1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tương quan bồi tụ xói lở bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy

27 358 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 215 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---ĐỖ MẠNH TUÂN NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN BỒI TỤ - XÓI LỞ BỜ BIỂN TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-ĐỖ MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN BỒI TỤ - XÓI LỞ BỜ BIỂN

TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-ĐỖ MẠNH TUÂN

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN BỒI TỤ - XÓI LỞ BỜ BIỂN

TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY

Chuyên ngành: Địa chất học

Mã số: 60440201TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA

HỌC

GS.TS TRẦN NGHI

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, cácthông tin sử dụng trong Luận văn để tham khảo đều có nguồn gốc tườngminh, rõ ràng và công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Tác giả

Đỗ Mạnh Tuân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC CỬA SÔNG BA LẠT – CỬA ĐÁY 7

1.1 Vị trí địa lý 7

1.2 Khí hậu 7

1.3 Thủy văn cửa sông 7

1.4 Hải văn biển 7

1.5 Địa hình – địa mạo 8

1.6 Thổ nhưỡng 8

1.7.Đặc điểm cấu trúc địa chất 8

1.7.1 Địa tầng Đệ tứ vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng 8

1.7.2 Đặc điểm kiến tạo 9

CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Lịch sử nghiên cứu 10

2.1.1 Trên thế giới 10

2.2.2 Tại Việt Nam 11

2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp luận 11

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ TỪ CỬA BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY 13

3.1 Đặc điểm biến động đường bờ 13

3.2 Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Ba Lạt 14

3.3 Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Đáy 14

3.4 Xu thế và tốc độ xói lở bờ biển Nam Định 14

3.5 Nguyên nhân bồi tụ và xói lở 15

3.5.1 Nguyên nhân bồi tụ 15

Trang 5

3.5.2 Nguyên nhân xói lở 16

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU XÓI LỞ VÀ QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT 18

4.1 Giải pháp phi công trình 18

4.2 Giải pháp công trình chống xói lở 18

4.2.1 Mở lại dòng chảy sông Sò 18

4.2.2 Đắp đê biển theo quy trình bền vững 19

4.2.3 Giải pháp xây dựng các Tombolo nhân tạo 19

4.3 Quai đê lấn biển 20

4.4 Quản lý đới bờ theo hướng phát triển bền vững 20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 6

Kt Chỉ số kation trao đổi

GIS Hệ thống thông tin địa lý

QLTHĐB Quản lý tổng hợp đới bờ

KT-XH Kinh tế - xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3 2 Diễn biến xói lở bờ biển qua các thời kỳ[3] 15

MỞ ĐẦU

Trang 7

Hiện tượng bồi tụ - xói lở bờ biển đang xảy ra rất phức tạp và phổbiến ở nhiều khu vực trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng vậy cónhững nơi đang xảy ra hiện tượng bồi tụ rất mạnh, ngược lại có nhữngnơi đang xảy ra xói lở nghiêm trọng gây ra những tổn hại trên thiênnhiên, thất thoát về vật chất và đem lại những khó khăn cho cuộc sốngcủa con người Từ cuối thế kỷ XX đến nay, mức độ xói lở bờ biển ViệtNam ngày càng gia tăng từ phạm vi đến cường độ, đặc biệt là khu vựcđới bờ châu thổ sông Hồng.

Đới bờ châu thổ sông Hồng bao gồm đới bờ huyện Tiền Hải tỉnhThái Bình, đới bờ tỉnh Nam Định và đới bờ khu vực cửa Đáy tỉnh NinhBình Về tổng thể đới bờ châu thổ sông Hồng là một địa hệ châu thổ bồi

tụ từ 3000 năm đến nay Tuy nhiên từ 1000 năm đến nay mực nước biểndâng và dâng mỗi năm 2mm tương quan bồi tụ và xói lở có xu thế thayđổi Đặc biệt trong khoảng 70 năm trở lại đây bờ biển Nam Định thayđổi từ bồi tụ sang xói lở nghiêm trọng (khoảng 10m/năm), còn bờ biểnThái Bình và Ninh Bình vẫn được bồi tụ mỗi năm từ 40-50m

