1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tri thức là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp ở việt nam.doc

21 2,4K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Quản trị tri thức là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp ở việt nam.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊTRI THỨC

1.1.Khái niệm tri thức và quản trị tri thức

1.1.1 Khái niệm tri thức

1.1.2 Khái niệm về quản trị tri thức

1.2 Một số đặc điểm của tri thức và quản trị tri thức

1.2.1.Đặc điểm của tri thức

1.2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức

1.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp

1.3.2 Vai trò của quản trị tri thức1.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦACÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức

2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế

2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức

2.2 Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNGCAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TRI THỨC

3.1 Quản trị tri thức ở Việt Nam

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tri thức

Trang 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRI THỨC VÀ QUẢN TRỊTRI THỨC

1.1 Khái niệm tri thức và quản trị tri thức

Trang 3

1.1.1 Khái niệm tri thức

Trang 4

- “ Tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng cácniềm tin cá nhân với những “ sự thật ”, Nonaka và Takeuchi (1995)

- Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là tậphợp của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến thức chuyên sâugiúp cho việc đánh giá và phối hợp để tạo nên các kinh nghiệm và thông tin mớibao gồm cả sự so sánh, kết quả, liên hệ, và giao tiếp (Davenport and Prusak,1998; Davenport, 1999)

- Bộ não con người chuyển đổi thông tin thành các tri thức có giá trị khi nógiúp con người hiểu các khái niêm và khung bằng cách trả lời cho các câu hỏi“How?” (know-how) and “Why?” (know-why) (Stenmark, 2001; Quigley andDebons, 1999; Holsapple and Joshi, 1999).

- Tri thức là nhận thức, là sự quan thuộc hay hiểu biết thu được qua nghiên cứuhoặc qua kinh nghiệm(Từ điển Di sản Mỹ)

- Tri thức là việc sử dụng tối đa thông tin và dữ liệu kết hợp với tiềm năng conngười về kỹ năng, trình độ, ý tưởng, mức độ cam kết và động cơ làm việc

Trang 5

Nguồn: Serban, A M & Luan, J., “Overview of knowledge management”.New Direction for Institutional

Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự nhất trí về định nghĩa của tri thức

1.1.2 Khái niệm về quản trị tri thức

- Theo từ Wikipedia thì Quản lý tri thức (tiếng Anh: Knowledge

management-KM) là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chiasẻ và sử dụng ở hình thức cao hơn là tri thức.Quản lý tri thức trong một tổ chứclà tập hợp các quá trình sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ trithức

- Theo Hiệp hội quản trị tri thức Nhật Bản: Quản trị tri thức là việc kiểm soát

và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúngngười vaò đúng công việc vào đúng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin mộtcách thông suốt, hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức Một cách có hệ thống

Trang 6

ở đây có nghĩa là từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích và chia sẻ và sử dụngthông tin để tạo ra giá trị

- Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ(APQC):“Quản lý tri thức

là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và chuyển tải những thôngtin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoànthiện”

- Quản trị tri thức là quá trình quản lý việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng trithức

- Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tàinguyên độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnhhưởng đến việc đưa tri thức vào sử dụng Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tàisản tri thức khỏi bị suy tàn, tìm kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sảnphẩm thông qua việc tăng tri thức, giá trị và mức độ linh hoạt

Có rất nhiều định nghĩa khác về quản trị tri thức, nhưng có thể hiểu đơn giảnở góc độ nghiệp thì QTTT có những điểm chung như sau:

1 QTTT Là quá trình sáng tạo, lưu giữ, chia sẻ và áp dụng nguồn tài sản trithức trong tổ chức và biến những tri thức đó thành giá trị kinh tế hay vậtchất.

2 QTTT quan tâm đến 2 loại tri thức đó là: tri thức ẩn và tri thức hiện3 QTTT cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn

kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn.4 Những vấn đề về con người và học tập là tâm điểm của QTTT

5 QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTTtốt hơn

1.2 Một số đặc điểm của tri thức và quản trị tri thức

1.2.1.Đặc điểm của tri thức

Trang 7

Trithứchiện(Hổ sơ hóa)

Tri thức ẩn(Bí quyết gắn liền với conngười)

 Các tài liệu chỉ dẫnhọat động

 Các chính sách và thủtục của tổ chức

 Các báo cáo và cơ sởdữ liệu

( các nguồn đã được hồ sơhóa )

 Các quá trình kinhdoanh và truyền đạtphi chính thức

 Các kinh nghiệm cánhân

 Sự thấu hiểu mangtính lịch sử

( bí quyết mang tính chấtcá nhân )

Đặc điểm

 Dễ dàng được hệ thốnghóa

 Có thể lưu trữ

 Có thể chuyển giao,truyền đạt

 Được diễn đạt và chỉasẻ một cách dễ dàng

 Mang tính cá nhân Mang tính bối cảnh

cụ thể

 Khó khăn trong việcchính thức hóa, rấtkhó tiếp nhận, truyềnđạt và chia sẻ

1.2.2 Đặc điểm của quản trị tri thức

- Quản trị tri thức phải gắn liền với quản trị chiến lược: QTTT cần tiếp cận một

cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinhdoanh, gắn kết lý luận với thực tiễn

Trang 8

- QTTT và công nghệ thông tin: QTTT không phải là CNTT, những tiến bộcủa CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn Là công cụ lưu giữ và chuyển chở và chiasẻ tri thức

- QTTT và văn hoá sáng tạo : Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng tri

thức Cần phải tạo ra môi trường có văn hoá sáng tạo được chia sẻ, ý tưởng sángtạo được cổ vũ và ứng dụng

- Quản trị tri thức là quản trị nguồn nhân lực: Những vấn đề về con người vàhọc tập là tâm điểm của QTTT

1.3 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp

1.3.1 Mục tiêu của quản trị tri thức

- Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức của toàn tổ chức.

Trong mỗi cá nhân đều tồn tại những tri thức tiềm ẩn,những tri thức đó chưađược khai thác có thể bởi những lí do như doanh nghiệp chưa biết cách khơi gợinó hoặc do mỗi cá nhân không muốn chia sẻ nó nếu tri thức của họ không đượcđánh giá đúng và có một sự công nhận về tri thức đó bằng các đãi ngộ vớihọ.Những tri thức này nếu được chia sẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạtđược mục tiêu của mình một cách tốt nhất bởi.Do vây doanh nghiệp muốn thànhcông cần chú trọng mục tiêu này

- Đưa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân, những ngườihàng ngày phải đưa ra quyết định một công việc và đóng vai trò làm nên thànhcông của doanh nghiệp

Mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp,cánhân là người thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và biếnnhững mục tiêu của chiến lược đó trở thành hiện thực.Để làm được điều này thìtrước hết doanh nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu được chiến lượckinh doanh của doanh nghiệp.Thứ hai là cần giúp nhân viên có thể tiếp cận vớinguồn tri thức của doanh nghiệp để giúp nhân viên có thể áp dụng nguồn tri thức

Trang 9

đó trong công việc.Đây là mục tiêu của quản trị tri thức trong doanh nghiệp làchìa khóa thành công của doanh nghiệp

1.3.2 Vai trò của quản trị tri thức

Quản trị tri thức giúp DN:

- Luôn luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy củatổ chức.

- Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sửdụng được cho người khác khi cần thiết.

- Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên mônsâu khi được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người - Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục - Nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ.

- Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệuquả tổ chức và sức mạnh phát huy động

Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức không phải tạo ra hệ thống công nghệthông tin hiện đại Công nghệ thông tin chỉ là một công cụ quan trọng của quảntrị tri thức Kết quả cuối cùng mà quản trị tri thức tạo ra là hình thành nên một tổchức không ngừng học tập, trong đó có những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau,không ngừng học hỏi và chia sẻ tri thức nhằm tạo ra một tổ chức trường tồn haynói cách khác là nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức (SI) trong điều kiện môitrường kinh doanh biến động liên tục như ngày nay.

Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức Tuynhiên, mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo,chia sẻ, lưu giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN.

Trang 10

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNGCỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức

2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự

Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử lý của nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm làm việc tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựnghệ thống QTTT trở nên cần thiết.

Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong cácnhóm hoạt động ngày càng lớn hơn Lí do là vì các công ty đang có xu hướng kếthợp với nhau để tăng khả năng cạnh tranh Do đó, nhân viên trong các công tykhác nhau thường xuyên phải làm việc với nhau Hơn nữa, để phát triển một sảnphẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau (thiết kế, kĩ thuật,marketing, v.v.) Nói cách khác, thành viên của một nhóm làm việc phải từ cácbộ phận khác nhau, mà họ thường chỉ biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mìnhmà thiếu những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực khác Sự khác biệt về văn hóacũng có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm Vì vậy, việc tăng khảnăng và hiệu quả làm việc nhóm, mà điển hình là việc chia sẻ và trao đổi, củacác thành viên trong nhóm là vô cùng cần thiết Quản trị tri thức có thể trở thànhlời giải tối ưu cho bài toán này, bởi vì nó thúc đẩy thảo luận và chia sẻ tri thứctrong nhóm và tổ chức.

Lí do thứ hai là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán Hiệnnay, các nhóm làm việc thường được thành lập để giải quyết những vấn đề,những dự án trong thời gian ngắn Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm nàythường được giải tán, thành viên trở về với công việc thường ngày hoặc tham giacác nhóm làm việc khác, nơi mà khả năng chuyên môn của họ có giá trị hơn là

Trang 11

tri thức thu được ở các lĩnh vực khác trong dự án Điều quan trọng là, những trithức đó lại không được lưu trữ lại, trở thành “tài sản cá nhân” của nhân viên Khinhân viên đó ra đi, tri thức của công ty cũng mất đi theo Quản trị tri thức có thểgiúp công ty giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, bởi vì trong đó có quátrình “nắm bắt” các tri thức ẩn – qua các quá trình trao đổi trực tiếp và việc lưutrữ tri thức ẩn dưới dạng hiện.

Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩnăng và khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn Ngày nay, thờigian chính là yếu tố cạnh tranh quyết định giữa mọi công ty Bạn có thể phải đốimặt với những thay đổi, những sáng tạo bất ngờ từ phía đối thủ, sự chuyển dịchmạnh mẽ của thị trường không ổn định Công ty của bạn rất có thể sẽ không bắtkịp được những bước tiến của môi trường bên ngoài Vì vậy, việc phản ứng và raquyết định trước một tình huống của nhân viên cần phải không những chính xácmà còn phải càng nhanh càng tốt Điều này đòi hỏi trình độ tri thức của nhânviên phải cao hơn và thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, chính xác hơn.Nếu quản trị tri thức tốt, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này.

2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế

Lý thuyết kinh tế cũ cho rằng mọi tài sản đều dễ bị giảm giá trị khi thu hồi,nhưng điều này không đúng với tri thức Những quy luật chi phối tri thức thìkhác hẳn những quy luật chi phối thế giới vật chất Ví dụ: Cùng một cái máytính, khi người A đang sử dụng, những người khác không sử dụng được nữa Saukhi người A sử dụng và chuyển giao cho người khác, chất lượng máy tính coinhư bị hao mòn và giảm giá trị Nhưng với tri thức, khi một người đang dùng,những người khác cũng có thể sử dụng được Và tri thức càng sử dụng nhiều thìcàng tăng giá trị Các nhà kinh tế học gọi đó là quy luật tăng lợi nhuận: càng sửdụng, càng cung cấp nhiều giá trị - từ đó tạo ra một chu trình tự tăng cường Trithức là biến số duy nhất lý giải nguyên nhân có một khoảng cách ngày càng lớngiữa giá trị thị trường và cơ sở tài sản của một công ty thành đạt Không như cáctài nguyên có giới hạn như đất, vốn, và nhân công, tài sản tri thức và trí tuệ lànhững nguồn tài khuyên không giới hạn có thể sinh ra nhiều lợi nhuận qua hệthống sử dụng và ứng dụng chúng Tri thức rộng giúp bạn có cái nhìn đa chiềuvề cùng một hiện tượng, một biến đổi bất thường trên thị trường Từ đó vừa có

Trang 12

này, các doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo khôngngừng nghỉ để bắt kịp với xu thế chung của thời đại Cứ thế tri thức ngày cànggia tăng.

Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúpcông ty của bạn tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục,tạo ra giá trị kinh tế và giá trị thị trường không thể chối cãi được.

2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn côngviệc Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tindễ dàng, truyền tải chúng một cách nhanh chóng Các công việc được hoàn thànhdựa vào công nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều Sự quan trọng củacông nghệ là không thể phủ nhận Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnhtranh cho công ty của bạn Bạn vừa sở hữu một công nghệ hoàn toàn mới, giúpcông ty bạn vượt lên trên đối thủ của mình Nhưng, thời gian sau đó, khi mà đốithủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì yếu tố cạnh tranhcủa bạn sẽ bị mất đi Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộcchạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coicông nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài.

Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tinlại cho phép ta xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả.Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữuhiệu Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, côngty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dàicủa mình.

Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình đượchoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn Vòng đời của sản phẩm, từ lúc đượcnghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại.Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thayđổi Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn đối vớicông ty, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xáchơn Vậy yếu tố nào khiến cho công ty làm được điều này? Công nghệ có thểgiúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả,nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con

Ngày đăng: 04/10/2012, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w