Giang - Cầu Hai do tác động của con người cũng ảnh hưởng rất lớn môi trườngsống của nhiều loài thủy sinh vật, ảnh hưởng đến tính chất các hệ sinh thái.Với mục đích đóng góp cho công tác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Văn Quân PGS.TS Lê Thu Hà
Hà Nội - 2015
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS NguyễnVăn Quân, phó viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam và PGS.TS Lê Thu Hà, phó chủ nhiệm KhoaSinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhữngngười đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi nhận được sự giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trườngBiển, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, viên chức Phòng Bảo tồn và Đadạng Sinh học biển, cán bộ và nhân viên phòng Thí nghiệm Sinh thái học và Sinhhọc Môi trường - Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại họcQuốc gia Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước mã số KC.08.25/11-15 đã cho phép sử
dụng nguồn số liệu của đề tài và hỗ trợ kinh phí để hoàn thành công trình này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan, gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu trong suốt thờigian qua
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên cao học
Đỗ Văn Mười
Trang 5MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam 3
1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 5 1.2.1 Cảnh quan vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 5
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên 6
1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 10
1.3 Tổng quan về chất lượng môi trường nước vùng Tam Giang - Cầu Hai 13
1.3.1 Nhiệt độ nước 13
1.3.2 Giá trị pH 13
1.3.3 Độ mặn (SAL) 14
1.3.4 Độ đục 14
1.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng 15
1.3.6 Hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD 16
1.4 Tổng quan về những nghiên cứu đã có tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 18
1.4.1 Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn 18
1.4.2 Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển 20
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 22
Trang 62.1.2 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Thời gian nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 22
2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 23
2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu, phân tích số liệu 23
2.3.4 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 28
3.1.1 Đa dạng hệ sinh thái 28
3.1.2 Đa dạng quần xã sinh vật 35
3.2 Đánh giá biến động, nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 49 3.2.1 Biến động ở cấp độ hệ sinh thái 49
3.2.2 Biến động nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo 58
3.3 Phân tích chuỗi nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 65
3.3.1 Các yếu tố tự nhiên 65
3.3.2 Các yếu tố nhân tác 66
3.4 Đánh giá hiệu quả phục hồi hệ sinh thái của một số mô hình đã và đang thực hiện tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 68
3.4.1 Mô hình nuôi cá lồng nước lợ 68
3.4.2 Mô hình nuôi cá lồng công nghệ cao (công nghệ Đan Mạch) 69
3.4.3 Mô hình nuôi sinh thái 70
3.4.4 Mô hình điểm bảo vệ nguồn lợi thủy sản 72
3.4.5 Mô hình trồng phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng dân cư 74
3.4.6 Mô hình sắp xếp lại các nghề khai thác cố định như nò sáo, đăng đáy .76 3.5 Một số giải pháp bảo vệ, phục hồi nguồn lợi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 79
3.5.1 Quản lý sự phát thải chất gây ô nhiễm từ nguồn dân cư và đô thị 80
3.5.2 Quản lý các hoạt động thuỷ sản 81
3.5.3 Xác định cơ cấu đánh bắt và nuôi trồng hợp lý 81
Trang 73.5.4 Quản lý các hoạt động nông nghiệp 82
3.5.5 Quản lý các hoạt động giao thông - cảng, bến và hạ tầng giao thông 82
3.5.6 Quản lý các hoạt động du lịch 83
3.5.7 Quản lý các hoạt động khai thác lưu vực 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
KẾT LUẬN 84
KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
BOD Nhu cầu ôxy sinh hóa
COD Nhu cầu ôxy hóa học
DO Lượng ôxy hòa tan trong nước
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
IMOLA Dự án Quản lí tổng hợp hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huếnnk nhiều người khác
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TVNM Thực vật ngập mặn
UB KH&KT Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân
WWF Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại
đầm phá ven biển của thế giới 4
Bảng 1.2 Một số đặc điểm về hành chính và dân số của các huyện vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 11
Bảng 2.1 Tọa độ các điểm khảo sát, thu mẫu tại hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 24
Bảng 3.1 Số lượng và tỉ lệ các loài trong thực vật phù du Tam Giang - Cầu Hai 35
Bảng 3.2 Số lượng và tỉ lệ các nhóm động vật đáy 39
Bảng 3.3 Thành phần loài cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 2013 - 2014 43
Bảng 3.4 Số lượng và tỉ lệ các taxon thực vật ngập mặn ở Rú Chá 47
Bảng 3.5 Biến động theo mùa về diện tích và độ phủ cỏ biển 49
Bảng 3.6 Diện tích một số bãi cỏ biển chủ yếu tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai qua một số giai đoạn 50
Bảng 3.7 Biến động chất lượng thảm cỏ biển tại Lộc Bình - Cầu Hai trước và sau khi thực hiện dự án sắp xếp loại nò sáo 77
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Lược đồ địa hình hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 7
Hình 1.2 Diễn biến hàm lượng BOD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo thời gian 17
Hình 1.3 Diễn biến hàm lượng COD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo thời gian 18
Hình 2.1 Sơ đồ các trạm khảo sát mặt rộng tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 24
Hình 2.2 Sơ đồ vị trí khảo sát tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 26
Hình 3.1 Lược đồ phân bố các hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 27
Hình 3.2 Sơ đồ phân bố các thảm cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai 29
Hình 3.3 Sơ đồ vị trí phân bố thảm thực vật ngập mặn tại xã Hương Phong, thị xã Hương Trà 30
Hình 3.4 Bãi triều cát ven đầm Thanh Lam được trồng thử nghiệm đước vòi 31
Hình 3.5 Đồng lúa ven đầm Thủy Tú được sử dụng trồng cây hoa màu hoặc bỏ hoang vào mùa khô 32
Hình 3.6 Các đầm nuôi thủy sản ở đầm Sam và phá Tam Giang 33
Hình 3.7 Đầm lầy ở Rú Chá được cải tạo để nuôi trồng thủy sản 34
Hình 3.8 Tỉ lệ thành phần loài trong các lớp thực vật phù du 35
Hình 3.9 Biến động phân bố số loài trên các trạm mặt rộng theo mùa 36
Hình 3.10 Biến động phân bố số loài động vật phù du các mặt cắt theo mùa 37
Hình 3.11 Biến động số lượng cá thể động vật phù du theo mùa 38
Hình 3.12 Tỉ lệ thành phần loài trong các nhóm động vật đáy 39
Hình 3.13 So sánh mật độ động vật đáy ở các tiểu vùng sinh thái năm 2007 40
Hình 3.14 Tỉ lệ thành phần loài trong các ngành rong biển 41
Hình 3.15 Khai thác rong biển trên đầm Thủy Tú 42
Hình 3.16 Lược đồ phân bố các loài cỏ biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 44
Hình 3.17 Thảm TVNM ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà 46
Trang 11Hình 3.18 Biến động diện tích các thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại
các điểm khảo sát qua một số giai đoạn 51
Hình 3.19 Hệ thống ao nuôi thủy sản dày đặc trên đầm Thủy Tú 53
Hình 3.20 Âu thuyền đang được xây dựng trên đầm Cầu Hai 53
Hình 3.21 Biến động diện tích rừng ngập mặn Rú Chá qua một số giai đoạn 55
Hình 3.22 Biến động diện tích các đầm nuôi thủy sản vùng ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 56
Hình 3.23 Tỉ lệ thành phần loài nguồn giống khu vực Tam Giang - Cầu Hai 60
Hình 3.24 Phân bố số lượng taxon và mật độ cá thể nguồn giống nổi ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 60
