TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số: D620301 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM THẺ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: D620301
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở LONG PHÚ−SÓC TRĂNG
Cần Thơ, 2015
LỚP : NTTS K6
Trang 3XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh ở huyện Long Phú − Sóc Trăng
Sinh viên thực hiện: Cam Thái Tân
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Đề tài được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp ý
của hội đồng bảo vệ tiểu luận ngày 22 tháng 7 năm 2015
Cần Thơ, ngày 3 tháng 8 năm 2015 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Chữ ký) (Chữ ký)
NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN CAM THÁI TÂN
Trang 4
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Phú đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu nhập số liệu
CAM THÁI TÂN
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Long Phú − Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015 Đề tài đã khảo sát 20 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nhằm thu thập thông tin kĩ thuật nuôi, tình hình sử dụng thuốc và hóa chất
Kết quả điều tra được diện tích ao nuôi trung bình 0,38 ± 0,113m2/ao với mật độ thả nuôi bình quân 91,25 ± 13,36 con/m2 Có 23 loại thuốc hóa chất được dùng để cải tạo,
xử lý nước, diệt tạp, bổ sung vào thức ăn 4 loại bệnh thường xuất hiện phổ biến trong quá trình nuôi, phổ biến nhất là bệnh gan - tụy chiếm (50%) Kháng sinh dùng chủ yếu
là Oxytetracyline nằm trong danh sách kháng sinh hạn chế sử dụng Có 6 loại thảo dược được sử dụng nhưng số hộ khảo sát sử dụng rất ít (10%) là: cỏ mực, cỏ ngà vôi,
lá ổi, lá bình lin, tỏi, diệp hạ châu Chi phí cho việc sử dụng thuốc, hóa chất chiếm tỉ lệ 20% giá thành sản xuất, thức ăn 55,8%, con giống 21%, chi phí khác 3,2%
Từ khóa: Long Phú – Sóc Trăng, Litopenaeus vannamei, hóa chất, thuốc, tôm thẻ
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu 1
1.3 Nội dung nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1 Đặc điểm sinh học của thẻ chân trắng 2
2.1.1 Phân loại 2
2.1.2 Hình thái 2
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và tập tính sống 3
2.2 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất ở Việt Nam 3
2.3 Vài nét về huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng 4
2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 4
2.3.1.1 Vị trí địa lý 4
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên 4
2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội 4
2.4 Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi NTTS 5
2.4.1 Thuốc và hóa chất xử lí môi trường nước 5
2.4.2 Thuốc và hóa chất diệt kí sinh trùng 6
2.4.3 Thuốc và hóa chất xử lí đáy ao 6
2.4.4 Các loại cung cấp dinh dưỡng 7
2.4.5 Thuốc, hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong NTTS 8
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11
3.2 Phạm vi nghiên cứu 11
3.3 Phương pháp thu thập số liệu 12
Trang 73.5 Phương pháp xử lý số liệu 12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Sơ lược tình hình nuôi tôm ở huyện Long Phú năm 2014 13
4.2 Thông tin về nông hộ 14
4.3 Thông tin về mô hình nuôi 15
4.3.1 Thông tin về xây dựng công trình 15
4.3.2 Nguồn gốc con giống và mật độ thả 17
4.4 Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thẻ thâm canh 17
4.4.1 Nhóm sản phẩm diệt khuẩn trong khâu chuẩn bị ao nuôi 17
4.2.2 Nhóm sản phảm gây màu 18
4.4.3 Nhóm chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn 19
4.4.5 Các bệnh thường gặp và hướng giải quyết của hộ nuôi 21
4.4.6 Nhóm thảo dược 23
4.5 Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi 24
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26
