Theo Phạm Đình Trọng 1996, riêng khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, động vật thân mềm chiếm khoảng 80 loài trong tổng số Ở Việt Nam, ĐVTM cũng đã được quan tâm nghiên cứu và
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
SỐNG BÁM, ĐỤC TRÊN CÂY NGẬP MẶN
VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ GIẢM THIỂU TÁC HẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI, 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTTN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
1 GS.TS Nguyễn Văn Tuất
2 PGS.TS Nguyễn Đăng Hội
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Thị Thùy Dương, là nghiên cứu sinh tại Ban đào tạo sau đại học Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chuyên ngành Bảo vệ thực vật, mã số 62 62 01 12, khoá 2011-
2015, xin cam đoan: Đề tài luận án Tiến sĩ Nông nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nghiên cứu sinh
Hoàng Thị Thùy Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp này được hoàn thành tại Ban đào tạo sau
đại học Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (2011 -2015) Hoàn thành
luận án, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn là
GS TS Nguyễn Văn Tuất và PGS.TS Nguyễn Đăng Hội đã tận tâm hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận án
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga,
lãnh đạo Viện Sinh thái Nhiệt đới, Viện Các vấn đề sinh thái và tiến hóa
(Viện Hàn lâm khoa học Nga), Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Bảo vệ thực
vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Xin cảm ơn Ban Đào tạo sau đại
học (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ chuyên môn thuộc Phòng Sinh
thái nước, Viện Sinh thái Nhiệt đới; GS.TS Sirenko B.I (Viện Các vấn đề về
sinh thái và tiến hóa, Viện Hàn lâm khoa học Nga); TS Lê Đức Khánh, TS
Nguyễn Văn Liêm (Viện Bảo vệ thực vật) đã tạo điều kiện, truyền đạt kiến
thức trong quá trình thực hiện luận án
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và các bạn bè đồng
nghiệp đã quan tâm, chia sẻ và động viên để tôi hoàn thành luận án này Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Thùy Dương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 3
2.1 Mục tiêu 3
2.2 Yêu cầu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
3.1 Ý nghĩa khoa học 4
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Những đóng góp mới của luận án 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6
1.2 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.1 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới 7
1.2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn Việt Nam 8
1.3 Tình hình nghiên cứu động vật thân mềm trong nước và ngoài nước 11
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11
1.3.1.1 Phân loại 11
Trang 61.3.1.2 Sinh học, sinh thái 13
1.3.1.3 Nghiên cứu về tình hình gây hại và biện pháp phòng trừ 17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 19
1.3.2.1 Điều tra về thành phần loài 19
1.3.2.2 Sinh học, sinh thái 22
1.3.2.3 Nghiên cứu về tình hình gây hại và biện pháp phòng trừ 29
CHƯƠNG II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1 Vật liệu nghiên cứu 34
2.1.1 Vật liệu trong phòng thí nghiệm 34
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu thực địa 34
2.2 Nội dung nghiên cứu 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tự nhiên khu vực rừng ngập mặn VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo và khu DTSQ Cần Giờ 35
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thành phần loài động vật thân mềm 36
2.3.3 Phương pháp xác định loài gây hại và các đặc điểm của chúng 39
2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài gây hại đến cây ngập mặn 40
2.3.5 Xây dựng đề xuất biện pháp giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm đến cây ngập mặn 42
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 44
2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu …44
2.4.1 Địa điểm nghiên cứu 44
2.4.2 Các kiểu sinh cảnh vùng triều khu vực nghiên cứu 48
2.4.2.1 Bãi triều lầy cửa sông có rừng ngập mặn 48
2.4.2.2 Rừng ngập mặn xa cửa sông……… 49
2.4.3 Thời gian nghiên cứu 50
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
3.1 Đặc điểm rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu 51
3.1.1 Đặc điểm thảm và thành phần loài thực vật 51
Trang 73.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên - môi trường khu vực nghiên cứu 53
3.1.2.1 Đặc điểm điều kiện môi trường 53
3.1.2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 56
3.2 Đa dạng thành phần loài và phân bố động vật thân mềm khu vực nghiên cứu 58
3.2.1 Thành phần loài động vật thân mềm 58
3.2.2 Số lượng loài động vật thân mềm 68
3.2.3 Chỉ số tương đồng Sorrensen (S) và chỉ số loài (K) của nhóm động vật thân mềm giữa các vùng rừng ngập mặn nghiên cứu 66
3.2.4 Phân bố theo sinh cảnh của các loài động vật thân mềm …………69
3.3.Đặc điểm của các loài động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn 75
3.3.1 Thành phần loài động vật thân mềm gây hại 75
3.3.2 Đặc điểm của động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn 84
3.3.2.1 Đặc điểm của Hàu (Saccostrea cucullata) 84
3.3.2.2 Đặc điểm của Quéo (Brachyodontes emarginatus) 87
3.3.2.3 Đặc điểm của Điệp (Anomia cytaeum) 90
3.3.2.4 Đặc điểm của Hà (Bankia saulii) 93
3.3.3 Quá trình xâm nhập của động vật thân mềm và triệu chứng biểu hiện trên cây khi bị động vật thân mềm gây hại 96
3.3.3.1 Quá trình xâm nhập của động vật thân mềm trên cây 97
3.3.3.2 Triệu chứng khi cây bị động vật thân mềm gây hại 98
3.4 Ảnh hưởng của động vật thân mềm gây hại đến cây ngập mặn 101
3.4.1 Đánh giá mức độ bám của động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn 103
3.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của động vật thân mềm đến phát triển chiều cao cây ngập mặn 108
3.4.3 Đánh giá tác động của mật độ động vật thân mềm gây hại đến cây ngập mặn 109
3.4.4 Mức độ chống chịu của tuổi cây đối với động vật thân mềm gây hại 111
3.5 Giải pháp giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm đối với cây ngập mặn 113
Trang 83.5.1 Biện pháp bắt bằng tay 114
3.5.2 Biện pháp dùng cọc tre……… 117
3.5.3 Biện pháp dùng lá xoan 120
3.5.4 Biện pháp hóa học 123
3.6 Các bước tổng hợp giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm đối với cây ngập mặn 128
3.6.1 Các bước tổng hợp giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm đối với rừng trồng 128
3.6.2 Các bước tổng hợp giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm đối với rừng tự nhiên 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133
1 Kết luận 133
2 Kiến nghị 134
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 148
PL-1 Hệ thống phân loại của lớp ĐVTM được sử dụng 148
PL-2 Phân chia khu vực rừng ngập mặn và phân loại nước 153
PL-2.1 Phân chia khu vực rừng ngập mặn 153
PL-2.2 Phân loại nước theo độ mặn 153
PL-3 Một số ảnh triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng 154
PL-4 Tiêu chuẩn cơ sở trồng cây ngập mặn 158
PL-5 Một số cơ sở dữ liệu khác 161
Trang 9MAB Ủy ban Quốc gia con người và sinh quyển
