Lớp 6 Làm Văn hay nhất, soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng, soạn theo chương trình giảm tải của Bộ GD. Được cập nhật mới nhất, đã chỉnh sửa mới nhất vào cuối năm học này. Rất kỹ, rất hay Lớp 6 Làm Văn được soạn theo hướng học dễ hiểu.
Trang 1TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
Trang 2Nhóm 1: Bài tập 1(SGK, Tr 120).
Đây là đoạn văn tả cảnh mặt trời lên trên biển rất hay và độc đáo Theo
em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
Nhóm 2: Bài tập 2(SGK, Tr 120, 121).
Nếu tả quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở, em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
Nhóm 3: Bài tập 3(SGK, Tr 121).
Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em
sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ
miêu tả theo thứ tự nào?
Nhóm 4: Bài tập 4(SGK, Tr 121).
Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Buổi học cuối
cùng của A Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von so sánh mà em cho là độc đáo và thú Vị của hai tác giả trong hai bài văn trên
THẢO LUẬN NHÓM:
Trang 3Bài tập 1: (SGK, Tr 120)
Bài tập 1 (SGK, Tr 120): Đây là đoạn văn tả cảnh mặt trời lên
trên biển rất hay và độc đáo Theo em, điều gì đã tạo
nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường
bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông
(Kí Cô Tô – Nguyễn Tuân)
→ Đoạn văn có được cái hay và độc đáo: do nhà văn đã chọn được những chi tiết hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật Có sự so sánh, liên tưởng độc đáo Vốn ngôn ngữ phong phú sắc sảo Có tình cảm thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
NHÓM 1
Trang 4Bài tập 2 (SGK, Tr 120, 121):
Nếu tả quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở, em sẽ lập
dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
NHÓM 2
LẬP DÀN Ý:
1/ Mở bài :
Giới thiệu đầm sen: ở đâu ? nở vào mùa nào ? Nêu cảm nghĩ chung 2/ Thân bài :
a) Tả theo không gian:
Tả theo trình tự nào? Từ bờ hay từ giữa đầm? Hay từ trên cao? Diện tích đầm sen?
b) Tả chi tiết:
- Lá? Hoa? Nhị hoa? Đài, Nước? Hương? Màu sắc? Hình dáng? Gió? Không khí?
- Tả cảnh xung quanh:
- Giá trị của đầm sen:
+ Thu hút khách tham quan du lịch;
+ Có giá trị đối với sức khỏe con người.
3/ Kết bài :
Đầm sen gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?
Trang 5Bài tập 3(SGK, Tr 121):
Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu,
đặc sắc nào? Em sẽ miêu tả theo thứ tự nào?
NHÓM 3
- Chọn nét bụ bẫm :
+ Mặt bầu bĩnh, đôi má hồng phúng phính
+ Chân tay tròn lẳn, da trắng hồng, mắt đen trong trẻo
- Những hình ảnh chi tiết, tiêu biểu:
+ En bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi).
+ Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt)
Trang 6Bài tập 4 (SGK, Tr 121):
Đọc lại Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài và Buổi học cuối cùng của A Đô-đê, sau đó hãy tìm ở mỗi bài một đoạn văn miêu tả và một đoạn văn tự sự Căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó? Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von so sánh
mà em cho là độc đáo và thú vị của hai tác giả trong hai bài văn trên
NHÓM 4
1/ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài:
a) Đoạn văn miêu tả:
“Bởi tôi ăn uống điều độ…đưa cả hai chân lên vuốt râu”
b) Đoạn văn tự sự:
“Bỗng thấy chị Cốc…cánh và chùi mép”
2/ Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê:
a) Đoạn văn miêu tả:
“Chỉ đến lúc ấy…đặt ngang trang sách”
b) Đoạn văn tự sự:
“Buổi sáng hôm … ngoài đồng nội”
Trang 7Ghi nhớ (SGK, Tr 121):
Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải dựa chọn được các tình tiết và hình ảnh đặc sắc,tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định Muốn tả sinh động cần phải biết
liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh.