Cà chua là cây rau ăn quả có sản lượng toàn thế giới đạt trên 120 triệu tấn (FAO, 2007). Cà chua là một loại rau ăn quả vô cùng quý giá bởi lẽ trong quả cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, các thành phần dinh dưỡng trong cà chua còn giúp nâng cao sức khỏe bởi vài trò y học của nó. Trong quả cà chua chứa tới 20 loại vitamin (E, B6, Thiamin, niacine, axit folic, riboflavin, axit pantothenic) và chất khoáng (kali, mangan, magiê, đồng, phốt pho, canxi, sắt và kẽm). Quả cà chua dùng để ăn tươi hoặc chế biến đều cần có hương vị, màu sắc và kết cấu đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra nó còn cần có độ cứng để đảm bảo chất lượng sau thu hoạch và vận chuyển xa. Thành phần đất, cấu trúc đất, pH và chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng là chìa khóa để cây cà chua có sức sống tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, màu sắc quả đẹp và chịu vận chuyển, có thể đáp ứng lượng cabuahydrat và protein hàng ngày. Trong 100 g quả cà chua có 4g cabuahydrat (1 g tồn tại ở dạng chất xơ có vai trò tăng sức khỏe ruột kết và chức năng tiêu hóa, 3 g còn lại là đường chủ yếu là gluco và fructo). Đường cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất của tế bào và có khoảng 1g protein. Các axit amin đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiêu hóa và điều chỉnh tế bào. Chín axit amin trong đó có lysine con người không thể tự tổng hợp (rất khó có thể tìm ở các loại quả khác). Lysine giúp giảm collesterol, đóng vai trò chủ chốt trong tăng độ bền của xương, dây chằng và khớp. Cà chua chứa nhiều lycopen, 1 chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp chống lại các bệnh có liên quan đến tuổi tác như ung thư (đại trực tràng, tuyến tiền liệt, vú, nội mạc tử cung, phổi, tụy), các bệnh tim mạch, thoái hóa cơ. Cà chua còn có tính chất chống lại viêm nhiễm, giảm viêm khớp, và các bệnh thoái hóa như bệnh mất trí do tế bào não suy thoái (alzheimer).
Trang 1Sinh viên: nguyễn đắc nghĩa Lớp: D-KHCT-4A
Vai trò của nguyên tố đa lượng, vi lượng và cách bón phân cho cây
cà chua.
Cà chua là cây rau ăn quả có sản lượng toàn thế giới đạt trên 120 triệu tấn (FAO, 2007) Cà chua là một loại rau ăn quả vô cùng quý giá bởi lẽ trong quả cà chua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, các thành phần dinh dưỡng trong cà chua còn giúp nâng cao sức khỏe bởi vài trò y học của nó Trong quả
cà chua chứa tới 20 loại vitamin (E, B-6, Thiamin, niacine, axit folic, riboflavin, axit pantothenic) và chất khoáng (kali, mangan, magiê, đồng, phốt pho, canxi, sắt và kẽm) Quả cà chua dùng để ăn tươi hoặc chế biến đều cần có hương vị, màu sắc và kết cấu đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Ngoài ra nó còn cần có độ cứng để đảm bảo chất lượng sau thu hoạch và vận chuyển xa Thành phần đất, cấu trúc đất, pH và chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng là chìa khóa để cây cà chua có sức sống tốt, cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, màu sắc quả đẹp và chịu vận chuyển, có thể đáp ứng lượng cabuahydrat và protein hàng ngày Trong 100 g quả cà chua có 4g cabuahydrat (1 g tồn tại ở dạng chất xơ có vai trò tăng sức khỏe ruột kết và chức năng tiêu hóa, 3 g còn lại là đường chủ yếu là gluco và fructo) Đường cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất của tế bào và có khoảng 1g protein Các axit amin đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiêu hóa và điều chỉnh tế bào Chín axit amin trong đó
có lysine con người không thể tự tổng hợp (rất khó có thể tìm ở các loại quả khác) Lysine giúp giảm collesterol, đóng vai trò chủ chốt trong tăng độ bền của xương, dây chằng và khớp Cà chua chứa nhiều lycopen, 1 chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp chống lại các bệnh có liên quan đến tuổi tác như ung thư (đại trực tràng, tuyến tiền liệt,
vú, nội mạc tử cung, phổi, tụy), các bệnh tim mạch, thoái hóa cơ Cà chua còn có tính chất chống lại viêm nhiễm, giảm viêm khớp, và các bệnh thoái hóa như bệnh mất trí do
tế bào não suy thoái (alzheimer)
I Các chất dinh dưỡng nào cần cho cà chua ?
