Hạt Sacha Inchi (Plukenetia volubilis Linneo) có nhiều giá trị dinh dưỡng, có hàm lượng các Omega cao. Ngoài ra, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A và Vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Sacha Inchi cho hiệu quả kinh tế cao và khá thích hợp với khí hậu Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu nhân giống Sacha Inchi là rất quan trọng và ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng chất điều tiết sinh trưởng αNAA 200 ppm để xử lý hom giâm Sacha Inchi có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra rễ của hom giâm với tỷ lệ ra rễ đạt 85%, số rễ TB 10,75 và chiều dài rễ TB 3,73 cm. Các cành Sacha Inchi lựa chọn làm hom giống tối ưu là các cành non, có đường kính 0,30,5 cm, số lá để lại trên cành giâm là 1 lá. Giá thể giâm cành tốt nhất là giá thể cát. Sau khi cành giâm ra rễ được 7 ngày thì tiến hành đóng bầu. Giá thể đóng bầu là giá thể 210 mùn dừa + 510 đất+ 210 phân hữu cơ + 110 phân vô cơ + chế phẩm EMINA. Cây đóng bầu được tưới mỗi tuần 2 lần bằng dung dịch ½ EC 1800, còn lại tưới bằng nước sạch. Cây giống cần được chăm sóc trong bầu, ở trong nhà lưới có ánh sáng đầy đủ đến khi mọc chồi và phát triển đến 6 lá trở lên thì mới nên đưa ra ngoài đồng ruộng để trồng sản xuất. Cây Sacha Inchi là giống cây mới được đưa từ rừng mưa Amazon về Việt Namđược 2 năm. Các hạt Sacha Inchi có hàm lượng protein cao (27-30%) và dầu (40-60%)(Hamakeret, 1992; Cai et al, 2011). Dầu của nó là một trong những nguồn dầu thực vậtgiàu Omega cần thiết cho cuộc sống con người (Cai et al, 2011). “Ông vua của các loạihạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt củaSacha Inchi. Omega 3 có trong Sacha Inchi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trítuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguycơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên. Omega 6 chiếm 35-37% đóng vai trò trong việcngăn ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh viêm khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trílực, giảm thoái hóa não, tăng cường thị lực. Omega-9 (6-10%) có tác dụng chống rốiloạn tim mạch và cao huyết áp... So với các loại cây lấy dầu khác, Sacha Inchi có hàmlượng omega cao nhất, đặc biệt là omega 3 cao gấp 17 lần dầu cá, gấp 50 lần dầu oliu.Ngoài omega, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A vàVitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Ngoài omega, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A vàVitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein. Đây là các thành phần có vai tròquan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí tuệ. Côngnghiệp dinh dưỡng dùng Sacha Inchi làm ra các sản phẩm từ hạt, bột dinh dưỡng.Công nghiệp dược phẩm dùng dầu Sacha Inchi làm viên nang, dùng lá làm trà thảodược. Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sacha Inchi để trộn các món salad cao cấp,ngọn có thể làm rau. Công nghiệp mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc, bảo vệ sắc đẹp.Cây Sacha Inchi phát triển tốt trên vùng thổ nhưỡng đa dạng và khí hậu khácnhau. Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 7-48ᵒC, nhiệt độ thích hợp nhất từ10-36ᵒC. Lượng mưa 800-1500ml/ nă
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY SACHA
INCHI (PLUKENETIA VOLUBILIS LINNEO) BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH TRÊN GIÁ THỂ VÀ
TRÊN BỒN KHÍ CANH”
Tên sinh viên : Phan Văn Thanh
Trang 2Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Quang Thạch
HÀ NỘI - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung báo cáo này được tôi thực hiện trung thựcdưới sự hướng dẫn của GS TS Nguyễn Quang Thạch
Tôi xin cam đoan mọi nội dung tham khảo trong báo cáo đều được trích dẫn rõràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm và nguồn gốc
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Phan Văn Thanh
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về nhiều mặt từ các cấp lãnh đạo, các tậpthể, cá nhân
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TS NguyễnQuang Thạch đã tận tình chỉ bảo, quan tâm và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đềtài
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo KhoaCông nghệ sinh học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và tạo điều kiện cho tôi thựchiện khóa luận này, đây là một cơ hội tốt để cho tôi có thể thực hành các kỹ năng đượchọc trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để cho tôi càng thêm tự tin vào bản thân mình
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể các thầy giáo, côgiáo, anh, chị trong Viện Sinh học Nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôitrong thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và ngườithân của tôi đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Sinh viên
Trang 6Phan Văn Thanh
Trang 7MỤC LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Trang 10IAA Axit indole-3-acetic
LSD Sai khác tối thiểu có ý nghĩa ở P = 0,5
TB Trung bình
Trang 11TÓM TẮT
Hạt Sacha Inchi (Plukenetia volubilis Linneo) có nhiều giá trị dinh dưỡng, có
hàm lượng các Omega cao Ngoài ra, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóanhư Vitamin A và Vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein Sacha Inchicho hiệu quả kinh tế cao và khá thích hợp với khí hậu Việt Nam Do vậy, việc nghiên
Trang 12cứu nhân giống Sacha Inchi là rất quan trọng và ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng chất điều tiết sinh trưởng α-NAA
200 ppm để xử lý hom giâm Sacha Inchi có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra rễ củahom giâm với tỷ lệ ra rễ đạt 85%, số rễ TB 10,75 và chiều dài rễ TB 3,73 cm Cáccành Sacha Inchi lựa chọn làm hom giống tối ưu là các cành non, có đường kính 0,3-0,5 cm, số lá để lại trên cành giâm là 1 lá Giá thể giâm cành tốt nhất là giá thể cát Saukhi cành giâm ra rễ được 7 ngày thì tiến hành đóng bầu Giá thể đóng bầu là giá thể2/10 mùn dừa + 5/10 đất+ 2/10 phân hữu cơ + 1/10 phân vô cơ + chế phẩm EMINA.Cây đóng bầu được tưới mỗi tuần 2 lần bằng dung dịch ½ EC 1800, còn lại tưới bằngnước sạch Cây giống cần được chăm sóc trong bầu, ở trong nhà lưới có ánh sáng đầy
đủ đến khi mọc chồi và phát triển đến 6 lá trở lên thì mới nên đưa ra ngoài đồng ruộng
để trồng sản xuất
Trang 13PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Sacha Inchi là giống cây mới được đưa từ rừng mưa Amazon về Việt Nam
được 2 năm Các hạt Sacha Inchi có hàm lượng protein cao (27-30%) và dầu (40-60%)(Hamakeret, 1992; Cai et al, 2011) Dầu của nó là một trong những nguồn dầu thực vậtgiàu Omega cần thiết cho cuộc sống con người (Cai et al, 2011) “Ông vua của các loạihạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt củaSacha Inchi Omega 3 có trong Sacha Inchi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trítuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguy
cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên Omega 6 chiếm 35-37% đóng vai trò trong việcngăn ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh viêm khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trílực, giảm thoái hóa não, tăng cường thị lực Omega-9 (6-10%) có tác dụng chống rốiloạn tim mạch và cao huyết áp So với các loại cây lấy dầu khác, Sacha Inchi có hàmlượng omega cao nhất, đặc biệt là omega 3 cao gấp 17 lần dầu cá, gấp 50 lần dầu oliu.Ngoài omega, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A vàVitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein
Ngoài omega, Sacha Inchi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A vàVitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein Đây là các thành phần có vai tròquan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí tuệ Côngnghiệp dinh dưỡng dùng Sacha Inchi làm ra các sản phẩm từ hạt, bột dinh dưỡng.Công nghiệp dược phẩm dùng dầu Sacha Inchi làm viên nang, dùng lá làm trà thảodược Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sacha Inchi để trộn các món salad cao cấp,ngọn có thể làm rau Công nghiệp mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc, bảo vệ sắc đẹp
Cây Sacha Inchi phát triển tốt trên vùng thổ nhưỡng đa dạng và khí hậu khácnhau Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 7-48ᵒC, nhiệt độ thích hợp nhất từ10-36ᵒC Lượng mưa 800-1500ml/ năm
Trang 14Sacha Inchi ra hoa, đậu quả quanh năm, quả chín, quả xanh xen kẽ khiến khôngthể cơ giới hóa trong việc thu hoạch được mà phải dùng thủ công Đó là cơ hội vàngđược mở ra với các nước nghèo có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với câySacha Inchi, có lực lượng lao động đông đảo như Việt Nam
Theo khảo sát của công ty cổ phần Sacha Inchi Việt Nam, với vốn đầu tư dựkiến 50-130 triệu đồng/ha, dự kiến sau 2 năm người nông dân, nhà đầu tư sẽ thu hồivốn và bắt đầu có lãi với mức thu ổn định khoảng 150-300 triệu đồng/ha/năm Nếuphát triển 50.000 ha cây trồng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 40.000người lao động Ngoài ra, việc phát triển trên quy mô lớn diện tích trồng cây SachaInchi còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi trọc, da dạnghóa các sản phẩm cho nông nghiệp; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hữu cơ và giatăng tỷ trọng cây trồng mang lại chuỗi giá trị lớn, phát triển bền vững
Chính vì thế việc nghiên cứu, nhân giống cây Sacha Inchi là vô cùng cần thiết
và quan trọng Các giống đang trồng ở Việt Nam chủ yếu là hạt nhập nội, nếu gieonhiều lần giống sẽ phân ly và thoái hóa, để đảm bảo tính di truyền chúng ta nên tiếnhành nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính Xuất phát từ yêu cầu thực tế
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Sacha
Inchi (Plukenetia volubilis Linneo) bằng phương pháp giâm cành trên giá thể và
- Tìm ra chất điều tiết sinh trưởng và nồng độ thích hợp xử lý hom giống
- Tìm ra sự ảnh hưởng của tuổi hom và số lá trên hom giống đến sự ra rễ
- Tìm ra sự ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến sự ra rễ
Trang 15- Tìm ra giá thể thích hợp để đóng bầu cây giống; loại dinh dưỡng tưới cây giống vàtiêu chuẩn cây giống khi đưa ra trồng sản xuất.
Trang 16PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về cây Sacha Inchi
Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… khi đưagiống cây này về Việt Nam để dễ nhớ và phù hợp với mục đích xuất khẩu sản phẩm ra
thế giới nên cây thường gọi là Sachi Tên khoa học của Sacha Inchi là Plukenetia volubilis L là thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu), có nguồn gốc từ vùng rừng
Amazon gồm 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, phổ biến nhất trong các khu vựcAmazon của Peru, Ecuador và Colombia Trong đó, 12 loài phân bố chủ yếu ở Nam vàTrung Mỹ, 7 loài còn lại phân bố ở các khu vực khác trên thế giới
Sacha Inchi là loại cây lâu năm, rễ chùm, phân nhánh ở lớp đất mặt từ 5-70cm
là chủ yếu Thân leo, cao 2-3 m, phân cành cách mặt đất 20-30cm, thân chính và cànhbám vào cọc để leo Hai lá mầm mọc đối nhau, lá thật mọc cách, phiến lá hình trái tim
có răng cưa, bản lá dài 10-12cm, rộng 8-10 cm, cuống lá dài 2-6 cm Sau khi trồngđược 5 tháng cây bắt đầu ra hoa, hoa đực nhỏ kết thành chùm màu trắng ngà mọc ởnách lá, trục hoa đực dài từ 10-15cm tùy vị trí ra hoa khác nhau, trục hoa có hoặckhông phân cành Hoa đực có 4 cánh và 6 bao phấn nhỏ bằng hạt vừng chứa các hạtphấn hình tam giác, số lượng hạt phấn ít lẫn cả phấn bất dục và hữu dục Tại vị trí gầngốc trục hoa đực thường mọc 1-2 hoa cái, ở một số chùm hoa đực còn xuất hiện 1-2hoa lưỡng tính Nhụy cái gồm bầu nhụy nằm sát đế hoa, vòi nhụy dài 1-2cm, màuxanh nhạt, đầu nhụy phân thành 4-5 thùy màu vàng chanh có lớp nhầy bám dính đểhứng phấn hoa Quả hình ngôi sao có 4-7 thùy, vỏ màu xanh lá cây, khi chín vỏ quảchuyển từ xanh sang màu nâu xám, treo trên cành Quả có 3 lớp vỏ: lớp ngoài mềm,khi chín khô nứt để lộ lớp vỏ giữa trắng xám, lớp trong cứng màu nâu bọc kín nhân.Mỗi thùy chứa 1 hạt, kích thước hạt rộng 15-20 mm, dầy 7-8 mm, khối lượng trungbình 0,7-1gam/hạt Cây ít bị sâu bệnh gây hại Năng suất tiềm năng khoảng 4.000kg/ha (Peru) hoặc 500-1.000kg/ha (Thái Lan)
Trang 17Đây là loại cây trồng đa tác dụng: cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu vàcây lấy dầu Sản phẩm chế biến từ Sacha Inchi rất đa dạng: Hạt Sacha Inchi được dùng
để sản xuất ra dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, lá cây dùng để làm trà, ngọndùng làm rau, vỏ có thể dùng làm chất đốt, phân bón…
Hình 2.1: quả và hạt Sacha Inchi
(nguồn: Công ty cổ phần Sacha Inchi Việt Nam)
2.1.2 Tổng quan về kỹ thuật canh tác cây Sacha Inchi
Kỹ thuật trồng cây Sacha Inchi (nguồn: Trung tâm giống cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam):
1) Đất trồng: Sacha Inchi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám,đất thịt pha cát, đất phù sa cổ,… song thích hợp nhất là trồng trên đất đồi có hàmhượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5, chủ động được tưới tiêu Đấttrước khi trồng phải được làm sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột,chế phẩm vi sinh Làm đất tơi xốp, lên luống cao 30cm cho dễ thoát nước
2) Đóng cọc và làm giàn: Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ(đường kính 12-15cm), dài 2m, chôn sâu 40cm, thanh ngang dài 1,2m Làm giàn:Dùng dây thép mạ kẽm, dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây thứ 2 mở xuốngdưới cách dây đầu 60 cm, dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh ngang (chữ T)
Trang 18phân ủ compost, phân chuồng ủ hoai mục cho cây 1-2 lần/tháng với lượng 0,2-0,5 kg(tùy loại phân).
4) Trồng cây: Tùy điều kiện canh tác, có thể bố trí mật độ khác nhau từ 1800 cây/hađến 5400 cây/ha Thông thường trồng mật độ 3300 cây/ha Bố trí hàng cách hàng3m (cọc giữa luống), cây cách cây 2m, trên luống trồng 2 hàng cây cách cọc bêtông sang hai bên 40cm ( hoặc bố trí so le) Cách trồng: Đào hố kích thước30x30x30cm tại vị trí đã xác định, dùng lớp đất mặt trộn đều lượng phân bón lót,dùng dao sắc rạch bỏ bầu nilon đặt cây giữa hố lấp đất kín mặt bầu tạo vồng caohơn mặt đất 3-5cm nén nhẹ rồi tưới nước cho cây
5) Chăm sóc:
Trồng dặm: Thường xuyên thăm vườn nếu cây chết trồng bổ sung để đảm bảomật độ
Đưa cây lên giàn: Những ngọn cây không leo lên cọc và giàn thì dùng dây mềm
cố định phần ngọn vào cọc và giàn Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổnthương cây
Làm cỏ: Kiểm soát cỏ bằng cách cắt bằng lưỡi hái, nhổ bằng tay hoặc máy cắtcỏ; có thể để lại gốc cỏ tránh xói mòn rửa trôi trên đất dốc, nếu có điều kiện tanên trồng cỏ lá lạc bên dưới
Tưới nước: Tùy vào điều kiện thời tiết để tưới nước đủ ẩm cho cây Sau trồngnên tưới 3-4 lần/tuần Khi cây trưởng thành tưới 1-2 lần/tuần trong suốt mùakhô
Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ vi sinh 1-2 lần/ tháng, lượng bón từ 0,2-2,5kg/cây
Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để kiểm soát sâubệnh hại cây trồng
Cắt tỉa, tạo tán: Cây cao 130-150 cm chưa phân cành, tiến hành bấm ngọn, cắtnhững ngọn dài và nhỏ, cắt những nhánh vô hiệu, cành tăm không cho quả Hủy
bỏ những cành cây bị bệnh Từ năm thứ hai trở đi tiến hành cắt tỉa vào tháng 5,tháng 11
6) Thu hoạch và bảo quản:
Thu hoạch: Khi quả chuyển sang màu nâu và tách vỏ ngoài thì tiến hành thuhoạch những quả vẫn còn trên cây Không hái quả xanh, mốc, quả đã rụng Cóthể phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô tới độ ẩm 10-15% Không trộn lẫnnhững quả thu hoạch từ trước với những quả mới thu hoạch
Bảo quản hạt trong bao dứa, để trong kho thoáng khí, tránh ẩm mốc
Trang 19Hình 2.2: Đóng cọc và làm giàn cho vườn Sacha Inchi (Nguồn: Trung tâm giống cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
2.2 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm di truyền cây sinh sản vô tính
Cây sinh sản vô tính được nhân giống chủ yếu bằng các cơ quan sinh dưỡngnên không biến đổi di truyền qua các thế hệ Những biến đổi di truyền của cây sinh sản
vô tính chủ yếu do đột biến tự nhiên, đột biến khảm, nhiễm bệnh, môi trường sinhsống bất thuận hoặc giao phối với cây sinh sản hữu tính và nhân giống bằng hạt.Những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa cây sinh sản vô tính là do nhiễm và tích lũybệnh, điều kiện môi trường trồng trọt và kỹ thuật nhân giống không phù hợp
2.2.2 Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính
Khái niệm: nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp tạo cây non từ cơquan, bộ phận dinh dưỡng của cây như cành, thân, rễ, lá, củ…đây là hình thức nhân
Trang 20giống phổ biến ở nhiều loại cây trồng Quá trình nhân giống vô tính có thể diễn ratrong tự nhiên và nhân tạo.
2.2.2.1 Nhân giống vô tính tự nhiên
Là hình thức nhân giống mà con người lợi dụng khả sinh sản sinh dưỡng của cây trồng, lợi dụng khả năng phân chia các cơ quan sinh dưỡng của cây trồng để hình thành một cá thể mới có khả năng sống độc lập với cây mẹ và mang các tính trạng của cây mẹ Hai hình thức này bao gồm:
*Dùng thân bò:
Ở phần mắt giữa hai lóng, nếu được tiếp xúc với đất sẽ mọc rễ, phía trên mọcchồi để tạo thành một cây con hoàn chỉnh, tách rời khỏi cơ thể mẹ đem trồng thànhmột cây mới
*Tách chồi: Chồi được hình thành từ gốc thân chính có đầy đủ thân, lá, rễ Tùytừng loại cây trồng mà có các loại chồi khác nhau như chồi thân (chuối), chồi ngầm(khoai nước, sen), chồi cuống quả, chồi chóp quả (dứa) Các chồi này sau khi táchkhỏi cơ thể mẹ có thể đem trồng ngay hoặc qua giai đoạn vườn ươm
*Nhân giống bằng thân củ, thân rễ (thân địa sinh): Trên thân của loại cây sinhđịa có mang các chồi hoặc nhiều mắt chồi, mỗi mắt có thể phát triển thành chồi và cayhoàn chỉnh, do vậy có thể dùng cây sinh địa để nhân giống như hành, khoai tây, gừng,hoàng tinh…
2.2.2.2 Nhân giống vô tính nhân tạo
Là hình thức nhân giống vô tính có sự tác động của các biện pháp cơ học, hóahọc, công nghệ sinh học…để điều khiển sự phát sinh các cơ quan bộ phận của câynhư rễ, chồi, lá…hình thành một cây hoàn chỉnh có khả năng sống độc lập với cây mẹ.Cây được tạo nên từ phương thức này mang hoàn toàn đặc tính di truyền như cây mẹ
Nhân giống vô tính nhân tạo chia làm 2 loại:
-Nhân giống vô tính được thực hiện trong điều kiện tự nhiên (in vivo), cây
giống được tạo ra có kích thước lớn
Trang 21-Nhân giống vô tính được thực hiện trong phòng thí nghiệm (in vitro), cây
giống có kích thước nhỏ
2.2.3 Nhân giống vô tính In vitvo
Nhân giống vô tính cây trồng in vitro hay vi nhân giống là một lĩnh vực ứng
dụng có hiệu quả nhất trông công nghệ nuôi cây mô tế bào thực vật Nhân giống vô
tính cây trồng in vitro có khả năng tạo một số lượng cây trồng lớn đồng đều, không
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên có thể tiến hành quanh năm
Phương pháp nhân giống in vitro đã được E.F Gerge (1993) nếu lên một số ưu
nhược điểm sau:
Ưu điểm: có khả năng hình thành được số lượng lớn cây giống từ một mô, cơ quancủa cây với kích thước nhỏ 0,1-10 mm Nhân giống hoàn toàn tiến hành trong điều kiện
vô trùng nên cây giống tạo hoàn toàn không bị nhiễm bệnh từ bên ngoài ; sử dụng vật liệusạch virus và có khả năng nhân nhanh một số lượng lớn cây sạch virus Chúng ta hoàntoàn chủ động điều chỉnh các tác nhân điều chỉnh khả năng tái sinh của cây, hệ só nhân
giống cao, có khả năng tiến hành quanh năm Cây giống in vitro nếu chưa có nhu cầu sử dụng, có thể bảo quản được trong thời gian dài trong điều kiện in vitro
Nhược điểm: Cây giống có kích thước nhỏ, đôi khi xuất hiện các dạng cây
không mong muốn (biến dị, mọng nước) Cây giống in vitro do được cung cấp nguồn
hydrat carbon nhân tạo nên khả năng tự tổng hợp vật liệu hữu cơ (tự dưỡng của câykém) Đồng thời, cây giống khó thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài có độ ẩmkhông khí thấp và ánh sáng mạnh Cần trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên có taynghề cao
Các kỹ thuật nuôi cấy mô và khả năng ứng dụng:
Nuôi cấy hạt giống -Tăng khả năng nảy mầm của các hạt khó nảy mầm trong
điều kiện bình thường
- Thúc đẩy quá trình nảy mầm bằng cách bổ sung chất
Trang 22điều tiết sinh trưởng.