Để góp phần làm sáng tỏ cơ chế bồi tụ và xói lở, đặc biệt là xácđịnh nguyên nhân gây ra xói lở ở bờ biển Nam Định từ đó đề xuất giảipháp công trình và phi công trình giảm thiểu quá trình xói lở phục vụ

quản lý đới bờ tôi đã lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu tương quan bồi tụ - xói lở bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy”

Mục tiêu của luận văn: Xác định cơ chế và xu thế bồi tụ - xói lở ,xác định nguyên nhân bồi tụ, xói lở bờ biển tại khu vực nghiên cứu Đềxuất các giải pháp để giảm thiểu xói lở, quản lý quỹ đất trong khu vựcnghiên cứu

Ý nghĩa về lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏđược cơchế, nguyên nhân gây ra xói lở bờ biển Nam Định và bồi tụ mạnh ở cửa

Ba Lạt, cửa Đáy Qua đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại

Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu về cơ chế, nguyên nhândẫn đến hiện tượng bồi tụ và xói lở đang diễn ra trong khu vực nghiêncứu, luận văn sẽ đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp các nhà quản lý có

Trang 8

thể quản lý tốt và đưa ra những chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu cácthiệt hại do xói lở và bồi tụ gây ra và những định hướng chiến lược pháttriển, đồng thời cũng nâng cao nhận thức của người dân về bồi tụ - xói

Trang 9

hệ sinh thái động, thực vật và hoạt động du lịch.

1.3 Thủy văn cửa sông

Vùng ven biển tỉnh tỉnh Nam Định có 3 cửa sông lớn, đó là cửasông Ba Lạt (sông Hồng), cửa sông Ninh Cơ và cửa sông Đáy Ngoài racòn một số cửa sông nhỏ thuộc vùng ven biển huyện Hải Hậu như sông

Sò, sông Hải Hậu và sông Cát (xã Hải Hà, huyện Hải Hậu) Tuy vậy,mật độ sông trong vùng không cao (0,33km/km2) nên khi lũ xảy ra vẫn

có hiện tượng ngập úng tạm thời tại một số vùng, đặc biệt là đối vớivùng ven biển nhu cầu rửa mặn rất lớn, do đó hệ thống sông này cầnphải được tăng cường bằng các kênh mương tưới tiêu

1.4 Hải văn biển

Chế độ sóng của khu vực thay đổi theo mùa Vào mùa lạnh, hướngsóng chính ở ngoài khơi là ĐB, Đông, còn ở ven bờ là các hướng Đông,

ĐB và ĐN Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều,biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7m, lớn nhất đạt 3,3m, nhỏ nhất là0,1m Ảnh hưởng của thủy triều đến các sông trong vùng rất lớn

Dòng chảy ven bờ của vùng chủ yếu là hướng bắc – nam Tuynhiên, do sự thay đổi địa hình đường bờ nên hướng dòng chảy ven

Trang 10

bờchủ yếu là tây nam tại khu vực bờ phải cửa sông Ba Lạt

1.5 Địa hình – địa mạo

Địa hình khu vực là địa hình đồng bằng và bãi triều tương đối bằngphẳng Tại các vùng cửa sông Ba Lạt và cửa Đáy, địa hình rất đa dạngvới nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau Địa hình đáy biển ở vùng cửa sông

có sự khác nhau theo độ sâu

1.6 Thổ nhưỡng

Các trầm tích bề mặt trải qua các quá trình mặn hóa, phèn hóa, bồi

tụ và lắng đọng đã hình thành 4 nhóm đất chính: Nhóm đất phèn,Nhóm

đất mặn, Nhómđất phù, Nhóm đất cát

1.7.Đặc điểm cấu trúc địa chất[13]

1.7.1.Địa tầng Đệ tứ vùng cửa sông châu thổ Sông Hồng

Hệ tầng Hà Nội (a,amQ12-3 hn)

