1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh

16 566 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 140 KB

Nội dung

 Trong hoàn cảnh đó, xử lý ảnh là một lĩnh vực đang được quan tâm và đã trở thành môn học chuyên ngành của sinh viên ngành công nghệ thông tin trong nhiều trường đại học trên cả nước.Tr

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT

KHOA CNTT

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Đề Tài : Tìm hiểu kỹ thuật nâng cao

chất lượng ảnh

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn:

TRẦN VĨNH HẠNH

Người thực hiện:

NGUYỄN MINH HÀ Lớp59CDT1

Trang 3

Lời Nói Đầu

 Khoảng hơn mười năm trở lại đây, phần cứng máy tính và các thiết bị

liên quan đã có sự tiến bộ vượt bậc về tốc độ tính toán, dung lượng chứa, khả năng xử lý v.v và giá cả đã giảm đến mức máy tính và các thiết bị liên quan đến xử lý ảnh đã không còn là thiết bị chuyên dụng nữa Khái niệm ảnh số đã trở nên thông dụng với hầu hết mọi người trong xã hội và việc thu nhận ảnh số bằng các thiết bị cá nhân hay chuyên dụng cùng với việc đưa vào máy tính xử lý đã trở nên đơn

giản

 Trong hoàn cảnh đó, xử lý ảnh là một lĩnh vực đang được quan tâm

và đã trở thành môn học chuyên ngành của sinh viên ngành công

nghệ thông tin trong nhiều trường đại học trên cả nước.Trong đó

nâng cao chất lượng ảnh là một bước quan trọng, tạo tiền đề cho xử

lý ảnh Mục đích chính là nhằm làm nổi bật một số đặc tính của ảnh như thay đổi độ tương phản, lọc nhiễu, nổi biên, làm trơn biên ảnh, khuyếch đại ảnh, Tăng cường ảnh và khôi phục ảnh là 2 quá trình khác nhau về mục đích Tuy nhiên, tài liệu giáo trình còn là một điều

Trang 4

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 Đề tài giúp sinh viên nắm được các vấn đề nâng cao chất lượng

ảnh.Các công cụ và các toán tử được sử dụng

 Đề tài gồm những phần chính sau:

1.Các kỹ thuật không phụ thuộc trung gian

+) Các phép toán không phụ thuộc không gian là các phép toán

không phụ thuộc vị trí của điểm ảnh

Ví dụ: Phép tăng giảm độ sáng , phép thống kê tần suất, biến đổi tần suất v.v

+) Một trong những khái niệm quan trọng trong xử lý ảnh là biểu đồ tần suất (Histogram)

Biểu đồ tần suất của mức xám g của ảnh I là số điểm ảnh có giá trị g của ảnh I Ký hiệu là h(g)

+) Ví dụ:

Trang 5

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2.Các kỹ thuật phụ thuộc trung gian

Các phép toán phụ thuộc không gian là các phép toán phụ thuộc vị trí của điểm ảnh

Ví dụ: Phép nhân chập và mẫu ,các phép lọc ,mặt nạ gờ sai phân và làm nhẵn v.v

2.Các phép toán hình thái học

Hình thái là thuật ngữ chỉ sự nghiên cứu về cấu trúc hay hình học

topo của đối tượng trong ảnh Phần lớn các phép toán của "Hình thái" được định nghĩa từ hai phép toán cơ bản là phép "giãn nở" (Dilation)

và phép "co" (Erosion)

Trang 6

I.CÁC KỸ THUẬT KHÔNG PHỤ

THUỘC KHÔNG GIAN

1.1 Tăng giảm độ sáng

Giả sử ta có I ~ kích thước m × n và số nguyên c

Khi đó, kỹ thuật tăng, giảm độc sáng được thể hiện

for (i = 0; i < m; i + +)

for (j = 0; j < n; j + +)

I [i, j] = I [i, j] + c;

Nếu c > 0: ảnh sáng lên

Nếu c < 0: ảnh tối đi

1.2 Tách ngưỡng

Giả sử ta có ảnh I ~ kích thước m × n, hai số Min, Max và ngưỡng θ khi đó: Kỹ thuật tách ngưỡng được thể hiện

for (i = 0; i < m; i + +)

for (j = 0; j < n; j + +)

I [i, j] = I [i, j] > = θ? Max : Min;

* Ứng dụng:

Nếu Min = 0, Max = 1 kỹ thuật chuyển ảnh thành ảnh đen trắng được ứng

dụng khi quét và nhận dạng văn bản có thể xảy ra sai sót nền thành ảnh hoặc ảnh thành nền dẫn đến ảnh bị đứt nét hoặc dính

Trang 7

I.CÁC KỸ THUẬT KHÔNG PHỤ

THUỘC KHÔNG GIAN

1.3.Tách nhiễu và phân ngưỡng

Tách nhiễu là trường hợp đặc biệt của dãn độ tương phản khi hệ số góc

Tách nhiễu được ứng dụng có hiệu quả để giảm nhiễu khi biết tín hiệu vào trên

khoảng [a, b].