NCHS Nghiên cứu Hải sản
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCNTTS Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 103.4 Thành phần loài động vật thân mềm tại 3 khu vực rừng ngập
mặn Cát Bà, Côn Đảo, Cần Giờ
3.7 Chỉ số loài chung (K) giữa các nhóm động vật thân mềm tại
các khu vực rừng ngập mặn nghiên cứu
3.15 Ảnh hưởng của động vật thân mềm tới phát triển chiều cao
cây Sú
108 3.16 Ảnh hưởng của mật độ động vật thân mềm đến cây ngập mặn 110
3.17 Mức độ chống chịu của tuổi cây đối với ĐVTM gây hại 112 3.18 Kết quả áp dụng biện pháp dùng tay loại bỏ động vật thân
Trang 113.12 Cấu tạo bên trong Quéo (Brachyodontes emarginatus) 88
Trang 123.23 Quéo bám trên cây Sú 105 3.24
3.25
Điệp bám trên cây
Biểu đồ biểu diễn kết quả áp dụng biện pháp dùng tay
loại bỏ động vật thân mềm bám trên cây ngập mặn
Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của lá xoan đến tỷ lệ bám của
động vật thân mềm trên cây ngập mặn
Đề xuất các bước tổng hợp giảm thiểu tác hại của động vật
thân mềm đối với rừng trồng
122
129
3.29 Đề xuất các bước tổng hợp giảm thiểu tác hại của động vật
thân mềm đối với rừng tự nhiên
132
1-PL Phổ biến và chuẩn bị triển khai thí nghiệm đồng ruộng 154 2-PL Xe chở nguyên, vật liệu thí nghiệm ra thực địa 154 3-PL Triển khai thí nghiệm đồng ruộng tại Vân Đồn, Quảng
Ninh (trồng cây có cắm cọc làm giá bám cho động vật thân
mềm)
155
4-PL Triển khai các thí nghiệm đồng ruộng tại Vân Đồn, Quảng
Ninh (thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của động vật thân
mềm đến sinh trưởng và phát triển cây ngập mặn)
Trang 13MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò to lớn của rừng ngập mặn (RNM) đối với tự nhiên và con người
đã được biết đến như chống xói mòn đất, hạn chế ảnh hưởng thiên tai, là nơi sinh kế của người dân, là bãi đẻ và là môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển,… Mối đe dọa suy giảm diện tích RNM trên thế giới và nước ta đến từ nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau, trong đó có nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu, con người chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường,…Từ rất sớm, Đảng và nhà nước ta có chủ trương phát triển diện tích RNM trên toàn quốc, công việc trồng rừng được thực hiện tại các địa phương ven biển Một số vấn
đề khó khăn, hạn chế trong trồng rừng đã được nêu ra như nhận thức của người dân địa phương chưa đầy đủ về tác dụng to lớn của rừng ngập mặn, cây trồng không thích nghi trong điều kiện được trồng, môi trường ô nhiễm,… Thực tế khảo sát điều tra kéo dài nhiều năm, tập trung vào 2009 – 2015 thấy rằng, ảnh hưởng của động vật thân mềm (ĐVTM) đến sự sống của cây ngập mặn là một vấn đề cần được quan tâm chặt chẽ và là một trong các yếu
tố làm suy giảm sự phát triển của RNM cả về diện tích và chất lượng
Động vật thân mềm rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú, chúng bao gồm các loài thuộc lớp hai mảnh vỏ, một tấm vỏ, chân bụng, chân đầu,
Do đặc điểm phân bố rộng, có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người, ĐVTM đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu về phân loại, sinh học, sinh thái, Hệ thống phân loại ĐVTM đã được quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm (Vokes H E, 1980), trên cơ sở đó đã mô tả và có hình ảnh của nhiều loài ĐVTM ở các vùng biển trên thế giới (Hylleberg J, 2004), (Lamprell K, 1992); Nghiên cứu về đa dạng sinh học (Cernohorsky W.O,
Trang 141978); Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái (Vakily J M, 1989) ; Nghiên cứu phát triển nghề nuôi trồng (Heslinga G.A, 1984); Nghiên cứu về
di truyền học (Ignacio, B.L, 2000); Nghiên cứu về tiến hoá (Scarlato O A , 1978) Nghiên cứu về ĐVTM phân bố ở các cánh rừng ngập mặn có các nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (2004), Nguyễn Quang Hùng (2007), Tuy nhiên, các nghiên cứu này được tiến hành ở các khu vực rừng ngập mặn khác nhau Theo Phạm Đình Trọng (1996), riêng khu hệ động vật rừng ngập mặn ven biển Bắc Bộ, động vật thân mềm chiếm khoảng 80 loài trong tổng số
Ở Việt Nam, ĐVTM cũng đã được quan tâm nghiên cứu và có những kết quả đáng ghi nhận về các lĩnh vực: điều tra phân loại, thành phần loài; sinh
Trang 15học, sinh thái; nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi; thức ăn và dinh dưỡng; sản xuất giống và nuôi Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu về ĐVTM thân mềm gây hại trên cây ngập mặn hầu như chưa điển hình và chưa
có nghiên cứu đầy đủ nào được công bố
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, đề tài luận án “Nghiên cứu một số loài động vật thân mềm sống bám, đục trên cây ngập mặn và khả năng
quản lý giảm thiểu tác hại” đã được thực hiện
2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục tiêu
Xác định được các loài động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn: nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chúng và đề xuất giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu nguy cơ tác hại của động vật thân mềm đối với cây ngập mặn
2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần loài động vật thân mềm ở một số khu vực rừng ngập mặn điển hình của Việt Nam
- Xác định các loài động vật thân mềm gây hại đối với cây ngập mặn
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số loài động vật thân mềm gây hại
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của động vật thân mềm đối với cây rừng ngập mặn
- Đề xuất các biện pháp quản lý giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm trên cây ngập mặn
Trang 163 í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
cơ gõy hại, gúp phần bảo vệ, phỏt triển rừng ngập mặn hiệu quả, bền vững
- Gúp phần bảo tồn, khai thỏc cỏc loài ĐVTM cú ớch phục vụ kinh tế rừng ngập mặn, phũng trỏnh rủi ro, thiệt hại trong quỏ trỡnh phỏt triển rừng ngập mặn, nhất là ở cỏc vựng trồng mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiờn cứu
- Động vật thân mềm (Mollusca), có miệng nguyên sinh (Protostomia), Phân giới động vật đa bào (Metazoa) và thuộc nhóm Động vật không xương sống (Invertebrate)
- Cỏc loài cõy ngập mặn thuộc rừng ngập mặn VQG Cỏt Bà, VQG Cụn Đảo và Khu DTSQ Cần Giờ
4.2 Phạm vi nghiờn cứu
+ Phạm vi nghiờn cứu: Nghiờn cứu thành phần loài động vật thõn mềm gõy hại tại khu vực rừng ngập mặn VQG Cỏt Bà, VQG Cụn Đảo và Khu DTSQ Cần Giờ; nghiờn cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thỏi học của ĐVTM;
Trang 17đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm gây ra đối với cây ngập mặn
5 Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng được danh lục thành phần loài động vật thân mềm khu vực rừng ngập mặn VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo, khu DTSQ Cần Giờ
- Phát hiện được 4 loài động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn tại khu vực rừng ngập mặn VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo, khu DTSQ Cần Giờ và nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học động vật thân mềm sống bám, gây hại trên cây ngập mặn
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của động vật thân mềm trên cây ngập mặn.
