Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ công chức tại phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới. Việt Nam chúng ta trong vài năm trở lại đây đang có sự vươn mìnhmạnh mẽ ra với thế giới, tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO.., kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do FTA, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP,… và nhiều hiệp định song phương khác. Đây là một trong những cơ hội cho nước ta hội nhập vào nền kinh tế củakhu vực và thế giới.Một trong những minh chứng thấy rõ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ là vào tháng 012010 Việt Nam đã chính thức thoát nghèo và được công nhận là nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên đằng sau những cơ hội lớn là những bài toán thách thức cho Việt Nam làm thế nào để có thể tránh “mắc kẹt” vào “bẫy” thu nhập trung bình,đấy là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, “hiện nay ở các tổ chức công được đánh giá là có nhận thức và thực hiện khá chậm công tác tuyển dụng so với khu vực tư”4,1, làn sóng “chảy máu chất xám” ở các cơ quan công quyền đang diễn ra ngày càng nhiều. Không nằm ngoài hiện thực đó thành Phố Đồng Hới cũng đã và đang ban hành chính sách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài nhưng chưa chứng tỏ hiệu quả. Nhận thức thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ công chức tại phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới”, để có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề tuyển dụng tại phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tuyển dụng của cơ quan.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn phòng Nội Vụ thuộc UBND thànhphố Đồng Hới đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình kiến tập vàviết báo cáo tại cơ quan Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới anh Đỗ Đức Hiếu -chuyên viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua (từngày 10/4/2016 đến ngày 4/5/2016) Em xin cảm ơn Văn phòng HĐND vàUBND đã luôn quan tâm, chỉ bảo, giúp em có được những tài liệu cần thiết để
em hoàn chỉnh bài báo cáo và hoàn thành tốt bài thực tập của mình
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Tổ chức Quản LíNhân Lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Tạo, đãtận tình hướng dẫn giúp đỡ em thực hiện bài báo cáo này và cũng là người đãdìu dắt chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường
Đồng thời, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và cácanh chị khoá trước đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình kiến tập đểhoàn thành tốt bài báo cáo này
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực và cố gắng rất nhiều song còn hạn chế về kinhnghiệm,kiến thức và kỹ năng cũng như nhiều mặt khác nên bài báo cáo khôngtránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,đóng góp ý kiến tận tình của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiệnhơn
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
1
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa của báo cáo 2
6 Bố cục của bài báo cáo 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 4 1.1 Khái quát về UBND thành phố Đồng Hới 4
1.1.1 Thông tin cơ bản về UBND 4
1.1.2.1 Chức năng 4
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 4
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ 8
1.2.1 Đội ngũ nhân lực của phòng Nội vụ 8
1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ 9
1.3 Khái quát hóa công tác quản trị nhân lực của tổ chức 10
1.3.1 Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực 10
1.3.2 Công tác phân tích công việc 10
1.3.3 Công tác tuyển dụng nhân lực 10
1.3.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực: 11
1.3.5 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 11
1.3.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 12
1.3.7 Công tác thù lao lao động cho người lao động 12
1.3.8 các vấn đề quản lý nguồn nhân lực xã hội 12
1.4 Đánh giá chung 12
2
Trang 31.4.1 Những ưu điểm 12
1.4.2 Những hạn chế 13
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤTHÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 14
2.1 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức ở phòng Nội vụ 14
2.1.1 Khái niệm công chức 14
2.1.2 Khái niệm tuyển dụng và một số khái niệm liên quan 14
2.1.3 Vai trò của tuyển dụng nhân sự 16
2.1.4 Các nguyên tắc tuyển dụng 18
2.2 Thực trạng tuyển dụng công chức tại phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới 21
