1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tỏi phòng trị một số bệnh và tăng năng suất sinh sản trên gà đẻ giống tại vĩnh phúc

78 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

Theo Bùi Thị Tho 2009, thuốc có nguồn gốc thảo dược thường dễ kiếm, quy trình bào chế đơn giản, giá thành lại rẻ, dễ sử dụng, ít gây độc hại, lại có hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh,

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI QUỐC VIỆT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỎI PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH VÀ TĂNG NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN GÀ ĐẺ GIỐNG TẠI VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI QUỐC VIỆT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỎI PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH VÀ TĂNG NĂNG SUẤT SINH SẢN TRÊN GÀ ĐẺ GIỐNG TẠI VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: THÚ Y

Mã số: 60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS BÙI THỊ THO

HÀ NỘI – 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc

sử dụng tỏi phòng trị một số bệnh và năng suất sinh sản trên gà đẻ giống tại Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu, kết

quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cám

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Quốc Việt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các Thầy Cô giáo, gia đình và bạn bè

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Bùi Thị Tho – Giảng viên bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất, khoa Thú y, Học viện nông Nghiệp Việt Nam người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp Nhân dịp này cho phép tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các anh chị công nhân hợp tác xã chăn nuôi Thanh Vân đã tạo điều kiện để tôi được học hỏi kinh nghiệm thực tế và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại

cơ sở

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Thú y, bộ môn Nội – Chẩn – Dược – Độc chất cùng các Thầy

Cô đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua

Và để hoàn thành đề tài này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của những người thân trong gia đình và bạn bè Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Bùi Quốc Việt

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình viii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Những kết quả nghiên cứu gần đây về thảo dược trong và ngoài nước 4

1.2 Một số hiểu biết về cây tỏi 7

1.2.1 Đặc điểm của cây và sự phân bố 7

1.2.2 Bộ phận dùng và cách chế biến 9

1.2.3 Thành phần hóa học 10

1.2.4 Tác dụng dược lý 12

1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và tính năng sản suất của gà Ai Cập 18

1.4 Một số bệnh thường gặp trên gà đẻ 20

1.4.1 Hội chứng giảm đẻ 20

1.4.2 Bệnh Cúm gia cầm 21

1.4.3 Bệnh Newcastle 22

1.4.4 Bệnh Gumboro 23

Trang 6

1.4.5 Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gia cầm (CRD) 23

1.4.6 Bệnh Cầu trùng 24

1.4.7 Hội chứng tiêu chảy ở gà 25

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 27

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 27

2.1.3 Địa điểm 28

2.1.4 Thời gian 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

2.2.1 Theo dõi tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại hợp tác xã Thanh Vân 28

2.2.2 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của tỏi đến năng xuất sinh sản trên đàn gà đẻ từ 155 đến 290 ngày tuổi với các chỉ tiêu 29

2.2.3 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của tỏi đến khả năng phát triển của đàn gà con từ 1 đế 49 ngày tuổi 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm với đàn gà đẻ 29

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng phòng một số bệnh thường gặp trên đàn gà úm từ 1 đến 49 ngày tuổi nuôi theo hướng sinh sản 31

2.3.3 Phương pháp cân khối lượng trứng 32

2.3.4 Phương pháp khảo sát năng suất trứng 32

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 34

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại hợp tác xã Thanh Vân 35

3.1.1 Tình hình chăn nuôi chung tại hợp tác xã Thanh Vân 35

Trang 7

3.1.2 Công tác vệ sinh phòng dịch và kết quả điều tra theo dõi tình

hình bệnh trên đàn gà đẻ thí nghiệm 35

3.1.3 Kết quả điều tra tình hình bệnh trên đàn gà đẻ của hợp tác xã Thanh Vân 38

3.2 Ảnh hưởng của tỏi đến tăng năng suất sinh sản trên đàn gà đẻ từ 155 đến 290 ngày tuổi với các chỉ tiêu 41

3.2.1 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khối lượng trứng 41

3.2.2 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của đàn gà 45

3.2.3 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng trứng trước khi ấp nở 52

3.2.4 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng trứng trong khi ấp nở (trứng không có phôi, trứng tắc, trứng thối) 53

3.2.5 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng gà giống 1 ngày tuổi 55

3.3 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng phòng một số bệnh thường gặp trên đàn gà Ai Cập 58

3.3.1 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ nuôi sống gà Ai Cập 58

3.3.2 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khả năng phòng một số bệnh thường gặp trên đàn gà Ai Cập 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

1 Kết luận 64

2 Kiến nghị 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

IB : Infectious Bronchitis ILT : Infectious Laringotiacheitis

NC : Nghiên cứu

ND : Newcastle Disease SS: So sánh

TĂ: Thức ăn TL: Tỷ lệ TT: Thể trọng TN: Thí Nghiệm

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Lịch phòng bệnh cho gà của hợp tác xã 37 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của tỏi đến khả năng phòng một số bệnh trên

đàn gà đẻ 39 Bảng 3.3 Khối lượng trứng trung bình của lô thí nghiệm và đối chứng

(gam/quả) 42 Bảng 3.4 Sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ của đàn gà thí nghiệm và đối

chứng trước khi bổ sung tỏi 1% vào thức ăn 47 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng trên đàn

gà thí nghiệm 49 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng trứng

gà trước khi ấp nở 53 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng trứng

trong khi ấp nở 54 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến chất lượng trứng

trong khi ấp nở 56 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ nuôi sống

gà giống Ai Cập 59 Bảng 3.10 Kết quả mổ khám bệnh tích đại thể gà chết trong các lô

theo dõi 61

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tỏi củ bảo quản tại trang trại để phục vụ thí nghiệm 27

Hình 2.2 Ánh tỏi bóc sạch trước khi nghiền mịn trộn với thức ăn 28

Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn khối lượng trứng trung bình 43

Hình 3.2 So sánh tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại giữa hai lô thí nghiệm và đối chứng trước khi bổ sung tỏi vào thức ăn 48

Hình 3.3 Tỷ lệ gà đẻ và tỷ lệ trứng loại giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng 50

Hình 3.4.Trứng gà Ai Cập 52

Hình 3.5 Gà con giống Ai Cập 57

Hình 3.6 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nuôi sống gà con 60

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 25%, tăng lên 38% vào năm 2015 và mục tiêu đạt 45% vào năm 2020 Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo Sản phẩm chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn cho nhu cầu xuất khẩu

Theo số liệu của Cục thống kê (2012), tại thời điểm 01/10/2011 nước

ta có 322,6 triệu gia cầm (tăng 7,3% so với cùng kỳ 2010) Trong đó chăn nuôi gà chiếm 72% - 73% trong tổng đàn gia cầm hằng năm và sản lượng thịt gia cầm hơi tăng 13,1%; sản lượng trứng tăng 7,4% Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thịt và trứng gia cầm ngày càng tăng cao

Chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người Các sản phẩm trứng và thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng Trứng gia cầm có tới 12,5% protein; thịt gia cầm có 22,5% protein; trong khi đó ở thịt bò là 20% protein và ở thịt lợn là 18% protein

Thịt các loại gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất, là một trong những loại thực phẩm thiết yếu Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà

Trang 12

Thực tế chăn nuôi gia cầm đã trở thành một nghề không thể thiếu trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mọi quốc gia Ở nước ta chăn nuôi gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế nông hộ, chiếm 19% tổng thu nhập nông hộ, xếp thứ hai sau chăn nuôi lợn (Cục chăn nuôi, 2006) Khi kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nên nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng Để phát triển nông nghiệp bền vững, chăn nuôi an toàn không bị dịch bệnh là điều mà mọi địa phương, mọi quốc gia đều mong muốn Chỉ như thế mới có thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng tốt đến với người tiêu dùng

Khuynh hướng sử dụng “thực phẩm sạch”, “thực phẩm tự nhiên” là mong ước cần đạt được Do nhu cầu ham lợi mà trong thực tế vẫn còn sử dụng chất kích thích: các hormon, kháng sinh trị liệu,…gây tăng trọng và

để tồn dư trong thịt, trứng làm hại đến sức khỏe cộng đồng Để đảm bảo phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường Các nhà chăn nuôi cần áp dụng các quy trình sinh học tổng hợp để phòng bệnh cho vật nuôi Một trong số các hướng nghiên cứu có khả năng thực thi tốt

đó là việc sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đã đang và sẽ

được nhiều nhà chuyên môn quan tâm Các sản phẩm có nguồn gốc thảo

dược đã khắc phục tồn lưu trong các sản phẩm động vật Theo Bùi Thị Tho (2009), thuốc có nguồn gốc thảo dược thường dễ kiếm, quy trình bào chế đơn giản, giá thành lại rẻ, dễ sử dụng, ít gây độc hại, lại có hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh, không để lại tồn dư có hại trong các sản phẩm chăn nuôi Trong số các loại dược liệu dùng làm thuốc phải kể đến Tỏi

Người cổ xưa coi tỏi là “thần dược” trị bách bệnh Xuất phát từ thực tế và

để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế của tỏi bổ sung vào thức ăn đối với gà

đẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tỏi phòng trị một số bệnh và tăng năng suất sinh sản trên gà

đẻ giống tại Vĩnh Phúc”

Trang 13

2 Mục tiêu của đề tài

Kết hợp với những nghiên cứu trước đây về tác dụng của tỏi để lựa chọn rồi đưa ra cách sử dụng phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, giúp giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, tăng năng suất sinh sản, tăng thu nhập cho người chăn nuôi

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tỏi sẽ được sử dụng nhiều trong phòng trị một số bệnh trên gà, giúp giảm bớt nguy cơ gây hại cho cộng đồng và môi trường do đã hạn chế được vi khuẩn kháng thuốc và các chất

có hại tồn dư như kháng sinh trong sản phẩm thịt Trên cơ sở đó định hướng sử dụng tỏi trong chăn nuôi thú y

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

3.2.1 Sử dụng tỏi như là một kháng sinh thực vật đã góp phần tăng thêm nguồn thuốc giúp nhà chăn nuôi có thêm cơ hội tốt trong việc lựa chọn thuốc nhằm thay thế thuốc kháng sinh và các thuốc hóa học trị liệu khác trong phòng-trị bệnh trên gia cầm nói chung, gà nói riêng

3.2.2 Đáp ứng nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm sạch, đáp ứng vệ sinh

an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong xã hội

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Những kết quả nghiên cứu gần đây về thảo dược trong và ngoài nước

Từ xa xưa để tồn tại con người đã biết tìm kiếm thức ăn và các vị thuốc trong cây cỏ thiên nhiên Vì vậy, những hiểu biết về phân biệt cây cỏ

có lợi và có hại được truyền miệng, ghi chép và đúc kết thành kinh nghiệm truyền qua các thế hệ loài người

Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực Đông dược, Y dược cổ truyền

đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam Trong nhân y các nhà khoa học trong nước đã chú ý đến việc sử dụng các thảo dược thực vật trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; ký sinh trùng; nội; ngoại; sản khoa,…Trong lĩnh vực thú y việc nghiên cứu về cây thuốc trong phòng trị bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác áp dụng các bài thuốc cổ truyền

Những nghiên cứu mới của Đỗ Tất Lợi (2000); Bùi Thị Tho và cs (2009) đã chỉ ra rằng, tỏi và chế phẩm của nó có tác dụng rất tốt trên vi khuẩn gây bệnh ở động vật: ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh như vi khuẩn