Trang 18cứu như nghiên đặc điểm sinh học và nguồn lợi Sò huyết (Anadara granosa)
của Nguyễn Hữu Phụng (1999) [32]; nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve,
1852) của Nguyễn Chính (1995) [6]; nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh
sản của Sò huyết (Anadara nodifera Von martens, 1860) tại Đầm Nại – Ninh
Thuận của Hoàng Thị Bích Đào (2003) [15]; Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra sự gây hại của động vật thân mềm như nghiên cứu của Hồ Đình Hải Năm (2013) [16] về ốc bươu vàng Pomacea canaliculatahại lúa haynghiên cứu của Vũ Ngọc Út và về sự gây hại của vẹm đối với ốc gạo
Động vật thân mềm gây hại trên cây ngập mặn đã được xác định trên thực địa và được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình như Phạm Đình Trọng (1996) [54], Phan Nguyên Hồng (2003) [19], Nguyễn Quang Hùng (2008) [23] Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của động vật gây hại trên cây ngập mặn được công bố
Trang 19Hiện trạng chung của rừng ngập mặn nước ta và trên thế giới đang bị suy giảm (Spalding, 2010) [102], trong khi đó thiên tai, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và đe dọa đến sự an toàn của con người Trước thực trạng này, việc trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn là một vấn đề cấp thiết Tuy nhiên, trên thực tế, việc trồng rừng không đạt kết quả cao do nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là sự phá hủy và làm chết cây do động vật thân mềm sống bám và đục trên cây gây ra
Theo nhận định của Phan Nguyên Hồng (1999) [18], cùng với việc điều tra, nghiên cứu từ năm 2005, trong đó tập trung từ 2009 đến nay, có đến 30% cây chết trong giai đoạn cây non là do động vật thân mềm gây nên
Xác định được thành phần loài động vật thân mềm gây hại và các đặc điểm của chúng là cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại, nâng cao hiệu quả trồng cây, mở rộng diện tích rừng ngập mặn, đáp ứng được mục tiêu trồng rừng tại các địa phương ven biển
1.2 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Hiện trạng rừng ngập mặn trên thế giới
Rừng ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng
ở vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới Thế giới có khoảng 18 triệu ha, các nước Đông Nam Á chiếm 35% diện tích, trong đó, ở vùng Ấn Độ Dương rừng ngập mặn đa dạng nhất với trên 50 loài cây (Spalding, 2010) [102] Rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như diện tích rừng ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển chịu sức ép ngày càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp Dựa vào số liệu tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập được gần đây, Spalding và cs đã lập bảng thống kê tổng diện tích rừng ngập mặn các vùng trên thế giới, theo đó toàn bộ diện tích rừng ngập
Trang 20mặn trên thế giới là 181.077 km2, trong đó diện tích ở vùng Nam và Đông Nam Á chiếm diện tích lớn nhất khoảng 42%, tiếp đến là Châu Mỹ 24,8 % và Tây Phi 15% Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ước tính tốc độ suy giảm rừng ngập mặn khoảng 1%/năm Ở Philippines, khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đi trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 và
ở Thái Lan có đến 54,7 % diện tích rừng ngập mặn bị mất đi trong giai đoạn
1961 đến 1993 Tương tự ở Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất trong 10 năm (1980-1990) Với Pakistan và Panama, trong những năm 1990 đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn Ngược lại, ở Madagasca, Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất trong thập niên
1990 và giai đoạn 2000-2005
1.2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km tính trên phần lãnh thổ đất liền, với 12 đầm phá Trong hệ đầm phá thì dải rừng ngập mặn ven biển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường Nó được đánh giá như là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt Trong báo cáo về đa dạng sinh học tại Việt Nam lần thứ 5 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì (năm 2014), đã thống kê: năm
2012, 56% tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam được coi là "rừng trồng" với sự đa dạng của các loài rất thấp Khu vực rừng ngập mặn tự nhiên
đã gần như hoàn toàn biến mất Suy thoái rừng ngập mặn được thể hiện rõ qua sự suy giảm nhanh chóng cả diện tích và chất lượng rừng Năm 1943, cả nước có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, năm 1990, diện tích rừng ngập mặn còn khoảng 255.000 ha, giảm đến 209.741 ha vào năm 2006, và 140.000 ha trong năm 2010 Đến cuối năm 2012 chỉ có 131.520 ha rừng còn lại
Trang 21Hình 1.1 Diễn biến diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam
từ năm 1943 đến năm 2012 (Nguồn Bộ TN và MT, 2014)
Bản thân cây rừng ngập mặn là một trong các dạng tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, kéo theo đó là sự quần tụ của rất nhiều loài sinh vật khác, từ những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước biển đến những sinh vật sống trên cạn Điều đó nói lên rằng, RNM không chỉ
là nơi cư trú, là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển mà còn là nơi
“ương ấp” những cơ thể non của nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển
Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazôn (Nam Mỹ) Có một thực tế mà các chuyên gia thừa nhận, đó là phá rừng ngập mặn thì dễ, nhưng phục hồi rất khó khăn và tốn kém Tuy nhiên, với nhận thức mới về vai trò hệ sinh thái RNM cùng rất nhiều nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của cộng đồng, diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam nói chung tương đối ổn định trong những năm
0 100000
Trang 22gần đây Thậm chí, có nơi độ che phủ rừng ngập mặn còn tăng lên như ở Nam Định (nguồn Bộ NN&PTNT, 2012) Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển sinh kế cộng đồng đã góp phần nhất định vào thành công này Ví dụ mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn ở Giao Thủy (Nam Định), Cát Bà (Hải Phòng), Đồng Rui (Quảng Ninh), Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), Hậu Lộc (Thanh Hóa) Song các mô hình quản lý và phát triển rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ chưa nhiều, chưa được thể chế hóa vào các chương trình của địa phương
và chính phủ Và nhìn chung thực trạng RNM trong cả nước vẫn là vấn đề đáng báo động
Như vậy, phát triển và bảo vệ rừng ngập là một mục tiêu cấp thiết đặt ra Bên cạnh đó, các khu vực RNM được đề xuất ưu tiên quản lý cũng là một cơ
sở để lựa chọn khu vực nghiên cứu cho luận án
Bảng 1.1 Các khu RNM đề xuất ưu tiên quản lý và bảo vệ trong tương lai Miền Khu vực RNM ưu tiên Mục tiêu của hành động Miền Bắc 1 Khu RNM cửa sông Hồng
(Thái Bình và Nam Định):
Các VQG, khu BTTN
Quản lý và bảo tồn ĐDSH, nghiên cứu khoa học
2 Khu RNM Quảng Hà – Tiên Yên – Quảng Ninh
Bảo vệ và phục hồi HSTRNM
3 Khu RNM cửa sông Bạch Đằng – Văn Úc
Quản lý và sử dụng hợp lý HSTRNM
