Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tâm lý học QTKD và tâm lý học.I.Những vấn đề cơ bản về tâm lý học.II.Những vấn đề cơ bản về tâm lý học QTKD.Chương 2. Tâm lý người lao động.I.Những vấn đề chung về người lao động.II.Đặc điểm tâm lý người lao động.Chương 3. Tâm lý tập thể hoạt động kinh doanh.1.Khái niệm tập thể.2.Đặc điểm cơ bản của tập thể hoạt động kinh doanh.3.Một số hiện tượng tâm lý xã hội cần chú ý trong tập thể hoạt động kinh doanh.Chương 4. Tâm lý người tiêu dùng.1.Những vấn đề chung về tâm lý người tiêu dùng.2.Nhu cầu của người tiêu dùng.
Trang 1Chương 1 Những vấn đề cơ bản về tâm lý học QTKD và tâm lý học.
I Những vấn đề cơ bản về tâm lý học.
1 Tâm lý.
a Kn và bản chất của tâm lý học.
- Khái niệm :
+ Theo từ điển tiếng Việt : Tâm lý là là ý nghĩ, tình cảm làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong con người
+ Kq : Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người
*) Bản chất của tâm lý : theo quan điểm duy vật biện chứng :
- Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ mỗi người thông qua hoạt động của mỗi người
+ Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả để lại dấu vết ‘ hình ảnh’ tác động ở cả 2 hệ thống tác động và hệ thống chịu
sự tác động
+ Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất Phản ánh tâm lý
là 1 loại phản ánh đặc biệt Đó là sự tác động của hoạt động khách quan vào con người, hệ thần kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất của vật chất Có nguồn gốc
từ phản xạ
+ Phản xạ là phản ứng tất yếu hợp quy luật của cơ thể đối với kích thích bên ngoài Phản ứng thực hiện nhiều hoạt động của thần kinh
+ Chuỗi tế bào thần kinh thực hiện 1 phản xạ gọi là cung phản xạ Cung phản xạ gồm 3 thành phần : tiếp nhận tác động đc cấu tạo bộ máy nhận kích thích ( giác quan và dây thần kinh hướng tâm) => phần trung tâm ( não bộ ) tiếp nhận, xử lý kích thích và ra lệnh => phần dẫn ra ( dây thần kinh ly tâm + các cơ tuyến) nhận xung động thần kinh từ trung tâm chuyển đến các cơ tuyến
Giác quan não: cơ tuyến phản xạ
Tiếp nhận
Xử lý
Ra lệnh
Dây thần kinh
Ly tâm
Dây thần kinh Hướng tâm Kích thích
Trang 2ĐK cần để có phản ánh tâm lý : có kích thích, các giác quan não hoạt động bình thường
Đk đủ : thông qua con đường hoạt động và giao tiếp
+ Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý : cùng nhận 1 sự tác động của thế giới về 1 hiện tượng khách quan như nhau nhưng những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau Cùng 1 hiện thực khách quan tác động đến 1 chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau ở những hoàn cảnh khác nhau với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức
độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở cùng 1 chủ thể đó Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận và thể hiện nó rõ nhất
Nguyên nhân có tính chủ thể : mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan,
hệ thần kinh và não bộ; mỗi người có hoàn cánh sống khác nhau, đc giáo dục không như nhau; đặc biệt mỗi cá nhân thì thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau
- Bản chất lịch sử - xã hội :
+ Thế giới khách quan ( tự nhiên, xã hội) trong đó nguồn gốc của xã hội quyết định tâm lý con người Tâm lý nười là sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội Là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội, chủ thể của nhận thức và hoạt động của giao tiếp một cách sang tạo Cơ chế hình thành : cơ chế lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm và mặt ngoài xã hội thông qua hành động và giao tiếp Trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hành động và giao tiếp
có tính quyết định
+ Tâm lý hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng
Kết luận : Nếu muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống,…của con người Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, đặc điểm riêng của từng cá nhân Tổ chức các hoạt động, quan hệ giao tiếp
để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý con người Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử
cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử
Trang 3b Đặc điểm tâm lý người.
- Là đời sống nội tâm của con người, là 1 hiện tượng tinh thần gần gũi, than thuộc với con người
- Có tính chất chủ thể nên tâm lý không ai giống ai
- Là kết quả của quá trình xã hội hóa
- Có sức mạnh to lớn
c Hiện tượng tâm lý.
- Hiện tượng tâm lý là hiện tượng con người có thể nhận thức được bản thân và thế giới khách quan, rồi phản ứng trở lại theo cách của mình
*) Phân loại hiện tượng tâm lý :
- Theo thời gian tồn tại và vị trí ổn định của hiện tượng tâm lý trong não con người : chia làm 3 loại
+ Quá trình tâm lý : là những hiện tượng tâm lý xảy ra trong não người trong 1 khoảng thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng Quá trình này chia làm 3 quá trình nhỏ : nhận thức ( thông qua cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,…) , cảm xúc ( xúc cảm, tình cảm), ý trí
+ Trạng thái tâm lý : hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài và đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý biểu hiện ra 1 cách nhất định
+ Thuộc tính tâm lý : những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó thay đổi để tạo nên những nét riêng biệt của con người về mặt tâm lý Chịu tác động bởi 4 yếu
tố cơ bản : xu hướng, tính khí, tính cách, năng lực
- Căn cư vào sự tham gia của ý thức :
+ Hiện tượng tâm lý có ý thức
+ Hiện tượng tâm lý chưa được ý thức
- Căn cứ vào quy mô chủ thể :
+ Hiện tượng tâm lý cá nhân
+ Hiện tượng tâm lý xã hội
2 Tâm lý học.
Trang 4a Sơ lược hình thành.
- Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ở nước ngoài :
- Sơ lược lịch sử hình thành ở Việt Nam :
Xuất hiện thời Pháp thuộc, với tư cách là 1 môn khoa học nhưng chủ yếu là duy tâm Năm 1958, Tổ giáo dục học và tâm lý học ra đời Năm 1959, có cuốn sách giáo khoa đầu tiên về tâm lý học Năm 1964, Việt Nam lần đầu tiên công bố 1 công trình NCKH về tâm lý học Năm 1965, Khoa tâm lý học và giáo dục ra đời tại Đại học Sư phạm Hà Nội Năm 1969, Tâm lý học Quân sự ra đời Năm 1974, cuốn sách về Tâm
lý học Quân sự ra đời Ngày 23/12/1976, Khoa tâm lý học Quân sự ra đời Năm 1994,
Bộ môn tâm lý học ra đời Năm 2000, Viện tâm lý học được thành lập
b Khái niệm tâm lý học.
- Là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý
c Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý học.
- Đối tượng nghiên cứu : là các hiện tượng tâm lý với tư cách là 1 hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung
là các hiện tượng tâm lý Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý
- Nhiệm vụ :
+ Phát hiện bản chất của hiện tượng tâm lý
+ Phát hiện quy luật hình thành và phát triển tâm lý người
+ Xây dựng nội dung, hệ thống phạm trù, khái niệm tâm lý học và hệ thống kỹ năng tâm lý tương ứng Xây dựng phương pháp luận và hệ thống phương pháp nghiên cứu
*) Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát : là pp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên bình thường của họ để từ
đó rút ra các kết luận
+ Ưu điểm : thu được các thông tin cụ thể, khách quan, thông tin thô
Trang 5+ Nhược điểm : phụ thuộc khá lớn vào người tiến hành quan sát; đối với các biểu hiện tâm lý sâu kín của người đc quan sát như : niềm tin, lý tưởng,….rất khó quan sát đc
+ Quan sát có nhiều cách : trọng điểm, trực tiếp, gián tiếp,…
- Phương pháp trò chuyện : là pp nghiên cứu thông qua việc trò chuyện chân tình, cởi mở với họ
+ Ưu điểm : cho phép đi sâu vào n/c đc nội tâm của con người mà ít tốn chi phí + Nhược điểm : phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng tiếp xúc của người nghiên cứu ; dễ lầm ý chủ quan của người n/c trong trao đổi ; không phải đối tượng n/c nào cũng dễ dàng chấp nhận hợp tác theo cách n/c này
- Phương pháp thực nghiệm : là pp n/c thông qua 1 kế hoạch các tác động có tính chủ động để tạo ra các tình huống Nhờ đó có thể quan sát đối tượng cần n/
c theo những giả thuyết đã đề ra
+ Ưu điểm : dễ thực hiện vào thẳng mục tiêu n/c để tìm ra dấu hiệu tâm lý mà ta muốn biết
+ Nhược điểm : tốn nhiều công sức và chi phí ; tùy thuộc lớn vào trình độ, kinh nghiệm của người tiến hành thực nghiệm
- Phương pháp điều tra : là pp n/c tâm lý qua các bảng câu hỏi cho sẵn với những cách trả lời đc quy định sẵn hoặc không quy định sẵn
+ Ưu điểm : điều tra được trên diện rộng, dễ đi sâu vào mục tiêu n/c
+ Nhược điểm : dễ lồng ý kiến chủ quan, nếu người trả lời câu hỏi không ủng hộ thì thông tin nhiễu
- Phương pháp n/c lý lịch : là pp n/c tâm lý gián tiếp thông qua hồ sơ, lai lịch, lịch sử của người cần xem xét
- Phương pháp n/c sản phẩm của người cần n/c
+ Ưu điểm : dễ tìm sản phẩm của người đó
+ Nhược điểm : đòi hỏi người thực hiện n/c phải có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn giỏi
Trang 6- Phương pháp điều tra gián tiếp qua trung gian.
- Phương pháp nhận dạng cá nhân
II Những vấn đề cơ bản về tâm lý học QTKD.
1 Quản trị kinh doanh.
2 Tâm lý học QTKD.
a Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học QTKD.
b Khái niệm tâm lý học QTKD.
- Là một chuyên ngành của tâm lý học, nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm và
cơ chế vận hành tâm lý của con người trong hoạt động SXKD, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động này trong doanh nghiệp
c Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 Tâm lý người lao động.
I Những vấn đề chung về người lao động.
II Đặc điểm tâm lý người lao động.
1 Nhu cầu của người lao động.
a Những vấn đề chung về nhu cầu.
- Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
- Đặc điểm của nhu cầu :
+ Có đối tượng cụ thể
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn của nó quy định
+ Có tính chu kỳ
+ Nhu cầu của con người rất đa dạng
+ Khác xa về chất so với nhu cầu của con vật vì nhu cầu của con người mang bản chất xã hội
- Một số quy luật của nhu cầu :
Trang 7+ Khi 1 nhu cầu nào đó đc thỏa mãn thì tại thời điểm đó nó không còn là động lực thúc đẩy hoạt động của con người nữa
+ Ở hầu hết mọi người đều có 1 hệ thống nhu cầu, nhu cầu này đc thỏa mãn thì nhu cầu khác trở nên bức thiết hơn
- Phân loại và mức độ của nhu cầu :
+ Phân loại ( 2 loại) : nhu cầu vật chất ( mức độ thấp) là cơ sở cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người Thứ 2 là nhu cầu tinh thần là nhu cầu ở mức độ cao
+ Theo mức độ : Nhu cầu sinh lý => nhu cầu an toàn => nhu cầu xã hội => nhu cầu đc tôn trọng => nhu cầu tự khẳng định mình
b Vấn đề nhu cầu của người lao động ở Việt Nam.
Chủ yếu còn là nhu cầu mức độ thấp : là nhu cầu về thu nhập và sự an toàn
2 Năng lực của người lao động.
a Những vấn đề chung về năng lực người lao động.
- Là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo chó hoạt động ấy đạt hiệu quả cao
- Các mức độ của năng lực : đc đặc trưng bởi mức độ hoàn thành của kết quả đạt được và số lượng người đạt đc điều đó
+ Mức 1 là năng lực : chỉ mức độ nhất định của năng lực, biểu thị sự hoàn thành
có kết quả 1 hoạt động nào đó và nhiều người có thể đạt đc
+ Cấp 2 là tài năng : là mức độ năng lực cao hơn, đc đặc trưng bởi sự đạt đc những thành tích lớn, ít người sánh đc ( trình độ sang tạo cao, sản phẩm đặc biệt độc đáo và số lượng ít người đạt đc điều đó)
+ Cấp 3 là thiên tài : là mức độ năng lực cao nhất, biểu thị sự hoàn thành 1 cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt suất nhất, có một không hai trong 1 lĩnh vực hoạt động nào đó tạo ra 1 thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình
- Sự hình thành và phát triển năng lực :
+ Tiền đề tự nhiên: theo quan điểm của tâm lý học Maxit, các hoạt động chức năng của não và trong cấu trúc cơ thể nói chung không có ý nghĩa hiển nhiên đối
Trang 8với sự phát triển của năng lực con người Tư chất không quyết định năng lực nhưng tư chất có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực, là tiền đề tự nhiên/vật chất của sự phát triển năng lực
+ Tiền đề xã hội : là điều kiện quan trọng quyết định Năng lực vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phân công lao động Năng lực của con người phát triển theo trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, phụ thuộc vào trình độ xã hội
b Năng lực của người lao động Việt Nam.
Năng lực của người lao động VN còn ở mức thấp là mức 1 năng lực, hầu hết người lao động VN còn chưa đáp ứng đc năng lực, trình độ tay nghề chưa cao và chưa đc đào tạo chuyên nghiệp
3 Khí chất.
a Những vấn đề chung về khí chất.
- Khí chất là thể hiện về mặt cường độ mạnh hay yếu, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp độ đều đặn hay bất thường của các hành động tâm lý trong những hành vi,
cử chỉ, cách nói năng của cá nhân Mang tính di chuyền và chịu tác động của cấu tạo của các tế bào thần kinh của con người
- Cơ sở hình thành : Toàn bộ hoạt động của não bộ diễn ra trên cơ sở 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế
+ Hưng phấn là hiện tượng hoạt hóa của chất sống khi có quá trình tác động Đây
là quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng lực mạnh của 1 hay nhiều phản xạ
+ Ức chế : là quá trình hoạt động thần kinh nhằm làm mất, yếu thuộc tính của tế bào thần kinh Đây là quá trình thần kinh giúp thần kinh kìm hãm hoặc làm mất đi
1 hay 1 số phản xạ
Dựa vào những thuộc tính cơ bản của 2 quá trình thần kinh trên để chia các kiểu hình thần kinh : độ mạnh : cường độ vận động mạnh hay yếu
Sự cân bằng 2 quá trình : mức độ vận động như nhau Linh hoạt : tốc độ chuyển hóa giữa 2 quá trình
sự phối hợp 3 kiểu trên tạo ra 3 kiểu thần kinh cơ bản như sau :
Trang 9kiểu hoạt ( mạnh, cân bằng, linh hoạt).
kiểu trầm ( mạnh, cân bằng, không linh hoạt)
kiểu nóng ( mạnh, không cân bằng)
b Vấn đề khí chất người lao động Việt Nam.
4 Tính cách của người lao động.
a Những vấn đề chung về tính cách.
- Tính cách là đặc điểm tâm lý cá nhân biểu hiện bằng những hành vi, cách ứng
xử, cách nói năng mang tính định hình, nó chi phối lên quá trình sống bằng hành động của con người, chịu tác động to lớn của môi trường sống, quá trình học tập, giao tiếp của con người, trào lưu xã hội
- Biểu hiện của tính cách : thái độ, cách xử sự với môi trường xung quanh
- Có 2 mặt :
+ Nội dung : hệ thống thái độ cá nhân với hiện thực
+ Hình thức : những phương thức hành động kiểu hành vi xã hội của con người Nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại chi phối lẫn nhau
- Phâ loại : khi xét đến sự đồng nhất giữa nội dung và hình thức có 4 kiểu cơ bản + nội dung và hình thức tốt
+ nội dung và hình thức xấu
+ nội dung tốt, hình thức xấu
+ nội dung xấu, hình thức tốt
Chương 3 Tâm lý tập thể hoạt động kinh doanh.
1 Khái niệm tập thể.
- Tập thể là 1 nhóm người liên kết với nhau bởi hoạt động chung, có mục đích mang lại giá trị xã hội cao và 1 nhóm người tồn tại độc lập, có tổ chức cơ quan lãnh đạo, đc khẳng định mang tính pháp lý
- Tập thể hoạt động kinh doanh là 1 nhóm người liên kết với nhau bởi mục đích kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và xã hội Là 1 nhóm
Trang 10người hoạt động độc lập có tổ chức, có qo quan quản lý đc khẳng định mang tính pháp lý
2 Đặc điểm cơ bản của tập thể hoạt động kinh doanh.
- Là 1 nhóm chính thức, có hoạt động chung là hoạt động kinh doanh, đc nhà nước bảo hộ mang tính pháp lý
- Mục đích hoạt động theo định hướng tiến bộ xã hội nhằm mang lại lợi ích cho
cá nhân, tập thể, xã hội
- Quan hệ chính thức giữa các thành viên do mục đích hoạt động kinh doanh chung quy định
- Có cơ quan pháp lý, có người lãnh đạo điều hành phối hợp hoạt động nhằm thực hiện mục đích đề ra
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dung cá nhân, tập thể, xã hội
3 Một số hiện tượng tâm lý xã hội cần chú ý trong tập thể hoạt động kinh doanh.
a Xung đột.
- Xung đột trong hoạt động tập thể kinh doanh là sự mâu thuẫn, cọ sát, va chạm
về lợi ích, bất đồng quan điểm của các cá nhân hay nhóm người trong hoạt động kinh doanh về 1 vấn đề, sự việc nào đó có liên quan tới sự tồn tại,phát triển của họ
- Các loại xung đột :
+ Căn cứ theo chiều hướng các quan hệ trong cấu trúc chính thức của tập thể thì chia làm 2 loại : xung đột theo chiều dọc và xung đột theo chiều ngang
+ Căn cứ vào chủ thể xung đột gồm 3 loại : xung đột nhóm với nhóm, xung đột cá nhân này với cá nhân khác, xung đột cá nhân với nhóm.\
+ Căn cứ vào nội dung xung đột 4 loại: xung đột giao tiếp, xung đột công việc, xung đột kinh tế, xung đột lối sống
- Nguyên nhân xung đột : do giao tiếp, tổ chức hay do sự khác biệt đặc điểm cá nhân
- Các chiến lược phổ biến trong giải quyết xung đột :