Salmonella, E.coli Đồng thời theo kết quả của Phùng Thị Kim Anh (2013);

Trần Ngọc Ánh ( 2014); Trần Huy Liệu (2014), dấm tỏi và chất chiết từ tỏi còn có khả năng ức chế sự sinh sản và phát triển của cầu trùng thỏ và gà ở

giai đoạn sinh sản vô tính, đồng thời giúp tăng cường khu hệ vi sinh vật

có lợi cho khả năng tiêu hoá (Đặng Thị Thu Trang, 2013)

Theo Trần Quang Hùng (1995) cho biết, từ hai thập niên cuối thế kỷ

20 nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước Đông Nam Á đã sử dụng các hoạt chất hoa cúc làm vị thuốc trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng nông nghiệp Các nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee

Trang 15

Y.S 1992 cũng đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây quyền

bá (Selaginella tamariscina “Beauv” spring ) họ Selaganniellaceae chiết

bằng cồn methanol rồi cô thành cao đặc Dùng cao chiết được từ toàn cây

quyền bá thử trên tế bào ung thư dòng P388 và MKN 45 in vitro Kết quả

cho thấy chất chiết đã làm tăng tế bào chết và làm giảm tế bào sống so với lô đối chứng

Các nhà khoa học trên thế giới gần đây phát hiện thêm nhiều đặc tính

quý của nấm linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về

gan, mật, ung thư,… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế kỷ AISD (Viện dược liệu, 2001)

Theo Đỗ Huy Bích và cs (2004); Nguyễn Thượng Dong – Viện Dược liệu năm (2001), Việt Nam có 10386 loài thực vật trong đó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc Trong công nghệ dược phẩm nhân y

đã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% được sản xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục đích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội ngoại, sản khoa, ung thư,…Với rất nhiều dạng thuốc khác nhau: Thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén,… Trong lĩnh vực thú y, Trần Minh Hùng và cs (1978) đã nghiên cứu

sử dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao Bùi Thị Tho (1996) nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tô mộc, hành, hẹ và dây hoàng đằng Đặc biệt tác giả còn cho thấy vi khuẩn

E.coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với

các thuốc hóa học trị liệu khác: tetracyclin, neomycin, furazolidon,…

Các nghiên cứu về thảo dược dùng trong thú y những năm gần đây như: Lê Thị Ngọc Diệp (2000) đã sử dụng cao actiso trong chăn nuôi gà

Trang 16

công nghiệp với mục đích kích thích tăng trọng, giải độc alphlatoxin trong thức ăn gia cầm và và chống viêm thử nghiệm trên thỏ

Riêng mảng sử dụng các cây dược liệu trong trị ký sinh trùng thú y của Nguyễn Văn Tý (2002), đã nghiên cứu tác dụng dược lý và sử dụng nước chiết từ lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan, hạt cau, củ bách lộ, dây thuốc cá, hạt củ đậu,…trên ve ký sinh của chó và bò trong phòng thí nghiệm Theo Nguyễn Văn Tý (2002), dịch chiết thuốc lào đã được làm ẩm bằng môi trường NaOH 5% có nồng độ 0,4%; dịch chiết củ bách bộ được làm ẩm trong môi trường HCl 5% có nồng độ 3%; dịch chiết hạt na đã được làm ẩm trong môi trường NaOH 5% có nồng độ là 8% điều trị ve, ghẻ chó có hiệu quả cao Bùi Ngân Tâm (2003), đã nghiên cứu tác dụng dược lý của hạt củ đậu, rễ thuốc cá, đâu sở đối với ngoại ký sinh trùng thú y Tác giả đã sử dụng thuốc

mỡ của hạt củ đậu trị ve, ghẻ cho chó và bò cho kết quả rất cao

Bùi Văn Tài (2009) sử dụng các bột bồ công anh trong thức ăn của gà với mục đích kích thích sinh trưởng và phòng chống một số bệnh thường gặp trên gà công nghiệp hướng thịt

Trần Bá Thảo (2009) sử dụng bột bồ công anh trong phòng trị bệnh lợn con phân trắng Nguyễn Sỹ Khương (2010), đã sử dụng một số chế phẩm

từ tỏi để phòng trị bệnh lợn con phân trắng có kết quả tốt

Đổng Thị Quyên (2013) sử dụng tỏi trong phòng, trị bệnh do E.coli

gây tiêu chảy trên thủy cầm (vịt và ngan) tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên Nguyễn Thế Hưng (2013) sử dụng dấm tỏi trong thức ăn cho vịt siêu trứng đã làm tăng tỷ lệ trứng có phôi, giảm tỷ lệ trứng thối và tắc không nở được Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hoá chất, kháng sinh trong chăn nuôi đã làm ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng, phát sinh các vi khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong thịt và trứng Qua nhiều nghiên cứu cho thấy một số chế phẩm như gừng, nghệ, tỏi có tác dụng lớn

Trang 17

trong chăn nuôi, có thể thay thế kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh Kết quả thử nghiệm cho thấy, các chế phẩm này làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, giúp hấp thu tốt thức ăn Mức tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng giảm thấp hơn so với không bổ sung là 55-65g với mức bổ sung 4g chế phẩm/kg thức ăn

Từ cây đại (Plumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết được chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng độ 1-5µg/ml, nước

ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella và Bacillus subtilis

Theo Trần Quang Hùng (1995), trong thuốc lá, thuốc lào có chứa ancaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau, cây công nghiệp

Theo Bùi Thị Tho (2003) khi sử dụng các chất có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng trị bệnh cho vật nuôi sẽ không để lại tồn dư, không độc hại cho môi trường và cũng chưa phát hiện thấy vi khuẩn gây bệnh cho động vật kháng lại phytoncid thức vật

