1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các vấn đề cơ bản nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

70 710 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 184,31 KB

Nội dung

Ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế, chính vì thế cũng có rất nhiều khái niệm được các nhà khoa học đưa ra về vấn đề này. Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: “Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng”. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Hoa Kỳ: “Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, đạt đượcnhững thành tựu đáng tự hào cũng như hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới,tôi là một sinh viên năm cuối nhận thức rõ trách nhiệm của mình cần chuẩn bị hànhtrang thật tốt để đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của cả nước

Được học dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân – ngôi trường hàng đầuViệt Nam về kinh tế, tôi đã được rèn luyện và trau dồi, học hỏi những kiến thức rấtsâu rộng về nền kinh tế nhờ sự chỉ bảo của các thầy cô giàu tri thức và trách nhiệm.Tuy nhiên, tôi vẫn chưa có nhiều cơ hội để được trải nghiệm thực tế, học hỏi từthực tiễn Vì thế, trong quá trình thực tập tốt nghiệp của mình, tôi đã ứng tuyển vàtrở thành Thực tập sinh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam ÁSeABank - Chi nhánh Long Biên

Trải qua quá trình thực tập, tôi đã được tìm hiểu về các hoạt động củaSeABank chi nhánh Long Biên, được hướng dẫn để trực tiếp thực hành các nghiệp

vụ tại Chi nhánh Cũng trong thời gian này, từ những kiến thức đã được học cùngvới tình hình thực tế tại cơ sở thực tập, tôi nhận thấy rằng hoạt động tín dụng làhoạt động có vai trò quan trọng nhất tại đây, tuy nhiên hiệu quả hoạt động này vẫnchưa tương xứng với điều kiện của SeABank chi nhánh Long Biên Vì vậy, tôi lựachọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐôngNam Á Chi nhánh Long Biên” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Chuyên đề tốt nghiệp của tôi gồm 3 phần:

Chương 1: Các vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng củangân hàng thương mại

Chương 2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank Chi nhánh Long Biên

-Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàngSeABank - Chi nhánh Long Biên

Trang 5

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi nền kinh tế,chính vì thế cũng có rất nhiều khái niệm được các nhà khoa học đưa ra về vấn đềnày Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại: “Ngân hàng thương mại là mộtloại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tíndụng” Theo quan điểm của các nhà kinh tế học Hoa Kỳ: “Ngân hàng thương mại làmột công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trongngành công nghiệp dịch vụ tài chính” Theo giáo trình Ngân hàng thương mại –Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chínhcung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng,tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Theo khoản 4, điều 4, Luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam: Luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loạihình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” và theokhoản 12, điều 4 Luật trên thì: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứngthường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng;cung ứng các dịch vụ thanh toán”

Trang 6

Tóm lại, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnhvực tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính mà điển hình nhất là các dịch vụ: huyđộng tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

Để hiểu rõ hơn khái niệm về ngân hàng thương mại chúng ta cần xem xét đặcđiểm của ngân hàng thương mại Thứ nhất, hoạt động ngân hàng thương mại làhình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu là chủ yếu lợi nhuận Ngân hàngthực hiện hai hình thức hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.Trong đó, ngân hàng trên cở sở huy động vốn, “đi vay” nguồn vốn nhàn dỗi để tiếnhành đầu tư, cho vay nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận, đó chính là hình thức kinhdoanh tiền tệ Còn các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua cácnghiệp vụ về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để đáp ứng những nhucầu của khách hàng nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng

Thứ hai, hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định củapháp luật, nghĩa là chỉ khi ngân hàng thương mại thoả mãn đầy đủ các điều kiệnkhắt khe do pháp luật qui định như điều kiện về vốn, phương án kinh doanh thìmới được phép hoạt động trên thị trường

Thứ ba, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh có độ rủi rocao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và có ảnh hưởng sâu sắc tớimọi ngành nghề trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại là một trung gian tàichính quan trọng, kinh doanh lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ Hiện nay, các hoạt độngkinh tế của tổ chức, cá nhân dù ở quy mô, lĩnh vực nào cũng đều cần đến các dịch

vụ của ngân hàng Tuy nhiên, cũng vì vai trò trung gian này mà ngân hàng thươngmại phải đối diện với nhiều loại rủi ro cả từ phía chủ quan và khách quan đồng thờimỗi tổn thất xảy ra cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngân hàng cũngnhư cả nền kinh tế

Trang 7

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

◦ Nhận tiền gửi

Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngân hàngthương mại Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ mở các tài khoản tiền gửicho khách hàng nhằm mục đích giữ hộ hoặc để thanh toán hộ cho các tổ chức, cánhân Ngân hàng thường nhận tiền gửi dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn hoặc không kỳ hạn của dân cư; tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội; tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp; tiềngửi của các tổ chức tín dụng khác

◦ Phát hành giấy tờ có giá

Ngân hàng thương mại phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, tínphiếu… để huy động vốn trên thị trường vốn Các giấy tờ có giá này được xem nhưnhững công cụ Nợ và thường nhằm mục đích bổ sung khi ngân hàng gặp thiếu hụt

về vốn hoặc đáp ứng nhu cầu cho các khoản đầu tư của ngân hàng thương mại.Phát hành giấy tờ có giá là một phương pháp huy động vốn hiệu quả, giúp ngânhàng đa dạng hóa cách thức huy động, phòng ngừa thiếu hụt thanh khoản, chủ động

về thời gian và giá cả nguồn vốn Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn của loại hìnhnày còn phụ thuộc nhiều vào uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng nhưtrình độ phát triển của thị trường tài chính

◦ Vay Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác

Đây là các giải pháp tình thế sau cùng của các ngân hàng khi gặp những khókhăn lớn trong quá trình hoạt động Ngân hàng thương mại thường vay của Ngânhàng Nhà nước trong các trường hợp cần giải quyết nhu cầu cấp bách trong thanhkhoản Hình thức vay chủ yếu là ngân hàng Nhà nước sẽ tái chiết khấu lại các giấy

tờ có giá của ngân hàng thương mại

Trang 8

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn vay từ các ngân hàng thương mại hoặcTCTD khác trên thị trường liên ngân hàng Mục đích của vay liên Ngân hàng là đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng cácyêu cầu về dự trữ theo quy định.

◦ Các nguồn huy động vốn khác

Ngoài các cách huy động vốn trên, ngân hàng còn có nhiều phương pháp kháctuy nhiên những phương pháp này thường trong ngắn hạn và huy động một tỉ lệvốn nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

▪ Nguồn ủy thác: với uy tín của mình, ngân hàng thường được các tổ chức,

cá nhân ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ tài chính, đặc biệt là các nghiệp vụ phứctập, nhiều rủi ro Thông qua các hoạt động ủy thác cho vay, đầu tư, ủy thác giảingân cũng như thu hộ… đã làm gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng thông quanguồn ủy thác

▪ Nguồn trong thanh toán: Một số hoạt động thanh toán như tạo số dư tàikhoản để phát hành séc, thẻ tín dụng, tiền ký quỹ mở L/C… cũng được coi là mộtcách tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng

▪ Nguồn khác: Các khoản nợ như lương chưa trả nhân viên, thuế chưa nộp,các khoản phải trả khác cũng là các nguồn vốn ngắn hạn cho hoạt động của ngânhàng

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư

Trang 9

hàng Nguồn thu từ tiền lãi mà khách hàng khi vay vốn phải trả cũng chính lànguồn thu lớn nhất trong các hoạt động của ngân hàng thương mại.

Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại cũng thể hiện vai tròquan trọng của mình đối với nền kinh tế Nguồn tín dụng sẽ được sử dụng để hỗ trợcho các thành phần kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư vàtiêu dùng Đây chính là cơ sở để kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao đờisống xã hội

◦ Hoạt động đầu tư

Không chỉ làm trung gian cung cấp vốn cho các tổ chức, cá nhân khác màngân hàng thương mại cũng trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư để tạo ra lợinhuận Thông thường, ngân hàng thương mại sẽ tham gia đầu tư vào các dự án lớn,

có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế vì những dự án này có mức vốn đầu tư rấtlớn, cần có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng thương mại để đảm bảo nguồn tàichính cũng như giảm thiểu rủi ro cho chính ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàngthương mại cũng sử dụng các công cụ trên thị trường chứng khoán như là một hoạtđộng đầu tư Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của ngân hàng cần được kiểm soát tốt, dođây thường là các lĩnh vực nằm ngoài chuyên môn của ngân hàng, vì thế không nênlạm dụng hoạt động này để tạo lợi nhuận

1.1.2.3 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác

◦ Cung cấp dịch vụ thanh toán

Nền kinh tế ngày càng phát triển và được hiện đại hóa cũng tạo ra những nhucầu hết sức đa dạng của khách hàng Cũng từ lí do này mà ngân hàng thương mạihiện nay còn cung cấp rất nhiều dịch vụ thanh toán tiện lợi, hiện đại để đáp ứngnhu cầu giao dịch thường xuyên, liên tục từ phía khách hàng Hướng phát triển hiệnnay của loại hình dịch vụ này là ưu tiên áp dụng công nghệ thông tin, giảm sự sửdụng tiền mặt trong nền kinh tế Các hình thức thanh toán tiêu biểu như ký séc, ủy

Trang 10

nhiệm chi, thư tín dụng L/C… không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa màcòn cho cả những giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, thì dịch vụ ngân hàng có tính phổ biến và thể hiện mối liên kết rõ nhất giữa ngân hàng với khách hàng chính là các dịch vụ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Đây là hình thức thanh toán hiện đại, có tính bảo mật và an toàn rất cao, thực hiện nhanh chóng và hoàn toàn thông qua hệ thống tự động, là các máy rút tiền tự động ATM hay các máy thanh toán tự động POS

◦ Cung cấp dịch vụ khác

Ngoài các hoạt động cơ bản kể trên thì các ngân hàng thương mại còn thựchiện rất nhiều dịch vụ đa dạng khác trong lĩnh vực tài chính Có thể kể đến nhữnghoạt động như thực hiện cung cấp dịch vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính, hoạt độngkinh doanh ngoại tệ, thực hiện quản lý ngân quỹ cho các doanh nghiệp, bảo quản

hộ các giấy tờ có giá, các kim loại quý

1.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Có nhiều phương pháp đánh giá và các tiêu chí khác nhau khi đề cập đến hiệuquả hoạt động tín dụng Tuy nhiên, phần lớn các tiêu chí đều chú trọng xem xét đếnhai yếu tố lợi nhuận và mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng

Trang 11

◦ Yếu tố lợi nhuận của hoạt động tín dụng: ngân hàng thương mại cũng làmột loại hình doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, vì vậy lợi nhuận chính làmột trong các mục tiêu quan trọng nhất mà ngân hàng luôn hướng đến Trong đó,hoạt động tín dụng được coi là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho hầuhết các ngân hành Lãi suất chính là giá cả của khoản vay mà khách hàng phải trảhay cũng chính là nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì thế ngânhàng cần kiểm soát được mức lãi suất hợp lý vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa tăng sốlượng khách hàng vay vốn, bên cạnh đó là cơ cấu về khách hàng và thời hạn cáckhoản vay.

◦ Yếu tố rủi ro của hoạt động tín dụng: Rủi ro tín dụng chính là nhân tố luônluôn song hành cùng với hoạt động tín dụng, nó không thể bị loại trừ ở bất kì khoảnvay nào và chính là nguy cơ gây ra những tổn thất nặng nề cho ngân hàng thươngmại Không những thế, đây còn là loại rủi ro phức tạp nhất, gây khó khăn nhất choviệc phòng ngừa và quản lý Chính vì thế, khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng luônđược tính đến khi phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thươngmại

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ảnh yếu tố lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

◦ Thu nhập từ hoạt động tín dụng

- Thu nhập từ HĐTD = DT từ lãi – CP trả lãi

- LNTT từ HĐTD = Thu nhập từ HĐTD – DPRR TD – CPquản lý

- LNST từ HĐTD = LNTT từ tín dụng – thuế TNDN

Đây là các chỉ tiêu cơ bản nhất khi muốn xét đến Thu nhập từ hoạt động tíndụng của ngân hàng thương mại chỉ số thu nhập từ HĐTD tính toán dự trên hiệu sốgiữa DT từ lãi (tức là phần lãi từ các khoản tín dụng mà ngân hàng thực hiện cho

Trang 12

khách hàng vay vốn) với chi phí trả lãi (tức là khoản lãi mà ngân hàng phải trả chokhách hàng khi thực hiện huy động vốn) Chỉ số này cho thấy được thu nhập thực

tế từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là bao nhiêu, là con số tổng quan nhất vềyếu tố sinh lời từ hoạt động tín dụng

Sau khi trừ đi các chi phí về DPRR và chi phí quản lý thì sẽ thu được LNTT

từ HĐTD, đây chính là cơ sở để tính toán LNST từ HĐTD – nguồn thu về cuốicùng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN

◦ Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

▪ Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho thấy ngân hàng cho vay được bao nhiêu sovới tổng vốn huy động tại một thời điểm nhất định Với cũng một lượng vốn huyđộng như nhau, tổng dư nợ của ngân hàng nào càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốncàng cao Hiệu suất này càng cao thì việc sử dụng nguồn vốn huy động của ngânhàng càng hiệu quả

▪ Vòng quay vốn tín dụng

Hệ số này phản ánh vòng chu chuyển của vốn tín dụng nhanh hay chậm Vớimột số vốn tương đương nhau, nếu vòng quay vốn tín dụng càng nhanh nghĩa làngân hàng càng thu được nhiều nợ của khách hàng để tiến hành cho vay mới, đồngthời cho thấy vốn của ngân hàng đã tham gia vào càng nhiều chu kỳ sản xuất lưuthông hàng hóa

Trang 13

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không thực hiệnnghĩa vụ hoàn trả hoặc thực hiện không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí kết

◦ Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là khái niệm thường để chỉ những khoản nợ mà ngân hàng không cókhả năng thu hồi từ phía khách hàng Nợ xấu gây ra tổn thật lớn cho ngân hàng vàcần được giảm thiểu đến mức tối đa

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng dư nợ tại một thời điểm có bao nhiêuđồng nợ xấu Tỷ lệ này giá trị càng nhỏ thì mức độ an toàn trong hoạt động tíndụng của ngân hàng càng cao hay chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố khách nhau bao gồm các nhân tố chủ quan cũng như các nhân tốkhách quan từ phía khách hàng, từ môi trường kinh tế, pháp lý…

Trang 14

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Yếu tố con người là yếu tố có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của ngânhàng thương mại Đặc biệt, đội ngũ cán bộ tín dụng chính là những người trực tiếpđảm nhiệm những công đoạn quan trọng nhất từ tiếp xúc, phân tích khách hàng, thuthập các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không Có thểnói, cán bộ tín dụng như người “cầm cân nảy mực” trong hoạt động tín dụng – hoạtđộng kinh doanh chính của ngân hàng Cụ thể khi nói đến chất lượng nguồn nhânlực nảy phải đề cập đến hai khía cạnh sau:

Trang 15

◦ Năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng: Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiệnđại hóa như hiện nay, nâng cao trình độ của người lao động đặc biệt được chútrọng Trong lĩnh vực ngân hàng, các bộ tín dụng phải tiếp xúc với khách hàng cónhu cầu vay vốn đến từ mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh trongnền kinh tế, với quy mô và đặc điểm khác nhau Điều này càng đòi hỏi cán bộ tíndụng phải liên tục trau dồi không những về chuyên môn trong ngành mà còn nhữngkinh tế thực tế, kiến thức xã hội Đồng thời, các quy trình, thủ tục trong hoạt độngtín dụng cũng đòi hỏi phải rất chuẩn mực và chi tiết song vẫn phải linh hoạt ápdụng cho từng khách hàng cụ thể Rõ ràng, đội ngũ làm nhiệm vụ trong lĩnh vực tíndụng phải có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản và được tiếp cận thực tế với đadạng các khách hàng.

◦ Đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng: Tuy năng lực là điều kiện cần cơ bảnnhất song đạo đức mới chính là điều kiện đủ để người cán bộ tín dụng đảm đươngcông việc của mình Nếu như cán bộ tín dụng lợi dụng quyền hạn của mình, thựchiện các hành vi gian lận, lừa đảo như cố ý cấp tín dụng cho các khách hàng không

đủ điều kiện vay vốn để nhận tiền lót tay, cho người thân, người quen vay mà bỏquy trình thẩm đỉnh tín dụng của ngân hàng Thực tế hiện nay, một số cán bộ tíndụng thiếu đạo đức đã lợi dụng những sơ hở trong hoạt động của ngân hàng đểtham ô, gây thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng Công việc tín dụng thường xuyêntiếp xúc với những khoản tiền lớn vì vậy càng cần đạo đức của người cán bộ phảiluôn vững vàng, trong sạch

1.3.1.2 Công tác quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất và lớn nhất trongthị trường tài chính, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả năng nề đối với hoạt độngkinh doanh ngân hàng Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và

Trang 16

phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ,hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiếu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.Các nhà kinh tế thường gọi ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro” Khi rủi roxảy ra, trước hết lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng Nếu rủi roxảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể tự bù đắp được do đã có các chính sáchtrích lập dự phòng rủi ro, tuy nhiên lợi nhuận suy giảm cũng ảnh hưởng đến nguồnđầu tư phát triển trong tương lai của ngân hàng Nếu thiệt hại từ rủi ro quá lớn,ngân hàng không thể tự bù đắp, vốn khả dụng thiếu hụt sẽ làm lòng tin khách hànggiảm mạnh thậm chí dẫn đến phá sản ngân hàng.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng chính là chìa khóa quyết định sự hoạt động antoàn, ổn định và hiệu quả của hoạt động tín dụng nói riêng và mọi hoạt động củangân hàng nói chung

1.3.1.3 Công tác quản lý nội bộ của ngân hàng

Kiểm tra, giám sát, quản lý nội bộ là phương pháp có thể thực hiện thườngxuyên, liên tục; đồng thời có khả năng phát hiện vấn đề trong quá trình hoạt độngkịp thời nhất, giúp giảm thiểu tối đa tổn thất Quản lý nội bộ không những chỉ thựchiện giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên, mà còn có thể thực hiện giữa các đồngnghiệp, những người cùng cấp bậc, nhiệm vụ vì họ hiểu rất rõ công việc của nhaunên có thể nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết Tuy nhiên, nếu côngtác quản lý nội bộ bị buông lỏng sẽ làm giảm ý thức tự giác và kỷ luật của nhânviên, từ đó làm nảy sinh những vấn đề về lợi ích cá nhân, lợi dụng quyền hạn đểtrục lợi, gây ra những tổn thất đối với ngân hàng

1.3.1.4 Công tác thu thập và xử lý thông tin

Thế kỷ XXI là thời đại của công nghệ thông tin Đặc biệt trong hoạt động tíndụng luôn thường trực rủi ro, vai trò của thông tin càng được coi trọng Hoạt động

Trang 17

tín dụng tại các ngân hàng hiện nay phần lớn vẫn xuất phát theo đề xuất từ phíakhách hàng, sau đó quá trình hoàn thiện hồ sơ tín dụng cũng từ các thông tin màkhách hàng cung cấp Ngân hàng trong trường hợp này phải chịu bất lợi từ sự bấtcân xứng về thông tin Hơn nữa, các thông tin này thường phức tạp, dễ xuất hiệnnhững sai sót, thậm chí là những thông tin cố tình giả mạo của khách hàng Vì vậy,ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần thực hiện đầy đủ, chặt chẽcác quy trình thu thập và xử lý thông tin, nhằm có được những thông tin toàn diện,chính xác, hợp pháp, hợp lý; từ đó làm cơ sở vững chắc cho việc ra quyết định tíndụng.

1.3.1.5 Các nhân tố khác

Hiệu quả hoạt động huy động vốn: Huy động vốn và hoạt động tín dụng đều lànhững hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại và có quan hệ tương hỗ lẫnnhau Muốn làm tốt công tác tín dụng thì ngân hàng trước hết phải thực hiện hiệuquả việc huy động vốn Vốn huy động cần đáp ứng đủ các nhu cầu cho vay củangân hàng, đồng thời có cơ cấu thời hạn ổn định để ngân hàng có thể lên kế hoạch

sử dụng chi tiết nhất, có lãi suất thích hợp để đảm bảo yếu tố lợi nhuận

Hoạt động giám sát và quản lý trong quá trình giải ngân: Việc thẩm định kỹlượng cần phải diễn ra cả trước khi ra quyết định tín dụng và trong khi khoản vayđang được giải ngân Chỉ có giám sát chặt chẽ suốt quá trình cho vay thì ngân hàngmới phát hiện được khách hàng có thực hiện đúng với kế hoạch vay vốn lúc đầukhông, có xuất hiện sai phạm hay không Đây là yêu cầu tất yếu đảm bảo cho ngânhàng có thể giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng

Trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị: Các dịch vụ ngân hàng cần phảiliên tục thay đổi và cập nhật để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng cũng như

sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin hiện nay Để làm được điều đóthị hệ thống máy móc, thiết bị đóng vai trò nền tảng Tuy nhiên, muốn áp dụng các

Trang 18

hệ thống các hiện đại sẽ tỷ lệ thuận với chi phí phải bỏ ra để trang bị máy móc cũngnhư đào tạo lao động Chính vì thế, ngân hàng cần tính toán hợp lý giữa lợi ích đemlại từ các công nghệ mới và chi phí cần bỏ ra.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay vốn và sau khi được ngânhàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vìvậy, khách hàng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng

Năng lực của khách hàng là một yếu tố quyết định trong việc sử dụng vốn vay

từ ngân hàng có hiệu hay không

Nếu khách hàng có năng lực yếu kém, như việc không dự báo đúng nhữngbiến động, cung cầu từ thị trường, thiếu hiểu biết trong sản xuất, phân phối vàquảng bá sản phẩm của doanh nghiệp… thì sẽ gặp bất lợi lớn trong cạnh tranh Đây

là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp không có khả năng trả

nợ cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải chịu hậu quả về hiệu quả hoạt động tíndụng Ngược lại, với các khách hàng có năng lực kinh doanh cao, hoạt động kinhdoanh hiệu quả sẽ đảm bảo nguồn trả nợ cho khoản vay của ngân hàng đầy đủ,đúng thời hạn, hơn nữa còn tạo ra cơ hội hợp tác lâu dài giữa hai bên

Bên cạnh yếu tố về năng lực sản xuất, kinh doanh thì yếu tố đạo đức, tức là sựtrung thực của khách hàng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng

Nếu khách hàng vay vốn cố tình thực hiện các hành vi gian lận, cung cấp các

số liệu không trung thực, khai khống, làm sai các chuẩn mực kế toán sẽ gây rấtnhiều khó khăn cho ngân hàng Khi khách hàng cố tình che dấu các yếu kém, saiphạm của mình thì nguy cơ ngân hàng gặp rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi Một

Trang 19

sai phạm về đạo đức khác cũng thường gặp là khách hàng sử dụng vốn vay khôngđúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay vốn.Đây là các nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tín dụng củangân hàng thương mại.

1.3.2.2 Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Nếu xét trên phương diện toàn ngân hàng thì đây là các nhân tố chủ quan, tuynhiên trên phương diện các Chi nhánh thành viên của ngân hàng – các đơn vị cónghĩa vụ thực hiện theo các chính sách và quy trình này, thì đây được coi như mộtnhân tố khách quan

◦ Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là chủ trương, đường lối của ngân hàng thương mại nhằmxác định hướng phát triển của hoạt động tín dụng là mở rộng hay thu hẹp, kíchthích tăng trưởng hay kiểm soát chặc chẽ Chính sách tín dụng tạo ra sự thống nhấtchung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản như:

▪ Chính sách về khách hàng: Ngân hàng sẽ xác định đối tượng khách hàngmục tiêu, các ngành nghề ưu tiêu để tạo ra lợi thế cạnh tranh đồng thời tăng tínhchuyên môn hóa trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro Chính sách này sẽ đi kèm vớinhững biện pháp cụ thể để tạo ra các sản phẩm đặc thù phù hợp với đối tượng ưutiên, đồng thời tập trung để phát triển thương hiệu, tạo sự uy tín và tin cậy

▪ Chính sách về giới hạn tín dụng: Với từng khách hàng khác nhau thì ngânhàng cũng cần xác định hạn mức tín dụng hợp lý để không bị thất thoát, lãng phínguồn vốn cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng

Chính sách về lãi suất: Xác định lãi suất cho khoản vay là việc xác định giá cả,

vì thế nó là yếu tố mà khách hàng quan tâm hàng đầu khi quyết định xin vay vốn

Trang 20

Đây là yếu tố sẽ quyết định thị phần cũng như lợi nhuận cho hoạt động tín dụng củangân hàng Việc xác định lãi suất cũng phải dựa trên tình hình thị trường, đặc điểmriêng của từng khoản vay cũng như những quy định của Nhà nước.

Chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Chính sách này cần tính toánhợp lý, để đảm bảo cần bằng giữa thời hạn của những khoản huy động và nhữngkhoản cho vay Nếu không giải quyết thỏa đáng, thì ngân hàng có thể sẽ bị thiếuhụt thanh khoản do các khoản huy động đáo hạn trước các khoản cho vay hoặcngược lại sẽ gây ra tình trạng không cho vay được những khoản đã huy động, gâylãng phí nguồn lực

Các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo gồm các quy định về các trường hợptài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, danh mục các đảm bảo đượcngân hàng chấp thuận, tỷ lệ phần trăm cho vay trên tài sản đảm bảo Đây là mộtchính sách hữu hiệu làm ràng buộc để người đi vay có ý thực thực hiện nghĩa vụ trả

nợ, đồng thời cũng giảm thiểu tổn thất của ngân hàng khi rủi ro xảy ra

1.3.2.3 Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế, sự biến động của một số ngành nghề sẽ tác độngđến hoạt động của các ngành nghề còn lại, trong đó có lĩnh vực tài chính – Ngânhàng Không những thế với chức năng trung gian về tài chính cho toàn bộ nền kinh

tế thì hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêngcàng chịu ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế chung

Kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay, chúng tacàng thấy được tác động của chu kỳ kinh tế đến hiệu quả hoạt động tín dụng Trongthời kỳ suy thoái, nhu cầu giảm sút khiến hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp bịđình đồn về sản xuất, dẫn đến không trả được các khoản nợ Ngân hàng lúc nàyphải đứng trước thách thức khi cần phải nới lỏng chính sách tín dụng để hỗ trợdoanh nghiệp, sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn trả nợ nhưng khi nới lỏng tín dụng

Trang 21

để giúp đỡ doanh nghiệp thì lại làm tăng cao hơn nữa rủi ro tín dụng Ngược lại,trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp có xu hưởng mở rộng sảnxuất, nhu cầu tín dụng tăng lên trong khi rủi ro tín dụng vẫn ở mức thấp

1.3.2.4 Chính sách pháp luật của nhà nước

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật tại một quốc gia cũng như đường lối,chủ trương tại một thời kỳ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng tín dụng Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nềnkinh tế nếu hệ thống này thiếu đồng bộ, không theo kịp các hoạt động kinh tế luônbiến đổi không ngừng thì sẽ mất đi tính định hướng, hướng dẫn các thành phầnkinh tế, đồng thời tạo ra lỗ hổng cho các hành vi lách luật, sai phạm Bên cạnh đó,chủ trương trong một thời kỳ cũng rất quan trọng Tùy thuộc tình hình, các ưu tiêntrong chính sách sẽ được quốc gia đưa ra trong từng thời kỳ Tuy nhiên, đường lốicần đảm bảo sự nhất quán, ổn định, vì đó là tiền đề đầu tiên cho các doanh nghiệpthực hiện đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đó hoạt động tín dụng củangân hàng mới đảm bảo được hiệu quả

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SEABANK – CHI NHÁNH LONG BIÊN

2.1 Khái quát về ngân hàng SeABank - Chi nhánh Long Biên

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển

2.1.1.1 Về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SeABank:

▪ Tên giao dịch quốc tế: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank

▪ Thành lập theo Giấy phép Ngân hàng số 0051/QĐ/NH-GP ngày 25 tháng

3 năm 1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

▪ Hội Sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

▪ Điện thoại:(+844) 3944 8688 | Fax:(+844) 3944 8689

▪ Website:www.seabank.com.vn

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần HưngĐạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu cácngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạnglưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định

Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 20 năm phát triển đểđạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.446 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 80nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 153 chinhánh và điểm giao dịch

Bằng nội lực của chính mình, cùng với sự hợp tác chiến lược của liên minh cổđông trong và ngoài nước, SeABank vươn lên khẳng định vị thế bằng những giá trịthực chất và hiệu quả Société Générale, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tạiChâu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank từ năm 2008, đemkinh nghiệm toàn cầu hơn 150 năm vào phục vụ mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu

Trang 23

biểu của SeABank bằng nhiều thay đổi mang tính chiến lược về qui chuẩn sảnphẩm, chất lượng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế VMS Mobifone, nhàcung cấp mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và PV Gas, nhà cung cấp khí

ga hoá lỏng hàng đầu Việt Nam là các cổ đông chiến lược trong nước củaSeABank, góp phần đáng kể vào tiềm lực tài chính và giữ vững vị thế dẫn đầu củaSeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Vì những thành tích nổi bật đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội,SeABank vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba từ Chủ tịchnước, Bằng khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ViệtNam cùng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế danh giá khác Những giảithưởng và danh hiệu cao quý này là sự ghi nhận xứng đáng quá trình phấn đấu vàcống hiến cho cộng đồng, cho xã hội và cho đất nước của ngân hàng trong suốt hơn

20 năm thành lập và phát triển, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệuSeABank với sứ mệnh “Kết nối giá trị cuộc sống” và hướng đến mục tiêu trở thànhngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam

Trang 24

2.1.1.2 Về SeABank chi nhánh Long Biên:

▪ Địa chỉ: 474 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

▪ Với mục tiêu không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới để đáp ứng

tối đa nhu cầu của khách hàng, ngày 07/09/2007, Ban Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã có thông báo số 2604/2007/TB-TGĐ về việc mở Phòng giao dịch Long Biên trực thuộc Chi nhánh Hà Nội

▪ Phòng giao dịch Long Biên khi mới thành lập được đặt tại số 379 Nguyễn

Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 10/10/2007.

▪ Ngày 07/09/2009, SeABank chi nhánh Long Biên chính thức chuyển về

địa chỉ 474 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội như hiện nay.

SeABank chi nhánh Long Biên có tư cách pháp nhân theo pháp luật của ViệtNam, hạch toán theo chế độ kinh tế nội bộ, có con dấu, đại diện pháp luật, có bảngcân đối kế toán

Cũng theo quyết định trên, SeABank được thành lập để thực hiện các hoạtđộng:

- Huy động vốn: huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức, cánhân bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, kim loại quý

- Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; cho vay với các nhucầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua ô tô, hỗ trợ học tập, tiêu dùng;cho vay doanh nghiệp dưới hình thức bảo lãnh, tạm ứng…

- Dịch vụ thành toán: các dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, thanhtoán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, tư vấn kinh doanh vàng vàngoại hối; dịch vụ thẻ, SMS Banking, Internet Banking; tư vấn nhà đất;ngân quỹ…

Trang 25

SeABank - Chi nhánh Long Biên hiện nay bao gồm 4 phòng giao dịch trựcthuộc:

• Phòng giao dịch Ngọc Lâm Địa chỉ: 278 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

• Phòng giao dịch Sóc Sơn Địa chỉ: Số 44 khu B2- Thị trấn Sóc Sơn- HuyệnSóc Sơn- Hà Nội

• Phòng giao dịch Ngô Gia Tự Địa chỉ: Số 487 Ngô Gia Tự, phường ĐứcGiang, Long Biên, Hà Nội

• Phòng giao dịch Sài Đồng Địa chỉ: Tầng 01 tòa nhà Sunrise 3A- Khu đô thịmới Sài Đồng, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội

2.1.2 Cơ cấu tổ chức , nhân sự tại SeABank chi nhánh Long Biên

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại SeABank - Chi nhánh Long Biên

◦ Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng

Giám đốc và Hội đồng thành viên về mọi hoạt động của Chi nhánh và các phòngban Là người có quyền cao nhất đối với Chi nhánh, các phòng ban và được quyềnđưa ra quyết định cho mọi công việc, trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh củaChi nhánh, điều hành kinh doanh theo đúng Luật pháp và chính sách của Ngânhàng Nhà nước và Ngân hàng Đông Nam Á SeABank

Trang 26

◦ Phó giám đốc: Là người bổ trợ công việc cho giám đốc, chỉ huy điều hành

các chức năng quản trị ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn theo sự phân công và ủyquyền của Giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành giải quyết mọi công việc củaChi nhánh và các phòng ban trong thời gian Giám đốc đi vắng, trực tiếp điều hànhcác phòng ban

◦ Các phòng ban :

▪ Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch

với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ Thựchiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợpvới chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của SeABank Trực tiếp quảng cáo, tiếpthị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp,

▪ Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ.Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phảm tín dụng phùhợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của SeABank Trực tiếp quảng cáo,tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cánhân

▪ Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động: Là bộ phận thực hiện chức năng quản

trị, kiểm soát các hoạt động trong Chi nhánh dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốcChi nhánh Đồng thời, là bộ phận thực hiện chức năng hỗ trợ cho Ban giám đốc vàhoạt động của các phòng ban còn lại trong điều kiện cần sự trợ giúp về chuyên mônhoặc thiếu hụt nhân lực

Phòng giao dịch của SeABank - Chi nhánh Long Biên bao gồm 36 cán bộcông nhân viên, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại SeABank chi nhánh Long Biên.

