Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam

166 689 3
Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập vào “Thế giới phẳng” theo xu hướng toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh truyền thống ngày càng có nhiều đối thủ tham gia, thay đổi nhanh và ngày càng trở nên khó lường bao giờ hết Cùng với sự phát triển của internet cũng thương mại điện tử (e-commerce), nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và mạnh mẽ, làm thay đổi hẳn phương thức kinh doanh truyền thống (Thomas Friedman, 2005) Tuy nhiên, việc môi trường kinh doanh thay đổi đem lại cả nguy lẫn hội cho các doanh nghiệp cũng các ngành kinh tế Doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn hoặc là tự đào thải, hoặc là thay đổi để kịp nhịp phát triển: thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp, về chiến lược cũng triết lý quản trị; điều này làm cho doanh nghiệp ngày càng thích ứng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh thông qua các quyết định kịp thời (Langfield-Smith et al., 2009) Khi bắt đầu xu hướng hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng đứng trước những hội và thách thức mới Với quy mô sản xuất nhỏ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn, sử dụng lao động trình độ thấp … đặc biệt là chưa quen vận dụng các công cụ quản trị nói chung cũng kế toán quản trị (KTQT) nói riêng nên các DNNVV gặp nhiều bất lợi cạnh tranh với các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài Theo các điều khoản chung tham gia vào WTO cũng các tổ chức thương mại khác ASEAN, hoặc là việc ký kết hiệp định thương mại tự giữa VN và Liên minh kinh tế Á – Âu (vào ngày 29-5-2015 vừa qua) … thì theo lộ trình Việt Nam phải dỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan khiến việc giao thương trở nên thông suốt hơn, nhiên điều đó cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt (Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, 2006) Trong 2015 Việt Nam đã tham gia ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự (FTA) – đứng đầu khối ASEAN (15 hiệp định) và xếp thứ hạng cao thế giới đó nổi bật với sự kiện quan trọng là hoàn tất tham gia ký kết hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuy nhiên một vấn đề đáng quan ngại ở là nền kinh tế của Việt Nam lại chậm đổi mới từ bên đặc thù mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Vì vậy các DNNVV không những không tận dụng được nhiều hội mà lại phải đối diện với nhiều khó khăn quá trình hội nhập tạo Một môi trường kinh doanh thay đổi theo xu hướng hội nhập toàn cầu, một thách thức lớn đặt cho các nhà quản trị Việt Nam là phải vận dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới để ứng phó, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình Và việc vận dụng KTQT sẽ tận dụng được các công cụ quản trị để giúp các nhà quản trị có được các thông tin kịp thời và thích hợp, hữu hiệu, hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình quyết định Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước thế giới, việc giảng dạy đào tạo KTQT tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, đó hiện phần lớn bộ phận kế toán công tác tại các DNNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng KTQT Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng những nghiên cứu trước đây, cho đến việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị các DNNVV vẫn còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là thực tế tỷ lệ vận dụng KTQT các DNNVV nói chung còn rất thấp, các công cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản trị chưa cao Việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên lẫn bên ngoài doanh nghiệp, có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam hoặc ngược lại Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam là chủ đề quan trọng và cấp thiết Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị các DNNVV tại Việt Nam” để thực hiện luận án của mình MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam Từ việc nhận diện nhân tố tác động và mức độ tác động của chúng, luận án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam, để từ đó có thể giúp các DNNVV tại Việt Nam hoàn thiện và nâng cao lực cạnh tranh của mình sân chơi hội nhập quốc tế Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt hai câu hỏi nghiên cứu sau:  Q1: Thực trạng của việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam thời gian qua?  Q2: Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau? ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam đã, hoặc sẽ có ý định vận dụng dụng KTQT Qua đối tượng nghiên cứu này, luận án sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với PHẠM VI NGHIÊN CỨU Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT các DN nói chung và DNNVV tại Việt Nam Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố phù hợp và mang tính chất đặc thù với nền kinh tế thị trường mới mở cửa của Việt Nam Ngoài hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện của luận án, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các DNNVV chủ yếu nằm tập trung ở hai thành phố lớn TP HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận hai thành phố đó, mục đích để đa dạng hóa sự khác biệt về nhân tố văn hóa, cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh … giữa các vùng miền đặc trưng của Việt Nam Bên cạnh đó tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số DNNVV tại các tỉnh, thành phố nhỏ ở miền Trung có nền kinh tế chậm phát triển cả nước để đa dạng hóa sự khác biệt các đặc trưng bản về quy mô, trình độ lực lượng lao động…Thời gian khảo sát vòng 12 tháng kể từ tháng 01 năm 2015 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sau: - Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát - Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam, từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời tìm các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chisquare), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 6.1 Những điểm luận án Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học nước thực hiện trước thì luận án đã thực hiện được một số điểm mới sau: - Thứ nhất, khám phá thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam - Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam bằng các phương pháp định tính và định lượng - Thứ ba, từ những khám phá đó tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam 6.2 Các đóng góp khoa học luận án Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp khoa học một số điểm bản sau: - Một là, thông qua việc tổng hợp thực tiễn vận dụng KTQT các DNNVV tại một số quốc gia và khu vực, rút được những bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam - Hai là, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp đồng bộ để góp phần làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT các DNNVV tại Việt Nam - Ba là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng áp dụng thời gian tới tại những quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án được thực hiện bao gồm tổng cộng có 154 trang, 09 hình vẽ và 37 bảng biểu minh họa, bổ trợ cho nội dung của bài viết Xét chi tiết, ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và 09 phụ lục thì luận án được kết cấu thành chương với tên gọi của từng chương cụ thể sau:  Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án  Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị vào DNNVV  Chương 3: Thiết kế nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu bàn luận  Chương 5: Kết luận kiến nghị CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Thông qua chương này, tác giả muốn cung cấp đến người đọc một bức tranh tổng quan về quá trình nghiên cứu trước thế giới cũng nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận án Từ đó tiến hành xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình và bên cạnh đó, công tác tổng hợp các nghiên cứu trước đó cũng một phần nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của luận án 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Mặc dù các DNNVV đóng vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, nhiên thế giới việc nghiên cứu về KTQT tại DNNVV được đánh giá là chưa đầy đủ (Marriott and Marriott, 2000; Mitchell and Reid, 2000) Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT các DNNVV có thể tóm tắt ở một số mảng sau: Thứ nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi việc vận dụng KTQT các doanh nghiệp (DN) nói chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) vào năm 1998 đã tóm lược tiến trình phát triển của KTQT qua bốn giai đoạn Theo đó giai đoạn một (trước những năm 1950) với trọng tâm xác định chi phí và kiểm soát tài chính Trong giai đoạn này, KTQT chủ yếu liên quan đến các vấn đề nội bộ, đặc biệt là lực sản xuất Và nửa đầu thế kỷ 20, việc vận dụng KTQT thịnh hành là sử dụng dự toán và kế toán chi phí Tuy nhiên việc phổ biến về thông tin chi phí có khuynh hướng bị xem nhẹ, và việc sử dụng thông tin chi phí để quyết định chỉ được khai thác một cách cỏi (Aston et al., 1995) Trọng tâm của KTQT giai đoạn hai (từ những năm 1950 – 1960) là cung cấp thông tin để phục vụ cho mục địch hoạch định và kiểm soát IFAC (1998) đã mô tả KTQT giai đoạn này là “hoạt động quản trị vai trò của nhân viên” Thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm, các nhân viên sẽ hỗ trợ cấp trực tiếp của mình Quản trị kiểm soát giai đoạn này hướng đến sản xuất và quản lý nội bộ là hướng về chiến lược và các vấn đề về môi trường Giai đoạn này có khuynh hướng là chỉ có sự sai lệch giữa kết quả thực tế với kế hoạch kinh doanh đã được lập thì KTQT, với vai trò là một bộ phận của hệ thống quản trị kiểm soát, mới xác định vấn đề và đưa hành động ứng phó (Aston et al., 1995) Giai đoạn ba (từ những năm 1970 – 1980) trọng tâm KTQT lại thay đổi sang “giảm sự lãng phí việc sử dụng các nguồn lực cho quá trình kinh doanh” Sự thay đổi này được lý giải là một phần kết quả từ cuộc suy thoái thế giới những năm thập kỷ 70 và kéo theo sau đó về cú sốc giảm giá dầu và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu những năm đầu thập kỷ 80 Sự phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ đã tác động nhiều mặt của khu vực công nghiệp, cũng kéo theo sự phát triển về máy tính đã làm thay đổi về bản chất và khối lượng thông tin mà các nhà quản trị có thể truy cập Thách thức đặt đối với các kế toán quản trị viên – với vai trò là người cung cấp hàng đầu các thông tin này – giai đoạn này là thông qua các quy trình phân tích và công cụ kỹ thuật quản trị chi phí, làm cách nào đó để đảm bảo việc các thông tin thích hợp có sẵn để hỗ trợ các nhà quản trị cũng nhân viên ở mọi cấp độ Giai đoạn bốn (từ những năm 1980 trở về sau) trọng tâm KTQT lại thay đổi qua việc tạo các giá trị bằng cách sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực Điều này đạt được thông qua việc “… sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm nghiên cứu sự hướng tới các giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và sự cải tiến của DN nói chung” (IFAC, 1998) Tuy nhiên cho đến theo Gary Cokin (2013) chúng ta có thể nói đến một giai đoạn mới của KTQT với xu hướng phát triển mạnh từ 2015 trở về sau là kỷ nguyên phân tích dự báo (predictive analytics era) Theo đó dựa dữ liệu quá khứ, DN có thể đánh giá và dự báo tầm nhìn chiến lược cũng các hành động cụ thể, cùng với các kế hoạch chi phí thì DN có thể dễ dàng chuyển đổi các mục tiêu, hành động cụ thể thành những số để có thể đánh giá hiệu quả và hiệu lực của các quyết định Và kỷ nguyên phân tích dự báo này, Gary Cokin (2013) tổng