1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giáo trình Quản trị Hệ điều hành Linux

91 686 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép ta quản trị dịch vụ như hệ điều hành Windows Server. Giáo trình có 2 phần: sử dụng linux và quản trị dịch vụ trên linux. Giáo trình biên soạn dựa trên CENTOS 5.5, một nhánh phát triển của Linux.

Trang 1

GIÁO TRÌNH

HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (Dành cho sinh viên CNTT ngành Mạng máy tính)

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép ta quản trị dịch vụ như hệ điều hành Windows Server Giáo trình có 2 phần: sử dụng linux và quản trị dịch vụ trên linux Giáo trình biên soạn dựa trên CENTOS, một nhánh phát triển của Linux

MỤC LỤC

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LINUX 5

1 Tổng quan: 5

1.1 Lịch sử phát triển Linux: 5

1.2 Ưu và nhược điểm của Linux: 5

2 Các bản phát hành Linux: 6

2.1 Debian GNU/Linux 6

2.2 SuSe 6

2.3 Ubuntu: 6

2.4 Mandrake/Mandriva: 7

2.5 Centos: 7

2.6 Ferdora core: 7

2.7 Red Hat Enterprise: 7

3 Chuẩn bị cài đặt hệ điều hành 8

3.1 Yêu cầu phần cứng: 8

3.2 Các cách cài đặt: 8

4 Cài đặt hệ điều hành Linux 10

4.1 Cài đặt hệ điều hành Linux: 10

4.2 Các thiết lập cơ bản ban đầu trước khi sử dụng Linux: 16

4.3 Lựa chọn môi trường desktop khi đăng nhập vào Linux 18

5 Câu hỏi và bài tập: 20

CHƯƠNG II BẮT ĐẦU SỬ DỤNG LINUX 21

1 Các lệnh cơ bản: 21

1.1 Sử dụng công cụ Terminal 21

1.2 Các lệnh hệ thống: 21

1.3 Các lệnh trên thư mục: 22

1.4 Các lệnh trên tập tin: 26

1.5 Một số lệnh và trình tiện ích thông dụng khác: 29

2 Cài đặt phần mềm trên Linux: 33

2.1 Sử dụng công cụ Add/Remove Software 33

2.2 Cài đặt phần mềm bằng lệnh RPM: 34

2.3 Cài đặt phần mềm được đóng gói từ file nguồn: 36

Cài đặt phần mềm bằng lệnh yum: 37

Trang 3

3 Câu hỏi và bài tập 38

CHƯƠNG III KHỞI ĐỘNG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX 40

1 Trình khởi động LILO (LILO Boot Loader) 40

1.1 Giới thiệu 40

1.2 Thiết lập LILO: 40

1.3 Tập tin /etc/lilo.conf: 40

2 Trình quản lý GRUB (GRUB Boot Loader) 41

2.1 Giới thiệu: 41

2.2 Tập tin cấu hình của GRUB: 41

3 Tiến trình khởi động 42

3.1 Các bước khởi động 42

3.2 Các mức hoạt động của Linux: 42

4 Tắt và khởi động lại hệ điều hành: 43

4.1 Sử dụng dòng lệnh và các mức hoạt động: 43

4.2 Sử dụng giao diện đồ họa: 43

5 Câu hỏi và bài tập: 44

CHƯƠNG IV QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG VÀ NHÓM 45

1 Quản lý người dùng: 45

1.1 Giới thiệu: 45

1.2 Tập tin quản lý tài khoản: 45

1.3 Các lệnh quản lý tài khoản user: 47

2 Quản lý nhóm: 49

2.1 Giới thiệu: 49

2.2 Tập tin quản lý nhóm: 49

2.3 Các lệnh trên nhóm 50

3 Quản lý tài khoản user và nhóm bằng giao diện đồ họa X Windows 50

3.1 Giao diện quản lý user và nhóm trên X Windows: 50

3.2 Các thao tác quản lý user 52

3.3 Các thao tác quản lý nhóm: 53

4 Phân quyền cho người dùng trên hệ thống tập tin: 53

4.1 Quyền trên hệ thống Linux: 53

4.2 Phân quyền cho người dùng: 55

5 Câu hỏi và bài tập: 57

CHƯƠNG V CẤU HÌNH MẠNG TRÊN LINUX 58

1 Cấu hình địa chỉ IP: 58

1.1 Cấu hình địa chỉ IP: 58

1.2 Một số tập tin cấu hình liên quan 62

1.3 Các lệnh kiểm tra: 63

2 Truy cập từ xa dùng dịch vụ SSH 64

2.1 Khái niệm: 64

Trang 4

3 Truy xuất tài nguyên mạng dùng dịch vụ samba: 64

3.1 Khái niệm: 64

3.2 Các tập tin cấu hình Samba: 65

3.3 Cấu hình Samba Server: 66

3.4 Máy client truy xuất dịch vụ samba: 70

3.5 Cấu hình dịch vụ samba bằng samba swat: 72

4 Truy xuất tài nguyên mạng dùng dịch vụ NFS: 74

4.1 Khái niệm: 74

4.2 Cấu hình dịch vụ NFS: 75

5 Câu hỏi và bài tập: 76

CHƯƠNG VI DỊCH VỤ DHCP VÀ ĐỊNH TUYẾN TĨNH 77

1 Dịch vụ DHCP: 77

1.1 Khái niệm 77

1.2 Tập tin cấu hình DHCP Server /etc/dhcpd.conf: 77

1.3 Cấu hình DHCP server: 77

1.4 Máy client xin cấp động địa chỉ IP: 79

1.5 Giám sát các địa chỉ IP đã được cấp trên máy DHCP server: 80

2 Định tuyến tĩnh trong Linux: 80

2.1 Giới thiệu: 80

2.2 Cấu hình định tuyến: 80

CHƯƠNG VII DỊCH VỤ DNS 82

1 Khái niệm: 82

1.1 Giới thiệu: 82

1.2 Các tập tin cấu hình dịch vụ DNS: 82

2 Cấu hình dịch vụ DNS: 84

2.1 Cấu hình một local DNS server: 84