Trang 27

- 1 nhân viên ngân quỹ

- 1 nhân viên lễ tân

Phòng quản trị và hỗtrợ hoạt động (11)

Trưởng phòngPhó phòng

4 chuyên viên hỗ trợ tíndụng

1 chuyên viên hỗ trợ hoạtđộng

1 chuyên viên nhân sự

Tổ bảo vệ - lái xe gồm 3người

Các phòng giao dịch trực thuộc có cơ cấu chung bao gồm: 1 Trưởng phòng, 1Phó phòng, các Chuyên viên Quan hệ khách hàng, các Giao dịch viên Tuy nhiên

số lượng Chuyên viên và Giao dịch viên sẽ được điều chỉnh để phù hợp với đặcđiểm, số lượng khách hàng ở khu vực của từng phòng giao dịch

2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu của SeABank chi nhánh Long Biên:

2.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SeABank Long Biên giai đoạn 2012 – 2014:

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SeABank Long Biên

giai đoạn 2012 – 2014

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Trang 28

4 Chi phí hoạt động dịch vụ 499 503 389

III (Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh

IV Lỗ thuần từ hoạt động đầu tư, kinh

VII

I

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh trước Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng

Nhận xét:

Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh trong giai đoạn 2012 - 2014 là từ hoạt độngtín dụng và hoạt động dịch vụ Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động có tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới khoảng 80% Tuy nhiên doanh thu từ lãi qua các năm lại

có xu hướng giảm khá mạnh Năm 2013, nguồn thu từ lãi giảm 8,1% thì đến năm

2014 chỉ còn 33,2 tỷ đồng, giảm 13,3% so với năm trước Tuy nhiên đây cũng là con số hợp lý với chính sách tiền tệ của nước ta Trong suốt giai đoạn này, các ngânhàng thương mại trong đó có SeABank nỗ lực thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Năm 2012, lãi suất huy động còn ở mức khoảng trên 14%, lãi suất cho vay ở ngưỡng trên 20% thì đến năm 2013,lãi suất đã được đưa về mức một con số, đến năm 2014, lãi suất huy động chỉ còn trên 5%, đồng nghĩa với lãi suất cho vay phổ biến là từ 7 – 9% với kì hạn ngắn và

10 - 11% với vay trung và dài hạn Như vậy, đà giảm doanh thu từ lãi chủ yếu là dolãi suất giảm Cũng từ các phân tích trên, có thể suy luận được nguyên nhân đà giảm chi phí trả lãi Tuy nhiên, thu nhập từ HĐTD cũng có xu hướng giảm, từ hơn

9 tỷ năm 2012 xuống còn hơn 7 tỷ năm 2014, với tốc độ giảm khá đều

Trang 29

Đối với hoạt động dịch vụ, do được đầu tư mở rộng về mạng lưới khi được triển khai thêm các dịch vụ thẻ ghi nợ quốc tế Visa Card, Master Card và việc triển khai máy rút tiền ATM và máy thanh toán POS tại các trung tâm thương mại lớn trong địa bàn quận Long Biên mà thu nhập từ hoạt động dịch vụ đã có đà tăng, đặc biệt năm 2014 lãi thuần từ hoạt động này đạt tới 406 triệu, tăng gấp hơn 1,7 lần so với 2 năm trước đó.

Chi phí hoạt động cũng là một khoản mục quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Chi phí này chủ yếu bao gồm chi phí trả lương cho nhânviên cũng như mua sắm các trang thiết bị Số liệu cho thấy Chi nhánh đã tiết kiệm hiệu quả chi phí hoạt động Từ hơn 8,2 tỷ đồng năm 2012 thì đến năm 2014, chi phínày đã giảm xuống 6,7 tỷ đồng, tức là giảm 17,8 %, Chi phí này cũng có xu hướng

ổn định trong giai đoạn 2013 – 2014

Các kết quả kinh doanh như trên đã giúp cho Chi nhánh duy trì được lợi nhuậnchung từ hoạt động kinh doanh ở mức khoảng 1 tỷ đồng/năm Dù đây chưa phải là con số ấn tượng nhưng cũng cho thấy nỗ lực của Chi nhánh trong bối cảnh hoạt động còn nhiều khó khăn Chi phí dự phòng rủi ro cũng có sự tăng cao từ năm 2013sang năm 2014 khi tăng tới hơn 2,5 lần, đạt 674 triệu do thời điểm năm 2014, Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN

Kết quả cuối cùng là lợi nhuận sau thuế đã được duy trì ở mức dương trong 3 năm nhưng chưa ổn định, năm 2013 đạt cao nhất là 1,2 tỷ đồng Năm 2014 con số này giảm mạnh chỉ còn 134 triệu đồng

2.1.3.2 Kết quả hoạt động huy động vốn

◦ Diễn biến tổng tài sản

Biểu đồ 2.1 Diễn biến tổng tài sản SeABank - Chi nhánh Long Biên

giai đoạn 2012-2014

Trang 30

Về tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản có sự tăng trưởng không ổn định Năm

2013 tăng 7,84% so với năm 2012, năm 2014 lại giảm 6,14% so với năm 2013 Tuynhiên chung trong giai đoạn 2012-2014, tổng tài sản của Chi nhánh có xu hướngtăng, dù tốc độ còn chưa cao (tăng 1% trong giai đoạn này)

◦ Tình hình nguồn vốn

Một yếu tố quan trọng để SeABank chi nhánh Long Biên hoạt động hiệu quả

là phải có nguồn vốn ổn định, đủ đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn củakhách hàng cũng như sự mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng Do đó công tác huyđộng vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của SeABank chinhánh Long Biên

Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn tại SeABank chi nhánh Long Biên giai

Trang 31

“vốn bổ sung” Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012 - 2014, SeABank chi nhánh LongBiên đã thực hiện tốt việc huy động vốn, vì vậy luôn tự đáp ứng được các nhu cầukinh doanh của mình mà không cần tới quyền huy động “vốn bổ sung” từ SeABank

Hà Nội

◦ Diễn biến tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 2.2 Diễn biến tổng nguồn vốn huy động của SeABank chi nhánh

Long Biên giai đoạn 2012-2014

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014)Nhận xét:

Trang 32

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh ở mức cao, đạt trung bình khoảng 550 tỷđồng/ năm Năm có nguồn vốn huy động cao nhất là năm 2013 lên tới hơn 572 tỷđồng, các năm 2012 và 2014 nguồn vốn huy động đều đạt khoảng 540 tỷ đồng.Như vậy, Chi nhánh duy trì khá ổn định khả năng huy động vốn qua các năm.

Tổng nguồn vốn huy có xu hướng tăng, tính chung cả giai đoạn, năm 2014tăng 1,06% so với năm 2012 Tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các năm, tăngnhanh ở năm 2013 (tăng 7% so với năm trước đó) nhưng chững lại ở năm 2014,giảm 5,5% so với cùng kỳ

Dư nợ của Chi nhánh ở mức trung bình, nằm trong khoảng từ 320 đến gần 400

tỷ Năm có dư nợ cao nhất là năm 2013, con số dư nợ là hơn 390 tỷ đồng Trongbối cảnh lãi suất đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2014 theo chủtrương chung của ngành ngân hàng thì Chi nhánh cần tận dụng điều kiện này để cóthể tăng dư nợ hơn nữa, đem lại lợi nhuận lớn hơn

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ có xu hướng tăng nhanh nhưng không ổn định Năm

2013 tăng nhanh 19,8%, sau đó dư nợ lại giảm 11,15% vào năm 2014 Tính chungcho cả giai đoạn, dư nợ đã tăng ở mức khá là 5,91%

Trang 33

◦ Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận giai đoạn 2012-2014

Điều này cho thấy các hoạt động của Chi nhánh chưa thu được hiệu quả sinhlợi tốt Lý do phần nào được giải thích ở các chỉ số trên khi tỷ lệ cho vay chưa cao

so với nguồn huy động, do vậy gây ra chênh lệch thu chi

Trang 34

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,148% 0,068% 0,164%(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2012-2014)Nhận xét:

Trong giai đoạn 2012 - 2014, nhìn chung SeABank chi nhánh Long Biên đãkiểm soát tốt chỉ tiêu nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn qua các năm duy trì ở mức ổnđịnh, năm 2012 đạt gần 7,6 tỷ đồng, năm 2013 chỉ tiêu này đã giảm 6,37%, đạtmức 7,1 tỷ đồng, năm 2014 nợ quá hạn lại có xu hướng tăng thêm 4,22%, đạt hơn7,4 tỷ đồng Như vậy biên độ dao động luôn nằm quanh mức hơn 7 tỷ đồng nợ quáhạn, tính chung cho cả giai đoạn chỉ tiêu có xu hướng giảm nhẹ 2,42%

Về cơ bản, nợ xấu của SeABank chi nhánh Long Biên được kiểm soát tốt Giátrị các khoản nợ được duy trì ở mức dưới 600 triệu đồng Cao nhất là năm 2014, ởmức 568 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,164% Nợ xấu cũng thay đổi không ổn định,năm 2013 là năm có nợ xấu thấp nhất, giảm 216 triệu so với năm 2012, chỉ còn 268triệu đồng, nhưng sau đó lại tăng 300 triệu đồng năm 2013

2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank - Chi nhánh Long Biên:

2.2.1 Chính sách và quy trình cho vay tại Ngân hàng SeABank:

◦ Chính sách cho vay:

Hiện nay, khách hàng mục tiêu của SeABank chi nhánh Long Biên là kháchhàng cá nhân, khách hàng riêng lẻ Khách hàng được xem xét cung cấp các sảnphẩm cho vay theo yêu cầu, nhưng phải phù hợp với thực tế hoạt động sản xuấtkinh doanh SeABank chi nhánh Long Biên sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi đóivới các nhóm khách hàng mục tiêu, các khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiệntín dụng của Chi nhánh

Trang 35

Chính sách cho vay của SeABank chi nhánh Long Biên là không tập trung chomột nhóm khách hàng, một ngành nghề để giảm thiểu cho vay các lĩnh vực nhạycảm và rủi ro tín dụng cho Chi nhánh

Đối với một số điều kiện quan trọng trong khoản vay cũng được quy định cụthể như sau:

Ngày đăng: 03/06/2016, 07:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2013
3. TS. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết Tài chính và Tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Tài chính và Tiền tệ
Tác giả: TS. Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống Kê
Năm: 2002
4. Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Tác giả: Peter S. Rose
Nhà XB: Nhà xuất bản Tàichính Hà Nội
Năm: 2001
5. Frederici S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB.Khoa học và kỹ thuật, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: NXB.Khoa học và kỹ thuật
6. Hà Mạnh Hùng, 2013. Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Sơn La. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP AnBình Chi nhánh Sơn La
8. Website Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: http://www.seabank.com.vn/ Link
9. Website UBND quận Long Biên: http://longbien.gov.vn/ Link
1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank chi nhánh Long Biên Khác
7. Luật các tổ chức tín dụng của Nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w