Chương 1: Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực và quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang2Chương 2: Tiến trình của lễ hội Nguyễn Trung Trực8Chương 3: Nhận xét và đánh giá lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
Trang 1BÀI THI HẾT MÔN:
QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN
Đề tài:
LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
TẠI KIÊN GIANG
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1: Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực và quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang 2 1.1 Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực 2
1.2 Quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang .6
Chương 2: Tiến trình của lễ hội Nguyễn Trung Trực 8
2.1 Thời gian, địa điểm 8
2.2 Chuẩn bị cho lễ hội 2.2.1 Vận động nguồn lực 8
2.2.2 Hoàn chỉnh kịch bản nghệ thuật và tuyên truyền cho lễ hội 8
2.2.3 Trang hoàng đường phố 9
2.2.4 Thiết kế, lắp ráp sân khấu, hệ thống khán đài chuyên dụng, âm thanh, ánh sáng 9
2.2.5 Bố trí khu vực ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ lễ hội 9
2.2.6 Triển khai kế hoạch giữ gìn trật tự an ninh cho lễ hội 9
2.2.7.Triển khai kế hoạch đảm bảo giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho lễ hội 10
2.3 Những nội dung chính của lễ hội Nguyễn Trung Trực 11
2.3.1 Phần lễ 12
2.3.1.1 Ngày 19/9/2014 (nhằm ngày 26/8/2014 âm lịch) 12
2.3.1.2 Ngày 20/9/2014 (nhằm ngày 27/8/2014 âm lịch) 13
2.3.1.3 Ngày 21/9/2014 (nhằm ngày 28/8/2014 âm lịch) 14
2.3.2 Phần hội 16
Trang 32.4 Ẩm thực trong lễ hội 17
Chương 3: Nhận xét và đánh giá lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang .18
3.1 Những đặc trưng tiêu biểu của lễ hội 18
3.2Công tác tổ chức và quản lý lễ hội 19
3.2.1 Những mặt tích cực 19
3.2.1.1 Về quy mô 19
3.2.1.2 Về tái chính, nhân lực 19
3.2.1.3 Về dịch vụ, vệ sinh môi trường 20
3.2.1.4 Về an ninh trật tự 21
3.2.1.5 Về tín ngưỡng trong lễ hội 22
3.2.2 Tiêu cực 22
3.3 Ý nghĩa của lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang 23
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
Phụ lục 28
Trang 4MỞ ĐẦU
Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc Nền văn hóa đó là sản phẩm của sự sáng tạo, quy tụtinh túy với sức sống trường tồn và bền vững cùng thời gian của bao thế hệ ngườiViệt Trong đó, lễ hội với tư cách là một thành tố cấu thành văn hóa Việt Nam Nóiđến “lễ hội”, “hội hè”, “đình đám”… là nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng củanhân dân Việt Nam từ xưa đến nay
Việt Nam là một đất nước có hàng ngàn lễ hội, gắn liền với vùng thuộc khíhậu nhiệt đới, trồng lúa nước, chế độ phong kiến kéo dài, tôn thờ nhiều đạo Nếucoi mỗi lễ hội là một màu sắc thì có thể nói trên dải đất hình chữ S của chúng ta là