2.2.1 Sơ lược về tình hình công chức hiện nay tại UBND thành phố Đồng Hới 21
2.2.2 Quy trình thực hiện công tác tuyển dụng công chức tại Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới 27
2.2.3 Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng tại UBND thành phố Đồng Hới 31
2.2.4 Đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND thành phố Đồng Hới 33
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 35
3.1 Giải pháp chung 35
3.2 Giải pháp cụ thể: 37
3.2.1.Tiến hành cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức 37
3.2.2 Xây dựng tốt công tác quy hoạch, kế hoạch nguồn cán bộ, công chức tạo tiền đề cho hoạt động tuyển dụng 37
3.2.3 Một số khuyến nghị 38
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
3
Trang 44
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam chúng ta trong vài năm trở lại đây đang có sự vươn mìnhmạnh
mẽ ra với thế giới, tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO , kí kết nhiềuhiệp định thương mại tự do FTA, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình DươngTPP,… và nhiều hiệp định song phương khác Đây là một trong những cơ hộicho nước ta hội nhập vào nền kinh tế củakhu vực và thế giới.Một trong nhữngminh chứng thấy rõ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ là vào tháng 01/2010Việt Nam đã chính thức thoát nghèo và được công nhận là nước có thu nhậptrung bình Tuy nhiên đằng sau những cơ hội lớn là những bài toánthách thứccho Việt Nam làm thế nào để có thể tránh “mắc kẹt” vào “bẫy” thu nhập trungbình,đấy là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu
Theo T.S Lưu Bích Hồ nhận xét để “tránh bẫy” Việt Nam cần phải pháttriển nền kinh tế tri thức với 4 trụ cột là; giáo dục nguồn nhân lực chất lượngcao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; công nghệ thông tin – truyềnthông; môi trường kinh doanh và thể chế[9] Nguồn nhân lực chất lượng caođược chú trọng hàng đầu để phát triển Nhận thức được tầm quan trọng của sứcmạnh con người ngay từ rất sớm, sinh thời Bác Hồ có nói “Cán bộ là gốc củamọi công việc” Như vậy, đối với nguồn nhân lực phải có sự quan tâm, đặc biệt
là lực lượng cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức công cần chú trọngnâng cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất giúp bộ máy nhà nước ta phát huyđược hiệu quả tối ưu và nhân dân được bảo vệ Thực tế hiện nay đòi hỏi cảnhững người lãnh đạo, quản lý hay chuyên viên đều cần có năng lực làm việcgiúp nước ta sử dụng có hiệu quả NNL trong khu vực công Chính vì thế, để cóđược NNL đủ sức đủ tài phục vụ cho đất nước thì khâu quan trọng và đáng lưutâm nhất đó là công tác tuyển dụng Hoạt động tuyển dụng, lựa chọn và hoànhập tổ chức có chức năng đảm bảo được một NNL có khả năng và động lực, đủtiềm năng cần thiết để đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ của tổchức và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động phát triển của cơ quan, tổ chức
Trang 6Tuy nhiên, “hiện nay ở các tổ chức công được đánh giá là có nhận thức vàthực hiện khá chậm công tác tuyển dụng so với khu vực tư”[4,1], làn sóng “chảymáu chất xám” ở các cơ quan công quyền đang diễn ra ngày càng nhiều Khôngnằm ngoài hiện thực đó thành Phố Đồng Hới cũng đã và đang ban hành chínhsách “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài nhưng chưa chứng tỏ hiệu quả Nhận thứcthực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũcông chức tại phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới”, để có thể đisâu nghiên cứu vấn đề tuyển dụng tại phòng Nội vụ - thành phố Đồng Hới vàđưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tuyển dụng của cơ quan.
2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác tuyển dụng công chức, viên chức
3 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề tuyển dụng CC
của phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới từ năm năm 2012 đến 2015
-Về mặt không gian: Tại phòng Nội vụ, UBND thành phố Đồng Hới - TỉnhQuảng Bình
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp được nghiên cứu trong bài báo cáo:
5 Ý nghĩa của báo cáo
Về mặt lý luận: Báo cáo kiến tập: “Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ công chức tại phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới” là sự tổng hợp, phân tích những kiến thức lý luận cơ bản
Trang 7nhất về tuyển dụng NNL Thông qua đó giúp người đọc có thể nắm bắt đượcnhững nội dung thiết thực nhất về vấn đề này Đề tài này giúp cho em thấy đượctính chất của công việc mình sẽ làm trong tương lai, nâng cao kinh nghiệm.
