Đầy đủ chi tiết về ngân hàng thương mại, phân loại, phân tích kỹ nội dung các nghiệp vụ về ngân hàng. phân tích chi tiết các chỉ số các nghiệp vụ rõ ràng, có số liệu phân tích chi tiết các nghiệp vụ. nội dung chi tiết, các thông tin cập nhật mới nhất 2015.
Trang 1I Ngân hàng thương mại
1 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
2 Các loại hình của NHTM
a căn cứ theo hình thức sở hữu NHTM
Có 4 loại: Ngân hàng sở hữu tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng sở hữu
nhà nước, ngân hàng liên doanh
b Căn cứ theo cơ cấu tổ chức NHTM
Có 4 loại: Ngân hàng sở hữu công ty, Công ty sở hữu ngân hàng, ngân hàng đơn nhất, ngân hàng có chi nhánh
3 Chức năng
a Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại
b Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán an toàn,tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng…
Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
c Chức năng tạo tiền
Trang 2Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM Với mục tiêu
là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế
Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn
NHTW có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế Do đó, đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ
đề ra
II Nghiệp vụ tài sản nợ
1. Khái niệm nghiệp vụ tài sản nợ
Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của ngân hàng thương mại Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn chủ sở hữu( vốn tự có), vốn huy động và vốn vay Do đó nghiệp vụ tài sản nợ bao gồm
- nghiệp vụ tạo vốn tự có
- nghiệp vụ huy động vốn
- nghệp vụ vay vốn
a. Nghiệp vụ tạo vốn tự có( Vốn điều lệ )
Mỗi ngân hàng phải có số vốn tự có làm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình Số vốn tự có này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM nhưng đóng vai trò rất quan trọng, Vốn tự có được tạo ra thông qua:
- Vốn điều lệ (Charter capital) Là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành
lập Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Được ghi vào điều lệ thành lập Ngân hàng Tuỳ thuộc vào loại hình Ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau:Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng
Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng liên doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các bên liên doanh
Ngân hàng nước ngoài: Vốn diều lệ được hình thành từ 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng tư nhân: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn của chủ Ngân hàng Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ
Cho đến thời điểm này, Vietinbank vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với 37.234 tỷ đồng Tuy nhiên khác với trước, Vietinbank cao hơn trên dưới chục
Trang 3nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank thì đến nay, BIDV đã theo sau khá sát với 31.481 tỷ đồng, sau khi nhận sáp nhập với MHB
Dưới đây là tình hình vốn điều lệ của các ngân hàng được tổng hợp từ báo cáo tài chính, các số liệu ngân hàng công bố tính đến cuối quý II/2015
Trang 4( http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/trat-tu-moi-trong-bang-xep-hang-von-cua-36-ngan-hang-hien-nay-20150913104230311.chn)
Trang 5b. Nghiệp vụ huy động vốn:
Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoản trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng yêu cầu
Các hình thức huy động vốn bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hành có thể rút ra bất cứ lúc nào Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trong tài khoản để chuyển qua cho người khác, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, tuy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động phục vụ thanh toán
Ví dụ: công ty A muốn thanh toán tiển hàng hóa cho công ty B là 1tỷ đồng thì công ty A sẽ yêu cầu ngân hàng mà công ty A đã có tài khoản không kỳ hạn chuyển 1 tỷ đồng từ tài khoản của công ty A vào tài khoản của công ty B
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đây là loại hình tiền gửi tích lũy không mang tính giao dịch Khi khách hàng có yêu cầu rút thì ngân hàng phải đáp ứng ngay
Về mức độ ổn định, do mang tính chất phi giao dịch nên thời gian lượng tiền này tồn tại tại ngân hàng tương đối dài so với tiền gửi không kỳ hạn Về lãi suất ngân hàng trả lãi suất theo mức lãi suất không kỳ hạn
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu: ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu,trái phiếu ngân hàng nhằm thực hiện những dự án đầu tư đã định Việc huy động vốn bằng việc phát hành ký phiếu, trái phiếu ngân hàng được thực hiện bằng hai cách :
Phát hành theo mệnh giá : trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt ký phiếu
Phát hành bằng hình thức chiết khấu: trả lãi trước, người mua sẽ trả một
số tiền bằng mệnh giá trừ đi trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng
c. Nghiệp vụ vay vốn
Nguồn vốn đi vay nhằm tạo khả năng thanh toán cho NHTM Khi một NHTM thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn khác chưa đủ đáp ứng thì NHTM có thể đi vay
Nghiệp vụ vay vốn của NHTM có thể chia thành hai loại chính: Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay trực tiếp như sau:
Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá:
Phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi ( kỳ phiếu), trái phiếu,
Vay vốn các tổ chức tín dụng
Một NHTM có thể vay ở một số nguồn chính như: Vay từ NHNN và Bộ Tài chính (BTC), vay từ các NHTM khác và tổ chức tín dụng, từ nước ngoài
Chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các hình thức huy động vốn khác
Trang 6- Vay từ NHNN và BTC:
- Vay từ NHNN: NHTW sẽ tiếp vốn cho các NHTM, thông thường các
NHTM chỉ được vay để bù đắp những thiếu hụt ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn
Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để cho vay lại nền kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi, các khoản vay này thường bị hạn chế số lượng, đặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt
- Vay từ Bộ Tài chính:
Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộ tài chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng Ngân hàng Hàng năm, các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn cho các công trình phục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh Nguồn này sẽ được Bộ Tài chính chuyển sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc của NHTM quốc doanh khác dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi
Do đó NHTM có thể vay một phần từ Bộ Tài chính để tài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền để cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTM không bị lỗ trong kinh doanh
- Vay từ các NHTM và Tổ chức tín dụng khác
Ngoài nghiệp vụ trên có thể vay các NHTM hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc:
- Các NHTM phải hoạt động hợp pháp
- Thực hiện việc đi vay và cho vay theo hợp đồng tín dụng
- Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của NHNN Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, kỳ hạn trung hạn là chủ yếu, phụ thuộc nhiều vào quan hệ cũng như uy tín của NHTM đi vay
VD : Các số liệu vay nợ của Ngân hàng ACB
Chỉ tiêu
Vay nợ NHNN
và chính phủ (triệu VND)
Vay các tổ chức tín dụng khác (triệu VND) Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB
Bảng cân đối kế toán hợp nhất giữa
niên độ tại ngày 31/3/2016
515.504 1.649.984
- Vay từ nước ngoài:
Các NHTM Việt Nam hiện có quan hệ đại lý và thanh toán rộng rãi với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuận lợi Lãi suất vay được áp dụng theo lãi suất trên thị trường tiền tệ thế giới Tuy nhiên, khi vay thì các NHTM Việt Nam phải chấp hành một hạn mức tín dụng do nước ngoài quy định Hạn mức này phải được Chính phủ hoặc NHNN Việt Nam bảo lãnh Theo Nghị định 90/CP, thì mức bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho một tổ chức tín dụng
Trang 7không quá 6 lần vốn tự có của tổ chức đó Nhưng hạn mức trên phải trừ đi số nợ trước chưa trả đến thời điểm đến thời điểm vay mới
II Nghiệp vụ tài sản có
1. Nghiệp vụ ngân quỹ
Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng
Là những loại tài sản không sinh lợi được nắm giữ chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo
dự trữ bắt buộc của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả cho người gửi tiền, thanh toán bù trừ và đáp ứng được nhu cầu vốn khả dụng của NH -> tài sản có tính thanh khoản cao Chiếm khoảng 15% trong tổng tài sản Có của các ngân hàng, -Trong tương lai, khoản mục này có xu hướng ngày càng giảm do sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt, trình độ quản lý của ngân hàng
Thành phần TS Có của ngân hàng bao gồm:
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi tại các TCTD khác
Dự trữ các giấy tờ ngắn hạn
a. Tiền mặt tại quỹ
Nội tệ, ngoại tệ, đá quý…
- Tính thanh khoản – tính lỏng cao nhất, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên Gắn với chi phí phát sinh như: bảo quản, đếm, vận chuyển
- Tâm lý, thói quen giữ tiền mặt trong thanh toán của VN ->giữ tỷ lệ tiền mặt cao
- TS không sinh lời-> giữ ngân quỹ ở mức thấp nhất có thể
- Lượng dự trữ phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và khả năng thu hút tiền mặt mỗi thời kỳ, khoảng cách giữa trung tâm tiền tệ & NH
b. Tiền gửi tại các Ngân hàng khác: để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển
tiền…
Bao gồm:
Tiền gửi đáp ứng nhu cầu giao dịch & thanh toán bù trừ
Tiền gửi để duy trì dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ qui định: (duy trì theo ngày)
Số tiền DTBB cho ngày hôm sau = Tổng NV huy động cuối ngày hôm nay x Tỷ lệ DTBB
Tiền gửi khác
c. Dự trữ các giấy tờ ngắn hạn: tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng
(rủi ro phá sản)
Trang 8Thanh khoản & đa dạng hóa TS
Bù trừ rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay.
Cung cấp nguồn thanh khoản dự phòng cho ngân hàng
Giúp cho ngân hàng giảm số thuế phải nộp nhưng vẫn tăng thu nhập).
d. Tiền gửi tại ngân hàng trung ương: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui
định của ngân hàng trung ương và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng trung ương
2. Nghiệp vụ cho vay
-NHTM sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình vào việc cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân nên gọi là tài sản có tín dụng
-Nghiệp vụ cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ tài sản có
Lợi nhuận từ NHTM chủ yếu từ nghiệp vụ này
Vietcombank: Kết thúc năm 2015, tổng tài sản của ngân hàng đạt 674 nghìn tỷ đồng,
tăng 17%, đứng thứ 3 trong số các ngân hàng niêm yết Vốn chủ sở hữu đạt 45 nghìn
tỷ đồng, tăng 6%, trong đó, vốn điều lệ của ngân hàng là 27 nghìn tỷ đồng
Cho vay khách hàng đạt 387 nghìn tỷ đồng, tăng 19%, tổng quy mô tín dụng đạt khoảng 578 nghìn tỷ đồng
Trang 9http://taichinhplus.vn/TIEN-TE/Ngan-hang/VCB-dang-dung-o-vi-tri-nao-trong-he-thong-ngan-hang-Viet-post157734.html
VietinBank
tổng tài sản đạt 779.000 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên Năm qua, ngân hàng cho vay nền kinh tế 537.000 tỷ đồng
http://news.zing.vn/tong-tai-san-cua-vietinbank-dat-gan-780000-ty-dong-post617613.html
- Cho vay gồm
:+ Tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp
+ Tín dụng ngắn hạn cho cá nhân: tiêu dùng
+ Tín dụng dài hạn :mua bất động sản
• Cho vay trực tiếp
Căn cứ vào thời hạn:
Cho vay ngắn hạn: 1 ngày – 1 năm
Cho vay trung hạn: 1 năm – 5 năm
Cho vay dài hạn: > 5 năm
• Cho vay gián tiếp
Là các khoản cho vay được thực hiện bằng:
Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
Nghiệp vụ bao thanh toán
Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá:
♣ Chiết khấu là 1 hình thức cấp tín dụng mà theo đó NHTM nhận các thương phiếu, chứng
từ có giá chưa đến hạn thanh toánvà ứng trước cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng
♣ Phương thức chiết khấu:
chiết khấu có thời hạn
chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG
Trong đó Tín dụng ngắn hạn chiếm ưu thế vì ngân hàng có thể giữ được khă năng thanh toán.
Tóm lại làm tốt nghiệp vụ cho vay Ngân hàng Thương mại - Tổ chức tín dụng thực hiện chức năng tín dụng ngân hàng tạo cho tổ chức tín dụng có vai trò nổi bật trên các mặt sau đây:
Một là, thông qua chức năng phân phối lại vốn, tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng trưởng kinh tế
Trang 10Hai là; tín dụng được coi như một công cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia để thực
hiện điều hoà lưu thông tiền làm cho tiền tệ ổn định Thông qua tín dụng, Ngân hàng Trung ương tiến hành việc phát hành thêm tiền vào lưu thông hoặc bớt tiền ra khỏi lưu thông tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế Như vậy, yêu cầu quy luật lưu thông tiền tệ được tôn trọng
Ba là, tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển Nhờ có tín
dụng cấp vốn mà nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều ngành kinh tế đã phục hồi và phát huy được thế mạnh Mặt khác, tín dụng góp phần tác động để tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp
Bốn là, tín dụng tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài Tín dụng
là phương tiện nối liền kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài
Nghiệp vụ cho thuê được sử dụng rất đa dạng và phong phú