1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI MƯỜNG TẠI XÃ MINH HÒA, HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

27 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 690,79 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “ Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe của người Mường tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

XÃ MINH HÒA, HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DÂN TỘC HỌC

MÃ SỐ: 60 2270

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÂM BÁ NAM

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 2

4 Đối tượng và phạm vi và địa bàn nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận văn 5

6 Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu về tri thức dân gian liên quan đến người Mường 7

1.1.2 Những nghiên cứu về nhân học y tế vùng dân tộc thiểu số 10 1.2 Các khái niệm và khung lý thuyết 11

1.2.1 Khái niệm cơ bản 11

1.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu và người Mường 11

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 11

1.3.2 Tên gọi, nguồn gốc tộc người và dân số 11

1.3.3 Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội người Mường 11

Tiểu kết chương 1: 11

CHƯƠNG 2 TRI THỨC DÂN GIAN VỀ ỐM ĐAU VÀ CÁC NGUỒN DƯỢC LIỆU 11

2.1 Quan niệm về nguyên nhân gây ốm đau 11

2.2 Quan niệm về nghề thuốc và truyền nghề 11

2.3 Các nguồn dược liệu 11

2.3.1 Dược liệu có nguồn gốc thực vật 11 2.3.2 Dược liệu có nguồn gốc động vật và nguồn dược liệu khác 11

Trang 3

Tiểu kết chương 2: 11

CHƯƠNG 3 TRI THỨC DÂN GIAN VỀ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI MƯỜNG 11

3.1.Phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam 11

3.1.1 Cách thu hái, trồng, chế biến và bảo quản thuốc 11

3.1.2 Các tín ngưỡng liên quan đến nghề thuốc 11

3.2 Chữa bệnh bằng cúng bái 11

3.3.Một số cách chữa bệnh bằng mẹo, hèm, mằn 11

3.4 Ăn uống cũng như một phương pháp phòng và chữa bệnh 11

3.5.Chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ em: 11

CHƯƠNG 4 NHỮNG BIẾN ĐỔI TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI MƯỜNG HIỆN NAY 11

4.1 Những biến đổi của tri thức dân gian trong giai đoạn hiện nay 11

4.2 Đông tây y kết hợp 11

4.2.1 Khái quát quá trình thành lập và phát triển của cơ sở Tây y 11

4.2.2 Phản ứng của người dân với hệ thống chăm sóc sức khỏe Tây y 11

4.3 Bảo tồn tri thức dân gian 11

Tiểu kết chương 4: 11

KẾT LUẬN 11

PHỤ LỤC 106

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “ Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe

của người Mường tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” là công

trình nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi, từ kết quả điền dã dân tộc học của bản thân và có tham khảo của các tài liệu khác đƣợc trích dẫn đầy đủ

Hà Nội, tháng 09 năm 2014

Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành cuốn luận văn này tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lâm Bá Nam, thầy đã hướng dẫn tận tình từ khi hình thành ý tưởng, triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản hoàn chỉnh Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Lịch

sử, Bộ môn Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nơi đã dạy tôi những tri thức khoa học từ khi tôi là sinh viên và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ đề tài Và cuối cùng là gia đình và bạn bè chính là nguồn động viên tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành Luận văn này

Tôi sẽ luôn ghi nhớ và cảm kích trước tất cả sự giúp đỡ của mọi người trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu sau này

Nguyễn Thị Quỳnh

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thế giới của chúng ta đang trải qua những lo lắng về sự suy thoái môi trường như đất đai cằn cỗi, nguồn nước cạn kiệt, thêm đói nghèo, dịch bệnh Một tương lai ảm đạm được cảnh báo từ các các nhà khoa học,

cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ Hiện thực đó đã giúp cho chúng

ta nhìn lại lịch sử và nhận ra tầm quan trọng của những tri thức truyền thống, tri thức dân gian với thế giới quan và văn hoá của các tộc người trong mối quan hệ hài hoà, thân thiện với môi trường Các cư dân của các tộc người dân tộc thiểu số lúc này được xem như là những nhà sinh thái học thực sự với những hiểu biết sâu sắc về môi trường, những quan niệm,

niềm tin và cách họ bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

Dù hiện tại hay quá khứ và tương lai, sức khỏe là một trong những yếu

tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát triển của một cộng đồng tộc người Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe (CSSK) của các tộc người thiểu số trở thành vấn đề hàng đầu trong chiến lược về chương trình y tế quốc gia ở Việt Nam Ngày 19/3/2010,

Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2010/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược

chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2010-2015”, ưu tiên đầu

tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động CSSK ban đầu tại y tế cơ sở,… Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn và mức độ sử dụng các dịch vụ y tế của người nghèo, của các tộc người thiểu số, nên thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của vùng tộc người thiểu số vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề Sức khỏe của con người không còn là vấn đề riêng của ngành y tế mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, trong

đó có nhân học Trước những vấn đề trên, các nhà nhân học sẽ tìm hiểu cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về thân thể, sức khoẻ và bệnh tật của

họ cũng như các hành động của họ liên quan đến các vấn đề này Không

Trang 8

2

như các y, bác sĩ, các nhà nhân học y tế không nhất thiết phải hiểu biết chuyên ngành y, mà được đào tạo để biết cách áp dụng khoa học xã hội vào việc giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khoẻ của mọi người cũng như về

cách thức mọi người tiếp nhận và xử trí các vấn đề sức khoẻ của họ

Để CSSK tốt cho cộng đồng các tộc người thiểu số, chúng ta không chỉ chú trọng trong việc đầu tư về phương thức khám chữa bệnh của y học hiện đại mà vấn đề quan trọng cần phải lưu ý là những vấn đề văn hóa, quan niệm, ứng xử cũng như kho tàng tri thức dân gian phong phú trong CSSK của chính họ

Xã Minh Hòa là xã miền núi khó khăn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, nơi đây có 90% người Mường sinh sống Tại xã còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc Các hoạt động động chăm sóc sức khỏe từ tri thức dân gian diễn ra thường xuyên trong đời sống đồng bào Mường Đó chính

là lý do khiến cho tôi, quyết định lựa chọn đề tài: “Tri thức dân gian trong

chăm sóc sức khỏe người Mường tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh

Phú Thọ” làm luận văn Thạc sĩ ngành Dân tộc học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phác họa bức tranh tri thức dân gian của người Mường trong việc chăm sóc sức khỏe trong truyền thống Những kiến thức của dân gian về chăm sóc thông qua tìm hiểu sự liên quan giữa những yếu tố môi trường sinh thái

với sức khỏe và bệnh tật Tìm hiểu niềm tin, hiểu biết của người dân đối

với bệnh tật trên nền tảng văn hóa của họ Những biến đổi của tri thức dân gian, sự lồng ghép các mô hình chữa trị trong giai đoạn hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

Ngành Dân tộc học là một trong những ngành thuộc lĩnh vực khoa học

xã hội và nhân văn với đặc thù là nghiên cứu thực địa Phương pháp điền

dã dân tộc học được đặt lên hàng đầu và là phương pháp chủ yếu của luận văn Nội dung của phương pháp này bao gồm các thao tác công cụ cơ bản sau:

Trang 9

Quan sát tham gia: Là thao tác được áp dụng trong suốt quá trình điền

dã tại địa bàn nghiên cứu Đó là sự tiếp cận với người dân, tôi vừa quan sát

và tham gia vào nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mường tại địa phương Với lợi thế là người được sinh ra tại chính nơi đó, những người trong gia đình, họ hàng tham gia lấy thuốc, làm thầy cúng…nên tôi cũng nhiều thuận lợi trong quá trình tham dự vào cộng đồng Qua đó, có thể hiểu biết về cuộc sống của họ và cá nhân tôi có thể thu thập được thông tin hữu ích có tác dụng cho quá trình nghiên cứu Đặc biệt, những kiến thức liên quan đến y học dân gian, bí quyết có từ ngàn đời nay của đồng bào Trong quá trình điền dã, tôi có sử dụng thao tác quan sát để đánh giá

sơ bộ các điều kiện tự nhiên (như đất đai và rừng), địa bàn cư trú để có cái nhìn khái quát về tri thức dân gian nằm trong phức hệ văn hóa – xã hội

Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp mang lại nhiều kết

quả trong quá trình tôi làm luận văn Tôi lựa chọn trao đổi với những người

am hiểu về văn hóa, xã hội Mường ở Minh Hòa nói chung và tri thức dân

gian nói riêng Sử dụng phương pháp phỏng vấn theo “life story - câu

chuyện cuộc đời”, hồi cố về cuộc đời các thầy thuốc Nam, các thầy lang,

thầy cúng, thầy mo, bà đỡ đẻ Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước với những câu hỏi có liên quan các thông tin phòng và chữa bệnh như lấy thuốc, nghề thuốc, dành nhiều quyền chủ động cho nguời trả lời Thông thường ban đầu tôi để cho người trả lời kể một cách khái quát về cuộc đời

họ với các sự kiện Họ hoàn toàn có thể không theo thứ tự thời gian Tôi xin phép ghi âm lại và đồng thời ghi chép vào sổ những từ ngữ quan trọng

Để thu thập thông tin toàn diện có hệ thống về các vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trường hợp được tôi sử dụng Phương pháp này phù hợp cho nghiên cứu các hiện tượng trong thực tế và đảm bảo tính tin cậy cao để trả lời câu hỏi như thế nào và tại sao Trong đó vừa bao gồm mô

tả vừa bao gồm nghiên cứu theo dữ liệu theo chuỗi thời gian hoặc so sánh hiện tượng trước thay đổi Trong luận văn này, tôi khái quát thành hai

Trang 10

4

trường hợp điển hình thầy thuốc nam và thầy cúng Trong quá trình phỏng vấn điều thú vị tôi nhận ra là: Những câu chuyện là do họ kể và chính bản thân họ không nắm được những ý nghĩa của nó, những ý nghĩa là chính những nhà nghiên cứu nhận ra.Tôi nhận thấy đây là một phương pháp cực hiệu quả khi ta có cái nhìn thông suốt theo chiều dọc thời gian và mang lại nguồn tư liệu quan trọng bổ ích Nhìn chung phương pháp nghiên cứu của tôi gói gọn: Quan sát con người, lắng nghe một câu chuyện, tìm hiểu tư liệu, ghi chép và rút ra suy ngẫm

Ngoài ra trong luận văn còn có sử dụng phương pháp Phương pháp liên

ngành: Kết hợp với các phương pháp phân loại trong nghiên cứu y học Mô

tả liệt kê các cách chữa bệnh và tính năng của từng loại thuốc

Để hoàn hoàn thành được luận văn, tôi tiến hành xây dựng các bước trong nghiên cứu để có thể thu thập được tài liệu Quá trình tích lũy tài liệu

được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn một là kế thừa những nghiên cứu

từ sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận v.v.) đã được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhiều thế hệ cả người Việt Nam và nước ngoài đã công bố về người Mường nói chung, trong đó tập trung nhiều là các tài liệu về văn hóa Mường và các tri thức

dân gian của nhiều dân tộc Việt Nam Giai đoạn hai là tài liệu từ quá trình

điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu Quá trình điền dã của tôi ở địa bàn nghiên cứu được chia thành nhiều đợt trong hai năm 2013 và 2014, mỗi đợt kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần Tôi thường có mặt ở địa bàn những dịp như Tết Nguyên đán, Lễ Hạ điền, Lễ mở cửa rừng, hay Tết Đoan Ngọ,

Lễ Vu Lan, những đợt sinh hoạt cộng đồng lớn của xã để có thể thấy được bức tranh toàn cảnh và nắm bắt được những thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài Do vậy tôi đã có một quãng thời gian dài sống cùng với người dân, tham gia vào các hoạt động hàng ngày tại nhiều hộ gia đình ở các thôn

và đặc biệt là tôi được trực tiếp tham gia, theo dõi nhiều công đoạn của lấy thuốc chữa bệnh như đi hái thuốc, phơi, chặt, trồng cây thuốc Từ đó, tôi

Trang 11

triển khai nhiều cuộc phỏng vấn sâu, trao đổi, trò chuyện với nhiều người dân

4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những quan niệm, kiến thức, những ứng xử của

người dân trong việc chăm sóc sức khỏe

Phạm vi nghiên cứu: Tri thức dân gian truyền thống (tính từ năm 1965 trở về trước, được trình bày trong các chương 2, 3) Ngoài ra, nghiên cứu những biến đổi về tri thức dân gian trong xã hội hiện đại (chương 4 tính từ

1965 trở lại đây)

Sở dĩ tác giả chọn năm 1965 là mốc phân định là vì năm đó Trạm Y tế

xã Minh Hòa được thành lập Tuy thời gian đầu, các cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chuẩn đoán, điều trị bệnh còn rất sơ khai Nhưng sự xuất hiện các cơ sở hệ thống y học hiện đại: Trạm xá, thuốc Tây đã có nhiều tác động đến nhận thức, hành vi của người dân nơi đây Địa bàn: Nghiên cứu được thực hiện trong cộng đồng người Mường tại

xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

5 Đóng góp của luận văn

Với nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp nguồn tư liệu điền dã mới

về tri thức dân gian của người Mường, qua đó thấy được một phần bản sắc văn hóa của Dân tộc Mường

Luận văn khái quát về những kiến thức, quan niệm và ứng xử của người dân liên quan đến ốm đau, bệnh tật và đặt ra một số vấn đề đối với CSSK cho người dân vùng DTTS miền núi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Để

từ đó có những chính sách bảo tồn, phát huy nền y học dân gian, đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân

Trang 12

6

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn được cấu trúc thành 4 chương Trong đó:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, tộc người và địa bàn nghiên cứu

Chương 2 : Tri thức dân gian về ốm đau và các nguồn dược liệu

Chương 3: Tri thức dân gian về phòng và chữa bệnh của người Mường Chương 4: Những biến đổi tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe của

người Mường hiện nay

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,

TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về tri thức dân gian liên quan đến người Mường

Cũng như các dân tộc khác trên dải đất Việt Nam, người Mường đã tích luỹ cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm về sử dụng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú một cách phù hợp với điều kiện địa bàn cư

trú của mình.Theo GS Ngô Đức Thịnh nếu coi công trình Những ghi chép

về người Mường ở tỉnh Sơn Tây của J.N.Chéon công bố vào năm 1905 là

công trình nghiên cứu đầu tiên về người Mường thì cho đến nay đã có dư một thế kỷ nghiên cứu về tộc người này [76, tr.64 - 65] Có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Mường, tuy nhiên liên quan trực tiếp tri thức dân

gian, tri thức địa phương đáng chú ý là tác phẩm nổi tiếng Người Mường của Jean Cuisinier Trong đó, tác giả đã có những so sánh cụ thể giữa người

Mường ở Hòa Bình với người Mường ở Thanh Hóa để tìm ra những nét riêng và những điểm chung trong các hoạt động kinh tế săn bắt và đánh cá.v.v…Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu những hoạt động sản xuất nông nghiệp, săn bắn và đánh cá Tuy chưa đầy đủ và hệ thống nhưng dù sao công trình cũng đã cung cấp những tư liệu quan trọng liên quan trực tiếp đến tri thức địa phương của người Mường trong việc sử dụng và quản

lý tài nguyên thiên nhiên [45]

Những công trình nghiên cứu tiếp theo được công bố trong các cuốn

sách, kỷ yếu hội thảo, tạp chí, luận án, luận văn như: Góp phần nghiên cứu

văn hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi [17]; Gia đình và hôn nhân của dân tộc Mường ở Phú Thọ của Nguyễn Ngọc Thanh [66]; Người Mường ở

Ngày đăng: 02/06/2016, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w