Về mặt thực tiễn: Giúp em tìm hiểu sâu sắc và có nhiều hiểu biết hơn vềcông tác tuyển dụng Với đề tài này em hy vọng nó sẽ là tài liệu hữu ích giúpquý cơ quan có cái nhìn mới hơn về công tác tuyển dụng tại phòng Nội vụ thànhphố Đồng Hới Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp đểtuyển dụng nhân lực một cách chặt chẽ và phù hợp nhất
6. Bố cục của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, bài báo cáo của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới
Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức và thực trạng côngtác tuyển dụng công chức của phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới
Chương 3: Một số biện pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công tác tuyểndụng CC tại phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
1.1 Khái quát về UBND thành phố Đồng Hới.
1.1.1 Thông tin cơ bản về UBND
Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới:
Địa chỉ tại 14 Quách Xuân Kỳ thành phố Đồng Hới
Số điện thoại: (052)3822091
Fax: (052)3820888
Email: donghoi@quangbinh.gov.vn
Hiện tại thành phố Đồng Hới gồm có 16 đơn vị hành chính (10 phường và
6 xã) và 12 phòng ban đơn vị hành chính Mặc dù mỗi phòng ban, đơn vị có mộtchức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều chung một mục tiêu là góp phầnđảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước;cùng thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố anninh - quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn thành phố
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, bộ máy.
1.1.2.1 Chức năng.
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơquan nhà nước cấp trên
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thựchiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, anninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương tới cơ sở
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.
- Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 9Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùngcấp thông qua để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thựchiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toánngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơquan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã,thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã,thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đấtđai, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng, trình HĐND cùng cấp thông qua các chương trình khuyến khíchphát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thựchiện các chương trình đó;
Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấukinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản,phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình,giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND xã, thị trấn;Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷlợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định củapháp luật
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND huyện thựchiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ ở các xã, thị trấn;
Trang 10Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sảnxuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông,lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhândân tỉnh.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xâydựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiệnquy hoạch xây dựng đã được duyệt;
Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ
sở theo sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiệnpháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở
và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phâncấp của UBND tỉnh
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, UBND huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm traviệc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và dulịch trên địa bàn huyện;
Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt độngthương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại,dịch vụ, du lịch trên địa bàn
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thểthao, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phongtrào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể
Trang 11thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắngcảnh do địa phương quản lý;
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề
y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổchức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện,nhân đạo
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, UBNDhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quảthiên tai, bão lụt;
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường vàchất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bànhuyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tạiđịa phương
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, UBNDhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhậpngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trườnghợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBNDhuyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôngiáo;
Trang 12Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào củacông dân ở địa phương;
- Trong việc thi hành pháp luật, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việcchấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhànước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp;
Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của phápluật;
- Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, UBNDhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quyđịnh của pháp luật;
Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ởđịa phương trình HĐND cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyếtđịnh
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ.
