Do đó, việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm không thể tách rời việc phát triển các nguồn dầu thực vật để đạt được yêu cầu về số lượng cũng như về chất lượng..
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I TỔNG QUAN VỀ HẠT CẢI DẦU 3
1 Nguồn gốc và vùng nguyên liệu: 3
2 Phân loại: 4
3 Thành phần dinh dưỡng: 5
4 Thành phần hóa học trong dầu hạt cải: 6
5 Sa ̉ n phẩm dầ u ha ̣t cải trên thi ̣ trường 8
II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 9
1 Nguyên liệu 9
2 Quy trình công nghệ 11
3 Thiết bị 16
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép dầu 23
III CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẦU 25
1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu thực vật 25
2 Yêu cầu về chất lượng dầu hạt cải 26
IV TÍNH CÂN BẰNG VẬT LIỆU 28
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Trong các ngành công nghệ thực phẩm, dầu thực vật chiếm một vị trí rất quan trọng Ngoài ý nghĩa trực tiếp về mặt nhiệt lượng và sinh lý đối với người, dầu thực vật còn là nguyên liệu cần thiết trong ngành chế biến và bảo quản thực phẩm, lương thực Do đó, việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm không thể tách rời việc phát triển các nguồn dầu thực vật để đạt được yêu cầu về số lượng cũng như về chất lượng Chính vì những tác dụng hữu ích đó mà mục tiêu của công nghiệp dầu thực vật là hướng vào phục vụ nhu cầu chế biến lương thực và thực phẩm Ngày nay, người ta đã tìm ra những biện pháp tích cực để hạn chế mức sử dụng hoặc tiến tới không sử dụng dầu thực vật trong một số ngành công nghiệp khác để ưu tiên cung cấp dầu thực vật cho các nhu cầu ăn uống và chế biến lương thực, thực phẩm
Dầu thực vật đã được sử dụng trong sản xuất cũng như trong đời sống từ rất lâu, đây cũng chính là một nguồn cung cấp năng lượng lớn Dầu thực vật được dùng rất phổ biến trong quá trình cthức ăn hằng ngày trong mọi gia đình Ví dụ như: Dầu đậu phộng có thể đun nấu ở nhiệt độ cao, lý tưởng cho chiên, nướng, chiên giòn với nhiều dầu Dầu rất phổ biến trong ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Song song với quá trình sử dụng dầu thực vật, công nghệ chế biến dầu cũng rất phát triển, từ khâu chiết tách thu dầu thực vật đến kỹ thuật tinh luyện giúp dầu thực vật có chất lượng cao hơn
Hạt cải dầu (Brassica napus L.) là hạt có khả năng cho hàm lượng dầu cao
(trung bình 40%), được trồng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, và cũng đang được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam Dầu hạt cải được đánh giá là loại dầu ăn rất tốt cho sức khỏe nhờ sự kết hợp cân bằng giữa tỷ lệ các loại chất béo có trong dầu Trong tương lai có thể thay thế các loại hạt truyền thống như dầu cọ, dầu đậu nành…
Nhóm thực hiện đề tài tiểu luận về Công nghệ sản xuất dầu hạt cải năng suất 200kg nguyên liệu/ ngày
Vì hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót mong thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh Nhóm xin chân thành cám ơn
Các thành viên
Trang 3I TỔNG QUAN VỀ HẠT CẢI DẦU
1 Nguồn gốc và vùng nguyên li ệu:
a Nguồn gốc và sự phát triển:
Cây cải dầu (Brassica napus L.) là một loài thực vật có hoa trong họ Cải
Loài cải dầu có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải hoặc Bắc Âu Có nguồn gốc từ một trong hai khu vực Địa Trung Hải hoặc Bắc Âu Nó được cho là có nguồn gốc là thể lưỡng bội của con lai giữa hai loài giữa hai loài B oleracea và B rapa
Cải dầu được trồng bởi các nền văn minh cổ đại ở châu Á và Địa Trung Hải
sử dụng của nó đã được ghi nhận vào đầu 2000BC ở Ấn Độ và đã được phát triển ở Châu Âu từ thế kỷ 13, chủ yếu là để sử dụng nó như là dầu cho đèn Cải dầu lần đầu tiên được trồng thương mại tại Canada vào năm 1942 như một chất bôi trơn dùng cho tàu chiến Dầu ăn lần đầu tiên được chiết xuất từ hạt cải dầu ở Canada vào năm
1956 Dầu cải được sử dụng trong thức ăn dành cho động vật và ngày nay còn dành cho con người Loại dầu này còn đang được cải tiến chuyển đổi thành thành dầu diesel sinh học có thể được sử dụng trong hầu hết các loại động cơ diesel
Trước đây, B napus là không phù hợp như một nguồn thực phẩm cho cả người và động vật do sự hiện diện của hai chất độc tự nhiên, axit eruxic và glucosinolate Tuy nhiên, trong những năm 1970, kỹ thuật nhân giống chuyên sâu phát triển đã làm giảm đáng kể 2 loại độc tố xuống dưới ngưỡng cho phép Thuật ngữ “cải dầu” dùng để chỉ những loại B.napus đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về mức độ axit eruxic và glucosinolate
Ngày nay, cây cải dầu là cây có khả năng cho hàm lượng dầu cao và được trồng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được trồng chủ yếu để thu hạt lấy dầu, đây là nguồn dầu thực vật lớn thứ 3 trên thế giới
và Canada có diện tích trồng cải dầu chiếm khoảng 64% diện tích cải dầu của thế giới (FAO-Stat, 2009)
Trang 4Với đặc tính chống chịu tốt với thời tiết bất lợi, từ năm 1993 cây cải dầu đã được trồng thử nghiệm ở tỉnh Hà Giang và được đánh giá cao về giá trị kinh tế, có khả năng trở thành cây trồng chủ đạo vụ đông xuân ở các vùng đồi núi và cao nguyên nước ta góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại vùng núi đá, đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc Vụ đông xuân 2006 -
2007, thu đông 2007, đông xuân 2007 - 2008 và thu đông 2008, một số giống cải dầu nhập khẩu từ Úc và Trung Quốc được trồng để nghiên cứu sự thích nghi, tuyển chọn giống cùng với một số biện pháp canh tác được thực hiện bởi Nguyễn Thị Liên Hoa và cs (2009) Kết quả nghiên cứu tuyển chọn được 3 giống tại Lâm Đồng
có năng suất hạt bình quân cao (2550 - 2900 kg/ha) và năng suất dầu cao (1060 -
1190 kg/ha) với thời gian sinh trưởng 90 đến 122 ngày Ở Sơn La, tuyển chọn được
2 giống có năng suất hạt 1690-1930 kg/ha và năng suất dầu 710-820 kg/ha, hàm lượng dầu trong hạt đạt từ 36 - 43% tính theo trọng lượng khô
Bảng 2: thành phần hóa học của hạt cải dầu (% chất khô)
Cải dầu hứa hẹn trở thành vùng nguyên liệu mới cho năng suất và chất lượng cao trong tiến trình phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thay đổi cơ cấu cây trồng tại Lâm Đồng và các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta
Trang 5Phân loại khoa học Giới Plantae
Angiospermae Eudicots
Hình 1: cấu tạo cây cải dầu
Thân cây có thể cao đến 1,5 m, có rễ phình ra dạng củ, lá nhăn và xoắn Hoa lưỡng tính cụm hoa dài đến 60 cm, cuống hoa dài 3cm, đài hoa dài 6-8 mm màu vàng - xanh , cánh hoa hình trứng ngược , dài 1-1,5 cm , màu vàng đậm sáng Quả hình que có kích thước 4,5-11 cm x 3-4 mm, trong quả có 4-6 hạt Hạt hình cầu, đường kính 1,5-2,5 mm, màu đen hơi xanh đến nâu sẫm Khối lượng 1000 hạt khô
từ 1,7-2,5g
3 Thành phần dinh dưỡng:
Dầu hạt cải chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch Lượng axít oleic, axít alpha-linolenic và vitamin E trong dầu hạt cải cao nên được sử dụng rộng rãi và trở thành nhu cầu thiết yếu trong phòng chống các bệnh tim mạch và chứng đột quỵ
Giá trị của dầu hạt cải Canola là ở chỗ nó chứa rất ít những chất béo bão hòa, giàu axit béo chưa bão hòa đơn hơn bất cứ loại dầu thực vật nào khác Sử dụng dầu Canola thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol xấu (LDL - cholesterol), tăng lượng cholesterol tốt (HDL-cholesterol) Cùng với ba chất dinh dưỡng chìa khóa là axit oleic, axit alpha-linolenic và vitamin E, dầu Canola góp phần bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhồi máu cơ tim
Thành phần dinh dưỡng hạt cải dầu:
Trang 6Hạt cải dầu có chứa khoảng 40% dầu thực vật và khô bã thu được sau khi ép có chứa một lượng lớn protein (26-30%) Dầu hạt cải được đánh giá là loại dầu ăn rất tốt cho sức khỏe nhờ sự kết hợp cân bằng giữa tỷ lệ chất béo bão hòa thấp chưa đến 7% (thấp nhất trong các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật), tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn cao (61%), lượng chất béo không bão hòa đa vừa phải (32%) trong đó
có chứa axít omega 3 cần thiết như axít alpha-linolenic và axit béo omega 6 như axít linoleic có lợi cho sức khỏe
Theo Delplanque và cs (2004), dầu hạt cải có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu omega 3 trong khẩu phần ăn của con người Axit alpha linolenic (ALA) được tìm thấy trong dầu hạt cải có khả năng hạ thấp lượng cholesterol có hại LDL (Low Density Lipoprotein), bảo vệ những tế bào tim không tham gia vào hoạt động nhanh của tim giúp giảm nguy cơ đột tử và làm giảm lượng
mỡ trong máu
Năm 2008, trong tổng lượng dầu thực vật được tiêu thụ trên thế giới thì dầu cải chiếm 15% (gần 20 triệu tấn), đứng hàng thứ ba sau dầu cọ (32%), dầu đậu nành (30%) (World Vegetable Oil Consumption, 2009)
4 Thành phần hóa học trong dầu hạt cải:
Dầu hạt cải được đánh giá là loại dầu ăn rất tốt cho sức khỏe nhờ sự kết hợp cân bằng giữa tỷ lệ chất béo bão hòa thấp chưa đến 7% (thấp nhất trong các loại dầu
có nguồn gốc từ thực vật), tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn cao (61%), lượng chất béo không bão hòa đa vừa phải (32%) trong đó có chứa axít omega 3 cần thiết như axít alpha-linolenic và axit béo omega 6 như axít linoleic có lợi cho sức khỏe
Bảng 3: thành phần axit béo của dầu hạt cải
Trang 7Thành phần chính của dầu hạt cải là axit béo oleic 72,59% Hai thành phần
có giá trị cao là axit linoleic (omega-6) và axit linolenic (omega-3) có hàm lượng tương đối cao: 13,71% và 5,31%
Trang 85 Sa ̉ n phẩm dầu ha ̣t cải trên thi ̣ trường
Dầu hạt cải SIMPLY - CHO CUỘC SỐNG KHỎE MẠNH
Thông tin sản phẩm
Thành phần
100% dầu hạt cải nguyên chất tinh luyện
Thông tin dinh dưỡng
THÔNG TIN DINH DƯỠNG Hàm lượng trong
mỗi khẩu phần
Hàm lượng trong 100g
Chất béo không bão hòa
Omega-3 (tối thiểu)
Omega-6 (tối thiểu)
Omega-9 (tối thiểu)
0.7g 2.5g 7.7g
5g 18g 55g
Vitamin E (tối thiểu) 2.8mg 20mg
Hydrat-Cacbon
Đường
0g 0g
0g 0g
Dầu hạt cải CANOLA TƯỜNG AN
Thành phần: 100% dầu hạt cải tinh luyện
Thông tin dinh dưỡng
THÔNG TIN DINH
DƯỠNG 1 muỗng (14g) Hàm lượng trong
mỗi khẩu phần
Hàm lượng trong 100g
Chất béo toàn phần
Bão hòa
Chất béo trans
Không bão hòa đơn
Không bão hào đa
14g 1,0g 0g 9,4g 3,6g
100g 7g 0g 67g 26g
Hydrat-Cacbon
Đường
0g 0g
0g 0g
Trang 9
\Dầu hạt cải Wesson Canola
1 Nguyên liệu
Hạt cải dầu:
- Hạt cải dầu phải chế biến khô, độ ẩm tính theo khối lượng không lớn hơn 6%
- Hạt cải dầu phải sạch, không có sâu mọt sống và mốc
- Không được phép lẫn các tạp chất quá 2%
- Màu sắc và mùi vị và trạng thái bên ngoài đặc trưng cho hạt cải dầu đã chế biến khô
Bảng 4: bảng yêu cầu nguyên liệu
Trang 10Nước, muối ăn: dùng trong kết lắng Để quá trình kết lắng diễn ra hiệu
quả hơn, người ta dùng muối trung hòa, thông thường là muối NaCl
Bảng 5: chỉ tiêu chất lượng muối ăn
Bảng 6: chỉ tiêu chất lượng của nước
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
NaOH: dùng trong quá trình luyện kiềm, yêu cầu hóa chất có độ tinh
khiết cao, không lẫn tạp chất
Chất hấp phụ:
- Chất hấp phụ phải có hoạt tính tẩy màu cao, dễ dàng tách khỏi dầu, là vật liệu lọc tốt khi bám trên bề mặt lọc, không tạo ra lớp keo nhầy trên bề mặt lọc, phải trơ hóa học với các loại dầu, không tham gia phản ứng với các chất khác tạo ra các hợp chất mới (gây mùi,vị lạ), dễ tách ra khỏi dầu khi lọc hoặc bằng các kỹ thuật khác
Trang 11- Các chất hấp phụ thường sử dụng là: silicagen, than hoạt tính, đất tẩy màu,…
- Ép sơ bộ: sử dụng thiết bị ép dầu có áp suất tạo thành thấp, điều này dẫn đến
lượng dầu còn sót lại trong bánh dầu khoảng 15 – 25% Lượng dầu còn lại được tách chiết bằng biện pháp trích ly hay sử dụng thiết bị ép kiệt
- Ép trực tiếp: máy ép được thiết kế với áp suất tạo thành trong ép cao hơn,
dầu được chiết tách ra khỏi nguyên liệu với hiệu suất cao hơn, lượng dầu còn lại trong khô dầu dao động trong khoảng 4 – 7% Kỹ thuật này yêu cầu năng lượng sử dụng lớn hơn, đồng thời nhiệt độ của bánh dầu gia tăng trong suất tiến trình ép Điều này có thể là nguyên nhân làm cho dầu dễ bị oxy hóa và ôi hóa, đồng thời xảy
ra các biến đổi làm giảm chất lượng dầu Chính vì thế, việc làm lạnh hệ thống trong suất quá trình ép cần thiết phải được tiến hành nhằm ngăn cản tác động xấu của nhiệt độ
Trang 12Sơ đồ quy trình công nghệ
Thuyết minh quy trình
Nghiền nguyên liệu
Biến đổi:
- Vật lý:
+ Cấu trúc mô tế bào bị phá vỡ => tăng hiệu suất quá trình ép dầu
Hạt cải dầu Nghiền Chưng sấy
Ép dầu
Lọc
Thủy hóa Trung hòa
Tẩy màu Tẩy mùi
Sản phẩm
Nước, H3PO4
Cặn phophatide
dd NaOH
Cặn xà phòng
Ép kiệt
Thức ăn gia
súc
Trang 13+ Tăng bề mặt nguyên liệu tiếp xúc với không khí => quá trình oxy hóa diễn
ra nhanh chóng
- Hóa học và sinh hóa:
+ Hệ enzyme trong tế bào bị phá vỡ đã giảm một phần hoạt tính, sau khi phá
vỡ cấu trúc, tạo khả năng tiếp xúc giữ dầu và oxy, không khí ẩm của khí quyển, các quá trình oxy hóa và thủy phân dầu sẽ diễn ra, cường độ hô hấp của hạt tăng
+ Trên bề mặt bột, có sự phất triển mạnh các hệ vi sinh vật, gây mất dầu và các thành phần khác như protein, glucid
Chưng sấy bột nghiền
Mục đích:
- Tạo sự đồng đều cho khối hạt và tạo điều kiện tốt cho quá trình tách chiết dầu đạt hiệu quả cao nhất
- Phá vỡ liên kết tự nhiên giữa phần béo và phâng không béo, giúp dầu thoát
ra ở dạng tự do dưới tác dụng của nước và nhiệt
- Ngoài ra, nhờ vào các tác động này đã tạo cho dầu có độ nhớt thích hợp (thấp nhất), tạo tính linh động cho dầu
- Vô hoạt enzyme không mong muốn, xác tác quá trình phân hủy dầu (lipase, lipoxygenase, phospholipase)
- Làm mất tính độc của nguyên liệu nếu có
- Thay đổi một phần về mặt hóa học theo chiều hướng tích cực cho các giai đoạn kế tiếp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối Protein bị biến tính nhiệt nên tính dẻo của bột ép tăng, độ tiêu hóa của khô dầu tốt hơn
+ Các liên kết của phospholipid với các thành phần khác bị cắt đứt, giải phóng phospholipid tự do Phospholipid tự do dễ hòa tan trong dầu làm cho hàm lượng phospholipid trong dầu tăng
+ Nhiệt độ thúc đẩy quá trình oxy hóa dầu là giảm chất lượng dầu
- Sinh hóa:
+ Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ không cao (50-600C), đồng thời độ ẩm tăng
=> cường độ hoạt động của các enzyme thủy phân dầu tăng, đồng thời sự sống và hoạt động của các VSV cũng làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bột chưng sấy
Trang 14+ Ở nhiệt độ cao hơn, trong giai đoạn sấy, hoạt động của các enzyme và các VSV bị ức chế vì protein bị biến tính
Yêu cầu đặc tính kĩ thuật của bột chưng sấy:
- Yêu cầu mức độ đồng nhất của khối bột
+ Mức độ đồng nhất chung: khối bột phải có tính đồng nhất về kích thước, hình dạng, độ ẩm, tính dẻo, đàn hồi…
+ Mức độ đồng nhất nội tại: đồng nhất về đặc tính bề mặt và đặc tính bên trong của các phân tử bộ
- Nếu bột không đạt độ đồng nhất chung cũng như đồng nhất nội tại thì hiệu quả thoát dầu sẽ giảm Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất khó đạt được cả hai
- Vật lý: cấu trúc tế bào tiếp tục bị phá vỡ, do thực hiện ở nhiệt độ cao và lực
cơ học của máy ép
- Hóa lý: biến tính protein do ma sát sinh ra nhiệt
- Hóa học: chất béo có thể bị oxy hóa nhưng không đáng kể
Trang 15- Mặt khác, ta có thể tận thu lecithin (phosphatidyl choline), là chất xúc tác nhũ hóa được ứng dụng nhiều trong thực phẩm và mỹ phẩm
Các bước của quá trình thủy hóa:
- Phân tán nước hoặc dung dịch muối trung tính vào dầu, phần ưa nước của phospholipid sẽ hấp thụ nước theo từng nấc
- Các phospholipid mất tính tan trong dầu, các hạt phospholipid ngậm nước hình thành nhũ tương trong dầu