2.2 Kiểm tra cấu hình DNS: 86

2.3 Cấu hình forwarder trên DNS: 87

2.4 Cấu hình slave DNS: 88

2.5 Ủy quyền quản trị miền con: 90

3 Câu hỏi và bài tập: 91

Trang 5

bỏ vì không có tính khả thi

 Nhưng một số nhà khoa học của AT&T không bỏ cuộc, và họ phát triển một hệ điều hành có hoạt động đơn giản hơn và gọi nó là UNIX Năm 1973, Thomson đã viết lại toàn bộ hệ điều hành UNIX bằng ngôn ngữ C, đây là thay đổi quan trọng mang tính bước ngoặc của UNIX Đến năm 1992, AT&T đã bán lại cho Novell

 Năm 1991, một sinh viên của Đại học tổng hợp Helsinki – Phần Lan, tên là Linus Tovalds bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của Unix, với mục đích nghiên cứu phiên bản UNIX chạy trên máy Intel 80386

 Ngày 25/8/1991, Linus công bố dự định phát triển của mình về một hệ điều hành mới (chưa có tên) với phiên bản thử nghiệm 0.01 Không cần nhờ đến Minix nữa mà Linus viết lại từ đầu với shell và trình biên dịch C cho hệ điều hành của mình Tháng 1/1992, Linus cho ra đời hệ điều hành phiên bản version 0.02 và đặt tên là Linux Năm 1994 phiên bản chính thức 1.0 được phát hành

1.2 Ưu và nhược điểm của Linux:

 Cho đến nay Linux là hệ điều hành được sử dụng khá rộng rãi, và phổ biến

Trang 6

- Hỗ trợ trình biên dịch cho nhiều ngôn ngữ C, C++, Perl, … hỗ trợ tính toán tốc độ cao cho ngành điện toán

- Giao diện chưa thân thiện nên việc tìm kỹ thuật viên hỗ trợ hệ thống Linux khá khó khăn và chi phí cao

2 Các bản phát hành Linux:

2.1 Debian GNU/Linux

 Phiên bản này phát triển trong dự án Debian, phiên bản này được phát triển dựa trên các cộng tác viên tình nguyện trên khắp thế giới , các công cụ được phát triển trên nền dự án GNU

 Các phiên bản phát hành này được cho là phong phú với hơn 15000 gói phần mềm,

hỗ trợ 11 kiến trúc máy tính từ ARM, IBM đến các PC phổ dụng hay các siêu máy tính Debian nổi tiếng với gói công cụ quản lí hệ thống của nó mà cụ thể APT (Advanced Packing Tool – công cụ quản lý gói cao cấp)

2.2 SuSe

 Do công ty Nowell phát triển, gồm các phiên bản SuSe Linux Enterprise Server, openSuSe, trong đó openSuSe là bản miễn phí OpenSuSe hỗ trợ một số kiến trúc Intel x86, x86-64bit…

 Hiện nay, openSuSe có phiên bản 10 hoặc mới hơn, và có thể xem thông tin tại http://www.opensuse.org

2.3 Ubuntu:

 Bản phân phối chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux được phát triển bởi Canonical Ubuntu theo quan niệm người Nam Phi là phần mềm miễn phí Xu hướng phát triển của phiên bản này là cho người dùng

Trang 7

2.4 Mandrake/Mandriva:

 Mandriva Linux còn được gọi là Mandrake Linux là phiên bản được phân phối bởi Mandriva Phiên bản đầu tiên dựa trên Red Hat Linux 5.1 và KDE 1.0 được giới thiệu vào tháng 7/1998

2.5 Centos:

 Centos – Community Enterprise Operating System là hệ điều hành được xây dựng trên nền tảng Red Hat Enterprise Linux, hỗ trợ các kiến trúc máy tính x86, x86-64, các một số kiến trúc của các máy server chuyên dụng

 Centos chủ yếu cung cấp cho các dòng server chuyên dụng với các ứng dụng mạng Phiên bản hiện nay là 5.0

2.6 Ferdora core:

 Bản phân phối này được phát triển theo dự án Ferdora (Fedora project) được hỗ trợ bởi Red Hat Dự án này phát triển một hệ điều hành mã nguồn mở hoàn chỉnh sử dụng cho tất cả các mục đích (server hoặc người dùng) trên nền tảng hệ điều hành Red Hat Linux

 Fedora được thiết kế dễ dàng cài đặt, giao diện đồ họa dễ sử dụng Các gói cài đặt bổ sung là các gói dạng rpm, dễ tìm, dễ tải, dễ cài đặt

 Fedora được bổ sung gói tin và hỗ trợ kỹ thuật đa phần từ cộng đồng, và một phần nào đó của Ret Hat Đây là hệ điều hành sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam, cứ 6 – 8 tháng ra phiên bản mới một lần Sau này dự án Fedora là phiên bản miễn phí hỗ trợ người dùng theo chiến lược của Red Hat Phiên bản mới nhất hiện nay là 11

2.7 Red Hat Enterprise:

 Ban đầu Red Hat phát triển hệ điều hành miễn phí cho cộng đồng gọi là hệ điều hanh Red Hat Linux, phiên bản mới nhất là 9 Nhưng sau này do Red Hat hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Fedora mang tính cộng đồng nên Red Hat phát triển hệ điều hành Linux mới gọi là Red Hat Enterprise

 Red Hat Enterprise là bản phân phối mang tính thương mại được phát triển bởi Red Hat Red Hat được coi là phiên bản phát triển hệ điều hành mã nguồn mở Linux thông dụng nhất hiện nay

 Các bản Red Hat Enterprise được hỗ trợ kỹ thuật trong vòng 7 năm Cứ 18 tháng lại

có một phiên bản mới với kas nhiều gói phần mềm hỗ trợ bảo mật và ứng dụng khá tốt Về cơ bản Fedora và Ret Hat khá giống nhau

Trang 8

 Năm 2005, Ret Hat ra đời 4 phiên bản:

- Red Hat Enterprise Advanced Server: phiên bản dành cho server chuyên dụng với

- Red Hat Desktop: phiên bản dành cho người dùng cá nhân bình thường

 Red Hat Enterprise hiện nay có phiên bản mới nhất là 7

3 Chuẩn bị cài đặt hệ điều hành

3.1 Yêu cầu phần cứng:

 Linux là một hệ điều hành dành cho những người ít tiền nên ngoài việc nó là hệ điều hành miễn phí thì nó còn có ưu điểm là không cần cấu hình máy mạnh Tuy nhiên, với giao diện X Window và các cấu hình có sẵn thì khi cài Fedora 11, ta nên có cấu hình tối thiểu sau:

 Bộ vi xử lí (CPU) Pentium III 500MHZ

 RAM 128MB đối với chế độ dòng lệnh (text mode), và RAM 256MB đôi với chế độ

 Đây là hình thức cài đặt phổ biến nhất với các bước cài đặt đơn giản dễ dàng Bỏ đĩa

CD vào ổ CD_Rom, khởi động máy và thực hiện cài đặt từng bước

 Trong quá trình cài đặt, ta phải thực hiện các bước sau:

- Cấu hình họn các thông số cơ bản về múi giờ, ngôn ngữ, tên host, password của user root,…

- Cấu hình phân vùng ổ đĩa: tạo phân vùng /boot (200MB), swap (256 MB) lớn hơn hoặc bằng Ram, phân vùng gốc (/) (8-10GB)

- Cài đặt các thành phân, các gói công cụ hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu người dùng (Linux có thư viện các công cụ hỗ trợ đồ sộ)

Trang 9

3.2.2 Cài đặt CD từ xa qua mạng:

 Ta có thể cài đặt từ một server khác qua mạng không cần CD, cách này chỉ giới thiệu

vì không thông dụng cũng như khó áp dụng

- Tạo một FTP server và web server, sao chép source cài đặt vào thư mục chứa web site sao cho ta có thể truy xuất vào thư mục này

- Chạy chương trình rawrite để chép bootnet.img vào đĩa mềm ( file này có trong

Tên tập tin Thiết bị lưu trữ

 Đĩa cứng được phân làm nhiều vùng khác nhau gọi là partition Mỗi đĩa cứng được chia tối đa 4 partition chính, ta có thể tạo hơn 4 partition ta dùng partition mở rộng (extended partition) Ví dụ trên ổ đĩa cứng thứ 1 có 2 partition chính được định dạng là hda1 và hda2, và một partition mở rộng là hda3, trong partititon mở rộng có thể có các phân vùng con là hda4 và hda5

 Các phân vùng cần thiết cho Linux:

Phân vùng gốc (/) là phân vùng chính chứa toàn bộ các thư mục và file hệ thống

Phân vùng /boot chứa các file boot loader và boot image điều khiển khởi động của

hệ điều hành Linux

Phần vùng swap: là phân vung đặc biệt để hoán đổi dữ liệu khi vung nhớ chính đã sử

dụng hết Kích thước của swap tùy thuộc vào các ứng dụng hệ thống Kích thước được khuyến cáo lớn hơn hoặc bằng dung lượng RAM

Trang 10

4 Cài đặt hệ điều hành Linux

 Red Hat là hệ điều hành Linux mạnh nhất hiện nay nên được sử dụng rất rộng rãi Fedora được sự hỗ trợ của Red Hat nên có nhiều điểm tương đồng với Red Hat Xuyên suốt môn học này, ta sẽ tìm hiểu Fedora Core 11 và phần cài đặt này sử dụng CD Fedora Core 11 phương pháp cài đặt trực tiếp từ CD

4.1 Cài đặt hệ điều hành Linux:

 Đưa đĩa CD cài đặt CentOS 5 vào CD-ROM, khởi động máy tính, xuất hiện màn hình như hình dưới:

- To intstall or upgrade in graphical mode, press the <ENTER> key: để cài đặt hoặc cập nhật bằng chế độ đồ họa, nhấn Enter

- To intstall or upgrade in text mode, type linux text <ENTER>: để cài đặt hoặc cập nhật bằng chế độ dòng lệnh: gõ linux text, nhấn Enter

- Use the funtions keys listed below for more information: sử dụng phím chức

năng để có thêm thông tin

Ta chọn: To intstall or upgrade in graphical mode, press the <ENTER> key, nhấn Enter

Tiếp theo, chọn Skip nhấn Enter, nếu chọn OK chương trình cài đặt sẽ kiểm tra đĩa

CD trước khi cài đặt

Trang 11

Tiếp theo là vào chương trình cài đặt Fedora 11 chính thức click Next Rồi chọn ngôn ngữ trong quá trình cài đặt là English (English), click Next Chọn loại bàn phím theo kiểu U.S Enghlish, click Next

 Xuất hiện hộp thoại cảnh cáo: “Tìm thấy ổ cứng sda chưa được đọc Để tạo partition mới, ổ cứng này phải được khởi tạo, điều này gây mất tất cả dữ liệu hiện có Bạn có

muốn khởi tạo không” Click Yes

Hình đưới đây chọn Create custom layout để cấu hình các partition, click Next

Trang 12

Trang cấu hình ổ đĩa, click New để tạo mới một Partition, Edit để chỉnh sửa, Delete

để xóa, Reset để cấu hình lại từ đầu, ở đây ta chọn New:

Trong cửa sổ Add Partition

- Mount Point xác định loại partition cần tạo, chọn /boot, nên tạo partition /boot

trước tiên

- File System Type: qui định kiểu hệ thống file, chọn ext3, size (MB) là 200MB

(tùy theo qui mô hệ thống ta có thể cho dung lượng lớn hơn)

- Option Fixed size: áp dụng dung lượng mình đã chọn

- Fill all space up to (MB): sử dụng dung lượng được khai báo khung bên cạnh

- Fill to maximum allowable size: sử dụng tối đa kích thước trống nếu có thể

- Cấu hình xong click OK

Trang 13

Tương tự tạo có kiểu file hệ thống swap, dung lượng 512MB (nên lớn hơn hay bằng kích thước RAM) Click OK

Tiếp theo tạo partition /, kiểu hệ thống file là ext3, dung lượng 7000MB (khoảng

7GB - có thể lớn hơn), không nên dùng hết dung lượng còn trống

Sau khi cấu hình xong click Next

 Trang tiếp theo, xác định trình khởi động của linux, mặc định là GRUB boot loader,

click Next

Trang 14

Trang tiếp theo để mặc định click Next Trang tiếp theo, chọn Asia/Ho Chi Minh, click Next

 Trang tiếp theo, cấu hình password cho user root (root là user toàn quyền quản trị hệ

thống), password phải ít nhất 6 kí tự, ví dụ: cntt1234 Click Next

Trang tiếp theo, cấu hình các thành phần phần mềm cần cài đặt, chọn Customize now để mình chọn chi tiết các phần mềm, click Next

Trang 15

 Xuất hiện cửa sổ cài đặt phần mềm chi tiết, có 6 thành phần khác nhau để cài đặt:

- Mục Desktop Enviroments qui định kiểu giao diện hiển thị của desktop Có 2 loại giao diện GNOME Desktop Enviroment và KDE (K Desktop Enviroment) Ta chọn cả 2

- Mục Servers cài đặt các ứng dụng mạng Ví dụ trong mục này ta chọn DNS Name Server, Networks Servers, Printing Support, Server Configuration Tool, Windows file server, mỗi thành phần có thể có nhiều gói, click Optional

packages để lựa chọn

Trang 16

- Mục Applications: các ứng dụng có sẵn trên Linux, ví dụ: Office, chương trình

hỗ trợ media…

- Mục Development: các công cụ phát triển phần mềm, là các ngông ngữ lập trình

- Base System: các phần mềm cơ bản hỗ trợ hệ thống

- Ta có thể chọn các thành phần công cụ phù hợp nhu cầu hoặc có thể cài đặt sau

trong quá trình sử dụng hệ điều hành Sau khi chọn xong click Next

Click Next để bắt đầu cài đặt Linux Quá trình cài đặt được thực hiện:

Sau khi cài đặt xong, click Reboot để khởi động lại

4.2 Các thiết lập cơ bản ban đầu trước khi sử dụng Linux:

Trang 17

Màn hình Firewall, thiết lập tường lửa cho máy tính, trong giới hạn của môn học, ta không dùng firewall, nên chọn Disable Click Forward

Màn hình SELinux, thiết lập các cơ chế bảo mật trên linux, để mặc định thiết lập các bảo mật cơ bản, click Forward

Màn hình Date and Time: thiết lập ngày giờ phù hợp, click Forward

Màn hình Create User, tạo một user đăng nhập hệ thống có quyền nhất định, có thể không cần tạo user này vì đã có user root, click Forward

Màn hình Sound Card, các thiết lập về card âm thanh, click Forward

Trang 18

Màn hình Additional CDs: thiết lập phần mềm bổ sung tì đưa đĩa Cd vào, ở đây ta

không có, click Finish để hoàn tất các thiết lập ban đầu

4.3 Lựa chọn môi trường desktop khi đăng nhập vào Linux

Màn hình đăng nhập như hình dưới, nhập username là root (user này có toàn quyền

quản trị hệ thống)

Sau đó nhập mật khẩu, ví dụ: cntt1234

Nếu đăng nhập như trên, mặc định ta sẽ đăng nhập mội trường GNOME Desktop Linux hỗ trợ 2 môi trường desktop là GNOME và KDE Muốn đổi môi trường khác, phía dưới màn hình đăng nhập ta click Session

 Xuất hiện cửa sổ Sessions:

- Last session: sử dụng môi trường đã được sử dụng ở phiên kết nối sau cùng

- Default System Session: sử dụng môi trường mặc định của hệ thống

- GNOME: môi trường desktop GNOME

Trang 19

- FailsafeTerminal: sử dụng trong trường hợp bị lỗi

- Chọn môi trường sau đó click Change Session

 Sau khi đăng nhập thành công ta có giao diện của Linux như sau:

- Giao diện GNOME Desktop Enviroment:

- Giao diện KDE (K Desktop Enviroment)

Trang 20

 Ta thấy GNOME và KDE là 2 môi trường có giao diện khác nhau khá nhiều nhưng

về cơ bản, các cấu trúc bên trong, các dịch vụ mạng, các ứng dụng đều giống nhau về nguyên tắc cấu hình và hoạt động

 Quá trình cài đặt hệ điều hành Red Hat Linux hoặc Fedora cũng tương đối giống với CentOS, sinh viên tự tìm hiểu cài đặt Red Hat Linux và Fedora

5 Câu hỏi và bài tập:

1 Trình bày lịch sử phát triển của Linux?

2 Trình bày ưu và nhược điểm của hệ điều hành Linux?

3 Giới thiệu sơ lược các bản phân phối của hệ điều hành Linux?

4 Nêu các bước chính trong quá trình cài đặt Linux Fedora core 11?

5 Thực hiên cài đặt vào máy tính hệ điều hành Linux Fedora core 11?

6 Thực hiên cài đặt hệ điều hành Linux Fedora core 11 vào máy tính có cài đặt sẵn hệ điều hành Windows?

7 Thực hiện cài đặt hệ điều hành Linux CentOS?

8 Nêu và thực hiện các bước lựa chọn môi trường desktop khi đăng nhập vào hệ thống Linux

Trang 21

CHƯƠNG II

BẮT ĐẦU SỬ DỤNG LINUX

1 Các lệnh cơ bản:

1.1 Sử dụng công cụ Terminal

Trên màn hình desktop, click phải chuột chọn Open Terminal,

Hoặc Applications / Accessories / Terminal

Cửa sổ Terminal như hình dưới: tên user là root, tên máy là server

 Lưu ý: ta có 2 dấu nhắc lệnh khác nhau:

- Dấu $: cho biết ta đăng nhập vào một user bình thường

- Dấu #: cho biết ta đăng nhập vào user có quyền quản trị (vd: user root)

Trang 22

- Trợ giúp người dùng cách sử dụng, chức năng và các tùy chọn của một lệnh

- #man date: hiển thị cách sử dụng, chức năng và các tùy chọn của lệnh date

- #man ls: hiển thị cách sử dụng, chức năng và các tùy chọn của lệnh ls

- Nhấn phím q để thoát khỏi màn hình trợ giúp

1.3 Các lệnh trên thư mục:

1.3.1 Cấu trúc thư mục của hệ thống Linux:

- Tất cả các file, thiết bị, các công cụ, thư mục trong hệ thống Linux đều được coi

là tập tin (file)

Trang 23

- Linux không có khái niệm ổ đĩa (driver C, D, E…) như Windows, Linux tổ chức

từ một thư mục gọi là thư mục gốc (/) chứa toàn bộ hệ thống Linux, dưới thư mục gốc là các thư mục con với các chức năng khác nhau trong hệ thống

- Các thư mục dưới thư mục gốc (/):

/bin, /sbin Chứa tập tin nhị phân được mã hóa hỗ trợ boot và thi hành lệnh

/boot Chứa nhân Linux, hỗ trợ khởi động và load hệ điều hành

/lib Chứa các tập tin thư viện hàm hỗ trợ cho bin và sbin

/usr/local Chứa các thông tin chia sẻ mạng và tài khoản user

/tmp Chứa các file tạm trong quá trình hoạt động

/dev Chứa các file quản lý thiết bị (cdrom, đĩa mềm, đĩa cứng, máy in…) /etc Chứa các file cấu hình hệ thống, đặt biệt là các cấu hình dịch vụ

mạng (đây là thư mục quan trọng) /home Chứa các thư mục home lưu trữ dữ liệu của các người dùng

/root Chứa thư mục home của user root

/usr Chứa tập tin các chương trình đã cài đặt trong hệ thống

Trang 24

/var Chứa các biến môi trường, file log, hàng đợi cửa các chương trình

ứng dụng, các lệnh thi hành

/mnt Chứa các điểm mount các thiết bị, vd: USB, ổ cứng, cdrom…

/proc Chứa các file hệ thống, các file về nhân (kernel)

1.3.2 Hiển thị thư mục hiện hành (lệnh pwd):

- Mặc định khi ta đăng nhập vào bằng user nào thì xử lý trên thư mục home của

user đó Ví dụ: user cntt có thư mục là /home/cntt

- User root có thư mục là home là /root

1.3.3 Liệt kê thư mục tập tin (lệnh ls):

- Cú pháp: #ls: xem các thư mục con tài thư mục hiện hành

- Ls –l: liệt kê chi tiết thông tin tập tin trong thư mục hiện hành

o Cột 1: kí tự đầu tiên “-“ tập tin thường, “d” chỉ thư mục, “l” chỉ tập tin liên kết; các ký tự tiếp theo chỉ quyền truy xuất

o Cột 2: các chỉ số liên kết

o Cột 3, 4: tài khoản, nhóm liên kết

o Cột 5: kích thước tập tin thư mục

o Cột 6: chỉ ngày giờ đã chỉnh sửa tập tin thư mục

o Cột 7: tên tập tin, thư mục

- Ls –a: liệt kê tất cả các tập tin thư mục chứa trong thư mục hiện hành bao gồm

cả tập tin ẩn

- Ls /etc: liệt kê các thư mục con chứa trong thư mục /etc

Trang 25

1.3.4 Chuyển thư mục hiện hành (lệnh cd):

- Cú pháp: #cd [thư mục]

- Cd /etc: chuyển đến thư mục /etc, dùng lệnh ls để kiểm tra thư mục hiện hành, thư mục hiện hành lúc này là thư mục /etc

1.3.5 Tạo mới thư mục

- Cú pháp mkdir [tên tập tin]

- Mkdir /home/dulieu: tạo mới thư mục dulieu trong thư mục /home

- Mkdir dulieu: tạo mới thư mục dulieu trong thư mục hiện hành

- Mkdir /home/dulieu: tạo mới thư mục dulieu trong thư mục /home Nếu đã

có thư mục dulieu, nó thông báo không thể tạo, thư mục dulieu đã tồn tại

- Mkdir /home/dulieu: tạo mới thư mục dulieu2 trong thư mục /home

Trang 26

1.3.6 Xóa thư mục:

- Cú pháp: $rmdir [tên tập tin]

