Trong bản vẽ nhà thường sử dụng 3 loại hình biểu diễn sau : - Hình chiếu thẳng góc: là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc, thể hiện mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chính xác đến chi
Trang 1BẢN VẼ NHÀ
1 KHÁI NIỆM CHUNG:
Bản vẽ nhà là bản vẽ biểu diễn hình dạng và cấu tạo của một ngôi nhà Nó là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc
Trong bản vẽ nhà thường sử dụng 3 loại hình biểu diễn sau :
- Hình chiếu thẳng góc: là hình thức thể hiện chủ yếu trong kiến trúc, thể hiện mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chính xác đến chi tiết, kích thước, tỉ lệ hình thức, cơ cấu của nhà, là cơ sở pháp lý để xây dựng nhà
- Hình chiếu phối cảnh: dùng để mô tả hình dáng toàn bộ ngôi nhà
- Hình chiếu trục đo: dùng để mô tả bổ sung các chi tiết của một ngôi nhà
1.2.1 Theo giai đoạn thiết kế:
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ
- Bản vẽ thiết kế kĩ thuật
- Bản vẽ thiết kế thi công
1.2.2 Theo cấu trúc hồ sơ bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
- Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà
- Bản vẽ triển khai các chi tiết cấu tạo của ngôi nhà
1.2.3 Theo từng bộ môn:
- Bản vẽ về kiến trúc, thường ký hiệu: KT
- Bản vẽ về kết cấu, thường ký hiệu: KC
- Bản vẽ về hệ thống điện, thường ký hiệu: Đ
- Bản vẽ cấp thoát nước, thường ký hiệu: N
- Bản vẽ phòng cháy chữa cháy, về thông hơi, cấp nhiệt, cấp gaz,…
2 CÁC GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ VÀ HỒ SƠ THIẾT KẾ:
Quá trình thiết kế gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn cần các loại bản vẽ khác nhau
2.1 Giai đoạn thiết kế sơ bộ:
Căn cứ vào nhu cầu của bên A, điều kiện địa hình, điều kiện vật liệu và trình độ thi công, người thiết kế sẽ đưa ra nhiều phương án thích hợp Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:
Trang 22.1.1 Bản vẽ địa hình khu vực xây dựng (Bản vẽ mặt bằng qui hoạch):
Là hình chiếu bằng của khu đất, trên đó thể hiện các đường đồng mức, đường giao thông, hệ thống điện, sông ngòi và chỉ ra vị trí công trình sẽ xây dựng Thường được vẽ trích ra từ bản đồ địa chính của thành phố Tỉ lệ thường dùng là 1:2000 – 1:10000
2.1.2 Bản vẽ mặt cắt địa chất công trình
Thể hiện các tầng địa chất, mực nước ngầm, bảng kết quả thí nghiệm sức chịu tải của đất nền
Hình 1
2.1.3 Bản vẽ tổng mặt bằng công trình (Bản vẽ mặt bằng tổng thể)
Là hình chiếu bằng hay bản vẽ mặt bằng của toàn bộ công trình chính và phụ trợ, chỉ rõ lối giao thông bên ngoài, bố trí cây xanh cổng rào, vẽ hướng bắc nam và biểu đồ hoa gió Được vẽ với tỉ lệ lớn hơn so với bản vẽ địa hình khu vực xây dựng, tỉ lệ thường dùng 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000
2.1.4 Bản vẽ kiến trúc của các công trình cụ thể
Gồm các bản vẽ mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt, phối cảnh kèm theo ước tính sơ bộ về kinh phí (thông thường có nhiều phương án)
Trang 32.2 Giai đoạn thiết kế thi công:
Trên cơ sở của phương án thiết kế đã được chọn ở giai đoạn thiết kế sơ bộ, người thiết kế sẽ đi sâu về các mặt kiến trúc và kết cấu cho toàn bộ công trình Hồ sơ thiết kế bao gồm: bản vẽ, dự toán và thuyết minh
Thuyết minh gồm hai phần: thuyết minh đặc điểm qui mô công trình và thuyết minh tính toán