- Tạo thành các hạt keo đông tụ làm dầu bị vẫn đục
- Phân li dầu ra khỏi phức phospholipid bằng lắng hoặc ly tâm
+ Nhiệt độ tăng làm giảm độ nhớt
- Cảm quan: cải thiện độ trong của sản phẩm
Trung hòa
Mục đích:
- Bảo quản, hoàn thiện sản phẩm
- Loại acid béo trong dầu, hấp thụ các tạp chất khác như chất màu, gum, phosphatide…vào cặn xà phòng
- Acide béo tự do ảnh hưởng tới mùi của sản phẩm Sau trung hòa hàm lượng acid béo giảm từ 0,5 – 3% đến 0.1% => tăng thời gian bảo quản
Biến đổi:
- Hóa học
Chỉ số AV giảm do phản ứng xà phòng hóa:
RCOOH + NAOH = RCOONa + H2O
Phosphatide và gum hấp thụ kiềm và bị đông tụ lại do tách nước
- Hóa lý:
Cặn xà phòng là hỗn hợp gồm có xà phòng, nước, một phần chất màu và tạp chất Vì cặn xà phòng có khối lượng riêng lớn hơn đâu nên dễ dàng tách ra khỏi dầu
Tẩy màu
Mục đích:
- Hoàn thiện sản phẩm
- Loại bỏ các tạp chất gây màu (carotenoid, cholorophyll……)
- Loại vết xà phòng sót, gúm, kim loại
- Loại peroxide, aldehyde, ketone, các hợp chất vòng thơm và các sản phẩm oxy hóa bậc 2 của dầu nhờ quá trình hấp phụ
Trang 16Biến đổi
- Hóa lý: xảy ra sự tương tác giữa các chất màu tan trong dầu và chất hấp phụ Lực hấp phụ của đất tẩy trắng và than hoạt tính được dung để thực hiện liên kết các chất màu lên bề mặt của chất hấp phụ Khi tang bề mặt hấp phụ, khả năng hấp phụ chất màu cũng tăng lên
- Cảm quan: cải thiện màu của sản phẩm
Tẩy mùi
Mục đích:
- Bảo quản, hoàn thiện chất lượng sản phẩm
- Loại bỏ các tạp chất dễ bay hơi gồm:
+ Các chất tự nhiên: FFA, hydrocacbon, squalenne, carotenoid, sterol
+ Các chất tạo thành trong quá trình tinh luyện: aldehyde, ketone, peroxide…
Biến đổi
- Hóa lý: xảy ra sự tách pha của các cấu tử dễ bay hơi Hơi nước được sục trực tiếp có khuấy đảo làm tăng sự tiếp xúc của dầu với nhiệt => các cấu tử bị lôi cuốn theo tách ra khỏi dầu
Cặp trục trên có rãnh khía, có tác dụng đập, mài, băm, cắt hạt
Cặp trục bên dưới bề mặt phẳng có tác dụng cán hạt
Hình 2: thiết bị nghiền trục
Trang 17Nguyên tắc hoạt động: hạt dầu được đưa vào trục nạp liệu nhờ tấm cản
phân đều lên khe giữa 2 trục Hạt bị cuốn vào khe trục do lực ma sát của bề mặt các trục và trọng lực của hạt Hạt bị mặt các trục nén ép trong khe trục, do chênh lệch vận tốc giữa các trục tạo ra lực kéo và xé, hạt bị cán, nén và lọt qua khe trục thứ nhất, rơi xuống khe trục thứ hai rồi xuống băng tải vận chuyển bên dưới
Nồi chưng sấy 6 tầng
- Nồi chưng sấy có 6 tầng đặt lên nhau
- Mỗi tầng có vỏ hơi ở đáy và thành nồi
- Mỗi tầng một nồi, ở đáy có lỗ để lồng trục khuấy Trên trục khuấy ở mỗi tầng lắp 2 cánh khuấy
- Mỗi tầng được trang bị nhiệt kế, áp kế, van bảo hiểm hơi, van xả hơi, cốc ngưng tụ xả nước ngưng
- Thành trên của mỗi tầng có cửa nối với ống thông xả không khí và hơi nước
ra khỏi tầng
- Trên thành tầng dưới cùng có 2 cửa thoát để lấy bột chưng sấy ra, chuyển
xuống máy ép dầu sơ bộ
Hình 3: thiết bị chưng sấy Nguyên tắc hoạt động
- Bột nạp liệu liên tục vào tầng trên cùng của nồi chưng sấy, được khuấy mạnh
và được nâng độ ẩm liên tục lên 7 - 9% bằng cách phun nước từ các lỗ phun