1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

An toàn trong vận hành nhà máy điện, nhiệt điện

41 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 481,5 KB

Nội dung

Tài liệu đề cập những vấn đề an toàn khi vận hành các nhà máy điện, trong đó, chú ý an toàn khi vận hành và xử lý các sự cố gặp phải các thiết bị lò hơi, máy nén, máy phát điện...trong nhà máy nhiệt điện.

Trang 1

MỤC LỤC MODULE QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN AN TOÀN

I.1 Thiết lập vùng làm việc:………2

I.2 Các biện pháp an toàn chung: ………. 4

2.1 Kế hoạch: ………9

2.2 Lệnh công tác: ………9

2.3 Phiếu công tác: ………13

2.5 Nguyên tắc an toàn trong công việc: ………13

2.6 Tạm dừng công việc, kết thúc công việc: ……… 15

I.3 Quy phạm vận hành nhà máy điện và trạm biến áp: ……… 17

II AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN: ……… 18

II.1 Làm việc khi đã cắt điện: ……… 18

II.2 Đảm bảo an toàn khi làm việc với đường dây có điện. ……… 19

II.3 Đảm bảo an toàn khi làm việc gần đường dây mang điện……… 21

II.4 Các biện pháp an toàn khi làm việc tại vị trí nguy hiểm do thiếu ôxy.23 II.5 Xe chuyên dụng……… 25

II.6 Trạm thử nghiệm và phòng thí nghiệm………. 26

II.7 Tổ chức thực hiện……… 29

II.8 Các khí cụ điện cao áp trong trạm điện và nhà máy điện. ……… 33

Trang 2

PHẦN I QUY TRÌNH CHUNG I.1 THIẾT LẬP VÙNG LÀM VIỆC:

- Thiết bị lắp đặt ngoài trời:

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời, người sử dụng lao động phảithực hiện các biện pháp sau để những người không có nhiệm vụ không được vàovùng đã giới hạn:

1 Rào chắn hoặc khoanh vùng v.v…

2 Tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra

3 Khóa cửa hoặc sử dụng dụng cụ tương đương khác bố trí ở cửa vào, ra

- Thiết bị lắp đặt trong nhà:

Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà, người sử dụng lao động phảithực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và người trựctiếp vận hành, những người khác không đi đến gần các thiết bị đó

- Đặt rào chắn tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác:

Khi vùng làm việc của đơn vị công tác mà khoảng cách đến các phần mangđiện ở xung quanh không đạt được khoảng cách quy định ở bảng dưới đây thì phảilàm rào chắn để ngăn cách vùng làm việc của đơn vị công tác với phần mang điện

- Sắp xếp nơi làm việc: Trong quá trình làm việc, dụng cụ, vật liệu, thiết bị…

làm việc phải để gọn gàng và tránh gây thương tích cho mọi người

- Cảnh báo tại nơi làm việc: Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải đặt

các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiệncông việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng

Trang 3

A.2 ĐẢM BẢO AN TOÀN NƠI CÔNG CỘNG:

Trên rào chắn tạm thời phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chếtngười”

Ở thiết bị điện điện áp đến 15 kV, trong các trường hợp đặc biệt, tuỳ theo điềukiện làm việc, rào chắn có thể chạm vào phần có điện Rào chắn này (tấm chắn, mũchụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ

kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bị điện Khi đặt rào chắn phải hết sức thận trọng, phảiđeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và phải cóhai người Nếu cần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻkhô lau sạch bụi của rào chắn

Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngănbên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểmchết người” Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa cũngnhư ở các lối đi người làm việc không cần đi qua, phải dùng rào chắn tạm thời ngănlại và treo biển nói trên Tại nơi làm việc, sau khi đặt tiếp đất di động phải treo biển

“Làm việc tại đây!”

Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc có thểthoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng

Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm thời vàbiển báo

Với các dao cách ly một pha, biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhânviên thao tác thực hiện Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thếmới được tháo các biển báo này Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách lyđường dây treo biển “Cấm đóng điện! có người làm việc trên đường dây”

- Làm việc tại đường giao thông:

1 Khi sử dụng đường giao thông cho các công việc như xây dựng và sửachữa, đơn vị công tác có thể hạn chế sự qua lại của phương tiện giao thông, người

đi bộ nhằm giữ an toàn cho cộng đồng

2 Khi hạn chế các phương tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủquy định của các cơ quan chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Phải đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguyhiểm cho cộng đồng;

Trang 4

- Chiều rộng của đường để các phương tiện giao thông đi qua phải đảmbảo quy định của cơ quan quản lý đường bộ.

3 Khi hạn chế đi lại của người đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phảithực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời và có biển chỉ dẫn cụ thể

4 Khi công việc được thực hiện ở gần đường sắt, đường bộ, đường thuỷ,hoặc tại vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện với các đường giao thông nói trên,đơn vị công tác phải liên hệ với cơ quan có liên quan và yêu cầu cơ quan này bố tríngười hỗ trợ trong khi làm việc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện thamgia giao thông, nếu thấy cần thiết

I.2 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG:

A. Các biện pháp an toàn chung:

Từ đó đến nay, tổ chức và phạm vi hệ thống điện của ngành điện có nhiều thayđổi, đã có các cấp điện áp 220 kV, 500 kV Trước tình hình trên đòi hỏi phải bổsung, sửa đổi qui trình kỹ thuật an toàn phù hợp và sát với thực tế

Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của tổ chức và quy mô phát triển ngànhđiện, sửa đổi và bổ sung những quy định về kỹ thuật an toàn, Tổng công ty điện lựcViệt Nam ban hành quyển:

“Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” Và Bộ công nghiệp ban hành quyển:

“Quy phạm vận hành nhà máy điện và trạm biến áp”

Những sửa đổi, bổ sung trong qui trình đáp ứng các yêu cầu:

1- Phù hợp với mẫu phiếu công tác, phiếu thao tác do Tổng công ty ban hànhtháng 01/1998

2- Sửa đổi những tên gọi, thuật ngữ không phù hợp và bổ sung những phầncòn thiếu, những qui định trong quyển “Qui phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết tríđiện các nhà máy điện và lưới điện” do Bộ Điện lực ban hành năm 1984

3- Giữ lại những phần, chương, điều vẫn còn phù hợp để cán bộ công nhânviên không phải học mới lại từ đầu

Tuy nhiên, bố cục của quy trình có thay đổi một số chỗ để tạo sự mạch lạc chongười đọc, bổ sung thêm phần kỹ thuật an toàn điện đối với việc quản lý, vậnhành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện có cấp điện áp 220 kV, 500 kV

- Quy trình này được áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên trực tiếp quản

lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạm điện của Tập đoànđiện lực Việt Nam Quy trình này cũng được áp dụng đối với nhân viên của các tổchức khác đến làm việc ở công trình và thiết bị điện do Tổng công ty điện lực ViệtNam quản lý

- Đối với các nhà máy điện của Tập đoàn, ngoài quy trình này, cán bộ, nhânviên kỹ thuật phải nắm vững và sử dụng tập 1 “Quy phạm kỹ thuật an toàn khaithác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện”.Những quy định trong quy trìnhnày chủ yếu nhằm đảm bảo phòng tránh các tai nạn do điện gây ra đối với conngười

Trang 5

+ Khi biên soạn các quy trình kỹ thuật an toàn cho từng loại công việc cụ thểphải đưa vào biện pháp phòng tránh không chỉ tai nạn về điện, mà còn các yếu tốnguy hiểm khác xảy ra lúc tiến hành công việc.

+ Tất cả những điều trong các quy trình kỹ thuật an toàn điện đã ban hànhtrước đây trái với quy trình này đều không có giá trị thực hiện

2 Các biện pháp an toàn chung:

Đối với thiết bị điện:

a Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm

khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện

b Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung

tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn

c Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm

việc

d Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.

e Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống

điện

Qua kinh nghiệm cho thấy, tât cả các trường hợp để xảy ra tai nạn điệngiật thì nguyên nhân chính không phải là do thiệt bị không hoàn chỉnh, cũng khôngphải do phương tiện bảo vệ an toàn chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai quycách, trình độ vận hành kém, sức khỏe không đảm bảo Để vận hành an toàn cầnphải thường xuyên kiểm tra sửa chữa, chọn cán bộ kỹ thuật mỡ các lớp huấn luyện

về chuyên môn, phân công trực đầy đủ vv

Muốn thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xungquanh, cần tu sửa chúng theo kế hoạch đã định, khi sữa chữa phải theo đúng quytrình vận hành Ngoài các công việc làm theo chu kì cần có bộ phận trực tiếp vớinhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi Các kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ trực

và trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa

f Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành Để tránh tình trạng trên cần vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đồ nối dây điện của các đường dây bao gồm tình trang thực tế của các thiết bị điện

và những điểm có nối đất Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau.

g Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ

thuật an toàn điện sau đây:

* Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể gây tai nạn:

- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện (TBĐ)

- Đảm bảo khỏang cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện

- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly

- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động

* Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình trạng nguy hiểm:

- Thực hiện nối không bảo vệ

- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế

- Sử dụng máy cắt điện an toàn

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ

Trang 6

h Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa được

học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừa hành

i Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì có quyền không chấp hành.

Người thực hiện phải đưa ra những lý do không chấp hành được với người ra lệnh,đồng thời báo cáo với cấp trên

j Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện tượng đe

dọa đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn chặn, đồng thời báo cáovới cấp trên

k Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và đề ra

các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình Cán bộ an toàn của đơn vị

có trách nhiệm và quyền kiểm tra, lập biên bản hoặc ghi phiếu thông báo an toàn đểnhắc nhở Trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn thìđình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn mớiđược tiếp tục tiến hành công việc

l Dụng cụ an toàn cần dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà

nước ban hành

Các biện pháp kỹ thuật:

a Biện pháp an toàn đối với điện thông thường:

a 1 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp:

Bảo vệ bằng điện áp thấp hoặc rất thấp:

- Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 449 thì dùng điện áp 25V~ hoặc 60 V

- Theo tiêu chuẩn Việt nam thì dùng điện áp 12V ~ , 24V ~ hay 36V~ dùngcho những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy công cụ và hàn hồquang trong thùng bể kim loại

a.2 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:

- Bao bọc bằng cách điện các phần mang điện:

Các phần mang điện phải được bao bọc cách điện chắc chắn Cách điện phảiphù hợp với cấp điện áp mà thiết bị sử dụng và có độ bền cao chống sự phá hoại củacác yếu tố điện cơ, khí hậu

Hàng năm phải kiểm tra cách điện bằng Mêgômét, với chỉ tiêu tối thiểu 1kΩcho 1V điện áp, chú ý kiểm tra thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ cao, hoá chất

ăn mòn, và thiết bị điện di động

- Bảo vệ bằng che chắn:

Các bộ phận mang điện phải được bao che hoặc đặt trong vỏ cách điện hay

vỏ bằng kim loại Các vỏ bảo vệ phải có mức bảo vệ IP2X ( khi có lỗ thông gió thìđường kính lỗ không quá 8 mm ), chỉ mở được bằng chìa khoá hay dụng riêng

- Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm với:

Khi đứng hay ngồi làm việc có tiếp xúc với điện trên 1 sàn thao tác cách điệnthì tay không thể với tới các bộ phận có khả năng dẫn điện khác Khoảng cách bênngoài tầm với theo phương ngang là 1,25m và phương thẳng đứng là 2,5m

- Bảo vệ bằng hành lang an toàn:

Áp dụng nghị định chính phủ số 106/2005 /NĐ-CP ngày 17/8/2005 về an toàn công trình lưới điện cao áp quy định hành lang an toàn lưới điện theo phương đứng

- Bảo vệ dòng máy cắt dòng rò:

Khi bảo vệ bằng máy cắt dòng rò, máy sẽ tác động để bảo vệ khi dòng ròchạy qua thiết bị được bảo vệ vượt quá giá trị chỉnh định, vừa bảo vệ thiết bị điện

Trang 7

vừa ngăn ngừa hoả hoạn do rò điện, hoặc khi người hoặc súc vật chạm vào vậtmang điện, có dòng truyền qua người vượt quá trị số chỉnh định.

Dòng chỉnh định thường là 30, 50, 100, 300, 500mA Ngày nay bộ phận cắtdòng rò thường được bố trí trong áp-tô-mát ngoài chức năng đóng cắt, chóng ngắnmạch và chống quá tải, nay có thêm chức năng chóng dòng rò và gián tiếp ngănngừa hoả hoạn

- Bảo vệ bằng biện pháp cân bằng điện thế:

Cách ly người với đất và với vật dẫn điện kế khác loại trừ dòng khép mạch.Thực tế vẫn có dòng điện chạm vào điện 1-1,5Ys

a 3 Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:

- Bảo vệ bằng tăng cường cách điện:

Dùng thiết bị điện bảo vệ bằng cách điện cấp II Bằng biện pháp này, conngười không có khả năng tiếp xúc với các bọ phận kim loại, do đó cho dù thiết bịđiện bị chạm vỏ, con người cũng không bị nguy hiểm

- Bảo vệ bằng biện pháp cách ly:

Bằng tổ hợp động cơ máy phát hay máy biến áp cách ly có thể tạo ra 1mạngđiện cách ly Máy biến áp phải có 2 cuộn dây cách biệt, cách biệt của từng cuộn vớilõi thép phải đạt tối thiểu 7MΩ, tỷ số biến áp 1 : 1 để sử dụng ở các phòng sữa chữahoặc thí nghiệm Mỗi biến áp cách ly cung cấp điện 1 pha cho 1 dụng cụ điện , cóthể ghép 3 máy biến áp để cung cấp điện 3 pha cho máy dung điện 3 pha

Nối đất bảo vệ là tạo ra mạch rẽ để giảm điện áp chạm đặt lên người khi cóchạm vỏ, đồng thời còn tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị kiểm tra cáchđiện tác động kịp thời cắt nguồn điện dẫn với chỗ chạm vỏ

- Bảo vệ nối dây trung tính:

Theo TCVN 4756-89 còn gọi là “nối không”

Đây là biện pháp thông dụng và rẽ tiền nhất Theo TCVN 4756- 89 tất cả các

bộ phận kim loại không mang điện mà ngưòi có thể chạm tới của các thiết bị điệnđược cấp điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, có trung tính nối đất trực tiếp, đều phảiđược nối với dây trung tính

Khi vỏ của thiết bị điện đã được nối với dây trung tính, nếu có chạm vỏ sẽhình thành ngắn mạch 1 pha Dòng điện ngắn mạch sẽ gây tác động ở thiết bị bảo vệ

và cắt dòng điện dẫn tới chỗ chạm vỏ

Biện pháp bảo vệ này phải có 2 yêu cầu đồng thời là:

+ Điện trở mạch vòng pha – dây không phải đủ nhỏ;

+ Giá trị chỉnh định của bộ phận tác động phải đúng

Dòng điện ngắn mạch phải lớn hơn 3 lần dòng điện danh định của dây chảy ởcầu chảy gần nhất

* Lưu ý khi sử dụng biện pháp nối đất, nối không:

1 Không được nối đất thiết bị điện khi dây trung tính nối đất:

Mạng điện 380/220V; điện trở nối đất Rnd=4Ω; R2=1Ω; R2= 4Ω, điện trở người là 1000Ω

Trang 8

Khi 1 pha chạm vỏ thì điện áp vỏ thì điện áp vỏ là:

Nếu người chạm vỏ máy thì chịu điện áp 176V

Nếu chạm dây không thì phải chịu điện áp 44voI

Trong trường hợp này chỉ được dùng nối đất khi thoả mãn điều kiện cắt:

ddbv d

pha

R R

U

+

=0

Trong đó;

In là dòng điện ngắn mạch khi có chạm vỏ

Ro và Rđ là điện trở nối đất của nguồn điện và của thiết bị điện

Iddbv là dòng điện danh định của thiết bị bảo vệ (cầu chì hay aptomat)

K là bội số của dòng điện ngắn mạch ( thường là 3)

Biện pháp này có thể áp dụng khi công suất thiết bị nhỏ, nối đất dễ thực hiện hay đã có sẵn nối đất tự nhiên ( khung sắt của đê, đập, trạm bơm, đường ống của móng cột vv )

2 Không nối không khi trung tính nguồn cách ly:

Khi pha A chạm đất thì Upha A = 220vol giảm xuống bằng 0

UphaB,C=220vol- tăng lên 380 vol

Uo = 0 vol tăng lên 220vol

Như vậy điện áp ra vỏ máy là 220volI rất nguy hiểm

b An toàn chống sét:

Sét là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa các đám mây mang điệntrái dấu hoặc giữa những đám mây mang điện với đất Điều kiện xuất hiện sét là sựhình thành các đám mây dông có tích điện Cường đô điện trường đạt 20-30Kv/cm

Sự phân bố của sét phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình từng vùng Nước ta

ở vùng nhiệt đới ấm có nhiều dông sét phân bố khắp cả nước

Tác hại của sét rất lớn Bao gồm tác hại do sét đánh trực tiếp, cảm ứng tĩnhđiện, cảm ứng điện từ và sét truyền từ đường dây hoặc ống kim loại dẫn váo côngtrình

- Chống sét đánh trực tiếp:

Phương pháp chống sét đơn giản và có hiệu quả nhất là dùng cột thu sét bằngkim loại Lợi dụng tính chất dễ phóng điện của mũi nhọn ở vị trí cao hơn để dẫndóng điện sét xuống đất, cột kim loại được đặt trên vị trí cao và được nối đất cẩnthận Sét sẽ đánh váo các cột kim loại này, làm cho những đối tượng có chiều caothấp hơn cột thu sét được bảo vệ khỏi sét đánh

Phạm vi bảo vệ của cột thu sét giống như một cái ô, đỉnh ô là đỉnh cột thusét, tất cả các công trình nằm dưới ô đều được bảo vệ Hiện nay người ta còn sửdụng kim hình trụ, hình cầu để tang khả năng bảo vệ của cột thu lôi

Những điều kiện được công tác trong nghành điện:

- Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, sửachữa, xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể lực của cơquan y tế

- Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân:+ 1 lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa

+ 2 lần đối với cán bộ, công nhân làm thí nghiệm, công nhân chuyên mônlàm việc trên đường dây

Trang 9

+ Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50m, trước khi làmviệc phải khám lại sức khoẻ.

- Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, mạch, thấpkhớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động công tác thích hợp

- Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để

có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp trực tiếp, đạt yêucầu mới được giao nhiệm vụ

- Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm tra kiếnthức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần Giám đốc uỷ nhiệm cho đơn vịtrưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vị mình

- Kết quả các lần sát hạch phải có hồ sơ đầy đủ để quyết định công nhận đượcphép làm việc với thiết bị và có xếp bậc an toàn

- Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện (hoặc các cấp tương đương), kỹthuật viên, hai năm được sát hạch kiến thức quy trình kỹ thuật an toàn một lần dohội đồng kiểm tra kiến thức của xí nghiệp tổ chức và có xếp bậc an toàn (tiêu chuẩnxếp bậc an toàn xem ở phần Phụ lục 4)

- Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ, nếu thấyngười bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biện pháp để cấp cứunạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa theo những phương pháp trình bày

ở Phụ lục 1 qui trình này

Xử lý khi vi phạm quy trình:

- Đối với người vi phạm quy trình, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà thi hành cácbiện pháp sau:

1 Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng

2 Phê bình, khiển trách (có văn bản)

3 Hạ tầng công tác, hạ bậc lương

4 Không cho làm công tác về điện, chuyển công tác khác

Những người bị phê bình, khiển trách (có văn bản), hạ tầng công tác đềuphải học tập và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm việc

2.1 KẾ HOẠCH:

a Lập kế hoạch: Kế hoạch công tác phải được người sử dụng lao động lập

phù hợp với nội dung và trình tự công việc, có sự phối hợp của các bộ phận liênquan (giữa đơn vị quản lý thiết bị, đơn vị vận hành, đơn vị sửa chữa, các đơn vị liênquan khác…)

b Đăng ký công tác: Trường hợp làm việc có liên quan với thiết bị có điện

mà phải thực hiện các biện pháp an toàn điện thì đơn vị công tác phải đăng kýtrước với đơn vị quản lý vận hành theo quy định

c Hủy bỏ hoặc lùi công việc do thời tiết xấu:

- Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc,các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy bỏ hoặc lùi lại tuỳthuộc vào tình hình cụ thể

- Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành dòng, cấm thựchiện công việc ngoài trời có sử dụng trang bị cách điện

2.2 LỆNH CÔNG TÁC, PHIẾU CÔNG TÁC:

a Phiếu công tác:

- Là giấy cho phép làm việc với thiết bị điện

Trang 10

- Khi làm việc theo Phiếu công tác, mỗi đơn vị công tác phải được cấp mộtPhiếu công tác cho một công việc.

- Người chỉ huy trực tiếp chỉ được phân công nhân viên vào làm việc saukhi đã nhận được sự cho phép của người cho phép và đã kiểm tra, thực hiện cácbiện pháp an toàn cần thiết

3 Người cho phép: Là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tácvào làm việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện (Thường là nhânviên vận hành Là người chịu trách nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo antoàn cho đơn vị công tác như: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn

vị công tác, tiếp nhận nơi làm việc lúc công tác xong để khôi phục, đưa thiết bị vàovận hành)

4 Người giám sát an toàn điện: Là người có kiến thức về an toàn điện đượcchỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác

5 Đơn vị công tác: Là đơn vị thực hiện việc sửa chữa, thí nghiệm, Xâylắp… thường là một tổ hoặc một nhóm công nhân, tối thiểu phải có hai người

6 Đơn vị quản lý vận hành: Là đơn trực tiếp thực hiện công việc quản lý,vận hành các thiết bị, đường dây dẫn điện

7 Nhân viên đơn vị công tác: Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực

hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công

8 Người cảnh giới: là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi vàcảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng

9 Công việc làm có cắt điện hoàn toàn: Là công việc làm ở thiết bị điệnngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đườngdây trên không và đường cáp) mà các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phầnphân phối ngoài trời đang có điện đã khoá cửa Nếu cần vẫn còn nguồn điện áp đến

1000 V để tiến hành công việc sửa chữa

10 Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điệnngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bịđiện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặcphần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa

11 Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công việclàm ngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở gần nơi cóđiện mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người vàphương tiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng cách an toàn chophép Khi tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các Công ty,đơn vị phải có qui trình cụ thể cho các công việc đó

12 Công việc làm ở xa nơi có điện: Là công việc không phải áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật và tổ chức (đặt rào chắn, giám sát thường xuyên) để đề phòngngười và phương tiện, dụng cụ làm việc vì sơ ý mà đến gần phần có điện vớikhoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép

Trang 11

13 Làm việc có điện: là công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng

các trang bị, dụng cụ chuyên dùng

14 Làm việc không có điện là công việc làm ở thiết bị điện đã được cắt điện

từ mọi phía

15 Phương tiện bảo vệ cá nhân là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác

phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình

16 Thiết bị và vật liệu điện là máy móc, công cụ, đồ dùng điện; vật liệu dẫn

điện, cách điện; các kết cấu hỗ trợ sử dụng trong hoạt động điện lực và sử dụngđiện

17 Xe chuyên dùng là loại xe được trang bị phương tiện để sử dụng cho mục

đích riêng biệt

18 Cắt điện là cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện

19 Thiết bị điện hạ áp là thiết bị mang điện có điện áp dưới 1000V.

20 Thiết bị điện cao áp là thiết bị mang điện có điện áp từ 1000V trở lên.

b Lệnh công tác:

Lệnh công tác là lệnh miệng hoặc viết ra giấy, được truyền đạt trực tiếp hoặcqua điện thoại Người nhận lệnh phải ghi vào sổ nhật ký Trong sổ nhật ký phải ghirõ: Người ra lệnh, nơi làm việc, thời gian bắt đầu, họ tên của người chỉ huy trực tiếpcông việc và các nhân viên của đơn vị công tác Trong sổ cũng dành một mục đểghi việc kết thúc công việc

c Công việc thực hiện theo Lệnh công tác, Phiếu Công tác:

Các công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quanđến thiết bị và vật liệu đang mang điện được thực hiện theo các quy định sau đây:

1 Theo Lệnh công tác khi công việc không cần phải thực hiện các biện pháp

kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, làm việc ở xa nơi có điện, hoặc xử lý sự cố thiết bị

do nhân viên vận hành thực hiện trong ca trực hoặc những người sửa chữa dưới sựgiám sát của nhân viên trực vận hành (không cần thực hiện thủ tục cho phép vàolàm việc)

2 Theo Phiếu công tác khi:

a) Làm việc không có điện;

b) Làm việc có điện;

c) Làm việc ở gần phần có điện

d Nội dung của Phiếu công tác.

Phiếu công tác phải có đầy đủ các thông tin cơ bản sau đây:

1 Họ và tên của người cấp Phiếu công tác

2 Họ và tên người lãnh đạo công việc (nếu có)

3 Họ và tên người giám sát an toàn điện (nếu có)

4 Họ và tên người cho phép

5 Họ và tên người chỉ huy trực tiếp

6 Danh sách nhân viên đơn vị công tác

7 Nội dung công việc

8 Địa điểm làm việc

9 Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm)

10 Điều kiện tiến hành công việc (cắt điện hay không, làm việc ở gần nơi cóđiện)

11 Phạm vi làm việc

12 Biện pháp an toàn được thực hiện tại nơi làm việc

Trang 12

13 Chỉ dẫn hoặc cảnh báo của người cho phép đối với đơn vị công tác.

14 Các hạng mục cần thiết khác (nếu có)

15 Kết thúc công tác Mẫu Phiếu công tác tại Phụ lục

e Chế độ phiếu thao tác và cách thi hành:

- Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000 V trở lên đều phải chấphành phiếu thao tác theo mẫu thống nhất trong qui trình Phiếu phải do cán bộphương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíp hoặc trực chính viết Phải đượcngười duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có hiệu lực để thực hiện

- Người ra lệnh đóng, cắt điện phải kiểm tra lại lần cuối cùng trình tự thaotác, sơ đồ lưới điện và ký vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh, giao phiếu cho người

đi thao tác, dặn dò những điều cần thiết Chỉ khi người thực hiện báo cáo đã thaotác xong mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ

- Mọi thao tác đóng, cắt điện ở hệ thống phân phối điện cao áp đều phải cóhai người thực hiện Hai người này phải hiểu rõ sơ đồ lưới điện, một người trực tiếpthao tác và một người giám sát Người thao tác phải có trình độ an toàn từ bậc III,người giám sát phải có trình độ an toàn từ bậc IV trở lên Trong mọi trường hợp, cảhai người đều chịu trách nhiệm như nhau về việc thao tác của mình

- Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người giám sátphải tuân theo những quy định sau:

1 Khi nhận được phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thaotác theo sơ đồ Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh Nếu nhận lệnh bằng điệnthoại thì phải ghi đầy đủ lệnh đó vào nhật ký vận hành Người nhận lệnh phải nhắclại từng động tác trong điện thoại rồi viết tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờtruyền lệnh vào sổ nhật ký

2 Người thao tác và người giám sát sau khi xem xét không còn vấn đề thắcmắc, cùng ký vào phiếu rồi đem phiếu đến địa điểm thao tác

3 Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có ở đó)

và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thờikiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn vấn đề gì trở ngại không, sau đó mớiđược phép thao tác

4 Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu.Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh “đóng” hoặc “cắt” ngườithao tác mới được làm động tác Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sátđều phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu

5 Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phảingừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành

6 Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báocáo cho người ra lệnh biết Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theomột phiếu mới

- Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra hư hại thiết bị,người công nhân vận hành được phép cắt các máy ngắt hoặc cầu dao cách ly khôngcần phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấptrên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những công việc đã làm và phải ghivào sổ vận hành

- Trường hợp vị trí thao tác ở xa khu dân cư, không có phương tiện thông tinliên lạc thì tạm thời cho phép đóng, cắt điện theo giờ đã hẹn trước nhưng phải so vàchỉnh lại giờ cho thống nhất, lấy đồng hồ của người ra lệnh làm chuẩn, có quy ước

Trang 13

thử đèn trước khi thao tác (thử cả 3 pha) Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấmthao tác.

- Cấm đóng, cắt điện, thay cầu chì đối với thiết bị ngoài trời trong lúc có mưa

to nước chảy thành dòng trên thiết bị và dụng cụ an toàn hoặc đang có dông sét Chỉcho phép cắt cầu dao cách ly ở các nhánh rẽ mà đường dây đã được cắt điện Chophép thay cầu chì vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt cầu dao cách ly cả phíađiện áp thấp và cao

- Để tránh trường hợp đóng điện nhầm vào thiết bị có người đang làm việc,các bộ phận truyền động của cầu dao cách ly trong trạm phải khoá lại và treo biểnbáo an toàn, chìa khoá do người cắt điện hoặc người trực ca vận hành giữ

- Đóng và cắt máy ngắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay đều phải manggăng tay cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện Cho phép tiến hành đóng,cắt trên cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao táckhông nhỏ hơn 3 m

- Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn vị quản lýlưới điện (phòng điều độ hoặc chi nhánh) để lưu lại ít nhất 3 tháng, sau đó mới đượchuỷ bỏ Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải đượclưu giữ vào hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị

2.3 KHẲNG ĐỊNH AN TOÀN:

- Khẳng định các biện pháp an toàn trước khi tiến hành công việc:

Trước khi bắt đầu công việc, người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định các biệnpháp kỹ thuật an toàn ở nơi làm việc đã được chuẩn bị đúng và đầy đủ

- Kiểm tra dụng cụ: Trước khi làm việc, nhân viên đơn vị công tác phải

kiểm tra các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và các dụng cụ, máy móc nhưbút thử điện v.v

2.4 NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC:

a Làm việc với tải trọng:

Khi nâng hoặc hạ một tải trọng, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1 Nhân viên đơn vị công tác không được đứng và làm bất cứ công việc gìtrong vùng nguy hiểm của thiết bị nâng

2 Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng

3 Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khoá để tránh rơi

b Vận chuyển vật nặng: Khi vận chuyển vật nặng, phải sử dụng các biện

pháp phù hợp bảo đảm an toàn

c Ngăn ngừa mất khả năng làm việc do công cụ gây rung: Công cụ khi

làm việc gây rung, như cưa xích, đầm… phải áp dụng các biện pháp an toàn phùhợp

d Kiểm tra trước khi trèo lên giá đỡ:

1 Trước khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơbộ:

a) Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột;

b) Ví trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột;

c) Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết

2 Trường hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp thíchhợp để cột không bị đổ và gây tai nạn

3 Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc nếu phát hiện thấy códấu hiệu đe doạ đến an toàn đối với người và thiết bị

Trang 14

e Kiểm tra cắt điện và rò điện: Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công

tác phải kiểm tra việc không còn điện và rò điện bằng bút thử điện

f Sử dụng các thiết bị leo trèo:

Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu trên 1,5m so với mặt đất, nhânviên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên xuống phù hợp

g Ngăn ngừa bị ngã:

Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo antoàn Dây đeo an toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn

h Ngăn ngừa vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao:

Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đưa vật liệu dụng cụ lênhoặc xuống, người thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi vật liệu,dụng cụ đó

i Làm việc tại cột:

1 Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làmnghiêng hoặc đổ cột

2 Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện phápphù hợp để không xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện ápcủa đường dây

j Làm việc với dây dẫn:

Khi thực hiện việc kéo cáp hoặc dỡ cáp điện, phải thực hiện các yêu cầu sauđây:

1 Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bìnhthường, các biện pháp ngăn ngừa đổ sập phải được áp dụng với cáp dẫn tạm v.v…

2 Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng như đặt các tín hiệucảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm v.v và

bố trí người cảnh giới khi thấy cần thiết

k Làm việc với thiết bị điện:

Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện (như máy biến áp, thiết bị đóngngắt, sứ cách điện v.v ) phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, vachạm hoặc xẩy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫnđiện hoặc thiết bị điện khác

l Công việc đào móng cột và hào cáp:

1 Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp

4 Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc v.v… phải cáchđường cáp điện ít nhất 1,0m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phảicách đường cáp ít nhất 5,0m

Trang 15

5 Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp

để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành Khiđào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40m không được dùng xà beng, cuốc mà phảidùng xẻng để tiếp tục đào

2.5 TẠM DỪNG CÔNG VIỆC:

a Yêu cầu khi tạm dừng công việc:

Khi tạm dừng công việc, các biện pháp an toàn đã được áp dụng như nối đất diđộng, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải giữ nguyên trong thời gian công việc bị giánđoạn

Nếu không có người nào ở lại tại vị trí công việc vào ban đêm, đơn vị công tácphải có các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa khả năng gây tai nạn Khi bắt đầu lạicông việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trướckhi làm việc

b Xử lý khi phát hiện các bất thường của thiết bị:

1 Khi phát hiện thấy hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho người,nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm sau khi đã

áp dụng các biện pháp khẩn cấp để không gây nguy hiểm cho người

2 Khi nhận được báo cáo về hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểmcho người, người sử dụng lao động phải áp dụng ngay các biện pháp thích hợp

3 Nếu có nguy cơ xảy ra chập điện hay điện giật như trong trường hợp chạmphải dây có điện, thì cắt điện ngay Trong trường hợp không thể cắt điện, phải ápdụng các biện pháp thích hợp như bố trí người gác để không xảy ra tai nạn chongười

c Khi tai nạn đã xảy ra:

Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vịcông tác phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1 Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai hoạ khác vàkhông được đến gần với thiết bị hư hỏng nếu thấy có nguy hiểm

2 Phải sơ cấp cứu người bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất

3 Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn

d Sơ cấp cứu: Nhân viên đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp sơ cứu

sau cho nạn nhân:

1 Hô hấp nhân tạo, cầm máu v.v

2 Gọi cấp cứu (gọi bác sỹ, gọi xe cấp cứu v.v )

e Dừng và tạm dừng công việc do thời tiết:

Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác dừng hoặctạm dừng công việc nếu thấy cần thiết khi điều kiện thời tiết trở nên xấu

2.6 KẾT THÚC CÔNG VIỆC:

a Trước khi bàn giao:

Người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện theo trình tự:

1 Trực tiếp kiểm tra lại các công việc đã hoàn thành, việc thu dọn dụng cụ, vệsinh chỗ làm việc

- Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và ngườilãnh đạo công việc phải xem xét lại Sau khi rút hết người ra khỏi nơi làm việc, tháohết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm mới được khoáphiếu công tác

Trang 16

- Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót cần chữalại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định “Thủ tục chophép vào làm việc” như đối với một công việc mới Việc làm bổ sung này khôngcần phát thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắtđầu, kết thúc việc làm thêm.

2 Ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác rút khỏi vị trí công tác, trừ ngườithực hiện việc dỡ bỏ các biện pháp an toàn

3 Ra lệnh tháo dỡ các biện pháp an toàn do đơn vị công tác đã thực hiện trướckhi làm việc

4 Kiểm tra số lượng người, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị an toàn bảo đảm

đã đầy đủ

5 Cấm nhân viên đơn vị công tác quay lại vị trí làm việc

b Bàn giao nơi làm việc:

Sau khi đã thực hiện các bước trước khi bàn giao, người chỉ huy trực tiếp ghi

và ký vào mục kết thúc công việc của Phiếu công tác và bàn giao nơi làm việc chongười cho phép

I.3 QUY PHẠM VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP:

I TỔ CHỨC VẬN HÀNH:

I.1 NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

- Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ, nhân viên các nhà máy điện, Sở điện lực, Sởtruyền tải, các xí nghiệp sửa chữa các thiết bị năng lượng và các Công ty điện lựclà:

1 Đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục cho khách hàng, thiết bị vận hành tincậy các công trình nhà cửa và phương tiện giao thông liên lạc ở tình trạng tốt nhất

2 Duy trì chất lượng định mức của năng lượng sản xuất ra : tần số và điện ápcủa dòng điện, áp suất và nhiệt độ của hơi

3 Hoàn thành biểu đồ điều độ: Phụ tải điện của từng nhà máy và của hệ thốngnăng lượng nói chung: truyền tải và phân phối năng lượng cho khách hàng và cáctrào lưu điện năng giữa các hệ thống năng lượng

4 Đảm bảo hệ thống năng lượng vận hành kinh tế nhất (bằng cách sử dụnghợp lý nhiên liệu và các nguồn thuỷ năng) và đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất,truyền tải và phân phối năng lượng

5 Bảo vệ con người, môi trường xung quanh và tránh khỏi ô nhiễm do sảnxuất năng lượng gây nên

- Mỗi cán bộ nhân viên ngành điện phải hiểu biết sâu đặc điểm của sản xuấtnăng lượng và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân,phải nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, quy trình công nghệthực hiện quy phạm kỹ thuật vận hành các nhà máy điện và lưới điện này, quy phạm

về kỹ thuật an toàn, các quy định của ngành, các chỉ thị của các cấp lãnh đạo, cácnội quy xí nghiệp

- Các công ty Điện lực và Xí nghiệp năng lượng phải đảm bảo:

- Soạn thảo và thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục phát triển hệ thốngnăng lượng để thoả mãn nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân, đời sống củanhân dân với phương phát triển năng lượng đi trước một bước

1 Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối điệnnăng, nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị

Trang 17

2 Ứng dụng và nắm vững kỹ thuật mới, tổ chức sản xuất và lao động khoahọc

3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, phổ biến những phươngpháp sản suất tiên tiến và kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, phát huy những sáng kiến

và sáng chế, tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa, phổ biến các hình thức và phươngpháp thi đua tiên tiến

- Hệ thống năng lượng gồm các nhà máy điện, các lưới điện liên hệ chặt chẽvới nhau trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, một cách liêntục dưới sự chỉ huy thống nhất về chế độ vận hành

1 Hệ thống năng lượng liên kết bao gồm một vài hệ thống năng lượng đượcnối nhau về chế độ vận hành chung và đặt dưới sự chỉ huy điều độ chung

2 Hệ thống năng lượng thống nhất gồm các hệ thống năng lượng liên kếtnhau bằng những đường liên lạc giữa các hệ thống, bao quát phần lớn lãnh thổ cảnước có chung chế đô vận hành và trung tâm chỉ huy điều độ

- Công ty điện lực lãnh đạo về mặt quản trị kinh doanh và chỉ đạo kỹ thuậtcác hệ thống năng lượng:

Ngoài các nhà máy điện, các Sở điện lực, các Sở truyền tải trong cơ cấu tổchức của hệ thống năng lượng có thể có các xí nghiệp sửa chữa, hiệu chỉnh, cáctrung tâm thí nghiệm, bộ phận kinh doanh bán điện, các phòng thiết kế, các xínghiệp và tổ chức khác

- Ngoài việc lãnh đạo trực tiếp các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc, các Công tyĐiện lực còn phải thực hiện:

1 Chỉ huy điều độ các nhà máy điện và các trạm chuyển tiếp không trực thuộc

về mặt hành chính với Công ty nhưng có liên quan đến hệ thống năng lượng

2 Giám sát việc sử dụng hợp lý điện năng, việc sử dụng thiết bị điện của các

hộ tiêu thụ phù hợp với “Quy phạm thiết trí thiết bị điện “

3 Giám sát kỹ thuật khâu vận hành các nhà máy điện, lưới điện

- Ở các Công ty Điện lực, các nhà máy điện, các Sở điện lực và các sởTruyền tải phải quy định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng và các mối quan hệ giữa cácphòng, ban, phân xưởng sản xuất và các đơn vị khác theo các sơ tổ chức và quy chếmẫu được phê duyệt theo các thể thức đã quy định

- Ở mỗi nhà máy điện, Sở điện lực và Sở truyền tải cần phải tiến hành phânchia ranh giới trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị đã lắp đặt, nhà cửa công trình vàđường xá giữa các phân xưởng sản xuất, các chi nhánh, các chi đội và các phòng thínghiệm, trách nhiệm giữa các tổ đội và các bộ nhân viên

Việc phân định trách nhiệm trong quản lý thiết bị, nhà cửa công trình vàđường xá có nêu rõ chức năng của các phân xưởng, phòng thí nghiệm và các đội doGiám đốc xí nghiệp năng lượng phê duyệt

- Ranh giới quản lý của các sở điện lực và các chi nhánh được quy định xuấtphát từ khối lượng các lưới điện (chiều dài ĐDK, cáp lực, số lượng các trạm ) cácđiều kiện vận hành đồng thời có xem xét lãnh thổ - hành chính Các Sở điện lực, SởTruyền tải chịu trách nhiệm quản lý các đường dây tải, các trạm biến áp có các cấpđiện áp theo quy định của bộ

- Phương thức bảo dưỡng và sửa chữa ở các Sở và các chi nhánh do cácCông ty quy định phù hợp với các thực tế của các cơ sở

Trang 18

1000 V để tiến hành công việc sửa chữa.

2 Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điệnngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bịđiện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặcphần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa

a Trình tự thực hiện công việc:

Khi thực hiện công việc tại nơi đã được cắt điện, đơn vị công tác phải thựchiện trình tự sau:

1 Kiểm tra, xác định nơi làm việc đã hết điện

2 Đặt nối đất di động sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùngbảo vệ của nối đất

3 Phải đặt nối đất di động trên phần thiết bị đã cắt điện về mọi phía có thể đưađiện đến nơi làm việc

b Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động:

1 Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo củangười chỉ huy trực tiếp

2 Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếpđến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập

3 Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết củađơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp và phảiđược thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó

4 Khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào vàgăng cách điện

5 Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịuđược tác dụng điện động và nhiệt học

6 Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫnđiện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại

c Cho phép bắt đầu công việc: Người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho đơn vị

công tác vào làm việc khi các biện pháp an toàn đã được thực hiện đầy đủ

d Đánh số thiết bị: Nếu như có nhiều máy cắt, dao cách ly, đầu cáp… thì sự

phân biệt của chúng bằng tên của lộ đường dây, số hiệu máy cắt và số hiệu thiết bịphải được chỉ dẫn rõ ràng để ngăn ngừa việc thao tác sai

e Đóng, cắt thiết bị:

1 Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng máy cắt hoặc cầudao phụ tải có khả năng đóng cắt thích hợp

2 Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải

3 Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải

f Mạch liên động:

Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:

Trang 19

1 Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóngcắt.

2.Treo biển báo an toàn

3 Bố trí người cảnh giới, nếu cần thiết

h Kiểm tra điện áp:

1 Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làmviệc đã hết điện

2 Khi làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột vớiđường dây đang mang điện khác, đơn vị công tác phải kiểm tra rò điện trước khitiến hành công việc

3 Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo vớimạch điện cao áp phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp Khiphát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người chỉhuy trực tiếp Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp đối phó, các chỉ dẫnthích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc vàkhông cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp đối phó được thực hiện

- Sau khi cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành xác minh không còn điện

ở các thiết bị đã được cắt điện

- Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với điện ápcần thử, phải thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị

- Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác minh thiết bị cònđiện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơ le v.v báo tín hiệu có điện thì coi như thiết

bị vẫn còn điện

- Khi thử phải kiểm tra trước bút thử điện ở nơi có điện rồi mới thử ở nơi cầnbàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trướclúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở

- Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xemcòn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác

j Bàn giao nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành:

Đơn vị công tác chỉ được bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị quản lýthiết bị, quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vịcông tác đặt đã được tháo dỡ

II.2 Đảm bảo an toàn khi làm việc với đường dây có điện:

1 Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điện ngoàitrời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện

Trang 20

được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phầnphân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa.

2 Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công việc làmngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở gần nơi có điện

mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người và phươngtiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng cách an toàn cho phép Khi

tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các Công ty, đơn vị phải

có qui trình cụ thể cho các công việc đó

a An toàn khi làm việc:

1 Khi làm việc với đường dây đang có điện, phải sử dụng trang thiết bị bảo vệthích hợp

2 Phải kiểm tra rò điện các kết cấu kim loại có liên quan đến đường dây đangmang điện

3 Khi làm việc trên hoặc gần đường dây đang mang điện, nhân viên đơn vị

công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại

4 Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải nhìn

rõ phần mang điện gần nhất

b Điều kiện khi làm việc có điện:

1 Danh sách các thiết bị được phép không cắt điện trong khi làm việc vànhững công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt

2 Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyệnphù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị

c Các biện pháp với công việc có điện áp dưới 1000V

1 Nếu có nguy cơ bị điện giật đối với nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng laođộng phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thực hiện một trong các biện pháp sau đây:a) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp;

b) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần tích điện của thiết bịđiện bằng các thiết bị bảo vệ để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm

2 Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị bảo vệkhi có yêu cầu của người sử dụng lao động

d Các biện pháp với công việc có điện áp từ 1000V trở lên:

1 Khi làm việc với mạch điện có điện áp từ 1000V trở lên như kiểm tra, sửachữa và vệ sinh phần đang mang điện hoặc sứ cách điện mà có nguy cơ bị điện giậtcho nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn

vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợpnày khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tácphải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảngsau:

Cấp điện áp đường dây (kV) Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m)

Ngày đăng: 06/06/2016, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w