Cà chua chỉ có thể cho quả chứa nhiều vitamin, màu sắc đẹp, quả có mùi vị đặc trưng với điều kiện cung cấp đủ và cân đối dinh dưỡng
1 Dinh dưỡng cần thiết
Cũng như các cây trồng khác, cà chua cần 16 nguyên tố cacbon, hydro, oxy, nitơ, phốt pho, kali, can xi, magie, lưu huỳnh, bo, clo, đồng, sắt, măng gan, molypden, kẽm Ba chất cacbon, hydro, oxy được coi là thành phần cấu trúc, những chất còn lại là chất khoáng
Trang 22 Thành phần cấu trúc cần thiết
Cacbon, hydro, oxy được kết hợp trong quá trình quang hợp để hình thành nên hydrat cacbon Cà chua thuộc nhóm quang hợp C3, do đó sản phẩm đầu tiên của quang hợp
là hydratcacbon 3 cacbon, đây là các viên gạch xây nên cấu trúc tế bào và là thành phần của các tổ chức của cây cà chua
3 Các chất khoáng cần thiết
13 chất khoáng được cây hút từ đất trong cả dạng anion và cation Những chất chính (đa lượng và trung lượng) trong cây có với tỷ lệ 0,5-10%, trong khi các yếu tố vi lượng chỉ có 0,01% Như vậy các chất khoáng chỉ chiếm 0,5-10% chất khô của cây, số còn lại là các yếu tố cấu trúc 4 nguyên tố then chốt là nitơ, can xi, kali và phốtpho đóng vai trò chính trong sản xuất cà chua
3.1 Ni tơ (N) : là thành phần của diệp lục có vai trò quan trọng trong quang hợp.
Nitơ giúp thân lá phát triển, thúc đẩy sinh trưởng, nở hoa, đậu quả nhưng kéo dài thời gian chín của quả, giảm kích thước quả Cà chua cần nitơ để tổng hợp nên protein, diệp lục, coenzyme axít amin và axít nucleic Cà chua không thể tự tạo ra nitơ do đó
nó cần được bổ sung nguồn nitơ từ bên ngoài vào đất trước khi trồng và suốt quá trình sinh trưởng Giai đoạn cây con cần ít nitơ để đảm bảo cây có độ cứng cáp Giai đoạn tiếp theo cây cần nhiều nitơ để tạo cấu trúc cơ bản Nitơ là chất dinh dưỡng duy nhất
mà cây cà chua có thể sử dụng ở cả 2 dạng anion Nitrat (NO3-) và cation amôn (NH4+) Nếu NH4+ là nitơ chính thì có thể gây độc cho cây và giảm đáng kể năng suất Tuy nhiên,ở giai đoạn đầu sinh trưởng, NH4+ lại được sử dụng nhiều vì nó giúp cây sinh trưởng và phát triển Nhưng khi cây bước vào giai đoạn sinh sản NH4+ có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng, năng suất quả và gây hiện tượng thối đỉnh quả (BER), đây là hiện tượng hay xẩy ra trên quả cà chua Do đó tỷ lệ amôn bón vào cây có ảnh hưởng trực tiếp đến anion ở vùng rễ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH vùng
rễ Đổi lại, pH của môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng tới việc hút phốtpho và các
vi lượng Điều này có thể làm rối loạn dinh dưỡng Hơn nữa dạng nitơ cung cấp cho cây có thể ảnh hưởng đến việc hút các chất đa lượng khác vì sự đối kháng ion và ảnh hưởng đến trao đổi chất trong cây bởi các chu trình đồng hóa trong tế bào Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua rất mẫn cảm với nitơ amôn, nó có thể gây nên sự suy giảm sinh trưởng và hạn chế năng suất nếu tỷ lệ N-NH4+/N tổng số ở mức 0,1 đến 0,25 (phụ thuộc vào pH vùng rễ) Trong dung dịch dinh dưỡng nếu NH4+ chiếm tới 25% lượng nitơ nó sẽ làm giảm số lượng và trọng lượng tươi của quả, số lượng quả bị thối đỉnh cũng tăng lên Nếu bón amôn ở mức 10% so với đạm tổng số thì còn có tác dụng tăng hương vị quả có thể do tăng hàm lượng glutamin và glutamat Vì thế người
ta cho rằng sử dụng Ure cho cà chua là tốt nhất Triệu chứng thiếu nitơ : các lá dưới biến vàng, các lá trên và hoa nhỏ và không phát triển Thừa nitơ : cây phát triển quá mạnh, lá xanh sáng, có rất ít hoa hoặc có hoa nhưng đậu quả rất ít
3.2 Can xi (Ca): cà chua cũng rất cần canxi để giúp làm vững thành tế bào,
tăng trưởng và phân chia tế bào Can xi còn giúp cây đồng hóa nitơ Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hàm lượng canxi ở vùng rễ thấp là yếu tố hạn chế sinh trưởng dinh dưỡng cây cà chua, hơn nữa nhu cầu dinh dưỡng canxi cần đặc biệt quan tâm vì liên quan mật thiết đến bệnh thối đỉnh quả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thương
Trang 3phẩm và chất lượng quả Mặc dù hiện tượng thối đỉnh quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể cả kỹ thuật canh tác, hàm lượng dinh dưỡng của canxi, NH4-N, kali và magiê,
độ mặn, ẩm độ, pH và độ thông thoáng của vùng đất quanh rễ, ngoài ra độ ẩm không khí, nhiệt độ cũng có thể tham gia vào việc tạo nên thối đỉnh quả, nhưng canxi đóng vai trò chủ chốt vì canxi di chuyển trong cây nhờ vào dòng hơi nước, việc giảm sự vận chuyển nước làm giảm số lượng lượng có chứa can xi đến quả đang phát triển Trong canh tác ngoài việc bón vôi trước khi cày đất, người ta còn phun vôi lên lá ở giai đoạn quả cà chua mới đậu hoặc còn non Trong điều kiện thoát hơi nước mạnh, nhiệt độ cao, lượng canxi chuyển vào lá nhiều sẽ làm giảm lượng canxi vào quả, bệnh BER tăng lên Trong canh tác trong những ngày độ ẩm không khí và nhiệt độ cao phun muối canxi lên lá thường được khuyến cáo để không những giảm bệnh BER, mà còn giúp
cây chống chịu tốt hơn với một số bệnh do nấm như phấn trắng (Erysiphe orontii) nhờ
lưu huỳnh trong muối Ngoài ra phun canxi còn giúp cà chua tăng tính chống chịu với
bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), theo đó giống có tính chống chịu là
giống có khả năng hút canxi mạnh
3.3 Phốtpho (P) :
Cà chua cần phốtpho để phát triển protein, quang hợp, hô hấp và các quá trình vận chuyển trong trao đổi chất Phốtpho đồng thời cũng là thành phần quan trọng của màng
tế bào Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi bón đủ phốtpho sẽ làm tăng lượng diệp lục trên lá cà chua, có thể tăng sinh trưởng nếu được bón đủ phốtpho do phốtpho kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng đến số lượng hoa và hoạt động của xitokinin Vào giai đoạn cây ra hoa phốtpho trở nên quan trọng để xúc tiến việc ra hoa và đậu quả Phốtpho còn là chất khoáng tối quan trọng để tăng chất lượng quả cà chua do phốtpho giúp cây sản sinh đường Cùng với kali, magiê, sắt trong lá, thúc đẩy quả chín, tăng quả thương phẩm và chất lượng quả cà chua Nếu thiếu phốtpho một ít thì không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cà chua, nhưng nếu thiếu lâu dài sẽ giảm hiệu suất quang hợp, thông qua việc giảm tích lũy tinh bột, đồng thời nó cũng làm giảm nồng độ nitơ trong lá do giảm xitokinin trong lá Ngoài việc xúc tiến tăng trưởng phốtpho còn có vai trò cải thiện sự hình thành hạt phấn, tăng chất lượng và số lượng hạt phấn Cung cấp nhiều phốtpho có thể cải thiện ảnh hưởng bất lợi của hàm lượng quá mức Coban (0,5mM hoặc hơn) cũng như là độc tính của kẽm trên cây cà chua Nếu lượng phốtpho trong đất quá nhiều cũng rất hiếm gặp triệu chứng gây độc do nguyên tố này có độ hòa tan thấp Triệu chứng thiếu phốtpho:
Lá có màu xanh tối, có viền tím
3.4 Kali (K) :
Đóng vai trò quan trọng để hình thành đường, tinh bột và tổng hợp protein Cà chua cần kali trong quá trình quang hợp và hô hấp, tăng cường sức khỏe cây và giúp
hệ rễ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến kích thước, chất lượng quả; có vai trò quan trọng trong việc hình thành màu sắc quả, tăng lượng caroten, cá biệt tăng lycopen và giảm clorophin Thiếu kali làm giảm độ rắn quả và hàm lượng các chất dinh dưỡng cần
để sản sinh hydratcacbon và phát triển hệ rễ, quả chín không đều do đó giảm chất lượng quả Yêu cầu kali của cà chua rất cao vì nó gắn liền với việc thúc đẩy hình thành
và phát triển quả Do yêu cầu kali rất cao nên để đối phó với việc kali ở vùng rễ thấp, cây cà chua có cơ chế đặc biệt để có đủ kali, cơ chế này do gen quyết định và chỉ thể
Trang 4hiện trong điều kiện lượng kali vùng rễ quá thấp, nhưng gen này không liên quan đến dinh dưỡng kali trong điều kiện cung cấp đủ kali Kali có rất nhiều trong mật mía, rong biển, tro bếp Việc hút kali chịu tác động nhiều của độ thông thoáng và nhiệt độ đất Mặc dù đất có chứa nhiều kali tốt cho cây cà chua nhưng nếu quá dư thừa kali, trong điều kiện đất quá ướt thì hút kali bị giảm Khi có hiện tượng thiếu hụt kali thì mép lá bị vàng và chết Tuy nhiên, nếu quá nhiều kali thì việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác
bị hạn chế đặc biệt là hấp thụ canxi Triệu chứng thiếu Kali : những lá phía dưới có màu xanh tối, lá quăn và mép lá xoắn lại
3.5 Magiê (Mg) : Mg kích thích hoạt động của nhiều men, giữ hàng loạt chức
năng trong cây cà chua Là thành phần của diệp lục tố nên Mg đóng vai trị quan trọng trong việc đồng hóa carbonic (CO2) và tổng hợp protein, giúp cây tăng trưởng nhanh, hạn chế bệnh do nấm Giúp cây có thể kiểm soát được việc hấp thu nitơ, mang phốtpho trong toàn bộ cây, xúc tiến hoạt động của các men và đặc việt đóng vai trò quan trọng trong quang hợp Hàm lượng magiê ở vùng rễ cao có lợi cho cà chua Tuy nhiên, sự thiếu magiê dễ dàng xảy ra Việc thiếu hụt magiê xẩy ra trước tiên khi có hiện tượng không cân đối giữa các nguyên tố kali và canxi cọng với NH4+ vì magiê là cation cạnh tranh kém nhất trong so với 3 nguyên tố trên Hơn nữa biểu hiện thiếu hụt (héo giữa các gân của lá già)có thể là một chỉ thị do độ ẩm quá cao hay quá thấp Thiếu hụt magiê nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng thối đỉnh quả BER Một số giống cà chua khá mẫn cảm với magiê và rất dễ dạng chỉ ra sự thiếu hụt trên các lá trưởng thành, mặc dù có thể magiê có đủ ở vùng rễ Triệu chứng thiếu magiê : giữa các gân lá bị biến vàng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm lá vàng, mỏng và ngừng sinh trưởng
4 Những nguyên tố vi lượng quan trọng
Những vi lượng được nghiên cứu nhiều là bo, sắt và kẽm Sự thiếu hụt các chất vi lượng thường gặp ở đất cát, pH đất cao hoặc khi không có sự cân bằng các nguyên tố
đa lượng, hoặc vượt quá mức như phốtpho chẳng hạn Trong đất chua có nhiều mănggan và khi phốtpho tự do cao
4.1 Bo (B) : B tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi
hocmon, trao đổi N, nước và chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả
Sự thiếu hụt bo sẽ không xảy ra nếu không có những điều kiện bất thuận xảy ra như căng thẳng về nhiệt độ và ẩm độ, đất cát có ít chất hữu cơ Sự thiếu hụt bo trong sản xuất cà chua là vấn đề quan trọng làm giảm năng suất và chất lượng quả Hàm lượng
bo ở vùng rễ thấp làm lá cà chua giòn và xuất hiện màu xanh nhạt, li tầng rời, độ cứng quả giảm, là vấn đề tồi tệ trong bảo quản Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bón bổ sung bo bằng phun phân lên lá tăng hàm lượng bo và kali trong quả, điều này chứng tỏ rằng bo được chuyển dịch từ lá đến quả đồng thời kéo theo sự di chuyển kali trong cây Hơn nữa nó còn cải thiện việc hút canxi, magiê, natri, kẽm Triệu chứng thiếu bo : chồi ngọn
bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên
4.2 Sắt (Fe) : Thiếu hụt sắt là vấn đề dinh dưỡng các cây trồng gặp phải thường
xuyên khi pH trong vùng rễ quá cao Tuy nhiên, cà chua gần như không mẫn cảm với
Trang 5sự thiếu hụt này ở điều kiện pH đất tương đối cao (6-7) Việc bón một phần N-NH4 có thể giảm triệu chứng vàng lá ở cà chua Sử dụng sắt chelates phun lên lá có thể giải quyết được sự thiếu hụt sắt Người ta đã nghiên cứu và cho thấy khi bón hỗn hợp sắt – EDDHA với phân hữu cơ hay mùn hoặc phun phân có chứa axít amin có thể cải thiện được việc hút sắt Sự thiếu hụt sắt ở cà chua được thể hiện rõ ở việc giảm sút hàm lượng diệp lục trong lá pH vùng rễ, kiểu gen, mức độ sắt dễ tan, phốtpho, bicacbonat, các chất hữu cơ và độ ẩm ở vùng rễ có thể ảnh hưởng tới việc hút sắt Hàng loạt các gen có liên quan đến việc hút sắt dưới điều kiện thiếu sắt ở vùng rễ Trong điều kiện đất kém, việc thiếu sắt gần như không rõ ngoại trừ sắt linh động quá thấp hoặc pH đất trên 7,0 Triệu chứng thiếu sắt (mép lá chuyển màu xanh nhạt hoặc vàng) chỉ xảy ra khi quá thiếu nước, giai đoạn cây sinh trưởng mạnh hoặc thay đổi chế độ chiếu sáng Sắt
ở dạng FeDTPA được khuyến cáo nên sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho cà chua do chúng khá bền vững trong dung dịch, còn FeEDTA có thể gây độc cho cây do đó không nên dùng Việc bổ sung sắt qua phun lên lá cũng được khuyến cáo
4.3 Kẽm (Zn): Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 men của nhiều hoạt động
sinh lý, sinh hóa của cây Thiếu kẽm sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng Triệu chứng thiếu kẽm thể hiện các lóng cây bị ngắn và mảnh, biên lá bị xoắn và các vết đốm vàng phân bố không đều trên lá già, có thể giả quyết bằng phun phân có kẽm lên lá Sự thiếu hụt kẽm đôi khi không có triệu chứng nhìn thấy, nhưng kết quả là cây sinh trưởng chậm
và giảm tỷ lệ đậu quả Nhiễm độc kẽm có thể được cải thiện bằng việc phun phân có chứa phốtpho và sắt Trong đất nếu phốtpho lưu động quá cao có thể làm giảm hút kẽm
4.4 Mănggan (Mn): Tại vùng rễ hàm lượng mănggan cao quá hoặc thấp quá
đều hạn chế sinh trưởng của cà chua Bình thường, hàm lượng mănggan cao ở vùng
rễ làm giảm hút sắt Đối với các chất vi lượng việc bổ sung qua phân bón cần phải dựa vào kết quả phân tích đất, vì quá thừa sẽ gây ngộ độc, còn thiếu thì làm ảnh hưởng đến sinh trơpngr phát triển của cây cà chua
4.5 Molypden (Mo): Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ, tổng
hợp Vitamin C và hình thành lục lạp của cây cà chua
II pH và cấu trúc đất
Nếu không có pH thích hợp rất nhiều chất dinh dưỡng cây không thể hút được Nếu pH thấp các chất đa lượng trở nên không đủ pH phù hợp là từ 6-6,5 Cấu trúc đất
tốt giúp vận chuyển nước và chất khoáng, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát
triển Đất được cải thiện tốt nếu được bổ sung phân ủ cho hệ rễ cà chua phát triển và tăng độ thông thoáng
III Bón phân cho cà chua.
Cây cà chua thường phát triển thân lá nhiều, lượng chất dinh dưỡng cây hút khá cao Với năng suất 50 tấn quả/ha cà chua lấy đi từ đất 150kg N, 40kg P2O5, 300 kg K2O, cùng một lượng đáng kể canxi và magiê Thức ăn cho cà chua phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng Thời gian đầu cần tỷ lệ 2 : 1 : 2 (N : P : K) Ở gia đoạn cây tăng
Trang 6trưởng mạnh và hình thành nụ cần tỷ lệ 10-25-10 Cà chua cần nhiều đạm trong thời gian sinh trưởng cho đến khi cây ra quả Kali cần cho cà chua trong suốt thời gian sinh trưởng và đặc biệt là trong thời gian bắt đầu ra hoa và hình thành quả Nhu cầu dinh dưỡng kali của cà chua cao gấp 2 lần dinh dưỡng đạm Cân đối đạm-kali là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của cà chua Bón cân đối đạm - kali có thể làm tăng năng suất quả cà chua 39-88%với hiệu suất 1 kg K2O tạo ra 89-127 kg quả cà chua trên đất bạc màu Trên đất xám, bón cân đối đạm - kali làm tăng năng suất cà chua 9-11% Bón cân đối đạm-kali còn làm tăng phẩm chất quả cà chua: tăng kích thước quả, tăng hàm lượng đường trong quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận của cây Đặc biệt bón cân đối đạm-kali làm giảm đáng
kể số cây bị bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh xoăn lá vi rút và các loại bệnh từ nấm Cà chua không tích luỹ nitrat nhiều trong quả vì ion này phần lớn tập trung ở lá
IV Giải pháp bón phân cân đối cho cà chua.
1 Ở giai đoạn cây con :
Đối với cà chua hoặc bất kỳ một loại rau nào cây con khỏe là điều kiện quan trọng để cho một vườn sản xuất cà chua đại trà tốt Giai đoạn cây con ở vườn ươm,
cần chọn vườn có đất tơi xốp, thoát nước, do đó bón lót phân Ước mơ nhà nông dạng
rắn đáp ứng được yêu cầu trên Trong giai đoạn này cây cần nhiều đạm để tăng
trưởng chiều cao, lân để phát triển mạnh hệ rễ và kali giúp cho cây mập, tăng tính chống chịu Việc kết hợp phun phân ở giai đoạn cây có 3 và 5 lá thật đảm bảo cây con khỏe, mập, không bị sâu bệnh, hứa hẹn một ruộng cây sản xuất có tiềm năng
2 Giai đoạn sau cấy đến ra hoa : bón lót phân bón ước mơ nhà nông dạng rắn
(có bổ sung tro bếp) trước khi cấy, và phun phân sau khi cây hồi xanh
3 Giai đoạn cây ra hoa và thu quả : Lúc này cây cần nhiều phốt pho và kali
hơn để có nhiều hoa và khả năng đậu quả cao Phốtpho giúp cho cây phát triển hệ rễ
và hình thành hoa, còn kali tham gia trong hàng loạt các động sống khác kể cả giúp cho cây vận chuyển nước Nếu không có đủ kali, quả sẽ không phát triển đầy đủ, quả không hình thành đường, do đó không đủ ngọt và thậm chí việc tạo màu quả bị ức chế,
ở giai đoạn này nếu thiếu kali quả sẽ bị rơi rụng Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây
cà chua nên thường xuyên phun phân ở giai đoạn cây nở hoa và đậu quả với tần suất
7- 10 ngày một lần Đặc biệt nên bón phân Ước mơ nhà nông dạng rắn và bổ sung tro
bếp khi cây bắt đầu ra hoa Bón phân cân đối chắc chắn sẽ cho mội vụ bội thu và chất lượng quả cà chua tốt
Một số hình ảnh cà chua đạt chất lượng.
Trang 8Một số hình ảnh cà chua thiếu các nguyên tố đa lượng và vi lượng.