Phân ngưỡng là trường hợp đặc biệt của tách nhiễu khi a=b=const

Trong trường hợp này, ảnh đầu vào là ảnh nhị phân (có 2 mức)

Phân ngưỡng thường dùng trong kỹ thuật in ảnh 2 màu vì ảnh gần nhị phân không cho ảnh nhị phân khi quét ảnh do có nhiễu từ bộ cảm biến và biến đổi của nền ví dụ trường hợp lọc nhiễu của ảnh vân tay

1.4.Kỹ thuật cắt theo mức

Kỹ thuật này dùng 2 phép ánh sạ khác nhau cho trường hợp có nền và không nền

Nó có tác dụng khi nhiều đặc tính khác nhau của ảnh nằm trên nhiều miền

mức xám khác nhau

Trang 8

I.CÁC KỸ THUẬT KHÔNG PHỤ

THUỘC KHÔNG GIAN

1.5.Bó cụm

Kỹ thuật nhằm giảm bớt số mức xám của ảnh bằng cách nhóm lại số mức xám gần nhau thành 1 nhóm

Nếu chỉ có 2 nhóm thì chính là kỹ thuật tách ngưỡng Thông thường có nhiều nhóm với kích thước khác nhau

1.6 Trừ ảnh

Trừ ảnh được dùng đẻ tách nhiễu khỏi nền Người ta quan sát ảnh ở 2 thời điểm khác nhau, so sánh chúng để tìm ra sự khác nhau Người ta dóng thẳng 2 ảnh rồi trừ đi và thu được ảnh mới

Ảnh mới này chính là sự khác nhau Kỹ thuật này hay được dùng trong dự báo thời tiết, trong y học

1.7 Nén dải độ dài sáng

Trang 9

I.CÁC KỸ THUẬT KHÔNG PHỤ

THUỘC KHÔNG GIAN

1.8 Kỹ thuật tìm tách ngưỡng tự động

Ngưỡng θ trong kỹ thuật tách ngưỡng thường được cho bởi người sử dụng

Kỹ thuật tìm tách ngưỡng tự động nhằm tìm ra ngưỡng θ một cách tự

động dựa vào histogram theo nguyên lý trong vật lý là vật thể tách làm 2 phần nếu tổng độ lệnh trong từng phần là tối thiểu

1.9 Biến đổi âm bản

Âm bản nhận được bằng phép biến đổi âm Phép biến đổi rất có nhiều hữu ích trong các phim ảnh dùng trong các ảnh y học

1.10 Biến đổi cấp xám tổng thể

Nếu biết ảnh và hàm biến đổi thì ta có thể tính được ảnh kết quả và do đó

ta sẽ có được histogram của ảnh biến đổi Nhưng thực tế nhiều khi ta chỉ biết histogram của ảnh gốc và hàm biến đổi, câu hỏi đặt ra là liệu ta có thể có được histogram của ảnh biến đổi Nếu có như vậy ta có thể hiệu chỉnh hàm biến đổi để thu được ảnh kết quả có phân bố histogram như mong muốn

1.11 Cân bằng histogram

Trang 10

I.CÁC KỸ THUẬT PHỤ THUỘC

KHÔNG GIAN

Gồm các kỹ thuật chính sau:

 Phép nhân chập và mẫu

 Lọc trung vị

 Lọc trung bình

 Lọc trung bình theo k giá trị gần nhất

 Lọc thông thấp, lọc thông cao, và lọc dải thông

 Mặt nạ gờ sai phân và làm nhẵn

 Khuyếch đại và nội xuy ảnh

 Một số kỹ thuật cải thiện ảnh nhị phân

Trang 11

II.CÁC KỸ THUẬT PHỤ THUỘC

KHÔNG GIAN

2.1 Lọc thông thấp, thông cao và lọc dải thông

Toán tử trung bình không gian là lọc thông thấp Nếu hLP(m, n)

biểu diễn bộ lọc thông thấp FIR (Finite Impulse Response) thì bộ lọc thông cao hHP(m, n) có thể được định nghĩa:

hHP(m, n) = δ(m, n) - hLP(m, n)

Như vậy, bộ lọc thông cao có thể cài đặt một cách đơn giản như trên hình sau:

Bộ lọc dải thông có thể định nghĩa như sau:

HHP(m, n)= hL1(m, n) – hL2(m, n)

Bộ lọc thông thấp thường dùng làm trơn nhiễu và nội suy ẩnh Bộ lọc thông cao dùng nhiều trong trích chọn biên và làm trơn ảnh, còn bộ lọc dải thông có hiệu quả làm nổi cạnh.