hợp bảy xu hướng chính của KTQT bao gồm: + Mở rộng từ việc phân tích sản phẩm sang phân tích kênh phân phối và tính khả lợi của khách hàng; + Sự mở rộng vai trò của KTQT việc quản lý hiệu suất DN (EPM – Enterprise performance management); + Sự nhấn mạnh về kế toán dự báo; + Phân tích kinh doanh được bao hàm các phương thức quản lý hiệu suất DN; + Cùng tồn tại và hoàn thiện các phương pháp KTQT khác DN; + Quản trị công nghệ thông tin và chia sẻ dịch vụ; + Nhu cầu về kỹ cao và lực tốt về quản trị chi phí theo hành vi ứng xử Sau thập niên 90s, các nghiên cứu nổi bật lên về các điều tra về sự thay đổi của việc vận dụng KTQT (MAPs) các DN Tại các nước Châu Âu, các nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2006) đối với các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) lĩnh vực công nghiệp thức ăn và nước giải khát của Anh Quốc chỉ rằng các công cụ kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được các DN quen dùng tiếp tục áp dụng phổ biến, nhiên đồng thời cũng có dấu hiệu cho thấy các công cụ kỹ thuật của KTQT tiên tiến được áp dụng như: các thông tin liên quan đến chi phí chất lượng, các thước đo phi tài chính liên quan đến nhân viên, các phân tích về điểm mạnh – điểm yếu của đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, có rất nhiều các tác giả khác cũng đã tiến hành các nghiên cứu việc vận dụng KTQT tại các DN Châu Âu về rất nhiều các lĩnh vực chi phí, hoạch định và kiểm soát, hệ thống đo lường và đánh giá cũng các hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS – decision support system) Vào năm 1996, Bruggeman et al đã tiến hành điều tra việc vận dụng KTQT tại các DN Bỉ và phát hiện rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT vẫn được sử dụng đồng thời các DN cũng chọn lựa sử dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới ABC (activity-based costing) Pierce và O‘Dea (1998) tiến hành nghiên cứu vận dụng KTQT tại các DN Ailen đưa kết luận rằng các công cụ kỹ thuật truyền thống của KTQT các chỉ tiêu tài chính về đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN vẫn được lựa chọn và chiếm ưu thế, nhiên việc cập nhật các công cụ kỹ thuật hiện đại của KTQT ABC, kế toán chi phí mục tiêu (target costing) … ngày càng được phổ biến Nghiên cứu này cũng chỉ rằng các công cụ kỹ thuật hiện đại đóng vai trò bổ sung chứ không phải thay thế cho các công cụ kỹ thuật truyền thống Hyvo¨ nen (2007) nghiên cứu về vận dụng KTQT các DNSX đã cung cấp các bằng chứng thực tiễn về việc mở rộng chấp nhận vận dụng KTQT các DN, sự ghi nhận về những tiện ích vận dụng KTQT cũng những tiềm phát triển tương lai Các kết quả chỉ rằng các thước đo tài chính phân tích lợi nhuận biên sản phẩm, dự toán, kiểm soát chi phí … vẫn còn tiếp tục đóng vai trò quan trọng tương lai, nhiên đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng tương lai của các công cụ kỹ thuật đo lường phi tài chính đo lường sự hài lòng của khách hàng, thái độ của khách hàng … Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương, theo Scarbrough et al (1991) thì các nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Nhật chỉ rằng các DN tại Nhật không chú trọng phát triển các phương pháp cải tiến cho việc đánh giá chi phí sản phẩm và đánh giá hàng tồn kho các nước phương Tây Thay vào đó, các công ty chú trọng nhiều vào sự nỗ lực cải tiến vào phân tích chi phí cho việc quyết định và kiểm soát chi phí thông qua các công cụ kỹ thuật KTQT đơn nhất chi phí mục tiêu và các công cụ kỹ thuật TQC, TPM, JIT, VE và ROS Việc phát triển công cụ kỹ thuật các mảng này dường rất cẩn trọng hội nhập và hỗ trợ cho các hoạt động của hệ thống chiến lược Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự tập trung của các cố gắng về quản trị DN đã trở thành một vấn đề được mô tả và giao tiếp mục tiêu và chiến lược toàn DN; nó không phải là một hệ thống phức tạp phản ánh đặc thù riêng của thị trường và quá trình SX Bên cạnh đó, các nghiên cứu về các bước phát triển của KTQT từ việc vận dụng các công cụ kỹ thuật truyền thống cho đến các công cụ kỹ thuật của kế toán quản trị chiến lược (SMA) đã chỉ rằng cùng với nhu cầu phát triển về quản trị chiến lược, sự liên quan của KTQT đến công tác quản trị chiến lược DN ngày càng được các học giả quan tâm Là một những người tiên phong, Simmonds (1981) đã khái niệm SMA theo hướng KTQT phát triển và hỗ trợ cho quản trị chiến lược, có nghĩa SMA là “… việc cung cấp phân tích dữ liệu KTQT về DN các đối thủ cạnh tranh của nó để sử dụng kiểm soát chiến lược doanh nghiệp” Theo đó sự phát triển của SMA để đáp ứng cho nhu cầu quản trị nhằm đạt đến sự thành công và “…đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững” Sau này ngày càng nhiều học giả tiếp tục phát triển nghiên cứu chuyên sâu của SMA ứng dụng và liên kết của kế toán và chiến lược thực tiễn (Ahrens and Chapman, 2005, 2007) Simon, các loạt nghiên cứu của mình từ những năm 1987, 1990, 1991, 1994 đã truyền bá rằng việc sử dụng các hệ thống kiểm soát quản trị dự toán có tác động qua lại với các mục đích quản trị; Simon đã chứng minh được mối liên hệ 10 giữa dự toán và quy trình chiến lược, được gọi là lợi thế cạnh tranh Các hệ thống kiểm soát quản trị có thể dùng cả chiến lược đã được hoạch định hoặc chiến lược tức thời, điều này phụ thuộc vào các hội hay mối đe dọa mà DN có được (Simon, 1990) Các nhà quản trị sử dụng các hệ thống kiểm soát quản trị cả các trường hợp chiến lược thay đổi hoặc bất ổn, nhằm để thích ứng và từ đó tiếp tục tạo sự khởi đầu mới (Simon 1991, 1994); và điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Albernethy và Brownell (1999) họ chỉ rằng có mối quan hệ tương tác giữa việc sử dụng dự toán để quản trị các sự bất ổn bên ngoài Trên sở đó, Simon đã phác thảo mô hình dự toán chiến lược, đóng một vai trò quan trọng một kỹ thuật của SMA Chiến lược ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi DN sự gia tăng về cạnh tranh cũng mức độ toàn cầu hoá, và điều này cũng làm cho SMA ngày càng trở nên quan trọng (Dent, 1996; Lord, 1996) Các ý tưởng tổng quan SMA được dùng để hỗ trợ cho quá trình quyết định cũng phản ứng trước những sự thay đổi của chiến lược toàn cầu Bản chất của SMA ngày càng linh hoạt và tổng quát tuỳ thuộc vào các hoạt động của tổ chức, cũng các mô hình và lý thuyết được thiết kế tuỳ thuộc vào phạm vi hoạt động, môi trường kinh doanh và khả nguồn lực của DN So với các phương pháp tập quán truyền thống thì SMA hướng về tương lai là so sánh kết quả quá khứ; và bên cạnh đó, điều này còn làm cho KTQT cống hiến nhiều cho chiến lược của DN (Tomkins and Carr, 1996a) Tomkin và Carr đã chỉ rằng bên cạnh việc thu thập dữ liệu của các đối thủ cạnh tranh, thì các phương pháp và cách thức phân tích nội bộ của DN cũng vai trò/quy trình kế toán sẽ giúp các nhà quản trị vạch các chiến lược tốt (Tomkins and Carr, 1996a, 165) Slagmulder (1997) đã tiến hành việc nghiên cứu lý thuyết nền tảng nhằm mục đích tìm hiểu cách hệ thống kiểm soát quản lý hỗ trợ việc quyết định đầu tư chiến lược và phù hợp với chiến lược của DN Tác giả đã phát triển một lý thuyết nền về sự thích nghi động, phản ứng kịp thời với các thay đổi bên ngoài các điều kiện môi trường thay đổi, nhằm thích nghi với chiến lược DN Trong điều kiện và môi trường toàn cầu hoá, ngày càng gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt thì chính kế toán chi phí và KTQT được hồi sinh, và trở nên hữu dụng cho việc quản trị Ở một khía cạnh khác, Bhimani (2002) đã nhận thức được sự thành công của hệ thống KTQT liên quan đến các bối cảnh văn hoá và tác giả nhấn mạnh rằng văn hoá toàn hệ 152 hiệu quả làm việc của các nhà quản trị DN là sở để động viên khen thưởng, nên rõ ràng cần có sự phân tích chính xác các nguyên nhân tác động để vừa cải thiện kết quả kinh doanh tương lai, vừa có thể giúp các nhà quản quyết định tốt Đặc biệt đối với các DNNVV thì mảng biến động doanh thu đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó tác động trực tiếp và đóng góp mức biến động lớn đến lợi nhuận của DN Thông thường xét về mặt kỹ thuật thì biến động doanh thu đến từ ba yếu tố: giá bán, sản lượng tiêu thụ và kết cấu hàng bán Do đó cần thiết phải hiểu rõ và đánh giá mức biến động của từng yếu tố, làm sở để DN có thể đưa những giải pháp phù hợp Một số biểu mẫu và tình huống tham khảo dựa khảo sát thực tế tại một số DN có thể tham khảo phụ lục số – + Trung tâm trách nhiệm: Qua khảo sát thực tế, thông thường đối với loại hình DN nhỏ thì tác giả đề xuất không cần thiết phải lập báo cáo bộ phận Đối với ngành thương mại, dịch vụ DN số lượng lao động dưới 50 người, và với quy mô này thông thường các nhân viên được đánh giá trực tiếp thông qua người quản lý trực tiếp và tổng hợp đánh giá lên cấp quản trị cao nhất Và các tiêu chí dùng để đánh giá cũng khá đơn giản doanh số mục tiêu (đối với bộ phận bán hàng), lực công tác (đối với bộ phận hỗ trợ kế toán, nhân sự, kho bãi …) Tương tự đối với các ngành công nghiệp xây dựng, nông lâm nghiệp … số lượng lao động có thể dao động tới 200 người nhiên về mặt phân công công việc lại tương đối đơn giản và chiếm phần lớn là lao động giản đơn lao động nhà xưởng, công trường, nông trường … theo đội nhóm Tuy nhiên cũng có thể linh hoạt vận dụng xây dựng loại hình trung tâm trách nhiệm chi phí để khuyến khích động viên cũng quản lý chặt chẽ về chi phí, thành phẩm sản xuất hoặc khối lượng công việc tiến hành Dựa vào kết quả thu được từ mỗi trung tâm chi phí và so sánh, đối chiếu với chỉ tiêu dự toán ban đầu đặt có thể làm sở để công tác đánh giá, khen thưởng được khách quan và chính xác Tuy nhiên, đối với DN vừa thì có thể xem xét vận dụng mô hình trung tâm trách nhiệm bao gồm các loại trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận (khi DN có các chi nhánh hoạt động độc lập) Đặc biệt đối với các DN có các trung tâm, chi nhánh hoặc bộ phận kinh doanh độc lập thì nhất thiết phải thiết lập hệ 153 thống báo cáo bộ phận để từ đó có thể đánh giá chính xác được hiệu quả kinh doanh và quyết định đầu tư Ngoài ra, theo xu hướng hội nhập việc đánh giá khen thưởng động viên nhân viên ngày càng cần phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, bài bản nhằm động viên tinh thần làm việc để hướng đến kết quả kinh doanh ngày càng tốt Do đó các nhà quản trị cần kết hợp với kỹ thuật dự toán để làm sở đánh giá chính xác về hiệu quả làm việc của từng bộ phận, từng nhân viên nhằm tránh việc đánh giá hiệu quả một cách cảm tính, thay vào đó nên thực hiện theo định lượng Bên cạnh đó, vận dụng mô hình kế toán trung tâm trách nhiệm, các DN nên sử dụng triệt để công cụ kỹ thuật báo cáo bộ phận (segment report) Đây là một công cụ hữu hiệu giúp DN đánh giá được thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận cũng đánh giá được hiệu quả đầu tư cho bộ phận đó Ở khái niệm bộ phận được xác định linh hoạt có thể là chi nhánh, trung tâm kinh doanh của DN mà cũng có thể là từng loại hình sản phẩm, dịch vụ, đối tượng khách hàng (sỉ – lẻ), từng địa bàn, thị trường (xuất – nội địa) ngành nghề DN kinh doanh …Đây là một dạng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo dạng số dư đảm phí (hay phương pháp trực tiếp) cho từng khu vực, từng ngành hàng hay từng dòng sản phẩm riêng biệt, mức độ chi tiết tùy theo yêu cầu quản trị Tuy nhiên đó ở các báo cáo chi tiết DN giữ lại không phân bổ một số các định phí nhận thấy việc phân bổ này có thể làm tác động đến tính chính xác của việc đánh giá hiệu quả quản lý của người đứng đầu khu vực/ bộ phận Một số biểu mẫu và tình huống tham khảo dựa khảo sát thực tế tại một số DN có thể tham khảo phụ lục số – + Các kỹ thuật của SMA: tùy theo nhu cầu và khả tài chính cũng lực quản trị …, các DN quy