5.1 Kết luận 26
5.2 Đề xuất 26
Trang 8DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng 2
Hình 3.1 Bản đồ huyện Long Phú 11
Hình 4.1 Diện tích và độ sâu ao nuôi tôm thẻ ở huyện Long Phú 15
Hình 4.2 Diện tích ao lắng ao nuôi tôm thẻ ở huyện Long Phú 16
Hình 4.3 Các bệnh thường gặp ở các hộ nuôi 21
Hình 4.4 Sản phẩm phòng trị bệnh gan tụy 23
Hình 4.5 Sản phẩm phòng trị bệnh phân trắng 24
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Danh mục các loại hóa chất, thuốc kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh thủy sản 9
Bảng 2.2 Danh mục các loại hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng 10
Bảng 3.1 Phân bố số hộ điều tra 12
Bảng 4.1 Cơ cấu về độ tuổi của chủ hộ nuôi 14
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của độ sâu, mật độ nuôi đến năng suất 16
Bảng 4.3 Nguồn gốc tôm thẻ giống được hộ nuôi sử dụng 17
Bảng 4.4 Sản phẩm diệt khuẩn và xử lí nước trước khi thả tôm giống 18
Bảng 4.5 Sản phẩm gây màu nước 19
Bảng 4.6 Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn 19
Bảng 4.7 Các nhóm khoáng 20
Bảng 4.8 Hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh 25
Bảng 4.9 Cơ cấu chi phí cho nuôi tôm thẻ 25
Trang 10CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Những năm gần đây nghề tôm thẻ chân trắng đang phát triển ở nước ta Do lợi nhuận của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại khá lớn nên diện tích nuôi ngày càng mở rộng nằm ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, dẫn đến hệ thống hạ tầng thủy lợi chưa được đáp ứng kịp thời, dễ phát sinh dịch bệnh Trong năm 2014 dịch bệnh nuôi tôm bùng phát ở Sóc Trăng gây ra nhiều thiệt hại, tính đến tháng 9 năm 2014, diện tích thả nuôi tôm nước lợ 52.094 ha với 14.620 triệu con giống, đạt 95,5% kế hoạch (trong
đó tôm thẻ chân trắng 31.055 ha; tôm sú 21.038 ha) Dịch bệnh làm thiệt hại 21.419
ha, chiếm 41%, tăng hơn 10% so cùng kỳ năm ngoái, ước thiệt hại hơn ngàn tỷ đồng Trong đó, tôm sú 7.650 ha (chiếm 36,3% diện tích thả); tôm thẻ chân trắng 13.768 ha (chiếm 44%), tập trung ở TX Vĩnh Châu và các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú,
Cù Lao Dung, Thạnh Trị (Tạp chí Thủy sản Việt Nam, 2014) Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm để kiểm soát dịch bệnh, hạn chế rủi ro là cần thiết, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, hóa chất, hay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vào mục đích nuôi tôm dẫn đến tình trạng tồn lưu dư lượng thuốc kháng sinh trong tôm thương phẩm và làm ô nhiễm đến môi trường ao nuôi
Vì vậy việc nắm bắt tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong quản lý ao nuôi thâm canh là điều rất cần thiết, những thông tin này là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý có những định hướng đúng đắn trong việc quản lý sức khỏe tôm nuôi và
nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài: “Khảo sát
hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Long Phú − Sóc Trăng” được thực hiện
1.2 Mục tiêu
Thu thập được những thông tin qua khảo sát, qua đó biết được tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm thẻ thâm canh ở Long Phú − Sóc Trăng
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Long Phú − Sóc Trăng
Trang 11CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của thẻ chân trắng
2.1.1 Phân loại
Theo Integrated Taxonomic Information System (Hệ thống thông tin phân loại tích hợp), ngày 16/03/2006 (trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường, 2006) Tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau:
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
2.1.2 Hình thái