kết cấu Phần thuyết minh tính toán kết cấu là rất quan trọng và bắt buộc phải có đối với những công trình nhiều tầng hoặc một tầng nhưng có qui mô lớn
Dự toán được lập sau khi đã có các bản vẽ thiết kế kỹ thuật Căn cứ vào khối lượng trong các
bản vẽ, vào định mức xây dựng do nhà nước ban hành và vào đơn giá xây dựng ở từng khu vực, từng địa phương mà người ta tính ra được chi phí xây lắp trực tiếp của các công trình Ngoài các chi phí trực tiếp, người ta còn cần tính thêm các loại chi phí gián tiếp khác như chi phí thuế, chi phí quản lý, chi phí khảo sát, thiết kế … Cộng các loại chi phí trên ta có được giá trị chi phí thực tế của một công trình
Các bản vẽ trong giai đoạn này gồm:
2.2.1 Bản vẽ về kiến trúc
Hồ sơ kiến trúc khi xây dựng nhà bao gồm các bản vẽ kiến trúc và bản thuyết minh Các bản vẽ kiến trúc được đánh số thứ tự KT01, KT02, …bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể
- Mặt bằng các tầng
- Mặt đứng chính (trước và sau), mặt đứng bên (đầu hồi và hai bên)
- Mặt cắt ngang, mặt cắt dọc
- Các chi tiết cấu tạo kiến trúc (chi tiết cầu thang, khu phụ, cửa, tủ tường, lát sàn …)
- Phối cảnh
2.2.2 Bản vẽ về kết cấu
Thường được đánh số theo thứ tự KC01, KC02, …bao gồm
- Bản vẽ móng
- Bản vẽ sàn các tầng và mái
- Bản vẽ khung (cột, dầm)
- Kết cấu đan cầu thang
- Kết cấu các chi tiết: ô văng, sê nô, lanh tô…
2.2.3 Bản vẽ về hệ thống điện
- Sơ đồ nguyên lý phân phối điện
- Mặt bằng điện các tầng
- Thống kê vật liệu điện
2.2.4 Bản vẽ cấp, thoát nước
- Sơ đồ cấp, thoát nước các khu vực vệ sinh, toàn nhà
- Mặt bằng cấp, thoát nước các tầng
- Thống kê vật liệu nước
2.2.5 Các bản vẽ khác
Bản vẽ các hệ thống kỹ thuật khác như thông gió, cung cấp gaz, điện lạnh,…
Ngoài ra, đối với các công trình phức tạp, thông thường có thêm một số bản vẽ triển khai việc
thi công như: bản vẽ dàn giáo, cốp pha xây dựng, bảng tiến độ thi công cho công trình, kèm theo các
Trang 4chỉ dẫn về thi công như: đặc trưng bê tông (cấp phối, cường độ,…), lớp bê tông bảo vệ cốt thép, cốt thép sử dụng và điều kiện gia công cốt thép, bảo quản nhà,…
3 CẤU TRÚC NGÔI NHÀ:
Công trình nhà thông thường gồm các bộ phận cấu trúc chính như sau:
Hình 2
Móng nhà là thành phần kết cấu nằm dưới cùng của nhà, liên kết với nền đất chống đỡ các yếu
tố của công trình và không gian bên trên, đảm bảo độ ổn định của nhà
Tùy công trình và tính chất cơ lý của nền đất mà móng được đặt ở các mức nông, sâu trong lòng
đất và nền đất được gia cố ít nhiều khác nhau
Móng bao gồm các bộ phận:
- Cổ móng (tường móng)
- Thân móng (bệ móng, tảng móng)
- Đế móng
- Lớp bê tông lót móng
Hình thức móng có: móng đơn (móng cột, móng đôc lập), móng băng, móng bè, móng cọc…
Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi có đường điện, đường điện thoại (trong khu vực các đường kỹ thuật này đều chôn ngầm)
Trang 5Hình 3
3.2.1 Cột
Là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng và truyền xuống cho móng
3.2.2 Dầm
Là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng đứng theo chiều dài của dầm Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian Dầm chính thường nối các cột hoặc gác lên tường Dầm phụ thường
trực giao với dầm chính
3.2.3 Tường
Là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện
khác
Các bộ phận của tường bao gồm: chân tường, thân tường, đỉnh tường, … Ngoài ra còn có các bộ phận liên quan: giằng tường, gờ tường, hốc tường, tủ tường, lanh tô, ô văng,…
- Chân tường là đoạn tường trên móng khoảng 1000mm, có tác dụng chống ẩm, chống
các lực va chạm và làm cho ngôi nhà có cảm giác vững vàng, nhẹ nhõm hơn
- Giằng tường (còn gọi là đai tường) liên kết các tường làm thành hệ kết cấu không
gian, đảm bảo độ ổn định của bản thân tường và độ cứng không gian của nhà Giằng tường tạo cho các bức tường ngang và tường dọc thành một khối thống nhất, tránh cho các góc tường không bị xé nứt
- Gờ tường để ngăn nước mưa không chảy thành dòng theo mặt đứng của tường, đồng
thời chia mặt đứng của nhà thành từng phần tạo sự hài hòa, cân đối cho nhà
- Lanh tô còn gọi là xà vượt cửa, xà đỡ Lanh tô là bộ phận kết cấu trên các lỗ tường (lỗ
cửa đi, cửa sổ, tủ tường,…) có nhiệm vụ đỡ mảng tường trên nó Lanh tô thực chất cũng là dầm
Trang 6Hình 4
Theo vị trí, tường được chia ra:
- Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết
- Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng
Theo chức năng, tường được chia ra:
- Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới Tường ngăn thường hỗ
trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định
- Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu
khung để trở thành hệ thống chịu tải Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh
3.2.4 Sàn
Là kết cấu nằm ngang, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng, tham gia vào hệ kết cấu giúp ổn định thêm theo phương ngang Sàn tựa lên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực
Sàn chịu tải trọng bản thân, tải trọng trên sàn,…
3.2.5 Cầu thang
Là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà (cầu thang trong) và giữa sân với trong nhà
(cầu thang ngoài)
Cầu thang thường có các tường vây quanh tạo thành buồng thang Cầu thang cũng có thể bố cục hòa lẫn với không gian trong phòng mà không tách biệt thành buồng thang Với cầu thang thường, tùy theo yêu cầu có thể là dạng thang thẳng 1 vế, thang gấp khúc 2 vế hoặc 3 vế, thang tròn, thang xoắn ốc…
Cầu thang bê tông cốt thép có các bộ phận: thân thang, chiếu nghỉ …
Trang 7- Thân thang bao gồm bản phẳng nghiêng theo chiều dốc xây các bậc thang lên, thân thang có thể có dầm (cốn) thang, hoặc thân thang chỉ có các bậc gắn với cốn thang ở hai bên hoặc ở giữa Nếu một bên gắn vào tường thì chỉ cần dầm một bên
- Bậc thang gồm có mặt bậc (b) và chiều cao thành bậc (h) Giao giữa mặt bậc và thành bậc gọi là mũi bậc
- Chiếu nghỉ (còn gọi là chiếu tới) là bản bê tông cốt thép đặt ngang ở khoảng cách giữa chiều cao tầng hoặc ngang sàn tầng, giúp cho người đi dừng chân cho đỡ mệt và còn là nơi thay đổi hướng đi Người ta quy định cứ khoảng 10-15 bậc thang cần có một chiếu nghỉ Số bậc thang cũng phải hơn 3 bậc mới nên có chiếu nghỉ để tránh lỡ bước Chiều rộng chiếu nghỉ phải lớn hơn hoặc bằng chiều rộng vế thang
Hình 5
Khoảng cách đi lọt là chiều cao thông thủy (tính từ mặt phẳng qua các mũi bậc tới mặt dưới của
trần ngay phía trên) đảm bảo đủ cho người đi lại bình thường
Hình 6
3.2.6 Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận chính nêu trên, thân nhà còn có các bộ phận:
- Ban công : còn gọi là bao lơn, là bộ phận nhô ra khỏi tường để đứng ngắm cảnh đồng
thời có thể che cho phía dưới Thông thường ban công có 3 dạng chịu lực như sau (Hình 7):
Trang 8 Không có dầm đỡ dưới (hình a)
Có hai dầm đỡ hai bên (hình b)
Có hai dầm đỡ hai bên và dầm nối hai dầm này ở phía ngoài (hình c) Phía ngoài ban công phải có lan can, cao 900-1100mm
Hình 7
- Lô gia : Có tác dụng như ban công nhưng ở trong mặt nhà (không nhô ra khỏi tường
như ban công) và thường chỉ làm ở phòng ngủ Lan can của lô gia như lan can của ban công
- Ô văng : còn gọi là mái hắt, mái che, là phần nhô ra khỏi tường để che mưa nắng cho
cửa đi và cửa sổ, nhất là hướng Tây hoặc hướng Tây-Nam
- Cửa đi và cửa sổ: có ký hiệu quy ước khác nhau theo cách mở cửa, kiểu cửa, loại cửa
Ví dụ như cửa đi 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh Cửa đi thường mở về một phía nhưng cũng
có cửa lắp bản lề đặc biệt để mở được cả hai phía Trong bộ cửa đi, cửa sổ thường có khuôn cửa và các cánh Cũng có trường hợp người ta dùng tường làm khuôn cửa, chôn bản lề trực tiếp vào tường
Hình 8- Các cửa đi 1 cánh, 2 cánh và 4 cánh trên mặt đứng và ký hiệu tương ứng trên mặt bằng
Trang 9Hình 9- Các cửa sổ 2 cánh, 4 cánh trên mặt đứng và ký hiệu tương ứng trên mặt bằng
Mái nhà là bộ phận trên cùng của nhà, trực tiếp chịu tác động của các yếu tố xâm thực bên ngoài, là bộ phận chịu lực và che chở cho ngôi nhà, góp phần ổn định cho tường và nhà
Mái nhà có hai bộ phận chính: bộ phận chịu lực và bộ phận lợp (che)
Thường có 3 dạng mái cơ bản: mái bằng, mái dốc và mái cuốn
- Mái bằng : khi mái có độ dốc ≤ 8%, có cấu tạo nói chung gồm bốn phần cơ bản là sàn BTCT chịu lực, lớp chống thấm, lớp cách nhiệt, lớp hoàn thiện (tính từ dưới lên trên) Thoát nước trên mái bằng sênô thu nước rồi dẫn nước đến ống thoát nước Trên miệng
ống thoát nước cần có lưới chắn rác
Trên mái bằng phải có tường chắn mái (còn gọi là tường vượt mái, tường trên mái)
được xây dựng xung quanh mái để che sống mái, an toàn cho người trên mái và tăng độ an toàn chung cho nhà, gây ấn tượng cân đối cho nhà
Hình 10
- Mái dốc : là mái có độ dốc > 8% Bộ phận chịu lực của mái dốc thường gọi là sườn chịu lực (xem hình 11), gồm có giàn vì kèo (giàn vì kèo gồm có: quá giang, thanh kèo, thanh đứng giữa, thanh xiên), liên kết giữa các giàn kèo có hệ thống giằng (thanh giằng dọc), và giàn mái (gồm có: xà gồ, cầu phong) Bộ phận lợp ở trên cùng của mái
có thể dùng các loại vật liệu như ngói, tôn, fibro ximăng…
Trang 10Hình 11
Một số bộ phận liên quan đến mái:
- Mái đua : là phần mái đưa ra trước công trình, kéo dài ra khỏi tường nhà để bảo vệ cho
tường, không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước, đồng thời tạo đường nhấn cho nhà và làm cho nhà có cảm giác an toàn, được che chở
- Cửa trời : là cửa để chiếu sáng tầng giáp mái hoặc buồng thang
Trong phần bản vẽ nhà này chủ yếu trình bày cách thể hiện bản vẽ kiến trúc của công trình trong giai đoạn thiết kế thi công
4 BẢN VẼ KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ
Thường bao gồm hai bản vẽ chính:
4.1.1 Mặt bằng qui hoạch:
Là bản vẽ hình chiếu bằng một khu đất, thể hiện rõ vị trí đất được xây dựng Ranh giới đất xây dựng, chỉ giới đỏ Thường bản vẽ này được trích ra từ bản đồ địa chính thành phố, hoặc từ bản vẽ quy