Trang 12

II.CÁC KỸ THUẬT PHỤ THUỘC

KHÔNG GIAN

2.2 Mặt nạ gờ sai phân và làm nhẵn

Mặt nạ gờ sai phân dùng khá phổ biến trong công nghệ in ảnh để làm đẹp ảnh Với kỹ thuật này, tín hiệu đầu ra thu được bằng tín hiệu ra của bộ lọc gradient hay lọc dải cao bổ sung thêm đầu vào:

v(m,n) = u(m,n) + λg(m,n) với λ>0, g(m, n) là gradient tại điểm (m, n)

Hàm gradient dùng là hàm Laplace

G(m,n) = u(m,n) – {u(m-1,n) + u(m+1,n) + u(m,n+1)}/2

2.3 Khuyếch đại và nội xuy ảnh

Có nhiều ứng dụng cần thiết phải phóng đại mọt vùng của ảnh Có nghĩa

là lấy một vùng của ảnh đã cho và cho hiện lên như một ảnh lớn Có 2 phương pháp được dùng là lặp (Replication) và nội suy tuyến tính (Linear Interpolation)

Gồm 2 phương pháp:

+)Phương pháp lặp +)Phương pháp nội xuy tuyến tính

Trang 13

II.CÁC KỸ THUẬT PHỤ THUỘC

KHÔNG GIAN

2.4 Một số kỹ thuật cải thiện ảnh nhị phân

Với ảnh nhị phân, mức xám chỉ có 2 giá trị là 0 hay 1, Do vậy, ta xét một phần tử ảnh như một phần tử logic và có thể áp dụng các toán tử hình học dựa trên khái niệm biến đổi hình học của một ảnh bởi một phần tử cấu trúc

Phần tử cấu trúc là một mặt nạ dạng bất kỳ mà các phần tử của nó tạo nên một mô-típ Người ta tiến hành rê mặt nạ đi khắp ảnh và tính giá trị điểm ảnh bởi các điểm lân cận với mô-típ của mặt nạ theo cách lấy hội hay lấy tuyển

Dựa vào nguyên tắc trên, người ta sử dụng 2 kỹ thuật: dãn ảnh

(Dilatation) và co ảnh (Erosion)

Có 2 kỹ thuật:

+)Dãn ảnh +)Co ảnh

Trang 14

II.CÁC PHÉP TOÁN HÌNH THÁI

HỌC

3.1 Các phép toán hình thái cơ bản

Hình thái là thuật ngữ chỉ sự nghiên cứu về cấu trúc hay hình học topo của đối tượng trong ảnh Phần lớn các phép toán của "Hình thái" được định nghĩa từ hai phép toán cơ bản là phép "giãn nở" (Dilation) và phép "co" (Erosion)

Các phép toán này được định nghĩa như sau: Giả thiết ta có đối tượng X và phần tử cấu trúc (mẫu) B trong không gian Euclide hai chiều Kí hiệu Bx là dịch chuyển của B tới vị trí x

Định nghĩa 3 (DILATION)

Phép "giãn nở" của X theo mẫu B là hợp của tất cả các Bx với x thuộc X

Ta có:

X ⊕ B =

Định nghĩa 4 (EROSION)

Phép "co" của X theo B là tập hợp tất cả các điểm x sao cho Bx nằm trong

X Ta có:

X  B = {x : Bx ⊆ X}

X

x

x

B

Trang 15

II.CÁC PHÉP TOÁN HÌNH THÁI

HỌC

3.1 Các phép toán hình thái cơ bản

Đình nghĩa 5 (OPEN)

Phép toán mở (OPEN) của X theo cấu trúc B là tập hợp các điểm của ảnh X sau khi đã co và giãn nở liên liếp theo B Ta có:

OPEN(X,B) = (X  B) ⊕ B

Định nghĩa 6 (CLOSE)

Phép toán đóng (CLOSE) của X theo cấu trúc B là tập hợp các điểm của ảnh X sau khi đã giãn nở và co liên tiếp theo B Ta có:

CLOSE(X,B) = (X ⊕ B)  B

X

x

x

B

Trang 16

III.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình :Xử Lý Ảnh

Tác giả:TS.Đỗ Năng Toàn

Nhà xuất bản: Đại học Thái Nguyên –Khoa Công Nghệ Thông Tin

Giáo trình :Xử Lý Ảnh (lưu hành nội bộ)

Tác giả:PGS.TS.Nguyễn Quang Hoan

Nhà xuất bản: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

X

x

x

B

Ngày đăng: 09/06/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w