Các thành tạo hệ tầng Hà Nội lộ chủ yếu ở vùng ven rìa Tây Bắc

và Bắc đồng bằng Sông Hồng Tại vùng lộ, trầm tích nguồi gốc proluvi gồm 2 tập:

aluvi Tập dưới là các thành tạo hạt khô, thành phần thay đổi từ cuội sạnsỏi xen cát thô ở ven rìa đến cát thô trung ở phần trung tâm Độ chọn lọcmài tròn kém;

- Tập trên là các thành tạo mịn gồm cát bột, bột sét

Phụ thống Pleistocen trên

Hệ tầng Vĩnh Phúc (a, amQ13 vp)

Trang 11

Các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc là các thành tạo của một tam giácchâu cổ với sự chuyển tiếp tướng trầm tích từ nguồn gốc aluvi đếnnguồn gốc biển Các thành tạo nguồn gốc aluvi lộ ra ở vùng ven rìa phíaTây Bắc và Tây Nam tại các khu vực Hiệp Hòa, Sóc Sơn, Vĩnh Yên,Phúc Yên, Đông Anh,…

Phụ Thống Holocen trên

Hệ tầng Thái Bình (Q23 tb)

Trầm tích hệ tầng Thái Bình hình thành từ giai đoạn cuối của thời

kỳ biển lùi đến nay, gồm các thành tạo aluvi, hồ-đầm lầy ven biển, châuthổ và biển Chiều dày trầm tích hệ tầng Thái Bình dao động từ 1-2m tạivùng ven rìa đến 15-20m tại vùng ven biển và giảm dần từ bờ ra đến độsâu 25m nước ở tiền châu thổ

1.7.2 Đặc điểm kiến tạo

Vùng nghiên cứu thuộc trũng Sông Hồng, hình thành và phát triểntrong Kainozoi Trũng kiến tạo Sông Hồng có kiến trúc 2 tầng: tầngmóng và tầng phủ

Tầng móng được cấu tạo từ các thành tạo trước Kainozoi, có tuổi từProterozoi đến Mesozoi Các thành tạo móng đã trải qua nhiều pha biếndạng, bị các hệ thống đứt gãy sâu phân cắt ra các khối, chuyển độngthẳng đứng với tốc độ khác nhau Trong phạm vi trũng Sông Hồng cácthành tạo móng lộ ra ở một vài nơi dưới dạng các đồi nhỏ: đá phiếnthạch anh-mica, migmatit, đá phiến mica, gneis biotit dạng mắt thuộcphức hệ Sông Hồng lộ thành chỏm nhỏ ở núi Gôi; đá vôi màu xám, đá

Trang 12

vôi màu xám sáng xen sét vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao lộ ra ở Yên Mô,Yên Khánh Ở trung tâm, các thành tạo móng chìm sâu đến 4000m.

thành tạo chủ yếu là cuội, sạn, cát, bột có chứa ít than nâu, được hìnhthành trong điều kiện lục địa, trong giai đoạn đầu hình thành trũngSông Hồng

- Tổ hợp thạch kiến tạo Miocen trung-thượng: trầm tích lục địa và biểnnông ven bờ Tổ hợp thạch kiến tạo đặc trưng bởi các thành tạo thuộc

hệ tầng Phủ Cừ (N21pc) và hệ tầng Tiên Hưng (N13th) Thành phần

thạch học gồm cát kết hạt mịn đến trung, xen lớp, có chứa ít than nâuthuộc tướng biển vùng ven bờ và tướng đầm lầy Các thành tạo đượchình thành trong điều kiện bồn trũng đã mở rộng

CHƯƠNG 2 - LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Lịch sử nghiên cứu

2.1.1 Trên thế giới

Các công trình nghiên cứu về xói lở bồi tụ bờ biển cửa sông đượcđăng tải trên các tạp chí định kỳ như: Journal of Coastal Research(CERF - Mỹ), Natural Disaster (Nhật) Trong nhiều chương trình, dự ánquốc tế, vấn đề xói lở bồi tụ được coi là trọng tâm như Chương trình