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng (Hình 2.1) Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, 710 răng trên chủy và 2−4 răng dưới chủy, chân ngực 4 và 5 có màu trắng đục, có 6 đốt bụng, 3 đốt nang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đuôi không phân nhánh Con đực có chiều dài lớn nhất là
187 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn Thường, 2009)
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng
Trang 122.1.3 Đặc điểm sinh trưởng và tập tính sống
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ mặn và nhiệt độ Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp: 7 – 34‰ và tăng trưởng tốt ở độ mặn khá thấp: 10 – 15‰ Vì thế, tôm chân trắng được xem là ứng cử viên sáng giá cho nuôi thủy sản nội địa
Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ (15 – 33oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 30oC Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27oC Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura
Trong vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu < 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, kiếm ăn vào ban đêm Trong điều kiện thí nghiệm, ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.2 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004) về thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy có đến 116 sản phẩm thuốc, hóa chất được sử dụng trong NTTS, trong đó nhóm hóa chất là 40 loại, nhóm CPSH là
15 loại, nhóm khoáng thiên nhiên là 4 loại và nhóm Vitamin, khoáng và lipid có 22 loại Theo QĐ 17/2002 của (Bộ Thủy sản, 2002), đã quy định 326 sản phẩm thuốc TYTS được phép và hạn chế sử dụng trong NTTS Tại miền Trung điều tra cho thấy
có đến 413 loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng trong nuôi tôm, nhưng cơ quan chức năng chỉ quản lý được 150 sản phẩm Chỉ riêng tại Quảng Ninh
đã có hơn 209 loại thuốc, hóa chất đang được sử dụng trong NTTS, trong đó có đến 50% xuất xứ từ Trung Quốc (85 loại), và rất nhiều loại thuốc, kháng sinh không có tên trong danh mục cho phép của Bộ Thủy sản (BTS), việc khuyến cáo nhân dân sử dụng các CPSH thay cho thói quen dùng các loại thuốc kháng sinh đang là đòi hỏi cấp thiết Trong suốt một vụ nuôi thì chi phí cho việc sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng để phòng, trị bệnh và cải thiện môi trường ao nuôi chiếm khoảng 7 − 8,5% tổng chi phí
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BNN ngày 08 /09/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 1265 loại thuốc hóa chất được nhập khẩu và lưu hành vào Việt Nam
Trang 13Theo Quyết định số 10/2007/QĐ – BNN ngày 31 /07/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ sung thêm 644 loại thuốc hóa chất dùng trong NTTS được phép lưu hành tại Việt Nam
Theo Quyết định số 06/2008/QĐ – BNN ngày 18 /01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ sung thêm 992 loại thuốc hóa chất dùng trong NTTS được phép lưu hành tại Việt Nam
2.3 Vài nét về huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng
2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Huyện Long Phú nằm ở phía Đông tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp với sông Hậu, phía Đông là biển Đông Huyện có diện tích 263,82 km2 diện tích tự nhiên, vừa giáp sông vừa giáp biển, địa hình thấp, đất phù sa, một phần diện tích ven biển bị nhiễm mặn, có
bờ biển dài hơn 10 km Được thiên nhiên ưu đãi cho 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn với
hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển nuôi nông – lâm – ngư nghiệp
2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội
Nhờ vào các yếu tố tự nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản tương đối phát triển Long Phú
là một trong những huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là tôm) lớn ở Sóc Trăng cũng như các huyện ở Đồng bằng sông Cửu Long (Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng, năm 2013)
Long Phú (Sóc Trăng) là huyện chuyên canh về sản xuất nông nghiệp và cây chủ lực
là lúa tập trung ở các xã Bên cạnh đó, một số xã như: Thị trấn Long Phú, xã Long Phú
và xã Long Đức ngoài cây lúa còn có diện tích canh tác mía khá lớn, với giá mía thấp, người nông dân các xã trên đã chuyển đổi cây mía sang đào ao nuôi tôm và mang lại thu nhập cao Diện tích ao nuôi tôm thông thoáng tạo môi trường tốt cho tôm phát triển
Trang 142.4 Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi NTTS
Theo GESAMP (1997) thì thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS với nhiều mục đích khác nhau như; xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy vực, thức ăn bổ sung, kích thích sinh trưởng
Duới đây là một số loại thuốc và hóa chất thuờng đuợc sử dụng trong NTTS
2.4.1 Thuốc và hóa chất xử lí môi trường nước
Chlorine (Ca(OCl)2) dùng để khử trùng bể ương, các dụng cụ, xử lý bệnh vi khuẩn,…với nồng độ từ 25 − 250ppm, chlorine cũng có hiệu quả đối với các chất hữu
cơ, có tác dụng làm giảm lượng hữu cơ, độ đục trong nước, tính oxy hóa mạnh, phản ứng hầu hết với các chất như Fe, Mn, H2S, NH3…
Chloramin T có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng được sử dụng trị các bệnh như trùng mặt trời, trùng quả dưa… nhưng không có khả năng tẩy mạnh Không dùng Chloramin T ở nồng độ cao bằng phương pháp nhúng bởi vì chất này sẽ gây hủy hoại
tổ chức mang của động vật thủy sản (Nguyễn Thị Phuơng Nga, 2004)
Sodium thiosulfate natri (Thio−fresh, Siren) công thức hóa học là Na2S2O3
dùng để trung hoà chlorine dư thừa trong quá trình xử lý nước, cứ 1ppm chlorin cần 1ppm thiosunfate natri để trung hoà triệt để Trong nuôi tôm có thể dùng thiosulfate natri hấp thu độc tố tảo, kim loại nặng, khí độc amoniac nhưng nếu sử dụng chung với nhóm halogen, thuốc tím trong ao nuôi thì không có hiệu quả (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)
Benzalkonium chlorin BKC 80% được khuyến cáo sử dụng trong Nuôi Trồng Thủy Sản diệt khuẩn phổ rộng, tảo, nấm, protozoa, trị và phòng bệnh phát sáng, khống chế sự phát triển của phiêu sinh thực vật, trị bệnh đóng rong, đen mang, khử mùi hôi đáy ao nuôi, thường sử dụng khi thời tiết thay đổi đột ngột, tảo trong ao có biểu hiện tàn, hay tôm yếu với liều lượng 0,5 − 1ppm
Iodin sản phẩm được dùng phổ biến để diệt khuẩn rất hiệu quả, dùng để sát trùng nguồn nước 2 − 3ppm, dùng để trị bệnh 0,5 − 1ppm, iodine giảm tác dụng trong môi trường có độ kiềm cao do phản ứng tự khử
Ethyleneaminetetraacetic (EDTA) có công thức hóa học là (C10H16N2O8) dùng
để kết tủa kim loại nặng, như đồng, sắt, cadium,… có trong nước ảnh hưởng đến tôm dùng để xử lý nước trước khi nuôi với liều lượng 10 − 15ppm và phòng trị bệnh do vi khuẩn từ 2−3ppm
Iốt có công thức hóa học là I2 dùng để sát trùng vết thương, diệt khuẩn, nấm trên gia súc gia cầm Trong thủy sản Iốt được khuyến cáo như là chất sát khuẩn phổ
Trang 15rộng, diệt cả loài vi khuẩn gam âm (−) và gam dương (+) như; vibrio harveyi, Pseudomonas spp, nấm và nguyên sinh động vật đặc biệt là ký sinh trùng trên mang và thân tôm
Bi−carbonate natri (NaHCO3) và Carbonate natri (Na2CO3) thường được sử dụng để tăng pH nước trong ao nuôi, đối với (NaHCO3) liều lượng 2g/lít sẽ tăng pH lên 0,4 đối với (Na2CO3) nồng độ 0,1g/lít sẽ nâng pH lên 0,5 ngoài ra 2 muối này còn dùng để làm mềm nước cứng
2.4.2 Thuốc và hóa chất diệt kí sinh trùng
Trifluro 2,4 − dinitro − NN−dipropyl − 2,2 toluidine (Formol) còn gọi Formaline hay Formaldehyde, cấu tạo hóa học có gốc đặc trưng 0=CH2, formol dạng lỏng màu trắng Sản phẩm thương mại rất đa dạng với nhiều hàm lượng khác nhau 20%, 35%, 37%, được sử dụng để diệt khuẩn, ký sinh trùng, tảo với nồng độ 15 − 25ppm và nồng độ 200ppm đối với kiểm soát trứng
