu bởi ánh sáng của chủ nghĩa hiện sinh Các nhân vật đều bị lưu đày trong cõi sống và mang trong mình nỗi cô đơn Nỗi cô đơn bị chi phối bởi nhiều hệ quy chiếu, mỗi hệ quy chiếu

là một thế giới, qua đó các nhà vãn phát hiện được nhiều bản thể trong con người Con người vốn có nhiều bản ngã và họ phải tự đấu tranh để chọn bản ngã hay nhất, tốt nhất phù hợp với thực tại

1.2.2. Nổi cồ đơn thời gian trong văn học cồ trung đại

Chịu sự chi phối của các tư tưởng triết học cổ phương Đông, các nhà thơ xưa có cái nhìn tĩnh tại với thời gian và cuộc sống Họ cho rằng: thời gian là một vòng tuần hoàn, lặp lại: sáng - trưa - chiều - tối; xuân - hạ - thu - đông, liên tục tái diễn Con người tồn tại ở kiếp này

Ngày đăng: 19/06/2016, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w