Giúp BẠN DIỆU ÂN tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh tế, ki...
Các báo cáo tài chính cơ bản giúp bạn điều hành doanh nghiệp 1. Bảng cân đối kế toán * Nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đang tiến triển thế nào. Bạn có thể sử dụng bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình tài chính, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp của bạn. * Nó rất hữu ích khi bạn nhìn vào khía cạnh lợi nhuận và chi phí bởi vì qua bảng cân đối kế toán bạn có được một bức tranh tổng thể * Sử dụng bảng cân đối kế toán để đảm bảo một khoản vay: Khi bạn đi vay ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu bạn nộp báo các kế toán để họ đánh giá khả năng hoàn trả nợ của bạn. Nếu bạn có một bàng cân đối kế toán tốt, bạn sẽ có nhiều cơ hội được vay vốn ngân hàng. 2. Báo cáo kết quả kinh doanh(Báo cáo lãi lỗ) Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc báo cáo lãi lỗ cho bạn biết doanh nghiệp bạn kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ đi hết chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh được đọc từ trên xuống và cho biết doanh thu và chi phí cho một khoảng thời gian nhất định. Một bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ không chỉ ra những vấn đề như không đủ tiền mặt luân chuyển. bạn cần phải chuẩn bị Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem bạn có vấn đề gì về việc không đủ tiền mặt để lưu chuyển trong quá trình hoạt động. 3. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Sử dụng dự báo dòng tiền mặt như một công cụ kinh doanh Một bảng dự báo dòng tiền mặt có thể là một công cụ kinh doanh rất quan trọng nếu nó được sử dụng hiệu quả. Hãy nhớ rằng nó là một báo cáo động - bạn cần thay đổi và điều chỉnh nó thường xuyên phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh, các khoản chi trả và nhu cầu của nhà cung cấp. Việc thay đổi bảng dự báo này cũng rất hữu ích, thay dổi các con số về doanh số bán hàng, về mua sắm và chi phí nhân viên. Những thay đổi về luật pháp, lãi suất và thuế cũng ảnh hưởng đến bảng dự báo này. Để có điều chỉnh về bảng dự báo tiền mặt, bạn cần: * Xem xét các vấn đề có thể xảy ra và tìm giải pháp cho chúng * Xác định bất cứ sự thiếu hụt tiền mặt tiềm ẩn nào và có những biện pháp phù hợp * Đảm bảo bạn có đủ tiền mặt trước khi bạn định làm bất kỳ cam kết tài chính quan trọng nào - Sử dụng dự báo tiền mặt để tránh kinh doanh…. Có một dự báo dòng tiền mặt chính xác sẽ đảm bảo cho bạn đạt được sự tăng trưởng ổn định mà không phải kinh doanh vượt mức. Bạn biết rằng khi bạn có đủ tài sản để mở rộng kinh doanh – và rất quan trọng nữa là khi bạn cần phải củng cố việc kinh doanh. Điều này giúp bạn đảm bảo cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp đều hài lòng. Xin xem hướng dẫn về làm thề nào để tránh những vấn đề kinh doanh vượt mức. Một điều rất quan trọng là bạn đưa những dấu hiệu cảnh báo vào dự báo dòng tiền mặt của bạn. Ví dụ, nếu mức tiền mặt được dự báo sát với quyền được rút tiền, điều này chỉ ra rằng bạn nên cảnh giác và nên đưa dòng tiền mặt ở mức chấp nhận được. Xin xem hướng dẫn về làm Câu 41: Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X người ta cần dùng x mol O2, thu 15,3 gam H2O y mol khí CO2 Tổng x+y là: A 3,275 B 2,525 C 2,950 D 2,775 ( sở giáo dục cà mau) Baì bạn sử dụng phương pháp số đếm mà Vậy quy đổi hh a mol HCOOH; b mol NH2 CH2 COOH; c mol C2H2 => m(X) = 46a +75b + 26c = 27,1 (1) n(COOH) = n(NaOH) = a + b = 0,3 (2) BTNT cho H ta có n(H2O) = a + 2,5b + c = 0,85 (3) Giải hệ ta có a = 0,2; b = 0,1; c =0,4 BTNT cho C ta có: n(CO2) = a + 2b+ 2c = y = 1,2 mol BTNT cho oxi ta có 0,3 + x = y + 0,85/2 => y = 1,325 => x+y = 2,525 Chọn B Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 1) Cho dù bạn có làm ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì các cuộc họp luôn là phần việc không thể thiếu, đồng thời cũng là yếu tố then chốt dẫn tới thành công của nhiều doanh nghiệp trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu như bạn là một nhà quản lý, một đội trưởng, nhóm trưởng hay là điều phối viên dự án, bạn sẽ cần chỉ đạo các cuộc họp hoặc vào thời điểm này, hoặc vào một thời điểm khác để chia sẻ thông tin, phát triển các ý tưởng, truyền đạt các thông tin tốt-xấu, hoặc thiết lập các chuẩn mực về chất lượng và qui tắc làm việc. Hãy tổ chức những cuộc họp thật ý nghĩa và bạn sẽ làm tăng thêm hiệu quả, tinh thần làm việc của các cộng sự cũng như nhân viên dưới quyền. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn chỉ đạo một cuộc họp có hiệu quả. 1/ Hãy xác định xem việc tổ chức cuộc họp có cần thiết hay không. Trên thực tế, có nhiều công ty, doanh nghiệp thường tổ chức một cuộc họp vào sáng thứ Hai hàng tuần và đôi khi cuộc họp này không thực sự cần thiết cho lắm, tuy nhiên đó có thể là thông lệ mà Sếp qui định và bạn phải tuân thủ. Nếu đứng trên cương vị của một nhà quản lý, bạn có cho rằng lịch họp đều đặn hàng tuần như vậy thực sự có ích cho công ty? Theo tôi thì không hẳn vậy. Bạn thử để ý xem, một cuộc họp diễn ra ít nhất cũng phải mất một vài tiếng và trong vài tiếng quí báu đó không phải lời phát biểu nào là bạn cũng muốn nghe, tuy nhiên vì là tâm tư và nguyện vọng cần trình bày của một số nhân vật nên bạn buộc phát mất thời gian không đâu để nghe những lời bàn luận sáo rỗng đó. Nếu có phải tổ chức họp thường xuyên thì bạn cũng nên chắt lọc chọn mời các đối tượng để tham dự. 2/ Đề ra các mục tiêu, chủ đề chính. Hãy lên lịch và đề ra các mục tiêu cũng như vấn đề chính của cuộc họp. Chia xẻ và thông báo trước thông tin này cho những người tham dự để họ có thể chuẩn bị trước nội dung, hoặc đưa ra những ý kiến bổ sung, chỉnh sửa nội dung hoặc lịch tổ chức cuộc họp. Hãy lập biểu khung thời gian sử dụng cho từng điểm của vấn đề chính cần bàn luận trong cuộc họp. Bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn kiểm soát được thời lượng cũng như diễn đạt hết nội dung chính của cuộc họp. 3/ Đúng lịch. Hãy khai mạc cuộc họp đúng giờ và không nên lặp lại hoặc nhắc nhở những người đến muộn trừ khi điều đó là thực sự cần thiết và là vấn đề nhạy cảm. Hãy liệt kê công khai và viết lên bảng những vấn đề phát sinh để thảo luận vào cuối cuộc họp để tránh khỏi bị vỡ kế hoạch về thời gian. Nên tuân theo bộ qui tắc chuẩn tổ chức một cuộc họp. Trong đó bao gồm các qui tắc như: “Không được ngắt lời người khác, Tập trung vào chủ đề bàn luận, không nói lan man, Tôn trọng lẫn nhau và tỏ thái độ lịch sự, Trình bày thật vắn tắt…”. Chỉ cần nhắc nhở những người tham dự khác rằng bạn không có ý dập tắt cuộc thảo luận mà chỉ đang tạo ra Những lời khuyên giúp bạn điều hành tốt một cuộc họp. (Phần 2) 6/ Sửa soạn phần giới thiệu cho hấp dẫn. Nếu như bạn phải lo sửa soạn phần giới thiệu thì hãy cố gắng chuẩn bị cho chu đáo và hấp dẫn. Nếu như bạn chỉ đơn giản lên đọc diễn thuyết trước những thành viên tham dự cuộc họp thì tốt hơn hết bạn chỉ cần gửi cho họ thư báo. Đừng nên đọc phần giới thiệu dạng trượt slide được làm ở chương trình PowerPoint. Hãy nhìn và quan sát mọi người. Tóm tắt những điểm mấu chốt. Trong khi trình bày, cũng nên hỏi cảm tưởng của mọi người, để ý xem mức độ tiếp thu của mọi người ra sao để còn có kế hoạch cho cuộc gặp tiếp theo. 7/ Tạo phong cách làm việc theo nhóm. Một nhóm nhỏ có thể hoàn thành công việc tốt hơn là một người có năng lực nhưng đơn lẻ. Hãy động viên mọi người lựa chọn các dự án hoặc các đề tài nghiên cứu có vẻ hấp dẫn mọi người, bạn hãy tự mình cùng làm việc với một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ để lập biên bản báo cáo tiến trình của từng tuần hay một vài tuần. Hãy hỏi về kết quả đạt được của từng nhóm. Ấn định thời gian hoàn thành công việc mà bạn đã giao phó cho mọi người, thu ngắn thời gian cũng như cường độ của các cuộc họp. Nên đề ra những nhiệm vụ, trong đó có thể nên giao phó năm nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ mới giúp hạ thấp chi phí sản xuất, xem xét lại 3 vấn đề hướng dẫn dịch vụ hay chuẩn hoá quĩ tái tại trợ và các chính sách trao đổi. 8/ Từ bỏ chủ nghĩa cá nhân, độc đoán. Hãy từ bỏ “cái tôi” ra khỏi cuộc họp. Nếu như bạn muốn khơi dậy tính năng động sáng tạo của các thành viên thì tạo cho họ cơ hội chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm của họ trong khoảng thời gian cho phép. Phương pháp vận dụng trí tuệ để giải quyết một việc phức tạp không giống như cách giải quyết một vấn đề trong một cuộc họp khẩn cấp, bởi thế nếu như gặp phải vấn đề phức tạp, khó có thể giải quyết trong một thời gian ngắn thì nên để vào một cuộc họp khác kế tiếp ngay sau đó. Trong trường hợp có nhiều vấn đề phát sinh cần thảo luận và có đông các nhóm tham dự cuộc họp thì nên chuyển các vấn đề đó sang phiên họp khác. Hãy chia các nhóm thành viên tham dự cuộc họp thành các nhóm khoảng 3 đến 6 người, chỉ định nhiệm vụ cho họ, đưa ra hạn thời gian từ 15 đến 20 phút, rồi sau đó yêu cầu mọi người báo cáo lại. Hãy liệt kê lại những mối lo lắng, những nguyên nhân và lý do cùng các giải pháp khả thi. Mỗi nhóm có thể đưa ra giải pháp của họ và từ đó bạn có thể chắt lọc hay tổng hợp các cách giải quyết được coi là khả thi nhất. 9/ Nghỉ giải lao. Nếu như cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra lâu, nên cho mọi người nghỉ giải lao 5 – 10 phút rồi sau đó sẽ tiếp tục. Biện pháp này sẽ giúp mọi người thoải mái hơn, không có ý định bỏ về sớm. Nếu có thể thì tổ chức ăn trưa, hoặc ăn nhẹ trong giờ giải lao để tiếp thêm chút năng lượng cho mọi người. 10/ Tóm tắt lại nội dung cuộc họp. Vào cuối bất kỳ cuộc họp nào, bạn nên tóm tắt ngắn gọn những nội dung chính đã bàn bạc, những quyết định lớn đạt được và những bước lên kế hoạch tiếp theo. Ấn định ngày và giờ cho cuộc họp tới đây nếu như thấy cần thiết. Bước tiếp theo, là ghi lại bằng văn bản nội dung tóm tắt của cuộc họp, in bản kế hoạch hành động, thông báo cuộc họp kế tiếp và yêu cầu các thành viên đưa ra ý kiến bổ sung cho cuộc họp tới. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: 8 bước giúp bạn gây ảnh hưởng tốt Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: 8 bước giúp bạn gây ảnh hưởng tốt. Đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn muốn gây ảnh hưởng đến người khác. Khi thuyết trình, hãy chắc rằng thông tin đó thật sự cần thiết và đáng tin cậy cho khán giả. Sự kiện: Đào tạo trực tuyến, kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình 8 bước để có kỹ năng thuyết trình hiệu quả Không ai sinh ra đã ngay lập tức có kỹ năng thuyết trình hiệu quả! Rèn luyện theo 8 bước sau sẽ giúp bạn thành công trong những dịp nói trước công chúng. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả: 8 bước giúp bạn gây ảnh hưởng tốt Xây dựng uy tín Bạn có tin rằng khả năng thuyết phục của bạn được quyết định trước khi bài thuyết trình bắt đầu không? Uy tín cá nhân quyết định điều đó. Chẳng ai muốn nghe một người mà họ không tin tưởng và tôn trọng. Đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn muốn gây ảnh hưởng đến người khác. Khi thuyết trình, hãy chắc rằng thông tin đó thật sự cần thiết và đáng tin cậy cho khán giả. Một phong cách thuyết trình sinh động cũng sẽ góp phần xây dựng một uy tín tốt. Hiểu khán giả Bạn cần biết mình sẽ thuyết trình cho những ai. Mục tiêu, nhu cầu, mong muốn của khán giả là gì? Khán giả có biết trước về chủ đề thuyết trình không? Quan điểm của họ về vấn đề này như thế nào? Cách hành xử của khán giả là gì? Bằng cách trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ xác định được chiến lược thuyết trình hiệu quả của mình. Trình bày rõ ràng Điều gì quyết định tính hiệu quả của buổi thuyết trình? Đó là sự rõ ràng. Có rất nhiều yếu tố mang lại sự rõ ràng, sạch sẽ cho bài thuyết trình của bạn: định hướng ban đầu, trình tự trình bày, lượng thông tin tại một thời điểm,… Lập luận chặt chẽ Không phải ai cũng bị thuyết phục bằng một lập luận chặt chẽ (thế mới là chúng ta!) nhưng bạn cứ thử bỏ đi tính hợp lý trong bài thuyết trình của mình xem! Đưa ra bằng chứng mạnh mẽ Bạn không thể thuyết phục được ai nếu thiếu những bằng chứng, ví dụ minh họa. Bạn cần phải có những dẫn chứng để lý giải vì sao đó là vấn đề quan trọng, vì sao người khác phải làm theo những gì bạn nói. Sử dụng giọng điệu tích cực Rõ ràng là hầu hết đối tượng bạn cần thuyết phục là những người trưởng thành (và thông minh). Vì vậy, đừng tỏ ra bỗ bã hay bình dân. Hãy tỏ ra lịch thiệp, tôn trọng và chân thành. Thể hiện cảm xúc Một bài thuyết trình sạch sẽ, Một số bí quyết uống rượu giúp bạn không ảnh hưởng cho sức khỏe Trong những ngày đầu năm việc bạn bè tụ tập và thưởng thức bia rượu liên tục. Xin mách bạn một vài bí quyết sau đây để khi uống bia rượu không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. - Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch. - Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng. - Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn. - Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể. - Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng… bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn. - Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn. - Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu. - “Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể. - Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan. Mẹo giải rượu: - Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt. - Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống. - Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống. - Cam: lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống - Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn. - Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống. Nước đỗ xanh giúp giải rượu rất tốt. - Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 đến 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu. - Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu. - Dưa hấu: Khi say ăn liền