Hình 3.25 Phân bố số lượng loài và mật độ nguồn giống đáy tại các trạm khảo sát ở Tam Giang - Cầu Hai từ 2013 - 2014 61
Hình 3.26 Tỉ lệ thành phần loài cá bột, cá con trong các bộ 62
Hình 3.27 Mật độ cá bột ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 62
Hình 3.28 Phân bố số lượng cá con trên các trạm khảo sát theo mùa 63
Hình 3.29 Nuôi cá lồng nước lợ ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà 68
Hình 3.30 Mô hình nuôi cá lồng nước lợ công nghệ cao ở xã Hải Dương 69
Hình 3.31 Ao nuôi tại xã Vĩnh Xuân (huyện Phú Vang) và xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) 70
Hình 3.32 Sơ đồ các khu bảo vệ giống thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .72
Hình 3.33 Trồng rừng ngập mặn ở bãi triều thấp thuộc phá Tam Giang 74
Hình 3.34 Hệ thống nò sáo ở đầm Cầu Hai trước khi thực hiện mô hình 75
Hình 3.35 Hệ thống nò sáo sau khi được giảm mật độ, giảm chiều dài và chiều rộng miệng sáo đã làm tăng mặt thoáng khu đầm Cầu Hai tháng 5/2010 76
Trang 12MỞ ĐẦU
Phá (coastal lagoon) là một loại hình thủy vực ven bờ, phía ngoài ngăn cáchvới biển bởi một hệ thống các doi cát chắn (sand barrier) dọc bờ và thông với biểnbởi một hoặc vài cửa [12]
Các đầm phá ven biển là một loại hình thủy vực rất tiêu biểu ở dải ven bờmiền Trung nước ta Ở đây có tất cả 12 đầm phá với tổng diện tích khoảng 447,8
km2, lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng tới hơn 216 km2, nhỏ nhất làđầm Nước Mặn với khoảng 2,8 km2
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ thống các đầm nối với nhau từ Bắcxuống Nam là phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú, đầm ThanhLam, đầm An Truyền và đầm Cầu Hai chạy dài qua địa phận năm huyện, thị xã củatỉnh Thừa Thiên Huế gồm Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và PhúLộc Giữa đầm phá và biển ngăn cách bởi các đồi cát cao, có nơi cao đến trên 20m
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách cố đô Huế khoảng 7 km về phía ĐôngBắc, ở tọa độ địa lý 16°42′ - 16°14′ B và 107°22′ - 107°57′ Đ, kéo dài gần 70 kmdọc từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc với tổng diện tích khoảng 21.620 ha,nơi rộng nhất có thể đạt đến 10 km và hẹp nhất dưới 1km Đầm phá Tam Giang -Cầu Hai được nối liền với Biển Đông bởi cửa Thuận An ở phía Bắc và cửa Tư Hiền
ở phía Nam Tại đây chứa đựng hàng trăm loài động vật, thực vật có giá trị kinh tế,tạo ra hàng nghìn tấn sản phẩm góp phần nuôi sống trên 500.000 người dân sống ở
5 huyện xung quanh đầm phá [16] Sự khai thác các nguồn lợi tự nhiên và tiến hànhnuôi trồng thủy, hải sản trong không gian đầm phá phục vụ cho sự phát triển kinh tế
- xã hội là điều hiển nhiên Nhưng sự khai thác quá mức hoặc khai thác không theomột kế hoạch quản lý phù hợp dẫn đến cạn kiệt một số loài sinh vật có giá trị kinh tếcao như: cua bùn, cá mú, cá dìa, tôm he,… là vấn đề cần bàn đến
Những hậu quả của các tác động đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống củadân cư ven đầm phá, không những thế, nó còn tác động ngược trở lại với sự pháttriển của các nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản trong đầm Mặt khác, việc khaikhác các nguồn lợi thủy, hải sản cùng với ô nhiễm môi trường vùng đầm phá Tam
Trang 13Giang - Cầu Hai do tác động của con người cũng ảnh hưởng rất lớn môi trườngsống của nhiều loài thủy sinh vật, ảnh hưởng đến tính chất các hệ sinh thái.
Với mục đích đóng góp cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái vùng đầm pháTam Giang - Cầu Hai cũng như đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi thủy
sản khu vực này, đề tài “Đánh giá sự suy thoái và khả năng phục hồi hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã được thực hiện Mục tiêu
của đề tài:
- Đánh giá sự suy thoái của hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thông qua
sự biến động về diện tích phân bố, nguồn lợi một số nhóm sinh vật chủ đạo
- Đánh giá được khả năng phục hồi hệ sinh thái thông qua một số mô hình phụchồi đã và đang thực hiện
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp phục hồi nguồn lợi sinh vật
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về đầm phá ven biển Việt Nam
Đầm phá là một loại hình thủy vực đặc sắc về mặt địa chất cũng như sinhthái học, một trong 4 loại hình thủy vực của đới ven bờ (coastal zone) bao gồm:vũng biển ven bờ (bay), đầm phá ven biển (coastal lagoon), cửa sông châu thổ(delta) và cửa sông hình phễu (estuary) [25]
Đầm phá ven biển được hình thành ở những vùng bờ có động lực mạnh, đặcbiệt là động lực sóng, với các dòng bồi tích dọc bờ, thủy triều và sóng gây nên hiệntượng dịch chuyển vật chất trong khu vực, trong quan hệ tương tác giữa lục địa vàbiển Về hình thái chung, đầm phá thường có dạng một thủy vực kéo dài dọc bờ,ngăn cách với biển bởi hệ cồn cát kéo dài, một mặt thu nhận lượng nước sông từphía lục địa đổ vào qua các cửa sông, mặt khác thông với khối nước biển qua mộthay nhiều cửa về phía biển
Tuy nhiên, do vị trí của mỗi thủy vực ở từng khu vực có điều kiện địa chất,thủy văn, chế độ động lực phát triển khác nhau đã tạo nên các kiểu đầm phá khácnhau với độ lớn, hình thái cấu trúc, xu thế phát triển, tiến hóa khác nhau, dẫn đếncác điều kiện sinh thái - sinh học khác nhau Việc phân chia các kiểu đầm phá dựatrên sự phân dị của các đặc điểm trên, trên cơ sở sự thống nhất tương đối của tínhchất chung của thủy vực đầm phá, trong đó đặc điểm chủ yếu là chế độ thủy văn củađầm phá phụ thuộc vào khả năng trao đổi nước giữa đầm phá và biển, vào cân bằngnước diễn ra trong đầm phá giữa khối nước sông và khối nước biển, liên quan tới vịtrí độ lớn của cửa mở đầm phá ra biển và các cửa sông đổ vào đầm phá [8,9]
Dải ven biển Việt Nam có một hệ thống đầm phá tập trung chủ yếu ở venbiển miền Trung, phân bố từ vĩ độ 16B tới 11B, từ Thừa Thiên - Huế tới BìnhThuận Các đầm phá tiêu biểu là Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô (Thừa Thiên -Huế), Trường Giang, An Khê, Nước Mặn (Quảng Ngãi), Trà Ổ, Nước Ngọt, ThịNại (Bình Định), Cù Mông, Ô Loan (Phú Yên), Thủy Triều (Khánh Hoà), Nại(Ninh Thuận) [11,24]
Trang 15Việc phân loại các đầm phá ở Việt Nam chỉ mới được đề cập tới trong nhữngnghiên cứu gần đây (Trần Đức Thạnh và nnk, 1995) [24,28] Kết hợp giữa các tiêuchuẩn lý luận và thực tiễn, vận dụng các phương pháp đã được sử dụng trên thế giới(Nichols và Allen, 1981), chú trọng đặc điểm, trạng thái cửa mở và chế độ thủy vănđầm phá, bước đầu có thể phân chia các đầm phá ven biển miền Trung nước tathành hai loại (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân
loại đầm phá ven biển của thế giới
Phân loại chung đầm phá
Kiểu đầm phá gần kín Tam Giang - Cầu Hai, Trường Giang, Thị Nại,
Cù Mông, Thủy Triều, Trà Ô và Đầm Nại
Kiểu đầm phá kín Lăng Cô, An Khê, Ô Loan, Nước Ngọt,
Nước Mặn
(Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 2009)[25]
Kiểu I: Đầm phá kín, cửa mở rất hẹp, chế độ nước mặn - lợ, độ mặn có thể tới trên
35‰ Thuộc kiểu loại này có các đầm: Lăng Cô, An Khê, Ô Loan, Nước Mặn,Nước Ngọt Riêng đầm Trà Ổ cửa rất hẹp, nhưng độ mặn ở mức nhạt lợ, thườngdưới 5‰
Kiểu II: Đầm phá gần kín, cửa mở rộng, chế độ nước lợ - lợ nhạt, độ mặn thường
chỉ thấp dưới 30‰ Thuộc kiểu loại này có các đầm: Tam Giang - Cầu Hai, TrườngGiang, Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều, Đầm Nại
Việc phân chia trên đây chỉ mang ý nghĩa tương đối, trên thực tế có thể thayđổi theo từng thời gian, trong quá trình biến động, phát triển, tiến hóa của thủy vực.Với các đặc điểm chế độ thủy văn - trạng thái cửa mở liên quan đến chế độ nướcngọt - lợ - mặn đã tạo cho mỗi đầm phá một khu hệ sinh thái riêng biệt [8]
Trang 16Có thể lấy các đầm phá là Tam Giang - Cầu Hai và Ô Loan như hai đại diệncủa hai kiểu loại đầm phá phổ biến ở ven biển miền Trung Việt Nam Đây cũng làhai thuỷ vực được nghiên cứu tương đối nhiều trong thời gian vừa qua [25].
