1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dăm chất lượng cao làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc trong điều kiện miền bắc việt nam

27 381 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 4,25 MB

Nội dung

Trang 1

F488

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIEN KHOA HOC LAM NGHIEP VIET NAM

Hoang Tién Duong

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TO CÔNG NGHỆ

SẢN XUẤT VÁN DĂM CHẤT LƯỢNG CAO LÀM

NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT ĐỒ MỘC TRONG DIEU KIEN MIEN BAC VIET NAM

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Hà Chu Chử

2 TSLê Văn Nguyện

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Quang

Phản biện 2: TS H6 Xuan Các

Phản biện 3: TS Nguyễn Cảnh Mão

lên án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp

Nhà nước, họp tại:

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Vào hồi: § giờ 30 phút, ngày 25 tháng11 năm 2003

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc Gia

Trang 3

MO DAU

Tính cấp thiết của vấn để nghiên cứu: Hiện nay, ván dăm

đang ngày càng có vai trò quan trọng do nguồn gỗ tự nhiên ngày càng

cạn kiệt trong khi đó ván dăm Việt nam chưa khẳng định được vị trí của mình, một trong những nguyên nhân chủ yếu là chất lượng thấp Để góp phần khắc phục tình trạng này, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng ván là hết sức thiết thực, xuất phất từ lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván dam chat lượng cao làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc trong điều kiện Miền bắc Việt nam”

Ý nghĩa khoa học của luận án: Xuất phát từ việc khảo sát và phân tích thực trạng nguyên liệu, công nghệ sản xuất-và sản phẩm để

tìm ra những yếu kém cần khác phục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ván dăm Vận dụng những kết quả nghiên cứu về biến tính gỗ

bằng nhiệt độ vào việc nâng cao chất lượng ván đăm từ gỗ Bồ đẻ Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án là:

- Nghiên cứu và đánh giá một số tính chất quan trọng của gỗ Bồ đề liên quan tới chất lượng ván dăm

~ Nghiên cứu sự thay đổi tính chất của gỗ Bồ đề khi xử lý nhiệt

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt dăm sau khi sấy tới

tính chất ván dăm ¬

- Xác định các thông số công nghệ như nhiệt độ xử lí dăm, tỷ lệ gia Paraffin va chiéu day dam dé tao van dam chat lượng cao phù hợp với

điều kiện Miền bắc Việt nam

Ý nghĩa thực tiễn: Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, luận án là

Trang 4

cực trong việc hồn thiện cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm van dam Việt nam hiện nay

CHƯƠNG 1 TONG QUAN

1.1 Sự ra đời và phát triển của công nghệ sản xuất ván dam

Xuất phát từ ý tưởng tận dụng phế liệu gỗ, năm 1887 Ernst

Hubbard đã tạo ra ván lớn bằng cách ép mùn cưa với keo Anbumin,

và năm 1889, Krammer cũng thành công với sáng kiến tạo ra ván lớn

từ việc tận dụng vỏ bào.v.v., có thể nói rằng những năm 80 của thế kỷ ˆ

XIX là thời kỳ phôi thai của công nghệ sản xuất van dam Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới

phát triển làm cho sản xuất ván dăm có những bước tiến vượt bậc về

cả số lượng và chất lượng, nguyên liệu và sản phẩm ván dãm ngày

càng phong phú và đa dạng

1.2 Phân loại sản phẩm van dam

Sản phẩm ván đăm được phân loại theo nhiều phương pháp tuỳ

theo các quan điểm phân chia khác nhau, một số phương pháp phân

loại chủ yếu như: Phân loại theo phương pháp ép, theo khối lượng thể :

tích, theo cấu trúc, theo khả năng chịu nước, theo mục đích sử dụng, theo kha nang chậm cháy.v.v

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm van dam

Chất lượng sản phẩm ván dăm: Chất lượng của ván đdăm

được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tính chất, các tính chất của ván

Trang 5

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chat luong van dam:

- Các yếu tố thuộc về nguyên liệu: cấu tạo gỗ, khối lượng thể tích, độ pH, tính hút ẩm, hút nước, tính chất cơ học, loại keo và phu gia v.v

- Các yếu tố thuộc về công nghệ: khối lượng thể tích ván, tỷ lệ keo, hình dạng và kích thước dăm, chế độ ép, tỷ lệ phụ gia, tỷ lệ lớp ván, xử lý nguyên liệu, xung kích ẩm v.v

1.4 Tình hình sản xuất và chất lượng van dam

1.4.1 Tình hình sản xuất và chất lượng ván dăm trên thế giới

Công nghệ sản xuất ván dãm ra đời muộn song tốc độ phát triển

khá nhanh, sản lượng ván dăm trên thế giới năm 1950 là 20 000 mỶ,

năm 1995 khoảng 64 000 000 mỶ, năm 2000 sản lượng 95 000 000

m’ Chất lượng ván đã được tiêu chuẩn hoá, chỉ tiêu chất lượng chủ

yếu đối với ván dăm chất lượng cao dùng trong sản xuất đồ mộc theo TCVN 2- 1999: Tỷ lệ dãn nở chiều dày Sau 2 giờ ngâm nước, %: <8

¡ độ bên uốn tĩnh, kG/cm”: > 150; độ bền kéo vuông góc bể mặt, kG/cm”: > 3.5; lực cản vít vuông góc, kG: > 110; lực cản vít song

song, kG: > 80

1.4.2 Tình hình sản xuất và chất lượng ván dăm ở Việt nam

Năm 1976 nhà máy ván dăm Việt trì là nhà máy đầu tiên xây

dựng ở nước ta, cho tới nay ở nước ta mới có một số ít cơ sở sản xuất ván dăm, quy mô còn nhỏ, sản xuất nói chung không ổn định, công suất thường chỉ đạt 50 % công suất thiết kế Về chất lượng, theo kết quả khảo sát được năm 1998 thì một số tính chất chủ yếu của van dam

Việt trì như sau: khối lượng thể tích 0.64 g/cmẺ, tỷ lệ dãn nở chiều

day sau 2 giờ ngâm nước 9.5 %, độ bền uốn tĩnh 122.5 kG/cm” Như vậy sản phẩm ván của nước ta chưa đạt yêu cầu, đặc biệt so với các

tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới thì độ bền cơ học

Trang 6

1.5 Quan điểm ván dam chất lượng cao trong điều kiện Miền bắc

Việt nam

Đặc điểm khí hậu Miền bắc nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ và độ ẩm môi trường biến

động lớn dẫn đến cấu trúc ván dễ bị phá vỡ trong quá trình sử dụng, do đó ngoài các yêu cầu chung về độ bền có học thì tính ổn định kích thước là đặc biệt quan trọng, đo đó vấn để công nghệ nâng cao tính ổn định khích thước cho ván cần được giải quyết bằng giải pháp biến tính nguyên liệu

Về chất lượng, trên cơ sở tham khảo một số tiêu chuẩn trên thế

giới và tiêu chuẩn của Việt nam, chúng tôi xác định một số chỉ tiêu

van dim chất lượng cao cho sản xuất đồ mộc trong điều kiện Miền

bắc Việt nam như sau: khối lượng thể tích; kg/mỶ: 700 ; ty lệ dãn nở

chiêu dày sau 2 giờ ngâm nước, %:<8; độ bền uốn tĩnh, kG/cm”: > 160; độ bền kéo vuông góc,kG/cm”: >3.5; lực cản vít vuông góc,kG: > 110; lực cản vít song song, kG: > 80

1.6 Một số giải pháp cải thiện tinh chat van dam

Trong phạm vi có hạn, luận án đề cập một số giải pháp cơ bản

để chống ẩm và tăng độ bền uốn tinh cho van dam

Các giải pháp chống ẩm cho ván dăm

Có nhiều giải pháp khác nhau để chống ẩm cho ván, theo tác

giả A.A ›ns6epm (1970) [52] có thể phân thành hai nhóm giải pháp:

chống ẩm tạm thời và chống ẩm vĩnh cửu, giải pháp chống ẩm tạm

Trang 7

- Sử dụng phụ gia Paraffin: Có thể sử dụng Paraffin ở các dạng khác nhau Sử dụng Paraffin có hạn chế là làm giảm độ bên cơ học, tác

dụng chống ẩm chỉ mang tính tạm thời

- Giảm tỷ lệ trương nở chiều dày bằng cách xử lý nhiệt ván: Cơ chế

chống ẩm của giải pháp này là làm thay đổi tổ thành hoá học đặc biệt

là sự thay đổi của Cellulose từ đó làm cho tính chịu nước và ổn định

kích thước của ván tăng lên, giải pháp này làm tăng chỉ phí, thời gian và hiệu quả vẫn bị hạn chế bởi khả năng chịu nhiệt của màng keo - Giảm tỷ lệ dãn nở chiều dày ván dăm bằng cách xử lý hoá hoe dam

gỗ bằng các hóa chất như Anhydride acetic, Formaldehyde, tuy nhiên

giải pháp biến tính hoá học làm giảm độ bền cơ học đồng thời công _ việc xử lý cũng khá phức tạp, mất thời gian khá dài và môi trường sản

xuất bị ảnh hưởng [30], [31], [53]

- Giảm tỷ lệ dãn nở vấn dăm bằng giải pháp xử lý nhiệt dăm công nghệ, cơ chế của giải pháp này là làm thay đổi tổ thành hoá học đặc biệt là sự thay đổi của Cellulose làm cho tính hút nước của dăm gỗ

giảm đi, độ ổn định kích thước tăng lên từ đó khả năng chống ẩm của

van tăng, hạn chế của giải pháp này là vấn để an toàn trong sản xuất, yêu cầu thiết bị và chi phí nhiệt

- Giảm tỷ lệ dãn nở ván dam bằng giải pháp nâng cao nồng độ và lượng chất kết dính, tuy nhiên nếu tỷ lệ keo quá cao cũng là không có

lợi đồng thời làm cho giá thành tăng, khả năng gia công khó khăn

- Giảm tỷ lệ dãn nở ván dăm bằng giải pháp thay đổi kích thước dăm

đặc biệt là tỷ lệ giữa chiều dày và chiều dài của dăm, cơ chế của giải pháp này là nâng cao khả năng đan xen cơ giới giữa các phần tử dăm

Trang 8

- Nang cao độ bên cơ học ván bằng cách tạo cấu trúc định hướng, giải pháp này làm độ bền cơ học của ván tăng nhưng tỷ lệ dãn nở tăng lên - Tăng độ bên cơ học cho ván dãm bằng cách tăng khối lượng thể tích ván, giải pháp này sẽ làm tỷ lệ dãn no van tang lên đồng thời hao tốn nguyên liệu và giá thành

- Một số giải pháp khác: xử lý nhiệt, tăng lượng keo.V.V 1.7 Mục tiêu nghiên cứu và chọn giải pháp công nghệ 1.7.1 Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phat từ thực tế chất lượng ván dăm, môi trường st dung va khí tiêu đặt ra, chúng tôi xác định mục tiêu nghiên cứu là:

+ Tăng độ ổn định kích thước ˆ + Nâng cao độ bền cơ học,

1.7.2 Chọn giải pháp công nghệ

* Căn cứ lựa chọn giải pháp công nghệ

+ Thứ nhất là vấn đẻ chống ẩm cho ván dăm hiện nay thường sử dụng

Paraffin, như vậy tác dụng làm ổn định tính chất ván bị hạn chế vì

dùng Paraffin để chống ẩm cho ván dam chỉ có hiệu lực tạm thời [52]

+ Thứ hai là kích thước dăm, đặc biệt là thông số chiều dày và độ thon

của dăm lớp mặt chưa đảm bảo yêu cầu, như vậy không những hạn chế về độ bền uốn tĩnh mà còn làm tăng hiện tượng dãn nở của ván

+ Thứ ba là tỷ lệ keo còn thấp ( 8% cho lớp lõi, 14% cho lớp mặt ) vì

Trang 9

trong ván sẽ suất hiện nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho ẩm và nước xâm nhập và phá huỷ cấu trúc ván

+ Tính chất cơ học, vật lý của ván dăm phụ thuộc nhiều vào tính chất

của đăm trong đó hiện tượng hút nước và dãn nở của dăm gỗ thay đổi

theo độ ẩm môi trường là vấn đề hết sức quan trọng, do vậy giải pháp

xử lý biến tính đăm nhằm tăng khả năng ổn định tính chất, hạn chế độ

hút nước và dãn nở có ý nghĩa quan trọng đối với công nghệ tạo ván chất lượng cao trong điều kiện Miền bắc Việt nam

* Chọn giải pháp công nghệ tạo ván dăm chất lượng cao Căn cứ vào sự phân tích về các giải pháp cải thiện tính chất ván và điều kiện khí hậu nước ta, chúng tôi chọn giải pháp nghiên cứu là: Xử lý nhiệt cho dăm, kết hợp với các giải pháp như sử dụng phụ gia Paraffin và thay đổi tỷ lệ keo và kích thước dăm lớp mặt ˆ

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là ván dăm từ gỗ Bồ đề

- Phạm vi nghiên cứu: Ván dăm ba lớp dùng keo U-FE được ép phẳng với chiều dày 16 mm Các tính chất chủ yếu của ván được nghiên cứu

là tỷ lệ dãn nở chiều dày, độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo vuông góc và

độ bền bám vít

2.2 Nội dung nghiên cứu

Trang 10

-If dam, chiều dày dăm, tỷ lệ Paraffin, tỷ lệ keo và giải pháp kết hợp) trong việc nâng cao chất lượng ván

- Đề xuất công nghệ tạo ván dãm chất lượng cao 2.3 Phương pháp nghiên cứu và thiết bị sử dụng 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin lý thuyết: Kế thừa tài liệu và khảo sát thực tế, trên cơ sở thông tin từ đó xây dựng cơ sở lý luận A

- Thông tin thực nghiệm: Tạo ván thực nghiệm dựa vào lý thuyết qui

hoạch thực nghiệm, các mẫu kiểm tra nguyên liệu và sản phẩm được

lấy theo tiêu chuẩn với số lượng đảm bảo độ tin cậy và sai số cho phép Các phương pháp cụ thể áp dụng cho từng nội dung nghiên cứu như sau:

+ Xác định tính chất gỗ Bồ đề theo TCVN 356-70 + TCVN 365-70

+ + Cac bước thực nghiệm tạo ván được tiến hành theo thứ tu:

Thực nghiệm thăm dò: Nhằm xác định số lần lặp lại cần thiết

cho mỗi thí nghiệm trong điều kiện nghiên cứu cụ thể

Thực nghiệm đơn yếu tố: Nhằm xác định mức độ ảnh hưởng

của từng yếu tố công nghệ tới các chỉ tiêu chất lượng ván, từ đó làm

cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo

Thực nghiệm đa yếu tố: Nhằm xác định sự ảnh Huống đồng

thời của các yếu tố tác động tới các chỉ tiêu chất lượng ván Kế hoạch thực nghiệm xác định theo lý thuyết qui hoạch thực nghiệm

Trang 11

- Thông tin lý thuyết: Xử lý bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và suy luận - Thông tin thực nghiệm: Xử lý thống kê và thiết lập phương trình tương quan L - Đánh giá giải pháp công nghệ bằng phương pháp đối chứng 2.3.2 Thiết bị sử dụng

- May bam dam kiểu trống BX- 444 do Trung quốc sản xuất - Máy đập dăm mã hiệu BX - 349 do Trung quốc sản xuất

- Máy sấydăm Ketong-101

- May sang dãm của Trung quốc với 5 sàng có kích thước lỗ sàng là

8x8 mm, 4x4 mm, 1.25x1.25 mm, 0.4x0.4 mm và 0.25x0.25 mm

- Thiết bị phun keo bằng khí nén, áp suất phun 5- 6 kG/cm?

- Máy ép nhiệt một tầng của Trung quốc BYDI113x 3/Z

- - Máy thử tính chất cơ học Amsler, máy đo pH mã hiệu Hanna, cân

điện tử Ohaus, thước cặp Panme, bình hút ẩm

2.4 Phương pháp tạo ván thực nghiệm

2.4.1 Qui trình tạo ván -

Gỗ Bồ đề sau khi bóc vỏ, được cắt khúc dài từ I + 1,5 m Dăm lớp mặt được băm tại Trường đại học Lâm nghiệp, đăm lõi là dăm của Công ty ván nhân tạo Việt Trì Sau khi băm, dăm lớp mặt được nghiên để giảm bớt chiều rộng Sau khi nghiền, dăm được chuyển tới khâu

phân loại để loại bỏ các dăm có kích thước không đạt yêu cầu, sau đó chuyển tới máy sấy dăm Sau khi sấy và xử lí nhiệt (nếu c6), dam lõi

Trang 12

Có nhiều giải pháp xử lí nhiệt, trên thế giới thường thực hiện bàng cách xử lí trước hoặc trong khi sấy, tuy nhiên theo các biện pháp này sẽ kèm theo những điều kiện hạn chế về nhiệt độ, thiết bị và thời gian (đã phân tích kĩ trong luận án) Trong điều kiện nước ta , chúng tôi chọn phương án xử lí dăm sau khi sấy, với phương án này thì nhiệt độ xử lí có thể thấp hơn, thiết bị dễ kiếm và hao phí nhiệt thấp hơn 2.4.3 Tính toán nguyên liệu và chọn chế độ ép nhiệt

Xác định lượng dăm cho một lớp ván, lượng keo, phụ gia bang

cac cong thitc 2.4, 2.5, 2.6 va 2.7 [6]

Chọn chế độ ép nhiệt: Luận án chọn các thông số chế độ ép nhiệt

như sau: nhiệt độ ép T = 165 °C; áp suất ép lớn nhất P„„„ = 22 kG/cm’;

thời gian ép r = 0.7 phút/mm chiều dày

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT

CỦA NGUYÊN LIỆU

3.1 Chọn loại nguyên liệu

- Loại gỗ: Luận án chọn gỗ Bồ đề làm nguyên liệu tạo ván dăm

- Keo và phụ gia: Luận án chọn keo U- F của Công ty ván nhân tạo Việt trì, Paraffin nhũ tương của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam 3.2 Xác định một số tính chất của nguyên liệu

Trang 13

những hạn chế khi sản xuất ván dăm là: Gỗ có độ hút nước, hệ số dãn nở cao như vậy sẽ hao tốn keo do sự thẩm thấu, khối lượng thể tích thấp nên hao tốn nguyên liệu gỗ Từ những hạn chế như vậy, khi sử dụng gỗ Bồ đề làm ván dăm cần hạn chế độ thấm keo

- Các thông số kỹ thuật của keo U- F xác định được: Hàm lượng khô

51%, độ pH 7.5, độ nhớt (20°C) 35 s và thời gian gel hoá 65s

- Hỗn hợp Paraffin nhũ tương có khối lượng riêng 0.9 g/cm’, néng do 70 %, độ pH kiểm tra, giá trị trung bình độ pH = 5.5

Qua số liệu trên, ta thấy một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của của

keo U-F và dung dịch Paraffin nhũ tương đáp ứng được yêu cầu

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ

THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ TỚI TÍNH CHẤT VÁN DĂM

4.1 Nghiên cứu thăm đò

Mục đích là xác định số thí TH lặp lại để đảm bảo độ

chính xác và độ tin cậy mong muốn Chúng tôi tiến hành ép 10 tấm

ván với các thông số: Khối lượng thể tích, g/cmỶ: y = 0.7; Kích thước

đdăm, mm: Ixbxh=20 x2.x 0.2 với dăm lớp mặt và I x bxh = 20

x3.5 x 0.35 với dăm lớp lõi; Nhiệt độ sấy dăm, °C: 150; Tỷ lệ keo,

%: 13 với dăm lớp mặt và 8 với dãm lớp lõi; Chế độ ép: T = 165C,

P=22 kG/cm”, + = 0.7 phút⁄mm chiều dày

Trang 14

4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lí dăm tới tính chất ván

4.2.1 Cơ sở lý luận

4.1.1.1 Đặc điểm của gỗ liên quan tới dãn nở và độ bền cơ học

- Đặc điểm cấu tạo gỗ: Gỗ có cấu tạo xốp, các ống mạch tạo thành hệ mao dẫn có tính thấu nước và trương nở, khi đó làm cho tính chất cơ

học, tính chất vật lý của gỗ thay đổi [4], [28]

~ Một số tính chất của các thành phần trong gỗ

+ Cellulose: Ở mỗi mắt xích phân tử Cellulose có ba nhóm hydroxyl (OH), nhom nay có tính linh động cao và hút nước mạnh, trong quá trình tạo thành các dẫn xuất của Cellulose thì khả năng phản ứng của các nhóm chức hydroxy] đóng vai trò quan trọng

+ Lignin: Lignin được xem như chất liên kết, bao bọc giữa các tế bào, ˆ dưới tác động của nhiệt độ cao, Lignin bị mềm hoá Các nhóm chức trong Lignin gồm nhóm metoxyl (OCH,), nhém hydroxyl (OH)

+ Hemicellulose: So với Cellulose thi Hemicellulose dé bị phân giải khi ở nhiệt độ cao Hemicellulose gồm có Pentosan (C;H;O,)„, và Hexosan (C2H,O;)„ các thành phần này dễ thuỷ phân biến thành đường Pentose và Hexose Quá trình thủy phân Hemicellulose cũng tạo ra các chất trung gian, các chất này không tan trong nước làm độ hút nước và trương nở của gỗ giảm đi

Trang 15

4.2.1.2 Anh hưởng của nhiệt độ tới tính chất gỗ

Khi gỗ xử lí ở nhiệt độ thấp (dưới 150°C) thì trong gỗ không

diễn ra sự thay đổi cấu trúc hoá học và tỷ lệ các thành phần trong gõ, như vậy tính ổn định kích thước của gỗ vân không được cải thiện mà

khi có thay đổi độ ẩm môi trường thì gỗ vẫn dãấn nở như khả năng vốn

có của nó[5], [11], [28]

Khi nhiệt độ xử lí nâng cao (trén 150°C) thì trong gỗ diễn ra sự thay đổi cụ thể là:

+ Hình thành các cấu trúc liên kết mới giữa các thành phần trong vách tế bào, khoảng cách giữa các phântử Cellulose giảm đi làm tăng thêm xác xuất kết hợp giữa các gốc - OH trong vùng vô định hình, hình thành các gốc H hoặc các chất khác [37]

+ Mộtn số thành phần gỗ bị phân giải, như vậy tính chất cơ học, độ

hút nước và ổn định kích thước của gỗ sẽ thay đổi Theo Hiroshi Jnno

(1993) [37], Chrol.Y, Gromov.V [54] và P.I Issinscôva [28], kết quả sự tăng nhiệt độ xử lí sẽ làm giảm độ hút nước của các Polychaccarit, độ ổn định kích thước của gỗ tăng lên, song ở mức độ cao của sự hạ bậc, phân đoạn các cấu tử trong gỗ sẽ làm giảm cường độ gõ Dưới tác động của nhiệt độ thì thành phần Pentose bị phân huỷ, nhiệt độ càng cao thì sự phân huỷ càng mạnh và như vậy cường độ cơ học của gỗ càng giảm nhiều, dưới tác động của nhiệt độ cao còn xảy ra hiện tượng Linocellulose, nhóm Hydroxyl trở nên kém linh động và ái lực của nó với nước yếu đi làm cho tính hút nước của gỗ giảm di

4.2.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lí đãm đến tính chất ván

Dưới tác động của nhiệt độ cao, sự thay đổi tính chất của dăm

Trang 16

nước và dãn nở hơn

+ Độ bển cơ học của ván sẽ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau đây: Số nhóm -OH linh động giảm sẽ làm giảm liên kết giữa keo và dăm gỗ, độ hút nước của dam giảm đi làm tăng lượng keo tráng trên một đơn vị bề mặt dăm, sự phân huỷ thành phần Pentosan cũng

góp phần làm tăng keo nội, tính chất cơ học mà đặc biệt là cường độ

ép ngang thớ của các phần tử dăm giảm hiệu quả quá trình ép tạo

duoc su dan xen cơ giới các dăm với nhau như vậy có lợi cho viéc tăng cường liên kết giữa các phần tử dăm Trong khoảng nhiệt độ nhất

định mà lầm cho các ảnh hưởng có lợi là trội hơn thì cường độ ván xế

tăng lên

4.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm

4.2.2.1 Sự thay đổi tính chất của gỗ khi xử lí nhiệt

Theo M.B Grinbe, Okonov và A.A eØepT, thời gian xử lí

thường từ 2- 6 giờ, nhiệt độ từ 160° - 200°C, chúng tôi chọn khoảng

_ nhiệt độ xử lí từ 150°C - 210C với thời gian 2 giờ Quá trình xử lí gỗ

thực hiện như sau: mẫu gỗ được làm theo TCVN -70 về thử tính chất

cơ-lí được sấy khô ở nhiệt độ 100C, sau đó xử lí nhiệt với nhiệt độ và khác nhau Các tính chất gỗ thay đổi ghi ở bảng 4.2 trong luận án, kết quả như sau: Khi nhiệt độ xử lí tăng thì độ pH, độ hút nước, hút ẩm, hệ số dãn nở chiều dày và độ bền nén ngang của gỗ giảm đồng thời độ bền dán dính tăng lên, đây là những biến đổi có lợi góp phần nâng cao các tính chất ván, tuy nhiên nhiệt độ quá cao thì độ bền liên kết có xu hướng giảm đi là do hiện tượng cacbon hoá mạnh gây ảnh hưởng xấu

tới khả năng dán dính

Trang 17

Theo Tomek, khi xử lí dăm có độ ẩm ban đầu 45%, nhiệt độ

tir 230°C- 300°C thì thời gian từ 1-8 phút Đối với dam gỗ Bồ đẻ dễ

cháy, dăm được xử lí sau khi sấy, nên chúng tôi chọn thời gian xử lí

nhiệt là 5 phút, với các mức nhiệt độ là: 150;165; 180; 195 và Oe

Dé xem xét bién dong vé do am va ty 1é dam bi v6 khi xử lí, chúng tôi đã kiểm tra độ ẩm và bụi đăm sau khi xử lí ở nhiệt độ 210”C ( số liệu

trìng bày trong luận án), kết quả cho thấy sự biến động không lớn và

nằm trong giới hạn cho phép

4.2.2.3 Kết quả nghiên cứu ván thực nghiệm

Giá trị trung bình tính chất các loại ván từ dăm được xử lí

nhiệt được ghi ở bảng 4.4 Sự thay đổi tính chất ván: Khi nâng cao

nhiệt độ xử lí dăm từ 150% đến 210°C thì tỷ lệ dãn nở chiều dày

giảm tir 11.33% xuống 8.3 %, độ bền uốn tĩnh tăng từ 139.36 kG/cm”

đến 182.35 kG/cm” và độ bền kéo vuông góc của ván tăng từ 3.25

kG/cm? đến 4.15 kG/cm?, sự thay đổi tính chất ván chủ yếu trong khoảng nhiệt độ 150°C đến 195C, kết quả xử lí số liệu cho thấy quan

hệ giữa các tính chất ván với nhiệt độ xử lí là các hàm bậc hai Từ kết

quả thí nghiệm ta thấy xử lí dăm không những làm tăng khả năng chống dãn nở mà còn nâng cao độ bền cơ học cho ván, tuy nhiên nhiệt

độ tới 210°c thì chất lượng ván vẫn chưa đạt được yêu cầu, do vậy nên

áp dụng giải pháp xử lí nhiệt với các giải pháp khác

4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ Paraffin lớp mặt tới tính chất ván

dam

4.3.1 Cơ sở lý luận

Trang 18

học của ván khi lượng Paraffin nhỏ thì còn một số quan điểm giải

thích khác nhau Về tỷ lệ sử dụng Paraffin, các tác giả cho rằng tỷ lệ sử dụng phụ gia Paraffin trong ván dăm không nên vượt quá 1% vì tỷ lệ Paraffin quá lớn sẽ làm giảm đáng kể độ bền cơ học của ván

4.3.2 Kết quả nghiên cứu ván thực nghiệm

Tạo van cé ty 1é Paraffin 1a 0, 0.2, 0.4, 0.6 va 0.8 % cho dam

lớp mặt Các tính chất ván ghi ở bảng 4.6, kết quả cho thấy: Khi tỷ lệ Paraffin tăng từ 0 đến 0.8% thì tỷ lệ dãn nở chiều dày giảm từ 11.38

% tới 7.42 % Độ bền uốn tĩnh của ván tăng lên khi tỷ lệ Paraffin tăng

tới 0.2 %,nếu tăng tiếp tỷ lệ Paraffin thì độ bền uốn tĩnh của ván giảm

xuống tới 130.26 kG/cm”, kết quả xử lí số liệu cho thấy quan hệ giữa các tính chất ván với tỷ lệ paraffin lớp mặt là các hàm bậc hai Độ bền kéo vuông góc của ván giảm đi khi tỷ lệ Paraffin tăng lên vì các dam lớp mặt sẽ mềm dẻo hơn, tác dụng nén dăm lớp giữa bị hạn chế như vậy liên kết giữa các dăm ở lớp lõi ván kém di

4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chiêu dày dăm mặt tới tính chất

van dam

4.4.1.Cơ sở lý luận

Nếu chiêu dày đăm giảm đi làm cho quá trình ép dễ hơn, liên kết cơ học giữa các phần tử dăm gỗ sẽ tốt hơn đồng thời chiều dày

đảm giảm thì diện tích bề mặt xét cho một đơn vị khối lượng dăm tăng lên, như vậy nếu lượng keo là cố định thì lượng keo trên một đơn

vị diện tích bề mặt của dam giảm đi nhưng khả năng tạo đỉnh keo tốt

hơn cho nên, trong phạm vi nhất định, giảm chiều day dam lớp mặt thì tính chất cơ học và vật lý của ván vẫn tăng lên [12], [43] và [44]

4.4.2 Kết quả nghiên cứu ván thực nghiệm

Trang 19

cụ thể là: Khi chiều đày dăm lớp mặt giảm từ 0.3- 0.1mm thì tỷ lệ giãn nở chiều dày của ván giảm từ 12.86% xuống 8.06%, độ bền uốn

tĩnh tăng từ 129.8 kG/cmÏ lên tới 161.11 kG/cm”, độ bên kéo vuông

góc của ván giảm đi từ 3.35 kG/cm” xuống 3.1 kG/cmđồng thời tỷ xuat dam công nghệ cũng giảm di do dam bi vun va vo nhiéu, két qua xử lí số liệu cho thấy quan hệ các tính chat ván với chiéu day dam là

các hàm bậc hai ( trình bày trong luận án)

4.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ keo lớp mặt tới tính chất ván 4.5.1.Cơ sở lý luận

Theo tác giả I.M IlleapHMan, 7A Ilenpo (1987) [43],

[44], nếu tăng lượng keo trong một gới hạn nhất định thì tíng chất cơ học và tính chất vật lý của ván sẽ được cải thiện, tuy nhiên khi khi tỷ

lệ keo cao quá thì sự cải thiện cho tính chất của ván lại chậm và khi đó kéo theo giá thành ván tăng cao đồng thời việc gia cong cat gọt

tiếp theo gặp nhiều khó khăn Một số tác giả khác cho rằng: Một lớp keo đủ mỏng và liên tục sẽ cho giá trị ứng suất cao nhất, khuyết tật ở màng keo dày sẽ nhiều hơn khuyết tật ở màng keo mỏng và liên tục,

điều này được giải thích là do ở giai đoạn chuyển tiếp từ thể lỏng sang thé ran của màng keo sẽ có sự hình thành các ứng suất tiếp tuyến song

song với bể mặt của màng keo, làm cho lực hút dẫn tác dụng vuông góc với bé mặt màng keo giảm đi, khi màng keo dày thì ứng suất sé lớn làm giảm đi cường độ dán dính Từ các lý luận trên rút ra kết luận

rằng: Tỷ lệ keo hợp lý phụ thuộc vào tính chất cụ thể của keo, tính

chất của dăm và yêu cầu chất lượng ván

4.5.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Trang 20

thể là: Khi tỷ lệ keo lớp mặt tăng từ 13%- 17% thì tỷ lệ dãn nở chiều dày của ván giảm từ 11.2% xuống 8.4%, độ bền uốn tĩnh tăng từ 139.36 kG/cm” lên tới 165.35 kG/cm, độ bền kéo vuông góc của ván

giảm đi từ 3.35 kG/cm” xuống 3.1 kG/cm”, bền kéo vuông góc của

ván giảm vì khi tăng tỷ lệ keo lớp mặt thì các phần tử dăm lớp mặt trở

nên mềm dẻo và dễ ép hơn, khi đó tác dụng nén tới dam lớp giữa bị

hạn chế như vậy liên kết giữa các dăm ở lớp lõi ván kém đi Kết quả

xử lí số liệu cho thấy quan hệ giữa các tính chất ván với tỷ lệ keo lớp

mặt là các hàm bậc hai ( trình bày trong luận án)

4.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xứ lí dăm, tỷ lệ Paraffin và chiều dày dăm lớp mặt tới tính chất ván

4.6:1.Cơ Sở lý luận

- Tăng nhiệt độ xử lí dăm sẽ giảm được tỷ lệ dãn nở chiều day và tăng cường độ cơ học của ván

- Sử dụng Paraffin ở chừng mực nhất định sẽ làm giảm tỷ lệ dãn nở và ảnh hưởng tới cường độ cơ học là không lớn

- Khi giảm chiêu dày đăm mặt sẽ tăng cường độ cơ học, giảm tỷ lệ dãn nở và góp phần cải thiện chất lượng bề mặt ván

- Các giải pháp đơn yếu tố nói chung không đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng đặt ra, để có thể đạt được mục tiêu đặt ra cần áp dụng kết hợp các giải pháp cụ thể là sử dụng phụ gia Paraffin ở lớp mặt, tăng nhiệt độ xử lí đăm và giảm chiều dày dăm mặt

4.6.2 Kết quả nghiên cứu ván thực nghiệm

Căn cứ kết quả nghiên cứu đơn yếu tố, chúng tôi chọn chọn

kế hoạch trung tâm hợp thành đẳng diện xoay, số thí nghiệm 15, các

mức của thơng số vào tính tốn được như sau: chiéu day dam mat X,

Trang 21

):155-165 - 180 — 195- 205; tỷ lệ Paraffin cho lép mat X; (%) : 0.3- 0.4 -

0.6- 0.8-0.9 Kế hoạch thực nghiệm ở bảng 4.13, tính chất trung bình các loại ván thực nghiệm ghi ở bảng 4.14 (trong luận án)

Từ số liệu thực nghiệm trong bảng 4.14, các thí nghiệm số 3, 7,8, 11, 12 là thoả mãn đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng đặt ra do đó có

thể khẳng định rằng giải pháp tăng nhiệt độ xử lí dam, giảm chiều day

dăm lớp mặt và sử dụng Paraffin cho dam lép mat là khả thi

Xử lý toán học theo mô hình tương quan bậc hai ta được các

phương trình hồi qui 4.15 — 4.1 TS = -17.8 + 1216X,+ 0/21X¿- 19X; -143X,? - 9.38Xj — 0.22X,X;+ 0.054X,X,- 8.56X,X (4:15) y= -78-41- 39.55X, + 1.845X,+ 132.4X, - 488X,? - 19.4 X + 0.365X,Xz- 0.72X;,X;+15.19X,X; - (4.16) IB = - 022- 3.74X,+ 0.023X,+ 1.046X,- 8.12X/- 0.58X,?- 0.046X,X,- 0i01Z2X:E1417X1Xe (4.17) E¡ = 175.9+ 70.05X,- 1.67X;+ 130.9X;+ 686.6X,2+0.008X,7-1.59X:-2X,X¿- 0.67X,X;+113X,X3 (4.18) Ey, = -167+ 1344X+ 222Xet 5037X, 391X/- 001X¿- 29.6X.2+0.267X,X;-0.1X;X;-7.49X.X: (4.19) 4.6.2.3 Xác định thông số công nghệ hợp lí

Căn cứ vào mục tiêu chất lượng đặt ra, với quan điểm hạn chế nhiệt độ, tý lệ Paraffin và tỷ lệ bụi, chúng tôi chọn phương án SỐ 3 với các thông số: chiều dày dăm mặt X, = 0.15 mm ; nhiệt độ xit li dam

X; = 195 °C ; tỷ lệ Paraffin lớp mặt X; = 0.4 %

4.6.2.4 Đánh giá tính hút ẩm của ván nghiên cứu

Trang 22

4.7 Kết luận về hiệu quả các giải pháp công nghệ

Kết quả thực nghiệm các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng ván được tổng hợp ở bảng 4.16, 4.17 (trong luận án) Từ số liệu trong bảng 4.16, 4.17, ta thấy chỉ có loại ván V-nph có các tính chất

đạt yêu cầu chất lượng luận án đặt ra và trong điều kiện cùng nhiệt độ

xử lí thì xử lí dăm sau khi sấy cho chất lượng ván là cao hơn khi xử lí

dăm ẩm và xử lí ván sản phẩm, vậy chúng tôi đề xuất chọn phương án công nghệ kết hợp xử lí nhiệt dăm thời gian 5 phút ở 195 ° sau khi

sấy, sử dụng Paraffin lớp mặt 0.4% và chiêu dày dăm mặt 0.15mm làm phương án sản xuất ván dăm chất lượng cao

Bảng 4.16: Chất lượng ván từ các giải pháp nghiên cứu Tính chất Loại ván i VĐC- |V-xIn | V-xip | V-xlh |V-xIk | V-nph † ø/cmỶ 0.7 0.69 0.71 0.69 0.69 0.7 TS, % 11533 [S2 7.42 8.06 8.4 3.4 Gy, kG/em? | 139.36 | 177.78 | 130.26 | 161.11 | 165.35 | 176 IB, kG/cm” | 3.25 4.15 2.85 3 3.1 3.6 EF, kG - - - Ẹ a 124 F,kG = : ; E : 88.7 D6 hut 4m | 10.8 | - 5 5 : 3.7 %

Trong đó: VĐC: ván đối chứng; V- x]n: ván từ dăm xử lí nhiệt;

V- xIp: ván dùng paraffin; V- xlh: ván có chiều dày dăm mặt giảm; Y- xIk: ván có tỷ lệ keo lớp mặt tăng; V- nph: van tir dam duoc xt li -

Trang 23

Bảng 4.17: Chất lượng ván từ các phương pháp xử lí nhiệt Tinh chat Loai van VDC V-xl V-xl trudc | V- xl V- xl sản phẩm | khi sấy khi sấy | sau sấy TS, % 11.33 10.20 7.61 8.2 5.4 Ow G/cm? 139.36 | 145.78 164.26 158.5 176 IBkG/em? |325 |3.35 4.85 420 |3.6 CHUONG 5 DE SUAT CONG NGHE SAN XUAT VAN DAM CHẤT LƯỢNG CAO 5.1 Đề suất công nghệ 5.1.1 Sơ đồ công nghệ _ Gỗ -> băm dăm mặt > nghién > sàng tuyển —> sấy —> xử lí nhiệt 1 gia cơng hồn thiện <— ép nhiệt <— trải tham < tron keo va paraffin + trộn keo <— xử lí nhiệt < sấy Ạ Gỗ —> băm dăm lõi —> sàng tuyển 5.1.1 Qui trình sản xuất

- Chuan bị nguyên liệu: Khâu chuẩn bị nguyên liệu có nhiệm vụ bóc vỏ và cất khúc Việc bóc vỏ có thể dùng máy bóc vỏ chuyên dùng, việc cắt khúc gỗ tròn có thể dùng cưa đu hoặc cưa xích, chiều dài cắt

tuỳ theo loại máy bam dam Cong việc chuẩn bị nguyên liệu được bố

Trang 24

dụng loại máy băm theo chiều dày và chiều dài của dăm, hoạt động theo nguyên lí cắt bên, khi đó sẽ tạo được dăm có chất lượng tốt, các thông số kích thước của dăm dễ đảm bảo yêu cầu Chiều dày dăm lớp mặt từ 0.1-0.15 mm, chiều dài từ 15- 20 mm, chiều dày dăm lớp lõi từ 0.3-0.35 mm, chiều dài từ 15- 20 mm Độ ẩm của gỗ khi băm tốt nhất trong khoảng 45-50 %

- Nghiền dăm: Mục đích của khâu nghiền nhằm làm giảm bớt thông số chiều rộng Trong trường hợp sử dụng loại máy băm theo chiều đày của dăm và hoạt động theo nguyên lí cắt bên thì: Dăm lớp lõi không cần nghiền vì chiều rộng của dăm lõi sẽ giảm tới mức yêu cầu nhờ vào việc điều chỉnh dao đáy của máy băm và tác dụng của quá trình

sấy dăm, dăm lớp mặt nên sử dụng máy nghiên thớt để đảm bảo thông số chiều dài của dăm sau quá trình nghiền Độ ẩm của dăm khi đưa

vào nghiền tốt nhất trong khoảng 40- 50%

- Sang tuyển: Để sang tuyén dam, str dung máy sàng rung với các loại mắt sàng khác nhau Khi sàng tuyển, đăm lớp mặt chỉ lấy loai dim”

qua sàng 1.25x1.25 mm và ở trên sàng có kích thước 0.25x 0.25 mm

- Sấy dăm: Sử dụng lò sấy có nhiệt độ 150C, nhiệm vụ của lò sấy là

làm khô dăm tới độ ẩm 2-6%

- Xử lí nhiệt Dăm mặt sau khi sấy sấy ở nhiệt độ 150 °C có độ ẩm 3 -

6 %, được xử lí nhiệt ở 195C trong thời gian từ 5 - 6 phút, dam lõi

sấy ở nhiệt độ 150 °C cho tới độ ẩm 2-3 %, sau đó xử lí trong thời

gian từ 5 — 6 phút, nhiệt độ xử lí là 195C

Trang 25

hỗn hợp vào khoảng 5.5 Dam lớp mặt được trộn với hỗn hợp keo U-F với tỷ lệ keo là 13 %, Paraffin nhũ tương với tỷ lệ 0.4%

- Trải thâm: Có thể sử dụng máy trải thảm bằng cơ giới hoặc khí động học (trường hợp tạo ván cấu trúc tiệm biến)

- Ép nhiệt: Thường sử dụng máy ép thuỷ lực tự động, chế độ ép nhiệt là áp lực ép lớn nhất 22 kG/cm”, thời gian ép 0.7 phútmm chiều dày và nhiệt độ ép 165 °C

5.2 Hiệu quả của giải pháp đề xuất

5.2.1 Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng đáp ứng được

yêu cầu của ván chất lượng cao dat ra, cao hơn so với ván dăm có mặt

trên thị trường Miễn bắc Việt nam Sản phẩm được sản xuất với công nghệ dựa trên cơ sở biến tính nhiệt để làm giảm tính hút nước, tăng

khả năng ổn định kích thước và khả năng dán dính của nguyên liệu tạo ván, do đó khi sử dụng ở môi trường khí hậu nhiệt đới thì sản

phẩm ván sẽ có tính ổn định và tuổi thọ cao

5.2.2 Dự tính giá thành sản phẩm: Các bước công nghệ sản xuất ván dăm chất lượng cao trên đây về cơ bản giống với qui trình sản xuất ván đăm thông thường như Việt trì, Thái nguyên, sự khác biệt chủ yếu có ảnh hưởng tới chỉ phí ở đây là chi phí nhiệt ở khâu xử lí, cho nên trong luận án dựa vào chỉ phí nhiệt để xem xét sự chênh lệch về giá thành so với sản phẩm ván dăm trên thị trường hiện nay Kết quả

tính toán cho thấy: Chênh lệch bé thành cho ImỶ sản phẩm ván dăm

Trang 26

1 Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu tạo ván dam chất

lượng cao từ gỗ Bồ đề bằng biện pháp xử lý nhiệt dăm sau khi sấy 2 Luận án xác định được ưu, nhược điểm của gỗ Bồ đề - loại gỗ phổ biến trong sản xuất ván dăm (đã trình bày trong luận án)

3 Nghiên cứu được sự ảnh hưởng của việc xử lí nhiệt sau khi sấy tới tính chất của gỗ Bồ đề, cụ thể là dưới tác dụng của xử lý nhiệt trong khoảng nhiệt độ xử lí từ 150°C- 200C với thời gian 2 giờ làm cho độ hút nước, hút ẩm, hệ số dãn nở, độ pH, độ bền nén ngang thớ của gỗ giảm đi và khả năng dán dính của gỗ tăng lên ?

4 Luận án thực hiện 5 biện pháp công nghệ khác nhau nhằm cải thiện chất lượng ván, trong đó biện pháp kết hợp xử lí nhiệt dăm sau khi sấy, giảm chiều dày và sử dụng Paraffin cho dim lớp mặt thì chất

lượng ván đạt được chất lượng yêu cầu Xuất phát từ mục tiêu chất

lượng, thực tiễn môi trường, trên cơ sở hạn chế chỉ phí và đảm bảo an toàn trong sản xuất, luận án đã định lượng hố được các thơng số công nghệ cụ thể để tạo ván dăm chất lượng cao cho sản xuất đồ mộc:

nhiệt độ xử lí 195 °C, chiều dày dăm lớp mặt 0.15 mm và tỷ lệ

Paraffin 0.4 %, khi đó chất lượng ván đạt: TS = 5.4%; ơ„ = 176

kG/cm?; IB = 3.6kG/cm?; F, = 124kG; F, = 88.7kG

5 Phương án công nghệ hoàn toàn áp dụng được trong điều kiện sản xuất ở nước ta hiện nay Chất lượng ván đạt được cao hơn so với ván dăm đang sản xuất ở Miền bắc nước ta, ván có độ ổn định cao, sử

Trang 27

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN

Hoàng Tiến Đượng (1999), “Tăng cường tính ổn định kích thước ván dăm bằng Paraffin và

xử lý dăm ở nhiệt độ cao”, Thông tin

khoa học Lâm nghiệp (2), Trường đại học

Lâm nghiệp, tr 51-52-53

Hoàng Tiến Đượng (1999), “Định hướng nghiên

cứu công nghệ sản xuất ván dăm chất ]- ượng cao cho sản xuất hàng mộc”, Tạp

chí Lâm nghiệp (10), tr 54-55

Hoàng Tiến Đượng (1999/, “ảnh hưởng của cấu

trúc ván đến tính chất ván từ gỗ keo lá

chàm”, Chuyên san công nghệ chế biến lâm sản (1), Trường đại học Lâm nghiệp,

tr 31- -32 -33

Hoàng Tiến Dugng (2001), “Biến tính nguyên

liệu - một giải pháp nâng cao chất lượng van dam”, Tap chi Lam nghiệp (3),- tr

Ngày đăng: 31/01/2015, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w