cả một bức tranh rực rỡ sắc màu Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng,nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn nhưnhững vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề,chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế Với tư tưởng uốngnước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằngnhững sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻhôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đấtnước của mình Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đấtnhư một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai một,ngược lại thời gian như dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp cho sựgiàu có cho mảnh đất này Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ và dẻo daicủa một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét
Là một lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, từnhiều năm qua lễ hội Nguyễn Trung Trực được chính quyền tỉnh Kiên Giang tổchức định kỳhằng năm nhằm kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn
Trang 5Trung Trực với mục đích tri ân và tôn vinh đức tài, chiến công của anh hùng dântộc Nguyễn Trung Trực, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước và tinh thầnquật cường chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dângian của nhân dân; đồng thời là dịp để bà con nhân dân trong và ngoài tỉnh thamgia các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết gắn bó của các dântộc sinh sống trong cộng đồng, giới thiệu, quảng bá tiềm năng phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương
CHƯƠNG 1TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆPANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰCỞ KIÊN GIANG
1.1 Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838 tại Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân
An, nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An Nguyên quán gốc ở xãVĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Thân sinh là Nguyễn Văn Phụng (haycòn gọi là Thăng), thân mẫu là bà Lê Kim Hồng Vốn xuất thân từ nghề chài lưới,lúc nhỏ ông thích học võ, nên khi lớn lên ông rất giỏi võ, thể lực khỏe mạnh, cónhiều nghị lực và mưu lược Vào tháng 2 năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâmlược nước ta, chúng ra sức đàn áp dã man, nhiều phong trào yêu nước nổi dậy khắpnơi ở 3 tỉnh miền đông Lúc đó, Nguyễn Trung rực chiến đấu trong hàng ngũ nghĩaquân phía Tân An nhằm bảo vệ vùng Gò Công Địa bàn chính của nghĩa quân làvùng Bến Lức, dọc theo sông Vàm Cỏ Đông
Sau khi giặc Pháp đánh chiếm Mĩ Tho ngày 12 tháng 4 năm 1861, chúngthường cho tàu chiến tuần tra, làm đồn di động trên sông, sẵn sàng đàn áp các cuộc
Trang 6nổi dậy của nhân dân, trong đó có chiếc tiểu hạm ESPÉRANCE, hay còn gọi là tàu
hy vọng án ngữ ở vàm Nhật Tảo Đây là một trong những chiếc tàu thuộc hạnghiện đại nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ Tàu được trang bị 1 khẩu đại bác với
25 quân và nhiều vũ khí chiến đấu hiện đại với sự chỉ huy của 1 viên trung úy hảiquân Pháp, đồng thời trên bờ sông còn có 25 lính mã tà đóng quân ở gần đó làmnhiệm vụ cảnh giới rất nghiêm ngặt để yểm trợ cho tàu Nguyễn Trung Trực cùngvới nghĩa quân theo dõi kĩ quy luật hoạt động của tàu và cố gắng tạo mọi duyên cớ
để tiếp cận như trong vai thợ mộc làm khung giàn lợp mái lá dừa lên mui tàu đểtránh nắng nóng Vào ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực dùng kếđiệu hổ ly sơn phân tán lực lượng địch bằng cách đánh mỏ hô hét vang vội cả mộtvùng để nhử địch kéo đến và vào sâu trong lạch Lúc đó tên chỉ huy tàu tức giậnthả chiếc ca-nô và dẫn 1 toán quân cùng tốp lính mã tà truy lùng nghĩa quân theotiếng mỏ càng lúc càng xa chiếc tàu Nguyễn Trung Trực cùng đoàn nghĩa binh đitrên những chiếc ghe mui lá xui theo dòng Nhật Tảo rồi giả danh là thuyền buônđến tàu để xin giấy phép thông hành, bọn giặc tưởng là ghe buôn của dân địaphương nên đoàn ghe ung dung tiến sát vào thành tàu Vàm Nhật Tảo lúc đó vàogiữa trưa, lúc này ông cùng các thương nhân bất ngờ giết chết tên lính Pháp đầutiên là phó chỉ huy tàu cấp bậc hạ sĩ quan khi tên này đang đứng ở cửa tàu cúixuống định xét giấy thông hành lập tức bị một đoản giáo của cụ Nguyễn đâm thẳngvào ngực chết ngay tại chỗ Tiếp đó, đoàn nghĩa binh của cụ Nguyễn đồng loạtxông lên dùng giáo, mác, kiếm giết chết 17 quân giặc, toán nghĩa quân trên bờcũng nhanh chóng diệt gọn bọn lính mã tà Lúc này nghĩa quân của ông và nhândân Nhật Tảo vận chuyển củi khô, lá khô chở ra bằng thuyền để đốt cháy tàu giặc,
cả con tàu đồ sộ của Pháp bốc cháy rừng rực rồi nổ tung trong tiếng reo hò củanhân dân và nghĩa quân Sau khi hay tin tàu bị đánh chìm viên sĩ quan chỉ huy tàutức giận đã ra lệnh đốt cháy nhiều nhà cửa của nhân dân trong thôn Nhật Tảo Sauchiến công này, vua Tự Đức hạ chiếu cho Nguyễn Trung Trực làm quản cơ, cấp
Trang 7dưới của ông và nghĩa quân đều được thưởng tiền Những người bị chết được cấptiền tuất và cấp nhà trong thôn Nhật Tảo bị Pháp đốt Với chiến thắng quả hồngNhật Tảo của Nguyễn Trung Trực đã vang đi khắp nơi Một viên tướng Pháp từngđánh giá chiến thắng Nhật Tảo là khúc nhạc mở đầu cho cuộc tổng công kích hầunhư toàn bộ các đồn lũy của người Pháp
Khi 3 tỉnh miền tây rơi vào tay giặc, phong trào kháng chiến chống Phápbùng nổ khắp Nam Kỳ, cụ Nguyễn tiếp tục tập hợp lực lượng cùng nghĩa quân đếnHòn Chông thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang lập đồn trại để xây dựngcăn cứ chống giặc Tại căn cứ Hòn Chông, ông liên lạc với các nhân sĩ và đồng bàoyêu nước khắp nơi vận động, tập hợp lực lượng kháng chiến Để tấn công đồnRạch Giá, nghĩa quân của ông tập trung ở Tà Niên trước đó 2 ngày Khoảng 4 giờsáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân vượt sông Cái lớn rồi đổ bộ gần đồn
để bàn phương án tấn công Trong lúc tất cả binh lính đã ngủ say, cụ Nguyễn đãdẫn đầu nghĩa quân bất ngờ đánh úp vào đồn, dùng mã tấu giết chết tên lính gác,ông và nghĩa quân phá cửa xông vào đồn, nhiều tên bị giết trên giường ngủ, vài tênlính cầm súng bắn trả, một số tên sống sót trốn ra khỏi đồn nhưng đều bị bắt lạitrước khi qua sông, số còn lại trong đồn đều bị giết chết Thời gian giao tranhkhoảng một giờ, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã giành thắng lợi,toàn bộ giặc Pháp trong đồn bị tiêu giệt, trong đó có 5 tên võ quan Pháp, 67 lính,thu trên 100 khẩu súng, tên trung úy hải quân là chủ tỉnh Rạch Giá mà dân tathường gọi là Chánh Phèn bị giết ngay tại trận Đồn Rạch Giá bị nghĩa quân phónghỏa bốc cháy rực trời, nghĩa quân của cụ Nguyễn hoàn toàn làm chủ tỉnh lị Khigiặc Pháp hay tin đồn Kiên Giang thất thủ, bọn chúng đã cử 1 trung tá Pháp trựctiếp chỉ huy cùng với bọn tay sai gian ác khét tiếng đến đàn áp nghĩa quân Sau 3ngày ngoan cường chiến đấu nhưng do lực lượng không cân sức Nguyễn TrungTrực cho quân rút lui về Hòn Chông để bảo toàn lực lượng, rồi đi bằng đường biển