1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 1.2.1 Cảnh quan vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Kết hợp giữa các kết quả thu thập được từ nhiều nghiên cứu trước với kếtquả thu được từ hai đợt khảo sát bổ sung và kiểm tra từ 2013 - 2014 cho thấy môitrường tự nhiên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể chia thành 4 khu vực chính
có đặc trưng môi trường thuỷ hoá và trầm tích khác nhau, tạo nên sự phân bố vàphát triển khác nhau cho các hệ sinh thái trong toàn đầm phá
- Khu vực phá Tam Giang: với diện tích 5200 ha với các lạch triều sâu dần về
phía cửa Thuận An và cồn cát nhỏ hai bên bờ Đó là các bãi cỏ nước, cỏ biển tuykhông lớn (chỉ vài chục ha) song có chất lượng tốt như các khu vực Cồn Sáo, CồnĐĩnh, Cồn Đâu, Cồn Tè, Hải Tiến, Hải Dương Cùng với các thảm cỏ biển, các đầmnuôi trồng thủy sản được xây dựng trên vùng triều ven đầm phá và các lạch nướcdưới triều
- Khu vực đầm Sam: địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 1620 ha,
sâu 1,5 m ở phía Hoà Duân, 0,5 m phía Phú An, Phú Thuận, Phú Hải và lạch triềungầm sâu 4-5m phía cửa Thuận An Trầm tích nền đáy chủ yếu là bùn cát cùng với
độ muối từ 7-10‰ trong mùa mưa và 18-20‰ trong mùa khô, ổn định hơn các khuvực khác đã tạo điều kiện cho cỏ biển phát triển thành các thảm khá lớn tới hàngtrăm ha Trên vùng triều rộng lớn khu Đầm Sam - Cồn Hợp Châu là các khu đầmnuôi trồng thủy sản dày đặc
- Khu vực đầm Thuỷ Tú: có diện tích khoảng 3600 ha, là một lạch triều ngầm sâu
trung bình 2m, tạo ra thảm cỏ biển khá lớn tại các khu vực Phú Xuân, Vinh Xuân,Vinh Thanh Ven đầm Thủy Tú là hệ thống dày đặc các đầm nuôi trồng thủy sản vàcác ruộng lúa, hoa màu trồng vào mùa mưa và trở thành các bãi chăn thả gia súcvào mùa khô
Trang 17- Khu vực đầm Cầu Hai: có hình bán nguyệt, cung tròn hướng về phía huyện Phú
Lộc, với diện tích tới 11.200 ha, và độ sâu trung bình 1 - 1,5 m Trong đầm Cầu Hai
có các khu vực Ba Cồn, Cồn Lậy các bãi triều ven đầm thuộc Lộc Bình, Đá Bạc, đáy cát bùn đều có các thảm cỏ biển và cỏ nước phân bố thành các thảm có diệntích từ vài chục đến hàng trăm ha Những vùng triều thấp ven đầm Cầu Hai là cácđầm nuôi trồng thủy sản [23,24]
Trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có thể chia thành các tiểu hệ sinhthái với các yếu tố môi trường và sinh vật đặc trưng: hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinhthái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái bãi triều đá gốc, hệ sinhthái đầm lầy, hệ sinh thái đầm nuôi thủy sản, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh tháinông nghiệp và hệ sinh thái đô thị Các hệ sinh thái đều có xu hướng biến đổi từ hệsinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo do có sự tác động sâu sắc bởi các hoạtđộng của con người
1.2.2 Đặc điểm tự nhiên.
1.2.2.1 Vị trí địa lý, địa hình
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm cách cố đô Huế khoảng 7 km về phíaĐông Bắc, ở tọa độ địa lí 16°42′ - 16°14′ B và 107°22′ đến 107°57′ Đ, kéo dài theohướng Tây Bắc - Đông Nam dọc ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm một chuỗicác đầm là phá Tam Giang - Đầm Sam - An Truyền - Hà Trung - Thuỷ Tú - CầuHai được nối với nhau và dài gần 70 km dọc vùng ven biển thuộc 5 huyện, thị xãgồm: Phong Điền - Quảng Điền - Hương Trà - Phú Vang - Phú Lộc [50] Phá TamGiang dài khoảng 24 km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An với chiều rộngtrung bình 2,5 km, diện tích 52 km2 và độ sâu trung bình 1,5 – 2,0m Đầm Sam, AnTruyền và Thủy Tú chạy trên quãng đường khoảng 33km, từ cửa biển Thuận Anđến đầm Cầu Hai, chiều rộng trung bình 1 km và độ sâu trung bình 1,5 – 2,5m vớidiện tích khoảng 60 km2 Đầm Cầu Hai có dạng lòng chảo, hình bán nguyệt, dàikhoảng 13 km, từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, nơi rộng nhất đạt đến10,5 km (từ Đá Bạc đến Vinh Hiền), độ sâu từ 1,0 – 1,5m, có diện tích lớn nhấttrong các đầm phá (104 km2)[19]
Trang 18Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích thủyvực đạt 21.620 ha, chiếm khoảng 4,3% diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Có 32
xã, thị trấn nằm trên bờ của hệ đầm phá với số dân khoảng trên 500.000 người Mặc
dù có diện tích rộng, hình thái lạ kéo dài nhưng hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Haichỉ thông với biển qua một cửa chính là cửa Thuận An, còn cửa Tư Hiền thườngđóng mở theo điều kiện địa động lực - thuỷ hải văn, thêm vào đó hệ đầm phá nàynhận nguồn nước ngọt từ các con sông như sông Ô Lâu, sông Hương, Sông Bồ,sông Bù Lu, sông Đại Giang và rất nhiều suối, lạch nhỏ khác bắt nguồn từ dãy núiBạch Mã đổ ra Lưu lượng của các con sông, suối, lạch này mang tính mùa nên cácyếu tố môi trường ở đây rất phức tạp Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đadạng sinh học và nguồn lợi động, thực vật của hệ đầm phá [15] Địa hình vùng thủyvực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được thể hiện trên hình 1.1
Hình 1.1 Lược đồ địa hình hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Nguồn: Nguyễn Văn Quân, 2015)[23]
Trang 191.2.2.2 Khí hậu
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, là nơi giao lưu của các loại hìnhthời tiết nên khí hậu chịu sự tác động của cả khối không khí cực đới khô hanh từphía Bắc di chuyển xuống và khối không khí nóng ẩm từ xích đạo đi lên Khí hậu về
cơ bản mang tính nhiệt đới gió mùa nhưng cũng có khi biểu hiện của khí hậu miền
ôn đới do tác động của các hệ thống thời tiết phía Bắc Mặt khác, nước ta vừa tiếpgiáp với đại lục châu Á, vừa nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nênvừa mang tính chất lục địa khô nóng, vừa mang tính chất đại dương nóng ẩm [15]
Vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng mang những đặc điểm chungcủa vùng biển Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của địa hình bờ biển chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam có các dãy núi cao tiến sát ra biển nên có những nétriêng biệt của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa hè khô nóng và mùamưa muộn [50]
Lượng mưa hàng năm vào mùa mưa chiếm 78% cả năm, các tháng mưanhiều là tháng 9, 10, 11 chiếm 62% lượng mưa cả năm Biến trình năm trung bìnhcủa lượng mưa có hai cực đại: chính vào tháng 10 (740mm, bằng 25% tổng lượngmưa năm) và phụ vào tháng 6 (126mm); cực tiểu vào tháng 3 hoặc tháng 4 (50mm)
Thừa Thiên Huế nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên chịu sự chi phối của
2 trường gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, đồng thời cũng chịucác quy luật của miền duyên hải như các hoạt động của gió biển và gió đất liền thổiluân phiên trong chu kỳ ngày đêm Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng củađịa hình, gió mùa Đông Bắc thường bị lệch về Tây Bắc, Bắc Tốc độ trung bình đạt3m/s, cực đại đạt 15 – 20m/s
- Gió Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa,
gió Đông Bắc (mùa đông) và gió Tây Nam (mùa hè)
- Bão Vùng bờ biển Bình - Trị - Thiên hàng năm thường có từ 0 tới 4 cơn
bão với tốc độ gió 20 - 40 m/s Tính trung bình trong 98 năm gần đây thì đạt tới 0, 8trận bão/năm Bão thường kéo theo mưa lớn (với lượng mưa tới 260mm) và dàingày (2-3; 5-6 ngày), rất dễ gây ra lũ và úng lụt nghiêm trọng toàn khu vực đầm
Trang 20phá Mùa bão thường từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, tập trung chủ yếu vào cáctháng 7, tháng 8 và tháng 9, 10 với tần suất tương ứng 37 và 27% [40].
- Nắng, nhiệt độ không khí, bốc hơi, khô hạn Tổng số giờ nắng trong năm
thuộc loại cao, đạt 1.900 - 2.000 giờ do nhiệt độ trung bình năm cao (25,2°C) Vềmùa hè, lượng mây thấp chiếm 4/10 bầu trời, đạt trung bình 170 - 240 giờ /tháng, sốgiờ nắng cao tập trung vào các tháng 5 - 8, tương ứng với thời kỳ có nhiệt độ cao,thậm chí có thể đạt đến 39°C hoặc 40°C Vào mùa đông do lượng mây nhiều vàthời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình 100 – 110giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 12 [15,23]
1.3.1.3 Chế độ thủy văn biển
Dao động triều trong đầm phá có nguyên nhân do cảm ứng triều ngoài biểnthông qua các cửa biển Vùng cửa Thuận An và phá Tam Giang chịu ảnh hưởng củachế độ bán nhật triều đều, vùng đầm phá Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ bánnhật triều không đều Do biên độ triều nhỏ (35 – 50cm tại cửa Thuận An và 50 –100cm tại cửa Tư Hiền), các lạch cửa lại có hướng gần vuông góc với trục đầm nênnăng lượng triều giảm mạnh khi vào đầm phá, động lực trong đầm phá vì thế rấtyếu Mực nước biển động rất phức tạp theo thời gian và không gian do chịu sự chiphối của dao động mực nước biển, dòng nước sông và đặc biệt lũ trên các hệ thốngsông vào mùa mưa Biên độ dao động mực nước tăng dần từ Tam Giang đến CầuHai Vào mùa khô, mực nước đầm phá luôn thấp hơn đỉnh triều ngoài biển, chẳnghạn ở Cầu Hai là 25 – 30cm và ở Tam Giang là 5 – 15cm Vào mùa lũ, mực nướcđầm phá luôn cao hơn mực nước biển do ảnh hưởng mạnh của nước sông đổ ra.Biên độ dao động thủy triều trong đầm phá luôn nhỏ hơn so với biển và trong sông.Giá trị biên độ ở Tam Giang bằng 30 – 50cm, ở Cầu Hai bằng 10 – 20cm
Sóng trong đầm phá yếu và được hình thành, phát triển trong chính thủy vực.Các đặc trưng sóng ở đây phụ thuộc chủ yếu vào hướng và tốc độ gió tác động ởbên trên vùng nước Sóng có điều kiện phát triển trong đầm phá, nhất là đầm CầuHai, là sóng hướng Bắc và Tây Bắc vào mùa đông Khi đó thời gian gió thổi tươngđối dài, ổn định và đà gió khá dài trên mặt thoáng 7 – 10km tạo điều kiện cho sóng
Trang 21phát triển đến độ cao khoảng 0,3 đến 0,5m, trong giông có thể tới 0,7m Trong gióbão ở đầm Cầu Hai sóng có đủ điều kiện phát triển đến độ cao 1m [15].
Hệ thống dòng chảy trong đầm phá rất phức tạp do sự tương tác của dòngtriều, dòng chảy biển ven bờ, dòng nước sông, dòng chảy gió, địa hình đáy và hìnhdạng đường bờ,… làm cho bức tranh dòng chảy tổng cộng rất khác nhau trên khônggian vùng nước Tại cửa Thuận An, dòng triều toàn nhật khoảng 15 – 16cm/s, dòngtriều bán nhật 20 – 26cm/s Ở cửa Tư Hiền dòng bán nhật khoảng 25 – 30cm/s, cólúc đạt tới 35cm/s Vào trong đầm phá, dòng chảy chủ yếu là dòng triều truyền quacác cửa và dòng chảy gió Ảnh hưởng của dòng chảy sông trong đầm phá không lớn
và chỉ đáng kể trong mùa mưa Dòng chảy phát triển mạnh ở các cửa tạo điều kiệntrao đổi nước giữa đầm phá và biển, tạo nên động lực di chuyển vật chất và các khốinước trong đầm phá Chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa quy định đặc tính khốinước trong thủy vực: từ lợ mặn vào mùa khô sang lợ vào mùa mưa Trong mùa lũ,dòng chảy rất mạnh ở các cửa quyết định đến việc thoát nước cho thủy vực, nhưngcũng gây ra biến đổi địa hình đáy và hình dáng các cửa [40]
1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.3.1 Dân số
Theo ước tính, số lượng cư dân mặt nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Haitrước đây cũng như hiện nay là khá lớn Dân cư ở đây tăng khá nhanh và có nhiềubiến động Sự gia tăng nhanh dân số này là do nguyên nhân muốn sinh đông con,nhất là con trai để có lực lượng sản xuất, có con trai để nối dõi tông đường Mặc dù
tỉ suất sinh (TFR - là số con sinh sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt
cả cuộc đời) của cả nước đã giảm đáng kể (trung bình 2 con/phụ nữ) nhưng TFRcủa dân cư thủy diện còn khá cao (từ 2,86 – 3,52 con)[10] Tỉ suất sinh cao và trình
độ dân trí thấp là một trong những bài toán khó giải quyết nhất của chính quyền địaphương
Theo thống kê, cách đây khoảng 10 - 20 năm, dân cư mặt nước có mức sinhrất cao so với toàn tỉnhThừa Thiên Huế và cả nước, nhưng gần đây mức sinh nàygiảm rõ rệt Nguyên nhân là do một phần dân thủy diện đã lên bờ định cư, có sự tác
Trang 22động của chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình và sự quản lí chặt chẽ củachính quyền địa phương.
Sự phân bố của các điểm dân cư mặt nước thường nhỏ hơn so với cư dân làmnông nghiệp định cư trên bờ Đặc biệt, sau khi thực hiện chủ trương tái định cư trên
bờ, các điểm cư dân thủy diện định cư tăng lên và có quy mô lớn hơn so với dânchưa định cư còn sống trên thuyền [10]
Bảng 1.2 Một số đặc điểm về hành chính và dân số của các huyện vùng đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai
Huyện
Số xã đầm phá/tổng số xã, thị trấn thuộc huyện (tỉ lệ %)
Diện tích các xã đầm phá/diện tích toàn huyện, ha (%)
Dân số đầm phá/tổng dân số (%) 2004
Phong Điền 2/16 (13%) 2.660/95.400 (3%) 10.038/105.685 (9%)Quảng Điền 8/11 (73%) 12.184/16.307 (75%) 63.046/92.228 (68%)Hương Trà 2/16 (13%) 2.596/52.089 (5%) 19.029/116.066 (16%)Phú Vang 13/20 (65%) 20.636/28.031 (74%) 127.970/181.149 (71%)Phú Lộc 7/18 (39%) 29.062/72.809 (40%) 61.468/149.875 (41%)
Tổng cộng 32/81 (40%) 67.138/264.636 (25%)
281.551/645.003 (44%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2004) [4]
Tỉ lệ thất nghiệp trong vùng còn ở mức khá cao, đặc biệt ở nhóm thanh niên.Năng suất lao động thấp, ở mức khoảng 67,5% so với mức trung bình của toànquốc Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2006 - 2010 đã ghi nhận vấn đềthất nghiệp và đặt ra chỉ tiêu tạo công ăn việc làm thông qua việc tăng tỉ lệ lao độngđược đào tạo lên khoảng 40% mỗi năm Thêm vào đó, cơ cấu sản xuất cũng đượcthay đổi và công nghiệp, du lịch, dịch vụ sẽ là động lực chính để phát triển kinh tế,
xã hội [42]
Như vậy có thể thấy dân số tập trung rất đông ở các khu vực đầm phá ở cáchuyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc Dân số sống ven đầm phá chiếm tới 41-71% tổng dân số mỗi huyện
Trang 23Đến 2014, ở các huyện ven đầm phá mật độ dân số vẫn khá cao Huyện PhúVang có 181.495 người và mật độ dân số khá đông tới 648,4 người/km2 [6], huyệnPhú Lộc có 10.515 người với mật độ dân số trung bình 379,6 người/km2 và huyệnPhong Điền dân số trung bình 84.450 người, mật độ dân số 518,1 người/km2 [5].Hơn nữa đời sống của dân cư nhóm nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên đầmphá đã ổn định và phát triển tốt hơn sau nhiều dự án cải thiện sinh kế và phục hồicác hệ sinh thái và nguồn lợi trên đầm phá [23].
1.3.2.2 Trình độ dân trí
Trên mặt nước đầm phá có một cộng đồng dân cư đặc biệt với số lượng khálớn, họ lấy những con đò làm nhà, nghề nghiệp duy nhất là khai thác thủy sản bằngphương tiện nhỏ (tiểu nghệ), dân địa phương gọi họ là dân thủy diện hay dân vạn
đò Trình độ dân trí của cộng đồng này khá thấp: khoảng 90% dân vạn đò mù chữ
Đa số trẻ em không có điều kiện học tiếp các bậc học cao hơn sau khi tốt nghiệp bậctiểu học [10]
Các điều tra ở các xã Phú Thuận, Phú Tân và Phú An huyện Phú Vang chothấy trên 80% trẻ em các xã này không biết đọc và viết Kết quả điều tra về laođộng ở xã Phú Tân cho thấy trình độ học vấn cao nhất của lao động nữ không vượtquá lớp 4 Đây là một vấn đề xã hội rất lớn có ảnh hưởng bất lợi đến việc tuyêntruyền bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cácthảm cỏ biển [42]
1.3.2.3 Cơ cấu nghề nghiệp
Cư dân thuộc các xã ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai làm đủ nghề đểkiếm sống như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, thu mua vàchế biến thủy sản, dịch vụ vận chuyển, du lịch,… trong đó đánh bắt và nuôi trồngthủy sản là những nghề chủ yếu
Người dân sử dụng các ngư cụ khai thác thủy hải sản trong đầm phá dựa trêntập tính của các loài động vật Các ngư cụ được sử dụng gồm ngư cụ khai thác cốđịnh (nò sáo, đáy, rớ giàn, rờ bà, dạy chuôm) và ngư cụ khai thác di động (lừ, giã
Trang 24cào, lưới vét, cần câu, le, xiếc điện,…), trong đó nhiều loại ngư cụ đã bị cấm sửdụng do tính chất khai thác hủy diệt [10].
Những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh trên đầm phá, trởthành một trong những nguồn thu nhập chính của ngư dân Trên đầm phá, nhiềudiện tích sử dụng để nuôi cá lồng, hoặc xây dựng các ao ươm nuôi thủy sản (tôm,cua, cá,…) Trong đó, nhiều mô hình nuôi góp phần phục hồi các hệ sinh thái ở đầmphá Tam Giang - Cầu Hai Ngoài ra, các nghề khác cũng hình thành và phát triển ởkhu vực đầm phá như trồng trọt, vận chuyển hàng hóa, du lịch,…
1.3 Tổng quan về chất lượng môi trường nước vùng Tam Giang - Cầu Hai 1.3.1 Nhiệt độ nước
Do ảnh hưởng của dòng nước lạnh từ bờ Tây vịnh Bắc Bộ, đường đẳng nhiệttrong khu hệ đầm phá song song với đường bờ và nhiệt độ nước tăng về phía biển(Lưu Văn Diệu, 2007) Các tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp nhất và tháng 8 có nhiệt
độ cao nhất Kết quả quan trắc tháng 6/2008 ghi nhận khoảng dao động của nhiệt độnước biển là từ 30,5 – 33,5oC, trung bình là 31,6oC (Nguyễn Hữu Cử, 2009) [40]
1.3.2 Giá trị pH
Tính trung bình toàn hệ đầm phá về mùa khô, giá trị pH của nước tầng mặtđạt 7,6 [7,3 - 8,1] và tầng đáy đạt 7,9 [7,8 - 8,0] Về mùa mưa, pH giảm xuống, đạt7,0 [6,2 - 8,2] ở tầng mặt và 7,2 [6,1 - 8,1] ở tầng đáy Tương tự với biến đổi về độmuối, pH của các vùng cửa sông thấp nhất và vùng cửa đầm phá nơi tiếp giáp nướcbiển có giá trị cao nhất
Kết quả quan trắc tháng 6 năm 2008 cho thấy pH trong nước khu hệ đầm phádao động mạnh từ 6,71 đến 8,64 Khu vực cửa sông Ô Lâu có giá trị pH thấp, cửaThuận An, pH có giá trị cao, trung bình 8,14 Khu vực đầm Thuỷ Tú, pH đạt 8,39
và khu vực đầm Cầu Hai, pH có giá trị cao nhất, trung bình 8,52 do ảnh hưởng củacửa Tư Hiền [40]
Độ pH của đầm phá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mùa trong năm, thủytriều, lưu lượng nước từ các sông đổ vào đầm phá,… Vào mùa khô, đầm phá chịu
Trang 25tác động mạnh của thủy triều qua 2 cửa (Thuận An và Tư Hiền), nên pH thường cao
và ổn định hơn mùa mưa
1.3.3 Độ mặn (SAL)
Độ mặn là một trong những thông số ảnh hưởng đến những thông số khác vàquyết định tính đa dạng sinh học của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Các kết quảquan trắc các thông số thuỷ lý, thuỷ hoá trong nước biển khu vực đầm phá TamGiang - Cầu Hai trong năm 2009 cho thấy độ mặn là một thông số rất quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các thực vật thuỷ sinh Trong ngày, độ mặncủa nước biển thường thay đổi theo sự lên xuống của thuỷ triều Ngoài ra, độ mặncòn thay đổi theo mùa, theo không gian[14]
Độ mặn của nước biển khu vực đầm phá qua hai đợt quan trắc chênh lệchkhá rõ nét Vào tháng 4 trùng với mùa ít mưa nên nước biển có độ mặn cao, daođộng từ 15 - 30‰, trung bình các vùng là 23,4‰ Độ mặn cao nhất ghi nhận đượctại khu vực Hải Tiến (30‰), tiếp đến là khu vực Cồn Tè và Cồn Lậy (27‰), khuvực Cồn Nổi, Cồn Mắm (23 - 24‰), thấp nhất là tại Ba Cồn (15‰) Vào tháng 9,
do ảnh hưởng của chế độ mưa trong khu vực nên nước biển bị ngọt hoá do đó độmặn giảm mạnh, chỉ còn từ 1 - 4‰, trung bình các khu vực là 2,5‰ Độ mặn củanước biển vào mùa mưa thấp nhất là tại Cồn Tè, Hải Tiến (1‰), các khu vực khác(Cồn Nổi, Cồn Mắm, Ba Cồn, Cồn Lậy) có giá trị 2 - 4‰ Sự ngọt hoá của nướcbiển vào mùa mưa cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của thảm cỏ biểntrong vùng [40]
1.3.4 Độ đục
Giá trị độ đục trong nước tại các khu vực thảm cỏ biển trong đợt quan trắcnăm 2009 nằm trong khoảng 17-30mg/l Độ đục của nước đầm phá có xu hướngtăng cao so với các đợt quan trắc trước đó Các giá trị quan trắc độ đục của nước tạikhu vực vào tháng 6/2004, tháng 9/2005 và tháng 6/2008 cho thấy độ đục trungbình toàn vùng tương ứng là 16mg/l, 12mg/l và 22mg/l Như vậy, có thể kết luận độđục trong nước khu vực đầm phá gia tăng theo thời gian, và điều này cần phải được
Trang 26đặc biệt chú ý vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thảm cỏ biển, cácđộng vật đáy kèm theo [42].