mô vừa có thể linh hoạt áp dụng thêm các kỹ thuật quản trị hiện đại chi phí Kaizen (thuộc nhóm kỹ thuật quản trị chi phí chiến lược), phân tích khả sinh lời khách hàng (thuộc nhóm kỹ thuật quản trị khách hàng), quản trị chuỗi cung ứng, phân tích hiệu quả nhà cung cấp hay quản trị hàng tồn kho kịp thời (thuộc nhóm kỹ thuật quản trị nhà cung cấp) Thẻ Bảng điểm (thuộc nhóm kỹ thuật quyết định chiến lược, kiểm soát và đánh giá thành quả) (Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện 2014) 154 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Mặc dù đã cố gắng nỗ lực nghiêm túc suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án, nhiên theo tác giả luận án vẫn còn một số hạn chế sau đây: 5.3.1 Những hạn chế của luận án Mục tiêu của luận án là tìm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam, nhiên theo kết quả của luận án thì các nhân tố nghiên cứu này chỉ mới đại diện được 34.8% biến quan sát, vậy còn một tỷ lệ thất thoát khá lớn 65.2% các nhân tố tác động chưa được phát hiện Bên cạnh đó, nhân tố VHDN là một nhân tố phức tạp và có thể được diễn giải dưới rất nhiều dạng biến quan sát khác tùy theo cấp độ và loại hình VHDN tại mỗi DN Tuy nhiên thời gian và phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ chọn được một số biến đại diện cho nhân tố này 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo sau: - Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam thông qua việc mở rộng tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng mở rộng phạm vi lấy mẫu - Tiếp tục mở rộng nghiên cứu sang các kỹ thuật KTQT chiến lược (SMA) tương lại gần sức nóng của hội nhập ngày càng lan tỏa Qua trao đổi với các chuyên gia, gợi mở hướng phát triển của SMA tại Việt Nam các DN đứng trước hội lớn và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đến từ các DN, tập đoàn lớn thế giới thông qua làn sóng M&A 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG  Trong chương tác giả cũng đã mạnh dạn đưa các kiến nghị nhằm giúp cho quá trình đào tạo, định hướng, hỗ trợ và thực hành KTQT từ các ban ngành chính phủ, các quan xúc tiến hỗ trợ, bản thân các DNNVV tại Việt Nam hay các trường đại học đã và đào tạo kiến thức KTQT có thể diễn và kết hợp một cách hiệu quả và mang lại kết quả thiết thực Ngoài tác giả cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để có thể hoàn thiện vấn đề về vận dụng triển khai KTQT các DNNVV tại Việt Nam, cũng tìm hiểu thêm tác động của những nhân tố khác chưa được khám phá ở nghiên cứu này DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Trần Ngọc Hùng, 2011 Góp phần định hướng xây dựng dự toán kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 331 (6) – 2011 Trần Ngọc Hùng, 2012 The economic Cooperation between Korea and Vietnam – The reality and improving solution Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng – 2012 Trần Ngọc Hùng (chủ nhiệm), 2013 Xây dựng dự toán kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam Đề tài khoa học cấp trường (Đại học Công nghiệp) Mã số đề tài: 2232012 Trần Phước, Trần Ngọc Hùng, 2013 Obstacles to successful implementation of Balanced Scorcard to small and medium enterprises in Vietnam: current situation and solution Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng 12 – 2013 Trần Ngọc Hùng, 2014 Xây dựng dự toán kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ tại Việt Nam Tạp chí Đại học Công nghiệp, Số (14) – 2014 Trần Văn Tùng, Trần Ngọc Hùng, 2014 Thông tin kế toán của doanh nghiệp thương mại việc quyết định kinh doanh Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 18 (9) – 2014 Trần Phước, Trần Ngọc Hùng, 2014 Impact of Goverment policies and regulations on the development of international retailing and services – case study of Vietnam market Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Tháng 11 – 2014 a TÀI LIỆU THAM KHẢO I TIẾNG VIỆT Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006 về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị doanh nghiệp Chính Phủ, Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 070/9/2012 về Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015 Quốc hội, Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 được tra cứu vào ngày 09 tháng 11 năm 2014 tại http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/ Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012 Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược các doanh nghiệp Việt Nam Tạp chí Phát triển kinh tế 264: 9-15 Đào Văn Tài và cộng sự, 2003 Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam NXB Tài Đinh Phi Hổ, 2011 Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn kinh tế phát triển – Nông nghiệp NXB Phương Đông Trần Tiến Khai, 2012 Phương pháp nghiên cứu kinh tế – Kiến thức NXB Lao động Xã hội Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi, 2009 Mô hình và chế vận hành kế toán quản trị Nhà sách Kinh tế Vũ Hữu Đức, 2010 Những vấn đề của lý thuyết kế toán NXB Lao động 10 Võ Văn Nhị và các tác giả, 2011 Xây dựng mô hình tổ chức kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nhà sách Kinh tế 11 Phạm Văn Dược, 1997 Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam Luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 12 Phan Thị Thu Hà, 1997 Một số ý kiến về việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị doanh nghiệp thương mại Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 13 Hồ Thị Huệ, 2011 Xây dựng kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất tại TP Hồ Chí Minh Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM b 14 Phạm Châu Thành, 2001 Vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp thương mại Việt Nam Luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 15 Trần Anh Hoa, 2003 Xác lập nội dung và vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam Luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 16 Đoàn Ngọc Quế và Trịnh Hiệp Thiện (2014), Kế toán quản trị chiến lược môi trường kinh doanh hiện đại, Kế toán quản trị môi trường kinh doanh hiện đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM 17 Phạm Ngọc Toàn, 2010 Xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Luận án tiến sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 18 Nguyễn Thị Huyền Trâm, 2007 Tổ chức công tác kế toán các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 19 Trần Văn Tùng, 2014 Xây dựng mô hình thiết lập thông tin kế toán cho việc quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại Việt Nam Đề tài nghiên cứu cấp trường –Trường Đại học Công nghiệp TPHCM 20 Đinh Thị Phương Vy, 2007 Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty CP SX kinh doanh dịch vụ và xuất nhập khẩu quận 1(FIMEXCO) Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM 21 Hiếu Minh, 2014 Doanh nghiệp vừa và nhỏ khổ trăm bề [truy cập ngày 09 tháng 11 năm 2014] 22 [truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014] 23 [truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014] 24 [truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014] c 25 [truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014] 26 [truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2016] 27 [truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2016] II TIẾNG ANH Abdel-Kader M and Luther R, 2006 Management accounting practices in the British food and drinks industry British Food Journal, 108: 336-357 Abdel-Kader M and Luther R, 2008 The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis The British Accounting Review, 40: 2-27 Abernethy, M.A and Brownell, P., 1999 The role of budgets in organizations facing strategic change: an exploratory study Accounting, Organizations and Society, 24: 189- 204 ACCA, 2014 ACCA Paper F5 BPP Learning Media Ahrens, T and Chapman, C S., 2005 Management Control Systems and the Crafting of Strategy: A Practice-Based View, in: Chapman, C.S (Ed.), Controlling Strategy - Management, Accounting and Performance Measurement, pp.106 - 124, New York: Oxford University Press Ahmad K., 2012 The use of management accounting practices in Malaysia SMEs PhD thesis University of Exeter Ahrens, T and Chapman, C.S., 2007 Management accounting as practice, Accounting, Organizations and Society, 32: 1-27 Alawattage, C., Hopper, T and Wickramasinghe, D., 2007 Introduction to management accounting in less developed countries Journal of Accounting & Organizational Change, 3: 183-191 d Al-Omiri, M and Drury, C., 2007 A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations Management Accounting Research, 18: 399-424 10 Arya, A, J C Glover and K Sivaramakrishnan, 1997 The interaction between decision and control problems and the value of information The Accounting Review 72(4): 561-574 11 Atkinson Anthony A et al., 2012 Management accounting: information for decision-making and strategy executive, 6th edition, Pearson Prentice Hall 12 Anderson, S.W and Lanen, W., 1999 Economic transition, strategy and the evolution of management accounting practices: The case of India Accounting, Organizations and Society, 24: 379-412 13 Aston, D., Hoper, T and Scapen, R.W (ed.), 1995 Strategic Management Accounting, in: Issues in Management Accounting, 2nd edition, UK: Prentice Hall, pp 159-190 14 Atkinson Anthony A et al., 2001 Management Accounting, 3rd ed., New Jersey: Prentice Hall 15 Baines, A and Langfield-Smith, K., 2003 Antecedents to management accounting change: a structural equation approach Accounting, Organization and Society, 28:675-698 16 Bhimani, A., 2002 Management Accounting and Organizational Excellence, Management Press International LTD, United Kingdom 17 Birkett, W P et al., 1992 Cost Management in Small Manufacturing Enterprises, Australian Centre for Management Accounting Development 18 Bruggeman, W., Slagmulder, R and Waeytens, D., 1996 Management accounting changes: the Belgium experience, in Bhimani, A.(ed.) Management Accounting: European Perspectives Oxford: Oxford University Press, pp 1-30 19 Burns, J and Vaivio, J., 2001 Management accounting change, Management Accounting Research, 12:389-402 e 20 Chenhall, R.H, 2003 Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future Accounting, Organizations and Society, 28: 127-168 21 Choe, J., 2004 The relationships among management accounting information, organizational learning and production performance Journal of Strategic Information Systems, 13: 61-85 325 22 CIMA, 2005 Management Accounting Official Terminology The Chartered Institute of Management Accountant 23 Dent, J., 1996 Global competition: challenges for management accounting and control Management Accounting Research, 7: 247-269 24 Deros, B.M, Yusof, S.M and Salled, A.M., 2006 A benchmarking implementation framework for automotive manufacturing SMEs Benchmarking International Journal, 13: 396 - 43 25 Drury, C et al., 1993 A survey of management accounting practices in UK manufacturing companies, Chartered Association of Certified Accountants 26 Erserim A., 2012 The impact of organization culture, firm’s characteristics and external environment of firms on management accounting practices: an empirical research on industrial firms in Turkey Procedia – Social and behavioral Sciences, 62: 372-376 27.Flacke K and Segbers K., 2005 Does managerial accounting follow entrepreneurial characteristics? Results of an empirical analysis of German SME, Arbeitspapier 8-1 28.Friedman, Thomas L., 2005 The world is flat Farrar, Straus and Giroux 29 Garrison, R and Noreen, E., 2000 Managerial Accounting, 9th edition, USA, Irwin McGraw-Hill 30 Gary Cokin, 2013 Top Trends in Management