Ngaysau khi cách mạng Tháng Tám thành công, bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự,chính trị, ngoại giao, đặc biệt là với sách lược ngoại giao linh hoạt, Đảng ta vàChủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 3
2.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 3
2.1.1.Tình hình Việt Nam sau năm 1954 3
2.1.2 Hoàn cảnh quốc tế sau năm 1954 - một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng 5
2.1.3 Truyền thống ngoại giao của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kinh nghiệm đối ngoại của Đảng 7
2.2 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954 - 1975) 9
2.2.1 Đấu tranh ngoại giao từ năm 1954 đến năm 1967 9
2.2.2 Hội nghị Pari về kết thúc chiến tranh ở Việt Nam (1967-1973) 18
2.2.2.1 Buộc Mĩ xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán.18 2.2.2.2 Giai đoạn đầu của đàm phán Pari - Cuộc đấu tranh giữa ta và Mĩ xoay quan vấn đề hình thức và thành phần hội nghị (1968 - 1969) 22
2.2.2.3 Đàm phán và măc cả (từ 1969 đến giữa 1972) 23
2.2.2.4 Đàm phán thưc chất – kí kết (07/1972 đến 01/1973) 26
2.2.2.5 Những bài học kinh nghiệm về đẩu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 30
2.3 VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀO GIẢNG DẠY 31
PHẦN 3: KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 2CHUYÊN ĐỀ: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng Trường THPT Chuyên Hùng Vương
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài.
Từ khi các vua Hùng mở nước Văn Lang, lịch sử Việt Nam bắt đầu thờiđại dựng nước và giữ nước Trải qua bao lần đương đầu với các thế lực ngoạixâm hùng mạnh, ông cha ta đã để lại cho thế hệ hôm nay nhiều bài học kinhnghiệm, nhiều nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổquốc Một trong số đó là những bài học vô giá về đấu tranh ngoại giao: Bài họcthứ nhất là kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc; bài học thứ hai là cứng rắn vềnguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược; bài học thứ ba là phải biết kết hợpđấu tranh quân sự và ngoại giao; bài học thứ tư là biết mình, biết người, nắm bắt
xu thế để xác định đúng mục tiêu, đường lối
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, những kinh nghiệm về đấu tranhquân sự, chính trị, ngoại giao của cha ông ta được nâng lên tầm cao mới Ngaysau khi cách mạng Tháng Tám thành công, bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự,chính trị, ngoại giao, đặc biệt là với sách lược ngoại giao linh hoạt, Đảng ta vàChủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra khỏi tìnhthế “ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững được chính quyền cách mạng Cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược trở lại (1945 - 1954) với đỉnh cao là chiếndịch lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ côngnhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho ba nước ĐôngDương, càng thể hiện rõ hơn vai trò của đấu tranh ngoại giao trong thắng lợi củacuộc kháng chiến chống Pháp
Nửa sau thế kỉ XX, Việt Nam lại phải đối mặt với âm mưu xâm lược của
đế quốc Mĩ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là cuộc đốiđầu giữa một quốc gia nhỏ bé, tiềm lực yếu so với một nước đế quốc lớn mạnh,
Trang 3sừng sỏ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứunước của nhân dân ta còn diễn ra khi bối cảnh thế giới nhiều biến động, thay đổihết sức phức tạp, có tác động trực tiếp đến công cuộc kháng chiến của ta Trongcuộc đụng đầu lịch sử đầy thử thách này, các bài học truyền thống của dân tộc
đã được Đảng ta phát huy cao độ và theo đó ngoại giao đã trở thành một mặttrận quan trọng trong chiến lược kháng chiến đi đến ngày toàn thắng Vì lẽ đó,đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ đã đúc kết những nét đặc sắc,tiêu biểu của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung và nghệ thuật đấu tranhngoại giao Việt Nam nói riêng
Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao của Đảng và Nhà nước tatrong kháng chiến chống Mĩ không chỉ có ý nghĩa khoa học góp phần bổ sungtài liệu chuyên sâu về đấu tranh ngoại giao trong công cuộc kháng chiến chống
Mĩ, mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc, qua đó chúng ta có thể rút ra những bàihọc kinh nghiệm vận dụng cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạnghiện nay
Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ còngiúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, côngtác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trường phổ thông đạt chất lượng tốt hơn
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu về quá trình đấu tranh ngoạigiao của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Làm rõ đường lối đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong suốt cuộckháng chiến chống Mĩ của dân tộc, đặc biệt ở hai thời điểm đầu và cuối cuộckháng chiến
- Dùng tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam trongtrường phổ thông trung học
Trang 4PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC 2.1.1.Tình hình Việt Nam sau năm 1954.
Năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đã buộc thực dânPháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập chủquyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Đây là một thắng lợi lớncủa nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân dân yêuchuộng hoà bình trên thế giới Thắng lợi đó đã mở đường cho cách mạng ViệtNam bước vào thời kì phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhưngcũng đầy khó khăn, phức tạp Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với haichế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân, bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ
sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà Ở miền Nam,chính quyền Aisenhao đã kiên quyết biến miền Nam Việt Nam thành một quốcgia riêng, là thành trì chống chủ nghĩa cộng sản, là cơ sở để chứng minh chonền dân chủ ở châu Á của Mĩ
Để thực hiện được âm mưu trên, Mĩ đã áp đặt ở miền Nam Việt Nam chủnghĩa thực dân kiểu mới Ngày 7/7/1954, Mĩ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủtướng chính quyền Sài Gòn Ngày 17/7/1955, Diệm tuyên bố từ chối hiệpthương tổng tuyển cử Ngày 23/10/1955, với những biện pháp mua chuộc và lừabịp, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và tự lênngôi Tổng thống ngụy quyền, tiến hành bầu cử riêng rẽ, lập Quốc hội lập hiến(tháng 5/1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là “Việt Nam Cộng hòa” (tháng10/1956)
Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm công khai nhận việntrợ của Mĩ về đô la, vũ khí, dụng cụ chiến tranh và nhân viên quân sự, để cho Mĩlập căn cứ quân sự và gây chiến tranh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam Tráivới những điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, chúng tiến hành đàn áp phongtrào cách mạng, mở những cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch tố cộng, diệtcộng… Điều hết sức nghiêm trọng là chúng phá hoại các điều khoản quan trọngcủa Hiệp định Giơnevơ không thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển
cử tự do trong cả nước vào tháng 7 năm 1956
Trang 5Tất cả việc làm trên của Mĩ - Diệm không ngoài mục đích tách hẳn mộtphần lãnh thổ của Viêt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để lập ra một quốc gia riêngbiệt, thậm chí là một phần lãnh thổ của nước Mĩ như tuyên bố của Ngô ĐìnhDiệm tháng 5/1957 tại Washington: “Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17”.
Âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sựcủa Mĩ ở Đông Nam Á
Như vậy, sau chín năm kháng chiến (1945 - 1954), miền Nam chưa mộtngày hoà bình Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trước những thửthách tưởng chừng khó vượt qua Tình hình trên cho thấy đế quốc Mĩ là một trởlực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thùchính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương
Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây chưa hoànthành Cuộc đấu tranh vì nước Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ chưa kếtthúc Lúc này, trách nhiệm lịch sử lại một lần nữa đặt lên vai Đảng Lao độngViệt Nam
Trước tình hình đó, đường lối cách mạng của Đảng đề ra trong thời kì nàyđược triển khai qua các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng và đượchoàn thiện tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) Đại hội
đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạngtừng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cáchmạng hai miền
Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với
sự phát triển của cách mạng cả nước Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ởmiền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miềnNam Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhaunhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thựchiện hòa bình thống nhất nước nhà
Sau Hiệp định Giơnevơ đặc điểm tình hình mới của đất nước Việt Nam đãquy định hai chiến lược cách mạng khác nhau giữa hai miền, đồng thời nó chiphối việc xác định chủ trương chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới Thựcchất, chính sách đối ngoại là biểu hiện của chính sách đối nội trên phạm vi quốc
Trang 6tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích của cách mạng ViệtNam.
2.1.2 Hoàn cảnh quốc tế sau năm 1954 - một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng.
Tình hình thế giới từ giữa thập kỉ 50 của thế kỉ XX đã tác động sâu sắcđến tiến trình cách mạng Việt Nam, đưa lại cho cách mạng Việt Nam nhữngthuận lợi và khó khăn nhất định Những đặc điểm đó là:
Hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và thu đượcnhiều thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng đất nước.Đặc biệt, đây là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô cả vềthế và lực, là điều kiện để Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại tích cực và trởthành thành trì của phong trào giải phóng dân tộc và hoà bình thế giới Nhờ đócuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta sẽ nhận được sự viện trợ
to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em
Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giai đoạn này cũng cóbước phát triển mới, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đếquốc, chủ nghĩa thực dân, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chínhtrị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế
Tháng 4/1955, Hội nghị Băngđung được triệu tập với sự tham gia của 29nước Á, Phi Hội nghị đã đánh dấu việc các nước Á, Phi bước lên vũ đài lịch sử,đoàn kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bứcchống chủ nghĩa đế quốc thực dân Sau Hội nghị Băngđung, phong trào giảiphóng dân tộc phát triển mạnh mẽ như vũ bão, nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinhgiành độc lập ở mức độ khác nhau
Từ sự phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời củahàng loạt quốc gia độc lập có chủ quyền từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
Phong trào không liên kết được hình thành tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp
ở Bêôgrat (9/1961) có vai trò vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủnghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh giành độc lập về chínhtrị, kinh tế, văn hóa hướng tới một thế giới công bằng, bình đẳng và phát triển
Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh vì hòabình, dân chủ và tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ ở cácnước tư bản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức, có tác dụng công phá vào sào
Trang 7huyệt của Chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, có thể thấy rằng, sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, tìnhhình thế giới có những thuận lợi đáng kể: chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thốngthế giới, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ vì hoà bình, tiến
bộ trên thế giới nổ ra rộng rãi, sôi nổi Sức mạnh tổng hợp của ba yếu tố trên đãtạo nên thế tiến công toàn diện vào chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào cáchmạng thế giới nói chung, phong trào cách mạng ở Việt Nam sau năm 1954 nóiriêng
Cũng trong thời kỳ này, trong nội bộ của chủ nghĩa tư bản cũng có nhữngbiến động đáng kể Là cường quốc số 1 thế giới, mục tiêu nhất quán trong chínhsách đối ngoại của Mĩ là giành, giữ ảnh hưởng thị trường thế giới và trở thành
bá chủ thế giới Mục tiêu đó xuyên suốt mấy thế kỉ qua và được các nhà cầmquyền Mĩ đặt lên hàng đầu Để thực hiện tham vọng đó, các tổng thống Mĩ liêntiếp thi hành các chính sách đối ngoại phản động, đề ra chiến lược toàn cầuchống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chống phong trào giải phóngdân tộc, phong trào công nhân và nô dịch các nước đồng minh Để đạt đượcđiều đó Mĩ thi hành một loạt chính sách “ chính sách thực lực”, lập các khốiquân sự (Nato, Seato, Cento) cùng hàng nghìn căn cứ quân sự khắp nơi, chạyđua vũ trang, phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp vũtrang khắp các châu lục, âm mưu biến Đông Dương thành sân sau của mình
Sau một thời gian dài tiến hành chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang,cuộc ganh đua giữa hai cường quốc Xô - Mĩ đã bắt đầu chững lại, thay vào đó là
xu thế hoà hoãn Xu thế này được khẳng định rõ hơn với Hiệp định đình chiến ởTriều Tiên và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương Để thực hiện mục tiêu đó,Liên Xô đã đề nghị với Mĩ giảm bớt chạy đua vũ trang, giữ nguyên trạng Châu
Âu với khẩu hiệu “Thi đua hoà bình”, “Chung sống hoà bình, tập trung xâydựng kinh tế, ổn định tình hình chính trị” Đối với phong trào cách mạng thếgiới, Liên Xô chủ trương đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp hoàbình
Nhìn chung, lúc này Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêngkhông phải là mối quan tâm hàng đầu của Liên Xô Thời gian cuối thập niên 50,Liên Xô tập trung viện trợ cho một số nước Ở Châu Á có Ấn Độ, Inđônêxia; ởChâu Phi có Ai Cập; ở Châu Mĩ có Cuba Liên Xô coi những nước này là đồng
Trang 8minh chiến lược quan trọng Còn đối với Việt Nam, Liên Xô tự đặt vị trí củamình là quan sát viên, tránh đụng đầu với Mĩ Thực tế lịch sử cho thấy, sự thayđổi quan điểm của Liên Xô trong quan hệ với Việt Nam diễn ra một cách chậmchạp do gặp phải nhiều lực cản từ phía Mĩ
Sau khi hoà bình lập lại ở Đông Dương (1954), Trung Quốc tăng cườngquan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, duy trì và mở rộng quan hệ với Liên Xô,
tỏ thái độ hoà hoãn với Mĩ và tìm cách bình thường hoá với một số nướcphương Tây Trên con đường tập hợp lực lượng, Trung Quốc chủ trương lấy vấn
đề ủng hộ Việt Nam làm khẩu hiệu thu phục nhân tâm, xem Việt Nam là đối táctrung gian tốt nhất để có thể đưa ra đàm phán với Liên Xô và Mĩ khi cần thiết.Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam theogiải pháp kiểu Triều Tiên, không muốn chúng ta tiếp tục cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Song song với xu thế hoà hoãn Xô - Mĩ, trong thời gian này, lịch sử thếgiới đã chứng kiến những bất đồng nảy sinh trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt
là mâu thuẫn gay gắt giữa Liên Xô - Trung Quốc xung quanh những vấn đề líluận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế
Mối quan hệ Liên Xô - Trung Quốc và Mĩ đã có những tác động mạnh mẽtới Việt Nam nói riêng, các nước thuộc địa nói chung thời kì này Cả Liên Xô vàTrung Quốc trong xu thế hoà hoãn với Mĩ và mâu thuẫn với nhau như vậy đềumuốn sử dụng Việt Nam như một lá bài trong các cuộc thương thuyết vì quyềnlợi của họ Trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam chịu sức ép rất lớn từ cả haiphía Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam sẽ phải có chính sách chiến lược nhưthế nào trong một tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Liên Xô - Mĩchồng chéo, đan xen nhau Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ViệtNam thời kì này phải trên cơ sở phân tích một cách hợp lí, phù hợp với từngnước, dựa trên nguyên tắc đối ngoại chung làm sao vừa thu hẹp được những bấtđồng giữa các nước đồng minh vừa giữ vững được đường lối độc lập, tự chủ củamình
2.1.3 Truyền thống ngoại giao của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kinh nghiệm đối ngoại của Đảng
Ngoại giao truyền thống Việt Nam bắt nguồn từ truyền thống văn hoá củadân tộc Việt Nam, đồng thời là kết quả của hoạt động giao lưu quốc tế của nước
Trang 9Việt Nam từ ngàn xưa với các nước láng giềng trong quá trình đấu tranh bảo vệnền độc lập, chủ quyền của dân tộc và phát triển, xây dựng đất nước.
Lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của Việt Nam đã chứngminh: yêu chuộng hoà bình là bản chất ngoại giao của Việt Nam Điều đó xuấtphát từ lí tưởng nhân nghĩa của dân tộc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn”, “lấychí nhân để thay cường bạo” Chúng ta luôn xem trọng giữ gìn quan hệ hữu nghịhoà bình với các nước láng giềng, “hoà ở trong nước thì ít dụng binh; hoà ởngoài biên thì không sợ có báo động” nhưng luôn kiên trì lập trường, giữ vữngnguyên tắc độc lập, chủ quyền của dân tộc
Tiếp thu những truyền thống ngoại giao của dân tộc, lí luận của chủ nghĩaMác - Lê-nin và xuất phát từ tầm nhìn, trí tuệ ưu việt của mình, Hồ Chí Minh -một nhà ngoại giao kiệt xuất đã hình thành, phát triển và đề xuất quan điểm,luận điểm về thời đại và đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại của ngoạigiaoViệt Nam thời hiện đại
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò đối ngoại, vai trò củanhân dân quốc tế, nhân tố bên ngoài đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo
vệ, xây dựng Tổ quốc Người nêu rõ: phải đặt cuộc cách mạng giải phóng dântộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới, kết hợp chặt chẽchủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng Dựa vào sứcmình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, ủng hộ củaquốc tế và không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
Đấu tranh ngoại giao không chỉ là nhiệm vụ của riêng Đảng, Nhà nước
mà còn là nhiệm vụ của nhân dân Bởi sự nghiệp cách mạng Việt Nam là sựnghiệp của nhân dân, mở rộng các mối liên hệ với nhân dân thế giới Ngoại giaonhân dân là lực lượng quan trọng của mặt trận ngoại giao Ngoại giao không chỉ
là những cuộc thương lượng trên bàn đàm phán, mà trong cuộc chiến tranh nhândân, những người dân bình thường cũng đã tham gia vào những hoạt động mangtính ngoại giao Những hành vi ứng xử phân minh, nhân đạo của nhân dân tagóp phần làm cho quốc tế hiểu rõ thiện chí hoà bình, tính chất chính nghĩa củacuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
Trong quá trình kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc,đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng làđánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, trong đó đấu tranh quân sự là quyết định,
Trang 10đấu tranh ngoại giao phản ánh thắng lợi của đấu tranh quân sự như Chủ tịch Hồ
Chí Minh thường nói: “Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn” Song ngoại giao cũng là vũ khí bảo vệ và phát
huy thành quả cách mạng, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành vàbảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước
Công cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng ta trong kháng chiến chốngPháp nửa đầu thế kỉ XX cũng đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu chođấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ
Trên cơ sở tình hình thế giới, tình hình trong nước, truyền thống ngoạigiao của dân tộc, kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao của Đảng và những quanđiểm ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã đề ra đường lối đấutranh ngoại giao từ 1954 đến 1975, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung củadân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
2.2 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954 - 1975)
2.2.1 Đấu tranh ngoại giao từ năm 1954 đến năm 1967.
Hiệp định Giơnevơ tạm thời chia nước ta thành hai miền: miền Bắc đượchoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội Ở miền Nam, đế quốc Mĩnhảy vào thay chân Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âmmưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sựcủa Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á
Trong bối cảnh đó, tại hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 6(15-18/7/1954) Đảng ta nhận định: “Dù đất nước tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến
17 hay 16, ta vẫn có thời gian chuẩn bị một trận đánh lớn hơn nữa” Tháng9/1954, Bộ chính trị ra quyết định về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chínhsách mới” của Đảng, Nghị quyết nêu lên chính sách đối ngoại của ta lúc này là
“Chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mĩ, chống Mĩ tổ chức khối xâm lượcĐông Nam Á, cũng cố và bảo vệ hòa bình ở Đông Dương Nghị quyết còn nêu
“Đối với Pháp, tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điềuchỉnh, tránh quá căng thăng gây tan vỡ, mở rộng quan hệ mậu dịch trên cơ sởbình đẳng cùng có lợi với Pháp Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Ấn Độ,phát triển và cũng cố tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dânchủ khác”
Trang 11Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7(3/1955), lần thứ 8(8/1955) đã chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miềnNam đòi hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền đất nước Hội nghịkhẳng định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân ta hiện nay là “đế quốc Mĩ,phái thực dân Pháp phản hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, đế quốc Mĩ là kẻ thùđầu sỏ và nguy hại nhất” Trên cơ sở đó, Hội nghị xác định: “Đẩy mạnh công tácngoại giao, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồngtình ủng hộ của nhân dân thế giới” và coi đó là “một trong những công tác lớn”.Phương châm chính sách ngoại giao của ta là “Củng cố không ngừng tình đoànkết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước Dân chủ nhân dân; thực hiệnviệc phối hợp chặt chẽ giữa các nước anh em trong hoạt động quốc tế và trongđấu tranh ngoại giao; giao hảo với bất cứ nước nào cùng ta công nhận nămnguyên tắc chung sống hoà bình; kiên quyết và bền bỉ dùng cách thương lượng
để giải quyết mọi vấn đề tranh chấp quốc tế (đồng thời ra sức củng cố quốcphòng để sẵn sàng đập tan mọi kế hoạch gây chiến của đế quốc Mĩ và phe lũhiếu chiến)”
Để thực hiện phương châm, chính sách trên, cần chuẩn bị cử đại sứ hayđại biểu đi các nước anh em mà ta chưa cử đến, chú trọng đặt quan hệ ngoạigiao bình thường với hai chính phủ Lào và Cao Miên, với nước Pháp và cácnước Đông Nam Á Đồng thời xúc tiến công tác tuyên truyền quốc tế, nhằmtranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranhchính nghĩa của nhân dân ta, làm cho nhân dân thế giới nhận rõ lập trường của ta
là đứng về phe dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo
Đối với hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ của chính quyền NgôĐình Diệm, nhiều lần Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòaPhạm Văn Đồng gửi công hàm cho hai ông A Eden và V.Molotov, đồng Chủtịch Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương để bày tỏ quan điểm của ViệtNam Dân chủ Cộng hòa là tiếp tục thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.Công hàm yêu cầu hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ thi hành mọi biện pháp cầnthiết để Hiệp định Giơnevơ được tôn trọng, vấn đề chính trị ở Việt Nam đượcgiải quyết, hội nghị hiệp thương giữa các nhà đương cục có thẩm quyền ở haimiền Bắc, Nam phải được mở ngay để bàn về vấn đề thống nhất Việt Nam bằngtổng tuyển cử tự do trong toàn quốc “Đó là quyền lợi và nguyện vọng của toàn
Trang 12thể nhân dân Việt Nam, đó cũng là ý muốn của nhân dân yêu chuộng hoà bìnhtrên thế giới”.