1.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng
- Amoni trong nước
Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT), nồng độ amoni trong nước biển cho bãi tắm là 500 μg/l, dùng cho nuôitrồng thuỷ sản là 100 μg/l [3] Hàm lượng amoni trong nước khu hệ đầm phá TamGiang - Cầu Hai dao động từ 54,8 đến 133,2μg/l, trung bình là 86,1μg/l trong mùamưa (tháng 9/2005)và từ 37,0 đến 161,5μg/l, trung bình 70,3μg/l trong mùa khô(tháng 4/2006).Vào mùa mưa, hàm lượng amoni tăng cao hơn so với mùa khôkhoảng 1,2 lần Hàm lượng amoni trong nước khu vực thấp hơn giới hạn cho phéptrong QCVN 10: 2008/BTNMT đối với nước dùng cho bãi tắm nhưng một số khuvực có giá trị lớn hơn so với tiêu chuẩn dùng cho nuôi trồng thủy sản như cửaThuận An, đầm Thuỷ Tú (phía sát cửa Thuận An) trong mùa khô, phía Bắc đầmCầu Hai vào mùa mưa [40]
- Nitrit trong nước
Nitrit là một chất dinh dưỡng đối với thực vật nhưng lại là chất độc đối vớiđộng vật Giới hạn cho phép về hàm lượng nitrit trong nước biển ven bờ dùng chonuôi trồng thuỷ sản theo đề xuất của đề tài KT.03.07 là 2μg/l [1,7] Giới hạn chophép đối với nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT là 10 μg/l [3] Hàm lượngnitrit trong nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khá cao, năm 2004 dao động từ
5,74-20,6μg/l, năm 2005 dao động từ 4,99-9,81 (Nguyễn Hữu Cử, 2004-2005) Khu
vực Hải Dương, Cầu Hai, Ô Lâu, hàm lượng nitrit trung bình từ 12,12-18,21μg/l,
vượt giới hạn cho phép đối với nước mặt (theo TCVN 5942 – 1995 là 10 μg/l), (Đỗ Công Thung, 2005) Kết quả khảo sát tháng 6/2008, hàm lượng nitrit có xu hướng
tăng dần theo thời gian với hàm lượng dao động từ 14,46-21,22μg/l, trung bình toànvùng 17,33μg/l, lớn hơn giới hạn cho phép khoảng 1,7 lần Nhìn chung nước vùngđầm phá Tam Giang - Cầu Hai bị ô nhiễm bởi nitrit khá cao, tỉ lệ số mẫu có nồng độ
Trang 27trên 2 μg/l rất lớn, vượt giới hạn cho phép đối với nước nuôi trồng thuỷ sản Nhiềumẫu có nồng độ trên 10μg/l, vựợt giới hạn cho phép đối với nước mặt [40].
- Phosphat (PO 4 3- ) trong nước
Mức độ ô nhiễm nước bởi phosphat trong vùng thuộc loại thấp, các mẫu đãphân tích từ năm 2004 đến 2006 đều có hàm lượng thấp hơn giới hạn cho phép theoquy chuẩn Việt Nam - QCVN 08: 2008/BTNMT (100 μg/l) đối với nước mặt [3]
Hàm lượng PO43- và NO3- trong nước đầm phá thấp, dao động trong khoảngdưới 0,05 – 0,26 mg N-NO3-/l và dưới 0,01 – 0,10 mg P - PO43-/l Mặc dù nồng độN-NO3- thấp, nhưng giá trị nitơ tổng số (TN) một vài nơi cao hơn 1mg/l Theo tiêuchuẩn Mỹ (TN nhỏ hơn 0,9 mg/L cho nước ven bờ), tiêu chuẩn Trung Quốc (TNnhỏ hơn 0,5 – 1 mg/l cho nước nuôi cá) và tiêu chuẩn Nhật Bản (TN nhỏ hơn 0,03 –0,05 mg/l cho nước ven bờ), nồng độ TN trong nước đầm phá nhiều khi vượt mứcquy định đối với mục đích bảo tồn thủy sinh và tiềm tàng gây ra sự phú dưỡng
Việc gia tăng hàm lượng các muối dinh dưỡng có thể dẫn đến hiện tượng phúdưỡng, cùng với muối nitơ thì muối phosphat cũng là một yếu tố quyết định sự phúdưỡng (yếu tố tới hạn) Theo WHO (1992), “yếu tố giới hạn” được xác định dựatrên tỉ lệ TN/TP (TP: Phospho tổng số), tỉ số TN/TP của đầm phá Tam Giang - CầuHai dao động trong khoảng rộng 0,8 – 173, trung bình 4,9 – 65 Tỉ số TN/TP củađầm Cầu Hai (trung bình dao động trong khoảng 20 – 65) cao hơn đầm Thủy Tú(trung bình 11 – 61) và phá Tam Giang (trung bình 5 – 25) [14]
1.3.6 Hàm lượng oxy hòa tan, BOD, COD
Các kết quả quan trắc năm 2009 cho thấy có sự giảm hàm lượng oxy hoà tantrong nước đầm phá Mặc dù số lượng mẫu và trạm vị lấy trong đợt quan trắc năm
2009 không nhiều, tuy nhiên đây là các khu vực thảm cỏ biển phát triển, nước khátrong và sạch, nhưng lại có dấu hiệu thiếu hụt lượng oxy hoà tan So với các kết quảquan trắc trước đây, sự giảm hàm lượng oxy hoà trong nước tại khu vực là khá lớn
Sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trongnước biển khu vực khá rõ Theo số liệu từ các đợt khảo sát từ năm 2004 trở lại đây
Trang 28bao gồm: đợt khảo sát tháng 6/2004, tháng 9/2005, tháng 5/2006, tháng 12/2006,
tháng 6/2008 (Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2005, 2006, 2008) cho thấy có sự gia tăng
hàm lượng BOD trong nước Hàm lượng BOD đo được trong tháng 9/2009 đã bằng4,5 mg/l gấp 3 lần tháng 9/2005 (hình 1.2) Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy sựsuy giảm chất lượng nước và cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi sinhvật [7,8]
BOD
0 1 2 3 4 5
T6/2004 T9/2005 T5/2006 T12/2006 T6/2008 T4/2009 T9/2009
Hình 1.2 Diễn biến hàm lượng BOD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai theo thời gian
(Theo: Cao Thu Trang, 2009) [40]
Có sự tăng cao hàm lượng COD trong nước biển khu vực đầm phá TamGiang - Cầu Hai theo thời gian từ sau 2005 Sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơtrong nước đặc biệt rõ trong giai đoạn 2008 - 2009 Nếu so sánh cùng thời điểm thìhàm lượng COD trong nước năm 2009 lớn gấp 1,6 lần so với thời gian năm 2005 và
2006 (hình 1.3) Điều này cho thấy có sự gia tăng nguồn thải chất hữu cơ trongnước biển khu vực nghiên cứu vượt quá khả năng làm sạch của thuỷ vực dẫn đếngia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước
Trang 29COD
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hình 1.3 Diễn biến hàm lượng COD trong nước khu vực đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai theo thời gian
(Theo: Cao Thu Trang, 2009) [40]
Như vậy có thể thấy cùng với sự biến động cao của độ muối có sự tăng cao
độ đục hay tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng Thêm vào đó là chất lượng môitrường nước bị giảm sút khi hàm lượng DO giảm, BOD và COD tăng khoảng 2 lần
so với trước đây 5 năm Tất cả là yếu tố môi trường gây bất lợi, góp phần làm chothảm cỏ biển và các hệ sinh thái khác bị suy thoái [42]
1.4 Tổng quan về những nghiên cứu đã có tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Những nghiên cứu về các hệ sinh thái tiêu biểu đầm phá Tam Giang - CầuHai thường tập trung chủ yếu vào các thảm cỏ biển, rừng ngập mặn Các hệ sinhthái khác như bãi triều, đầm lầy, hệ sinh thái nhân tạo (đầm nuôi thủy sản, nôngnghiệp, đô thị,…) thưởng chỉ được đề cập trong các nghiên cứu ở dạng tản mạn cácthành phần (đặc điểm môi trường vật lí, hóa học hoặc một số sinh vật điển hình)
1.4.1 Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
Với đường bờ khoảng 127 km và trên 22.000 ha mặt nước đầm phá, ThừaThiên Huế được xem là một trong những vùng đất ngập nước ven biển có tính đadạng sinh học cao Thảm TVNM ở Rú Chá - Hương Phong, khu du lịch Tân Mỹ,cửa sông Bù Lu, Ô Lâu,… đã cấu thành nên một hệ TVNM ở vùng ven biển Thừa
Trang 30chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các cộng đồng cư dân, hệsinh thái nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các địa phương ven biển [38,39].
Thảm TVNM ở Thừa Thiên Huế đã được một số tác giả quan tâm nghiêncứu như Mai Văn Phô và Đoàn Ngọc Đính (1993), Nguyễn Khoa Lân (1999), LêThị Trễ và Phan Trung Hiếu (2002), Phạm Minh Thư (2003), Hoàng Công Tín, MaiVăn Phô, Tôn Thất Pháp (2010), Hoàng Công Tín (2011), Hoàng Công Tín, MaiVăn Phô (2012) Tuy nhiên, đa số các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu theotừng khu vực có TVNM phân bố như Rú Chá, cửa sông Bù Lu,… theo từng giaiđoạn Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào công bố một cách đầy đủ về hiệntrạng phân bố và thành phần loài TVNM ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế [39,45]
- Giai đoạn 2006 - 2010, dự án Dự án quản lý Tổng hợp hoạt động đầm phá(IMOLA) do chính phủ Italia tài trợ thực hiện nghiên cứu tổng thể hệ sinh thái đầmphá Tam Giang - Cầu Hai trong đó có những nội dung về trồng phục hồi rừng ngậpmặn [15]
- Năm 2010, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài “Đánh giá mức
độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản líbền vững” – mã số KC.09.26/06-10, trong đó có những nghiên cứu về rừng ngậpmặn đầm phá Thừa Thiên Huế [42]
- Từ năm 2012, dự án “Tăng cường rừng ngập mặn góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá” tại vùng Rú Chá, xã
Hương Phong (Hương Trà) Mục tiêu của dự án là trồng mới 23.000 cây ngập mặntrên diện tích khoảng 20 ha Trong đó, trồng 11.000 cây tập trung để phát triển thêmdiện tích Rú Chá và trồng 12.000 cây phân tán quanh khu vực Cồn Tè để bảo vệ cáctuyến đê bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu, các vùng dễ bị xói lở và thiếtlập từ 5 đến 7 ha ao nuôi thủy sản sinh thái [22,48]
- Năm 2015, Viện tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài cấp nhà nước
mã số KC.08.25/11-15 “Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ venbiển đã bị suy thoái ở khu vực miền Trung” với các mô hình phục hồi hệ sinh thái
Trang 31rừng ngập mặn tại Rú Chá, Cồn Tè - xã Hương Phong và tại các bãi triều ngậpnước,
1.4.2 Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái cỏ biển
Ở nước ta từ giai đoạn trước 1959 việc nghiên cứu cỏ biển do những nhànghiên cứu nước ngoài thực hiện Các nghiên cứu này rất tản mạn, nhỏ lẻ, chủ yếuphát hiện một số loài cỏ biển khi thực hiện các đề tài điều tra về rong biển
Ở nước ta trước năm 1995, nhóm cỏ biển được nghiên cứu rất ít so với cácnhóm động thực vật biển khác Thời gian này không có đề tài nào chuyên nghiêncứu riêng về cỏ biển Từ năm 1996 trở lại đây, việc nghiên cứu cỏ biển mới chínhthức được đẩy mạnh [35] Một số công trình nghiên cứu về thảm cỏ biển trong hệđầm phá Tam Giang - Cầu Hai:
- Năm 1993, trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Tôn Thất Pháp thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Năm 1996, trong đề tài độc lập cấp Nhà nước “Sử dụng hợp lý hệ đầm phá TamGiang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế” (mã số KT.DL.04-09), tác giả Nguyễn Văn Tiến
đã công bố 6 loài cỏ biển trong các đầm phá ven bờ Thừa Thiên Huế (Zostera japonica, Haladule pinifolia, Halophila ovalis, H beccarii, Thalassia hemprichii
và Ruppia maritima) [36,37].
- Năm 1996 - 1997, trong Đề án nghiên cứu biển - hải đảo thuộc Trung tâm Khoahọc Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, tác giả Nguyễn Văn Tiến thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và sinh thái tự nhiên của cỏ biển”
- Năm 2000, trong báo cáo chuyên đề đề tài “Điều tra khảo sát các bãi giống, bãi đẻcủa các loài thủy sản kinh tế hệ đầm phá Thừa Thiên Huế và đề xuất các biện phápbảo vệ” thuộc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, tác giả
Nguyễn Văn Tiến công bố nghiên cứu “Cỏ thủy sinh đầm phá Thừa Thiên Huế”[36].
Trang 32- Năm 2001, các tác giả Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Lê Công Tuấn công bố
bài báo “Phân bố của cỏ thủy sinh bậc cao ở phá Tam Giang - Cầu Hai” trên trang
Thông tin khoa học công nghệ môi trường [22]
- Năm 2009, Tôn Thất Pháp và nhiều tác giả khác hoàn thành tài liệu “Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Giai đoạn 2006 - 2010, Dự án quản lý Tổng hợp hoạt động đầm phá (IMOLA) dochính phủ Italia tài trợ thực hiện nghiên cứu tổng thể hệ sinh thái đầm phá TamGiang - Cầu Hai với trọng tâm là nghiên cứu về hệ sinh thái thảm cỏ biển [15]
- Năm 2010, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài “Đánh giá mức
độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản líbền vững” – mã số KC.09.26/06-10 trong đó có các nghiên cứu về thảm cỏ biểnTam Giang - Cầu Hai và các nguồn lợi kèm theo như cá, thâm mềm, tôm, cua vàcác nguồn giống [42]
- Năm 2015, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển nghiệm thu đề tài nghiên cứukhoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước mã số KC.08.25/11-15 “Nghiêncứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở khu vực miềnTrung” với các mô hình phục hồi sinh thái thảm cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai;trồng rau câu và rong biển, phục hồi tự nhiên nguồn lợi động vật đáy, nguồn giốngtrứng cá, cá con [23]
Trang 33CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Tọa độ địa lý:16°42′ – 16°14′ B và 107°22′ – 107°57′ Đ
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hệ sinh thái phân bố trong phạm vi hệ đầm pháTam Giang - Cầu Hai Đối với nội dung nghiên cứu, đánh giá về sự biến động đượctập trung vào 3 kiểu hệ sinh thái tiêu biểu của khu vực gồm:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Hệ sinh thái cỏ biển
- Hệ sinh thái đầm nuôi thủy sản
2.2 Thời gian nghiên cứu
- Thực hiện 2 chuyến khảo sát chi tiết cho khu vực Tam Giang - Cầu Hai theo
2 mùa (mùa mưa vào tháng 10-11/2013, mùa khô vào tháng 5/2014): tiến hànhkhảo sát chi tiết thu thập mẫu vật và tư liệu về phân bố các hệ sinh thái, cácyếu tố môi trường và nguồn lợi trên toàn bộ hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
- Tháng 5 và tháng 8/2015: Thu thập số liệu bổ sung về hiện trạng nguồn lợi
hệ sinh thái, phân tích và xử lý số liệu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
Phân tích, tổng hợp số liệu trong các tài liệu, báo cáo, luận văn, luận án có liênquan đến đề tài là cơ sở để so sánh, đánh giá hiện trạng, biến động các hệ sinh thái
Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm thủy
lí hóa, khí hậu, ) và các vấn đề kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu được tổnghợp từ các số liệu của địa phương và các tài liệu nghiên cứu khác
Trang 34Sử dụng Dư địa chí của địa phương nhằm có được những số liệu lịch sử vềphân bố các hệ sinh thái điển hình và nguồn lợi nhóm sinh vật kèm theo.