Accounting, Strategic Finance 31 Gerdin, J and Greve, J., 2004 Forms of contingency fit in management accounting research - a critical review Accounting, Organizations and Society, 29: 303-326 f 32 Gomes, C.F., Yasin, M.M and Lisboa, J.V., 2004 An examination of manufacturing organizations’ performance evaluation: Analysis, implications and a framework for future research International Journal of Operations & Production Management, 24: 488-513 33 Gordon, L.A and Miller, D., 1976 A contingency framework for the design of accounting information systems Accounting, Organizations and Society, 1: 5969 34 Granlund, M., 2001 Towards explaining stability in and around management accounting systems, Management Accounting Research, 12 : 141-166 35 Haldma,T and Laats, K., 2002 Contingencies influencing the management accounting practices of Estonian manufacturing companies Management Accounting Research, 13: 379 - 400 36 Hayes, D.C., 1977 The contingency theory of managerial accounting Accounting Review, 52 : 22-39 37 Hiromoto, T., 1988 Another hidden edge - Japanese management accounting Harvard Business Review (July-August): 22-26 Hotel Association of New York 38 Horngren, C., G Sundem, and W Stratton, 1999 Introduction to Management Accounting 11th edition Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall 39 Howard M Armitage and Alan Webb, 2013 The use of management accounting techniques by Canadian Small and Medium Sized Enterprises: A Field Study University of Waterloo CAAA Annual Conference 2013 40 Hutaibat, A.K., 2005 Management Accounting Practices in Jordan - A Contingency Approach Ph.D thesis University of Bristol, United Kingdom 41 Hyv¨onen, J., 2007 Strategy, performance measurement techniques and information technology of the firm and their links to organizational performance Management Accounting Research, 18 : 343-366 42 IFAC (1998) International Management Accounting Practice Statement: Management Accounting Concepts New York 43 Kaplan, R.S., 1995 New roles for management accountants Journal of Cost Management, Fall: 13 g 44 Kaplan, R and Atkinson, A., 1998 Advanced Management Accounting 3rd edition USA, Hall Inc Prentice International 45 Kosaiyakanont A., 2011 SME Entrepreneurs in Northern Thailand: Their Perception of and Need for Management Accounting Journal of Business and Policy Research, 6: 143-155 46 Kober, R., Ng, Juliana And Paul, B.C., 2007 The interrelationship between management control mechanisms and strategy, Management Accounting Research, Article in Press, 1-28 47 Laitinen, E K., 2001 Management accounting change in small technology companies: towards a mathematical model of the technology firm Management Accounting Research, 12: 507-541 48 Laitinen, E.K., 2003 Future-based management accounting: a new approach with survey evidence, Critical Perspectives on Accounting, 14 : 293 – 323 49 Langfield-Smith K., Hellen Thorne, Hilton Ronald W., 2009 Management Accounting: Information for creating and managing value, 5thed, McGraw-Hill Irwin 50 Lobo, M.X., Tilt, C and Forsaith D., 2004 The Future of Management accounting: A South Australian Perspective, Journal of Management Accounting Research, 2: 55-70 51 Lord, B.R., 1996 Strategic Management Accounting: The emperor‘s new clothes? Management Accounting Research, 7:347-366 52 Marriott, N and Marriott, P., 2000 Professional accountants and the development of a management accounting service for the small firm: barriers and possibilities Management Accounting Research, 11: 475-492 53 May, M., 1995 The role of management accounting in performance improvement Management Accounting: Magazine for Chartered Management Accountants, 73:14 54 McChlery, S., Meechan, L and Godfrey, A.D., 2004 Barriers and catalysts to sound financial management systems in small sized enterprises Research Executive Summaries Series CIMA, : h 55 Mia, L and Clarke, B., 1999 Market competition, management accounting systems and business unit performance Management Accounting Research, 10: 137-158 56 Michael Lucas, Malcolm Prowle and Glynn Lowth, 2013 Management Accounting Practices of (UK) Small – Medium - Sized Enterprises Improving SME performance through Management Accounting Education CIMA 9:4 57 Mitchell, F and Reid, G.C., 2000 Editorial problems, challenges and opportunities: the small business as a setting for management accounting research Management Accounting Research, 11: 385–390 58 Mitchell, F., Gavin, R and Julia, S., 1998 A case for researching management accounting in SMEs Management Accounting: Magazine for Chartered Management Accountants, 76: 30 59 Mullins, L., 2013 Management and Organisational Behaviour FT Publishing International, 10th ed 60 Nandan R., 2010 Management accounting needs of SMSs and the role of professional accountants: a renewed research agenda Jamar 8:1 61 Naranjo-Gil, D and Hartmann, F., 2006 Management accounting systems, top Management team heterogeneity and strategic change Accounting, Organizations and Society, Article in Press, 32: 732-756 62 Neale G.O’Connora, Chee W.Chow and Anne Wuc, 2004 The adoption of ‘‘Western’’ management accounting/controls in China’s state-owned enterprises during economic transition, Accounting, Organizations and Society 29: 349–37 63 Nicolaou, A.l., 2000 A contingency model of perceived effectiveness in accounting information systems: Organizational coordination and control effects 64 Organizations and Society 10: 303-328 65 Otley, D.T., 1980 The contingency theory of management accounting: achievement and prognosis Accounting, Organizations and Society 5: 413428 i 66 Pierce, B and O‘Dea, T., 1998 Management accounting practices in Ireland – The preparers’ perspective Research Paper Series Paper 34 67 Shank, J.K., 1989 Strategic management accounting: new wine, or just new bottles? Journal of Management Accounting Research 1: 47 - 75 68 Shank, J.K and Govindarajan, V., 2008 Strategic Cost Management - The New tool for Competitive Advantage New York: The Free Press 69 Scapens, R.W., 1991 Management Accounting: A Review of Recent Developments 2nd ed Palgrave 70 Scarbrough, P., Nanni, A.J and Sakurai, M., 1991 Japanese management accounting practices and the effects of assembly and process automation Management Accounting Research 2: 27-46 71 Shields, M., 1997 Research in management accounting by North Americans in the 1990s Journal of Management Accounting Research 9: 3-62 72 Simmonds, K., 1981 Strategic Management Accounting, Management Accounting 59: 24-29 73 Simons, R., 1990 The role of management control systems in creating competitive advantage: new perspectives Accounting, Organizations and Society 15(2): 127-143 74 Simons, R., 1991 Strategic Orientation and Top Management Attention to Control Systems Strategic Management Journal 12(1): 49-62 75 Simons, R., 1994 How new top managers use control systems as levers of strategic renewal Strategic Management Journal 15(3): 169-189 76 Slagmulder, R., 1997 Using management control systems to achieve alignment between strategic investment decisions and strategy Management Accounting Research 8: 108-139 77 Tomkins, C and Carr, C., 1996a Editorial Strategic Management Accounting Management Accounting Research 7: 165-167 78 Tuan Zainun Tuan Mat, 2010 Management accounting and organizational change: impact of alignment of management accounting system, structure and strategy on performance PhD thesis Edith Cowan University, Perth Western Australia j 79 Upchurch, A., 1998 Management Accounting: Principles & Practice, UK, Pearson Education Limited 80 Valančienė, L and Gimžauskienė, E., 2007 Changing Role of Management Accounting: Lithuanian Experience Case Studies Engineering Economics 5: 55 81 Walker, E R., 1996 An Empirical Analysis of Factors Contributing to the Implementation of an Activity – Based Costing System PhD thesis University of Houston 82 Waterhouse, J and Tiessen, P., 1978 A Contingency Framework for Management Accounting Systems Research Accounting, Organizations and Society 3: 65-76 k [...]... sát và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam 23 Thứ ba, đo lường độ tin cậy và mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam Thứ tư, đưa ra định hướng và giải pháp, kiến nghị nhằm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam 24 KẾT... đủ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tiến hành đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng KTQT vào các DNNVV tại Việt Nam Tác giả lần lượt thực hiện các bước nghiên cứu như sau: Thứ nhất, khảo sát về thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam hiện... tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN Và tiếp tục phát triển nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008), vào năm 2012 Erserim tiến hành nghiên cứu ở các DNSX tại Thổ Nhĩ Kỳ về tác động của các nhân tố bao gồm VHDN, đặc điểm của DN và các nhân tố môi trường bên ngoài đến việc vận dụng KTQT Mô hình nghiên cứu và các biến như sau: Các nhân tố DN: VHDN... nay tại Việt Nam mặc dù đã có những nghiên cứu về việc vận dụng KTQT vào các DNNVV, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với độ tin cậy cao, có tính khách quan về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam Thay vào đó, các công trình chỉ mới tập trung vào việc xây... ba nhân tố được xem xét ở đây là các nhân tố thúc đẩy, nhân tố của DN và nhân tố tài chính: sự thay đổi trong môi trường và công nghệ được xem như là các nhân tố thúc đẩy để giải thích sự thay đổi của KTQT và các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến lược Và bên cạnh đó, các nhân tố cấu trúc và chiến lược của DN lại có mối liên hệ với KTQT trong. .. Abdel-Kader và Luther, R.(2008) trong một nghiên cứu về việc vận dụng KTQT trong 658 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát tại Anh Quốc đã khảo sát sự tác động đến mức độ phức tạp của việc vận dụng KTQT tại các DN với mười nhân tố tác động khác nhau bao gồm: nhận thức của DN về sự bất ổn của môi trường, thiết kế tổ... chỉ ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam theo phương pháp định tính và định lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng mức độ khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV 22 1.3 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1.3.1 Xác định khe hổng nghiên cứu Từ việc xem xét, đánh giá các. .. quản lý của DN Việt Nam Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp khả thi nhằm vận dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả KTQT vào quản lý các DN Việt Nam (iv) Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007), ‘Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam , Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 86 trang Luận văn của tác giả đã hệ thống... sang các hoạt động phân tích và hoạt động tạo ra giá trị gia tăng, và KTQT nên tham gia và trở thành nhân tố dẫn dắt trong việc ra quyết định Thêm vào đó, KTQT nên định hướng một cách chiến lược và tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động Theo Ersnt & Young và IMA thì “… Các kế toán quản trị viên ngày càng được xem như là những nhà đối tác kinh doanh. .. đổi ở môi trường kinh doanh và công nghệ được sử dụng như là các nhân tố khuyến khích trong việc giải thích sự thay đổi của KTQT và sự thay đổi của các nhân tố khác của DN như cấu trúc và chiến lược Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra sự kết 13 hợp chặt chẽ giữa các nhân tố tác động qua về lẫn nhau theo dây chuyền và nguyên nhân - kết quả khi xem xét sự

Ngày đăng: 01/06/2016, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan