1. Lý do chọn đề tài Phóng sự Truyền hình không chỉ thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của báo chí trong việc thông tin kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn đem những vấn đề thời sự, nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống tới công chúng. Hiện nay, Phóng sự đã và đang góp phần tạo nên sức hấp dẫn của Truyền hình. Có rất nhiều yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Phóng sự trong đó có Tiêu đề Phóng sự. Tên Phóng sự là thông tin đầu tiên đến với người xem, là yếu tố có khả năng thu hút sự chú ý và là sự khởi đầu cho quá trình chinh phục và lôi kéo khán giả xem các nội dung tiếp theo của Phóng sự. Thực tế, nhiều Tiêu đề Phóng sự xuất hiện trong Chương trình Phóng sự trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam chưa hấp dẫn, thậm chí còn nhiều sai sót. Ví dụ: đặt tên dài, lủng củng, tên không sát nội dung chủ đề tác phẩm, tên giật gân, mang tính thương mại hóa… Để Tiêu đề Phóng sự nói riêng, Phóng sự Truyền hình nói chung ngày càng phát huy thế mạnh, hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng Tiêu đề Phóng sự Truyền hình hiện nay” (Khảo sát Chương trình Phóng sự phát trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012) để nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải thiện chất lượng Tiêu đề Phóng sự trên sóng Truyền hình, những nội dung đề tài đề cập sẽ trở thành những kiến thức khoa học cho sinh viên, các nhà báo, người tổ chức sản xuất chương trình...tham khảo khi tìm hiểu về thể loại Phóng sự Truyền hình.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Lê Thị Kim Thanh, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp em trong suốt quá trình viết khóa luận.
Trong hai năm vừa qua được học tập tại nhà trường, em đã được các thầy cô trang bị cho rất nhiều kiến thức cơ bản về Phát thanh - Truyền hình Những kiến thức này giúp ích cho em rất nhiều trong công việc Các thầy cô
đã rất nhiệt tình, tận tâm chỉ dạy cho chúng em từ cơ bản đến phức tạp, những kĩ năng cơ bản cũng như nâng cao để viết và làm một tác phẩm báo chí Em xin chân thành cảm ơn nhà trường cũng như các giáo viên trong trường và đặc biệt hơn nữa là các thầy cô giáo của khoa Phát thanh - Truyền hình.
Khi thực hiện đề tài này, em đã vận dụng những kiến thức được học và các tài liệu chuyên ngành về Truyền hình để nghiên cứu, tìm hiểu Tuy nhiên,
do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài khoá luận của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, do đó em rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2012
SV Thực hiện:
Trang 2MỤC LỤC
PHỤ LỤC
BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phóng sự Truyền hình không chỉ thực hiện chức năng thông tin tuyêntruyền của báo chí trong việc thông tin kịp thời những chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn đem những vấn đề thời
sự, nóng hổi, mang hơi thở của cuộc sống tới công chúng Hiện nay, Phóng sự
đã và đang góp phần tạo nên sức hấp dẫn của Truyền hình Có rất nhiều yếu
tố tạo nên sức hấp dẫn của Phóng sự trong đó có Tiêu đề Phóng sự TênPhóng sự là thông tin đầu tiên đến với người xem, là yếu tố có khả năng thuhút sự chú ý và là sự khởi đầu cho quá trình chinh phục và lôi kéo khán giảxem các nội dung tiếp theo của Phóng sự
Thực tế, nhiều Tiêu đề Phóng sự xuất hiện trong Chương trình Phóng
sự trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam chưa hấp dẫn, thậm chí còn nhiềusai sót Ví dụ: đặt tên dài, lủng củng, tên không sát nội dung chủ đề tác phẩm,tên giật gân, mang tính thương mại hóa… Để Tiêu đề Phóng sự nói riêng,Phóng sự Truyền hình nói chung ngày càng phát huy thế mạnh, hấp dẫn và
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng Tiêu đề Phóng sự Truyền hình hiện nay” (Khảo sát Chương trình Phóng sự phát trên sóng VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam, từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012) để nghiên cứu Hy vọng kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần cải thiện chất lượng Tiêu đề Phóng sự trên sóng Truyền hình,những nội dung đề tài đề cập sẽ trở thành những kiến thức khoa học cho sinhviên, các nhà báo, người tổ chức sản xuất chương trình tham khảo khi tìmhiểu về thể loại Phóng sự Truyền hình
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, kể từ lần đầu xuất hiện tới nay, Phóng sự Truyền hình làmột trong những đề tài được nhiều học giả và các chuyên gia nghiên cứu
Trang 4Cũng có nhiều công trình nghiên cứu Tiêu đề báo chí như: Tiêu đề tin trên báo của tiến sĩ Trần Thu Nga - Giảng viên Khoa Báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, một số bài nghiên cứu chuyên sâu về Tiêu đề báo chícủa tiến sĩ Trần Quang Hào - Giảng viên Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn Ngoài ra, còn có nhiều công trình của sinh viên, cácnhà báo và các nhà nghiên cứu báo chí khác nghiên cứu về vấn đề này
Đặt và lựa chọn Tiêu đề tác phẩm báo chí là kỹ năng nghề nghiệp cần
sử dụng thường xuyên và thành thạo đối với các phóng viên và biên tập viên
Theo vòng xoay của lịch sử, người xưa cũng đã chú ý “chăm sóc” Tiêu
đề văn bản về mặt nội dung cũng như mặt hình thức Họ nhận thức được vaitrò quan trọng của Tiêu đề văn bản Tuy nhiên ý kiến của họ thường chỉ lànhững nhận định tổng quát Thời nay, trong các giáo trình về nghiệp vụ báochí như: “Những kỹ thuật căn bản của người viết báo”; “Bước vào nghề báo”;hay “Hướng dẫn cách viết báo” các tác giả cũng đề cập đến Tiêu đề như mộtthao tác nghiệp vụ rất quan trọng của nghề báo Tuy nhiên nội dung dành choTiêu đề tác phẩm báo chí trong các giáo trình trên còn quá khiêm tốn
Theo tác giả Hồ Lê, Tiêu đề là cái trước tiên đập vào mắt người đọc
Có thể ví như những cái cửa đã mở để sẵn sang mời người đọc bước vào.Song, người đọc có quyền lựa chọn Họ có thể bước vào cửa này trước cửakia sau và phải có thể chỉ lưới qua một số cửa nào đó mà không bước vào Vìvậy, Tiêu đề cần phải có khả năng kích thích mặt tích cực của tâm lý ngườiđọc, cụ thể là khêu gợi được trí tò mò và hững thú tìm hiểu ở họ
Tác giả Vũ Quang Hào cũng dành một chương “Ngôn ngữ tít báo” đềcập đến Tiêu đề tác phẩm báo chí trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” Trongchương này, tác giả tập trung nghiên cứu chức năng và cấu trúc của tít báo,các loại tít mắc lỗi [17]
Tiêu đề Phóng sự Truyền hình là một trong những yếu tố tạo nên sứchấp dẫn của tác phẩm Hiện nay, chất lượng Tiêu đề Phóng sự Truyền hình còn
Trang 5nhiều vấn đề phải nghiên cứu, trao đổi Tuy nhiên, cho đến nay chưa có côngtrình nào nghiên cứu độc lập, chuyên sâu về Tiêu đề Phóng sự Truyền hình.
Vì vậy, Việc chọn đề tài “Thực trạng Tiêu đề Phóng sự Truyền hìnhhiện nay” để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do thời gian và trình độ có hạn tôi chỉtiến hành khảo sát Tiêu đề Phóng sự trong Chương trình Phóng sự đã đượcphát sóng trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt nam
- Thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5năm 2012
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của khóa luận là tìm hiểu cơ sở khoa học và thực tiễn củaviệc đặt Tiêu đề cho một tác phẩm báo chí Trên cơ sở đó, khóa luận giúp cácphóng viên và biên tập viên hình thành kỹ năng đặt đầu đề đúng và hay, gópphần nâng cao hiệu quả thông tin cho tác phẩm báo chí
- Mang đến những kiến thức lý luận chung về Tiêu đề Phóng sự Truyềnhình: khái niệm, vai trò, tác dụng, đặc điểm của Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
- Tìm hiểu thực trạng Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình của ĐàiTruyền hình Việt Nam thông qua khảo sát Tiêu đề Phóng sự trong Chươngtrình Phóng sự trên VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam
- Tìm hiểu một số kỹ năng đặt Tiêu đề cho Phóng sự Truyền hình
- Chỉ rõ thế những ưu điểm và tồn tại của Tiêu đề Phóng sự Truyềnhình hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp đặt Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình saocho đúng, hay và hợp với nội dung của tác phẩm
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hình thành trên cơ sở lý luận báo chí, lý thuyết truyềnthông đại chúng, các thể loại báo chí Truyền hình… để có cái nhìn tổng
Trang 6quan về Phóng sự Truyền hình Trên cơ sở thực trạng của Phóng sự Truyềnhình, khóa luận sẽ phân tích, chứng minh đồng thời chỉ ra những ưu điểmcũng như khuyết điểm tồn tại của Tiêu đề Phóng sự Truyền hình Từ đó, đưa
ra một số giải pháp đặt Tiêu đề và nâng cao chất lượng Tiêu đề của Phóng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận.