-Tạo ra cây con dùng trong nuôi cấy meristem hoặc các bộphận
Nuôi cấy hoa cái
(bầu quả, noãn)
-Thụ phấn trong ống nghiệm phục vụ lai xa
-Tạo đơn bội
-Tạo đa bội
Nuôi cấy hoa đực
(bao phấn, hạt phấn)
-Tạo mô sẹo và cây đơn bội
-Tạo đột biến ở mức đơn bội
-Tạo dòng đồng hợp tử
Nuôi cấy phôi hợp tử -Nuôi cấy cứu phôi khi lai xa
-Nhân các dòng lai xa
-Phá ngủ nghỉ của hạt
Nuôi cấy mô sẹo -Tạo phôi vô tính
-Nuôi cấy tế bào đơn và tách tế bào trần
-Tạo cây biến dị soma
Nuôi cấy tế bào -Tạo đột biến ở mức độ tế bào
-Tạo tế bào trần để lai vô tính
-Biến nạp gen
-Nuôi cấy tế bào đơn
Nuôi cấy đỉnh sinh
trưởng (Meristem)
-Tạo và nhân nhanh dòng đồng nhất về di truyền
-Làm sạch virus
-Nghiên cứu sinh lý phát triển
Phân hóa phôi vô tính -Là đường hướng tái sinh chủ yếu ứng dụng:
+Nhân nhanh+Sản xuất hạt nhân tạo-Cung cấp vật liệu để tạo các protoplast có khả năng sinh phôi
-Cho phép quá trình cơ khí hóa quá trình nuôi cấy và sử dụng bioreactor
Đột biến soma -Phân lập các biến dị có ích ở kiểu hình lý tưởng song còn
thiếu một số tính trạng mong muốn
-Phân lập các biến dị có ích để sản xuất các hợp chất sơ cấp và thứ cấp
-Phân lập các biến dị có ích với khả năng kháng bệnh,
Trang 23chống chịu stress tốt hơn
-Tạo các đột biến di truyền không qua lai hữu tính ở những dòng ưu tú
Trang 242.2.4 Nhân giống vô tính In vivo
Nhân giống vô tính In vivo là quá quá trình nhân giống được thực hiện trong
điều kiện tự nhiên gồm các hình thức như tách cây, ghép mắt, chiết cành, giâm cành đểtạo cây con có đặc tính giống hệt cây mẹ
*Cơ sở khoa học:
Tất cả các loại thực vật đều có đặc tính tái sinh, tức là, khi tách rời một cơ quan
bộ phận nào đó của cây ra khỏi cây mẹ thì lúc đó trạng thái nguyên vẹn của cây bị viphạm, nhờ có đặc tính tái sinh mà cây có khả năng khôi phục lại trạng thái nguyên vẹncủa mình Khi tách một cành ra khỏi cây mẹ, nó đã bị mất tính nguyên vẹn, để khôiphục lại tính nguyên vẹn, cây có khả năng sinh một chồi mới để bù đắp cành vừa mất
đi Đồng thời cành được tách ra khỏi cây mẹ lúc đó cũng bị mất tính nguyên vẹn củamột cây, tức là, cành bị thiếu phần rễ để trở thành cây hoàn chỉnh nên nó tự khôi phụctính nguyên vẹn của mình bằng khả năng hình thành rễ bất định Hoặc ghép mắt thìnhờ khả năng tái sinh của các tế bào xung quanh phần bị cắt đã làm liền vết thương vàtiếp nhận mắt ghép
*Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính in vivo
Nhân giống vô tính in vivo có tỷ lệ thành công trong nhân giống cao, thời gian
tạo cây giống nhanh, cây giống có kích thước lớn Biện pháp giâm, chiết cành, câygiống tạo thành từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ nên có tuổi sinh học của cây mẹ vàmang đặc tính di truyền của cây mẹ Thao tác và thiết bị nhân giống đơn giản, rất dễdàng áp dụng cho mội đối tượng làm vườn
2.2.4.1 Nhân giống vô tính bằng phương pháp tách cây
Mỗi cây thường chỉ có một gốc và một bộ rễ, tuy nhiên, con người có thể sửdụng các biện pháp kỹ thuật tác động để cây phát sinh nhiều gốc, mỗi gốc có bộ rễriêng biệt rồi tách riêng từng gốc đem trồng thành cây mới Phương pháp này chậm,hiệu quả thấp, tốn công nên ít được áp dụng
2.2.4.2 Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép
Ghép là phương pháp được thực hiện bằng cách lấy một bộ phận của nhưngcây giống tốt, đang sinh trưởng như đoạn cành, đoạn rễ, mầm ngủ…lắp đặt vào vị tríthích hợp trên cây khác gọi là gốc ghép để tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinhtrưởng phát triển và tạo nên cây mới hoàn chỉnh
Ưu điểm: Giữ được hầu hết các tính trạng của cây mẹ, hệ số nhân giống cao,cây ghép có tuổi thọ cao Có khả năng thay đổi giống khi cần mà không phải trồng
Trang 25mới (giống cũ, năng suất thấp, sâu bệnh…) hoặc cứu chữa các bộ phận hỏng (bị hại ởgốc, rễ dẫn tới chết toàn cây thì ghép để thay rễ) Khai thác các ưu điểm của cây nhưlàm gốc ghép như: khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiệnngoại cảnh bất thuận Sử dụng trong việc cải tạo vườn tạp và công tác lai giống.