Miền Trung 1 Khu RNM Ninh Hòa –
Quản lý, bảo vệ HSTRNM, NCKH, DLST
4 VQG Đất mũi – Cà Mau Quản lý, bảo tồn ĐDSH,
Trang 23phòng hộ ven biển, DLST
5 RNM VQG Côn Đảo Phòng hộ ven biển DLST,
NCKH (Nguồn MERD, 2011)
1.3 Tình hình nghiên cứu động vật thân mềm trong và ngoài nước
1.3.1 Tình hình nghiên cứu động vật thân mềm trên thế giới
1.3.1.1 Phân loại
Động vật thân mềm là động vật không xương sống-thân mềm, có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy môi trường sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi
Nghiên cứu phân loại động vật thân mềm đã được tiến hành từ rất sớm
Từ thời cổ Hy Lạp (năm 384-322 TCN), nhà triết học Aristotle đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại ĐVTM Ông là người đầu tiên sáng lập ra
bộ môn ĐVTM và đưa ra phương pháp phân loại, ông chia chúng thành hai nhóm lớn là nhóm có vỏ và nhóm không có vỏ Tuy nhiên, phương pháp phân loại của ông chủ yếu dựa trên các đặc điểm hình thái bên ngoài của chúng
Đến giữa thế kỷ 18, Linne và các cộng sự đã kế thừa, phát triển phương
pháp phân loại của Aristotle và xây dựng cuốn “Systema nature, 1758” Ông
đã mô tả rất nhiều loài ĐVTM hai mảnh vỏ với các đặc điểm hình thái phân loại mới, tuy nhiên, các đặc điểm phân loại cũng chủ yếu dựa trên các đặc điểm cấu trúc hình thái bên ngoài Tiếp đến là Lamarck (1744-1829), nhà sáng lập ra bộ môn động vật không xương sống, đã tiếp tục kế thừa, phát triển
và sửa đổi hệ thống phân loại của Linne và mô tả thêm rất nhiều loài mới
Đến nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học như Deshayer (1853) [82], Tryon (1984) [104] đã nghiên cứu và phân loại nhiều loài ĐVTM phân bố ở nhiều vùng biển trên thế giới, nhất là vùng Ấn Độ Dương và Thái
Trang 24Bình Dương Đến năm 1939, Shintaro [101] đã mô tả, định loại được 359 loài ĐVTM và nêu những đặc trưng phân bố ở vùng biển Nhật Bản, Thái Bình Dương Ở Khu vực Đông Nam Á, Trương Tỷ và Tề Trung Nhạn (1960) [53]
đã nghiên cứu và mô tả về đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố của hơn 200 loài ĐVTM ở vùng Biển Đông, trong đó có nhiều loài được phát hiện ở Việt Nam
Từ những thành tựu đã đạt được trong công tác điều tra, xác định thành phần loài, các tác giả Habe (1965, 1977) [86] [87], Cernohorsky (1972,1978) [75] [76], Dautzenberg, Fisher (1906) [79], đã xuất bản nhiều sách và mô tả hình ảnh nguyên mẫu của nhiều loài ĐVTM phân bố ở các vùng biển trên thế giới Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Allen (1985) [65] đã phân tích, mô phỏng về sự hình thành và lịch sử tiến hoá của lớp ĐVTM, cung cấp những
cơ sở khoa học quan trọng nhằm định hướng cho những nghiên cứu sâu hơn
về phân loại và xây dựng hệ thống phân loại sau này
Theo thời gian, nghiên cứu về ĐVTM ngày càng phát triển về cả quy
mô và nội dung với sự trợ giúp của các phương pháp hiện đại Nhiều nghiên cứu về phân loại, giải phẫu, sinh học, sinh thái về ĐVTM đã dần dần được hoàn chỉnh hơn, giúp việc phân loại ngày càng chính xác Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu này là các công trình của Cox (1969) [77], Gregoire (1972) [85], Harrision & Kohn (1994) [88], Brian & Robert & Barry (1998) [69] đã mô tả khá chi tiết, tỉ mỉ về các đặc điểm hình thái cấu tạo bên ngoài, hình thái giải phẫu cấu tạo bên trong giúp cho việc định loại được dễ dàng hơn
Gần đây nhất (từ năm 1998- 2002), trong chương trình Động vật thân mềm biển Nhiệt đới (TMMP: Tropical Marine Mollusc Programme, 1998- 2002) do tổ chức DANIDA-Đan Mạch tài trợ đã tập hợp được nhiều chuyên
Trang 25gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, phân loại ĐVTM, đã tổ chức được nhiều hội thảo, đào tạo, tập huấn, nghiên cứu Kết quả sau 5 năm triển khai đã nghiên cứu, thu thập mẫu vật và phân loại được hơn 5.000 loài ĐVTM phân bố ở nhiều vùng biển trên thế giới như: Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Đài Loan và Việt Nam (Hylleberg, 2000 [92], 2001 [93], 2002 [94]; Hylleberg and Kilbern 2003 [95]) Thông qua chương trình TMMP này đã góp phần đào tạo, nâng cao trình độ cho nhiều cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực phân loại học về ngành ĐVTM
1.3.1.2 Sinh học, sinh thái
Do đặc điểm phân bố rộng ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và tầm quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, sinh học, sinh thái và bảo vệ môi trường, nên ĐVTM đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu Cho đến nay, trên thế giới, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, mô tả về các đặc điểm sinh học và sinh thái của ĐVTM điển hình như: công trình nghiên cứu của Barnes and Hughes (1999) [66] về đặc điểm sinh thái học chủ yếu của lớp ĐVTM hai mảnh vỏ Trong nghiên cứu của mình, Barnes and Hughes đã mô tả ĐVTM có 3 phần: đầu, thân và chân, phần lớn loài có cơ thể đối xứng hai bên Các đặc điểm này tiếp tục được nghiên cứu
và dùng trong mô tả ĐVTM ngày nay; nghiên cứu của Brand (1972) [68] về
cơ chế tuần hoàn máu của loài Anodonta anatina đã chỉ ra hệ tuần hoàn hở
của loài gồm tâm thất và tâm nhĩ, vòng tuần hoàn theo chu trình: tim – hệ khe hổng – đơn thận – mang – tim; nghiên cứu của Coe (1943) [69] về phân biệt giới tính ở ĐVTM Theo Coe, động vật thân mềm có thể thấy phân tính đực, cái riêng rẽ; lưỡng tính, đực và cái ở cùng một con Giữa hai loại này có những dạng trung gian Đại đa số động vật thân mềm nguyên thuỷ đều phân tính Việc phân biệt đực cái có thể dựa vào cơ quan sinh dục hoặc cơ quan giao cấu, hình dạng và kích cỡ khác nhau của con đực và con cái; nghiên cứu
Trang 26của Comfort (1957) [74] về vòng đời và đặc điểm sinh sản, sinh trưởng của nhiều loài ĐVTM, phương thức sinh sản của động vật thân mềm rất phong phú Có những loài tự thụ tinh, có những loài cần cả đực và cái Tuy nhiên, nhìn chung đều có sự phối hợp giữa cá thể đực và cái Hiện tượng giao phối giữa hai yếu tố đực cái có thể là thụ tinh trong hoặc thụ tinh ngoài; nghiên cứu của Dame (1996) [78] về các đặc trưng sinh thái học của ĐVTM, các đặc điểm vùng triều tác động lên sự phân bố của ĐVTM, ảnh hưởng đến thành phần và số lượng loài, bên cạnh đó ông cũng đã hướng dẫn phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu ĐVTM trên quan điểm sinh thái học; nghiên cứu của Gosling (2003) [84] cũng đã mô tả các đặc điểm sinh học, sinh thái chung như đặc điểm sinh sản, vòng đời, sinh trưởng, cấu trúc quần xã, phân bố và tình hình nuôi trồng của nhiều loài ĐVTM; nghiên cứu của Harrision and Kohn (1994) [88] đã hướng dẫn phương pháp nghiên cứu sinh học, và mô tả các đặc điểm hình thái giải phẫu hiển vi của nhóm động vật không xương sống Trong nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm chung của ngành là cơ thể có 4 phần: đầu, thân, chân và áo Dựa vào đặc điểm hình thái của chân, vỏ và một vài dấu hiệu khác ĐVTM được chia thành các lớp khác nhau; nghiên cứu của Hunt and Scheibling (1998) [91] về sự phân bố sinh thái theo không gian và thời gian của Vẹm xanh tại các vùng rạn đá ven biển; nghiên cứu của Jener and McCaray (1968) [96] về đặc điểm sinh học của các loài ĐVTM hai mảnh vỏ lưỡng tính ĐVTM hai mảnh vỏ có phần chân giống như hình dạng của cơ thể, dẹp hai bên và có dạng giống hình lưỡi rìu, do đó chúng còn có tên gọi là lớp Chân rìu (Pelecypoda) Phần lớn ĐVTM hai mảnh vỏ dinh dưỡng bằng cách lọc nước lấy thực vật, động vật nổi và mùn bã hữu cơ làm thức ăn, vì vậy ngoài giá trị kinh tế làm thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ, chúng còn có vai trò sinh thái rất lớn trong việc làm sạch nước và bảo vệ môi trường (Jener and McCaray,1968) [96]; nghiên cứu của Orensanz and Parma (1991) [98] chỉ ra
