1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giúp bạn Diệu ÂM

1 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bí quyết giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn xác Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình học tiếng Anh lâu rồi mà vẫn không giao tiếp được với người nước ngoài? Thậm chí bạn không nghe được những từ quen thuộc. Câu trả lời rất đơn giản. Đó là vì bạn thiếu kiến thức nền tảng về phát âm, nhưng nó lại chính là kĩ năng nền tảng để phát triển những kĩ năng khác như nghe, nói, đọc, viết. Để phát âm và giao tiếp bằng tiếng Anh chuẩn xác là một điều rất khó đối với những người học ngoại ngữ. Nó đòi hỏi người học phải nỗ lực rèn luyện và có phương pháp học đúng đắn. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn rèn luyện tốt kĩ năng phát âm. Học cả hai cách phát âm Anh và Mĩ Tiếng Anh là ngôn ngữ thế giới vì vậy ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách phát âm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn giữa giọng Anh và giọng Mĩ để học, bởi vì đây là hai kiểu phát âm thông dụng nhất trên thế giới. Sử dụng chúng để đảm bảo rằng mọi người có thể hiểu bạn dù bạn đi bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, bạn nên học cả hai giọng Anh và Mĩ để có thể giao tiếp hiệu quả. Lặp lại thật nhiều Tại sao bạn có thể nói tiếng mẹ đẻ một cách lưu loát? Bạn học tiếng mẹ đẻ như thế nào? Có phải do từ nhỏ bạn không ngừng lặp lại những gì người lớn nói? Chính xác! Nghe và lặp lại chính là hai hoạt động để nói một ngôn ngữ. Tần suất lặp lại càng nhiều thì bạn càng nói lưu loát. Vì vậy, để phát âm tốt bạn cần lặp đi lặp lại thật nhiều những gì bạn được nghe. Hãy luyện tập trước gương để điều chỉnh miệng và lưỡi, phát âm thật nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác. Bạn cần chú ý đến dấu nhấn của từ, sự nối âm và ngữ điệu khi phát âm tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng máy ghi âm để thu âm giọng nói của mình, sau đó so sánh với cách phát âm của đoạn băng gốc để tìm lỗi sai. Kiên trì lặp đi lặp lại việc này, chắc chắn bạn sẽ sửa được cách phát âm chưa chuẩn. Một khi lưỡi và miệng của bạn đã làm quen được với cách phát âm mới, bạn sẽ có khả năng nói theo phản xạ rất chính xác. Nghe từ nhiều kênh khác nhau Bạn hãy nghe tiếng Anh từ nhiều kênh khác nhau. Bạn hãy tìm cách để nói chuyện thật nhiều với người bản xứ, nghe các bản tin tiếng Anh trên Radio, xem các trận tường thuật bóng đá trên tivi, nghe các chương trình ca nhạc tiếng Anh… Điều cốt lõi ở đây là bạn cần thiết lập nhiều kênh tương tác để thật quen với cách phát âm chuẩn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cố gắng lặp lại bất cứ những gì bạn nghe được. Nếu giai đoạn đầu khó khăn, bạn hãy thử bắt đầu với những bộ phim nước ngoài có phụ đề tiếng Anh, dần dần bạn sẽ phát âm giống giọng bản ngữ hơn. Chọn một cuốn từ điển uy tín Bạn hãy tập cho mình thói quen tra từ điển mỗi khi học từ mới. Học từ vựng là học luôn cả phần phát âm, sử dụng từ điển là cách tốt nhất để học phát âm từ. Bởi vì từ trong tiếng Anh khá đặc biệt vì có âm câm (không phát âm) và không thể đánh vần các chữ cái để ghép âm như một số ngôn ngữ khác. Một số cuốn từ điển uy tín như Cambridge, Oxford, Longman,… rất đáng để bạn tham khảo. Một vài tài liệu hay để bắt đầu luyện phát âm Nếu bạn mới bắt đầu luyện phát âm, hãy thử luyện tập với Series American Workshop training bao gồm 58 trang tài liệu và 15 video. Bạn có thể học trong 5 buổi mỗi buổi luyện tập 2 tiếng, nhắc đi nhắc lại theo video đến khi nhuần nhuyễn. Hoàn thành Series này thì bạn đã nắm được Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo axit cacboxylic no, đa chức hai ancol đơn chức, phân tử X có không liên kết π) cần 0,3 mol O2, thu 0,5 mol hỗn hợp CO2 H2O Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu khối lượng chất rắn A 14,6 gam B 9,0 gam C 13,9 gam D 8,3 gam Giải: Gọi : a=mol X; x=mol CO2; y=mol H2O Ta có hệ: x+y=0.5 2x+y-4a=0,6 x-y=(k-1)a Cho già trị k =2,3,4,5 ta chon giá trị k= x=0,3 y=0,2 a=0,05 Vậy CTCT X CH3OOC-COOCH2CH=CH2 =>m=13.9 gam Các báo cáo tài chính cơ bản giúp bạn điều hành doanh nghiệp 1. Bảng cân đối kế toán * Nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đang tiến triển thế nào. Bạn có thể sử dụng bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình tài chính, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp của bạn. * Nó rất hữu ích khi bạn nhìn vào khía cạnh lợi nhuận và chi phí bởi vì qua bảng cân đối kế toán bạn có được một bức tranh tổng thể * Sử dụng bảng cân đối kế toán để đảm bảo một khoản vay: Khi bạn đi vay ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu bạn nộp báo các kế toán để họ đánh giá khả năng hoàn trả nợ của bạn. Nếu bạn có một bàng cân đối kế toán tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vay vốn ngân hàng. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh(Báo cáo lãi lỗ) Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc báo cáo lãi lỗ cho bạn biết doanh nghiệp bạn kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ đi hết chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh được đọc từ trên xuống và cho biết doanh thu và chi phí cho một khoảng thời gian nhất định. Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chỉ ra những vấn đề như không đủ tiền mặt luân chuyển. bạn cần phải chuẩn bị Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem bạn có vấn đề gì về việc không đủ tiền mặt để lưu chuyển trong quá trình hoạt động. 3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Sử dụng dự báo dòng tiền mặt như một công cụ kinh doanh Một bảng dự báo dòng tiền mặt có thể là một công cụ kinh doanh rất quan trọng nếu nó được sử dụng hiệu quả. Hãy nhớ rằng nó là một báo cáo động - bạn cần thay đổi và điều chỉnh nó thường xuyên phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh, các khoản chi trả và nhu cầu của nhà cung cấp. Việc thay đổi bảng dự báo này cũng rất hữu ích, thay dổi các con số về doanh số bán hàng, về mua sắm và chi phí nhân viên. Những thay đổi về luật pháp, lãi suất và thuế cũng ảnh hưởng đến bảng dự báo này. Để có điều chỉnh về bảng dự báo tiền mặt, bạn cần: * Xem xét các vấn đề có thể xảy ra và tìm giải pháp cho chúng * Xác định bất cứ sự thiếu hụt tiền mặt tiềm ẩn nào và có những biện pháp phù hợp * Đảm bảo bạn có đủ tiền mặt trước khi bạn định làm bất kỳ cam kết tài chính quan trọng nào - Sử dụng dự báo tiền mặt để tránh kinh doanh…. Có một dự báo dòng tiền mặt chính xác sẽ đảm bảo cho bạn đạt được sự tăng trưởng ổn định mà không phải kinh doanh vượt mức. Bạn biết rằng khi bạn có đủ tài sản để mở rộng kinh doanh – và rất quan trọng nữa là khi bạn cần phải củng cố việc kinh doanh. Điều này giúp bạn đảm bảo cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp đều hài lòng. Xin xem hướng dẫn về làm thề nào để tránh những vấn đề kinh doanh vượt mức. Một điều rất quan trọng là bạn đưa những dấu hiệu cảnh báo vào dự báo dòng tiền mặt của bạn. Ví dụ, nếu mức tiền mặt được dự báo sát với quyền được rút tiền, điều này chỉ ra rằng bạn nên cảnh giác và nên đưa dòng tiền mặt ở mức chấp nhận được. Xin xem hướng dẫn về làm Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 1) Cho dù bạn có làm ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì các cuộc họp luôn là phần việc không thể thiếu, đồng thời cũng là yếu tố then chốt dẫn tới thành công của nhiều doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu như bạn là một nhà quản lý, một đội trưởng, nhóm trưởng hay là điều phối viên dự án, bạn sẽ cần chỉ đạo các cuộc họp hoặc vào thời điểm này, hoặc vào một thời điểm khác để chia sẻ thông tin, phát triển các ý tưởng, truyền đạt các thông tin tốt-xấu, hoặc thiết lập các chuẩn mực về chất lượng và qui tắc làm việc. Hãy tổ chức những cuộc họp thật ý nghĩa và bạn sẽ làm tăng thêm hiệu quả, tinh thần làm việc của các cộng sự cũng như nhân viên dưới quyền. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn chỉ đạo một cuộc họp có hiệu quả. 1/ Hãy xác định xem việc tổ chức cuộc họp có cần thiết hay không. Trên thực tế, có nhiều công ty, doanh nghiệp thường tổ chức một cuộc họp vào sáng thứ Hai hàng tuần và đôi khi cuộc họp này không thực sự cần thiết cho lắm, tuy nhiên đó có thể là thông lệ mà Sếp qui định và bạn phải tuân thủ. Nếu đứng trên cương vị của một nhà quản lý, bạn có cho rằng lịch họp đều đặn hàng tuần như vậy thực sự có ích cho công ty? Theo tôi thì không hẳn vậy. Bạn thử để ý xem, một cuộc họp diễn ra ít nhất cũng phải mất một vài tiếng và trong vài tiếng quí báu đó không phải lời phát biểu nào là bạn cũng muốn nghe, tuy nhiên vì là tâm tư và nguyện vọng cần trình bày của một số nhân vật nên bạn buộc phát mất thời gian không đâu để nghe những lời bàn luận sáo rỗng đó. Nếu có phải tổ chức họp thường xuyên thì bạn cũng nên chắt lọc chọn mời các đối tượng để tham dự. 2/ Đề ra các mục tiêu, chủ đề chính. Hãy lên lịch và đề ra các mục tiêu cũng như vấn đề chính của cuộc họp. Chia xẻ và thông báo trước thông tin này cho những người tham dự để họ có thể chuẩn bị trước nội dung, hoặc đưa ra những ý kiến bổ sung, chỉnh sửa nội dung hoặc lịch tổ chức cuộc họp. Hãy lập biểu khung thời gian sử dụng cho từng điểm của vấn đề chính cần bàn luận trong cuộc họp. Bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời lượng cũng như diễn đạt hết nội dung chính của cuộc họp. 3/ Đúng lịch. Hãy khai mạc cuộc họp đúng giờ và không nên lặp lại hoặc nhắc nhở những người đến muộn trừ khi điều đó là thực sự cần thiết và là vấn đề nhạy cảm. Hãy liệt kê công khai và viết lên bảng những vấn đề phát sinh để thảo luận vào cuối cuộc họp để tránh khỏi bị vỡ kế hoạch về thời gian. Nên tuân theo bộ qui tắc chuẩn tổ chức một cuộc họp. Trong đó bao gồm các qui tắc như: “Không được ngắt lời người khác, Tập trung vào chủ đề bàn luận, không nói lan man, Tôn trọng lẫn nhau và tỏ thái độ lịch sự, Trình bày thật vắn tắt…”. Chỉ cần nhắc nhở những người tham dự khác rằng bạn không có ý dập tắt cuộc thảo luận mà chỉ đang tạo ra Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 2) 6/ Sửa soạn phần giới thiệu cho hấp dẫn. Nếu như bạn phải lo sửa soạn phần giới thiệu thì hãy cố gắng chuẩn bị cho chu đáo và hấp dẫn. Nếu như bạn chỉ đơn giản lên đọc diễn thuyết trước những thành viên tham dự cuộc họp thì tốt hơn hết bạn chỉ cần gửi cho họ thư báo. Đừng nên đọc phần giới thiệu dạng trượt slide được làm ở chương trình PowerPoint. Hãy nhìn và quan sát mọi người. Tóm tắt những điểm mấu chốt. Trong khi trình bày, cũng nên hỏi cảm tưởng của mọi người, để ý xem mức độ tiếp thu của mọi người ra sao để còn có kế hoạch cho cuộc gặp tiếp theo. 7/ Tạo phong cách làm việc theo nhóm. Một nhóm nhỏ có thể hoàn thành công việc tốt hơn là một người có năng lực nhưng đơn lẻ. Hãy động viên mọi người lựa chọn các dự án hoặc các đề tài nghiên cứu có vẻ hấp dẫn mọi người, bạn hãy tự mình cùng làm việc với một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ để lập biên bản báo cáo tiến trình của từng tuần hay một vài tuần. Hãy hỏi về kết quả đạt được của từng nhóm. Ấn định thời gian hoàn thành công việc mà bạn đã giao phó cho mọi người, thu ngắn thời gian cũng như cường độ của các cuộc họp. Nên đề ra những nhiệm vụ, trong đó có thể nên giao phó năm nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ mới giúp hạ thấp chi phí sản xuất, xem xét lại 3 vấn đề hướng dẫn dịch vụ hay chuẩn hoá quĩ tái tại trợ và các chính sách trao đổi. 8/ Từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, độc đoán. Hãy từ bỏ “cái tôi” ra khỏi cuộc họp. Nếu như bạn muốn khơi dậy tính năng động sáng tạo của các thành viên thì tạo cho họ cơ hội chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm của họ trong khoảng thời gian cho phép. Phương pháp vận dụng trí tuệ để giải quyết một việc phức tạp không giống như cách giải quyết một vấn đề trong một cuộc họp khẩn cấp, bởi thế nếu như gặp phải vấn đề phức tạp, khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn thì nên để vào một cuộc họp khác kế tiếp ngay sau đó. Trong trường hợp có nhiều vấn đề phát sinh cần thảo luận và có đông các nhóm tham dự cuộc họp thì nên chuyển các vấn đề đó sang phiên họp khác. Hãy chia các nhóm thành viên tham dự cuộc họp thành các nhóm khoảng 3 đến 6 người, chỉ định nhiệm vụ cho họ, đưa ra hạn thời gian từ 15 đến 20 phút, rồi sau đó yêu cầu mọi người báo cáo lại. Hãy liệt kê lại những mối lo lắng, những nguyên nhân và lý do cùng các giải pháp khả thi. Mỗi nhóm có thể đưa ra giải pháp của họ và từ đó bạn có thể chắt lọc hay tổng hợp các cách giải quyết được coi là khả thi nhất. 9/ Nghỉ giải lao. Nếu như cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lâu, nên cho mọi người nghỉ giải lao 5 – 10 phút rồi sau đó sẽ tiếp tục. Biện pháp này sẽ giúp mọi người thoải mái hơn, không có ý định bỏ về sớm. Nếu có thể thì tổ chức ăn trưa, hoặc ăn nhẹ trong giờ giải lao để tiếp thêm chút năng lượng cho mọi người. 10/ Tóm tắt lại nội dung cuộc họp. Vào cuối bất kỳ cuộc họp nào, bạn nên tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính đã bàn bạc, những quyết định lớn đạt được và những bước lên kế hoạch tiếp theo. Ấn định ngày và giờ cho cuộc họp tới đây nếu như thấy cần thiết. Bước tiếp theo, là ghi lại bằng văn bản nội dung tóm tắt của cuộc họp, in bản kế hoạch hành động, thông báo cuộc họp kế tiếp và yêu cầu các thành viên đưa ra ý kiến bổ sung cho cuộc họp tới. 3 cách giúp bạn phát âm Chuẩn và “Ngọt” Ngay cả khi vốn từ mới hay ngữ pháp chưa đủ, bạn cũng cứ nói “thả phanh” và nói… nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này làm bạn có thói quen và nhu cầu dùng tiếng Anh hằng ngày. Rồi sẽ đến lúc cứ không nói tiếng Anh vài ngày, bạn có thể thèm quá mà cứ có cơ hội là xông ra nói đấy. Bạn luôn khát khao nói tiếng Anh “ngọt” như các MC của BBC hay CNN? Bạn đã luyện tập hàng năm trời nhưng giọng vẫn không chuẩn và lưu loát? Bài viết sau sẽ mách nhỏ cho bạn một vài kinh nghiệm để học tiếng Anh tốt và nói tiếng Anh “ngọt” như các MC bản địa! 1. Chịu khó nhại Hãy nhại theo khi bạn nghe tin tức, ca nhạc hay phim! Khi bạn nghe bất cứ điều gì bằng tiếng Anh, hãy … “lẩm bẩm” nhại theo những ngôn từ ấy! Mỗi khi nghe một câu nói “cute”, nhất là các câu dùng trong đời sống hằng ngày mà diễn viên dùng, bạn hãy ngay lập tức nhại lại xem chuyện gì xảy ra? Có khi bạn sẽ nói câu đó với giọng y hệt họ thì sao? Cẩn thận hơn thì lôi từ điển ra, tra cứu cách phát âm của từng từ chưa biết trong câu rồi đọc trôi chảy 1 lần, sau đó mở phim và nhại lại. Cách làm này cực kỳ hiệu nghiệm vì giọng nói diễn viên/MC/ ca sỹ sẽ đi thẳng vào não bạn và “định cư” trong đó. Được đối chiếu với phiên âm, bạn sẽ nắm được cả quy luật phát âm của các âm đó và áp dụng với những lần sử dụng khác nữa. Nghe nhạc thì hát theo càng dễ vì có giai điệu du dương. Hãy tận dụng cả lúc làm việc nhà, trang điểm hay ngồi sau xe ai kia để hát theo nhé. Bạn sẽ học tiếng Anh tốt hẳn từ lúc nào mà bạn cũng không nhận ra đâu! 2. Tiếp cận môi trường nói Câu lạc bộ tiếng Anh của trường là môi trường nói rất thuận lợi! Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học ngôn ngữ. Chỉ cần có môi trường tích cực, bạn sẽ “lên tay” chóng mặt. Đối với tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có tính chất toàn cầu, tìm môi trường nói không hề khó. Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường là nơi hội tụ nhiều người mê và ham học tiếng Anh. Bạn hãy chịu khó xin lịch hoạt động các câu lạc bộ và chăm chỉ đến nói chuyện cùng các thành viên câu lạc bộ. Nếu bạn là một tay “mọt Net” thì đừng ngại kết bạn với những người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất trên các forum, hay câu lạc bộ tiếng Anh online. Thậm chí, bạn nên kết bạn cùng những người giỏi tiếng Anh để thường xuyên nói chuyện, trao đổi email hay chat voice bằng tiếng Anh. Ngoài ra, những địa điểm thu hút khách du lịch cũng sẽ đem đến cho bạn cơ hội giao lưu, nói chuyện bằng tiếng Anh. Khi cần thực hành, bạn cũng có thể làm hướng dẫn viên du lịch tình nguyện cho khách ngoại quốc. 3. Nói thật nhiều Hãy cùng nhóm bạn thân lập hội nói tiếng Anh “Văn ôn võ luyện” – ngoại ngữ cũng vậy. Thay vì nói chuyện phiếm bằng tiếng Việt với bạn bè hằng ngày, bạn hãy đổi sang tiếng Anh xem. Có thể lập ra vài luật lệ cho nhóm bạn hay bạn bè cùng phòng như: Ai nói ra một câu/chữ tiếng Việt phạt dọn nhà một ngày (Tất nhiên bạn có thể phạt nặng hơn) hay thứ 7 sẽ là “English Day”. Ngay cả khi vốn từ mới hay ngữ pháp chưa đủ, bạn cũng cứ nói “thả phanh” và nói… nửa Anh nửa Việt vì cách luyện tập này làm bạn có thói quen và nhu cầu dùng tiếng Anh hằng ngày. Rồi sẽ đến lúc cứ không nói tiếng Anh vài ngày, bạn có

Ngày đăng: 13/06/2016, 11:36

w