Nhược điểm: Cây sử dụng làm gốc ghép thường trồng bằng hạt nên sinh trưởngkhông đồng đều, khó chăm sóc Cần đội ngũ kỹ thuật có trình độ, am hiểu về kỹ thuậtghép, giống cây trồng và cần đều tư nhiều công sức để lựa chọn tổ hợp ghép thích hợptùy theo từng loại cây trồng, từng vùng nhất định
2.2.4.3 Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm, chiết cành
Phương pháp giâm, chiết cành dựa trên khả năng hình thành rễ bất định củacành giâm hoặc chiết khi được cắt rời khỏi cây mẹ của cành giâm hoặc chiết khi táchrời khỏi cây mẹ Phương pháp này thường được áp dụng cho cả 2 nhóm cây thân gỗ vàthân thảo
*Cơ sở khoa học của sự hình thành rễ bất định
Yếu tố gây hoạt hóa sự hình thành rễ bất định là auxin Khi có tác động cắt cànhhoặc khoanh vỏ thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh chóng tại đỉnh sinhtrưởng và cơ quan non, sau đó qua hệ thống mạch libe, auxin được vận chuyển vầphần vết cắt của cành chiết, cành giâm Tại đây, auxin kích thích phân chia tế bàotượng tầng tạo khối callus và auxin đạt lượng thích hợp sẽ kích thích tạo rễ bất định
Vì vậy sụ ra rễ bất định của cành chiết, cành giâm nhanh hay chậm hoàn toàn phụthuộc vào khả năng tổng hợp auxin nội sinh của từng loại cây trồng Người ta có thể
xử lý bổ sung auxin ngoại sinh để thúc đẩy nhanh chóng sự ra rễ bất định của cànhchiết, cành giâm
Sự hình thành rễ bất định là quá trình phản phân hóa của tế bào tiền tượng tầng,tiếp đó là tái phân hóa để hình thành mầm rễ
Quá trình hình thành rễ bất định chia làm 3 giai đoạn:
-Phản phân hóa của tế bào tiền tượng tầng để trở lại chức năng phân chia tế bàocủa mô phân sinh tượng tầng và tạo khối tế bào bất định (callus)
-Tái phân hóa tế bào rễ từ các tế bào bất định để hình thành mầm rễ bất định.-Mầm rễ sinh trưởng để hình thành rễ bất định
Có 3 phương pháp để xử lý auxin cho sự ra rễ bất định:
-Phương pháp xử lý nồng độ loãng (xử lý chậm): nồng độ auxin xử lý vàokhoảng vài chục hay vài trăm ppm
-Phương pháp xử lý nồng độ đậm đặc (xử lý nhanh): nồng độ auxin xử lýkhoảng vài nghìn ppm
-Sử dụng dạng bột: có nhiều chế phẩm giâm chiết cành dạng bột, trong thành
Trang 26phần có chứa auxin với tỷ lệ nhất định được phối trộn với một loại bột nào đó Khigiâm cành chỉ cần chấm vết cắt của cành giâm vào chế phẩm bột rồi cắm vào giá thể
a Nhân giống vô tính bằng chiết cành
* Ưu điểm: Cây con dễ sống, sinh trưởng nhanh, mọc khỏe mang đầy đủ đặctính di truyền của cây mẹ Cây thấp, tán gọn nên thuận tiện cho chăm sóc và thuhoạch
*Nhược điểm: Hệ số nhân giống không cao, chỉ sử dụng trong sản xuất nhỏ.Cây nhanh già cỗi, tuổ thọ vườn cây thấp, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợicủa môi trường không cao và cây mẹ bị khai thác nhiều sẽ bị giảm tuổi thọ và sứcsống
*Các hình thức chiết cành:
-Chiết cành bằng biện pháp uốn vít cành: Biện pháp uốn vít cành thường được
áp dụng cho đối tượng cây thân bụi, thân thảo và kể cả cây thân gỗ như cây đỗ quyên,kim ngân, ráy thơm, cây hoa hồng…
-Chiết cành trên cây: Đây là biện pháp áp dụng phổ biến cho nhóm cây thângỗ…Cành chiết vẫn ở trên cây từ khi chiết đến khi ra rễ bất định tạo cây hoàn chỉnhmới cắt xuống đem trồng
b Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành
*Ưu điểm: Cây con được giữ các tính trạng di truyền của cây mẹ, vườn câyđồng đều thuận tiện chăm sóc, thu hoạch Thời gian nhân giống tương đối nhanh, hệ sốnhân giống cao và chu kỳ khai thác ngắn, hiệu quả kinh tế cao
*Nhược điểm: Tuổi thọ vườn cây thấp, chu kỳ kinh doanh ngắn, đòi hỏi ngườisản xuất phải có trình độ lỹ thuật nhất định và tốn nhiều công chăm sóc
*Các hình thức giâm cành: Tùy theo từng đối tượng cây trồng mà người ta ápdụng các hình thức giâm cành khác nhau Một số phưng pháp giâm cành phổ biến chocác đối tượng cây trồng như sau:
-Giâm cành bằng biện pháp cắt cành, cắt thân:
Cách tiến hành: dùng dao sắc cắt vát vị trí phía dưới của đốt cành hoặc đốt thânvới kích thước tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và mục đích nhân giống Có thểcắt từng đốt đơn hoặc đốt kép (đối với cây có lá đối xứng) Loại bỏ bớt một phần của
lá nếu lá quá to Nhúng nhanh hom giâm vào dung dịch auxin nếu cần thiết, sau đócắm hom giâm vào giá thể với chiều sâu khoảng 1 cm, hoặc đặt nằm ngang lấp giá thểvào ½ thân (đối với cây mía, đay, mấy…) Đảm bảo độ ẩm thích hợp của giá thể (70-80%) và độ ẩm bão hòa trên bồ mặt lá bằng cách phun mù đến khi xuất hiện rễ bấtđịnh của hom giâm Chăm sóc cẩn thận đến khi xuất vườn
Trang 27-Giâm cành bằng biện pháp cắt lá: biện pháp này thường được áp dụng với câycảnh, cây trồng chậu trong nhà, đặc biệt thường sử dụng đối với cây lá bỏng Có hailoại cắt lá: cắt toàn bộ lá và cắt mẩu lá Khi lá tách rời cơ thể mẹ thì rễ bất định đượchình thành tại phần cuống hoặc trực tiếp trên lá.
Trong kỹ thuật giâm cành cần chú ý:
-Hom mới giâm vẫn xảy ra quá trình thoát hơi nước trên bề mặt lá nhưng chưa
có rễ để hút nước dẫn đến mất cân bằng nước, cành giâm bị héo và chết Vì vậy, cầnphải thường xuyên phun ẩm đảm bảo độ ẩm bão hòa trên bề mặt lá làm giảm sự thoáthơi nước cho đến khi hom giâm xuất hiện rễ bất định
2.2.5 Các yếu tố tác động tới sự ra rễ của hom giâm
Có vô số yếu tố tác động tới tỷ lệ ra rễ của hom, vì quá trình hình thành rễ củahom phụ thuộc vào điều kiện nội sinh của cây mẹ và điều kiện môi trường, trong đócác yếu tố quan trọng nhất vẫn là:
- Đặc điểm của loài
- Đặc điểm của cây cá thể
- Tuổi cây mẹ lấy hom cành
- Vị trí và trạng thái sinh lý của cành
- Sự cần thiết của lá trên hom cành khi giâm
- Kích thước của hom được dùng trong giâm hom
- Xử lý chất kích thích ra rễ (loại thuốc, nồng độ, thời gian xử lý…)
- Các yếu tố môi trường giâm hom (ánh sáng, độ ẩm, vệ sinh…)
a Đặc điểm của loài: Từ quan điểm giâm hom người ta chia các loài thành 3nhóm, đó lá: các loài khó ra rễ, các loài dễ ra rễ và các loài có khả năng ra rễtrung bình
b Đặc điểm của cây cá thể: nhiều thí nghiệm giâm hom đã chứng tỏ có cây cho tỷ
lệ hom ra rễ rất cao, còn có cây hầu như không ra rễ Ngay từ năm 1940,Deuber đã cho biết là một số loài cây lá kim, tỷ lệ ra rễ biến động lớn, từ 0% tới
100% Đối với cây Vân Sam (Picea abies), Roulund (1971) cho thấy tỷ lệ ra rễ
của 8 dòng vô tính là khác biệt nhau
c Tuổi cây mẹ lấy hom cành: Khả năng ra rễ của hom cành phụ thuộc vào tuổicây mẹ cung cấp hom Mỗi loài cây đều có một ngưỡng tối đa về khả năng ra
rễ, song đều tuân theo quy luật là cây non dễ ra rễ hơn cây già
d Vị trí và trạng thái sinh lý của cành: Cành ở những vị trí khác nhau trên cùngmột cây có những tỷ lệ ra rễ khác nhau Ngay từ năm 1939, Grace đã thấy ở vân
Trang 28sam 18 tuổi, hom lấy từ 1/3 phần tán phía dưới và từ 1/3 tán phía trên cho tỷ lệ
ra rễ tương ứng là 86% và 48%
Thông thường, các hom lấy ở phần gốc dể ra rễ hơn các hom lây ở phần ngọncủa cây Theo Hartney (1980), hai lý do có thể tác động tới vấn đề này:
- Gốc của cây non là nói tích tụ các chất cần cho ra rễ
- Tồn tại gradient về các chất kích thích và ức chế ra rễ ngay trên cây
e Sự cần thiết của lá: Tỷ lệ ra rễ và sức mạnh của rễ có liên quan trực tiếp tới bềmặt lá, nghĩa là với quang hợp Hầu hết các hom bị ngắt bỏ lá trước khi giâmhom đề không ra rễ và các hom cây sẽ bị chết trong vòng 10 ngày Lá giữ vaitrò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ các hom chưa hóa gỗ đặtdưới phun mù Cần để cho lá được chiếu sáng thích hợp, bảo đảm quang hợpmạnh mẽ Do bề mặt khay giâm hom không lớn và đặc biệt là đối với các loàicây có lá to, cần cắt đi một phần lá cho hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nướcvừa lại tiết kiệm được diện tích khay giâm
f Xử lý chất kích thích ra rễ: Kômixarốp (1964) đã tìm hiểu ảnh hưởng các chấtkích thích ra rễ ở 130 loài cây, trong đó tác giả cho thấy thuốc kích thích đã làmtăng hiệu quả ra rễ lên 1,5 đến 3 lần ở 27 loài, cho kết quả trung bình ở 23 loài,không có hiệu quả ở 72 loài và kém hiệu quả hơn cả đối chứng ở 8 loài Điều
đó chứng tỏ thuốc kích thích là phương sách duy nhất cho quá trình tăng tỷ lệ rarễ
g Các yêu tố môi trường giâm hom
- Độ ẩm
Đây là yếu tố quyết định tới thành công của giâm hom Khí quyển baoquanh các hom cành bao giờ cũng phải ở độ ẩm cao, càng gần 100% càng tốt, để giảmtối đa hư hại do bốc thoát hơi nước và làm giảm nhiệt độ của các mô tế bào Giữ độ
ẩm cao làm cho các tế bào luôn trương căng, quang hợp phát huy đến mức tối đa vàviệc cung cấp dinh dưỡng cho hom cành được đảm bảo mức tốt nhất
Độ ẩm cao được duy trì bằng một thiết bị phun sương Số lần phùn phụthuộc vào điều kiện khí hậu như mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày đêm, độ ẩm tươngđối, nhiệt độ xung quanh môi trường v.v
-Ánh sáng
Yếu tố ánh sáng cũng là một trong số những yếu tố quan trọng hàng đầu bởi
vì hom phải được phơi ra ánh sáng đến mức thích hợp cho quang hợp thì hom mới ra
rễ Nên có màn che cao để che bớt nắng gắt khi cần thiết, tránh táp lá, nhất là đối với lánon và hom non Nguyên tắc sử dụng màn che là làm sao cách nhiệt nhiều và có khả
Trang 29năng khếch tán tốt Có thể dùng cơ chế phun mù dày và ngắn để điều chỉnh và giúplàm giảm tác dụng xấu của ánh sáng trực tiếp.
-Sự thông thoáng
Phải đảm bảo thông thoáng khí để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các
mô tế bào, ngoài ra còn để điều hòa nhiệt độ của nhà giâm hom Tránh gió lùa mạnhlàm cho lá và giá thể mau khô, hom dễ chết
- Trạng thái vệ sinh
Trạng thái vệ sinh trong giâm hom phụ thuộc nhiều vào sự thông thoángkhí, chăm sóc, xử lý phòng và diệt nấm bệnh tốt Thiệt bị phun sương và hom phảiđược xỷ lý nấm bằng dung dịch Benlate
-Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng song khó xác định được một cách chínhxác Nói chung, nhiệt độ tối ưu nằm khoảng 25 – 30 0C Nhiệt độ giá thể thấp sẽ làmchậm sự ra rễ của hom
- Giá thể
Giá thể thường là hỗn hợp cát, cát thô, sỏi, có khi là đất phù sa, rêu, đất tầngmặt v.v.dễ thoát nước song giữ được ẩm, nhiều khi không cần phải chứa chất dinhdưỡng vì giâm hom chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn Bề dày của giá thể phảiđảm bảo cho hom đứng vững và rễ phát triển tốt, thường là 10-15 cm Giá thể phảiluôn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh
2.3 Tổng quan về tình hình trồng cây Sacha Inchi ở Việt Nam
Sau gần 2 năm đưa giống cây trồng từ rừng mưa Amazon về Việt Nam,Công ty Cổ Phần Sachi Vina trực thuộc tập đoàn Tâm Hoàng Việt đã kết hợp với khoaCông nghệ Sinh học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và Trung tâm khảo kiểmnghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc Gia tiến hành khảo nghiệm tại Tam Điệp -Ninh Bình, Lương Sơn – Hoà Bình, Chiềng Cơi - Sơn La và EaTu - Tp Buôn MaThuột- Đắc Lắc
Qua theo dõi gần 2 năm đã cho thấy cây Sacha Inchi phát triển tốt trên vùngthổ nhưỡng đa dạng và khí hậu khác nhau Cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ
7 – 48ᵒC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 10-36ᵒC Lượng mưa 800 – 1500ml/ năm
Ngày 21/08/2015, tại Hà Nội, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông
Trang 30thôn Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam tổ chức Hộithảo “Đánh giá tiềm năng phát triển cây Sachi (Sacha Inchi) tại Việt Nam” Các thamluận đã được các chuyên gia, nhà khoa học xây dựng bằng phương pháp nghiên cứu tàiliệu và nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào 6 chủ đề chính là: (1)Giới thiệu về SachaInchi, đặc điểm thực vật học và quy trình nhân giống (2) Tổng quan tình thị trườngSachi trên thế giới và bài học kinh nghiệm, chiến lược phát triển Sachi tại Việt Nam(3) Quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, sơ chế; quy trình hợp tác đầu tưtrồng Sachi và hiệu quả kinh tế cho người nông dân (4) Giá trị dinh dưỡng, công nghệchế biến và sản phẩm đầu ra của Sachi (5) Chiến lược đầu tư phát triển Thương hiệu
và Marketing cho sản phẩm đầu ra từ cây Sachi (6) Đánh giá bước đầu kết quả trồngkhảo nghiệm Sachi tại Việt Nam Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nôngnghiệp Việt Nam) có lẽ lâu lắm rồi mới có một đối tượng cây trồng mới thích hợp vớiViệt Nam như Sachi Loại cây này là dành cho nước nghèo, cho người nghèo vì thuhái thủ công, nhiều lần trong năm nên không công nghiệp hóa được, không hợp vớicác nước đã phát triển “Theo tôi đưa cây Sachi vào sản xuất là ổn nhưng cần điềuchỉnh dần dần về kỹ thuật cho phù hợp hơn” Theo chuyên gia nông nghiệp NguyễnLân Hùng : “Hiện nay công ty Sachi Vina đang phải sang Lào, sang Campuchia đểmua sản phẩm thì tại sao ở ngay chính Việt Nam lại không phát triển được?” Hiện naycông ty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đang định hướng sản xuất và chế biến SachaInchi theo chuỗi giá trị khép kín, hữu cơ, bao tiêu đầu ra và có quy hoạch Trước tiên,công ty sẽ hướng tới thị trường quốc tế với mong muốn xây dựng được một doanhnghiệp mang biểu trưng thương hiệu quốc gia
Trang 31PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
*Đối tượng: Cây Sacha Inchi
Tên la tinh: Plukenetia volubilis Linneo
Tên Việt Nam: Sachi, đậu núi
*Vật liệu: Cành Sacha Inchi (cành non, cành bánh tẻ, cành già)
Nguồn mẫu do khoa Công nghệ sinh học và viện Sinh học Nông nghiệp-Học viện Nông nghiệp Việt Nam cung cấp
Hóa chất:α-NAA, IBA, IAA
Vật liệu: Cát, đất, mùn dừa, trấu hun, phân gà, đạm ure, lân, chế phẩm vi sinh vậthữu hiệu EMINA, chậu nhựa, túi bầu, khay giâm, bình phun, dd EC1800
*Thời gian: 8/2015 – 12/2015
*Địa điểm: Viện Sinh học Nông nghiệp–Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng ở các nồng độ đến khả năng ra rễ của hom giâm
- Nội dung 1.1 Ảnh hưởng của α-NAA ở 5 nồng độ: 100, 200, 300, 400, 500 ppm đến khả năng ra rễ của hom giâm
- Nội dung 1.2 Ảnh hưởng của IBA ở 5 nồng độ: 100, 200, 300, 400, 500 ppm đến khả năng ra rễ của hom giâm
- Nội dung 1.3 Ảnh hưởng của IAA ở 5 nồng độ: 100, 200, 300, 400, 500 ppm
Trang 32đến khả năng ra rễ của hom giâm
Nôi dung 2: Ảnh hưởng của tuổi hom (hom non, hom bánh tẻ, hom già) đến khảnăng ra rễ của hom giâm
- Nội dung 2.1 Ảnh hưởng của hom non (xử lý bằng α-NAA ở 5 nồng độ 100,
200, 300, 400, 500 ppm) đến khả năng ra rễ của hom giâm
- Nội dung 2.2 Ảnh hưởng của hom bánh tẻ (xử lý bằng α-NAA ở 5 nồng độ
100, 200, 300, 400, 500 ppm) đến khả năng ra rễ của hom giâm
- Nôi dung 2.3 Ảnh hưởng của hom già (xử lý bằng α-NAA ở 5 nồng độ 100,
200, 300, 400, 500 ppm) đến khả năng ra rễ của hom giâm
Nội dung 3: Ảnh hưởng của số lá để lại trên hom giâm đến khả năng ra rễ
Nội dung 4: Ảnh hưởng của đường kính hom giâm đến khả năng ra rễ
Nội dung 5: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến khả năng ra rễ
Nội dung 6: Giá thể đóng bầu tốt nhất
Nội dung 7: Chế độ chăm sóc cây giống sau đóng bầu
Nội dung 8: Tuổi cây giống thích hợp để đưa ra trồng sản xuất
Nội dung 9: Theo dõi sự phát triển của cây giống trên bồn khí canh và địa canh
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp giâm hom truyền thống trên giá thể
Sử dụng hệ thống khí canh của Viện Sinh học nông nghiệp – Học việnNông nghiệp Việt Nam dựa trên mô hình hệ thống khí canh của Richard (AeroponicsVersus Bed and Hydoponic Propagation, Florists, Review) Thiết bị hoạt động theonguyên tắc dung dịch dinh dưỡng được phun thẳng vào rễ cây dưới dạng sương theochế độ ngắt quãng
Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng ở
các nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom giâm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA ở các nồng độ khác nhau đến khả
năng ra rễ của hom giâm
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 100 ppm
CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 200 ppm
Trang 33CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 300 ppm
CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 500 ppm
Các hom giâm đều là hom bánh tẻ, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi
CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng
ra rễ của hom giâm
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd IBA 100 ppm
CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd IBA 200 ppm
CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd IBA 300 ppm
CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd IBA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd IBA 500 ppm
Các hom giâm đều là cành bánh tẻ, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi
CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA ở các nồng độ khác nhau đến khả
năng ra rễ của hom giâm
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd IAA 100 ppm
CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd IAA 200 ppm
CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd IAA 300 ppm
Trang 34CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd IAA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd IAA 500 ppm
Các hom giâm đều là cành bánh tẻ, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Các thí nghiệm: thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 tiến hành dồng thời cùng 1 thời điểm, đồng nhất yếu tố phi thí nghiệm (do các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Ảnh hưởng của tuổi hom (hom non, hom bánh
tẻ, hom già) đến khả năng ra rễ của hom giâm
Thí nghiệm 4: Khả năng ra rễ của hom non
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 100 ppm
CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 200 ppm
CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 300 ppm
CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 500 ppm
Các hom giâm đều là hom non, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Thí nghiệm 5: Khả năng ra rễ của hom bánh tẻ
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 100 ppm
Trang 35CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 200 ppm
CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 300 ppm
CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 500 ppm
Các hom giâm đều là hom bánh tẻ, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Thí nghiệm 6: Khả năng ra rễ của hom già
CT 1: Hom giâm không được xử lý Auxin
CT 2: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 100 ppm
CT 3: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 200 ppm
CT 4: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 300 ppm
CT 5: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 400 ppm
CT 6: Hom giâm được xử lý bằng dd α-NAA 500 ppm
Các hom giâm đều là hom già, để lại 1 lá và đều giâm trên giá thể cát Mỗi
CT tiến hành trên 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Các thí nghiệm: thí nghiệm 4, thí nghiệm 5, thí nghiệm 6 phải tiến hành cùng 1 thời điểm, đồng nhất các yếu tố phi thi nghiệm (do yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới khả năng ra rễ của hom giâm)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Ảnh hưởng của số lá để lại trên hom giâm đến
khả năng ra rễ
Trang 36Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của số lá để lại trên hom giâm đến khả năng ra rễ
CT 1: Hom giâm để lại 1 lá
CT 2: Hom giâm để lại 2 lá
CT 3: Hom giâm để lại 3 lá
Hom giâm được xử lý bằng hóa chất tốt nhất tìm ra từ các thí nghiệm trước và giâm
trong giá thể cát Thí nghiệm tiến hành ở mỗi CT là 30 hom (thí nghiêm lặp lại 3 lần)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 4: Ảnh hưởng của đường kính hom giâm đến khả
năng ra rễ
Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của đường kính hom giâm đến khả năng ra rễ
CT 1: Hom giâm có đường kính 0,3 cm
CT 2: Hom giâm có đường kính 0,4 cm
CT 3: Hom giâm có đường kính 0,5 cm
CT 4: Hom giâm có đường kính 0,6 cm
Hom giâm được xử lý bằng hóa chất tốt nhất tìm ra từ các thí nghiệm trước và giâmtrong giá thể cát Thí nghiệm tiến hành ở mỗi CT là 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 5: Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến khả
năng ra rễ
Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến khả năng ra rễ
CT 1: Giá thể cát tinh.
CT 2: Giá thể 1/3 đất + 2/3 tro trấu.
CT 3: Giá thế 1/3 đất + 2/3 xơ dừa.
Trang 37CT 4: Giâm hom trên bồn khí canh.
Hom giâm được xử lý bằng hóa chất tốt nhất tìm ra từ các thí nghiệm trước.Mỗi CT tiến hành làm 30 hom (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 6: Giá thể đóng bầu tốt nhất
Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của giá thể đóng bầu đến khả năng ra cây giống
CT 1: Giá thể 1/3 trấu hun + 1/3 xơ dừa + 1/3 đất
CT 2: Giá thể ¼ phân hữu cơ + ¼ trấu hun + ¼ xơ dừa + ¼ đất
CT 3: Giá thể 2/10 mùn dừa + 5/10 đất+ 2/10 phân hữu cơ + 1/10 phân vô cơ + chế
phẩm EMINA
Các cây đóng bầu có số lá và chiều cao bằng nhau Mỗi CT tiến hành làm
30 cây giống (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 7: Chăm sóc cây giống sau đóng bầu
Thí nghiệm 11: Ảnh hưởng của chăm sóc cây giống đến khả năng sinh trưởng của cây
CT 1: (ĐC) tưới bầu cây bằng nước sạch
CT 2: Tưới bầu cây bằng dung dịch ¼ EC1800
CT 3: Tưới bầu cây bằng dung dịch ½ EC1800
CT 4: Tưới bầu cây bằng dung dịch EC1800
Mỗi công thức tiến hành trên 30 bầu cây (thí nghiệm lặp lại 3 lần)
Phương pháp nghiên cứu nội dung 8: Tiêu chuẩn đưa cây ra ruộng để trồng sản xuất Thí nghiệm 12: Tiêu chuẩn đưa cây ra ruộng để trồng sản xuất
Trang 38CT 1: Cây giống có 2 lá đưa ra ruộng trồng.
CT 2: Cành giống có 4 lá đưa ra ruộng trồng.
CT 3: Cành giống có 6 lá đưa ra ruộng trồng.
Cây sau khi trồng được tưới bằng dung dịch tốt nhất tìm được ở thí nghiêm 11
Phương pháp nghiên cứu nội dung 9: Theo dõi sinh trưởng của cây giống trên bồn
khí canh và địa canh
Thí nghiệm 13: Theo dõi sinh trưởng của cây giống trên bồn khí canh và địa canh
CT 1: Cây được trồng trên bồn khí canh với dd EC 1800, chu kỳ phun 15 phút/lần.
CT 2: Cây được trồng trên bồn khí canh với dd EC 1100, chu kỳ phun 15 phút/lần.
CT 3: Cây được trồng trong chậu đất.
Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm tiến hành trong nhà nuôi trồng có mái che của Viện Sinh học NôngNghiệp –Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
* Các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ mẫu tạo rễ(%)=(∑ mẫu tạo rễ/∑ mẫu ban đầu) * 100%
Chiều dài rễ (cm) = Khoảng cách từ gốc rễ đến đầu mút rễ
Số rễ TB = ∑ rễ các hom/∑ hom
Chiều dài rễ TB(cm) = ∑ Chiều dài rễ dài nhất của các hom/ ∑ hom
Số lá TB = ∑ Số lá/ ∑ số cây
Trang 39Tỷ lệ mẫu sống (%)= (∑ số cây sống/∑ số cây trồng) * 100%
Chiều cao chồi TB (cm) = ∑ Chiều cao chồi/ ∑ số cây
3.4 Xử lý số liệu.
Tất cả các số liệu thu được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTART 5.0
và MS Excel
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Sacha Inchi
Thí nghiệm 1:
Bảng 3.1 a: Ảnh hưởng của α-NAA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ
của hom giâm cây Sacha Inchi
CTTD
CTTN
Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%) Sau 10 ngày
5 ngày 7 ngày 10 ngày
Số rễ TB/cành
Trang 40CT 5: α-NAA 400 ppm 20,00 50,00 60,00 8,67 2,81
Biểu đồ 3.1 a: Ảnh hưởng của α-NAA ở các nồng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của
hom giâm cây Sacha Inchi
Hình 3.1 a : Ảnh hưởng của α-NAA ở các nồng độ 100, 200, 300, 400, 500 ppm (được đánh số tương ứng 1, 2, 3, 4, 5) đến khả năng ra rễ của hom giâm cây Sacha Inchi
Kết quả thí nghiệm 1 được thể hiện ở bảng 3.1 a, biểu đồ 3.1 a và hình 3.1 a
Qua bảng 3.1 a, biểu đồ 3.1 a và hình 3.1 a ta thấy: