Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọcđánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tươngđối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy T
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề 3
5.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của trẻ 3
5.2 Thực trạng dạy và học 4
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5
6.1 Giới hạn về nội dung 5
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 5
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 5
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC .6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Một sốkhái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài 6
1.2.1 Một số khái niệm 6
1.2.2 Kiến thức liên quan 7
1.2.2 Cơ sở lý thuyết cơ bản, phong cách học và văn học của dạy học 12
1.2.3 Tổ chức dạy học thành tiếng ở tiểu học 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 16
2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 16
2.1.1 Đối với giáo viên 16
Trang 22.1.2 Thực trạng rèn đọc ở lớp 1 16
2.1.3 Phiếu hỏi 18
2.1.2 Đối với học sinh 20
2.2 Một số biện pháp cơ bản để luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tập đọc 22
2.2.1 Đọc mẫu: 22
2.2.2 Hướng dẫn đọc 22
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 35
Trang 3BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng, đó làhình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh Tập đọc là mộtphân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Đây là phân môn có vị tríđặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹnăng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học Kỹnăng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ýthức (hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọcdiễn cảm Khi học sinh đọc tốt, viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các mônhọc khác một cách chắc chắn Từ đó học sinh mới hoàn thành được năng lựcgiao tiếp của mình Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có Nhà trườngphải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầutiên Nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5 Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - Lớp đầu cấp - việc dạy đọc cho các emthật vô cùng quan trọng, bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớptiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn TiếngViệt Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọcđánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tươngđối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáodục học sinh yêu tiếng Việt, bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của TiếngViệt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạtnội dung Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ,đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức Đó là một trong những lý do chohọc sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt Đó cũng là ý do khiến cho trongnhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc Cũng như nhiềugiáo viên lớp 1 khác, chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tập đọc ở lớp 1.Đặc biệt là rèn cho học sinh không những chỉ đọc thông được văn bản, mà cònphải đọc đúng văn bản được đọc.Với lòng ham thích và mong muốn được tìm
Trang 5hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế nhà trường nên chúng tôi đã chọnvấn đề “Một số biện pháp luyện đọc đúng cho học sinh lớp 1 trong các tiết tậpđọc” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình để góp phần giáo dục nhỏ bé vào sựnghiệp giáo dục chung của huyện nhà.
2 Mục đích của đề tài
Tập đọc là một phân môn thực hành vì vậy nhiệm vụ của nó là hình thành
kỹ năng đọc cho học sinh Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh.Dạy đọc giáo dục lòng ham đọc sách cho học sinh giúp cho các em thấy đượcđây chính là con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ pháttriển Tập đọc góp phần làm giài vốn ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học sinh lòngyêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các cách tư duy có hình ảnh
Đăc điểm của dạy tập đọc lớp 1 chính là ở chỗ: đây là bước chuyển tiếp từdạy “học vần” sang dạy “tập đọc”(ở lớp 2) Giờ tập đọc ở lớp 1 vận dụng cảphương pháp học vần, cả phương pháp tập đọc Yêu cầu của giờ tập đọc lớp 1 làcủng cố hệ thống âm vần đã học (nhất là các vần khó) đọc đúng tiếng, liền tiếngtrong từ, trong câu, đoạn, bài Bước đầu biết cách ngắt hơi ở các dấu câu, biếtlên giọng và hạ giọng
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong
từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơi trong văn bản thơ,cũng như văn bản văn xuôi của học sinh Tiểu học Lưu Kiếm( xã Lưu Kiếm -huyện Thủy Nguyên) và trường Tiều học Đặng Cương (Hồng Thái - AnDương) Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc đúngcho học sinh lớp 1
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng dạy đọc của lớp 1 ở trường tiểu học LưuKiếm và trường tiểu học để có một số biện pháp khắc phục và rèn luyện kỹnăng đọc cho học sinh tốt hơn
Trang 63.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên giáo viên trực tiếp giảng dạy
Học sinh lớp 1 ở hai trường tiểu học Lưu Kiếm (xã Lưu kiếm - huyện ThủyNguyên) và trường tiểu học Đặng Cương (xã Hồng Thái - huyện An Dương)