ra Phú Quốc Đến chiều ngày 21 tháng 6 năm 1868, giặc Pháp đã chiếm lại đồn
Trang 8Kiên Giang Tuy chỉ làm chủ đồn trong vòng 6 ngày nhưng thực dân Pháp đã thừanhận trận đánh đồn Kiên Giang của Nguyễn Trung Trực là một sự kiện bi thảm củangười Pháp
Sau khi Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân đến Phú Quốc, giặc Pháp đãđiều thêm lực lượng mạnh và những tên giệt gian bán nước để bao vây truy bắtông Bọn chúng đã dùng thủ đoạn cho bắt sống mẹ của Nguyễn Trung Trực làmcon tin và tàn sát dân lành ở Phú Quốc hòng buộc ông bỏ cuộc Tại đây nghĩa quânNguyễn Trung Trực có những trận đánh sáp lá cà với giặc, ngay trong lúc này vợcủa ông bị bệnh sản qua đời và đứa con của ông hơn 1 tháng tuổi khát sữa cũng đãmất sao đó Trước tình hình đó, ông đã quyết định tập trung hết nghĩa qu ân và kêugọi đánh trận cuối cùng với địch Cuộc chiến diễn ra ác liệt tại vùng căn cứ kéo dàiqua cánh đồng tràm đến bãi Lăng Ông, nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, thươngvong quá lớn, ông đã bị thương và ngất đi không may sa vào tay giặc ngày 19tháng 9 năm 1868
Bắt được cụ Nguyễn, giặc Pháp cấp tốc đưa ông về Sài Gòn dùng mọi thủđoạn khảo tra, dụ dỗ ông theo Pháp để hưởng lộc, nhưng ông vẫn giữ trọn khí tiết
và đáp lại bằng một câu nói được coi là chân lý: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nướcNam mới hết người Nam đánh Tây” Cuối cùng giặc Pháp thấy không thể thuyếtphục được cụ Nguyễn nên ngày 27 tháng 10 năm 1868, bọn chúng đưa ông vềKiên Giang kết án tử hình Rồi đưa ra xử chém ông cùng một số nghĩa quân tạiRạch Giá (nay là bưu điện thành phố Rạch Giá) Lúc Nguyễn Trung Trực ra pháptrường, tuổi đời của ông vừa tròn 30 tuổi, nhưng người dân đã kính trọng gọi ôngbằng “ông Nguyễn” hoặc “cụ Nguyễn”, bởi khí phách anh hùng “sống dũng mãnh,chết lẫm liệt” của ông vượt ra ngoài vòng tuổi tác và tục lệ thông thường Đồngbào Tà Niên dệt gấp chiếu bông trải kín con đường ông Nguyễn ra pháp trường,biết bao người dân Rạch Giá hết sức đau đớn, yêu thương và kính trọng tiễn đưaông bằng tấm lòng cảm phục Sau khi ông mất, trời Rạch Giá mưa tuôn tầm tã suốt
Trang 93 ngày đêm như khóc thương cho người anh hùng ra đi mãi mãi Kinh hoàng trước
sự hiên ngang và dũng cảm của ông, bọn giặc lén đem chôn thi hài của ông gần tòa
Bố, cách đồn khoảng 50 mét về hướng tây, một số lính mã tà đã trồng lên đầu mộcủa ông một cây đa và thường lén giặc Pháp đến đây lạy, van xin ông tha tội
Sau sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Trung Trực, nhà thơ yêu nước HuỳnhMẫn Đạt đã viết trong bài điếu Nguyễn Trung Trực để ca ngợi những chiến cônghiển hách cũng như cuộc đời oanh liệt của ông “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,Kiếm bạt Kiên Giang khắp quỷ thần”
1.2 Quá trình xây dựng, phát triển đình Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.
Sau khi cụ Nguyễn bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bímật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hài Đại Tướng Quân, tức là
cá voi hay cá ông chuyên cứu ghe thuyền gặp nạn ngoài khơi, ngày nay tọa lạc tạiđường số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá,tỉnh Kiên Giang Ban đầu đây chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ mái lợp lá do dân chàidựng lên bên dòng sông Kiên Qua lần sửa chửa vào năm 1881, ngôi đình đã khangtrang hơn, nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay chính là nhờ lần khởi côngsửa chửa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm
1970, đến năm 1989 Bộ Văn hóa thông tin, nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịchquyết định công nhận mộ và đình Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử văn hóa cấpquốc gia Đình Nguyễn Trung Trực được xây dựng theo kiểu chữ “tam”, gồm cóchánh điện, đông lan và tây lan Cổng đền có 3 cửa dạng cổng tam quan cổ kínhvới mái ngói 2 tầng trang trí hình lưỡng long trên đỉnh Phía trước cửa chánh điện
có một lư hương bằng đá và bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng đượcnhân dân thỉnh từ trước chợ nhà lầu Rạch Giá cũ về an vị trước chánh điện vàongày 15 tháng 9 năm 2000 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Canh Thìn) Trong chánhđiện có rất nhiều bài vị thờ, phía ngoài là bài vị Chánh Soái Đại Càn, bàn thờ 32 vị
Trang 10anh hùng dân tộc thời cận đại, di ảnh cụ Nguyễn, bàn thờ chư vị hội đồng trămquan cựu thần thời tiền hiền, đồng bào nghĩa quân liệt sĩ Phía trong có 3 ngai thờchính của đền, chính giữa là ngai thờ cụ Nguyễn, bên trái là ngai thờ cụ phó cơNguyễn Hiền Điều, phó lãnh binh Lâm Quang Ky, bên phải là ngai thờ thần NamHải Đại Tướng Quân Mộ cụ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây đền thờ xây hìnhchữ nhật đặt xuôi theo đền, trên tấm bia có dòng chữ “anh hùng Nguyễn TrungTrực, 1838 – 1868”, ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi lại quá trình xây mộ cụNguyễn, ngày đặt viên đá đầu tiên là ngày 18 tháng 10 năm 1986 Trong khuônviên đền thờ có một phòng thuốc nam miễn phí được thành lập năm 1989, nơi đây
đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu miễn phí cho dânnghèo trong và ngoài tỉnh
Tại khu di tích lịch sử kháng chiến ở 3 tại Phú Quốc, còn có đền thờ NguyễnTrung Trực ở xã Gành Dầu cùng với xác 1 chiếc ghe ngày xưa ông đã cùng vớinghĩa quân chiến đấu với quân giặc
CHƯƠNG 2TIẾN TRÌNH CỦA LỄ HỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
2.1 Thời gian, địa điểm:
Để tỏ lòng tiếc thương vô hạn anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ngườidân Rạch Giá đã tổ chức cúng giỗ ông hàng năm vào ngày 26, 27 và 28/8 âm lịchtại đình Nguyễn Trung Trực (đường số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường VĩnhThanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ) Năm 2014, lễ hội kỷ niệm 146 nămngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra từ ngày 19/9 –21/9/2014 (nhằm ngày 26 – 28/8 âm lịch) Nhiều năm qua, lễ hội truyền thốngNguyễn trung Trực đã có sức lan tỏa ngày càng rộng, từ một lễ giỗ bình thường đã
Trang 11được nâng lên thành lễ hội cấp thị xã, cấp tỉnh rồi cấp khu vực Đồng bằng sôngCửu Long Hằng năm số người đến dự và dâng hương Cụ Nguyễn ngày càng đông.
2.2 Chuẩn bị cho lễ hội.
2.2.1 Vận động nguồn lực:
Để phục vụ cho lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2014, Ban tổ chức dự kiếnvận động các tổ chức xã hội, mạnh thường quân ủng hộ 100 tấn gạo, 10 tấn đậunành, 400 tấn thực phẩm, 900 m3 củi, 400 bao trấu và vận động tập trung khoảng4.500 lực lượng tình nguyện viên tham gia phục vụ khoảng 4.000 mâm cổ cho cácđoàn khách mời và đãi ăn đại trà liên tục từ 6 giờ sáng đến 18 giờ 30 phút từ ngày24/8 đến ngày 28/8 âm lịch
2.2.2 Hoàn chỉnh kịch bản nghệ thuật và tuyên truyền cho lễ hội:
Để đảm bảo tiến độ, chuẩn bị chu đáo cho lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đề nghị
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh - Truyềnhình Kiên Giang, Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban ngành trong tỉnh tăng cường công táctuyên truyền, quảng bá về lễ hội và thực hiện đợt tuyên truyền cao điểm về lễ hội;Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang sớm hoàn chỉnh kịch bản chương trình nghệthuật khai mạc lễ hội và phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Kiên Gianghoàn chỉnh kịch bản chi tiết truyền hình trực tiếp đêm khai mạc lễ hội; Trung tâmVăn hóa tỉnh phối hợp với Ban bảo vệ di tích đình Nguyễn Trung Trực hoàn chỉnhkịch bản lễ dâng hương và bám sát kịch bản chương trình để triển khai tập luyện
2.2.3 Trang hoàng đường phố:
Đường phố Rạch Giá được trang hoàng sạch đẹp, hệ thống cờ hoa, băng ron,khẩu hiệu, vải lụa, đèn led được trang trí khắp các tuyến đường cửa ngõ ra vào nội
ô đến các tuyến đường trung tâm thành phố, làm tăng không khí rộn ràng và trangnghiêm của lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực Công ty cổ phần pháttriển đô thị Kiên Giang đã thay mới, điều chỉnh các pano, đèn hộp, đèn trang trí để
Trang 12tạo vẻ đẹp về đêm cho thành phố, treo 118 đèn lồng trên các tuyến đường xungquanh khu vực công viên và Đình Nguyễn Trung Trực.
2.2.4 Thiết kế, lắp ráp sân khấu, hệ thống khán đài chuyên dụng, âm thanh, ánh sáng
2.2.5 Bố trí khu vực ăn, nghỉ, vui chơi phục vụ lễ hội.
2.2.6 Triển khai kế hoạch giữ gìn trật tự an ninh cho lễ hội:
Ban tổ chức phối hợp với công an thành phố Rạch Giá chủ động triển khaicác biện pháp nghiệp vụ, đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ tốt cho việc tổ chức Lễhội kỷ niệm 146 năm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực năm2014; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của kẻ địch,phần tử xấu và hoạt động của các loại tội phạm gây ảnh hưởng đến an ninh trật tựtrong suốt thời gian diễn ra lễ hội; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chỉ huythống nhất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; an toàn giao thông, phòng chốngcháy, nổ; bố trí cán bộ, xe cứu thương ở những nơi tập trung đông người để sơ, cấpcứu kịp thời các trường hợp tai nạn bị thương, hoặc bệnh hiểm nghèo và trườnghợp đột xuất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân tham gia lễ hội
Để đạt được mục đích yêu cầu đề ra, Trưởng Ban Bảo vệ - Y tế đề nghị cácđơn vị, địa phương, nhất là Công an thành phố Rạch Giá chủ động bố trí, sử dụnglực lượng, phương tiện nắm bắt tình hình an ninh trật tự, phát hiện kịp thời những
vụ việc phức tạp nổi lên trong thời gian diễn ra lễ hội; tham gia kiểm tra các hoạtđộng dịch vụ văn hóa, ngăn ngừa, xử lý các hành vi mê tín dị đoan, truyền bá cácloại văn hóa phẩm đồi trụy; tăng cường quản lý chặt số đối tượng hình sự, kinh tế,
ma túy, có biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, không để cho bọntội phạm lợi dụng nơi tụ tập đông người để trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản; muabán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu; tang trữ, vận chuyển, mua bán,
sử dụng và lôi kéo người khác sử dụng ma túy; tiến hành kiểm tra phòng cháy,chữa cháy địa điểm tổ chức các hoạt động lễ hội, nơi tập trung đông người; đẩy
Trang 13mạnh công tác tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến, khu vực trọng điểmnơi diễn ra các hoạt động lễ hội; điều hòa giao thông thông suốt, không để ùn tắcgiao thông; hướng dẫn, sắp xếp phương tiện của người dân đến tham gia lễ viếng
và vui chơi giải trí…
2.2.7 Triển khai kế hoạch đảm bảo giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho lễ hội:
Ban tổ chức lễ hội đề nghị UBND thành phố Rạch Giá thông báo và chỉ đạosát sao việc giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường bán hàng rong trong những khu vựcdiễn ra các hoạt động lễ hội; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, chống nâng épgiá, nhất là các điểm giữ xe; tích cực tuyên truyền vận động doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân cùng chung tay với tỉnh trong việc giảm giá các dịch vụ nhà hàng, kháchsạn, ăn uống…
Ban tổ chức vận động lực lượng tập trung thu gom rác và vận chuyển kịpthời không để ứ đọng, nhất là trong 3 ngày diễn ra lễ hội vận động nhân dân đảmbảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường chính trong thời gian diễn ra lễ hội.Đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, các em học sinh và quần chúng nhân dânđồng loạt ra quân làm tổng vệ sinh, thu gom rác trên các tuyến đường nội ô thànhphố, khu vực các trường học, các cơ quan, đơn vị
Chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố Rạch Giá cùng với các đơn vị có liênquan tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với khu vựcđình, các dịch vụ ăn uống khu vực xung quanh và những nơi tổ chức hội chợ triểnlãm, ẩm thực Đồng thời, tiến hành phun thuốc tiệt trùng và khử nước sử dụng khunhà bếp của Đình Nguyễn Trung Trực; Để lễ hội thành công và mang lại ấn tượngtốt đẹp, đồng chí cũng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, cần huyđộng toàn xã hội vào cuộc; giao tiếp, ứng xử văn hóa với du khách
2.3 Nội dung chính trong lễ hội Nguyễn Trung Trực:
Trang 14Trước ngày vào hội, các chức sắc trong làng họp bàn tuyển chọn nhữngngười thực hành các nghi lễ trong thời gian diễn ra lễ hội Trước nhất là Ban tế tự(Ban quí tế), bao gồm những người được cộng đồng lựa chọn theo các tiêu chí:Phải có uy tín, đức độ, có đủ cả vợ, con (con trai và con gái), không ở trong giaiđoạn chịu tang, tuổi từ 40 trở lên Ban tế tự thường có từ 30 đến 50 người, gồm cácchức danh: chánh niệm hương (chánh bái), chánh tế, bồi tế, phó tế, đông hiến vàtây hiến, chánh ngự viên, thị lập, thầy lễ (hương lễ), học trò lễ (lễ sanh), lính hầu,ông thú ban nhạc lễ
Lễ hội Nguyễn Trung Trực năm 2014 được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày19/9/2014 đến ngày 21/9/2014 (nhằm ngày 26 – 28/8/2014 âm lịch) với nhiều nộidung hấp dẫn, đặc sắc
2.3.1 Phần lễ:
Lễ khai mạc lễ hội:
Diễn ra tại công viên Lạc Hồng – Bãi Dương, thành phố Rạch Giá, vào lúc
20 giờ - 21 giờ 30 phút Với chủ đề “Quê hương và biển đảo” chương trình nghệthuật khai mạc Lễ hội kỷ niệm 146 năm ngày hy sinh anh hùng dân tộc NguyễnTrung Trực năm 2014 kéo dài 90 phút do Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giangthực hiện Chương trình gồm có 02 phần:
Phần 1 với những tiết mục được thể hiện dưới hình thức sân khấu hóa nhằm
ca ngợi vùng đất Phương Nam mênh mông nắng gió trong hành trình khai phá vàphát triển với những người con đất mẹ kiêu hùng để lại tấm gương cho đời sau noitheo; trong đó có Nguyễn Trung Trực - người anh hùng dân tộc đã đi vào lịch sửvới hai chiến công vang dội làm sáng ngời những trang sử vàng của dân tộc ViệtNam Phần 1 của chương trình được kết cấu xây dựng và thể hiện trên tinh thần lấy
âm nhạc đờn ca tài tử làm chủ đạo, khai thác những giá trị của một di sản văn hóa
để ca ngợi và tôn vinh hình ảnh Nguyễn Trung Trực và đất mẹ Phương Nam hào