Potassium permanganatkali (Thuốc tím) công thức hóa học là KMnO4, dạng hạt mịn màu tím đen dễ tan trong nước dùng để lắng phù sa, diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng, nồng độ sử dụng 4 − 5ppm (ngâm) Ngoài ra thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, nên khi sử dụng thuốc tím cần chú ý đến liều lượng sử dụng Đối với nước có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ lững, sau thời gian xử lý, nước trở nên rất trong, do tảo và các hợp chất hữu cơ lắng xuống đáy
Copper sulfate (sulfat đồng) có công thức hóa học là CuSO4, dạng kết tin màu xanh tan trong nước, chống các bệnh nhiễm vi khuẩn dạng sợi và động vật nguyên sinh, kích thích tôm lột xác, giảm bệnh thối rửa do vi khuẩn, diệt tảo độc
Hydrogen peroxit còn gọi là oxy già có công thức hóa học là H2O2, khi tác dụng với chất hữu cơ sẽ sủi bọt vì phóng thích oxygen Thuốc bền vững trong dung dịch axit nhẹ nhưng kém bền vững trong môi trường kiềm hoặc chất hữu cơ, kim loại (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004) Hydrogen peroxit sản phẩm thương mại chứa 3% hoạt chất có tác dụng như; Diệt trùng, khử mùi hôi do có tính oxy hóa mạnh tạo oxy nguyên tử là dạng chất khí tự do không liên kết, tẩy vết thương mưng mủ, lở loét trên cá, làm sạch vết thương
2.4.3 Thuốc và hóa chất xử lí đáy ao
Vôi đươc dùng rộng rãi để trung hòa axit, tăng độ kiềm, phổ biến là vôi nông nghiệp CaCO3, Dolomite MgCa(CO3) Trong chuẩn bị ao, bón với liều lượng 10−15kg/100m2, dùng ổn định môi trường 20−25kg/1.000m2 Việc bón vôi có tác
Trang 16dụng để trung hòa axit sunfuric sinh ra từ quá trình oxy hóa tầng phèn trong các ao được xây dựng từ vùng rừng ngập mặn
Zeolite có thành phần là SiO2, Al2O3 dùng để hấp thu khí độc như NH3, NO2
với liều lượng 10−50kg/1.000m2, giảm tác dụng khi sử dụng trong nước lợ do bị kiềm chế bởi nồng độ cation
Phèn (Sunfat nhôm–Kali) được sử dụng với nồng độ 10−20ppm, làm giảm độ đục ở các ao nuôi tôm
Phân bón được sử dụng nhằm làm tăng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, phân hữu cơ dùng phổ biến là phân gà, phân bò, phân lợn, với liều lượng 100−200kg/1.000m2 Phân vô cơ được dùng chủ yếu dùng là NPK (16−20−0), DAP (18−46−0), URE (46−0−0) với liều lượng 2 − 3kg/1.000m2
Thạch cao (Canxi sunfat) được sử dụng rộng rãi ở nồng độ 250 − 1.000ppm làm giảm độ đục ở các ao nuôi tôm
Rotenon (dây thuốc cá) dùng để diệt tạp, trong ao trước khi thả tôm, cá giống, hợp chất này có thể làm tê liệt đường hô hấp với liều lượng 1kg/100m3
Saponin là sản phẩm được chiếc xuất từ bã hạt chè dại là chất diệt tạp trong ao trước khi thả tôm với nồng độ 20 − 30ppm, kích thích tôm lột xác với nồng độ 5−7ppm Các sản phẩm thương mại chỉ có 12 − 17% Saponin, ở độ mặn và nhiệt độ càng cao thì tác dụng của Saponin càng hiệu quả
2.4.4 Các loại cung cấp dinh dưỡng
Vitamin C (Axit ascorbic) dùng tăng cường sức đề kháng và hội chứng suy giảm miễn dịch ở cá, vẹo cột sống, xuất huyết toàn thân Tôm sú thiếu vitamin C sẽ không có khả năng lột xác, khuyết tật ở vỏ giáp, rối loạn trao đổi khí ở mang và tỷ lệ chết cao
Vitamin E (Tocoferol) giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hội chứng suy giảm, suy dinh dưỡng thiếu máu và tác hại đối với màng tế bào, thoái hóa bắp thịt, gan ,não, mở
Vitamin B1 (Thyamin) có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh, tê phù, nếu thiếu vitamin B1 tuyến sinh dục kém phát triển, trứng dễ thối hóa, kém ăn và sinh trưởng chậm
Vitamin B12 (Cyano cotabamin) có tác dụng trị thiếu máu ác tính, được tổng hợp trong đường tiêu hóa nhờ vi sinh vật
Trang 17Vitamin A (Retinol) là thành phần của sắc tố Rodopsin trong võng mô mắt, giữ vai trò trong quá trình vận chuyển hydro, duy trì tốt màng nhầy ống tiêu hóa, hệ hô hấp, thận, mắt, quá trình tạo lập xương Nếu thiếu vitamin A cá sẽ tróc vảy, dây thần kinh thắc lại dẫn đến tê phù, mắt bị mềm và kéo mây
Chất dẫn dụ, kích thích tôm bắt mồi như dầu gan mực, chlothin…được sử dụng thường xuyên trong nuôi tôm
Chất phụ gia được các nhà sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng dưới dạng chất bảo quản như nhóm Hydroxyanisol butyl hoá, Ethoxyquin
2.4.5 Thuốc, hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong NTTS
Theo chỉ thị 07/2002/CT − TTg ngày 25/2/2002 về tăng cường quản lý việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật Quyết định 7/2005/QĐ − BTS ngày 24/2/2005, cấm và hạn chế sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh trong sản xuất kinh doanh
Thuốc kháng sinh cũng được nhiều hộ nuôi tôm, cá chọn lựa sử dụng trong NTTS mục đích tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có hại Việc phòng bệnh cho tôm, cá bằng kháng sinh là sai lầm nghiêm trọng bởi không chỉ là sai nguyên tắc dùng kháng sinh mà còn làm hại vi sinh vật đường ruột của tôm, làm tôm chậm lớn, bên cạnh đó còn làm cho các vi khuẩn có hại kháng thuốc, giảm hiệu quả khi điều trị Dưới đây là một số kháng sinh thường sử dụng trong quá trình trị bệnh tôm, cá, nhưng các loại kháng sinh này nằm trong danh mục hạn chế sử dụng của Bộ Thủy sản
(1) Erythromycin dạng bột tinh thể hơi vàng, không mùi, vị đắng, tan trong nước, ở
nhiệt độ thường bị hủy khi đem đung soi và pH<4 Thuốc được hấp thu nhanh có tác dụng rộng đối với vi khuẩn gram dương (+) và gram âm (−)
(2) Streptomycin dạng bột trắng vàng, hòa tan trong nước, bền vững ở nhiệt độ
thường và khô, có độc tính cao tác dụng diệt vi khuẩn gram dương (+) và gram âm (−)
(3) Oxytetracylin dạng bột vàng ánh, bền ở trạng thái khô, hòa tan trong nước và dung
môi hữu cơ có hiệu lực trong vòng 48 giờ, ở nhiệt độ thường có tác dụng rộng diệt khuẩn gram âm (–) và gram dương (+)
(4) Colistin là polypetit rất phức tạp, dùng trị bệnh đường ruột, có tác dụng hiệp đồng
với kháng sinh penicilli Trong NTTS Colistin phối hợp với Fluoroquinolon, Aminosid, Penicillin để trị bệnh nấm, đống rong, phòng bệnh mang đỏ thối đuôi, phồng nắp mang, lở loét đốm đỏ, xuất huyết vây, đuôi, mang và thân cá
Trang 18(5) Ampicillin là kháng sinh không hấp thu hoàn toàn khi sử dụng đường miệng, thức
ăn làm giảm khả năng hấp thu của thuốc Ampicillin trị các bệnh nhiễm trùng đường ruột, có tác dụng mạnh trên vi khuẩn gram dương (+)
(6) Amoxicillin là hoạt chất phổ kháng khuẩn giống Ampicillin, kháng sinh này dùng
tương tự như Ampicillin nhưng tốt hơn Ampicillin, không bị phân hủy bởi axit của dịch vị, nên hấp thu nhanh và khoảng 80% qua ruột nên ít gây xáo trộn tiêu hóa
(7) Tetracillin có dạng bột màu vàng, ít tan trong nước, bền trong ống tiêu hóa, ít gây
xáo trộn hơn là Oxytetracillin (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004) Tetracillin dùng để trị bệnh đường ruột của tôm, nếu dùng kéo dài sẽ ảnh hưởng hệ tạp khuẩn đường ruột của tôm, vì vậy không nên xem Tetracillin như là thức ăn định kỳ cho tôm nuôi
(8) Sulfamid thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa, trong NTTS sulfatmid được kết
hợp với Trimethoprim đặc trị nhiễm khuẩn gây bệnh đỏ thân, thối đuôi, đen mang, mòn vỏ kitin, ký sinh trùng đơn bào
(9) Macrolid được sử dụng trong NTTS là dạng kháng sinh cổ điển, Erythromycin có
tác dụng đối với vi khuẩn gram dương (+), dễ bị mất hoạt tính trong môi trường axit của dịch vị (Tùng, 2001) Erythromycin được kết hợp với Aminosid, Trimethoprim, Sulfamid, để trị bệnh phát sáng, bệnh đỏ dọc thân của ấu trùng, bệnh đỏ thân, bệnh mòn vỏ kitin trên tôm với tên thương mại Clortadona−TS, TSE
Bảng 2.1 Danh mục các loại hóa chất, thuốc kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Trích quyết định 07/2005/QĐ − BTS ngày 24/2/2005)
y cho động vật dưới nước, lưỡng cư
Cơ sở sản xuất kinh doanh phải
có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại
dư lượng hóa chất, kháng sinh trong động vật, thực vật dưới nước và lưỡng cư dưới mức giới hạn tối đa cho phép từng đối tượng nuôi trồng và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm
Trang 19cá và bảo quản chế biến
Trang 20CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm thực hiện đề tài: đề tài đã tiến hành thu mẫu tại 2 xã: Long Đức (6 hộ) và thị trấn Long Phú (14 hộ) thuộc huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng, địa điểm thu mẫu chủ yếu là những hộ nằm dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu trải dài từ xã Long Đức đến thị trấn Long Phú, đây là 2 xã tập trung nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện
Trang 213.3 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập tại các cơ quan của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thủy sản, Phòng nông nghiệp về các vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi, khó khăn của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong huyện Long Phú
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn 20 hộ theo mẫu phiếu điều tra
Bảng 3.1 Phân bố số hộ điều tra
Thông tin về hộ nuôi: tuổi, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm
Thông tin về kĩ thuật: thiết kế công trình, ao nuôi, ao lắng, cống cấp và thoát nước Tổng diên tích ao nuôi, ao lắng (ha) Phương pháp cải tạo
Thông tin về con giống: nguồn gốc con giống, mật độ thả, loại thức ăn, mùa vụ thả, thời gian tăng trưởng
Thông tin về thuốc và hóa chất: Hóa chất cải tạo đất, xử lí nước, gây màu nước, vitamin và khoáng, thuốc và hóa chất dùng phòng và trị bệnh trong suốt vụ nuôi
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu được kiểm tra, bổ sung, tổng hợp và thực hiện các phép tính đơn giản bằng Excel 2010 như: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
Trang 22CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Sơ lược tình hình nuôi tôm ở huyện Long Phú
Năm 2014, toàn huyện Long Phú có diện tích thả nuôi tôm nước lợ 299,14 ha/243 hộ (tôm thẻ 285,79 ha/234 hộ, tôm sú 13,35 ha/9 hộ), đạt 299,14% kế hoạch, tăng 119,95% so với cùng kỳ năm 2013, năng suất tôm nước lợ bình quân 6,3 tấn/ha, sản lượng 1.885 tấn
Phần lớn hộ nuôi tôm tuân thủ lịch thời vụ, mật độ thả nuôi (70 – 100 con/m2), tỷ lệ sống từ 70-90%, thời gian nuôi 2-3 tháng đối với tôm thẻ, giá bán trung bình khoảng 80.000 – 130.000đ/kg, hộ nuôi lãi trung bình từ 200 – 400 triệu đồng/ha, ước tính hộ nuôi tôm thẻ chan trắng thu hoạch có lãi khoảng 69%, hòa vốn 11%, thua lỗ 20%, đa
số hộ nuôi tôm thấy chỗ nào có giá thì bán, chủ yếu thương lái tới ao mua
Thuận lợi
Người dân sẵn có kinh nghiệm trong quá trình nuôi thủy sản Về việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân huyện ủy đã mở được 10 lớp tập huấn có khoảng 210 nông dân tham dự Nguồn nước phục vụ nuôi tôm chủ yếu lấy từ sông lớn, có sự trao đổi nước khá tốt nên việc nuôi tôm khá thuận lợi
Khó khăn
Đầu năm 2014, giá tôm ở mức cao, điều kiện nuôi thuận lợi, từ đó diện tích nuôi tôm được mở rộng (nông dân chuyển đổi từ đất trồng mía, vườn tạp và đất trồng lúa kém hiệu quả) Đến vụ 2, do điều kiện thời tiết bất lợi, điều kiện môi trường, chất lượng con giống không đảm bảo, kinh nghiệm nuôi của hộ mới còn hạn chế,… dẫn đến một
số diện tích bị thiệt hại hoặc giảm năng suất Ngoài ra, giá tôm không ổn định trong vụ
2 làm giảm thu nhập của các hộ nuôi đồng thời gây khó khăn cho việc tiếp tục đầu tư sản xuất