1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng lịch sử lớp 5 tuần 19

7 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 110 KB

Nội dung

Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ: + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Lịch sử

Bài: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày dạy: 09 / 01 / 2013 Người dạy: Bùi Thị Thiên Lý Đơn vị: Trường Tiểu học Sơn Hà 2

I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:

- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:

+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch

+ Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi

- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

II Đồ dùng dạy học:

1 Giáo viên:

- Phiếu bài tập cho học sinh

- Cờ để tuyên dương cho các nhóm

- Các hoa màu đỏ tượng trung cho sự thắc mắc của HS, các hoa màu xanh để HS sử dụng khi hoàn thành bài tập

- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ

2 Học sinh:

- Xem bài, tìm hiểu câu hỏi trong SGK, sưu tầm tư liệu về tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình Giót

- Sách giáo khoa, bút, thước kẻ

III Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tổ chức: (1’) Giới thiệu thầy cô về dự giờ.

2 Kiểm tra bài cũ: (3’)

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng Việt Nam ?

Đáp án: Đại hội chỉ rõ rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân

Câu 2: Sau năm 1950, hậu phương của ta đã chuẩn bị những gì cho tiền tuyến ? Đáp án: Sau năm 1950, hậu phương của ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến

Câu 3: Hãy tìm hiểu thành tích tiêu biểu của 1 trong 7 anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ?

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

PHÒNG GD – ĐT SƠN HÒA

Trang 2

Đáp án: Anh hùng Ngô Gia Khảm có thành tích trong việc chế tạo vũ khí được

phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động

- GV nhận xét, ghi điểm từng HS và nhận xét chung qua kiểm tra bài cũ

3 Bài mới:

- GV: Ngày mùng 7-5 hằng năm ở nước ta có lễ

kỉ niệm gì ?

- Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng”.

Đó là niềm tự hào, là tiếng reo vang của dân tộc

Việt Nam về chiến thắng Điện Biên Phủ, “một

mốc vàng chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã

khẳng định Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm

hiểu về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

- HS: Lễ kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ

- HS nhắc lại đề bài

10’

- GV chỉ bản đồ hành chính vị trí của Điện Biên

Phủ: Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai

Châu nay thuộc thành phố Điện Biên,tỉnh Điện

Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc,miền Bắc Việt

Nam,giáp với các tỉnh Lai Châu, Sơn La của

Việt Nam, Phong sa li của Lào và Vân Nam của

Trung Quốc

- GV: Vị trí của Điện Biên Phủ là một vị trí trọng

yếu, án ngữ cả một vùng Tây Bắc Việt Nam và

Thượng Lào Thực dân Pháp với sự giúp đỡ của

Mĩ về đô-la, vũ khí, chuyên gia quân sự đã xây

dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Kiên cố

nhất Đông Dương (GV kết hợp giải thích: Tập

đoàn cứ điểm là nhiều cứ điểm hợp thành một

hệ thống phòng thủ kiên cố.)

- GV: Mục đích của chúng là thu hút và tiêu diệt

bộ đội chủ lực của ta Vì Pháp huênh hoang cho

rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không

thể công phá” Vậy để có một chiến thắng Điện

Biên Phủ lẫy lừng khắp năm châu, chắc chắn

quân và dân ta chuẩn bị rất kĩ cho chiến dịch

này Chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 (Quân và

dân ta chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ)

Hoạt động 1: Quân và dân ta chuẩn bị cho

chiến dịch Điện Biên Phủ.

* Mục tiêu: HS biết sự chuẩn bị và quyết tâm

của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên

Phủ.

Trang 3

* Cách tiến hành:

- Đọc thầm đoạn đầu trang 37 và quan sát hình 1

trang 38 SGK để trả lời câu hỏi: Mùa đông năm

1953, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ và Trung

ương Đảng đã làm gì ?

- GV giới thiệu hình ảnh: Bộ chính trị họp thông

qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ;

Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho đại

tướng Võ Nguyên Giáp

- GV giới thiệu một số thông tin về đại tướng Võ

Nguyên Giáp: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là

người lên kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh

Điện Biên Phủ năm 1954 Trong 21 năm

(1954-1975) ông trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt

động của Quân đội Nhân dân Ông là một thiên

tài về quân sự, một anh hùng dân tộc, một danh

tướng của thế kỉ XX

- Kết hợp SGK trang 37 và quan sát các hình ảnh

dưới đây, em hãy cho biết: Quân và dân ta đã

chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào ?

a) Về sức người

b) Về sức của

- GV giới thiệu hình ảnh Đoàn xe thồ phục vụ

chiến dịch Điện Biên Phủ Quan sát hình ảnh

đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ,

em có nhận xét gì ?

- GV kết luận: Đội xe đạp thồ trên 2 vạn người,

mỗi xe chở từ 200-300 kg Như vậy cả tiền tuyến

và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao

nhất

- GV: Với sự chuẩn bị như thế thì diễn biến của

chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào?

Cô cùng các em bước sang phần 2 (Diễn biến

chiến dịch Điện Biên Phủ.)

Thảo luận nhóm đôi

- Mùa đông năm 1953, Bộ Chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ

Thảo luận theo bàn

- HS quan sát các hình ảnh, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: Hơn nửa triệu chiến

sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ Gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển hàng hóa Hàng vạn tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men… được chuyển vào trận địa

- HS xem các hình ảnh và trả lời câu hỏi: Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ, em thấy quân và dân ta đều có tinh thần chiến đấu cao, hậu phương luôn sẵn sàng tiếp ứng sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Phủ

* Mục tiêu: HS biết chiến dịch diễn ra trong ba

đợt tấn công; đợt ba:ta tấn công và tiêu diệt cứ

Trang 4

điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch;

ngày 7-5 chiến dịch toàn thắng; biết tấm gương

chiến đấu của anh Phan Đình Giót.

* Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi:

+ Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt

tấn công ?

+ Mỗi đợt tấn công của ta bắt đầu vào thời gian

nào ?

- GV nêu câu hỏi: Ta tấn công vào những vị trí

nào ? Kết quả của từng đợt tấn công ?

- GV gọi đại diện nhóm 1 báo cáo về đợt tấn

công thứ 1(chỉ lược đồ) GV nhận xét, chốt lại ý

chính

- Giới thiệu hình ảnh anh Phan Đình Giót lấy

thân mình lấp lỗ châu mai

- Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện

điều gì ?

Thảo luận cả lớp

Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm 3 đợt tấn công:

Đợt 1:bắt đầu vào ngày 13-3-1954

Đợt 2:bắt dầu vào ngày 30-3-1954

Đợt 3: bắt đầu vào ngày

1-5-1954 Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận:

mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng

và thư kí

- Đợt 1: Quân ta tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo

Sau 5 ngày chiến đấu, địch bị tiêu diệt

- HS kể về tấm gương chiến đấu anh dũng của anh Phan Đình Giót:

(Ngày 13-3-1954, bộ đội ta tấn công cứ điểm Him Lam, bất ngờ hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn trả rất mạnh khiến lực lượng xung kích của

ta bị chặn lại Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là

“dập tắt ngay lô cốt này” Anh dùng sức nâng tiểu liên lên và bắn vào lỗ châu mai Miệng anh hô to “quyết hy sinh vì Đảng, vì dân” rồi sau đó lấy thân mình lấp lỗ châu mai, do

đó hỏa điểm bị dập tắt, quân ta xông lên và tiêu diệt Him Lam, góp phần cho chiến thắng Điện Biên Phủ.)

- Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện tinh thần

Phân công

HS giỏi hướng dẫn

cụ thể cho

HS yếu

Trang 5

- GV gọi đại diện nhóm 2 báo cáo về đợt tấn

công thứ 2 (chỉ lược đồ) GV nhận xét, chốt lại ý

chính

- GV gọi đại diện nhóm 3 báo cáo về đợt tấn

công thứ 3 (chỉ lược đồ) GV nhận xét, chốt lại ý

chính

- GV giới thiệu hình ảnh Cờ chiến thắng tung

bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri

- Cho HS xem đoạn phim nói về chiến thắng

Điện Biên Phủ

yêu nước, sự hy sinh dũng cảm, phi thường

- Đợt 2: Ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh Đến 26-4-1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt

- Đợt 3: Ta tấn công các cứ điểm còn lại Chiều ngày

6-5-1954, đồi A1 bị công phá 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy của địch

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả: vừa nói vừa chỉ lược đồ từng đợt tấn công Cả lớp nhận xét, bổ sung

Phủ.

*Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của chiến thắng Điện

Biên Phủ

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Câu nào sau đây nêu đúng nguyên

nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ?

a Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng

b Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất

khuất, kiên cường

c Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch

d Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế

e Tất cả các ý trên

GV nhận xét kết luận chung

Bài tập 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu

của đề bài và làm bài tập

- Nối cột A hợp với các ý ở cột B để nói lên ý

nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

- HS làm miệng bài tập trắc nghiệm: chọn câu trả lời đúng (câu e )

- Cả lớp nhận xét,đánh giá

- HS làm bài cá nhân vào PHT

và báo cáo kết quả

- Cả lớp nhận xét, bổ sung

Gợi ý riêng cho

HS yếu

Trang 6

A B

GV nhận xét, kết luận

* Hướng dẫn HS rút ra bài học

Mục tiêu : Giúp HS ghi nhớ, khắc sâu các

kiến thức đã học.

Cách tiến hành :

- Hướng dẫn HS hiểu rõ luật chơi và tiến hành

chơi

- Chiến thắng Điện Biên rung trời chuyển đất,

vang dội khắp năm châu Nhưng lớn lao hơn cả

là niềm vui giải phóng của đồng bào Tây Bắc

Hòa bình, ấm no, hạnh phúc đã thật sự trở về với

mảnh đất đã chịu nhiều đau thương Giờ đây,

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, hoa mơ lại

trắng, vườn cam lại vàng Chúng ta cùng lắng

nghe bài hát Chiến thắng Điện Biên để cảm nhận

niềm vui chiến thắng

- Chia lớp làm hai đội chơi: Các đội thay nhau nêu câu hỏi

và mời bất kì thành viên nào của đội bạn trả lời Nếu đội nào trả lời đúng thì được tuyên dương

- HS xem hình ảnh: cánh đồng Mường Thanh, tượng đài chiến thắng, đồi A1 và thành phố Điện Biên ngày nay

- Nghe bài hát Chiến thắng Điện Biên

Là mốc son chói lọi,góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Căn cứ địa Việt Bắc được củng

cố, mở rộng.

Ý nghĩa

của chiến

thắng lịch

sử Điện

Biên Phủ

Khẳng định ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc ta trong công cuộc chống xâm lược.

Trang 7

- GV dùng sơ đồ củng cố bài học.

GV liên hệ giáo dục: Là HS, được sống trong

hòa bình, ấm no, các em cần cố gắng học tập, ra

sức rèn đức, luyện tài để mai này tiếp tục sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng

với sự hy sinh xương máu của biết bao người đã

ngã xuống đổi lấy nền độc lập tự do cho chúng

ta ngày hôm nay.

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS học

tốt

- HS chú ý lắng nghe và nắm những nội dung chính của bài

* Hoạt động nối tiếp (1’): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Ôn tập: Lập

bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945 – 1954

Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

là mốc son chói lọi góp phần kết thúc cuộc

kháng chiến chống Pháp.

Chiến

thắng

lịch

sử

Điện

Biên

Phủ

Sự chuẩn bị của ta

về sức người,sức của.

Diễn biến của chiến dịch gồm 3 đợt tấn công.

7- 5-1954 chiến dịch của ta toàn thắng

Ngày đăng: 08/06/2016, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w