- Rmdir /home/cntt/dulieu2: xóa thư mục dulieu2 trong thư mục /home/cntt

- Rmdir dulieu2: xóa thư mục dulieu2 trong thư mục hiện hành

- Dùng lệnh ls để kiểm tra:

- Lưu ý: đối với lệnh mkdir và lệnh rmdir, ta chỉ có thể tạo mới và xóa thư mục trên

home directory của user đó, ví dụ: user cntt chỉ có thể tạo, xóa trên thư mục /home/cntt Nếu muốn thực hiện các thao tác này trên toàn bộ hệ thống ta phải

đăng nhập băng user root Điều này đúng với cả trường hợp của tập tin

1.4 Các lệnh trên tập tin:

1.4.1 Lệnh cat:

- Xem nội dung tập tin: $cat [tên tập tin] Ví dụ: $cat /etc/paswd xem nội

dung tập tin passwd trong thư mục /etc

- Tạo mới một tập tin: $cat >[tên tập tin] Ví dụ: $cat >tho.txt tạo mới tập tin

tho.txt trong thư mục hiện hành, thư mục hiện hành là /home/cntt Nhập nội

Trang 27

- Nếu ta tạo mới một file tho.txt đã có sẵn thì nó sẽ xóa file cũ và tạo file mới Dùng lệnh cat để xem lại nội dung tập tin tho.txt

- Kết nối một đoạn nội dung vào file đã có sẵn: $cat >>[tên tập tin] Ví dụ: cat

>>tho.txt: thêm đoạn nội dung vào file tho.txt có sẵn nhập nội dung cần thêm vào, click Ctrl+d để kết thúc

- Dùng lênh cat để xem nội dung tập tin tho.txt

1.4.2 Xem nội dung tập tin từng trang (lệnh more)

- Cú pháp: $more [tên tập tin] Ví dụ: $more /etc/passwd: xem từng trang nội

dung của file passwd trong thư mục /etc

- Cuối trang xuất hiện chữ More , nhấn phím Enter để xem tiếp nội dung tiếp theo của tập tin, click phím q để kết thúc

1.4.3 Sao chép tập tin

- Cú pháp: $cp [tập tin nguồn] [tập tin đích]

- Ví dụ: lệnh trong hình dưới sao chép tập tin tho.txt trong thư mục /home/cntt thành tập tin baitho.txt trong thư mục /home/cntt/Documents

- Dùng lệnh ls kiểm tra tập tin trong thư mục /home/cntt/Documents

Trang 28

- Cú pháp $find [tên thư mục tìm] –name [tên tập tin cần tìm]

- Ví dụ: câu lệnh dưới đây tìm kiếm tập tin có tên là passwd trong thư mục /etc

1.4.7 Tìm kiếm nội dung của tập tin nào đó

- Cú pháp $grep “[nội dung]” [tên tập tin]

- Ví dụ: câu lệnh dưới tìm vị trí nội dung “tuong lai” của tập tin baitho.txt trong thư mục /home/cntt/Documents

Trang 29

1.5 Một số lệnh và trình tiện ích thông dụng khác:

1.5.1 Lệnh đăng nhập tài khoản bằng dòng lệnh

- Lệnh su cho phép đăng nhập tài khoản bằng dòng lệnh Mặc định Fedora 11 không cho phép đăng nhập vào giao diện X của hệ thống bằng user root mà chỉ đăng nhập vào user thường

- Do đó, để thực hiện được các thao tác quản trị ta phải đăng nhập vào bằng user root Lệnh su cho phép đăng nhập tài khoản bằng dòng lệnh, nghĩa là đăng nhập user root bằng dòng lệnh Khi đăng nhập ta toàn quyền quản trị hệ thống nhưng chỉ trên dòng lệnh

- Cú pháp:

1.5.2 Lệnh mount:

- Ánh xạ một thiết bị vào một thư mục nào đó trong filesystem Sau khi mout, ta có thể trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị và hệ thống Các thiết bị có thể mount là ổ đĩa cứng (hda chuẩn IDE và sda chuẩn SCSI), CD Rom, đĩa mềm, các thiết bị lưu trữ cắm cổng USB

- Cú pháp: #mount [tên thiết bị] [điểm mount]

o Option –w: chỉ được đọc và ghi tập tin trong thiết bị được mount

o Option –r: chỉ được đọc tập tin trong thiết bị được mount

o Option –t: xác định hệ thống tập tin được mount: minux, ext2, ext3, msdos, proc, nfs, iso9660 …

- Umount: có tác dụng ngược lại với lệnh mount

1.5.3 Các lệnh nén và giải nén tập tin, thư mục:

- Lệnh gzip:

o Nén tập tin, thư mục tạo thành file *.gz

Trang 30

o Ví dụ: $gzip /home/cntt/dulieu: nén thư mục dulieu thành file dulieu.gz trong thư mục /home/cntt

o Lệnh gunzip: giải nén các tập tin *.gz, nghĩa là giải nén các tập tin được nén bằng lệnh gzip

 -xvf: giải nén tập tin thư mục

o Ví dụ: $tar –cvf /home/cntt/duphong.tar /home/cntt/ dulieu:

nén thư mục dulieu trong thư mục /home/cntt thành file duphong.tar trong thư mục /home/cntt

o $tar –xvf /home/cntt/duphong.tar: giải nén tập tin duphong.tar tại

thư mục hiện hành

1.5.4 Tiện ích vi:

- Vi hay còn gọi là vim là chương trình soạn thảo văn bản chuẩn trên tất cả các hệ điều hành thuộc họ Unix Nó cho phép tạo mới, chỉnh sửa các tập tin văn bản, tập tin cấu hình hệ thống một cách dễ dàng Đây cũng là công cụ dùng để tác động trực tiếp vào các tập tin cấu hình hệ thống, rất cần thiết đối với các kỹ thuật viên quản trị hệ thống

- Vi có 2 chế độ: chế độ lệnh và chế độ soạn thảo Chế độ lệnh sử dụng các phím

để thực hiện các thao tác lệnh, nó cho phép ta giao tiếp trình tiện ích vi và thi hành theo yêu cầu Chế độ soản thảo cho phép ta nhập nội dung tập tin, hoặc chỉnh sửa nội dung tập tin có sẵn

- Cú pháp: $vi: mở trình tiện ích mới chưa có nội dung, nhập nội dung vào sau đó

lưu lại sẽ được một tập tin mới có tên tùy theo người dùng

- $vi dulieu.txt: mở tập tin dulieu.txt bằng trình tiện ích vi, cho phép thay đổi hay

hiệu chỉnh nội dung tập tin

- Chế độ lệnh (command mode):

o Mặc định khi mở vi, trình tiện ích này ở chế độ dòng lệnh Sử dụng phím để truyền lệnh cho vi:

Trang 31

 Dw: xóa một từ

 3dw: xóa 3 từ

 Do: xóa kí tự từ con trỏ tới đầu dòng

 D$: xóa kí tự từ con trỏ tới cuối dòng

 */cdmang: tìm từ “cdmang” kế tiếp

 u: trở lại thao tác trước đó (undo)

 y$: copy tại vị trí con trỏ đến cuối dòng

 yy: copy dòng hiện hành

 p: dán tại vị trí con trỏ

o Các lệnh tác động trên tập tin:

 :w ghi vào tập tin đã tồn tại sẵn

 :x lưu và thoát khỏi khỏi vi

 :w [tên tập tin] lưu vào tập tin mới

 :q thoát khỏi vi

 :q! thoát khỏi vi và không lưu nếu tập tin được chỉnh sửa

 :wq: lưu và thoát khỏi vi

- Chế độ soạn thảo (text mode)

o Từ chế độ lệnh sang chế độ soạn thảo:

o Phím i (insert): soạn thảo trước vị trí con trỏ

o Phím a: soạn thảo sau vị trí con trỏ

o Phím o: soạn thảo dưới dòng hiện tại

- Trong chế độ soạn thảo, ta có thể hiểu chỉnh (thêm, xóa sửa) nội dung tập tin

- Phím ESC: thoát khỏi chế độ soạn thảo, trở về chế độ lệnh

Trang 32

- Trình tiện ích này cũng sử dụng phím để truyền lệnh:

o Phím d: xóa 1 partition

o Phím l: liệt kê các kiểu partition mà hệ thống biết

o Phím m: in danh sách các lệnh ra màn hình

o Phím n: tạo mới 1 partition

o Phím p: in bản thông tin partition ra màn hình

o Phím q: thoát khỏi trình tiện ích fdisk mà không lưu lại

o Phím t: thay đổi id của partition

o Phím w: lưu lại bản thông tin paritition

o Phím x: dành cho các chức năng cao cấp

- Hình dưới là ví dụ về các bước tạo mới một partition:

o Nhấn phím n, sau đó chọn p để tạo mới một primary partition, rồi chọn id cho partition là 4

o Đơn vị tính kích thước của partition là cylinder, một cylinder là 8MB, hệ thống thông báo điểm đầu và điểm cuối nằm trong khoảng 5357-7680 Chọn điểm đầu của partition, nếu không chọn sẽ tự chọn mặc định Điểm cuối: ví dụ chọn 5500 Ta có chọn kích thước partition với đơn vị là KB, MB hoặc GB, ví

Trang 33

o Nhấn phím w để lưu lại những cấu hình

- Sau khi hoàn thành, khởi động lại hệ thống, và chạy lệnh mkfs –t ext3 /dev/hda4 để định dạng kiểu hệ thống file cho partition mới tạo

- Sau đó dùng lệnh mount để sử dụng partition này

2 Cài đặt phần mềm trên Linux:

2.1 Sử dụng công cụ Add/Remove Software

Linux hỗ trợ cài đặt các phần mềm, thành phần bằng giao diện Add/Remove Software, cho phép cài đặt và cập nhật phần mềm trực tiếp từ Internet Click System -> Administration -> Add/Remove Software

Trang 34

Trong cửa sổ Add/Remove Software, chọn gói tin cần cài đặt rồi click Apply

Khung bên trái cửa sổ, các gói tin được phân thành nhiều nhóm theo các chủ đề

- All packages: tất cả các gói tin, không phân nhóm

- Admin tools: các gói tin về các công cụ quản trị

- GNOME desktop: các gói tin về giao diện GNOME

- Internet: các gói tin về trình duyệt web, quản trị web

- Kiểm tra các phần mềm đã được cài đặt trong hệ thống chưa

$rpm –q sendmail: kiểm tra phần mềm sendmail đã được cài đặt trong hệ thống chưa

Trang 35

$rpm –qa: kiểm tra tất cả các gói tin của tất cả các phần mềm được cài đặt trong hệ thống

- Kiểm tra thông tin kích thước quyền hạn, loại tập tin

$rpm –V [tên gói tin]: kiểm tra tất cả tập tin trong gói tin

$rpm –Va: kiểm tra tất cả các gói tin được cài đặt trong hệ thống

2.2.3 Cài đặt phần mềm

- Ta có các cách cài đặt, nâng cấp phần mềm như sau

#rpm –ivh [tên gói tin]: kiểm tra và cài đặt phần mềm, i là cài đặt,

vh là kiểm tra gói tin trước khi cài đặt

#rpm –ivh –replacepkgs [tên gói tin]: cài đặt đè lên phần mềm đã được cài đặt trước đó

#rpm –Uvh [tên gói tin]: nâng cấp phần mềm đã được cài đặt trước đó trong hệ thống

#rpm –e [tên gói tin]: gỡ bỏ phần mềm khỏi hệ thống

- Ví dụ: cài đặt phần mềm AdobeReader_enu-8.1.2-1.i486.rpm, chuyển vào thư

mục chứa gói phần mềm, đánh lệnh rpm –ivh 1.i486.rpm

AdobeReader_enu-8.1.2 Để sử dụng chương trình vừa cài đặt, ta chọn Applications / Office / Adobe Reader 8

Trang 36

2.3 Cài đặt phần mềm được đóng gói từ file nguồn:

 Những gói này có dạng <tên gói tin, phiên bản, kiến trúc, định dạng *.tar.gz> Ví dụ:

xvnkb-0.2.9a.tar.gz Phần mềm này được cung cấp các dạng source code nên đòi

hỏi phải có trình biên dịch, nghĩ là hệ thống phải được cài đặt đầy đủ các công cụ lập trình: c, c++, gcc, shell, perl …

 Để cài đặt các gói phần mềm này, ta phải thực hiện các bước sau:

- Giải nén gói tin:

o Đánh lệnh #tar –xvzf xvnkb-0.2.9a.tar.gz

o Các thành phần của gói tin được giải nén được lưu trữ tại thư mục 0.2.9a trong thư mục hiện hành Đánh lệnh #cd xvnkb-0.2.9a để vào thư mục chứa các thành phần của gói tin

xvnkb-o Nên tham khảo file README để hướng dẫn cách cài đặt

- Cài đặt phần mềm: thông thường bước cài đặt thực hiện 3 lệnh sau:

o Lệnh #./configure

o Lệnh #make

Trang 37

 Một số câu lệnh yum được sử dụng:

- #yum list mc: kiểm tra xem phầm mềm mc được cài đặt trong hệ thống chưa

hay còn được lưu trữ trong file cài đặt

- #yum localinstall mc-4.6.1a.fc8.i386.rpm: cài đặt phầm mềm 4.6.1a.fc8.i386.rpm lưu trữ cục bộ tại thư mục hiện hành

mc #yum install mc: tải về từ Internet và cài đặt phần mềm mc

Trang 38

- Hệ thống thông báo có một gói tin cần cài đặt cho chương trình mc, click y để đồng ý cài đặt, nếu không đồng ý click n sau khi cài đặt xong, nhập lênh mc để

chạy thử chương trình

- #yum update mc: cập nhật phiên bản mới cho phần mềm mc từ internet

- #yum update: cập nhật phiên bản mới cho toàn bộ các phần mềm trong hệ thống từ Internet

- #yum remove mc: gỡ bỏ phần mềm mc khỏi hệ thống

3 Câu hỏi và bài tập

1 Kiểm tra ngày giờ hiện hành của hệ thống

2 Kiểm tra người đang đăng nhập vào hệ thống

3 Kiểm tra thư mục hiện hành của người đăng nhập

4 Tạo thư mục /home/cntt/dulieu, /home/cntt/dulieu1, /home/cntt/dulieu2 Xóa thư mục dulieu2

5 Dùng lệnh cat tạo tập tin bai1.txt, bai2.txt (nội dung tùy ý)

6 Sao chép tập tin bai2.txt thành /home/cntt/dulieu2/bai3.txt

Trang 39

7 Di chuyển bai2.txt vào thư mục /home/cntt/dulieu1

8 Dùng lệnh vi tạo tập tin bai3.txt, bai4.txt trong thư mục /home/cntt/dulieu2 (nội dung tùy ý)

9 Dùng lệnh tar nén thư mục dulieu2 thành dulieu2.tar

10 Dùng lệnh gzip nén thư mục dulieu1 thành dulieu1.gz

11 Dùng lệnh fdisk để tạo một partition mới

12 Cài đặt gói tin AdobeReader_enu-8.1.2-1.i486.rpm

13 Cài đặt gói tin xvnkb-0.2.9a.tar.gz

14 Cài đặt phần mềm mc qua Internet dùng lệnh yum

15 Cài đặt và sử dụng chương trinh diệt Virus trên Linux là AVG

Trang 40

CHƯƠNG III

KHỞI ĐỘNG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX

1 Trình khởi động LILO (LILO Boot Loader)

1.1 Giới thiệu

 Đây là gói được phát triển với các bản phát hành Linux của Red Hat, và là trình khởi động mặc định của Red Hat phiên bản 7 trở về trước Do không phù hợp nên từ các phiên bản 8 về sau, LILO không còn là trình khởi động mặc định nữa Thậm chí nó không còn tồn tại với các phiên bản mới sau này như CentOS 5, Fedora 10-11, Red Hat Enterprise…

1.2 Thiết lập LILO:

LILO thực hiện đọc tập tin /etc/lilo.conf nhưng tập tin này không có sẵn Nên ta phải chuyển từ tập tin /etc/lilo.conf.anaconda sang /etc/lilo.conf Ta có thể dùng lệnh mv hoặc cp, ở đây ta dùng lệnh cp

#cp /etc/lilo.conf.anaconda /etc/lilo.conf

 Sau đó đánh lệnh #lilo để thực hiện trình khởi động LILO

 Khởi động lại máy tính để kiểm tra sự thay đổi của trình khởi động

1.3 Tập tin /etc/lilo.conf:

 Timeout: thời gian chờ trước khi khởi động, mặc định là 50 (5 giây)

 Boot: vị trí khởi động mặc định là /dev/sda

Ngày đăng: 14/06/2016, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w