Việc khảo sát và nghiên cứu Tiêu đề Phóng sự sẽ làm sáng tỏ thêm vềcách đặt Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
Khóa luận góp phần đem lại những hiểu biết về quá trình đặt Tiêu đềcủa Phóng sự Truyền hình, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thách thức mà cácTiêu đề thể loại Phóng sự Truyền hình đang gặp phải Thông qua đó, sẽ đề ramột số giải pháp đặt Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình sao cho đúng, hay vàhợp với nội dung của tác phẩm
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu tham khảocho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về các thể loại Truyền hình, thể loạiPhóng sự Truyền hình
7 Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luậnchia thành ba chương, 12 tiết, 29 mục, 30 tiểu mục
Trang 7Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIÊU ĐỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1 Khái niệm về Tiêu đề Phóng sự Truyền hình.
Trước khi bàn đến Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình, chúng ta cầnhiểu rõ thế nào là Phóng sự Truyền hình?
Phóng sự Truyền hình là thể loại quan trọng của báo chí Truyền hình
Sự ra đời của nó trên thế giới có thể đã manh nha từ những tác phẩm của điệnảnh từ cuối thế kỹ XIX Ở Việt Nam, Truyền hình ra đời muộn nên thời kỳđầu các phim thời sự tài liệu điện ảnh đảm nhiệm vai trò thông tin thời sự vàchủ yếu chiếu trong các rạp chiếu phim Những thước phim thời sự tài liệu
“Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về”, “Trận đánh Ô Cầu Dền” (1946), “Dưới máitrường mới”(1960) được xem là những thước phim thời sự tài liệu quý Đếnnăm 1970, Truyền hình Việt Nam ra đời, những Phóng sự Truyền hình đầutiên xuất hiện như: “Hà Nội Năm ngày đọ sức” (1972), “Tiếng trống trường”(1973), “Việt Nam và những chiếc xe đạp” (1975)…
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, sự phát triển của truyền thông đaphương tiện đã mở ra nhiều hình thức thông tin mới với kỹ thuật hiện đại vàtiện lợi cho người sử dụng Những thay đổi đó đã tác động mạnh mẽ đến nộidung, hình thức thể hiện của các chương trình Truyền hình nói chung vàPhóng sự Truyền hình nói riêng Phóng sự phản ánh trực tiếp các vấn đề củađời sống hiện thực kể cả những vấn đề bức xúc, gay cấn, những ngang trái, bí
ẩn, ly kỳ Phóng sự Truyền hình cũng đổi mới để phù hợp với nhu cầu và tâm
lý tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí thời hiện đại Do đó, hiện nay,các Phóng sự có thời lượng ngắn chiếm đa số trên sóng Truyền hình
Song song với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất chương trình, kỹthuật truyền dẫn sóng Truyền hình cũng phát triển rất nhanh chóng Cùng với
sự phát triển của Truyền hình, Phóng sự Truyền hình cũng không ngừng thay
Trang 8đổi và từng bước hoàn thiện về cả nội dung và hình thức Với khả năng cungcấp thông tin một cách đầy đủ, cụ thể, hấp dẫn, khách quan, sinh động trongquá trình vận động, phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng bằng hìnhảnh và âm thanh, Phóng sự Truyền hình đã và đang có vị trí, vai trò quantrọng trong các chương trình Truyền hình Sự xuất hiện của Phóng sự khôngchỉ làm cho thông tin Truyền hình thêm hấp dẫn mà còn đem đến cho chươngtrình “hơi thở cuộc sống”, sự mềm mại, uyển chuyển, thông tin tràn đầy cảmxúc, dễ đi vào lòng người.
Chính sự phát triển phong phú và đa dạng của Phóng sự Truyền hìnhqua các thời kỳ đã dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại này Tấtnhiên mỗi quan niệm thể hiện góc nhìn riêng của một người hoặc một nhómnhỏ những nguời quan tâm đến về thể loại này
Trong tác phẩm “Báo chí Truyền hình” (NXB Thông tin, 2004, trang59), các tác giả G.V.Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La Iuropxki có viết:
“Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh chóng trên báo chí, đài Phát thanh, Truyền hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên đã chứng kiến, can
dự vào” Theo quan niệm này thì yếu tố đứng đầu trong Phóng sự là khả năng
thông tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài Phóng sự trực tiếp chứngkiến và thực hiện
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí cũng đưa ra nhiều quan niệm
về Phóng sự Truyền hình Các quan niệm đó cũng xuất phát từ nhiều góc độtiếp cận khác nhau
Trong bài “Nhà báo nên viết Phóng sự”, đăng ngày 25/7/2006, trên
“Nghề báo.com”, tác giả Minh Phương có viết: “Phóng sự Truyền hình phản ánh sự kiện bằng hình ảnh và tiếng động là chủ yếu, lời dẫn của phóng viên như một chất keo trong suốt khâu nối các chi tiết và tư liệu báo chí thành một kết cấu thống nhất, gợi cảm”.
Kế thừa những quan niệm về Phóng sự Truyền hình của các nhà báo,nhà nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kỳ ở Việt Nam và trên thế giới, dựa
Trang 9trên những kết quả nghiên cứu trong các giáo trình, các công trình khoa học ởcác trường đại học, những bài giảng về Phóng sự Truyền hình ở các lớp bồidưỡng nghiệp vụ báo chí của các nhà báo giàu kinh nghiệm trong nước vàquốc tế, có thể nêu ra khái niệm chung về Phóng sự Truyền hình như sau:
Phóng sự Truyền hình là thể loại đặc trưng của Truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể hiện theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp Trong quá trình thể hiện Phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.
Chúng ta quay trở lại với Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình Vậy Tiêu
đề là gì?
Tiêu đề: Hiện nay, ngoài cách gọi là Tiêu đề, còn có nhiều tên gọi khác
như tên sách, tên bài, tựa đề, đầu đề, tít…
Tác giả Vũ Quang Hào đã viết: “Đặt Tiêu đề cho bài báo là việc làm
có tính chất quyết định số phận của bài báo Bài báo rất hay nhưng Tiêu đề
dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả Tiêu đề quan trọng đễn nỗi trước đây một vài tờ báo Pháp có cả người chuyên (có chức danh) đặt Tiêu
đề Đó là những biên tập viên mà nhiệm vụ duy nhất là nghĩ ra các Tiêu đề thu hút độc giả.Thậm chí còn có cả một giải thưởng, giải Louis Rameit, dành cho Tiêu đề hay nhất trong năm”
Trong Từ điển tiếng Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Ngôn ngữ xuất bản lại định nghĩa Tiêu đề là:
Tiêu đề là:Lời đề để gợi sự chú ý: Ví dụ: Quyển truyện có Tiêu đề
“Tiểu thuyết tâm lý - xã hội”.
Trang 10Phần in sẵn ở bên trên các giấy tờ hành chính, giấy tờ giao dịch thương
mại Ví dụ: Giấy viết thư có Tiêu đề ghi rõ địa chỉ [43, tr.973]
Tác giả Trịnh Sâm đã phân tích những hạn chế của các Tiêu đề, nhan
đề, tít Theo ông, sử dụng thuật ngữ Tiêu đề là đúng hơn cả Ông quan niệm:
“Tiêu đề là tên gọi chính thức của một văn bản hoặc một đoạn nội dung được đặt tên trong văn bản Về nội dung, nó đại diện cho đối tượng lấy nó làm tên gọi Về hình thức, nó có thể có cấu trúc đơn hoặc phức, gián cách hoặc không gián cách và thường được thể hiện bằng những kiểu chữ riêng, cỡ chữ riêng, với màu sắc riêng giúp người đọc dễ dàng phân biệt nó với phần còn lại của văn bản” [38, tr.19-27].
Vậy có thể nói Tiêu đề Phóng sự Truyền hình là: Một dạng Tiêu đề vănbản trong phong cách ngôn ngữ báo chí Đó là tên gọi chính thức của mộtPhóng sự Truyền hình
1.2 Đặc trưng, vai trò của Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
1.2.1 Đặc trưng của Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình cũng mang những đặc điểm chungcủa Tiêu đề trên báo chí Tiêu đề trên báo chí mang phong cách ngôn ngữ báochí Để thực hiện chức năng thông tin và tác động xã hội của mình, báo chíphản ánh hiện thực cuộc sống bằng các sự kiện xác thực và thời sự Có thểnói, tính sự kiện là đặc trưng quan trọng nhất của phong cách ngôn ngữ báochí Theo tác giả Hoàng Anh, tính sự kiện đã tạo nên cho ngôn ngữ báo chímột loạt các tính chất cụ thể như: tính biểu cảm, tính khuôn mẫu [1] Chúngtôi đồng tình với ý kiến của tác giả và bổ sung thêm một tính chất mà theo tácgiả khóa luận là quan trọng nhất của ngôn ngữ sự kiện, đó là tính thời sự Cácđặc trưng này quyết định và chi phối Tiêu đề tác phẩm báo chí cả về nội dungthông tin cũng như cấu trúc ngữ pháp và nghệ thuật ngôn từ Để thỏa mãn cácđặc trưng trên, Tiêu đề tác phẩm báo chí buộc phải tuân theo nguyên tắc:chuyển tải được một lượng thông tin tối đa qua một hình thức ngôn ngữ cô
Trang 11đọng, dễ hiểu và có sức tác động mạnh nhất Nguyên tắc đó vừa chế địnhphương pháp thể hiện của nhà báo, vừa mở ra một chân trời rộng lớn cho sựsáng tạo và kiếm tìm những cách diễn đạt mới Chính vì thế theo tác giả khóaluận, Tiêu đề tác phẩm báo chí có kiểu loại và cấu trúc phong phú nhất so vớiTiêu đề ở các phong cách khác Tiêu đề trong phong cách báo chí có thể sửdụng một cách tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ vốn là đặc trưng trongTiêu đề của các phong cách khác và được sàng lọc dưới áp lực của ngôn ngữbáo chí Đặc biệt, theo Trịnh Sâm, trong phong cách báo chí, kỹ thuật trìnhbày được coi như thủ pháp văn tự quan trọng và được khai thác triệt để nhằmmục đích nhấn mạnh thông tin và làm nổi bật các quan hệ ý nghĩa của cácthành phần ngữ pháp trong cấu trúc Tiêu đề.
Điểm đặc biệt trong phong cách báo chí so với các phong cách khác là
sự xuất hiện của các Tiêu đề zéro (theo cách gọi của Trịnh Sâm) Đây làtrường hợp tác phẩm không có Tiêu đề Trong thực tế, những tác phẩm nàythường là các chùm tin, Phóng sự ngắn
Phần trước chúng ta đã xét đến định nghĩa Tiêu đề là gì? Vậy tít là gì?
Vì sao lại không dùng tít trong Phóng sự Truyền hình? Tác giả khóa luậnkhông dùng thuật ngữ tít mặc dù nó rất thông dụng trong giới báo chí vì tít làmột từ vay mượn, mang tính chất khẩu ngữ Tít là một tên gọi vay mượn(tiếng La tinh: Titulas, Pháp:titre, Anh: title va chỉ được phổ biến trong hoạtđộng báo chí Do vậy tác giả khóa luận đồng ý với cách gọi của Trịnh Sâm lànên gọi là Tiêu đề của tác phẩm
Ngoài ra Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình còn có những đặc điểmriêng góp phần tạo nên thế mạnh của một Phóng sự Truyền hình
Thứ nhất, số lượng Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình khác với sốlượng tíêu đề Phóng sự trên báo Bởi, Phóng sự ngắn trên Truyền hìnhthường chỉ có Tiêu đề trên văn bản, không xuất hiện trên sóng Phóng sự dàithường có một Tiêu đề chính là tên tác phẩm và có thể có nhiều Tiêu đề phụ
Trang 12Thứ hai, vì Tiêu đề của Phóng sự nhanh chỉ khoảng 5 - 7 giây, khảnăng nhớ và lưu giữ kém, vì vậy chỉ những Tiêu đề Phóng sự rất hay, rất đặcbiệt mới tạo được ấn tượng và lưu giữ lâu trong khán giả, còn lại đại đa sốTiêu đề Phóng sự khó có thể được độc giả lưu nhớ và nhắc lại, có chăng họchỉ nhớ nội dung trong Phóng sự đó nói về điều gì mà thôi.
Thứ ba, hình thức xuất hiện Tiêu đề trong Phóng sự Truyền hình đadạng, phong phú và hấp dẫn hơn Tiêu đề của Phóng sự các loại hình báo chíkhác bởi cách chạy chữ đưa vào, phông chữ, kiểu chữ, nền hình, màu sắc, kỹsảo chữ
Thứ tư, đời sống của một Tiêu đề Phóng sự rất ngắn, xét về mặt nào đó
nó chỉ “sống” trong khoảng thời gian rất ngắn, có thể ngay vào đầu Phóng sự,hoặc sau dẫn mà thôi Trong khi đó tít sách và tít tác phẩm âm nhạc lại tồn tạilâu dài hơn, nhất là những tên sách, tên ca khúc đã chiếm được tình cảm củađại bộ phận độc giả, thính giả theo năm tháng
Thứ năm là Tiêu đề Phóng sự Truyền hình luôn bám sát nội dung tácphẩm, đòi hỏi sự hấp dẫn cao Nó có khả năng níu mắt người xem nhất làđối với Tiêu đề hay Trong khi đó sự phù hợp giữa Tiêu đề và nội dung tácphẩm không phải là yêu cầu cao nhất đối với việc đặt tên sách hay tên tácphẩm âm nhạc
1.2.2 Vai trò của Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
Tiêu đề là tên gọi, đồng thời là sự giới thiệu cô đọng nhất về nội dungthông tin tác phẩm Khán giả có thể có được lượng thông tin tổng quát củatoàn bộ Phóng sự khi lướt qua Tiêu đề của tác phẩm Chúng cung cấp chokhán giả những thực đơn cơ bản của Phóng sự Có thể nói Tiêu đề của Phóng
sự Truyền hình đồng thời thực hiện cả ba chức năng định danh, thông tin,quảng cáo cho tác phẩm
1.2.2.1 Chức năng quảng cáo
Tiêu đề của tác phẩm cũng giống như gương mặt của con người Nó làyếu tố tạo ra sự chú ý, quan tâm của người xem Chúng ta phải khẳng địnhngay rằng chức năng đầu tiên của Tiêu đề là “bắt mắt” (thu hút mắt) khán giả
Trang 13họ lướt xem Phóng sự lần đầu tiên Có những khán giả họ chỉ đọc Tiêu đề củaPhóng sự mà họ quyết định có nên xem Phóng sự này hay không Một Tiêu
đề hấp dẫn ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý của khán giả
Các tác giả cuốn sách “Le guide de l’écriture journalistique” cũng khẳngđịnh nghệ thuật của chuyên gia đặt tít là ở chỗ biết khai thác thông tin một cáchtối đa đồng thời làm giàu thông tin bằng một nhãn quan riêng Tiêu đề muốnthu hút được sự chú ý của độc giả cần phải năng động, mãnh liệt, sống động
Có thể nói, một đầu đề hay, theo các tác giả phải đạt được “sự thỏa hiệp” giữaphần viết (để đọc) và phần “hình ảnh” (để xem) nhằm kích thích và hấp dẫnkhán giả Theo nhà báo Hồ Quang Lợi, đặt Tiêu đề hay chính là một cáchquảng cáo sang trọng, hợp pháp và hiệu quả nhất cho tác phẩm
Có thể nói việc đặt Tiêu đề cho tác phẩm còn phụ thuộc vào các yếu tốsau đây:
1- Khuynh hướng, tôn chỉ, mục địch của tác phẩm
2- Chuẩn ngôn ngữ
3- Nội dung thông tin của tác phẩm
4- Tư tưởng và phong cách của tác giả
Một Tiêu đề muốn tồn tại và hoàn thành các chức năng của mình phảithỏa mãn những yếu tố đó
1.2.2.2 Chức năng định danh
Tùy theo thói quen của người cầm bút, việc đặt Tiêu đề có thể xảy ratrước hoặc sau khi đã hoàn thành tác phẩm, thậm chí có khi chỉ mới có ýtưởng về tác phẩm, tác giả đã đặt Tiêu đề cho tác phẩm của mình rồi Tuyvậy, có nhiều cơ sở để khẳng định rằng Tiêu đề là yếu tố chi phối quá trìnhsáng tác tác phẩm Chúng giúp người viết giới hạn được tư liệu và nội dungtrình bày Tiêu đề là yếu tố mở đầu nhưng cũng có thể là thao tác kết thúctrong quá trình sáng tác tác phẩm
Theo tác giả Trinh Sâm, Tiêu đề thực chất là một thứ “nhãn hiệu” củatác phẩm Chính vai trò định danh ấy khiên cho nó có tính độc lập cao Tiêu
Trang 14đề nó được phân giới với phần còn lại trong Phóng sự khá rõ dưới nhiều dạngthức hoặc màu sắc hay kiểu chữ khác nhau Để thực hiện được vai trò địnhdanh của mình, Tiêu đề cần phải thỏa mãn ít nhất hai yêu cầu:
Tiêu đề phải khái quát được nội dung của cả bài Phóng sự, trong một cấutrúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có sức biểu cảm
Tiêu đề phải được trình bày hấp dẫn
Hai yêu cầu này cũng đồng thời là hai yêu cầu cần và đủ đối với Tiêu
đề Chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Tiêu đề và nội dungtác phẩm Tiêu đề thể hiện được hết nội dung tác phẩm Có khi Tiêu đề khôngchỉ thể hiện hết nội dung tác phẩm mà còn có tác dụng nâng tác phẩm lên mộttầm cao mới Tuy nhiên, cũng có không ít Tiêu đề không thể hiện được hếtnội dung của tác phẩm, thậm chí không ăn nhập gì với bài Hai trường hợpnày được quy về lỗi trong đặt Tiêu đề
1.2.2.3 Chức năng thông tin
Tiêu đề là sản phẩm tóm tắt ý chính nội dung của tác phẩm được thểhiện thông qua một kết cấu ngôn ngữ nhất định Nó chứa đựng một sức biểuhiện khái quát và tổng hợp cho cả tác phẩm Đó là một cái nhãn mang nhữngthông tin chỉ dẫn cho phần nội dung Nó lại mang lại nhận thức tức thời vềthông điệp chính Chỉ cần đọc Tiêu đề tác phẩm người xem cũng có thể biếtđược cốt lõi của thông tin chứa đựng trong phần nội dung
Theo tác giả Trịnh Sâm, Tiêu đề như một cái cánh cửa của tác phẩm sẵnsàng mở ra đón khách nhưng người ta có bước vào hay không còn thùy thuộcvào những gì được khắc trên cánh cửa ấy Nhưng một khi đã đi vào tác phẩmthì tất nhiên Tiêu đề sẽ là đối tượng nhận thức và tái hiện nhiều lần.[38, tr.35]
1.3 Các dạng Tiêu đề Phóng sự Truyền hình
Các dạng Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình còn phụ thuộc vào có baonhiêu dạng Phóng sự Truyền hình
Trang 15Nếu phân chia theo đối tượng phản ánh thì chúng ta chia Phóng sựTruyền hình làm ba loại: Phóng sự Sự kiện, Phóng sự Chân dung, Phóng sựVấn đề Hoặc chia theo phương pháp thực hiện chúng ta cũng có ba loại:Phóng sự Điều tra, Phóng sự Hậu kỳ, và Phóng sự Truyền thẳng Chúng tacũng sẽ có ba dạng Tiêu đề phù hợp với những loại Phóng sự trên Đó là cácdạng Tiêu đề thông báo, Tiêu đề kích thích và Tiêu đề hỗn hợp.
Tiêu đề thông báo: cung cấp thông tin chính cho khán giả Tiêu đề phải
tóm tắt được toàn bộ nội dung tác phẩm, phải trả lời được một trong những câuhỏi cơ bản là Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Và tại sao?
Tiêu đề kích thích: Loại Tiêu đề này chỉ chứa một vài yếu tố liên quan
đến chủ đề của tác phẩm, mục đích chính là làm khán giả tò mò muốn đọcngay lập tức Tiêu đề này phản ánh cái thần của tác phẩm hơn là nột dung củatác phẩm
Tiêu đề hỗn hợp là loại thường dùng nhất, là sự hòa hợp của cả hai
dạng Tiêu đề trên tức là vừa cung cấp thông tin vừa gợi trí tò mò
1.3.1 Dạng Tiêu đề thông báo
Tiêu đề thông báo thường được áp dụng với dạng Phóng sự Sự kiện,các sự kiện thời sự nóng hổi, vừa hoặc đang xảy ra, có ảnh hưởng lớn tới đờisống chính trị, xã hội đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người Ví dụ
sự kiệnViệt Nam ra nhập WTO ngày 7 tháng 11 năm 2006 hay sự kiện Hộinghị APEC - Hà Nội, 2006
Dạng Phóng sự này thường phản ánh diễn biến phát triển của sự kiện,
có kết cấu đơn giản Chủ yếu nhằm làm rõ đối tượng và cung cấp tương đốiđầy đủ logíc diễn biến của sự kịên
Phóng sự Sự kiện được thực hiện thường xuyên trong các chương trìnhTruyền hình, đặc biệt là chương trình Thời sự, nó cung cấp cho khán giảnhững thông tin nóng hổi, tỉ mỉ về cả không gian, thời gian, bối cảnh và
Trang 16không khí sự kiện Tác giả Phóng sự có đôi chút đánh giá phân tích và bìnhluận về ảnh hưởng cũng như xu hướng vận động của sự kiện
Phóng sự Sự kiện thường được sản xuất dưới cả hai dạng: Phóng sựtruyền thẳng và Phóng sự có hậu kỳ Cấu trúc của Tiêu đề thông báo thường
là một câu Đây không phải là cấu trúc thông dụng cho Tiêu đề của Phóng sự
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội toàn dân
đề tại thời điểm đó đang gây xôn xao dư luận, cần được phân tích đánh giá vàđịnh hướng thông tin rõ ràng Tác phẩm Phóng sự Vấn đề có thể phản ánh vềmột sự kiện hoặc một phần của sự kiện Tất nhiên sự kiện trong dạng Phóng
sự này chỉ là nguyên cớ để tác giả đề cập đến một vấn đề (hoặc một chủ đềkhác) Dạng Phóng sự này thường được thực hiện khi sự kiện hoặc một vài sựkiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư luận đòi hỏi có sự hiểu biết cặn kẽ, tỉ mỉ
về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và xu hướng vận động tiếp theo của nó.Đối với dạng Phóng sự này thông thường sẽ sử dụng dạng Tiêu đề kích thíchnhằm kích thích người xem xem tác phẩm Dạng Tiêu đề này rất phổ biếntrong chương trình Phóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam
Trang 17Tiêu đề hỗn hợp rất phổ biến trong thể loại Phóng sự Trong cả Phóng
sự Sự kiện, Phóng sự Điều tra, hay Phóng sự Chân dung, Phóng sự Vấn đề
Ví dụ: Hiệu quả từ chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ởĐắc lắc(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 30/11/2011)
Xây dựng trường chất lượng cao trong thời hội nhập
(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 14/4/2012)
Có hai tiêu chí về cấu trúc ngữ pháp của Tiêu đề gồm: Đầu đề là mộtcâu và Tiêu đề là một ngữ trực thuộc
1.3.4 Tiêu đề có cấu trúc là một câu
Tiêu đề có cấu trúc là một câu khá phổ biến, thông thường chúng được
sử dụng theo ba loại: câu đơn, câu ghép và kiểu cấu trúc A:B
+ Đầu đề có cấu trúc kiểu câu đơn
Câu đơn là một câu có mô hình một cụm chủ vị Xét về mặt cấu trúccủa phát ngôn, câu đơn có hai phần đề - thuyết rõ ràng và thường tương hợpvới kết cấu chủ vị Trong giao tiếp thông thường, câu đơn có tần số xuất hiệncao Câu đơn làm đầu đề có khả năng thông báo một nội dung hoàn chỉnh, rấtthích hợp với yêu cầu thể hiện tinh thần nội dung của tác phẩm Phóng sự mộtcách ngắn gọn Tiêu đề là một câu đơn nhiều khi có một thông báo quá đầy đủ
về nội dung hành động cũng như chủ thể hành động Trong khi đó khi ở Tiêu
đề là các ngữ, sự vắng mặt của chủ thể hay của nội dung hành động tạo ra một
ý nghĩa hết sức tinh tế Hiệu quả của Tiêu đề kết có kết cấu một ngữ do vậy
có hiệu quả hơn Mặc dù có những hạn chế như đã trình bày song không thểphủ nhận lợi thế của Tiêu đề kiểu câu đơn dễ đặt, dễ đọc, rõ ràng
Ví dụ: Tôi đã có cái cần câu
Trang 18(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 3/11/2011)
+ Đầu đề có cấu trúc kiểu câu ghép
Câu ghép là câu có mô hình cấu trúc hai cụm chủ vị trở lên Cộng vớicác thành tố phụ kèm theo như bổ ngữ, định ngữ… câu ghép có thể chứađựng lượng thông tin lớn Câu ghép chính là kết quả của quá trình sử dụngngôn ngữ với tư cách là công cụ của tư duy Chúng biểu hiện sự nhận thức tưduy nhiều mặt và tính phức tạp bên trong của các hiện thực khách quan Câughép làm Tiêu đề có thể có quan hệ đẳng lập Câu ghép làm Tiêu đề cũng cóthể có quan hệ chính phụ Câu ghép chính phụ được sử dụng làm Tiêu đềnhiều hơn câu ghép đẳng lập vì nó biểu đạt được các quan hệ ngữ nghĩaphong ngú hơn: quan hệ thời gian, nhân quả, thuyết minh, giải thích…
Ví dụ: Học tập suốt đời - chìa khóa mọi thành công
(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 15/10/2011)
Năng lượng xanh - giải pháp cho cuộc sống
(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 6/4/2012)
+ Đầu đề có cấu trúc kiểu A:B
Cấu trúc Tiêu đề theo mô hình A:B có tác dụng nhấn mạnh và nêu bậtnhững thông tin có quan hệ với nhau nhưng lại có thể phân lập với nhau nhằmkhán giả chú ý hơn A và B có thể được phân lập dưới dạng A:B hay A,Bhoặc A-B Tuy hình thức phân lập có khác nhau song về bản chất đều là sựphân lập giữa phần đề (A) và phần thuyết (B)
Ví dụ: Nơi ấy trời sinh voi, trời không sinh cỏ
(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 1/4/2011)
Người thấy thuốc - người chiến sỹ
(Phóng sự phát sóng trên VTV1 ngày 23/4/2011)
1.3.5 Tiêu đề có cấu trúc là một ngữ
Đại đa số Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình là kiểu Tiêu đề có cấu trúc
là một ngữ, khác với Tiêu đề báo in có cả cấu trúc là một từ Kiểu cấu trúcnày có tần xuất cao Trong tiếng Việt có ba kiểu ngữ: ngữ có trung tâm là
Trang 19danh từ, được gọi là danh ngữ; ngữ có trung tâm là động từ được gọi là độngngữ, và ngữ có trung tâm là tính từ được gọi là tính ngữ.
Trong ba kiểu nói trên thì dạng Tiêu đề có cấu trúc là danh ngữ thíchhợp hơn cả với cấu trúc Tiêu đề trong Phóng sự đó là dạng Tiêu đề sử dụngcấu trúc danh ngữ
1.4.1 Tiêu đề phải có thông tin
Thông tin của một Phóng sự mang lại phải được truyền tải thât đúng vàđầy đủ về nội dung Nếu nó bị cắt xen hoặc bị thiên vị có thể sẽ dẫn đếnnhững đánh giá sai lệch Khán giả chính là người phải gánh chịu những thiệtthòi đó vì họ đã không được tiếp nhận những thông tin chân thực Các bài viếtcủa nhà báo có thể gây nên những phản ứng không lường trước được nên xéttrên cả hai phương diện nghề nghiệp và đạo đức, thông tin của nhà báo phải
Trang 20chân thực, chính xác và đầy đủ để không làm tổn hại đến lợi ích chung Tácgiả khi lựa chọn thông tin để đặt Tiêu đề phải ngẫm nghĩ kỹ lưỡng và phải xétđến tầm quan trọng của tác phẩm và bộc lộ cách nhìn sự kiện một cách kínđáo và sâu sắc Thông tin lựa chọn làm Tiêu đề cho tác phẩm chính là tưtưởng chủ đạo khẳng định xuyên suốt Phóng sự.
1.4.2 Tiêu đề phải phù hợp với nội dung của tác phẩm
Một Tiêu đề đúng và chính xác trước hết phải phù hợp với nội dungcủa tác phẩm
Ví dụ: Trồng rừng dưới biển
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 24/01/2012)
Phóng sự này nói về việc Phản ánh tình hình phát triển "Cội Chà" (Cộichà là phương pháp đánh bắt khá độc đáo của ngư dân Bình Thuận Người tatạo ra một không gian trên biển để làm nơi trú ẩn cho cá, sau đó dùng lưới vâylại khai thác Ở Phan Thiết, ngư dân thường dùng tàu lá dừa kết lại thành từngdây rồi thả xuống biển Bên dưới buộc vào những vật nặng giữ cho nước khỏicuốn trôi (thường gọi là chân) Khi “xây nhà cho cá xong”, một cây cột dài cógắn ký hiệu được cắm xuống để làm dấu, đồng thời đánh dấu tọa độ ghi nhớrồi đăng ký với cơ quan chức năng Mỗi cội chà có diện tích khoảng vài chụcm2).Trước đây ngư trường Bình Thuận thường đánh bắt cá bằng “Cội chà”,sau này bị xâm hại nghiêm trọng do các loại thuyền nghề khai thác sai tuyến
và các chủ thuyền dùng thuốc nổ để đánh bắt cá trái phép làm hủy hoại nguồntài nguyên biển Tiêu đề này rất đơn giản và nội dung tác phẩm cũng rất đơngiản, phù hợp với phạm vi Tiêu đề của tác phẩm Ngoài ra Tiêu đề Phóng sựgiàu từ ngữ văn học, đi vào lòng người và kích thíc được người xem theo dõiPhóng sự? Khán giả sẽ thắc mắc vì sao lại trồng được rừng dưới biển? Nhưngquả thực đúng như vậy, các tàu lá dừa buộc những vật nặng vào để quâythành một “cái nhà” nuôi cá, với hàng trăm tàu lá dừa đó thì không khác nàochúng ta đang trồng rừng dưới biển Hình ảnh rất đẹp và đầy chất văn học của
Trang 21Tiêu đề Phóng sự làm Phóng sự trở nên hấp dẫn hơn Vì thế chúng phù hợpvới nhau.
Khi nội dung của tác phẩm phong phú, phức tạp, Tiêu đề tác phẩmcũng phải dồn nén được thông tin cao
Ví dụ: Đăk Mi - nơi dòng sông phát sáng
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 04/05/2012)
Vùng đất đỏ Hoài Ân
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 18/04/2012)
Các Tiêu đề biểu đạt không chỉ một tầng ngữ nghĩa Nội dung của tác
phẩm cũng phong phú, phức tạp, nhiều sự kiện Ví như Vùng đất đỏ Hoài Ân
nói về sư đoàn 3 ra đời ở vùng đất đỏ Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong nhữngnăm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, năm 1965 57 năm sau, những ngườilính sư đoàn 3 Sao Vàng vừa có cuộc hội ngộ tại đây - đất Hoài Ân
Cũng tại đây, một chiến thắng đã đi vào lịch sử: Chiến thắng Hoài Âncách đây 40 năm - đưa Hoài Ân trở thành địa phương được giải phóng sớmnhất ở miền Nam Những trang sử ghi vắn tắt sự kiện này không thể lý giải vìsao những người lính sư đoàn 3 đã có được sức mạnh trước kẻ thù trong thờiđiểm gian khó nhất Chỉ những người bước qua chiến tranh như những ngườilính này mới thấu hiểu…
Gặp lại nhau sau 4 thập kỷ sau chiến tranh, ký ức như ùa về với nhữngngười lính sư đoàn 3 anh hùng Đó là những năm tháng mà sự Sống và cáiChết luôn là ranh giới mong manh, song tất cả cùng một tinh thần quyết tử
Đó cũng là những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến nhưng cuộc sốngvẫn đẹp bởi đầy ắp tình người
Đồng đội của họ, nhiều người đã không được chứng kiến ngày chiếnthắng và hội ngộ để cùng suy ngẫm về chặng đường đã qua Nhưng với tất cảmọi người, chiến thắng trước tiên thuộc về những người đã ngã xuống
Trang 22Nói cách khác, sức mạnh người lính có được từ tinh thần quyết tử cho
Tổ quốc Và tinh thần ấy thì lại bắt đầu từ tình cảm của những người dântrong vùng Đó là bài học cho hôm nay, và cho mai sau…
Đó là nội dung của Phóng sự Truyền hình nêu trên Tác giả đã lấychính tên mảnh đất đầy chiên công đó để đặt tên cho tác phẩm Tiêu đề vì thếvừa gợi mở, vừa sâu sắc và phù hợp với nội dung của tác phẩm
Nhà báo Vũ Quang Lợi khẳng định cần hết sức tránh hiện tượng Tiêu
đề “to” hơn tác phẩm Điều đó làm cho khán giả có cảm giác bị lừa dối
1.4.3 Tiêu đề phải phù hợp với đặc điểm của từng dạng Phóng sự.
Nhận thức được tính tương đối của các thể loại Phóng sự cũng là mộtđiều kiện để nhà báo phát huy khả năng sáng tạo của mình Nhà báo cókhoảng không gian rộng lớn trong sáng tạo về thể loại nhằm tăng cường khảnăng truyền tải thông tin và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng
Ví dụ: Đối với dạng Phóng sự Vấn đề, Phóng sự Sự kiện thì nhữngTiêu đề thường hay đặt là:
1- Xây dựng mô hình nông thôn mới - nhìn từ một mô hình
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 16/03/2012)
2- Đom đóm vào xuân
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 30/01/2012)
3- Xuân về làng Dao
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 27/01/2012)
Đối với dạng Phóng sự Điều tra Tiêu đề thường dùng câu nghi vấn như:
1- Vì sao tôm hùm chết hàng loạt ?
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 31/03/2012)
2- Ai bảo vệ những cánh rừng Gia Lai ?
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 27/04/2012)
3- Vì sao nhiều dự án điểm đỗ xe của Hà Nội bị chuyển đổi mục đích
sử dụng? (Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 20/04/2012)
Trang 23Đối với dạng Phóng sự Chân dung Tiêu đề thường có cấu trúc dùngdanh ngữ là chính như:
1- Bác sỹ của người nghèo
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 28/05/2012)
2- Chuyện người dọn rác
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 27/05/2012)
Đa số Tiêu đề của Phóng sự dù bất kỳ loại Phóng sự nào cũng đều cóthể có sự tham gia của các yếu tố bình giá và biểu cảm Tóm lại, Tiêu đề phảiphù hợp với đặc điểm thể loại về nội dung, phương pháp thông tin và hìnhthức ngôn ngữ
1.4.4 Tiêu đề phải ngắn gọn
Ngắn gọn và dễ hiểu là nguyên tắc quan trọng của báo chí hiện đại nóichung và Phóng sự Truyền hình nói riêng Ngắn gọn và dễ hiểu cũng là yêucầu có tính nguyên tắc của Tiêu đề Tiêu đề không ngắn gọn quá như tin tức,nhưng Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình cũng cần cô đọn, xúc tích, mangđầy đủ nội dung của tác phẩm Thông thường Tiêu đề của Phóng sự thường
có từ 4- 15 ký tự, người đọc sẽ dễ nhớ hơn tác phẩm có những Tiêu đề dài
Ví dụ: Tiêu đề ngắn: Sức sống làng nghề
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 19/10/2011)
Tiêu đề dài: Công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử ở các địa phương vùng lũ (Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 5/5/2011)
1.4.5 Tiêu đề phải hấp dẫn
Tiêu đề nêu bật được nội dung của tác phẩm và hấp dẫn sẽ kích thíchđược sự hứng thú cảu khán giả Theo tác giả Trịnh Sâm, một đầu đề hấp dẫntrước hết phải khiến cho người đọc chú ý Muốn thu hút sự chú ý, kích thích
óc tò mò, tạo sự thích thú cho họ, trong điều kiện cho phép, Tiêu đề phải sửdụng các phương thức nghệ thuật ngôn từ Nó cũng chính là những biện pháp
có khả năng khêu gợi nhu cầu nhận thức, khám phá và đặc biệt là những khả
Trang 24năng liên tưởng bất ngờ đối với người xem Một Tiêu đề hấp dẫn còn phải có
độ chênh nhất định giữa ý nghĩa của Tiêu đề và nội dung tác phẩm Độ chênh
đó tạo ra những suy tưởng trong óc khán giả khi chưa đọc nội dung tác phẩm.Nếu không sử dụng ý nghĩa hàm ẩn thì ngay trong tầng nghĩa hiển hiện củađầu đề trong một số trường hợp, cũng phải đánh đúng vào nhu cầu nhận thức
có tính cấp thiết của đông đảo người xem Một Tiêu đề Phóng sự muốn hấpdẫn phải gợi đúng được mối quan tâm của toàn xã hội, lay động được cõi sâucủa tâm hồn người xem Tiêu đề Phóng sự có thể sử dụng các phương thứctạo ra ý nghĩa hàm ẩn để khắc họa, gây ấn tượng đối với người xem Ví dụ:
Những người thắp lên ánh sáng (Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày
21/12/2011) Đây là một Tiêu đề hấp dẫn bởi nó khiến người xem phải chú ý
Ở Tiêu đề này tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ (gọi những người mangđiện đến vùng sâu vùng xa là những người thắp lên ánh sáng) Tiêu đề này tạođược độ chênh nhất định giữa ý nghĩa của nó và nội dung tác phẩm để kíchthích tính tò mò, óc suy tưởng của khán giả
1.4.6 Tiêu đề phải gợi mở
Nhà báo Đức Tuân (báo GĐ & XH) khẳng định, một Tiêu đề hay làmột Tiêu đề khơi gợi để tạo nên sự bất ngờ đầy thú vị cho khán giả
Ví dụ: Đăk Mi - nơi dòng sông phát sáng
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 04/5/2012)
Sức trẻ thành phố mang tên Bác
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 30/4/2012)
Thật vây, một Tiêu đề khiến cho khán giả thú vị phải có sức gợi mở sự
tò mò, thôi thúc người xem muốn xem tiếp nội dung trong tác phẩm, trong đótác giả nêu vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó ra sao? Tiêu đề là linh hồn tácphẩm những nó cũng chỉ cho chúng ta biết thông tin sơ bộ Nó là người xem
“thòm thèm” phần còn lại trong tác phẩm Nó cũng giúp ta thấy được hướng
đi của tác phẩm nhưng không che khuất phần còn lại (những thông tin) trongtác phẩm
Trang 25Theo tác giả Trịnh Sâm, tính gợi mở của Tiêu đề được hiểu là từ cấu trúchình thức lẫn ý nghĩa phải gợi ra một không gian rộng lớn về các chiều liêntưởng từ phía người xem Thông thường cấu trúc Tiêu đề càng nén chặt thì ýnghĩa của nó càng gợi mở Trong ngôn ngữ, càng miêu tả chi tiết chùng nào thìnội dung càng cụ thể, càng được các thể hóa chừng ấy, càng miêu tả cô đọng,nén kín chừng nào thì nội dung càng khái quát và sức lan tỏa càng rộng.
1.4.7 Tiêu đề phải thể hiện tính tiêu biểu
Một Tiêu đề hay phải có tính tiêu biểu Tính tiêu biểu thể hiện ở chỗtiêu biểu cho nội dung, thể loại và ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm Phóng sự,đồng thời ý nghĩa của Tiêu đề phản ánh được những điều cốt lõi nhất, quantrọng nhất của nội dung tác phẩm Qua Tiêu đề, người đọc một mặt phải nhậnthức được điều cốt lõi của thông tin, mặt khác phải thấy được đặc trung về thểloại, phong cách ngôn ngữ hoặc có sức khái quát cao hoặc thể hiện các điểmnút quan trọng, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa và hàm ý của tác giả TrongPhóng sự Tiêu đề tiêu biểu phải nêu rõ vấn đề chính hoặc hướng giải quyếtchính của vấn đề
Ví dụ: Bảo hiểm thất nghiệp, một chính sách thiết thực với người lao động (Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 14/10/2011) Đây là một
Tiêu đề tiêu biểu Về mặt nội dung, Tiêu đề nêu rõ được vấn đề chính của tácphẩm Nội dung bài viết nói lên chính sách mới về bảo hiểm thất nghiệp rấtthiết thực với người lao động, giúp người lao động có một khoản nhỏ để trangtrải đời sống khi đang tìm việc khác Đây là một chính sách tốt của Đảng vàNhà nước ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới người dân nóichung và người lao động nói riêng Đây là những cách đặt Tiêu đề tiêu biểucho loại Phóng sự Vấn đề
Kết luận chương 1
Kế thừa và phát triển các hướng tiếp cận khác nhau đối với Tiêu đề củanhững tác giả đi trước, tôi nhận thấy rằng Tiêu đề Phóng sự Truyền hình mang
Trang 26những nét chung của phong cách ngôn ngữ báo chí và cũng có những nét riêng
để phù hợp với thể loại Phóng sự Truyền hình Tiêu đề thực hiện đồng thời cả
ba chức năng định danh - thông tin - quảng cáo cho tác phẩm Để thực hiệnđược ba chức năng đó thì Tiêu đề cần phải có thông tin, Tiêu đề phải phù hợpvới nội dung của tác phẩm, Tiêu đề phải phù hợp với đặc điểm của từng thểloại Phóng sự, Tiêu đề phải ngắn gọn, hấp dẫn, Tiêu đề phải gợi mở
Chương 2 THỰC TRẠNG TIÊU ĐỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
2.1 Các dạng Tiêu đề xuất hiện trong chương trình Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam
Để khái quát được các dạng Tiêu đề xuất hiện trong Phóng sự Truyềnhình, tác giả đã khảo sát 226 tiêt đề Phóng sự trong chương trình Phóng sựphát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam
Kết quả bảng khảo sát như sau:
2.1.1 Phân loại theo dạng Tiêu đề
Bảng 1: Bảng phân loại theo dạng Tiêu đề.
2.1.1.1 Đối với dạng Tiêu đề thông báo
Tiêu đề thông báo thường cung cấp thông tin chính cho độc giả Tiêu đềphải tóm tắt được toàn bộ nội dung tác phẩm, phải trả lời được một trong nhữngcâu hỏi cơ bản là Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Và tại sao?
Qua bảng khảo sát ở trên chúng ta có thể thấy rõ, tỉ lệ Tiêu đề thôngbáo thấp nhất trong ba dạng Tiêu đề Rõ ràng Tiêu đề thông báo không đượccác biên tập viên hay phóng viên ưa chuộng Tiêu đề thông báo chỉ xuất hiện
Trang 27nhiều trong Phóng sự của chương trình Thời sự, những Phóng sự ngắn đó chỉkhoảng 3-5 phút thường không có Tiêu đề đề xuất hiện trên màn hình, cóchăng chỉ có trên văn bản.Những Phóng sự loại này thường mang tính chấtchính trị, thời sự thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người
Ví dụ: Kỳ thi Đại học, Cao đẳng 2011 những vấn đề cần quan tâm
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 30/6/2012)
Giải pháp xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 30/12/2011)
Giải tỏa vi phạm hành lạng an toàn giao thông đường sắt giai đoạn 3
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 5/1/2012)
Tết với chiến sĩ đảo xa
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 22/1/2012)
Chung tay lo tết cho người nghèo
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 16/1/2012)
Đọc những Tiêu đề bên trên chúng ta có thể thấy rõ tính chất thông báocủa Phóng sự Rõ ràng, mạch lạc nhưng không mang tính chất văn học trongTiêu đề tác phẩm Dạng Phóng sự này thường phản ánh diễn biến phát triểncủa sự kiện Có kết cấu đơn giản Chủ yếu nhằm làm rõ đối tượng và cungcấp tương đối đầy đủ logíc diễn biến của sự kịên.Cấu trúc của Tiêu đề thôngbáo thường là một câu Đây không phải là cấu trúc thông dụng cho Tiêu đềcủa Phóng sự
Tần số xuất hiện
Kết quả khảo sát cho thấy Tiêu đề thông báo có 35/226 Tiêu đề, chiếm15.5% tổng số Một số liệu không cao lắm, vì Tiêu đề dạng thông báo khôngphù hợp nhiều đối với thể loại Phóng sự vì ý nghĩa nội dung phải trình bày rõtrong Tiêu đề tác phẩm
2.1.1.2 Dạng Tiêu đề kích thích
Phóng sự Vấn đề thường hay đặt Tiêu đề dạng kích thích vì là nhữngvấn đề bức xúc, điển hình, tiêu biểu có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động xã
Trang 28hội Nhà báo hay dùng cách đặt Tiêu đề dạng kích kích để khiến người xemtập trung chú ý vào những vấn đề nóng hổi, để họ xem và suy ngẫm, cho ranhững quan điểm riêng của mình Dạng Phóng sự này thường được thực hiệnkhi sự kiện hoặc một vài sự kiện có cùng tính chất đã kết thúc, dư luận đòi hỏi
có sự hiểu biết cặn kẽ, tỷ mỉ về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và xu hướngvận động tiếp theo của nó Dạng Tiêu đề này rất phổ biến trong chương trìnhPhóng sự của Đài Truyền hình Việt Nam Tiêu đề dạng này phản ánh cái thầncủa tác phẩm hơn là nột dung của tác phẩm
Ví dụ: Những vị cứu tinh trên biển
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 21/1/2012)
Nỗi buồn ở lại
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 21/1/2012)
Giai tử
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 22/3/2012)
Tây Nguyên không còn xa
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 22/12/2011)
Nâng những cánh bay
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 9/12/2011)
Những Tiêu đề Phóng sự trên khi đọc, người xem ai cũng phải thắcmắc Vị cứu tinh trên biển là gì? Hay Giai tử là thế nào? Khi người xem cónhững kích thích như vậy họ sẽ tò mò muốn xem để có được câu trả lời Vànhư vậy là tác phẩm đã thành công
Tần số xuất hiện
Khảo sát cho thấy có 101/226 Tiêu đề là Tiêu đề kích thích chiếm44,7% Tỉ lệ cao nhất, cho thấy nhà báo hay đặt Tiêu đề Phóng sự dạng này.Dạng này khiến khán giả tò mò, muốn tìm hiểu và muốn xem hết tác phẩm.Tiêu đề này thường hay sử dụng ngôn ngữ văn học, gây ấn tượng cao
2.1.1.3 Tiêu đề hỗn hợp
Trang 29Rất phổ biến trong thể loại Phóng sự Trong các dạng Phóng sự Sựkiện, Phóng sự Điều tra, hay Phóng sự Chân dung, Phóng sự Vấn đề chúng tathường xuyên bắt gặp những Tiêu đề tổng hợp như vậy Có thể nó các biêntập viên và phóng viên rất hay sử dụng dạng Tiêu đề này để đặt cho tác phẩmcủa mình vì vừa cung cấp thông tin vừa gợi trí tò mò.
Ví dụ: Giáo dục đại học hội nhập và thách thức
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 2/12/2011)
Bảo tàng tài nguyên rừng Việt nam
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 13/11/2011)
Thương hiệu Việt nam trong cuộc cạnh tranh
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 29/5/2012)
Đằng sau những vụ vỡ nợ cà phê
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 13/4/2012)
Cạm bẫy trong lừa đảo đất đai
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 15/12/2011)
Tần số xuất hiện
Khảo sát cho thấy có 90/226 Tiêu đề là Tiêu đề hỗn hợp chiếm 38,8 %
Tỉ lệ khá cao, những Tiêu đề dạng này thường phổ biến trong Phóng sựTruyền hình Dạng Tiêu đề này hài hòa, không gây kích thích quá cao đối vớingười xem nhưng cũng không rõ ràng ý nghĩa nội dung của Phóng sự nhưTiêu đề dạng thông báo
2.1.2 Phân loại theo cấu trúc ngữ pháp - Cấu trúc Tiêu đề là một ngữ trực thuộc
Bảng 2: Bảng phân loại theo dạng cấu trúc ngữ pháp.
Trang 30Ngữ trực thuộc rất hợp với vai trò làm Tiêu đề Thứ nhất, nó ngắn màvẫn đảm bảo đầy đủ được thông tin đưa ra Thứ hai, ngữ trực thuộc làm choTiêu đề không bị gò bó về cấu trúc, không cần đảm bảo đầy đủ thành phầnchủ vị Có 3 kiểu ngữ trực thuộc thường thấy trong Phóng sự Truyền hình là:Danh ngữ, động ngữ, tính ngữ
2.1.2.1 Tiêu đề có cấu trúc là động ngữ
Tiêu đề là một động ngữ có sức gợi lớn, nhấn mạnh được hành độngcũng như quá trình, diễn biến của sự kiện
Ví dụ: Nhanh và mạnh trong phòng chống tội phạm
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 10/11/2011)
Giải bài toán vốn cho nông dân
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 17/5/2011)
Xây dựng trường chất lượng cao trong thời hội nhập
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 14/4/2012)
Trồng rừng dưới biển
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 24/1/2012)
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản thông điệp từ cuộc sống
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 26/12/2012)
Đọc ngay Tiêu đề trong ví dụ đầu tiên chúng ta có thể thấy rõ ý của tácgiả muốn nhấn mạnh vào đâu, nội dung bài viết nhấn mạnh vào đau? Vào haichữ nhanh và mạnh Nhanh và mạnh cái gì? Câu trả lời có ngay vế sau là
Trang 31nhan và mạnh phòng chống tội phạm Đây là một Tiêu đề Phóng sự rất tốt Vìnội dung và điểm nhấn của tác phẩm được thể hiện rõ trên Tiêu đề của tácphẩm Điều đó nhờ vào tác giả đã sử dụng lối đặt Tiêu đề bằng cấu trúc độngngữ, sử dụng động ngữ “nhanh” và “mạnh” để bắt đầu Tiêu đề tác phẩm.Cách đặt như vậy khiến tác phẩm có sức gợi lớn, tập trung sự chú ý của khángiả ngay từ những giây phút đầu tiên khi đọc Tiêu đề tác phẩm.
Tần số xuất hiện
Qua khảo sát ta thấy có 49/226 Tiêu đề là động ngữ, chiếm 21.5% tổng
số Con số này cũng không phải là nhỏ Nhìn chung, Tiêu đề này dễ thu hút
và gây ấn tượng với người xem Hơn nữa, lại có thể tập trung nhấn mạnhđược nội dung chính của tác phẩm Tuy nhiên cũng cần phải chú ý và thậntrọng với việc đặt Tiêu đề này vì tác giả dễ rơi vào tình trạng đặt sai và dùngsai ngôn ngữ, dùng không phù hợp với hoàn cảnh Nếu không chú ý nữa cóthể tác giả sẽ đặt Tiêu đề theo dạng giật gân, câu khách
2.1.2.2 Tiêu đề có cấu trúc là danh ngữ
Tiêu đề có cấu trúc là danh ngữ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tốtrung tâm Danh từ có chức năng xác định danh, nêu tên Chính vì thế nó phùhợp với những dạng bài cần tính xác định rõ ràng Tiêu đề là danh ngữ đượccác nhà báo dùng rất phổ biến khi đặt Tiêu đề Phóng sự, đặc biệt là các nhàbáo đang công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam
Ví dụ: Cuộc chiến giữa hai niềm tin
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 31/1/2012)
Dấu ấn Incentra
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 31/10/2011)
Hung thần xe ben
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 16/9/2011)
Lối đi khác biệt
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 15/7/2011)
Trang 32Cổ tích ở Làng Cua
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 9/5/2011)
Người xem ai cũng nghĩ dạng Tiêu đề có cấu trúc là danh ngữ thườngkhông hấp dẫn bằng động ngữ nhưng mọi người đã nhầm Kết quả khảo sátcho thấy tier lệ dùng danh ngữ cao nhất, cao hơn cả dạng Tiêu đề có cấu trúc
là động ngữ Khi đọc tên Tiêu đề tác phẩm, khán giả đều bị kích thích, cuốnhút và gây sự tò mò của Lấy ngay ví dụ trên, người xem sẽ thắc mắc cổ tích ởLàng Cua này như thế nào? Hay dấu ấn Incentra là gì? Hay hung thần xe ben
ra sao? Những câu hỏi đó khiến người xem sẽ sắp xếp thời gian để xemPhóng sự Đó là sự thành công của tác giả đã khiến cho người xem quan tâmchú ý tới tác phẩm của mình Qua đó càng chứng tỏ được vai trò quan trọngcủa Tiêu đề Phóng sự
Tần số xuất hiện
Kết quả khảo sát cho thấy 79/226 Tiêu đề có cấu trúc là danh ngữ Con
số này chiếm 34.9% tổng số So với động ngữ thì trong Phóng sự Tiêu đềdanh ngữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn chút, nhưng không phải quá nhiều
2.1.2.3 Tiêu đề có cấu trúc là tính ngữ
Tiêu đề có cấu trúc tính ngữ rất hiếm gặp trong các dạng Phóng sự nóichung và càng hiếm gặp hơn ở những tác phẩm Phóng sự Truyền hình củaĐài Truyền hình Việt Nam Tiêu đề có cấu trúc tính ngữ là một tính từ làthành tố trung tâm của Tiêu đề
Ví dụ: Ấm áp tình mẹ
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 2/6/2011)
Nóng bỏng buôn lậu tuyến biên giới Tây Nam
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 7/5/2011)
Đắng như sâm
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 10/2/2012)
Trang 33Tiêu đề có cấu trúc tính ngữ cũng rất hay và gợi trí tò mò, ngoài ra còngợi những xúc cảm riêng, gieo vào lòng khán giả những tình cảm mà tác giảmuốn gửi gắm trong tác phẩm Ví như: Âm áp tình mẹ Tiêu đề nhẹ nhàng,súc tích, ngắn gọn nhưng đầy tính nhân văn khiến người xem khi đọc Tiêu đềthôi ai ai cũng nhớ đến người mẹ của mình, người chăm bẵm, nuôi dưỡngmình từ khi còn đỏ hỏn.
Tần số xuất hiện
Qua khảo sát thấy có 6/226 Tiêu đề tính ngữ chiếm 2.4% tổng số So vớiTiêu đề là động ngữ và danh ngữ thì thỉ lệ này khá khiêm tốn do thể loại Phóng sự
ít những đề tài phù hợp với kiểu cấu trúc tính ngữ làm Tiêu đề tác phẩm
Tóm lại xét về Tiêu đề có cấu trúc là một ngữ trực thuộc, động ngữ vàdanh ngữ vẫn là trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất, và Tiêu đề tính ngữ chiếm tỉ
Trang 34Cấu trúc Tiêu đề là một câu khá phổ biến trên báo chí nói chung vàPhóng sự Truyền hình nói riêng Chúng được sử dụng dưới ba dạng cơ bản:câu đơn, câu ghép và câu dạng A:B.
2.1.3.1 Cấu trúc Tiêu đề là một câu đơn
Câu đơn là câu có kết cấu một chủ ngữ và một vị ngữ chính Theo tácgiả Tràn Thu Nga, xét về mặt cấu trúc của phát ngôn, câu đơn có hai phần đề
- thuyết rõ ràng và thường tương hợp với kết cấu chủ ngữ - vị ngữ hay kết cấuchủ thể - hành động [25, tr.67] Câu đơn có tính chất ngắn gọn, đủ ý nghĩa.Chính vì thế, loại câu này thường phù hợp với việc đặt Tiêu đề cho báo chínói chung và Phóng sự Truyền hình nói riêng Ở Đài Truyền hình Việt Nam,các phóng viên và biên tập viên rất hay sử dụng phương pháp này, vì phươngpháp này đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng đối với bất kì dạng Phóng sự nào Nhưngngoài mặt tốt ra còn có mặt xấu là Tiêu đề có cấu trúc câu đơn quá đơn giản,không mang nghĩa hàm ẩn nên không tạo được sự kích thích đối với khán giả
Ví dụ: Tôi đã có cái cần câu
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 27/1/2012)
Doanh nghiệp với vấn đề thiếu hụt lao động
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 2/3/2012)
Mẹ và con gái tuổi dậy thì
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 18/8/2011)
Tần số xuất hiện
Kết quả khảo sát cho thấy, 40/226 Tiêu đề chiếm 17.5% có cấu trúc câuđơn Tiêu đê có cấu trúc câu đơn xuất hiện cũng tương đối trong Phóng sựTruyền hình Do tính chất ngắn gọn của câu đơn nên thường được tác giả sửdụng nhưng cái không hay của cấu trúc Tiêu đề là câu đơn này là ý nghĩa củatác phẩm đã rõ ràng ngay từ Tiêu đề, mà trong Phóng sự cần một sự ẩn ý thìlối sử dụng cấu trúc này là không có
2.1.3.2 Cấu trúc Tiêu đề là một câu ghép
Trang 35Câu ghép là câu có hai hoặc nhiều vế, mỗi vế có kiểu cấu tạo giống câuđơn, liên kết với nhau bằng liên từ và các phương tiện cú pháp khác, hoặckhông có liên từ Tiêu đề có cấu trúc là câu ghép thường chứa lượng thông tinlớn hơn rất nhiều so với câu đơn Nhưng kiểu cấu trúc Tiêu đề là một câughép rất phức tạp, dài dòng do vậy kiểu cấu trúc này ít được những nhà báodùng để đặt cho Tiêu đề của một Phóng sự Truyền hình.
Ví dụ: Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi - quyền và nghĩa vụ
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 27/6/2011)
Một mái trường một sự nghiệp đào tạo cán bộ công đoàn
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 20/5/2011)
Giáo dục đại học hội nhập và thách thức
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 2/12/2011)
Tần số xuất hiện
Do tính chất không ngắn gọn của câu ghép, vì thế tần số cuất hiện củaloại Tiêu đề này trong Phóng sự Truyền hình là không nhiều 16/226 Tiêu đề
có cấu trúc là câu ghép chiếm tỷ lệ 7.0% tổng số
2.1.3.3 Tiêu đề có cấu trúc A:B
Cấu trúc A:B thông thường bao gồm hai vế câu Trong cấu trúc này baogồm những dạng câu theo nhiều cấu trúc tương tự: A-B, A,B…Tiêu đề có cấutrúc A:B dễ đặt, hơn nữa lại dễ dàng thể hiện được nội dung, thông tin mà tácgiả muốn truyền tải đến khán giả Tiêu đề này không dài dòng về hình thức,chính vì thế đặc biệt phù hợp cho việc đặt Tiêu đề cho Phóng sự Truyền hình
Ví dụ: Sụp lún đại lộ Võ Văn Kiệt - nguyên nhân và trách nhiệm
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 2/12/2011)
Năng lượng xanh- Giải pháp cho cuộc sống
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 6/4/2012)
Xây dựng mô hình nông thôn mới - nhìn từ một mô hình
(Phóng sự phát sóng trên kênh VTV1 ngày 16/3/2012)
Trang 36Tần số xuất hiện
Kết quả khảo sát cho thấy 38/226 Tiêu đề có cấu trúc này, chiếm 16.7%tổng số.Tiêu đề dạng này chiếm tỉ lệ cao thứ ba Tiêu đề dạng A:B xuất hiệnnhiều trên những bài phản ánh
Tóm lại xét về cấu trúc ngữ pháp Tiêu đề trong Phóng sự Truyền hìnhqua khảo sát cho thấy:
- Do đặc trưng và tính chất, Tiêu đề có cấu trúc danh ngữ, động ngữ, vàcấu trúc A:B, câu đơn là dạng Tiêu đề có tần số xuất hiện cao
- Dạng Tiêu đề có cấu trúc là một tính ngữ và dạng Tiêu đề câu ghép cótần số xuất hiện thấp
2.2 Những Tiêu đề đạt tiấu chuẩn
Khảo sát ý kiến khán giả cho thấy tình hình đặt Tiêu đề của Phóng sựTruyền hình như sau:
Bảng 3:Khảo sát nội dung Tiêu đề của Phóng sự Truyền hình
2 Thông tin giật gân, câu khách 32 14.1
2.2.1 Về nội dung
Một Tiêu đề đúng chuẩn là một Tiêu đề phải có thông tin và Tiêu đềphải phù hợp với nội dung, phải gợi mở, phải phù hợp với đặc điểm của từngthể loại Phóng sự, phải hấp dẫn và phải thể hiện tính tiêu biểu
Ví dụ: Phóng sự “Biển lấn người”
(Phóng sự phát sóng ngày 8/09/2011)
Nội dung nói về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống của ngườidân đặc biệt là người dân vùng biển Tiêu đề rất phù hợp vì đây là thuật ngữcủa các chuyên gia về khí tượng thủy văn thường hay nói để gọi sự biến đổikhí hậu Tiêu đề ngắn gọn, theo xu hướng phát triển của thế giới Tiêu đề sử
Trang 37dụng ngôn ngữ văn học chứa đựng nghĩa hàm ẩn, người xem cảm thấy tò mò,kích thích Tiêu đề Phóng sự chứa đựng thông tin của cả Phóng sự Nói tómlại đây là một Tiêu đề chuẩn về cả nội dung và hình thức thể hiện.
Qua khảo sát ta có thể thấy số liệu rất rõ ràng như sau: Tiêu đề phù hợpvới nội dung 108/226 Tiêu đề, chiếm 47.8%
Trước khi có một Tiêu đề hay ta cần phải có một Tiêu đề chuẩn thôngtin Thông tin đưa ra mang tính khách quan, thông tin đưa ra phải đúng nhất,thật nhất không sai lệch Khán giả chính là người phải gánh chịu những thiệtthòi đó vì họ đã không được tiếp nhận thông tin chân thực Ngoài ra quantrọng của một Tiêu đề là phải phù hợp với nội dung tác phẩm Mặc dù có thểTiêu đề rất đơn giản nhưng cả nội dung lẫn Tiêu đề phù hợp với nhau thì Tiêu
Ví dụ: Đất trồng lúa đã mất đi như thế nào?
(Phóng sự phát sóng ngày 23/03/2012)
Tác phẩm nói về đất nông nghiệp ở các vùng nông thôn giờ đây đãchuyển thành đất để bán cho các khu công nghiệp hoặc chuyển đổi để xâynhà Vấn đề này là vấn đề nan giải ở các vùng nông thôn Chúng ta có thểthấy rõ tên tác phẩm rất phù hợp với nội dung tác phẩm Tác giả sử dụng ngôn
Trang 38từ phù hợp với một bài Phóng sự Điều tra về nông thôn, ngôn từ dễ hiểu, tácgiả dùng câu hỏi để đặt Tiêu đề cho tác phẩm rất phù hợp với Phóng sự Điềutra Một câu hỏi mở, được người xem quan tâm, xét toàn diện, đây là mộtTiêu đề chuẩn theo nghĩa, nhưng không gọi là Tiêu đề hấp dẫn và hay TrongTiêu đề đã chứa đựng ý chính của tác phẩm Đây là một Tiêu đề chuẩn.
mở gây tò mò cho người xem, khiến người xem muốn theo dõi tác phẩm này
Về hình thức ngắn gọn, súc tích với nghĩa hàm ẩn về mùa bão lũ, những táchại của bão đối với người dân vùng biển Tiêu đề ngắn nên khi người xemchưa xem tác phẩm họ đã dễ nhớ tên rồi Đến khi xem xong tác phẩm họ càng
dễ nhớ tên hơn vì Tiêu đề súc tích tạo ấn tượng cho khán giả
Ví dụ: Lũ "nhân tạo"?
(Phóng sự phát sóng ngày 17/11/2011)
Phóng sự nói về nạn khai thác rừng trái phép khiến những cánh rừngnhư những cánh cửa chắn lũ giờ đây đã bị chặt bỏ Lũ lụt không chỉ do thiênnhiên tạo ra mà còn do sự phá hoại môi trường của con người khiến dòngnước lũ càng hung tợn hơn Nội dung tác phẩm đơn giản nên cách đặt Tiêu đềcũng đơn giản, ngắn gọn, súc tích, hàm chứa nội dung ý nghĩa của tác phẩm.Nhưng tác giả không dùng ngôn ngữ nói mà dùng ngôn ngữ văn học nên khiđọc Tiêu đề chúng ta vẫn thấy gợi mở và hấp dẫn Tiêu đề chỉ có ba chữ thôinhưng hàm chứa được đầy đủ thông tin Tiêu đề sử dụng dấu câu là dấu hỏichấm, một câu hỏi nhưng dường như đã có câu trả lời
Ví dụ: Huyền thoại 81 ngày đêm