hoạch tổng thể
Tỉ lệ thường dùng : 1:2000; 1:5000; 1:10000
4.1.2 Mặt bằng tổng thể:
Là bản vẽ hình chiếu bằng các công trình trên tổng thể khu đất xây dựng Trên mặt bằng tổng
thể cần thể hiện rõ các đường giao thông bên ngoài, bố trí cây xanh, lối vào …
Ngoài ra, trên mặt bằng tổng thể còn cần phải định hướng của công trình kiến trúc thông qua hướng Bắc Nam và hoa gió Hoa gió biểu diễn hướng và thời gian gió thổi Căn cứ vào hướng Bắc Nam và hoa gió trên mặt bằng tổng thể người ta có thể bố trí công trình theo hướng tránh hoặc đón
nắng, gió thích hợp
Tỉ lệ bản vẽ thường dùng 1:200 ; 1:500 ; 1:1000; 1:2000 và có khi đến 1:5000 Nếu vẽ theo tỉ lệ nhỏ, tên các hạng mục công trình trong bản vẽ đó có thể ghi số hiệu và giải thích ở phía dưới hoặc bên
Trang 11cạnh Nếu vẽ trên tỉ lệ lớn thì tên các hạng mục công trình trong bản vẽ tổng thể đó có thể ghi trực tiếp
ngay trong đường bao của công trình đó
Nếu bản vẽ tổng thể là bản vẽ sơ bộ mang tính thuyết phục trưng bày, giới thiệu ý tưởng của công trình thì người ta thường dùng màu và tô bóng để làm nổi rõ ý đồ thiết kế Nếu bản vẽ tổng thể là
bản vẽ kỹ thuật thì vẽ bằng nét mực đen và ghi đầy đủ kích thước
Hình 12
4.2.1 Khái niệm
Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng mỗi tầng của ngôi nhà Xét một nhà cao tầng, ta dùng các mặt phẳng bằng có độ cao khoảng 1,5m so với mặt nền của tầng đó để cắt qua các tầng của công trình,
bỏ đi phần giữa người quan sát và mặt phẳng cắt rồi chiếu toàn bộ phần còn lại lên mặt phẳng song
song với mặt phẳng cắt, hình biểu diễn thu được gọi là mặt bằng
Trang 12Hình 13
4.2.2 Nội dung thể hiện bản vẽ mặt bằng
Mặt bằng xác định kích thước vị trí định vị các trục, thể hiện các tường, vách ngăn, cửa đi, cửa
sổ, cầu thang…, đồng thời cũng thể hiện hình dáng, kích thước các chi tiết và thiết bị của ngôi nhà đó trong một giới hạn xác định, tỷ lệ nhất định
Số lượng mặt bằng thường được thể hiện theo số tầng nhà, hoặc phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể đối với mỗi công trình có không gian phức tạp nhằm thể hiện được đầy đủ các thông tin của công trình đó
Trường hợp mặt bằng trong một tầng là đối xứng thì cho phép chỉ vẽ một nửa và có kèm theo kí hiệu trục đối xứng
Nếu hai tầng có trục đối xứng, cho phép vẽ một nửa mặt bằng tầng này kết hợp với một nửa mặt bằng tầng kia, để giảm số lượng hình biểu diễn
Nếu các tầng có cơ cấu giống nhau thì vẽ tầng điển hình
Ngoài ra, trong những công trình có yêu cầu cao, có thể vẽ thêm mặt bằng lát nền, mặt bằng trần, mặt bằng định vị cột và móng…
4.2.3 Quy cách thể hiện bản vẽ mặt bằng
Tỉ lệ bản vẽ: 1:50 ; 1:100 ; 1:200
Đường nét : trục định vị vẽ bằng nét gạch dài chấm mảnh (bề rộng nét 0.18), đường bao của
phần cột, tường và vách ngăn bị mặt phẳng cắt ngang qua được vẽ bằng nét 0.7 hoặc tô đen tùy theo
tỉ lệ, dùng nét 0.25 để vẽ các bộ phận nằm sau mặt phẳng cắt và các thiết bị vật dụng trong nhà, cửa
và cầu thang vẽ bằng nét 0.35 Mặt bằng còn vẽ các nét cắt để biểu thị vết của các mặt phẳng cắt Cách đánh số trục : nguyên tắc chung: từ trái → phải, từ dưới → trên Các trục tường được kéo dài ra ngoài và tận cùng bằng vòng tròn nét 0.35,đường kính 7mm Trong vòng tròn ghi các số 1, 2, 3,