Trang 27động lực quần thể và quản lý trữ lượng nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ ngoài
tự nhiên; nghiên cứu của Reid (1965) [100] về cấu tạo, chức năng của dạ dày của ĐVTM hai mảnh vỏ Theo tác giả, với ĐVTM hai mảnh vỏ, thức ăn từ miệng qua thực quản đến dạ dày và tiêu hóa trong khoang dạ dày, mở vào dạ dày có tuyến gan vừa là tuyến enzym tiêu hóa vừa là nơi tiêu hóa nội bào và hấp thụ thức ăn; nghiên cứu của Vakily (1989) [105] về đặc điểm sinh học và
nuôi loài Vẹm xanh (Perna viridis) Loài Vẹm này thuộc lớp hai mảnh vỏ nên
mang các đặc điểm sinh học sinh thái chung của lớp, ngoài ra, Vẹm xanh còn
có giá trị kinh tế lớn nên được chú trọng nuôi trong các đầm nuôi ven biển
Vùng ven biển là nơi có sự đa dạng về các yếu tố động lực của quá trình địa mạo tạo ra nhiều cảnh quan địa hình đồng nghĩa với sự đa dạng về các hệ sinh thái Mỗi dạng địa hình là một nơi thích nghi cho những loài sinh
vật nhất định phát triển (Stoffel.M, et at., 2003) [103]
Năm 1969, David Nicol [81] đưa ra con số phỏng đoán 107.000 loài ĐVTM có trong tự nhiên, trong đó có khoảng 12.000 loài chân bụng nước ngọt và 35.000 loài trên cạn Chapman, 2009 [72] thống kê số loài thân mềm
đã miêu tả được công nhận lên đến 120.000 loài, trong đó vùng Nhiệt đới chiếm khoảng 90.000 loài Như vậy, chúng ta nhận thấy mức độ da dạng và phong phú của động vật thân mềm khu vực nhiệt đới trong đó có Việt Nam cao hơn rõ rệt so với các vùng khác
Ngoài những nghiên cứu trên, còn khá nhiều công trình nghiên cứu sinh học về thân mềm như nghiên cứu của Heslinga & Perron & Orak (1984) [89]
về kết quả nuôi loài Trai tai tượng (F tridacniadae); công trình nghiên cứu
của Quayle (1988) [99] về nuôi Hàu thái bình dương ở vùng biển Columbia; trong công trình nghiên cứu của Walne (1979) [106] đã mô tả phương pháp nuôi và thống kê khá đầy đủ kết quả phát triển nghề nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ
Trang 28của một số nước trên thế giới Dựa trên kết quả tổng hợp các công trình
nghiên cứu trên thế giới (Beesley et al., 1998 [67]; Brand, 1972 [68]; Coe,
1943 [73]; English et al., 1994 [83]; Gosling, 2003 [84]) các tác giả đã mô tả
khá chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh học, sinh thái chung của lớp ĐVTM hai mảnh vỏ như: cấu tạo chung cơ thể, cấu tạo và chức năng của vỏ, chân, khoang màng áo, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh và cảm giác, tuyến sinh dục, đặc điểm sinh sản và phát triển Cấu tạo chung của các loài ĐVTM hai mảnh vỏ tương đối đồng nhất trong cả lớp, cơ thể có hình dạng dẹp bên và đối xứng hai bên Phần lớn các loài ĐVTM hai mảnh vỏ ít hoạt động, di chuyển chậm chạp trong bùn đất, trên giá thể hay bám trên đá và thích nghi với đời sống lọc nước để dinh dưỡng thức ăn Đầu tiêu giảm, chân có dạng hình lưỡi rìu, ở dưới đáy chân thò ra ngoài để di chuyển Khoang màng áo ở hai bên chân và có kích thước tương đối lớn so với khoang áo của các loài thân mềm khác Vỏ hai mảnh, chứa tất cả hay phần lớn cơ thể
Như vậy có thể nhận thấy, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về ĐVTM hai mảnh vỏ với nhiều lĩnh vực khác nhau Từ những thành tựu nghiên cứu này đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và các nước Đông Nam Á (Habe, 1965) [86] Sản lượng nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ trên thế giới tăng dần từ những năm 1993 (5,3 triệu tấn) và đạt kỷ lục năm 2002 là 10,4 triệu tấn, trong đó Ngao có sản lượng đứng thứ 2 (4,2 triệu tấn) Như vậy, sản lượng nuôi ĐVTM hai mảnh vỏ tăng
từ 72,8% năm 1993 lên tới 83,8% năm 2002 trong tổng sản lượng ĐVTM hai mảnh vỏ khai thác tự nhiên và nuôi trồng trên thế giới, tăng trung bình 10,7%/năm Trung Quốc là nước sản xuất ĐVTM hai mảnh vỏ lớn nhất thế giới với sản lượng năm 2002 đạt 8,4 triệu tấn, chiếm 68,5% tổng sản lượng
Trang 29trên thế giới (TTKH&CN số 3/2005) Giá trị sản lượng xuất khẩu tăng rất nhanh từ 236 triệu USD (năm 1976) lên 2.776 triệu USD (năm 2000) Các đối tượng xuất khẩu chính là: Hầu (Ostrea), Ngao (Meretrix), Sò (Anadara), Điệp (Comptopallium) và Vẹm (Perna) (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2004) [47]
1.3.1.3 Nghiên cứu về tình hình gây hại và biện pháp phòng trừ
Như phần trên đã đề cập, cho đến nay các nghiên cứu trên thế giới về thân mềm tập trung mạnh mẽ vào sự đa dạng thành phần loài, môi trường sống, các đặc điểm sinh học, sinh thái và nguồn lợi ĐVTM Các nghiên cứu
về gây hại và phòng trừ ĐVTM hầu như chỉ tập trung vào loài ốc bươu vàng sống trên cạn và gây hại cho cây nông nghiệp Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu về động vật thân mềm được công bố đã đề cập tới các loài gây hại nhưng các nghiên cứu này chưa giải quyết cụ thể về ảnh hưởng gây hại của ĐVTM Mặt khác, đối tượng bị ĐVTM gây hại là các vật chủ ngoài thực vật, điển hình như:
Nghiên cứu của Hunt & Scheibling (1998) [91] về sự phân bố sinh thái theo không gian và thời gian của Vẹm xanh tại các vùng rạn đá ven biển Nghiên cứu đã chỉ ra sự phân bố của Vẹm xanh trên các vùng rạn đá, tuy không đánh giá gây hại mà đi sâu vào điều tra phân bố của Vẹm nhưng nghiên cứu này đã chỉ ra ảnh hưởng của loài thên mềm này đối với các rạn đá
và các công trình bằng đá Công trình nghiên cứu của Quayle (1988) [99] về nuôi hàu Thái Bình Dương ở vùng biển Columbia Loài hàu này được nuôi với mục đích thương phẩm, tuy nhiên, Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết loài hàu Thái Bình Dương có ảnh hưởng đến sinh tồn của nhiều loài động vật nổi và động vật lớn Một ví dụ về tính xâm hại của loài hàu này được thể hiện trong ngành nuôi trai xanh ở Hà Lan
Trang 30Brusate (1995) [70] đã quan sát và phát hiện ra sự sống bám của loài trai vằn trên các đường ống nước, tàu bè và các kè đá Từ đó, đưa ra khuyến cáo về việc loại bỏ các loài động, thực vật và tảo ra khỏi bề mặt các vật có nguy cơ bị bám Khi thấy hiện tượng bị bám bởi tảo, thực vật khác, cần rửa sạch bằng nước máy nếu có thể Với các thiết bị liên quan cần làm sạch và phơi khô ít nhất 48h