2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa
Khảo sát thực địa tại các địa điểm đại diện trong hệ đầm phá Tam Giang - CầuHai, nơi phân bố các hệ sinh thái tiêu biểu: rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, bãi triều,đầm nuôi thủy sản và hệ sinh thái đồng ruộng ven đầm phá qua các đợt khảo sát(hình 2.1, 2.2 và bảng 2.1)
Các kĩ thuật sử dụng trong thu mẫu ngoài thực địa:
- Phương pháp thu mẫu các thông số môi trường nước, trầm tích và các quần
xã sinh vật theo “Kỹ thuật quan trắc theo Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên vàMôi trường 2002”, “Quy phạm điều tra tổng hợp biển của UBKH&KT Nhà nước,1981” và Quy trình điều tra khảo sát Tài nguyên và Môi trường Biển, 2013”
- Sử dụng bổ sung các kỹ thuật thu mẫu, quay phim và chụp ảnh trên cạn vàđáy biển có sự trợ giúp của thiết bị lặn SCUBA (English S.et al., 1997)
- Sử dụng kỹ thuật kéo lưới Scott hoặc lưới AT (English S et al., 1997;UBKH&KT Nhà nước, 1981) [43]
- Sử dụng cuốc, xẻng, sàng sinh vật thu mẫu vùng triều (Gurianova, 1972),cuốc lấy bùn dành cho vùng dưới triều (English S., et al, 1997) Thu mẫu sinh vậtphù du bằng lưới sinh vật phù du hoặc Bathometre (UBKH&KT Nhà nước, 1981)
2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu, phân tích số liệu
Phân tích thành phần, mật độ của các nhóm đối tượng sinh vật sinh sống trongcác hệ sinh thái vùng triều, đáy mềm (sinh vật phù du, cá, động vật đáy, vi sinh vật)theo quy phạm điều tra tổng hợp biển của UBKH&KT Nhà nước (nay là Bộ Khoahọc và Công nghệ) ban hành năm 1981 (vùng triều) và của S English et al (1997)cho vùng dưới triều
Mẫu sinh vật được phân tích bởi phòng Hóa học môi trường và phòng Bảo tồn
và đa dạng sinh học biển, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
- Các số liệu được xử lí trên công cụ MS Excel của bộ phần mềm tin học vănphòng Microsoft Office 2007
Trang 35Hình 2.4 Sơ đồ các trạm khảo sát mặt rộng tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Nguồn: đề tài KC.08.25/11-15)[23]
Bảng 2.3 Tọa độ các điểm khảo sát, thu mẫu tại hệ sinh thái đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai
Trang 362.3.4 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra nhân dân khu vực ven đầm phá bao gồm những chi hội trưởng chi hộinghề cá, những người đánh bắt thủy sản, những người nuôi trồng trong đầm phá,điều tra các số liệu từ các sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế Điều tra về các hìnhthức đánh bắt, tình hình nuôi trồng, sản lượng thu được, các yếu tố gây ô nhiễm môitrường, tác động của chính quyền địa phương đến các hoạt động sản xuất trên đầmphá Địa điểm điều tra chủ yếu là các địa phương nơi có rừng ngập mặn, thảm cỏbiển và các chi hội nghề cá phát triển mạnh
Nội dung điều tra tập trung vào các nhóm vấn đề: các loại nghề khai thác thủysản chủ yếu, đối tượng khai thác - nuôi trồng, các hình thức nuôi trồng và sảnlượng, điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp ven đầm phá Đây là các tư liệuquý đóng góp cho việc đề xuất các vấn đề phục hồi, bảo vệ các hệ sinh thái, hạn chế
ô nhiễm môi trường,
Phỏng vấn qua tập câu hỏi (Phụ lục 4), đối tượng phỏng vấn là các hộ làmnghề đánh bắt, khai thác, thu mua hải sản,… được lựa chọn ngẫu nhiên; và một sốchi hội trưởng nghề cá các xã ven đầm phá
Trang 37Hình 2.5 Sơ đồ vị trí khảo sát tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Nguồn: đề tài KC08.25/11-15)[23]
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
3.1.1 Đa dạng hệ sinh thái
Do tính đa dạng của các yếu tố địa hình, khí hậu, môi trường và sinh vật, hệđầm phá Tam Giang - Cầu Hai có thể được phân chia thành nhiều kiểu hệ sinh tháikhác nhau với các đặc điểm đặc trưng về môi trường, thành phần sinh vật Tiêu biểu
có thể kể đến như hệ sinh thái thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, bãi triều, đầm lầy vàcác hệ sinh thái nhân tạo như đầm nuôi thủy sản, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinhthái đô thị Trong đó, nhiều hệ sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong các chutrình tự nhiên cũng như cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho đời sống của conngười (hình 3.1)
Hình 3.6 Lược đồ phân bố các hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Trang 39(Nguồn: đề tài KC.08.25/11-15)[23]
3.1.1.1 Hệ sinh thái thảm cỏ biển
Thảm cỏ biển gồm các thực vật thủy sinh bậc cao (Hydrophytes), nhóm có hoa (Anthophyta) thích nghi sống ngập nước biển với độ muối cao, chịu được lực
tác dụng của sóng, gió, thủy triều và có khả năng thụ phấn trong nước [12] Thảm
cỏ biển là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng Mặc dù số lượng loài khôngnhiều nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh môi trường,tham gia vào chu trình dinh dưỡng, sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, thức ăngia súc, phân bón, và có chức năng sinh thái rất quan trọng khác là các bãi đẻ, bãiương nuôi các nguồn giống thủy sản ven bờ
Trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cỏ biển phân bố rộng khắp các nơivới diện tích toàn hệ khoảng 4246,44 ha (Nguyễn Văn Quân và nnk, 2015) [23],trong đó đầm Sam - đầm Thanh Lam là nơi cỏ biển phân bố rộng nhất [35] Theocác kết quả khảo sát những năm gần đây, diện tích các bãi cỏ biển có sự suy giảmnghiêm trọng do các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác tận diệt(hình 3.2)
Thảm cỏ biển là nơi chứa đựng nguồn lợi các nhóm sinh vật chủ đạo - cácngư trường truyền thống của các nghề khai thác cá, tôm, động vật nhuyễn thể, rongbiển, đặc biệt cung cấp nguồn giống tôm, cá tự nhiên rất có ý nghĩa trong việc pháttriển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của cư dân thủy diện
Trang 40Hình 3.7 Sơ đồ phân bố các thảm cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai.
(Nguồn: Nguyễn Văn Thảo, 2010) [26]
3.1.1.2 Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cũng là một hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ đê biển, chắn gió bão, chắn cát và là nơitrú ngụ của nhiều loài động vật, thực vật
Trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, rừng ngập mặn chiếm diện tíchhẹp, khoảng 80,36 ha và phân bố ở một số nơi (Nguyễn Văn Quân và nnk, 2015)[23] Tiêu biểu là rừng ngập mặn Rú Chá trên phá Tam Giang (xã Hương Phong,thị xã Hương Trà - hình 3.3), rừng ngập mặn cửa sông Bù Lu, cửa sông Ô Lâu, khu
du lịch Tân Mỹ (cửa sông Hương) Tuy diện tích nhỏ nhưng các đai rừng có tácdụng rất quan trọng với đời sống nhân dân các tiểu khu vực Các thảm TVNM ở đâythường có sự phân bố theo chiều thẳng đứng theo 3 tầng chính: tầng cây gỗ nhỏ,tầng cây bụi và tầng cây thảo Sự phân bố theo không gian được phân làm 3 vùngchính: cây vùng đất cát ven bờ phá; cây vùng đất cao triều chỉ ngập nước vào mùamưa và cây vùng thường xuyên ngập triều [20,38]