1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THẢM HỌA VÀ QUẢN LÍ THẢM HỌA, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

53 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 8,34 MB

Nội dung

Phân biệt được các khái niệm và cho ví dụ về: Hiểm họa, Tính dễ bị tổn thương và Nguy cơ.. NỘI DUNG• Khái niệm về hiểm họa, tính dễ bị tổn thương, khả năng, nguy cơ, cộng đồng và thảm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THẢM HỌA

VÀ QUẢN LÍ THẢM HỌA

Trang 2

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Phân biệt được các khái niệm và cho ví dụ về:

Hiểm họa, Tính dễ bị tổn thương và Nguy cơ

2 Trình bày được định nghĩa thảm họa và nêu ví

dụ về các loại thảm họa.

3 Trình bày được mối liên quan giữa Hiểm họa,

Tính dễ bị tổn thương và Nguy cơ.

4 Trình bày được chu kỳ thảm họa và những

hoạt động quản lý thảm họa chính trong từng chu kỳ.

Trang 3

NỘI DUNG

• Khái niệm về hiểm họa, tính dễ bị tổn

thương, khả năng, nguy cơ, cộng đồng và thảm họa, tình trạng khẩn cấp

• Mối liên quan giữa hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và thảm họa

• Khái niệm và chu trình quản lý thảm hoạ

Trang 5

HIỂM HỌA

• Hiểm họa là gì? Nêu một số ví dụ hiểm

họa tại địa phương của anh/chị

Trang 6

HIỂM HỌA (Hazard) ?

• Bất cứ quá trình hay hiện tượng tự nhiên hoặc hoạt động của con người nào có khả năng gây tử vong, chấn thương, huỷ hoại tài sản, phá vỡ trật tự xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế hoặc phá huỷ môi trường

(Reliefweb glossary of humanitarian

terms- www.who.int)

Trang 7

HIỂM HỌA(HAZARD)

HIỂM HỌA TỰ NHIÊN

Trang 8

CỘNG ĐỒNG

• Cộng đồng bao gồm những thành phần

nào?

Trang 11

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

(vulnerability)?

Loại tìnhtrạngdễbị tổnthương Đặcđiểm

Hữu hình (có thểnhìn thấy được, dễ

Vô hình (khó nhìn thấy, khó xác định

giá trị ) (intangible/abstract) Cấu trúc xã hội – các mối quan hệtronggia đình và cộng đồng

Nghi lễ/thực hành văn hoá – tôn giáo

và nông nghiệp

Sự gắn kết – phá vỡ cuộc sống bình thường

Động cơ – ý chí khôi phục, ứng phó của

Trang 12

Những thay đổi trong hoạt

động văn hoá Thay đổi các biện pháp ứng phó – giảm tự tin vào bản thân, thay đổi trong cách thức dự trữ, bảo quản

lương thực, các hệ thống cảnh báo v.v…

Đô thị hoá nhanh chóng Mật độ dân số ngày càng đông đúc xung quanh các

thành phố lớn

Trang 13

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

(vulnerability)?

Tình trạng dễ bị tổn thương Các yếu tố tăng khả năng dễ bị tổn

thương

Thiếu kiến thức và thông tin Khi người dân và chính quyền không hiểu

biết hay thiếu thông tin về quản lý thảm hoạ,

họ sẽ không thể có các ứng phó phù hợp

Nội chiến/bất ổn định về chính

trị Tài nguyên bị khai thác, con người rơi vào trạng thái căng thẳng, giao thông bị hạn chế.

Thay đổi chính sách, thay đổi nhân sự cấp quốc gia, sự yếu kém của nền kinh tế, tất cả đều có thể tác động đến hiệu quả của

chương trình quản lý thảm hoạ quốc gia

Cách ly địa lý Các quốc gia nằm trên đảo chịu bất lợi do

nằm ở vị trí xa xôi, đặc biệt việc tiếp cân với trường học, y tế và tiền mặt ở các nước này

bị hạn chế

Trang 15

KHẢ NĂNG VÀ MỨC ĐỘ CHUẨN BỊ SẴN

SÀNG ĐÁP ỨNG VỚI THẢM HỌA

• Luật pháp,

• Con người được đào tạo,

• Có cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo,

• Có kế hoạch quản lí nguy cơ, đáp ứng với thảm họa,

• Trình độ khoa học kỹ thuật,

• Sự sẵn có trang thiết bị,

• Hệ thống cảnh báo sớm,

• …

Trang 16

NGUY CƠ (Risk) ?

• Là khả năng xảy ra các hậu quả không

mong muốn khi hiểm họa tác động lên

Trang 17

NGUY CƠ (Risk) ?

Tính dễ bị tổn thương (V)

Nguy cơ (R)~ Hiểm họa (H) X

Khả năng/Mức độ chuẩn bị (P)

Trang 18

TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

• Mối đe dọa thực tế đối với sự an toàn của cộng đồng và/hoặc đối với y tế công cộng, cần ứng phó tức thì

Trang 19

THẢM HỌA (Disaster)

Là một hiện tượng:

• Ảnh hưởng tới chức năng của một xã hội,

• Những tổn thất lớn về người, của cải và môi trường mà

• Vượt quá khả năng của cộng đồng bị ảnh hưởng để đối phó với tình hình bằng chính các nguồn lực của mình, vì vậy,

• Cần có sự trợ giúp bên ngoài.

Trang 20

PHÂN BIỆT TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

VÀ THẢM HOẠ

Tình trạng khẩn cấp Thảm hoạ

Là tinh huống trong đó cộng

đồng có thể ứng phó được Là tình huống trong đó cộng đồng không có khả năng tự

ứng phó, cần tới sự giúp đỡ

từ bên ngoài (chính phủ, các

tổ chức quốc tế v.v…)

Trang 21

PHÂN LOẠI THẢM HOẠ

• Theo nguyên nhân: thảm hoạ tự nhiên /

thảm hoạ do con người

• Theo tốc độ xuất hiện: đột ngột / từ từ

Trang 23

Thảm hoạ tự nhiên

Bão

•Một trạng thái nhiễu động của khí quyển

•Hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một

hệ thống áp cao xung quanh nó Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão.

•gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 đến 7 trên một diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới

•Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão

Trang 24

Bão Xangsane (con voi lớn)

• hình thành từ vùng biển phía Đông Philippines cuối

tháng 9/ 2006

• ảnh hưởng mạnh đến các tỉnh miền Trung.

Trang 26

Bão Mekkhala

Ngày 30/9/2008, vào Quảng Bình, sức gió mạnh cấp 8, 9, giật trên cấp 9

Trang 27

Bão Ketsana

• Bão số 9, ngày 26/9/2009 đổ bộ vào miền Trung

Hậu quả bão số 9 tại Đà Nẵng

Trang 28

Bão Conson

• 17/7/2010, đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình,

Nam Định với cấp bão 11, 12

Trang 29

• Nước biển dâng do bão

• Vỡ đê, động đất núi lửa

• Vỡ đường ống nước

• Mưa lớn trên bề mặt không có khả năng thấm

Trang 30

Lụt tại Hà Nội 11/2008

Trang 31

Lụt Hà Nội 11/2008

Trang 32

Quảng Nam 10/2008

Trang 33

Trượt lở

• Hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường

sống, có thể dẫn tới thảm hoạ lớn cho con người và

• Sụt lở đất: tuyến đường giao thông, tuyến đê

• Lở đá: tuyến đường giao thông miền núi, sườn dốc

Trang 34

Sạt lở đất mỏ than Thái Nguyên

4/2012

Trang 35

Sạt lở đất ở Yên Bái 9/2012

Vụ sạt lở đất, sập mỏ

quặng làm

17 người tử vong

Trang 37

Lũ quét (flash flood)

Trang 38

Lũ quét

Trang 39

Sóng thần

• Sóng dài đơn độc truyền trên mặt biển, gây nên

do động đất ngầm dưới nước, do sự hoạt động của núi lửa ở đáy biển, hiện tượng sụt đất hay

do sức mạnh của các cuộc thử bom nguyên tử

nổ trên đại dương

• Thảm hoạ kép Đông Bắc Nhật Bản 3/2011 (gần hơn 19.000 người thiệt mạng

Trang 40

Thảm hoạ do con người

• Thảm hoạ kỹ thuật (technological

disasters) (tai nạn công nghiệp hay kỹ

thuật,ô nhiễm môi trường, cháy nổ, tràn

hoá chất …)

• Chiến tranh

• Khủng bố

• Dịch bệnh …

Trang 41

Cháy nổ lớn làm sập 3 căn nhà, 10 người chết tại TP HCM 2/2013 (do tàng trữ, pha chế vật liệu gây nổ trái

phép)

Trang 42

Cháy chợ Quảng Ngãi 7/2012 do chập điện, thiệt hại

200 tỷ đồng

Trang 43

Cháy vũ trường tại HN, 1/2010

Ảnh: Ngo Viet Hieu, vnexpress.net

Cháy

Trang 44

Phân loại theo tốc độ xuất hiện

• Xuất hiện đột ngột: không hoặc hầu như không được cảnh báo, không có thời gian chuẩn bị (động đất, núi lửa phun, lũ

Trang 45

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THẢM HOẠ

Trang 46

Management)

Trang 47

Quản lý thảm hoạ

• Là một quá tình mang tính hệ thống (dựa trên các nguyên tắc quản lý: lập kế hoạch,

tổ chức, lãnh đạo (điều phối và kiểm soát)

• Nhằm giảm tác động không mong muốn hoặc hậu quả của thảm hoạ

• Là một hệ thống với nhiều cấu phần khác nhau

Trang 48

Chu kỳ quản lí thảm họa

Giai đoạn thảm họa

Giai đoạn sau thảm họa

Giai đoạn trước thảm họa

Trang 49

Các giai đoạn của

chu kỳ quản lí thảm họa

• Giai đoạn trước thảm họa: hoạt động phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt

hại và chuẩn bị sẵn sàng Ví dụ, vẽ bản đồ các vị trí có khả năng xảy

ra thảm họa, lập kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp (tìm kiếm, cứu hộ, sơ cứu và vận chuyển), đào tạo, giáo dục cộng đồng, thiết lập hệ thống cảnh báo…

• Giai đoạn thảm họa: thực hiện các biện pháp cứu trợ và khẩn cấp:

tìm kiếm, cứu hộ, sơ cứu, hỗ trợ y tế khẩn cấp, sơ tán người dân ở những vùng dễ bị ảnh hưởng…

• Giai đoạn sau thảm họa: phục hồi các điều kiện trước thảm họa bắt

đầu Những hoạt động này bao gồm sửa chữa và xây dựng lại những ngôi nhà, cơ sở y tế, trường học và các cơ sở hạ tầng bị hư hại khác Mục đích của giai đoạn này là đưa cộng đồng bị ảnh hưởng trở lại cuộc sống bình thường và giai đoạn này thực tế là thời kỳ sớm của giai đoạn trước thảm họa

Trang 50

Chu trình quản lý thảm hoạ

Đáp ứng

Phục hồi Chuẩn bị

Trang 51

Chu kỳ quản lý thảm hoạ

• Giảm nhẹ (mitigation): thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu

hậu quả của thảm hoạ (VD: luật xây dựng, phân tích tình trạng dễ bị tổn thương, giáo dục đại chúng)

• Chuẩn bị sẵn sàng (preparedness): lập kế hoạch đáp ứng (VD: các

bản kế hoạch ứng phó, đào tạo, diễn tập, các hệ thống cảnh báo)

• Đáp ứng (Response): những hành động ban đầu khi thảm hoạ xảy

ra, bao gồm những nỗ lực nhằm giảm thiểu các hiểm hoạ do thảm hoạ gây ra (VD: sơ tán, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp)

• Phục hồi(recovery): đưa cộng đồng trở về trạng thái bình thường

(VD: xây dựng nhà tạm, tài trợ, chăm sóc y tế)

Trang 52

Bẩy thuật ngữ cơ bản trong quản lí nguy cơ

Khung logic thuật ngữ

Bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào

đối với an toàn của cộng đồng

hoặc Y tế công cộng

Những hậu quả xảy ra do hiểm họa tác động tới cộng đồng

Bất kỳ mối đe dọa thực sự nào đối

với an toàn của cộng đồng hoặc

Y tế công cộng

Những yếu tố quyết định loại và mức độ nghiêm trọng của những hậu quả của thảm họa

Đánh giá khả năng đáp ứng với thảm

Trang 53

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1 Phân biệt được các khái niệm và cho ví dụ về:

Hiểm họa, Tính dễ bị tổn thương và Nguy cơ

2 Trình bày được định nghĩa thảm họa và nêu ví

dụ về các loại thảm họa.

3 Trình bày được mối liên quan giữa Hiểm họa,

Tính dễ bị tổn thương và Nguy cơ.

4 Trình bày được chu kỳ thảm họa và những

hoạt động quản lý thảm họa chính trong từng chu kỳ.

Ngày đăng: 02/06/2016, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w