4 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên chú trọng cải biến phương pháp dạy học ở tiểu học thì hiệuquả của việc dạy và học sẽ được nâng cao
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của vấn đề
5.1.1 Cơ sở tâm sinh lý của trẻ
Từ những đổi mới của chương trình tiểu học, đòi hỏi phải đổi mới chươngtrình môn Tiếng Việt Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:
- Mục tiêu giáo dục
- Nội dung và phương pháp dạy học
- Cách thức đánh giá học tập của học sinh
Theo đặc trưng của môn Tiếng Việt tập trung vào sự hình thành và pháttriển kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết, góp phần vào quá trình hình thành các giátrị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnhkiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân
Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hìnhthành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ
đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết Tập đọc là một phânmôn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học Đây là phân môn có vị trí đặcbiệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và pháttriển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc đúng” nói riêng Một kĩ năng quantrọng hàng đầu của bậc Tiểu học Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, làphương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người
Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ
Trang 7Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách viết mộtcách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rènluyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phongphú Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác, bởi đọc đúng được chính xácnội dung một vấn đề nào đó Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và nóiđúng,
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, đọc đúnggóp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 là những bài văn, bàithơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài Chính vì thế mà các
em có vốn văn học dân tộc
Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viênphải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm., học sinh giữ vai trò chủđạo trong quá trình học tập Tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thứcdưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy Với những yêu cầu quan trọng nhưvậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tìnhhuống phong phú cho học sinh
Trong chương trình tiểu học, các bài tập đọc của lớp 1 đã được chọn lọc kĩcàng Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp, bồidưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu người lao đông, yêungười thân, ở xung quanh các em
5.2 Thực trạng dạy và học
Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó làhình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹnăng nghe, đọc, nói và đọc thầm Nhưng việc dạy đọc hiện nay chưa được giáoviên quan tâm rèn đọc theo đúng qui trình đưa ra Vì giáo viên chưa hiểu hết ýnghĩa của phân môn tập đọc.vì vậy chúng tôi xin đưa ra ví dụ: đọc đúng là tiền
đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản Ngược lại,nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được
Trang 8Nhiều khi khó mà nói được rạch ròi Việc dạy đọc là giáo dục lòng ham đọcsách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh Nói cáchkhác thông qua việc dạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khảnăng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy
đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệđầy đủ và phát triển
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu về việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 50 giáo viên lớp 1 ở 2 trường tiểu học Lưu Kiếm vàtrường tiểu hoc Đặng Cương
Nghiên cứu trên 100 học sinh ở 2 trường tiểu học Lưu Kiếm và trường tiểuhọc Đặng Cương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 9CHƯƠNG I:
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 TRONG CÁC TIẾT TẬP ĐỌC 1.1Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đó, cũng đã có một số giáo viên nghiên cứu về vấn đề này:
- Cô Nguyễn Thị Liên - TH Vạn Thạnh
Đọc không chỉ là công việc giải một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát
âm, nghĩa là nó không phải là sự “ đánh vần” lên thành tiếng theo đúng nhưcácký hiệu mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gìđược đọc Trên thực tế, nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm “đọc” mộtcách đầy đủ Nhiều chỗ người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mãngữ âm còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mức
b Phương pháp
Là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kếtquả phù hợp với mục đích đã định
Trang 10c Phương pháp dạy học
Là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà họcsinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan vànăng lực
Phương pháp dạy – học tiếng Việt là môn học chuyên nghiên cứu quátrình dạy – học tiếng Việt bao gồm việc nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, mụctiêu, các cơ sở khoa học, các nguyên tắc xây dựng của chương trình và nhữngcách thức thiết kế, tổ chức quá trình dạy học các đơn vị kiến thức tiếng Việt củachương trình
d.Cải biến phương pháp dạy học
Là thay đổi cách thức tác động của giáo viên đến học sinh để giúp họcsinh tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả nhất, nắm bắt được đầy đủ kiến thức
mà giáo viên truyền đạt
1.2.2 Kiến thức liên quan
a Ý nghĩa của việc đọc
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tưtưởng, tình cảm của các thế hệ trước và tình cảm của ngững gười đương thờiphần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu khonng biết đọc thì con ngườikhông thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sốngbình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại Biếtđọc, con người đã nâng khả năng tiếp nhận nên nhiều lần, từ đây sẽ biết tìmhiểu, đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội , tư duy.Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bảngiúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tưtưởng tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, conngười không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm,nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động sức mạnhsáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn, không biết đọc con người sẽ không
có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành
Trang 11được một nhân cách toàn diện Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biếtđọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin,đọc chính là học, học nữa học mãi, đọc để tự học, học cả đời vì những lí lẽ trêndạy đọc có ý nghĩa to lớn ở tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiênđối với mỗi người đi học Đầu tiên trẻ phải học độc, sau đó trẻ phải đọc để học.Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và họctập Nó là công cụ để học tập cho các môn học khác Nó tạo ra hứng thú và động
cơ học tập Nó tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần họctập cả đời Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người văn minh
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngông ngữcũng như tư duy của người đọc, việc dạy đọc cũng giúp học sinh hiểu biết hơn,bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩmột cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh Như vậy đọc có một ý nghĩa tolớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
b Nhiệm vụ của dạy học ở tiểu học
Từ ý nghĩa của việc đọc đã khẳng định sự cần thiết của việc hình thành vàphát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh, Tậpđọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứngyêu cầu này-hình thành và phát triển năng lưch đọc cho học sinh
Phân môn học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ởmức độ sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ âm Việc thông hiểu văn bảnchỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọcthầm) Như vậy, tập đọc với tư cách là một phân môn tiếng Việt tiếp tục nhữngthành tựu mà học cần đạt được, nâng lên một mức đầy đủ hoàn chỉnh hơn
Tập đọc là một phân môn thực hành nhiệm vụ quan trọng nhất của nó làhình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên tờ bốn kỹnăng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, độc nhanh(đọc lưuloát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọchay còn gọi là đọc hiểu) vá đọc diễn cảm Bốn kỹ năng này được hình thành
Trang 12trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyệnđồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thện một trong ngững kỹ năng này sẽ cótác đọng tích cực đến những kỹ năng khác Ví dụ, đọc đúng một tiền đề của đọcnhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản Ngược lại, nếu khônghiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đoch diễn cảm được nhiềukhi khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ cỏ cho kỹ năng nào, nhờ đọcđúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng Vì vậy việc dạyđọc không thể xem nhẹ yếu tố nào.
Nhiệm vụ thứ 2 của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thóiquen làm việc với văn bản, với sách cho học sinh Nói cách khcas thông qua việcdạy đọc phải giúp học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi íchcho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong nhữngcon đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển
Ngoài ra việc đọc còn có những nhiệm vụ khavs đó là làm giàu kiến thức
về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn hóa cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và
tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em
c Cơ sở của việc dạy đọc
Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tinbằng chỡ viết dựa vào các hoạt động của cơ quan thị giác Chúng ta đi vào phântích đặc điểm của quá trình này
Đọc được xem như một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau,
là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện Một mặt đó là quá trình vận độngcủa mắt, sử dụng bộ mã chữ-âm để phát ra một cách trung thành nhơng dòngvăn tự ghi lại lời nói âm thanh Thứ hai đó là sự vận động của tư tưởng, tìnhcảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối quan hệ giữa các con chữ và ýtưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ vá hiểu cho được nội dungnhững gì được đọc
Trang 13Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động cả các cơquan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đã đọc Càng ngàynhững yếu tố này càng gần nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn.
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đén sự tổng hợpgiữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân tích biết ngườimới biết đọc và người đọc thành thạo Càng có khả năng tổng hợp cấc mặt trênbao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác, càng biểu cảm bấy nhiêu
Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghĩa:theo nghĩa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ năng đọc ( tức làviệc chuyển dạng thức chữ viết của câu thành âm thanh), theo nghĩa rộng, đọcđược hiểu là kỹ thuật đọc của những từ riêng lẻ mà cả câu, cả bài) Ý nghĩa haimặt của thuật ngữ đọc được ghi nhân trong các tài liệu lý luận học và phươngpháp dạy học Từ đây chúng ta sẽ hiểu đọc với nghĩa thứ hai- đọc được xem như
là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố:
- Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ
- Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh, nghĩa là phát âm các từ theotừng chữ cái (đánh vần) hay là đọc thành từng tiếng tùy thuộc vào trình độ nắm
tờ bằng thị giác và phát ân hầu như trùng với nhận thức ý nghĩa Tiếp theo sựthông hiểu ý nghĩa của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức làđọc được thực hiện trong sự đoán các nghĩa Bước sang lớp 2, lớp 3 học sinh bắtđầu đọc tổng hợp Trong những năm học cuối cấp, đọc càng ngày càng tự độnghóa, nghĩa là người đọc ngày càng ít quan tâm đến chính quá trình đọc mà chú ý
Trang 14nhiều đến sự chiếm lĩnh văn hóa (bài khó), nội dung sự việc, cấu trúc chủ đề,các phương tiện biểu đạt của nó Thời gian gần đây, người ta đã chú trọng hơnđến những mối quan hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kỹ năng đọc vsfhình thành kỹ năng làm việc với văn bản Nghĩa là đòi hỏi giáo viên tổ chức giờhọc đoc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thời hướng dẫn đọc có
ý thức bài đọc Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức Chỉ xem là đứa trẻ biếtđọc khi nó đọc mà hiểu được điều mình đọc Đọc là hiểu nghĩa chữ viết Nếu trẻkhông hiểu được những điều ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thúhọc tập và không có khả năng thành công Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạođộng cơ, hứng thú cho việc đọc
Để có giờ đọc đạt kết quả tôt người giáo viên phải nắm được đặc điểmtâm sinh lý học sinh, nắm được đặc điểm , yêu cầu , bản chất, kỹ năng ,cơ chế ,mục đích cần đạt được của tiết dạy tập đọc Trên cơ sở đó sở dụng phương phápcho phù hợp
d Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc
Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học
Nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính
âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học), vấn đề dấu câu, các kiểucâu Phương pháp dạy học tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu củangôn ngữ học, việt ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng, xác lập nộidung và phương pháp dạy học Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những
cơ sỏ ngôn ngữ học Không coi trọng đúng mức những cơ sở này, việc dạy học
sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảo hiệu quả dạy học
- Vấn đề chính âm trong Tiếng Việt
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả
về mặt xã hội Vấn đề chuẩn mực về mặt phát âm tiếng Việt dang là vấn đề thời
sự, có nhiều ý kiến khác nhau Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nhưchuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mục đích của việcxây dựng chính âm
Trang 15- Vấn đề ngữ điệu của Tiếng Việt
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lêncao hay hạ thấp giọng đọc, giọng nói, Ngữ điệu là một trong những thành phẩmcủa ngôn điệu Ngữ điệu là một yếu tố gắn chặt với lời nói
Mỗi ngôn ngữ có một ngữ điệu riêng Ngữ điệu tiếng Việt, như các ngônngữ có thanh điệu khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng(cao độ) , sự nhấn giọng (cường độ ), sự ngưng giọng (trường độ) và sự chuyểngiọng (phối hợp cả trường độ và cường độ )
Ngữ điệu là một hiện tượng phức tạp có thể tách ra thành các yếu tố cơbản có mối quan hệ với nhau: chỗ nghỉ (ngưng giọng hay ngắt giọng) trọng âm,
âm điệu, âm nhịp và âm sắc Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làmchủ những yếu tố này
1.2.2 Cơ sở lý thuyết cơ bản, phong cách học và văn học của dạy học
Việc dạy học không thể dựa trên lý thuyết về văn bản những tiêu chuẩn đểphân tích, đánh giá một văn bản (ở đây nói đến những bài học ở tiểu học) nóichung cũng như lý thuyết để phân tích , đánh giá các tác phẩm văn chương nóiriêng.Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm càm và đọc hiểu cho họcsinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt: tính chính xác,tính đúng đắn và tính thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ,các phong cách chức năng, các thể loại văn bản, các đặc điểm về thể loại của tácphẩm văn chương dùng làm ngữ điệu đọc ở tiểu học Ví dụ, cách đọc và khaithác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn tả cảnh, một câu tục ngữ, mộttruyền thuyết, một bài sử, một bài có tính chất khoa học thưởng thức là khácnhau Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc cũng phải dựa trênnhững hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu nhân vật, quan hệ giữa nội dung vàhình thức, các biện pháp thể iện trong tác phẩm văn học, nhằm miêu tả, kểchuyện và biểu hiện các phương tiện và biện pháp tu từ Việc luyện đọc cho họcsinh phải dựa trên những hiều biết về đặc điểm ngôn ngữ văn học, tính hìnhtượng, tính tổ chức cao và tính hàm xúc, đa nghĩa của nó Tất cả những vấn đề
Trang 16trên đều thuộc phạm vi nghiên cứu của lý thuyết văn học Vì vậy ta dễ dàngnhận thấy phương pháp dạy tập đọc không chỉ trên những thành tựu nghiên cứucủa lý thuyết văn bản nói chung và nghiên cứu văn chương nói riêng.
1.2.3 Tổ chức dạy học thành tiếng ở tiểu học
1.2.3.1 Chuẩn bị cho việc đọc
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế để đọc Khi ngồi đọccần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nằm trong khoảng 30-35
cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi Ở lớp, khi được côgió gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay
Trước khi nói về việc rèn đọc đúng, cần phải nói về tiêu chí cường độ và
tư thế khi đọc, tức là đọc to, đọc đàng hoàng Trong hoạt động giao tiếp, khi đọcthành tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai - và mặt này thường đượcnhần mạnh- là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết; vai thứ hai là ngườitrung gian để truyền thông tin đưa văn bản viết đến người nghe Khi giữ vai thứhai này , người đọc đã thực hiện việc tái văn bản Vì vậy, khi đọc thành tiếng,người đọc có thể đọc cho mình hoặc cho người khác hoặc cho cả hai Đọc cùngvới phát biểu trong lớp là hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ emnên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo chocác em sự tự tin cần thiết Khi đọc thành tiếng, các em phải tính đến ngưởi nghe.Giáo viên cần cho các em hiểu rằng các em đọc không phải chỉ cho mình côgiáo mà để cho các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn để cho tất cả những ngườinày nghe rõ Nhưng nhứ thế không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên Đểluyện cho học sinh đọc quá nhỏ “lí nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc tochừng nào bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi Giáo viên nên cho họcsinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe Tư thế đứng đọc phảivừa đàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.Giáo viên làm mẫu, đây là đối tượng học sinh vùng nông thôn, giáo viên cầnnắm bắt sự khéo léo, tâm lý của học sinh, giúp học sinh mạnh dạn tự tin tronglúc đọc
Trang 171.2.3.2 Luyện đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,không có lỗi Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng Đọcđúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm Nói cáchkhác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn Đọc đúng bao gồmviệc đọc đúng các âm thanh( đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ(đọc đúngngữ điệu)
Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng việt
- Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: Có ý thức phân biệt để không đọc: “dảy
dây”, “ khỏe khắn” mà phải đọc là “ nhảy dây”, “ khỏe khoắn”, chú ý phân biệtgiữa âm d và âm nh, âm x và âm s như: “chim sẻ” thành “chim xẻ” v.v
- Đọc đúng các âm chính: Ví dụ: Có ý thức phân biệt để không đọc “iu tin,
quả lịu”, “mợn”,… mà phải đọc “ưu tiên, quả lựu”, “mượn”
- Đọc đúng các âm cuối: Ví dụ: Có ý thức không đọc: “luông luông” mà
phải đọc “luôn luôn”
- Đọc đúng bao gồm cả đọc tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu câu Ngữ
điệu là hiện tượng phức tạp, có thể tách ra thành các yếu tố cơ bản có quan hệ vớinhau : chỗ nghỉ( ngưng giọng hay ngắt hơi), trọng âm, âm điệu, âm nhịp và âmsắc Dạy đọc đúng ngữ điệu là dạy cho học sinh làm chủ những yếu tố này Đọcđúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích hay dạy đọcthành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc
Khi dạy đọc đúng giáo viên cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữpháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng Khi đọc không được tách một từ ralàm hai Ví dụ không ngắt hơi
“Con/ cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành/ mềm lôn/ cổ xuống ao”
- Ông già bẻ gãy từng chiếc đũa một/ cách dễ dàng
Không tách giới từ với danh từ đi sau nó
Trang 18Ví dụ không đọc:
“Như con chim chích
Nhảy trên /đường vàng”
Không tách động từ, hệ từ “ là ” với danh từ đi sau nó
Ví dụ không đọc
Cá heo là/ tay bơi giỏi nhất của biển
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâuhơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng
ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câucảm Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ giọng khi đọc bộphận giải thích của câu
Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm
1.2.3.3 Luyện đọc nhanh
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu chohọc sinh theo tốc độ đã định Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài.Giáo vên điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc Ngoài ra, còn có biện phápđọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn để điều chỉnhtốc độ Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và
dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút Định tốc độ như thế nào còn phụ thuộc vào
độ khó của bài đọc Bên cạnh đó, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu bài để nhớ vànắm chắc kiến thức từ đó học sinh đọc nhanh hơn
Trang 19CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP LUYỆN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1
2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Đối với giáo viên
Nhìn chung giáo viên tiểu học đều rất coi trọng giờ tập đọc Giáo viên ởcác lớp đầu cấp cho rằng phần luyện đọc từ, đọc câu là quan trọng hơn còn ở cáclớp cuối cấp thì cho rằng phần luyện đọc và phần tìm hiểu bài quan trong nhưnhau Nhưng nhìn chung 70% giáo viên khẳng định việc luyện đọc quan trọnghơn còn về thời gian phân bố trong giờ luyện đọc thì 80% số giáo viên cho rằngthời gian luyện đọc là nhiều hơn còn 20% cho rằng thời gian của 2 phần này nhưnhau Được dự các tiết tập đọc, chúng tôi nhận thấy phần lớn giáo viên đều chú
ý sửa lỗi phát âm cho học sinh, song do thời gian bị hạn chế nên việc sửa lỗi dochỉ được thực hiện lướt qua khi luyện đọc từ hoặc câu giáo viên thường chỉ chohọc sinh luyện những từ và câu mà sách giáo khoa yêu cầu chứ chưa chọn lọc ranhững từ hoặc câu mà học sinh của mình hay nhầm lẫn
2.1.2 Thực trạng rèn đọc ở lớp 1
Giờ tập đọc được tiến hành theo trình tự sau:
Tiết 1:
1 Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc lại bài của tiết trước và trả lời một số câu hỏi ứng với nộidung bài học
2 Bài mới:
a Giới thiệu bài
- Giáo viên chép sẵn bài đọc lên bảng lớp
- Giáo viên đọc mẫu học sinh theo dõi
b Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Luyện đọc tiếng, từ