“Land Ocean Interactions in the coastal zone (LOICZ)”, chương trìnhAPN Hiện nay các nước Đông Nam Á đang phối hợp xây dựng mạnglưới quan trắc và từng bước triển khai dự án EA LOICZ, trong đó xói lở

bờ biển cửa sông là một trong các nội dung được ưu tiên

Trang 13

2.2.2 Tại Việt Nam

Hiện nay tình trạng xói lở, bồi tụ đang diễn ra khá phổ biến trêntoàn dải bờ biển, cửa sông ở nước ta, đặc biệt là dải từ Bắc Bộ đến NamTrung Bộ và gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế - xã hội Xói lở

bờ biển là dạng thiên tai nặng nề, xảy ra ở cả ba miền, diễn biến hết sứcphức tạp gây thiệt hại rất lớn về người và của, để lại hậu quả lâu dài vềkinh tế - xã hội và môi trường sinh thái

2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận có thể được tóm lại như sau:

- Quá trình tự nhiên phát sinh, phát triển có tính quy luật

- Quá trình tự nhiên được xem xét đánh giá trong một hệ thống Cácquá trình tự nhiên chịu sự chi phối tương tác lẫn nhau thuộc cùng

hệ thống

- Luận giải các quá trình tự nhiên trên cơ sở tiếp cận hệ thống vàquan hệ nhân quả, tiếp cận lịch sử, tiếp cận sinh thái và liên ngành

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu ngoài trời

Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập mẫu có ý nghĩa quantrọng hàng đầu trong nghiên cứu bồi tụ - xói lở Điều tra, khảo sát, bổsung các tài liệu địa chất, địa hình, thủy văn và các tài liệu liên quan đếnkhu vực và vấn đề nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu trong phòng

+ Xử lý và tổng hợp tài liệu đã nghiên cứu

Đây là phương pháp rất hữu hiệu giúp cho nhà nghiên cứu có thểtận dụng kết quả của những người đi trước và có được những đánh giámột cách tổng quan về khu vực nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích độ hạt và xử lý số liệu

Đối với các đá gắn kết và bở rời thì việc xác định thành phần độhạt được tiến hành bằng các phương pháp cơ học: rây, tỷ trọng kế, pipet.Phương pháp rây chủ yếu để xác định độ hạt lớn hơn 0.1 mm Phương

Trang 14

pháp tỷ trọng kế xác định độ hạt từ 0.1 – 0.002 mm, phương pháp pipetdùng để xác định độ hạt của sét Tùy theo từng loại trầm tích có các độhạt khác nhau có thể dùng trong các phương pháp trên hoặc kết hợpnhiều phương pháp với nhau để kiểm tra chéo nhau tránh sai sót khôngđáng có.

Kết quả phân tích độ hạt được biểu diễn dưới dạng đường cong tích lũytrên sơ đồ phân bố cấp hạt logarit Trên đường cong tích lũy này sẽ xácđịnh được giá trị Q1 – cấp hạt tương ứng 25%, Md – cấp hạt tương ứngvới 50%, Q3 – cấp hạt tương ứng với 75%.Các thông số trầm tích đượctính toán đólà:

Độ chọn lọc

Hệ số bất đối xứng

Kích thước hạt trung bình (Md) : Md luôn tỉ lệ với môi trường Vìvậy, giá trị Md là dấu hiệu cơ bản nhận biết chế độ thủy động lực, độsâu của biển

+ Phương pháp phân tích chỉ tiêu địa hóa môi trường

Áp dụng phương pháp này nhằm xác định một số chỉ tiêu địa hóamôi trường như độ pH, Eh, Kt, Trong đó Kt là chỉ số kation trao đổiđược tính theo công thức Grim (1974) như sau:

Chỉ số Kt dao động trong khoảng 0.1 đến 1 – 2

Trong đó: Môi trường lục địa Kt < 0.5

Môi trường chuyển tiếp 0.5 < Kt < 1

Môi trường biển Kt > 1

Độ pH: mỗi hợp chất cũng như môi trường đều có một khoảng pHnhất định

Thế năng oxi hóa khử Eh : ảnh hưởng đến sự thành tạo các trầm tích

Mn, Fe

+ Phương pháp viễn thám và GIS để xác định biến động đường bờ

Công nghệ viễn thám và GIS được sử dụng để theo dõi, tổng hợp,phân tích các nguồn dữ liệu khác nhau để có cái nhìn tổng hợp, toàndiện về mặt không gian và thời gian về các biến động của địa hình nói

Trang 15

chung Đối với khu vực đới bờ biển, hoạt động biến đổi địa hình thểhiện ở 2 khía cạnh: biến đổi đường bờ biển và biến đổi địa hình đáybiển.

+ Phương pháp thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt và tướng đá – thạch động lực

Bản đồ Trầm tích tầng mặt là bản đồ được thành lập trên bản đồđịa hình, biểu diễn các khu vực phân bố các kiểu đá trầm tích tầng mặt

có tuổi địa chất nhất định.Thành phần và đặc điểm của đá đưa lên bản

đồ bằng các ký hiệu quy ước

+ Phương pháp thành lập bản đồ địa mạo

Nội dung thể hiện trên bản đồ địa mạo thành lập theo nguyên tắc nguồngốc - hình thái gồm các yếu tố: kiểu nguồn gốc - hình thái địa hình (đốitượng chính), dạng địa hình (phân loại theo nguồn gốc), tuổi địa hình,

một số yếu tố khác, với nền bản đồ địa hình đã được giản lược

CHƯƠNG 3 - HIỆN TRẠNG BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ TỪ CỬA

BA LẠT ĐẾN CỬA ĐÁY 3.1 Đặc điểm biến động đường bờ

Thời kỳ từ 2000 năm đến cách ngày nay 100 năm (từ sau côngnguyên đến 1905), đường bờ liên tục lấn ra phía biển Đường bờ liên tụctiến ra biển liên quan chủ yếu đến 3 nguồn lực: nguồn lực nội sinh vớivận động sụt lún vẫn duy trì là tác nhân cản trở quá trình bồi tụ và không

có vai trò đối với quá trình bồi tụ; nguồn lực ngoại sinh là hoạt độngsông và biển

Thời kỳ từ 1905 trở lại đây, đường bờ biến động phức tạp Trongphạm vi vùng nghiên cứu đường bờ biến động không như nhau: đường

bờ vùng cửa sông Đáy và cửa Ba Lạt tiếp tục tiến nhanh ra biển, cònđường bờ tại Hải Hậu lùi dần vào đất liền

Tổng quan chung những năm gần đây, qua hình ảnh viễn thám thuđược bởi vệ tinh Landsat 4-5 TM có thể thấy được sự khác biệt về hìnhthái bờ biển trong khu vực nghiên cứu ở hai thời điểm năm 1988 và năm

Trang 16

2011 trong khi bờ biển khu vực cửa Ba lạt và cửa Đáy liên tục được bồitích thì bờ biển một số khu vực ở tỉnh Nam Định đang xảy ra xói lở.

3.2 Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Ba Lạt

Trong giai đoạn 1000 năm đến nay mực nước biển toàn cầu lạiđang dâng cao 2mm/năm kiến tạo sụt lún 4,6mm/năm tuy nhiên cửa BàLạt vẫn được bồi tụ 40-50m/năm về phía biển [16, 21]

Quá trình bồi tụ ở đới ven bờ đồng bằng Bắc Bộ xảy ra liên tục từkhi mực nước biển cơ bản ổn định sau biển tiến Fladrian cho đến năm

1905 Quá trình bồi tụ đã làm cho đồng bằng châu thổ tăng trưởng liêntục Đường bờ năm 1905 là mốc để nghiên cứu sự biến động đường bờ.Xem xét sự biến động đường bờ từ 1905 thấy rõ đoạn bắc cửa Ba Lạtđường bờ biến động yếu, nam cửa Ba Lạt đường bờ biến động rất mạnh

Đường bờ năm 1905 có thể chia ra 3 đoạn:

- Đoạn cửa Đáy – cửa Lạch Giang: đoạn bờ lõm

- Đoạn cửa Lạch Giang – cửa Hà Lạn: đoạn bờ lồi

- Đoạn cửa Hà Lạn – Giao Long – cửa Ba Lạt: đoạn bờ lõm

Từ 1905 đến nay, quá trình bồi tụ xảy ra mạnh mẽ trên các đoạn:cửa Lạch Giang - cửa Đáy và cửa Hà Lạn - cửa Ba Lạt, kết quả đã làmchuyển từ cung bờ lõm sang cung bờ lồi Quá trình bồi tụ đã làm thayđổi cơ bản hình thái vùng cửa sông Quá trình bồi tụ ở cửa sông Ba Lạt

có tính đặc thù đó là quá trình hình thành các cồn ngầm trước cửa sông,các cồn ngầm này phát triển và nối với bờ Về hình thái cửa sông Ba Lạthiện nay là cửa sông lồi

3.3 Xu thế và tốc độ bồi tụ cửa sông Đáy

Vùng cửa sông Đáy được đặc trưng bởi quá trình bồi tụ mạnh mẽ,đường bờ lấn liên tục về phía biển Từ 1938 đến nay, đường bờ lấn rabiển gần 18km với tốc độ trung bình 100m/năm Năm 1965, vùng cửasông Đáy và cửa Lạch Giang là những bãi triều rộng 5-6km Luồng lạchvào cửa Đáy có hai luồng: luồng chính rộng 500m có hướng TN dài2km, chuyển sang hướng ĐN dài 2,5km, cuối cùng có hướng BN dài3km Đoạn cuối có chiều rộng trên 1000m và chia nhánh: nhánh nhỏ

Ngày đăng: 18/06/2016, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vũ Thanh Ca, Nguyễn Quốc Trinh. Nghiên cứu về nguyên nhân xói lở bờ biển Nam Định, 2007. Tuyển tập báo cáo hội thảo Khoa học lần thứ 10 – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Khác
[2]. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2005. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh - Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước KC-09-05. Viện Địa lý, Hà Nội Khác
[3]. Đỗ Minh Đức, 2004. Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi tụ và xói lở đới ven biển Thái Bình-Nam Định. Luận án TSĐC.Trường ĐH Mỏ-Địa chất Khác
[4]. Nguyễn Xuân Hiển, Dương Ngọc Tiến, Nguyễn Thọ Sáo, 2012. Tính toán và phân tích xu thế bồi tụ xói lở khu vực Cửa Đáy. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XV. Tập 2. Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Khác
[5]. Nguyễn Hoàn và nnk, 1991-1995. Nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ biển Việt Nam. Chương trình Biển cấp nhà nước, mã số KT-03-14 Khác
[6]. Đinh Văn Huy, Đỗ Đình Chiến, Trần Đức Thạnh, Bùi Văn Vượng, 2003. Đặc trưng hình thái, động lực và biến dạng bờ Hải Hậu, Nam Định. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập X, Tr.106-125.NXB. Khoa học và Kỹ thuật Khác
[7]. Hoàng Ngọc Kỷ (chủ biên) và nnk, 1978. Bản đồ Địa chất và khoáng sản tờ Hải Phòng - Nam Định Khác
[8]. Doãn Đình Lâm, 2005. Tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông Hồng. Tạp chí địa chất; 228; 7 – 21; Địa tầng hệ Đệ tứ các châu thổ ở Việt Nam; 199 -210. Hà Nội – Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Khác
[9]. Vũ Cao Minh, Nguyễn Khắc Nghĩa, Nguyễn Huy Thịnh, 2013. Biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn trong thời kỳ cận đại và ảnh hưởng của chúng tới diễn biến bồi tụ xói lở khu vực Hải Hậu - Nam Định.Tạp chí KH&amp;CN Thủy lợi Viện KHTLVN, số 13 (03/2013) Khác
[10]. Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí.NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
[12]. Trần Nghi, Chu Văn Ngợi và nnk, 2000. Tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo. Tạp chí Các khoa học về trái đất 22/4:290-305, Hà Nội Khác
[13]. Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, 1991. Đặc điểm các chu kỳ và lịch sử tiến hóa địa chất Đệ tứ của đồng bằng sông Hồng. Tạp chí địa chất, số 206-207 (9-12)/1991 Khác
[17]. Vũ Nhật Thắng (chủ biên) và nnk, 1996. Bản đồ Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Thái Bình -Nam Định Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w