Ngày 30/03/1956, Chính phủ Liên Xô, nhân danh một Chủ tịch của Hộinghị Giơnevơ gửi thông điệp cho Chính phủ Anh và đề nghị hai Chủ tịch họpbàn để tìm biện pháp đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ vềViệt Nam Nhưng Chính phủ Anh trả lời chính quyền Ngô Đình Diệm không kýhiệp định đó nền không bị ràng buộc
Ngày 12/4/1956, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng đã gửi công hàmcho Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà Pháp khẳng định: nước Pháp là kẻ đã
kí Hiệp nghị Giơnevơ nên nghĩa vụ và trách nhiệm của Pháp đối với việc thihành Hiệp nghị vẫn còn nguyên vẹn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà yêu cầu Chính phủ Pháp tôn trọng chữ kí và cam kết của mình Hiệp địnhGiơnevơ đã đặt nền móng cho quan hệ mới về mọi mặt giữa Pháp và Việt Nam,
và việc thi hành đúng đắn Hiệp nghị này sẽ góp phần phát triển hơn nữa nhữngquan hệ mới ấy có lợi cho cả hai nước
Khi đó, hoạt động ngoại giao của Chính phủ ta được đẩy mạnh, song songvới hoạt động của Liên Xô Dư luận thế giới cũng đòi hỏi giải quyết vấn đề miềnNam Do đó, ngày 8/5/1956, hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ đã gửi thư kêu gọiChính phủ hai miền tôn trọng các điều khoản quân sự và chính trị của Hiệp địnhGiơnevơ, yêu cầu cho biết thời gian cần thiết để bắt đầu hiệp thương tổng tuyển
cử Pháp lập ra Phái đoàn liên lạc Pháp bên cạnh Uỷ ban liên hiệp với ý địnhlàm trung gian giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính quyền SàiGòn Ngô Đình Diệm tuy chấp nhận hợp tác với Uỷ ban quốc tế nhưng vẫn tiếptục vi phạm trắng trợn Hiệp định trên thực tế
Một lần nữa, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng gửicông hàm cho hai đồng Chủ tịch Giơnevơ nhắc lại thái độ của chính quyền SàiGòn không chịu hiệp thương và yêu cầu hai chủ tịch có biện pháp cần thiết đểhội nghị Hiệp thương về Tổng tuyển cử được xúc tiến
Như vậy, đến tháng 7/1956, Việt Nam đã không thực hiện được thốngnhất đất nước trong hai năm như Hội nghị Giơnevơ quy định Cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta bước vào một thời kì mới, lâu dài, phức tạp và gian khổ Tronghoàn cảnh đó Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 mở rộng
Trang 13(9/1956) đã họp và vạch rõ: Cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thốngnhất của nhân dân ta là một bộ phận của cuộc đấu tranh cho hoà bình thế giới.
Do đó, Việt Nam phải phối hợp và tranh thủ sự đồng tình của nhân dân yêuchuộng hoà bình thế giới, làm cho Mĩ - Diệm ngày càng bị cô lập Vì vậy, “taphải tăng cường việc tuyên truyền ra ngoài nước, vạch trần âm mưu của Mĩ -Diệm ở miền Nam phá hoại hoà bình, thống nhất và vi phạm Hiệp địnhGiơnevơ; nêu cao ý chí hoà bình của ta và chính sách tôn trọng Hiệp địnhGiơnevơ của ta”.Công tác ngoại giao của ta phải “ra sức tranh thủ sự đồng tìnhcủa các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc đấu tranh thốngnhất, cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ của nhân dân ta Ngoàiviệc tăng cường đoàn kết với các nước anh em là việc ta phải thường xuyên chútrọng, chúng ta cần hết sức phấn đấu để đặt quan hệ tốt với hai nước láng giềngLào, Miên, tăng cường và phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, vớinước Pháp”
Trong những năm tiếp theo từ 1957 - 1959, cách mạng miền Nam gặpmuôn vàn khó khăn Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoàivòng pháp luật Ban hành đạo luật 10/59 (đề ra thàng 5/1959) cho phép thẳngtay giết hại bất cứ người yêu nước nào, bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng,làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêunước bị tù đày Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biệnpháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách
Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họptại Hà Nội quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh
đổ chính quyền Mĩ – Diệm và nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cáchmạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác Nghị quyết 15 cũngkhẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thếgiới Thắng lợi của cách mạng Việt Nam có tác dụng cổ vũ phong trào giảiphóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh, thúc đẩy quá trình tan
rã của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới Ngược lại, mọi thắng lợi của phongtrào giải phóng dân tộc và phong trào vì hoà bình, dân chủ trên thế giới sẽ làmsuy yếu thế lực của chủ nghĩa đế quốc Nhân dân ta đồng tình sâu sắc và hết sứcủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức và bị xâm lược, vì vậy
“chúng ta cần tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị trên cơ sở 5 nguyên tắc
Trang 14chung sống hoà bình với các nước Á- Phi, trước hết là với các nước láng giềng,tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranhthực hiện thống nhất nước nhà”
Với chủ trương đó, cao trào “Đồng khởi” đã nổ ra và giành thắng lợi ởNam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ Thắng lợi của “Đồng khởi” đã giángmột đòn nặng nề vào chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mĩ, làm lung laytận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước ngoặt của cáchmạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thếtiến công
Trong bối cảnh cách mạng hai miền Nam, Bắc có những bước phát triểnmới, từ ngày 5 đến 10/9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảnghọp tại Hà Nội Đại hội xác định chính sách ngoại giao của Việt Nam là:
- Ra sức góp phần tăng cường lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa do Liên
Xô đứng đầu, tăng cường sự đoàn kết nhất trí và củng cố tình hữu nghị không gìlay chuyển nổi giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa anh em; phát triểnquan hệ hợp tác tương trợ với các nước anh em theo những nguyên tắc của quốc
tế vô sản
- Kiên quyết cùng các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hoà bình vàtiến bộ trên thế giới tiếp tục chung sức đấu tranh để bảo vệ và củng cố hoà bình;chống lại chính sách xâm lược và chính sách gây chiến của đế quốc Mĩ, thựchiện chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau,thực hiện giải trừ toàn diện, triệt để và cấm vũ khí nguyên tử hạt nhân, thủ tiêucác căn cứ quân sự ở nước ngoài và các khối quân sự xâm lược, tiến tới thànhlập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu, Châu Á
- Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và giànhđộc lập dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh Tăngcường quan hệ hữu nghị với các nước dân chủ nhân dân, phát triển sự hợp táckinh tế và văn hoá với các nước đó trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình
và tinh thần Hội nghị Băngđung
- Chúng ta hoan nghênh và ủng hộ đường lối hoà bình trung lập thật sự vàhoà hợp dân tộc và mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị với vương quốcCampuchia
Trang 15- Chúng ta ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Lào nhằm thực hiệnđường lối hoà bình trung lập thật sự và hoà hợp dân tộc và mong muốn xâydựng quan hệ với vương quốc Lào.
- Đối với tất cả các nước khác, chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ hữu nghịtrên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi
- Kiên quyết đấu tranh làm cho Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương đượcthi hành đầy đủ nhằm duy trì hoà bình ở Đông Dương và Đông Nam Á
- Đi đôi với việc xây dựng và tăng cường quan hệ giữa chính phủ ta vàchính phủ các nước, cần mở rộng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta vànhân dân các nước
Ngày 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
đã tập hợp được lực lượng yêu nước Việt Nam trong mặt trận đấu tranh chống
Mĩ - Diệm Cương lĩnh đấu tranh của mặt trận đã được sự hưởng ứng rộng rãi
và có tiếng vang trên trường quốc tế Đặc biệt là cương lĩnh đã nhấn mạnhđường lối đối ngoại hòa bình, trung lập Khẩu hiệu “hòa bình trung lập” củaMặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thu hút được đông đảo sựđồng tình ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý trênkhắp năm châu Chỉ trong vòng 3 năm, đến cuối năm 1963, Mặt trận Dân tộcgiải phóng miền Nam Việt Nam đã được 321 tổ chức thuộc nhiều xu hướngchính trị khác nhau ở 42 nước, kể cả ở Mĩ bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ cuộc đấutranh của nhân dân miền Nam Việt Nam Cố Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn DuyTrinh đánh giá: “Từ năm 1960, với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam đã xuất hiện mũi tiến công vô cùng lợi hại của ngoại giaomiền Nam mà ngoại giao nhân dân là nòng cốt” Mặt trận ra đời đã góp phầngắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh của nhân dânthế giới chống chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược, vì hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Cuối năm 1964 đầu 1965, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
Với kế hoạch chuẩn bị từ trước, Mĩ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” vucáo tàu Việt Nam tiến công tàu khu trục Mađốc của Mĩ ở ngoài khơi thuộc hảiphận quốc tế để lấy cớ trả đũa, ném bom bắn phá miền Bắc nước ta Ngày7/8/1964 Quốc hội Mĩ thông qua nghị quyết về “ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” tán
Trang 16thành hành động trả đũa Bắc Việt Nam Ngày 7/2/1965 chính quyền Mĩ phátđộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn Bắc ViệtNam.
Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mĩ
đã làm cho “tình hình một nửa nước có chiến tranh, một nửa nước có hòa bình
đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khácnhau ở mỗi miền” Nhân dân miền Bắc lại bước vào cuộc chiến đấu chống lạicuộc chiến tranh đến từ trên không và từ trên biển Nhưng cuộc đấu tranh ngoạigiao của ta cũng trở nên quyết liệt và khẩn trương hơn bởi lẽ cùng với việc mởrộng chiến tranh ra cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam, Johnson còn thực hiện mộtchiến dịch ngoại giao quy mô và rầm rộ hòng đánh lừa dư luận nhân dân Mĩ và
dư luận thế giới Suốt thời gian từ 1965 đến 1967, đế quốc Mĩ tung ra luận điệu
“hòa bình” đề nghị ngừng bắn và thương lượng không điều kiện Điển hình làlời tuyên bố của Johnson về việc “Mĩ sẵn sàng thương lượng không điều kiện”tại Baltimore ngày 07/04/1965 Ngày 29/12/1965, Bộ ngoại giao Mĩ công bố kêhoạch 14 điểm dưới 1 tiêu đề phụ là: “Các đóng góp của Mĩ vào cái giỏ hòabình”:
1 Hiệp định Giơnevơ (1954 và 1962) là một cơ sở thích hợp cho hòabình ở Đông Nam Á
2 Mĩ hoan nghênh về một cuộc hội nghị Đông Nam Á hoặc bất cứ mộtkhu vực nào của châu Á
3 Mĩ sẵn sàng tiến hành những cuộc đàm phán không điều kiện
4 Mĩ sẵn sàng nếu Hà Nội muốn tiến hành các cuộc thảo luận khôngchính thức và không điều kiện
5 Một cuộc ngừng bắn có thể là điểm đầu tiên của hội nghị hòa bìnhhoặc bước chuẩn bị cho một hội nghị như vậy
6 Mĩ sẵn sàng thảo luận chương trình 4 điểm của Bắc Việt Nam
7 Mĩ không muốn có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á
8 Mĩ không muốn có mặt về quân sự của Mỹ ở Việt Nam
Trang 1712 Mĩ sẵn sàng đóng góp 1 tỷ đô la cho chương trình phát triển khu vực
mà Bắc Việt Nam có thể tham gia
13 Việt cộng không có khó khăn gì cử đại diện trình bày quan điểm của
họ khi Hà Nội quyết định chấm dứt xâm lược
14 Mĩ sẽ chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam xem như là một bước tiếntới hòa bình nhưng không có dấu hiệu hay gợi ý của phía bên kia cho thấy họ sẽlàm gì một khi chấm dứt ném bom
Cố bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nhận xét: Rõ ràng lậptrường 14 điểm cũng như những lời tuyên bố của chúng về một giải pháp chovấn đề Việt Nam là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của hiệp định Giơnevơ
Sau đó Mĩ tiến hành thực hiện nhiều chiến dịch ngoại giao quy mô lớn1966-1967, thông qua các nhà chính trị, các nhân sĩ trong phong trào hòa bình,các nhân vật có tôn giáo uy tín, để làm trung gian nhưng không có kết quả Bởi
vì tất cả những chiến dịch ngoại giao của Mĩ đều lộ rõ bản chất xâm lược củachúng là không thắng ta trên mặt trận quân sự thì tìm cách thắng ta trên mặt trậnngoại giao, vừa đưa “củ cà rốt” để nhử ta lại vừa “giơ cao cây gậy để dọa nạt”.Điều đó càng chứng tỏ Mĩ cố bám giữ lập trường xâm lược của kẻ mạnh, ngoạigiao trên thế mạnh Do đó, những cuộc ném bom, những cuộc vận động ngoạigiao không phải là cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ như đế quốc Mĩ từng rêu rao
Trước những âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ, cuộc đấu tranh ngoạigiao lúc này của Đảng ta là nhằm vạch trần luận điệu “lừa bịp hòa bình” của Mĩtrước dư luận thế giới và thể hiện quyết tâm đánh Mĩ của quân dân ta
Thấu hiểu bản chất, âm mưu của kẻ địch, với những kinh nghiệm dày dạntrong đấu tranh ngoại giao, Đảng và Chính phủ ta nhận xét rõ cái gọi là “sángkiến hòa bình”, thương lượng không điều kiện của Mĩ, chỉ nhằm che dấu hànhđộng chiến tranh và sự thất bại của chúng trên chiến trường Tuy nhiên phảiđương đầu với đế quốc Mĩ - một nước có tiềm lực quân sự mạnh hơn rất nhiềulần, ta phải có đường lối sách lược ngoại giao khôn khéo, độc lập tự chủ, khơinguồn triệt để sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để chiến thắng kẻ địch vềquân sự, chính trị, ngoại giao Đảng ta cho rằng: “Mĩ là một đội quân mạnhnhưng vào miền Nam không phải trong thế mạnh mà trong thế yếu, bị động.Chỗ yếu nhất của chúng vẫn là chính trị” Còn về ta lúc này mạnh về cả chínhtrị và quân sự Mặc dù đế quốc Mĩ vào miền Nam với hàng chục vạn quân viễnchinh, lực lượng giữa ta và địch không thay đổi lớn Đây là cơ sở để Đảng ta đề
Trang 18ra nhiệm vụ: Động viên lực lượng để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đếquốc Mĩ.
Chính vì vậy ngày 22/03/1965 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền NamViệt Nam sau khi vạch trần luận điệu hòa bình bịp bợm của đế quốc Mĩ đã ratuyên bố lập trường 5 điểm:
1 Đế quốc Mĩ là kẻ phá hoại hiệp định Giơnevơ, là kẻ gây chiến và xâmlược cực kì thô bạo, là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân Việt Nam
2 Nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng, cương quyết đánh đuổi đếquốc Mĩ để giải phóng miền Nam thực hiện một miền Nam Việt Nam độc lập,tiến tới thống nhất nước nhà
3 Nhân dân miền Nam Việt Nam và quân giải phóng miền Nam Việt Namanh hùng quyết hoàn thảnh đầy đủ nhất nghĩa vụ thiêng liêng của mình là đánhđuổi đế quốc Mĩ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc
4 Nhân dân miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự ủng hộnhiệt tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới và tuyên
bố sẵn sàng tiếp nhận mọi sự giúp đỡ kể cả vũ khí và dụng cụ chiến tranh kháccủa bạn bè khắp năm châu
5 Toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang, tiếp tục anh dũng xông lên quyếtchiến thắng giặc Mĩ và bọn việt gian bán nước
Ngày 8/4/1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố lập trường bốn điểm củaChính phủ ta:
1 Xác nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Mĩ phảirút quân đội, nhân viên quân sự, các loại vũ khí Mĩ ra khỏi miền Nam ViệtNam, triệt thoái các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp
ở Miền Nam Việt Nam, các hành động quân sự chống Bắc Việt Nam
2 Hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không cócăn cứ quân sự, nhân viên quân sự nước ngoài trên đất nước mình
3 Công việc của Miền Nam do nhân dân Miền Nam tự giải quyết, theocương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam không có sựcan thiệp của nước ngoài
4 Việc hòa bình, thống nhất nước Việt Nam do nhân dân ở cả hai miền tựgiải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài
Ngày 10/4/1965, từ diễn đàn của Quốc hội, Chủ tịch Hô Chí Minh khẳngđịnh lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người kêu
Trang 19gọi toàn dân “kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của nước Việt Nam Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một,không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta”.
Các tuyên bố trên là những câu trả lời kiên quyết và đầy chính nghĩa củaĐảng và Chính phủ ta, vạch trần luận điệu xảo quyệt của đế quốc Mĩ, đồng thờikhẳng định ý chí sắt đá chống Mĩ cứu nước không chịu khuất phục trước sứcmạnh của kẻ thù xâm lược, không chấp nhận một cuộc thương lượng theo điềukiện của Mĩ
Trong lời kêu gọi ngày 20/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục vạch rõ:
“Đế quốc Mĩ rất dã man và quỷ quyệt, một mặt chúng rêu rao hòa bình, một mặtchúng gấp rút xây dựng thêm nhiều căn cứ quân sự, phái thêm nhiều quân độivào miền Nam, tăng cường ném bom, bắn phá miền Bắc, giọng lưỡi đàm phánhòa bình của chúng quyết không lừa bịp được nhân dân ta và nhân dân thếgiới”
Tháng 12/1965 Ban chấp hành trung ương Đảng họp tại hội nghị lần thứ
12, sau khi chỉ ra phương hướng chiến lược cho quân và dân ta trong giai đoạnchống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, đã nhấn mạnh phải đấu tranh chính trị vàngoại giao khôn khéo, để phối hợp với đấu tranh quân sự
Tháng 10/1966 Bộ Chính trị họp ra chủ trương: tích cực và chủ động, tạođiều kiện vận dụng sách lược vừa đánh, vừa đàm, vừa đàm vừa đánh nhằm mụcđích tranh thủ dư luận thế giới, cô lập đế quốc Mĩ
Thực hiện chủ trương Đảng các hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoạigiao được đẩy mạnh Ta đã cử đại diện của ta ở một số nước tiếp xúc với đạidiện của Mĩ do phía Mĩ yêu cầu Những cuộc nói chuyện của Chủ tịch Hồ ChíMinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng với các nhà ngoại giao, các nhân sĩ quốc tế,các nhà báo Mĩ và các nước khác, càng giúp họ hiểu hơn lập trường của ViệtNam là trước sau như một, nhất quán và sáng ngời chính nghĩa, có lý, có tình.2.2.2 Hội nghị Pari về kết thúc chiến tranh ở Việt Nam (1967-1973)
2.2.2.1 Buộc Mĩ xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trên chiến trường miền Nam Việt Nam taliên tiếp đánh thắng các cuộc phản công của địch trong hai mùa khô 1965-1966
và 1966-1967 Ở miền Bắc, ta đánh thắng một bước cuộc chiến tranh phá hoại