Năm 2011, nhà sinh học Davis (2011) [81] đưa ra cảnh báo về mức độ nguy hại của ốc bùn New Zeleand đối với sinh trưởng và phát triển của cá hồi Các loài ký sinh trên ốc theo cơ chế truyền nhiễm sống bám và gây bệnh cho cá Nghiên cứu của Davis chỉ ra biện pháp phòng bệnh bằng cách làm sạch dụng cụ trong nuôi trồng, điều chỉnh nhiệt độ tác động tới quá trình sinh sản của ốc và hạn chế sự phát triển của tảo Tuy nhiên các biện pháp này chỉ
áp dụng được trong mô hình nuôi trồng thủy sản
Trong ‟Planet invert”, mục fauna, 2007, liệt kê một số loài ốc có nguy
cơ gây hại như ốc táo, ốc sừng, ốc Malaixia, ốc vằn, Với mật độ cao trên một diện tích nhất định chúng sẽ gây hại cho các sinh vật trong cùng môi trường sống qua sự cạnh tranh thức ăn Đáng chú ý trong số này là ốc táo Ốc táo có sự canh tranh thức ăn với tôm và có tốc độ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên được khuyến cáo cách ly với tôm trong nuôi trồng thủy sản Biện pháp hạn chế và loại các loài gây hại này ra khỏi môi trường sống chung với các loài bị gây hại được cảnh báo là không dùng các loại hóa chất, cách ly chúng ra khỏi các loài dễ bị tổn thương
Có nguồn gốc từ LB Nga, vào năm 1985- 1986, loài trai vằn bám và gây hại trên các vật liệu gỗ đóng tàu được phát hiện đã lan truyền sang các nước khác bằng con đường xâm nhập, bám vào các con tàu biển Năm 1994, các tiểu bang của Mỹ đã báo cáo về sự xuất hiện của trai vằn trong khu vực
Trang 31như: Alabama, Arkansas, Illinois, Indiana, Iowa, Kentucky, Louisiana, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, New York, Ohio, Oklahoma, Pennsylvania, Tennessee, Vermont, West Virginia và Wisconsin Gần đây hơn, Connecticut đã được thêm vào danh sách các quốc gia nơi trai vằn được tìm thấy Loài trai này bám vào các vật liệu gỗ, bám vào các đường ống dẫn nước Mật độ cao của chúng gây hại cho vật liệu và nguồn nước khu vực Trong trang Web chuyên đề bảo vệ nguồn nước của Mỹ, 2011 khuyến cáo loại bỏ các loài trai vằn này bằng biện pháp thu gom
Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu về ĐVTM gây hại được công bố là rất ít Các ĐVTM được nghiên cứu và nhận định là có gây hại chủ yếu đối với các vật chủ là các rạn đá, tàu, thuyền và các công trình xây dựng khác Các nghiên cứu về ảnh hưởng gây hại và biện pháp phòng trừ cần được bổ sung và quan tâm mạnh mẽ hơn nữa
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.2.1 Điều tra về thành phần loài
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, phía Đông và Nam đều giáp biển, nhiều vũng vịnh, có hàng trăm cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng tạo nên khu hệ ĐVTM rất phong phú về thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quí hiếm đặc trưng cho vùng biển Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sĩ Tuấn, 1996) [35] Có thể thấy, những nghiên cứu về ngành ĐVTM ở vùng biển Việt Nam mới chỉ thực sự được tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay
Từ những năm 1905-1906, Dautzenberg and Fisher (1906) [79] là những người đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu cơ bản về cấu trúc thành phần loài, phân bố của ĐVTM Việt Nam Cho đến năm 1906, hai tác giả đã thống kê và tập hợp được 97 loài ở khu vực ven biển Thanh Hoá Kết quả
Trang 32nghiên cứu của Serene (1937) cũng đã công bố một danh lục gồm 610 loài ĐVTM sống từ vùng triều đến dưới triều ở biển Việt Nam, trong đó lớp hai mảnh vỏ gồm 213 loài Đây là công trình nghiên cứu có số lượng loài ĐVTM được công bố nhiều nhất so với các công trình nghiên cứu trước đây ở vùng biển Việt Nam Dawydoff , 1952 (dẫn theo Thái Trần Bái, 2004 [2]) công bố thêm được 82 loài thuộc lớp ĐVTM hai mảnh vỏ ở vùng triều biển Đông Dương, trong đó phần lớn mẫu vật thu được là ở vùng biển phía Nam Việt Nam
Chương trình điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ hợp tác Việt-Trung (từ năm 1959-1960), đã xác định được 336 loài động vật thân mềm, trong các năm 1974 – 1980, các tác giả đã tiến hành kiểm tra, phân loại toàn bộ mẫu động vật thân mềm Kết quả đã xác định được 369 loài thuộc 174 giống của
87 họ trong 5 lớp Trong đó, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) có 160 loài, thuộc 74 giống của 36 họ (Nguyễn Xuân Dục, 2003) [14]
Trong chương trình điều tra nguồn lợi động vật vùng triều ven biển miền Bắc Việt Nam từ năm 1964 – 1968 do Tổng cục Thuỷ sản tiến hành Trần Hữu Doanh và Nguyễn Như Tùng (1965) đã phân tích mẫu động vật thân mềm thu ở các bãi triều thuộc 29 xã ven biển Quảng Ninh, xác định được
133 loài (theo tài liệu Nguyễn Xuân Dục, 2003 [14]) Trong 2 năm 1967 –
1968 trong chương trình điều tra, nghiên cứu của Trạm Nghiên cứu Biển - Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển), tác giả Bùi Hồng (1968) đã tiến hành thu thập mẫu động vật thân mềm trên các bãi triều ven biển Quảng Ninh Kết quả phân tích mẫu vật đã xác định được 154 loài Mẫu vật hiện được lưu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Nguyễn Xuân Dục, 2003) [14]
Nguyễn Văn Chung và Nguyễn Xuân Dục (1977) [11] đã tổng kết lại
Trang 33tình hình và kết quả điều tra nghiên cứu cơ bản động vật đáy biển Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1975 Ngoài ra, năm 1978, Nguyễn Văn Chung và
cs cũng đã công bố 190 loài ĐVTM điều tra được ở vịnh Bình Cang - Nha Trang, trong đó lớp ĐVTM hai mảnh vỏ gồm 70 loài, những loài phổ biến
thường gặp là Mitra melegera, Vexillum cruentata, Cerithium kochi, Turitella
terebra, Meretrix tribulus
Nguyễn Chính (1996) [7] đã tổng kết các công trình nghiên cứu và giới thiệu 88 loài ĐVTM có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam, lớp hai mảnh vỏ gồm
có 24 loài, mỗi loài tác giả đều mô tả đặc điểm hình thái, địa lý phân bố và giá trị kinh tế, đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp cho việc tham khảo định loại và phân biệt nhanh về các loài ĐVTM hai mảnh vỏ ở Việt Nam
Dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp tương đối đầy đủ các công trình nghiên cứu trước đây ở vịnh Bắc Bộ, Nguyễn Xuân Dục (2003) [14] đã thống
kê được tổng số 352 loài thuộc lớp ĐVTM hai mảnh vỏ phân bố ở vịnh Bắc
Bộ, họ Ngao (Veneridae) phong phú nhất gồm 60 loài thuộc 23 giống Ứng
với mỗi loài tác giả đều có mô tả địa điểm, chất đáy, nơi thu mẫu (Nguyễn Xuân Dục, 2003)
Trong đầm phá Nam Trung Bộ - Việt Nam, Nguyễn Văn Chung (1977) [11] đã xác định có hơn 30 loài ĐVTM hai mảnh vỏ trong tổng số 120 loài ĐVTM sinh sống Trong đó, nhiều loài hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế như: Sò
huyết (Anadara granosa), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Nghêu (M lyrata), Vẹm xanh (Perna viridis), Hầu cửa sông (Crassostrea rivularis)
Uri (2008) [109]; Sirenko và các nhà nghiên cứu người Nga từ năm
2003 đến năm 2011[107] [108] đã điều tra khu hệ thân mềm tại Hòn La (Quảng Bình), Côn Đảo (Vũng Tàu), Hòn Cau (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên
Trang 34Giang) và Nha Trang (Khánh Hòa) đã phát hiện ra hơn 12 loài thân mềm thuộc lớp 1 tấm vỏ mới đối với khu vực và 2 loài mới trong khoa học đã được định danh mang tên tác giả
Tập hợp tất cả các mẫu vật và tư liệu nghiên cứu trong và ngoài nước
về khu hệ ĐVTM biển Việt Nam, trên cơ sở xem xét và điều chỉnh tên đồng danh, phân bố địa lý, Hylleberg (2000, 2001) [92] [93], Hylleberg and Kilburn 2003) [95] đã xây dựng được một danh lục về ĐVTM biển Việt Nam với tổng số 600 loài Đây là kết quả thống kê mới nhất hiện nay trên cơ sở các tài liệu đã có, các mẫu thu thập được lưu giữ ở phòng mẫu của các Viện nghiên cứu, Trường đại học và có sự tham gia của nhiều nhà phân loại hàng đầu trên thế giới
Trong các điều tra, phân loại các loài thân mềm hiện nay, hầu hết được dựa trên kinh nghiệm và các tài liệu có sẵn về mô tả hình thái và vai trò của chúng Ngoài ra, mẫu thân mềm còn được phân loại dựa trên phân tích ADN
để so sánh Do sự da dạng về thành phần loài nên cho đến nay số lượng loài thân mềm được phát hiện, công nhận và đánh giá sự ảnh hưởng của chúng đối với thế giới sinh vật xung quanh và đối với con người còn có nhiều vấn đề cần giải quyết Vì vậy, việc nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của thân mềm luôn là mục tiêu đặt ra cho các nhà nghiên cứu
1.3.2.2 Sinh học, sinh thái
Ở Việt Nam, ĐVTM cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ khá lâu, đã
có nhiều kết quả đáng ghi nhận về các lĩnh vực sinh học, sinh thái, nghiên cứu
đa dạng sinh học và nguồn lợi, thức ăn và dinh dưỡng, sản xuất giống, nuôi trồng và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác đã được trình bày và tổng hợp trong các hội thảo động vật thân mềm toàn quốc được tổ chức 2 năm/lần tại Nha Trang (từ năm 1997-2009) [59] [60] [61] [62] [63]
Trang 35Các công trình nghiên cứu về sinh học như: Nguyễn Chính (1979) [5] tìm hiểu và mô tả một số đặc điểm sinh học và nguồn lợi loài Vẹm vỏ xanh
(Mytilus smaragdinus Chemnitz) ở đầm Nha Phu (Phú Khánh) đã chỉ ra Vẹm
xanh có hình dạng giống ngao (nghêu) nhưng vỏ thon dài hơn, hình bầu dục
và có các đường sinh trưởng mịn Vùng ngực nằm về phía đáy vỏ, chứ không nằm ở giữa như nghêu Vẹm non thường có vỏ màu xanh dương, xanh lá cây; khi trưởng thành vỏ chuyển thành màu nâu đen, mặt trong vỏ màu trắng óng ánh Vẹm sống chủ yếu ở vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 10 m nước, độ mặn 20 - 30‰, đáy cứng, đá, sỏi, gỗ… Ở vùng nước lợ (cửa sông) Vẹm thường nằm ở đáy nước Ở vùng thủy triều chúng thường bám chặt rạn đá, san
hô với chùm sợi dày Vẹm có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau một năm tuổi chúng có thể đạt 8 - 12 cm cỡ 30 - 40 g/con (Nguyễn Chính,1979) [5] Cũng tác giả Nguyễn Chính (1999) [8], đã nghiên cứu và mô tả một số đặc điểm
hình thái cấu tạo và sinh thái phân bố hai loài Sò huyết (Anadara granosa),
Sò Nôđi (A nodifera) ở ven biển nước ta chỉ ra, các loài này chủ yếu tập
trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, khoảng 14 - 300, và nhiệt độ tối ưu 20 - 30°C Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào Nguyễn Xuân Dục (1990) [13], đã nghiên cứu và mô tả một số đặc điểm sinh
thái về loài Tu hài (Lutraria philippinarum Deshayes) ở vùng biển Cát Bà cho
thấy, Tu hài sinh sống chủ yếu ở vùng nước nông, náu mình dưới bãi cát ngập nước biển Chúng thích nghi với những bãi cát trắng, cấp hạt trung bình có lẫn xác vỏ động vật thân mềm, cành san hô chết nát vụn, nơi ít sóng, thuỷ triều lên xuống, ưa sống ở môi trường nước sạch Đặc biệt tu hài rất thích sự yên tĩnh, không có sự tác động nhiều của con người Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa khai thác tu hài, hàng năm vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh khai thác được khoảng 100 tấn; tuy nhiên rất khó khai thác tu hài trong những tháng
Trang 36mùa đông giá lạnh vì chúng chui sâu trong cát Chúng sống chủ yếu trong vùng nước có nhiệt độ 22-28oC và độ mặn 30-32‰, phân bố tới vùng biển có
độ sâu 15m Trần Quang Minh (2003) [30], đã nghiên cứu và mô tả đặc tính sinh học chính của Nghêu dưới ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái môi trường
tự nhiên Trong tự nhiên, Nghêu sống vùi trong đáy cát bùn của vùng triều, chủ yếu ở dải triều giữa và dưới triều, có thể gặp ở độ sâu 4m Trong tự nhiên chưa gặp loài này ở vùng đáy bùn, đáy rắn chắc Tổng thời gian từ khi nghêu được sinh ra đến lúc thu hoạch là 18 - 20 tháng, có chiều cao vỏ 4 - 71mm
Nguyễn Hữu Phụng (1999) [34] nghiên đặc điểm sinh học và nguồn lợi
Sò huyết (Anadara granosa) ở vùng ven biển Việt Nam đã mô tả, Sò huyết tự
nhiên chủ yếu phân bố tại các vùng vịnh vừa và nhỏ có thuỷ triều lên xuống Chúng phát triển mạnh nhất tại những vùng vịnh lớn nhưng cửa vịnh nhỏ Sò huyết thường sống nông, thích hợp với điều kiện sống tĩnh, chất nước ổn định, môi trường sống có nhiệt độ dao động 0 - 35oC Sò huyết ưa sống ở vùng bùn cát, bằng phẳng, bề mặt mềm, mịn, có thể sống tại cả ba khu vực : Nơi có thuỷ triều cao, thuỷ triều vừa và thuỷ triều thấp Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sĩ Tuấn (1996) [35] còn nghiên cứu và mô tả một số đặc
điểm sinh học của loài Dòm nâu (Modiolus philippinarum Hanley, 1843) ở
vùng biển Ninh Thuận Đến năm 2003, tác giả này [36] tiếp tục nghiên cứu và
mô tả một số đặc điểm sinh học của loài Dòm nâu (Modiolus philippinarum
Hanley, 1943) ở vùng biển Bình Thuận Đặc điểm chung của Dòm nâu trong công trình nghiên cứu của tác giả là loài hải sản kinh tế quan trọng có giá trị xuất khẩu của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận Sản lượng hàng năm khoảng 3.500 – 4.000 tấn Loài này còn phân bố ở ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Thuận và Kiên Giang Chúng sống ở vùng nước dưới triều độ ở độ sâu 10-20m trên nền đáy bùn hoặc cát bùn có lẫn vỏ sò ốc và mảnh vỡ của san hô Loài này sinh trưởng nhanh, 1 năm tuổi
Trang 37đạt kích thước chiều dài 67,5 mm, 2 tuổi: 97,6 mm, 3 tuổi: 114,8 mm, 4 tuổi: 126,6mm, 5 tuổi: 130,2mm, 6 tuổi: 133,3 mm, 7 tuổi 135,2 mm (Nguyễn Hữu Phụng và cs, 2003) Nhóm kích thước tham gia sinh sản lần đầu là 71-80 mm, dòm nâu ở Bình Thuận sinh sản quanh năm nhưng chủ yếu là tháng 10 và 11 Sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 2.055.000 trứng /cá thể, càng lớn sức sinh sản càng cao Tỉ lệ đực / cái là 0,71/1 Thành phần thức ăn chủ yếu của dòm nâu là thực vật phù du, trong đó tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm 88%, tảo giáp (Dinophyta) 8%, tảo lam (Cyanophyta) 1%, tảo kim (Dictyochophyta) 2% và một ít động vật phù du (Cladocera) 1% Hàm lượng trung bình trong
cơ khép vỏ của dòm nâu gồm: Protein chiếm 13,04% trọng lượng tươi, lipid 1,09%, chất khoáng 2,25%
Nguyễn Thị Xuân Thu (1998) [46], đã nghiên cứu khá chi tiết và đầy
đủ về đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo loài
Điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1952) đã mô tả, Điệp quạt có vỏ lớn, gần
như tròn, chiều dài và chiều cao bằng nhau, đa dạng về màu sắc vỏ, các phiến sinh trưởng xếp khít nhau dạng vảy Lỗ tơ chân lớn, có mép răng cưa, mặt khớp thẳng không răng Năm 1999, Nguyễn Thị Xuân Thu, Hoàng Thị Bích Đào và cs [48] đã nghiên cứu và mô tả một số đặc điểm sinh học sinh sản của
Sò huyết (Anadara granosa) tại Đầm Nha Phu – Khánh Hòa cho thấy, Sò
huyết có vỏ dày chắc, có dạng hình trứng, cá thể lớn có vỏ dài 60mm, cao 50mm, rộng 49mm Mặt ngoài của vỏ có gờ, có khoảng 18-21 gờ Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ của mặt ngoài.Sò huyết phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và
có nước lưu thông Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối tương đối thấp
Nguyễn Quang Hùng và Nguyễn Đình Chiều (2007) [22], Nguyễn Quang Hùng (2008) [23] đã điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học và bước
Trang 38đầu đánh giá nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) vùng biển Cát Bà và Cô Tô và trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2005-
2006 đã đánh giá nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng triều ven
bờ tây vịnh Bắc Bộ đã đưa ra nhận định Vùng biển Cát Bà và Cô Tô là những khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, đặc biệt ở cấp độ thành phần loài và các hệ sinh thái đặc thù Sự phân bố thành phần loài và sinh vật lượng của ĐVTM hai mảnh vỏ vùng biển Cát Bà và Cô Tô rất khác nhau giữa các điểm khảo sát, đặc biệt là sự khác nhau giữa vùng triều, vùng dưới triều và các vùng sinh thái Đặc tính này chứng tỏ tính đa dạng về thành phần loài cao và
đa dạng về sự phân bố theo các vùng sinh thái khác nhau Tại Cát Bà và Cô
Tô, các nguồn gen quý hiếm đã được ghi vào trong Sách Đỏ Việt Nam hiện
vẫn đang còn tồn tại như: loài Trai ngọc (Pteria margritifera, Pinctada
martensii), loài Vẹm xanh (Mytillus smaragdinus), loài tu hài (Lutraria philippinarum) Các loài này hiện nay có số lượng còn rất ít, do có giá trị kinh
tế cao nên vẫn đang tiếp tục bị khai thác mạnh, vì vậy, cần phải có những biện pháp bảo vệ kịp thời và phát triển nguồn lợi của chúng Một trong những biện pháp hữu hiệu là phân vùng khai thác và có kế hoạch sử dụng bền vũng trong các khu bảo tồn biển
Nguyễn Trọng Nho, Ngô Anh Tuấn (1999) [31], nghiên cứu về một số
đặc điểm sinh học và nguồn lợi Điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1852) tại
vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận đã mô tả Điệp quạt vỏ có dạng hình rẻ quạt, bên trong gồm hai vành dài bao tròn quanh cồi sò Cũng như các loài Bivalvia khác, Điệp Quạt là loài ăn lọc và phương pháp lấy thức ăn bị động Thành phần thức ăn chủ yếu là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ Ở điều kiện sống bình thường, Điệp tiết ra tơ chân bám chắc vào giá thể Khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi, chúng có khả năng cắt bỏ tơ chân để di chuyển đến nơi khác Điệp có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung
Trang 39chính vào các tháng 3 – 4 và 7 – 8 Sức sinh sản lớn Quá trình biến thái chuyển từ ấu trùng trôi nổi xuống sống bám giá thể xảy ra khi ấu trùng xuất hiện điểm mắt
Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão (2006) [40] đã tổng hợp nguồn
số liệu để đưa ra một số giải pháp về khai thác và sử dụng bền vững đa dạng sinh học thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, trong đó có nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ Đỗ Công Thung (2000) [49], đã nghiên cứu và đánh giá
đa dạng sinh học của động vật thân mềm vùng vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà, kết quả đã thống kê danh mục thành phần loài, đánh giá mức độ đa dạng sinh học của khu hệ ĐVTM Đỗ Công Thung & M Sarti và cs (2004) [50], trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong chương trình hợp tác với Ý (Italia) đã đưa ra các giải pháp và quan điểm về bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam Đỗ Công Thung (2007) [51] đã đưa ra được nhiều dẫn liệu về nguồn lợi thân mềm ở vịnh Bắc Bộ
Nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất giống và nuôi thương phẩm gồm có các công trình nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Chính (1995) [6], nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Điệp
quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1852) Nguyễn Chính (1999) [8], nghiên cứu
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi cấy ngọc trai loài Pinctada maxima
(Jameson, 1901) Nguyễn Chính (2004) [10], nghiên cứu kỹ thuật sản xuất
giống nhân tạo Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus, 1758) Hoàng Thị Bích
Đào (2003) [15], nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản của Sò huyết
(Anadara nodifera Von martens, 1860) tại Đầm Nại – Ninh Thuận Trương Sĩ
Kỳ (1996) [24], đã nghiên cứu đặc điểm sinh sản của Sò huyết sống ở vùng ven biển Trà Vinh Nguyễn Khắc Lâm (2004) [25], đã nghiên cứu nuôi thử
nghiệm Sò huyết (Anadara granosa) theo hình thức nuôi ao đất và nuôi bãi
triều tại Đầm Nại, Ninh Thuận Hà Lê Thị Lộc (2003) [28], đã nghiên cứu thử
Trang 40nghiệm nuôi thương phẩm loài Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus, 1758)
vùng đầm Lăng Cô Hà Lê Thị Lộc và cs (2003) [29], trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin đã đánh giá khá đầy đủ về tình hình nuôi động vật thân mềm vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận Trần Hoàng Phúc (1997) [32], nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi Sò huyết ở Trà Vinh Tạ Quang Phương & Trương Quốc Phú (2004) [37], nghiên cứu thử
nghiệm nuôi Sò huyết (Anadara granosa) trong ao nước tĩnh La Xuân Thảo
và cs (2004) [44], nghiên cứu công nghệ sản xuất giống Sò huyết (Anadara
granosa (Linnaeus, 1758) Nguyễn Thị Xuân Thu (1996) [45], trên cơ sở thu
thập, tổng hợp thông tin đã đánh giá được tình hình nuôi nhuyễn thể hai mảnh
vỏ ở biển Việt Nam
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái và nguồn lợi ĐVTM hai mảnh vỏ ở Việt Nam Những thành tựu và kết quả nghiên cứu trên đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về ĐVTM ở nước
ta trong những năm gần đây Theo thống kê, diện tích nuôi trồng ĐVTM hai mảnh vỏ toàn quốc cho đến năm 1999 đã lên tới 5.000 ha, sản lượng ước tính đạt 105.000- 115.000 tấn/năm (Nguyễn Thị Xuân Thu, 2004) [47], giá trị ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu lên tới 330 triệu USD/năm (tương đương với khoảng 5.000 tỷ VNĐ/năm) Từ những năm 1960, nghiên cứu nuôi thử
nghiệm Hầu cửa sông (Crassostrea rivularis) trên hệ thống sông Bạch Đằng
(Quảng Yên) đã đạt sản lượng gần 40 tấn/ha Ở miền Nam, đến năm 2004, đối
tượng được phát triển nuôi phổ biến nhất là Nghêu (Meretrix lyrata), sản
lượng nghêu nuôi hàng năm đã có thể lên tới 150.000 tấn Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Nghêu được nuôi chủ yếu ở hai huyện Ba Tri (Bến Tre) và Gò Công Đông (Tiền Giang) sản lượng bình quân đạt 46 tấn/ ha (Nguyễn Hữu Phụng và cs, 2003) [35] Ở ven biển phía Bắc nước ta, đối
tượng nuôi phổ biến là Ngao dầu (Meretrix meretrix) Tại huyện Tiền Hải