1.2.1 Đội ngũ nhân lực của phòng Nội vụ
Đội ngũ nhân lực của phòng Nội vụ tính từ năm 2015 có 10 CC trong khi
đó với chỉ tiêu biên chế được giao là 11 CC Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới
có 1 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng quản lý hai lĩnh vực khác nhau(như
sơ đồ ở dưới) Đội ngũ nhân lực đang có sự chênh lệch khá lớn về giới tính, sốlượng nữ là 7 CC chiếm tỷ lệ 70% còn nam có 3 CCchiếm tỷ lệ 30% Đa phầncáclà Đảng viên Chất lượng nhân lực của phòng tương đối cao với 2 thạc sĩchiếm 20%, trình độ đại học có 7 CC chiếm tỷ lệ cao nhất là 70% và 1 trungcấp chiếm 10% Như vậy, với trình độ chuyên môn hiện có phòng Nội vụ đãđáp ứng được nhu cầu công việc được giao
Về độ tuổi: Số lượng CC dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng
số CChiện có cụ thể là có 1 CC chiếm 10% tỷ trọng Số lượng CC từ 30 đến 40
Trang 13tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể là có 7 CCchiếm 70% tỷ trọng, còn lại 2
CC ở độ tuổi 51 đến 60 chiếm 20% Với độ tuổi lao động như vậy thì những
CC có độ tuổi từ 51- 60 là lực lượng có kinh nghiệm trong quản lý, thực thi
công việc Trong khi đó với số lượng CC từ 30 đến 40 chiếm tỷ trọng cao thuận
lợi cho việc thực hiện mục tiêu và công việc được giao tốt hơn, làm quen với
công việc khá lâu nên hoàn thành công việc với thời gian sớm hơn Tuy nhiên,
số lượng CC ở độ tuổi trước 30 còn quá ít nên sự năng động, sáng tạo trong
cách làm việc vẫn đang còn hạn chế Do vậy trong những năm tiếp theo phòng
Nội vụ nên tăng thêm số lượng CC trẻ và chuẩn bị đội ngũ nhân lực kế cận cho
phòng sau khi CC ở độ tuổi 51-60 đang cận kề nghĩ hưu
1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Nội vụ.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG NỘI VỤ
Chuyênviêntôngiáo
Chuyênviênvăn thưlưu trữ
Chuyênviên quản
lý đội ngũ
CB, CC,VC
Chuyênviên xâydựngchínhquyền
Chuyênviên cảicáchhànhchính
PHÓ TRƯỞNGPHÒNG
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
TRƯỞNG PHÒNG
Trang 141.3 Khái quát hóa công tác quản trị nhân lực của tổ chức.
1.3.1 Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực
“Kế hoạch hóa NNL là một trong những chức năng cơ bản của quản lý”[5,74] Kế hoạch hóa NNL dựa trên những mục tiêu của tổ chức và phải trả lờinhững câu hỏi liên quan như: mô hình tổ chức cần thiết là gì? Loại nhân sự nàocần? Khi nào cần và số lượng bao nhiêu? Xuất phát từ việc xác định cung nhânlực(chỉ tiêu biên chế), tiếp đến là cầu nhân lực và cuối cùng là sự chênh lệchcung - cầu và đưa ra các giải pháp cân đối cung - cầu nhân lực
Căn cứ vào báo cáo công tác hàng tháng, hàng năm phòng Nội vụ lập kếhoạch đề ra những phương hướng nhiệm vụ cho các công tác: kế hoạch tuyểndụng; đào tạo, phát triển; bố trí, sắp xếp công chức nhân viên, tiền lương, tiềncông
1.3.2 Công tác phân tích công việc
“Phân tích công việc là quá trình là thu thập thông tin các tư liệu và cácđánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến cáccông việc trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc” [4;48] Do
đó, phân tích công việc là một hoạt động quan trọng nhất, công cụ của tổ chứccông để thực hiện mục tiêu “Bố trí đúng người, đúng việc và đúng thời gian”.Phân tích công việc nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc và tăng sựthõa mãn khi thực hiện công việc Chính vì vậy, ngoài việc nắm rõ năng lực củamỗi CB, CC mà còn cần phải xác định rõ yêu cầu của công việc, các nhiệm vụ
và trách nhiệm cần hoàn thành cũng như các tiêu chuẩn cần đạt được của mỗichức danh công việc,
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định, cũng như trong quátrình thu thập các thông tin liên quan đến công việc Phòng Nội vụ xem xét vàgiao nhiệm vụ cho từng cá nhân cụ thể đảm nhận công việc đúng với trình độchuyên môn và yêu cầu của công việc Ngoài ra hàng năm, phòng Nội vụ còncho xây dựng đề án vị trí việc làm của mỗi phòng ban nhằm thấy rõ được nhucầu nhân lực cụ thể để có kế hoạch về sau
1.3.3 Công tác tuyển dụng nhân lực
Trang 15Tuyển dụng là quá trình tuyển mộ và tuyển chọn NLĐ để bù đắp sự thiếuhụt nhân lực cho tổ chức Cung cấp thông tin cho những người có thể có nhữngnăng lực phù hợp với chức vụ đang trống; khuyến khích những người này nộpđơn dự tuyển; thu nhập thông tin về những ứng cử viên; lựa chọn những ngườiphù hợp nhất với nhu cầu công việc.
Phòng Nội vụ căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao và nhu cầu của cácđơn vị hành chính trên toàn thành phố nhằm lập kế hoạch tuyển dụng CC, VCtrong toàn thành phố Công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy trìnhtuyển dụng, đảm bảo tính công khai, công bằng trong tuyển dụng Hình thứctuyển dụng thông qua xét tuyển và thi tuyển
1.3.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực:
Phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới luôn chú ý đến tuyển dụng nhân lựcđúng vị trí, năng lực, mục đích, yêu cầu công việc, đảm bảo tính chuyên mônnghiệp vụ, đúng người đúng việc phù hợp với năng lực thực tế từ đó làm cơ sởcho việc sắp xếp, bố trí không bị xáo trộn nên kết quả công việc này khá tốt.Phòng Nội vụ hàng năm luôn xem xét đề xuất nguyện vọng, điều kiện, hoàncảnh của CC, VC, nhân viên để luân chuyển, thuyên chuyển, điều chuyển côngtác Dựa trên trình độ để đề bạt, bổ nhiệm các cán bộ quản lý vào các phòng,ban, đơn vị sự nghiệp trên toàn thành phố
1.3.5 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Thành phố Đồng Hới rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo NNL từ cao đẳngtrở lên so với trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề một cách hợp lý, từngbước nâng cao trình độ so với mặt bằng chung của cả nước Hàng năm, phòngNội vụ thành phố Đồng Hới đều tiến hành đào tạo bồi dưỡng cho CBCC bằngcách cử đi học nâng cao trình độ, đi học các lớp lý luận chính trị nhằm nâng caotrình độ lý luận chính trị cho CBCC
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo NNL theo hướng nâng cao chất lượng,
kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo, các trườngcao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong tỉnh; mở rộng liên kết vớicác trường chuyên nghiệp và dạy nghề ngoài tỉnh kết hợp đào tạo tại chỗ và đào
Trang 16tạo ngoài tỉnh Phòng luôn đề xuất hỗ trợ kinh phí để tiến hành công tác đào tạo,bồi dưỡng với cấp trên để công tác này được hiểu quả hơn.
1.3.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đây là công tác quan trọng và thường xuyên của cơ quan nhằm tạo độnglực thúc đẩy CBCC phấn đấu rèn luyện, nâng cao năng lực bản thân và hiệu quảcông việc Công tác đánh giá được tiến hành theo trình tự được cụ thể Việcđánh giá đúng, hiệu quả sẽ giúp cho việc bố trí, sắp xếp, sử dụng, đào tạo, bồidưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC
1.3.7 Công tác thù lao lao động cho người lao động
Việc trả lương cho CBCC, VC được thực hiện theo ngạch bậc Ngoài ra,còn các khoản phụ cấp khác cũng được tính thực hiện theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước Không những thế, phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới luôn có cácchính sách đãi ngộ đối với CBCC, VC, nhân viên bao gồm: bồi thường thiệt hại,phúc lợi, ghi nhận công lao và biểu dương khen ngợi, có nhiều chương trìnhnâng cao đời sống tinh thần (tham quan nghĩ mát, giao lưu giữa các phòng bantrong thành phố)
1.3.8 Các vấn đề quản lý nguồn nhân lực xã hội.
UBND thành phố Đồng Hới đã và đang có những biện pháp quản lý nguồnnhân lực xã hội tích cực trong thành phố Huy động các nguồn lực xây dựng cơ
sở vật chất văn hóa nông thôn mới nhằm xây dựng thành phố phát triển thựchiện đúng công văn hướng dẫn thực hiện của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thônmới Không những thế vào những năm gần UBND tạo những điều kiện thuận lợiphát triển các loại hình du lịch tạo việc làm cho người dân nằm giải quyết vấn đềthất nghiệp cho người dân
1.4 Đánh giá chung
1.4.1 Những ưu điểm
- Công tác tuyển dụng được thực hiện công khai, có chính sách ưu tiêntuyển dụng người tài, sinh việc của các trường đại học của các cơ sở đào tạo uytín tốt nghiệp loại giỏi
Trang 17- Sắp xếp bố trí nhân lực khá phù hợp, công việc phân công phù hợp với độtuổi Đối với các CC trẻ thì phân công những việc năng động, sáng tạo còn đốivới những CC có thâm niên thì được giao công việc kinh nghiệm và mang tínhkiên trì cao Như vây, sẽ tạo điều kiện cho sự trao đổi học hỏi giữa các CC vớinhau, xem đây là một trong những mục tiêu bức thiết cần phải thực hiên trongtiến trình cải cách hành chính từ năm 2011-2020.
- Thành phố Đồng Hới thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế chặtchẽ bảo đảm cho công tác đánh giá hàng tháng, hàng năm của cơ quan
1.4.2 Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được qua các công tác, hoạt độngcủa phòng Nội vụ thành phố Đồng Hới thực hiện, còn có một số hạn chế cầnđược khắc phục:
- Trong công tác kế hoạch hóa đang còn hạn chế bởi lẽ công tác nhân sựvẫn mang tính mệnh lệnh, chỉ huy Hàng năm, UBND thành phố phải thong quatổng biên chế được giao để xác định nguồn cung Việc giao chỉ tiêu này sẽ gâykhó khăn cho những tổ chức đơn vị thực sự có nhu cầu nhưng không được phéptuyển
- Đội ngũ CC trẻ có tính năng động những chưa có kinh nghiệm trong côngviệc, những CBCC có kinh nghiệm là những người nằm trong đội ngũ sắp nghĩhưu Điều này rất khó khăn trong công tác bố trí sắp xếp công việc
- Công tác đào tạo bồi dưỡng mặc dù được chú tâm nhưng còn chậm đổimới Nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết, chương trình đào tạo, phươngpháp đào tạo chưa gắn với hoạt động thực thi nhiệm vụ
Trang 18CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC VÀ THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI PHÒNG NỘI
VỤTHÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 2.1 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng công chức ở phòng Nội vụ.
2.1.1 Khái niệm công chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[điều 4,6]
2.1.2 Khái niệm tuyển dụng và một số khái niệm liên quan
Tuyển dụng là khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực Bất kì tổ chức nàođều muốn có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao
Để có được NNL tiềm năng như vậy thì quá trình tuyển dụng nhất thiết phảidiễn ra giúp nhà quản lý có thể tìm kiếm và lựa chọn những ứng cử viên phùhợp cho từng vị trí công việc của tổ chức Có thể khẳng định đây chính là tiền đề
là nền tảng cho sự phát triển, chính vì sự quan trọng đó nên có rất nhiều kháiniệm về tuyển dụng được đưa ra
Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước thì tuyển dụng là một hoạt động nhằmchọn được những người có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trongcác cơ quan nhà nước, tùy theo tính chất, chức năng , nhiệm vụ của từng loại cơquan mà tiêu chuẩn, điều kiện, hình thức tuyển dụng khác nhau, đây là khâu có
Trang 19ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ CBCC, VC do đó cần phải thực hiệntheo nguyên tắc chung nhất định và theo quy trình khoa học từ hình thức đến nộidung thi tuyển.
“ Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quannhà nước thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển” [điều 3,3]
Nói tóm lại tuyển dụng được hiểu theo cách chung nhất “Tuyển dụng nhân
sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng củadoanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêucủa doanh nghiệp”.[4,106]
Quy trình này gồm hai khâu cơ bản: tuyển mộ và tuyển chọn
- Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng lao
động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía mình để các nhàtuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một
vị trí nào đó trong tổ chức.[4,93]
Các nguồn tuyển mộ bao gồm:
+ Nguồn nội bộ: Thông qua bản thông báo tuyển mộ về các vị trí công việc cần
tuyển người và thông báo này được gửi tới các nhân viên trong tổ chức , căn cứvào thông tin danh mục các kĩ năng của tổ chức bao gồm về kĩ năng, trình độquá trình làm việc kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đếnphẩm chất của người lao động
+ Nguồn bên ngoài:
Nguồn tuyển mộ:
Bạn bè của nhân viên;
Nhân viên cũ;
Ứng viên tự nộp đơn xin việc;
Các trường đại học và cao đẳng;
Người thất nghiệp;
Người làm nghề tự do;
Nhân viên của các hãng khác…
Trang 20 Phương pháp tuyển mộ: Có rất nhiều phương pháp tuyển mộ nhân viên từbên ngoài như:
Quảng cáo;
Cử nhân viên tuyển mộ tới các trường;
Các cơ quan tuyển dụng;
Sinh viên thực tập;
Nhờ nhân viên giới thiệu;
Ứng viên tự nộp đơn…[4,94]
- Tuyển chọn là quá trình đánh giá ứng viên theo nhiều khía cạnh khác
nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút quaquá trình tuyển mộ.[4,104]
Mục tiêu tuyển chọn: Mục tiêu bản chất của vị trí công việc cầ tuyển thôngqua một số thông tin sau:
Vai trò và nhiệm vụ của chức danh công việc,
Các công việc cụ thể phải thực hiện,
Yêu cầu về phẩm chất cá nhân: tính khí và thể chất của nhân viên cần có,
Thời gian tồn tại của vị tri công việc cần tuyển;
Lập bảng yêu câu ứng viên: cung cấp những chuẩn mực cố định để làm cơ
sở đánh giá ứng viên như yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, trình độ họcvấn, chuyên môn, thể lực, cá tính…
2.1.3 Vai trò của tuyển dụng nhân sự
Mục tiêu cơ bản của bất cứ tổ chức nào đều là sử dụng hiệu quả nhất NNLcủa mình để đạt được nhiều thành quả nhất có thể được Trong giai đoạn trở lạiđây, con người luôn được coi là nhân tố quan trọng, là một nguồn lực có tiềmnăng khai thác rất lớn Thông qua hệ thống “quản trị nhân lực”, các nhà lãnh đạocủa tổ chức có thể xây dựng được những hình thức, phương pháp tốt nhất đểngười lao động có thể phát triển không ngừng trên chính khả năng của họ, đồngthời góp sức đóng góp cho mục tiêu của tổ chức
- Đối với tổ chức
Trang 21Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho tổ chức một đội ngũ CB, CC,nhân viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhânlực phù hợp với yêu cầu mới của đất nước Tuyển dụng có tầm quan trọng rấtlớn đối với mỗi tổ chức vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉkhi làm tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo.
Tuyển dụng tốt giúp tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra (mục tiêudài hạn, trung hạn, ngắn hạn) hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm rangười thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao Từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hộinhập
Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra môi trường làm việc mang tínhchuyên nghiệp cao mà đặc biệt với các tổ chức công, tuyển dụng nhân sự tốt gópphần quan trọng vào việc tạo ra “đầu vào” cho NNL, nó quyết định đến chấtlượng, năng lực, trình độ CB, CC, nhân viên, đáp ứng tình hình phát triển củađất nước
Tuyển dụng nhân sự tốt giúp tổ chức giảm gánh nặng chi phí đào tạo bồidưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của tổ chức Không những thế,tuyển dụng thành công còn giúp cho tổ chức tránh được những rủi ro như tuyểnlại, tuyển mới và sa thải
Như vậy tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với cả khu vựccông và khu vực tư nhân, đây là quá trình “đãi cát tìm vàng”, nếu một tổ chứctuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết để đáp ứng theo đúng yêu cầucông việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt độngquản lý và phát triển của nước ta nói chung và các địa phương nói riêng Từ đódẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí gây mất đoàn kết,chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong tổ chức, lãng phí chi tiêu ngân sách
- Đối với xã hội
Hoạt động tuyển dụng tốt sẽ giúp cho xã hội sử dụng đúng, hợp lý, tối đaNNL, sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng giảm
Trang 22đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện hơn nhiều, góp phần xây dựng xã hộigiàu đẹp văn minh.
Đồng thơi, giúp cân bằng cung - cầu nhân lực, điều tiết nguồn lao động,giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho con người và giảm tệ nạn xãhội
- Đối với người lao động
Tuyển dụng giúp người lao động có cơ hội lựa chọn công việc, đặc biết là
có công ăn việc làm, thu nhập và khẳng định được bản than, từ đó định hướngnghề nghiệp cho mình một cách phù hợp nhất
Tuyển dụng nhân sự tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội
bộ giúp tăng năng lực làm việc, sáng tạo trong công việc Từ đó thấy được giátrị của bản thân nâng cao thu nhập và đóng góp cho tổ chức
2.1.4 Các nguyên tắc tuyển dụng
- Tuyển dụng CB, CC cần phải xuất phát từ lợi ích chung của tổ chức và xãhội Phải xuất phát từ nhu cầu bổ sung lao động sau khi đã thực hiện các biệnpháp để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực
- Phải dựa vào khối lượng công việc và yêu cầu cụ thể của từng loại côngviệc để tính tới khả năng sử dụng tối đa năng lực của họ Các thông tin tuyểndụng cần được công khai về số lượng, điều kiện, thời gian, địa điểm tuyển dụng,
…
- Ứng viên đáp ứng được yêu cầu cần phải được ưu tiên tuyển dụng, không
để tình cảm chi phối kết quả đánh giá, tôn trọng ý kiến và sẵn sàng trả lời nhữngkhúc mắc của ứng viên Khi tuyển chọn phải nghiên cứu cẩn thận và toàn diện
về phẩm chất và năng lực của ứng viên
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình tuyển dụng, chúng ta phải tuânthủ đầy đủ các nguyên tắc và vận dụng nó một cách linh hoạt, các nguyên tắc đóđược hiểu như sau:
Trang 232.1.4.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Công tác tuyển dụng phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, đảmbảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứngđầu cơ quan, phải tuân theo các quy chế, chỉ tiêu biên chế được giao
2.1.4.2 Nguyên tắc tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn sử dụng CC một cáchhiệu quả và tăng cường hiệu lực pháp lý của nhà nước Xuất phát từ nhu cầucông việc mà nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện tri thức đảmđương công việc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc
Trước khi tuyển dụng cần phải thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa NNLnhằm đưa ra chính xác nhu cầu của các phòng ban theo từng vị trí cụ thể để cóthể xây dựng kế hoạch tuyển dụng hợp lý
2.1.4.3 Nguyên tắc tuyển dụng khách quan dân chủ công bằng
Nguyên tắc này đảm bảo được tính khách quan trong tuyển dụng, tránh tìnhtrạng nhiều ứng cử viên xuất sắc lại không thể tuyển dụng hoặc không nhậnđược thông tin tuyển dụng Nguyên tắc này đòi hỏi sự công bằng trong tuyểndụng không có yếu tố vụ lợi, bè phái…
2.1.4.4 Nguyên tắc công khai.
Tất cả các nội dung quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ,quyền lợi và các hoạt động công vụ của CB, CC phải được công khai dưới sựkiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia.Phải công khai thông báo tuyển dụng để tất cả các ứng cử viên có thể tiếpcận thông tin và có thể tham gia dự tuyển
2.1.4.5 Nguyên tắc tuyển dụng phải có điều kiện, tiêu chuẩn rõ ràng.
Nguyên tắc này tránh việc tùy tiện trong quá trình tuyển dụng nhân viên
“yêu nên tốt, ghét nên xấu” hoặc chủ quan, cảm tính trong quá trình đánh giá