Qua những nghiên cứu trên có thể thấy rõ tầm quan trọng của thuốc

có nguồn gốc thảo dược đối với đời sống của nhân dân ta

1.2 Một số hiểu biết về cây tỏi

1.2.1 Đặc điểm của cây và sự phân bố

Loài người biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ đồ đá nên đến nay đã có rất nhiều kinh nghiệm dùng tỏi để phòng trị bệnh Một

trong sách y học quan trọng nhất viết bằng chữ Phạn có tên gọi Ayuvrueda

(Khoa học và đời sống, có lẽ đã xuất hiện khoảng năm 500 sau CN) Trong

ba bộ sách lớn của các lương y huyền thoại ở Ấn Độ là Charaka, Sus ruta

và Vagbhata, họ cũng đã biết đến cây tỏi và gọi là mahushuea tức là một

Trang 18

thứ thuốc bổ; một phương thuốc chữa bách bệnh: kém ăn, khó tiêu, ho, tê thấp, các bệnh vùng bụng, lách to, trĩ và cả bệnh ngoài da

Theo Trần Tất Thắng (2000), từ nhiều năm, người nông dân ở zgebirge (vùng núi, hiện Cộng hòa Séc) ăn tối bằng xúp tỏi Hai nắm tỏi đầy được rửa sạch và cắt nhỏ đun chín với bơ và muối trong một nồi nước, trong một thời gian Món này có gia vị như xúp thịt bò, ăn thường xuyên sẽ

Er-giữ cho gia đình khỏe mạnh Ở Italia, Allium Sativum được coi là một

phương thuốc tuyệt vời khi bị say rượu Tỏi cũng được ưa dùng tại Ý để chữa bệnh dạ dày Ở nước Nga, tỏi giã nhỏ trộn với mật ong được đưa ra dùng để trị ho ra đờm Trong y học dân gian của Pháp, thuốc tỏi đắp nóng dùng đắp nên các vết thương mưng mủ Trộn với nước anh đào dại (Ở Bắc Mỹ) và mật ong chữa được ho Các nước Pháp, Nam Đức, Ý tỏi được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau: 1) Chữa đau tai và đau răng 2) Nước ép tỏi còn mới dùng ngoài da trị ban mụn dộp; tẩm vào bông và nhét vào lỗ tai để trị điếc thần kinh; xát dưới gan bàn chân và vùng quanh tim để trị ho gà 3) Thời trước tỏi cũng được coi là chất phòng các bệnh nhiễm khuẩn 4) Ăn tỏi sống hàng ngày để trị bệnh ho có đờm kéo dài và những rối loạn ở vùng bụng 5) Là phương thuốc trị chứng đỏ bừng mặt ở nam giới, lấy một miếng tỏi nhét vào hậu môn thì khỏi, vừa có tác dụng nhuận tràng Các nhà khoa học đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng của các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta và hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu

Tỏi ta – tên khoa học là Allium sativum L, họ hành tỏi: Liliaceae

Có rất nhiều loại tỏi khác nhau như: Tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc, tỏi cô đơn (đảo Phú Quốc),…Trong số đó, tỏi cô đơn là tốt nhất vì lượng hoạt chất dùng trị bệnh rất cao, bên nhân y nước ta đã sử dụng để

chế tinh dầu tỏi (oil galic) bán trên thị trường, sau đó đến tỏi ta Allium sativum

Trang 19

L được ưa chuộng dùng làm thuốc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế

giới Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm, có nhiều công dụng quý

1.2.2 Bộ phận dùng và cách chế biến

a Bộ phận dùng:

Ánh tỏi (Bulbus allii) là củ tỏi Tỏi không những được sử dụng làm gia vị

khi chế biến các món ăn mà nó còn được dùng để làm thuốc Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: Ăn sống tỏi bằng cách giã nát, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm, phơi khô nghiền thành bột

Theo quy định của Bộ Y tế viết trong Dược điển Việt Nam (tập IV năm 2009); Bộ môn Dược học cổ truyền (2000), tiêu chuẩn củ tỏi để làm thuốc: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo

Củ tỏi sau khi thu hoạch, phơi đến khô, bảo quản trong nhà (nhiệt độ phòng) dùng trong suốt thời gian thí nghiệm

b Các chế phẩm từ tỏi theo Trần Tất Thắng (2000)

- Bột tỏi khô: Khử nước các củ tỏi mà không làm thay đổi cấu trúc tế

bào và sau đó nghiền thành bột tỏi Các thành phần và hoạt tính Alliinase

trong tỏi được giữ nguyên

- Nước ép tỏi: Ép đùn lạnh các tép tỏi sẽ cho một dịch nhớt đó là nước

ép tỏi Nếu không được xử lý nước ép này sẽ có màu nâu Để làm giảm độ nhớt bằng cách cho thêm pectinase vào và muốn tránh biến màu nâu thì thêm acid acetic 10% và sodium chloride 5% hoặc xử lý thật nhanh bằng nhiệt (5/phút ở khoảng 900C)

- Dầu tỏi cất bằng hơi nước: Thường được gọi là “ Tinh dầu tỏi” tỏi được ép dập trong nước, sau đó cất bằng hơi nước nóng thì được một chất dịch có dầu tách khỏi phần nước của chất ngưng tụ

Trang 20

Dầu tỏi cất hơi nước được pha với dầu thực vật thành các sản phẩm tỏi thương mại và là thứ dầu tỏi thông dụng nhất trên thị trường Âu Mỹ

- Các sản phẩm tỏi ngâm dầu: Nghiền các tép tỏi và trộn với các loại dầu thực vật (như dầu đậu nành, dầu mầm lúa mì, dầu lạc và các loại dầu khác) trước khi các phân tử không tan trong dầu được tách ra

- Chất chiết tỏi ngâm rượu để lâu: Tỏi chế biến theo kiểu này được làm bằng các ngâm tỏi thái lát trong ethanol có nước 15 – 20% trong 20 tháng rồi lọc và cô lại

- Dấm tỏi: Ánh tỏi sau khi phơi khô bóc bỏ vỏ lụa, cân, nghiền mịn trong máy xay sinh tố với dấm ăn (dấm gạo do nhà máy bia Hà Nội sản xuất) theo tỷ lệ 1/1 tức 1kg ánh tỏi nghiền với 1lít dấm

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi:

- Không nuốt cả tép tỏi nguyên mà phải nhai hay nghiền nhỏ

- Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản)

- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày)

- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát)

- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh

- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy

1.2.3 Thành phần hóa học

Theo Trần Tất Thắng (2000); Đỗ Tất Lợi (2000), thành phần cấu tạo chung của cây tỏi: Nước, carbohydrates (chủ yếu là các fructozes), protein, lipid, chất xơ, hợp chất sulfur, nitrogen, chất khoáng, vitamins, saponins, các chất hòa tan trong dầu, Hàm lượng nước của củ tỏi (khoảng 65%) thấp hơn so với hàm lượng nước của các loại rau củ quả khác (khoảng 80 – 90%)

Trang 21

Tỏi chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh nên có mùi hôi rất đặc trưng Trên 90% các công trình nghiên cứu về thành phần của tỏi đều tập trung về hợp chất này Vì các hợp chất này có hàm lượng cao khác thường trong tỏi so với các cây thực phẩm khác Hoạt tính dược lý đã thấy từ lâu trong các thuốc có chứa Sulfur (chẳng hạn penicillin và các thuốc kháng sinh sulfona – mine, probucol để giảm cholesterol huyết thanh, thuốc lợi tiểu thiazide, captopril trị cao huyết áp và nhiều loại thuốc khác) và điều quan trọng nhất là nghiên cứu đã cho thấy làm mất đi từ tép tỏi một lớp hợp chất

sulfur dễ bay hơi gọi là các thiosufinates trong đó có rất nhiều allicin thì sẽ

mất đi hầu hết tác dụng chống vi khuẩn của tỏi, tác dụng chống nấm, chống

xơ vỡ động mạch, tác dụng chống huyết khối, tác dụng hạ thấp lipit máu (Trần Tất Thắng, 2000)

Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các yếu tố

gây bệnh Ngoài các hợp chất chứa sulfur thì trong tỏi còn có các hợp chất

không sulfur là carbohydrates là các hợp chất có hàm lượng nhiều nhất

chiếm 77% trọng lượng của củ tỏi khô, ngoài ra trong tỏi còn có rất nhiều

các loại enzym, ngoài ezym alliinase chiếm số lượng lớn còn có các ezym andenosine triphosphatase (ATPase), polyphenol oxidase, phenylalanine- ammonia-lyse, peroxidase,… Có iod, protein, tinh dầu, các acid amin tự do

và dipeptides, các vitamin và chất khoáng Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và alliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm

Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B6, B1,C, D, PP, hydrát cacbon, polysaccarit, inulin, fitoxterin, khoáng chất khác cần thiết cho cơ

thể như: Iốt, canxi, phốt pho, magiê và nhiều nguyên tố vi lượng khác Trong củ tỏi khô có 50 - 65% nước, 2% chất vô cơ, glucid khá nhiều,

có 10 - 15% đường khử và saccharoza, chủ yếu là polysaccharid

Khi tép tỏi còn nguyên: Alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có

lượng tương đương nhau Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt Khi giã nát

Trang 22

củ tỏi sẽ có phản ứng thủy phân chuyển giữa alliin thành allicin dưới tác đụng của enzym allinase Allicin là hợp chất hữu cơ chứa sulfur, không bền khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin là những chất có tác dụng dược lý Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi

sau khi giã nát một phút đã đạt 63% Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên) Trong môi trường kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất Trong môi trường acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần

1.2.4 Tác dụng dược lý

* Tác dụng kháng sinh:

Theo Đỗ Tất Lợi (2000); Bùi Thị Tho và cs (2009), trong tỏi tươi có chất alliin, nhờ tác dụng của men allinaza biến thành allicin là chất chủ yếu gây nên tác dụng đối với vi khuẩn Ngoài ra còn phân lập được từ tỏi gacxin là chất kháng khuẩn màu vàng, không độc, có tác dụng đến cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) Nước ép tỏi tươi có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gram (-) và Gram/(+) như sau:

Giống vi khuấn Đường kính vòng vô khuẩn (mm)

Trang 23

+ Kháng khuẩn: Hoạt chất trong củ tỏi có khả năng ức chế 70 loại vi

khuẩn gram (-) và gram (+): Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, E.coli, vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, vi khuẩn gây thối rữa

+ Kháng virut: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virut như cúm, cảm lạnh, kể cả virut gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu

+ Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác

dụng chữa bệnh đường ruột Với lỵ amip do antamocba histolytica gây ra

cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng

+ Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như gián, muỗi rất

sợ mùi tỏi Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi

*Tác dụng đối với tim và hệ tuần hoàn

+ Tỏi làm giảm cholesterol và lipid: Khi dùng 2-3g tỏi tươi trong 1-2 tháng, hàm lượng lipid trong máu giảm Một nghiên cứu gần đây của Kuwait cho thấy khi ăn 3g các nhánh tỏi thái lát nhỏ mỗi buổi sáng trong

16 tuần thì giảm 21% ( P < 0,02) cholesterol huyết thanh

+ Tỏi làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi Cả 2 loại nước ép

tỏi và dịch chiết xuất đều làm giảm nồng độ fibrinogen huyết tương (P<

0,01) và tăng thời gian đông máu (P<0,01) và tăng hoạt tính phân hủy fibrin ( P<0,001)

+ Tỏi có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não

Trang 24

* Tác dụng phòng chống ung thư:

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: Ung thư dạ dày, ung thư cột sống, ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản,…

* Tác dụng chống oxy hóa

Allicin và allyl sulfides đều được chuyển hóa trong máu thành cùng một chất chuyển hóa là allyl mercaptan Tác dụng chống oxy hóa của allicin trong cơ thể đã được chứng minh bằng ảnh hưởng của nó lên nhiều loại enzyme có liên quan đến quá trình chống oxy hóa như catalase và glutathione peroxidase cũng như nồng độ các petoxit trong máu

* Tác dụng giảm đường huyết:

Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu

* Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch:

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể,

phòng chống nhiễm trùng Các tác dụng lên những interleukins là rất

quan trọng bởi chúng kích thích nhiều đáp ứng miễn dịch Một phân đoạn protein (F4) được phân lập từ một sản phẩm tỏi để lâu đã cho thấy

là có những tác dụng miễn dịch đáng chú ý Trong ống nghiệm thấy nó làm tăng hoạt tính của các đại thực bào màng ruột chuột,…Làm tăng sản lympho T, làm tăng tính độc tế bào, tăng sinh sản lympho của máu ngoại

ở vi người (Hirao et al., 1993;

Trang 25

* Tác dụng kháng viêm

Chất chiết tỏi cũng như allicin và diallyl disulfide đều có tác dụng ức

chế hoại tử Những tổn thương ở niêm mạc dạ dày do cồn tuyệt đối gây ra

ở chuột, nhờ những chất này mà giảm đi hẳn

* Tác dụng với rối loạn chuyển hóa của hệ thống các cơ quan

Tỏi là một phương thuốc dân gian phổ biến trong nhiều năm Tỏi đặc biệt có lợi trong phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn dạ dày – ruột,

trong kích thích tiết dịch vị, các enzyme tiêu hóa và mật Tỏi thường dùng

khi có mới xuất hiện những triệu chứng: mới chớm có hiện tượng xơ cứng động mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, cao huyết áp, tăng lipid máu, tăng cholesterol huyết, các rối loạn về thời gian đông máu kết tụ tiểu cầu, các dạng tiểu đường nhẹ và giảm trí nhớ nói chung Điều trị dự phòng xơ cứng động mạch và nhồi máu

+ Tác dụng lên hoạt lực của enzyme: Wills (1956) đã thử nghiệm tác dụng của allicin tổng hợp tinh khiết lên 28 enzyme khác nhau Ông đã chứng

minh được rằng allicin và chất chiết từ tỏi đã ức chế mạnh succinate dehydro –genase, triosephosphate dehydrogenase và xanthine oxdise

+ Tác dụng trị rối loạn tiêu hóa và khó tiêu: Việc dùng tỏi để trị những rối loạn trong dạ dày – ruột đã được biết tới từ rất xa xưa Tỏi thuộc số các chất kích thích acid mạnh nhất trong trường hợp giảm toan

Sự tiết mật cũng được tăng cường và các thành tố của dầu tỏi được thải

từ gan và làm giàu lên trong mật Tỏi cũng có tác dụng chống co thắt của

cơ trơn Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các chứng gây rối loạn men tiêu hóa Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột gây rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột

Trang 26

+ Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn, các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể

+ Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ nên đã giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể

+ Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu

+ Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi, ho gà, thuốc long đờm cho người lao phổi, tỏi trị viêm phế quản mãn tính, trị viêm họng

* Tăng cường hấp thu thiamine của vật nuôi:

Tỏi trị được bênh thiếu vitamin C được khẳng định bởi viện Hàn lâm Y học Pháp Thế kỷ thứ 19 người Nhật đã phát hiện tác dụng của tỏi trị bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 sinh ra Allicin cùng với thiamine tạo thành một sản phẩm (allithiamine) sẽ hấp thu qua niêm mạc ruột Vậy allicin đã làm tăng

khả năng hấp thu vitamin B1 Các cs ở Nhật đã ghi nhận rằng sau khi dùng tỏi

sự hấp thu vitamin B1 từ ống tiêu hóa cũng cao hơn đáng kể, thậm trí cả khi dùng các lượng thiamine tương đương Ăn tỏi đều đặn giữ một vai trò quan trọng trong hấp thu vitamin B1, điều này cần thiết đối với chức năng của hệ thần kinh và các mạch vành

* Các tác dụng khác:

+ Chữa các bệnh răng miệng: Tỏi có tác dụng tốt chữa viêm khoang miệng, các bệnh viêm chân răng, biến chứng sau khi nhổ răng

Trang 27

+ Chữa bệnh mắt: Tỏi có tác dụng giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương Chống xơ cứng động mạch mắt làm giảm nhãn áp

+ Chữa bỏng và lở loét ngoài da: Thuốc mỡ tỏi đông khô có tác dụng chữa bỏng và lở loét trên da rất tốt Có tác dụng diệt vi khuẩn mạnh Kích thích phát triển tế bào hạt, tăng trưởng biểu mô, làm vết thương mau lành

+ Chữa phong thấp và đau thần kinh: Tỏi có hoạt tính kháng viêm khá mạnh so với các thuốc kháng viêm có nguồn gốc thực vật khác Nó được dùng chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới

Ứng dụng của tỏi trong chăn nuôi

Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh với tỏi

Do vậy, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần phải nắm chắc quy trình phòng bệnh, sử dụng hợp lý các loại hoá chất Ngoài ra việc sử dụng các chế phẩm của một số cây dược liệu vào chăn nuôi đang là hướng

đi đúng đắn, mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi

Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nó cũng có những tác dụng phụ nhất định Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột,

ức chế tuyến giáp

Trang 28

1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và tính năng sản suất của gà Ai Cập

Gà Fayoumi có nguồn gốc từ một giống gà cổ đại tại thành phố Fayoumi (Ai Cập) được tạo ra để sản xuát trứng; chúng có khả năng thích ứng rộng rãi và khả năng sản xuất ổn định trong khí hậu nhiệt đới và nuôi thả ở các nước đang phát triển – trích dẫn theo Nguyễn Thị Mười (2006) Trong chuyến viếng thăm và làm việc tại Ai Cập tháng 4 năm 1997, chính phủ Ai Cập đã tặng nguyên Bộ trưởng Nguyễn Công Tạng trứng giống gà thả vườn (Fayoumi) nuôi ở vùng nông thôn Số trứng này đã được Bộ trưởng giao cho Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn Nuôi ấp nở, nuôi dưỡng và nhân đàn Gà Ai Cập ở Việt Nam sinh ra từ đó Và Trung tâm này đã tiến hành chọn lọc, nhân thuần qua 8 thế hệ và đàn gà ổn định, cho năng suất cao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận đây là dòng gà thuần theo quyết định số 953QĐ/BNN – KHCN ngày 16 tháng 4 năm 2004

Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2004), cho biết

gà Ai Cập có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con (0 – 9 tuần tuổi) đạt 98, 06%; giai đoạn gà dò, hậu bị (10 – 21 tuần tuổi) đạt 97,03%

Gà có khả năng sinh trưởng tốt, khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi trung bình

gà trống đạt 1,1kg/con, gà mái đạt 0,9kg/con

Theo Lê Hồng Mận (2003), gà Ai Cập là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng trứng – thịt, gà có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, thiết diện hình nêm, da trắng, lông đen đốm trắng xen kẽ toàn thân, chân màu chì, có hai hàng vẩy, cả mái và trống đều có chân cao Mào và tích có màu đỏ tươi, mào là mào đơn Gà trưởng thành có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, đầu

và cổ lông màu trắng, mào cờ, chân chì Gà Ai Cập có sức đề kháng tốt, tỷ

lệ nuôi sống cao 97 – 98% Gà trống có mào cờ đứng, ngực rộng dài, chân cao, lông đuôi dài, cong và xòe ra Trên lưng phần lông trắng chiếm nhiều

Trang 29

hơn so với gà mái Gà mái có thân hình gọn, nhỏ; mào nhỏ hơn, lông đuôi ngắn, chân cao, thẳng và nhỏ

Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2009), gà Ai Cập không đòi hỏi điều kiện chăm sóc khắt khe như các giống gà nhập nội khác và yêu cầu thức ăn cũng không cao Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng là 1,9 – 2,0kg Qua một thời gian, kể từ khi nhập vào đến nay, các nhà chọn giống

đã chú trọng đến khả năng đề kháng chống đỡ bệnh tật Vì vậy, gà dễ thích nghi hơn khi nuôi trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta Tốc độ sinh trưởng của gà Ai Cập nhanh hơn gà địa phương Khi nuôi ba tháng rưỡi, gà trống nặng 1,3 – 1,5 kg/con, gà mái nặng 1,0 – 1,1kg/con; đến bốn tháng rưỡi gà trống nặng 1,7 - 1,8 kg/con, gà mái nặng 1,3 – 1,4kg/con

Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2006), tuổi gà bắt đầu đẻ khoảng 19 tuần, năng suất trứng có thể đạt 210 quả/mái/năm (nuôi nhốt hoàn toàn) và

178 quả/mái/năm (nuôi bán chăn thả) Trứng có vỏ dày (0,38mm) thích hợp cho vận chuyển xa và trong ấp nở; tỷ lệ lòng đỏ cao (31,09%); trứng có màu trắng, chất lượng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng

Với những đặc điểm ưu việt ở trên, gà Ai Cập đã và đang là một đối tượng nuôi mới được chú ý nhiều trong thời gian qua, số lượng cá thể gà được nuôi trong các trang trại hay quy mô nhỏ lẻ ở gia đình ngày càng nhiều Và trong tương lai không xa giống gà này sẽ trở thành giống chủ đạo được ưa chuộng và phát triển mạnh hơn

Trang 30

Hình 1.1.Gà Ai Cập trưởng thành 1.4 Một số bệnh thường gặp trên gà đẻ

1.4.1 Hội chứng giảm đẻ

Hội chứng giảm đẻ - EDS (Egg Drop Syndrome) được phát hiện năm

1976 Bệnh do một loại virut thuộc nhóm Adenovirut gây ra Đặc trưng của

bệnh là gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột 10 - 30% và kéo dài liên tục Mặc dù ăn uống bình thường và không chết Thỉnh thoảng có tiêu chảy và thiếu máu màu nhợt nhạt Hình dạng trứng ngắn lại, vỏ mỏng, sần sùi và chuyển từ màu nâu sang màu trắng

Hiện nay, đối với Hội chứng giảm đẻ ở gà người ta vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị Vì vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ đàn gà đẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh Trong công tác phòng bệnh, theo

Lê Hồng Mận và cs (2002) cần nghiêm túc thực hiện các bước sau:

- Bước 1: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống

sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong

và ngoài môi trường Đảm bảo chuồng nuôi phù hợp với yêu cầu kỹ thuật

Trang 31

- Bước 2: tiêm phòng cho đàn gà đẻ khi chúng đạt 15 - 16 tuần tuổi để

phòng 3 bệnh Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm và Hội chứng giảm đẻ

- Bước 3: thường xuyên bổ sung vitamin và kháng sinh vào trong

nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi, giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao

1.4.2 Bệnh Cúm gia cầm

Theo Alexander DJ (1993); Nguyễn Bá Hiên và cs (2012), Bệnh Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vius cúm type A thuộc họ

Orthomyxoviridae gây ra

* Nguyên nhân gây bệnh:

+ Qua đường hô hấp: Con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh + Qua đường tiêu hóa: Phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm

* Triệu chứng:

+ Ở thể ác tính, gà chết đột ngột, chết nhiều Gà thường sốt cao, ủ rũ,

bỏ ăn uống, đứng tụ thành đám, lông xù và xơ xác, vùng da không có lông

và da chân xung huyết màu thâm tím

+ Gà chảy nhiều nước mũi, dịch mũi nhày màu xám, khó thở, vươn

cổ để thở, thở khò khè

+ Con vật chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm mắt Gà bị sưng phù đầu, mào tích sưng màu tím sẫm Con vật có thể bị co giật, vận động xoay tròn

* Bệnh tích:

+ Tiêu hóa: Xuất huyết điểm ở miệng, niêm mạc ruột, dạ dày cơ, đôi khi xuất huyết dạ dày tuyến, hạch ruột sưng

Trang 32

+ Hô hấp: Viêm niêm mạc khí quản, khí quản phù chứa nhiều dịch nhày, dịch nhày có thể đông đặc như phomat, phổi bị sưng to

+ Gan, lách, thận sưng to có điểm hoại tử màu vàng hoặc xám Xuất huyết hoại tử tuyến tụy, tuyến tụy màu vàng có các vệt màu sẫm

1.4.3 Bệnh Newcastle

Nguyễn Bá Hiên và CS (2012), bệnh do vius thuộc họ

Paramyxoviridae gây ra, là vius có nhân, có vỏ bọc, có khả năng gây

ngưng kết hồng cầu Bệnh truyền lây qua đường tiêu hóa, có thể lây qua đường hô hấp Bệnh lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm và chết cao

Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, sờ tay vào diều như

sờ vào túi bột Cầm chân gà dốc ngược sẽ chảy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm từ miệng chảy ra

Gà bị tiêu chảy, lúc đầu đặc có thể lẫn máu, màu nâu sẫm, sau loãng dần màu trắng xám, niêm mạc hậu môn có những tia máu đỏ

Gà có thể bị liệt chân, nghẹo cổ, biểu hiện tư thế thần kinh

+ Thể mạn tính: Xuất hiện ở cuối ổ dịch, gà đi giật lùi, đi vòng tròn, vặn đầu ra sau, mổ nhiều lần nhưng không trúng thức ăn Khi bị kích thích bởi tiếng động hay va chạm thì gà ngã lăn ra lên cơn co giật

Trang 33

1.4.4 Bệnh Gumboro

Do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra, là vius trần không có vỏ bọc ngoài

Theo Lê Văn Năm (2004); Phan Lục (1997), bệnh gumboro truyền lây chủ yếu qua thức ăn, nước uống

* Triệu chứng:

+ Gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn

+ Gà uống nước nhiều, tiêu chảy nhưng lại khó ỉa, phải rặn ra để ỉa, phân loãng trắng, nhiều nước nhớt

+ Nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường Gà chết ở ngày thứ 3-5 sau khi nhiễm, rồi giảm dần, đến ngày thứ 9-10 thì dừng

* Bệnh tích:

Xuất huyết nặng ở cơ đùi, cơ ngực Sau 48-72h nhiễm, túi Fabricius sưng to gấp 2-3 lần ban đầu, mổ thấy xuất huyết Ngày thứ 4 kích thước bắt đầu giảm dần, ngày thứ 8 chỉ còn 1/3 so với khối lượng ban đầu bên trong túi chứa chất màu trắng giống bã đậu

1.4.5 Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gia cầm (CRD)

Do vius thuộc họ Mycoplasma gallisepticum gây ra Bệnh truyền lây

chủ yếu qua đường hô hấp

* Triệu chứng:

Bệnh thường xuất hiện khi gà được 4-8 tuần tuổi với các triệu chứng:

Gà có biểu hiện sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc, chảy nước mắt, sưng khớp, què Gà có biểu hiện khó thở và ho do bị chảy nước mũi

* Bệnh tích:

Khí quản, phế quản chứa dịch viêm Trong túi khí chứa chất bã đậu màu trắng đục Phổi viêm, trong phổi có các vùng cứng, đôi khi hình thành

u hạt

Trang 34

1.4.6 Bệnh Cầu trùng

* Định nghĩa bệnh Cầu trùng gà

Năm 1864, ông Eimer đã xác định đây là một loại nguyên sinh động vật Để tưởng nhớ công lao của Eimer người ta đã đặt tên cho loại ký sinh trùng này là Eimeria Theo Lê Văn Năm (2004), bệnh Cầu trùng gà là một loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng, ở gà có 9 loài cầu trùng khác nhau trong đó có 5 loại thường

gặp: Eimeiria tenella, E.maxima, E.necastrix, E.brunetti, E.acervulina

Bệnh lây truyền chủ yếu qua phân gà bị bệnh

* Triệu chứng:

Gà giảm ăn, tiêu ra phân loãng, uống nhiều nước Gà đứng thấy cổ

gà rụt, mắt nhắm, 2 cánh sã chạm gần sát nền, phân có lẫn máu vào khoảng 4-5 ngày sau khi nhiễm, gà nhợt nhạt vì thiếu máu

Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2003), đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống không bị nhiễm cầu trùng Chuồng trại và nơi chăn thả sạch sẽ, khô ráo,

Trang 35

thoáng mát mùa hè, kín ấm mùa đông, có định kỳ sử dụng hoá chất diệt mầm bệnh (acid phenic 2%, hydroxyt natrium 2%)

1.4.7 Hội chứng tiêu chảy ở gà

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở gia cầm nói riêng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thức ăn, nước uống, thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, vi khuẩn, virut, kí sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy cho gà

Bình thường trong đường tiêu hóa của gà đã có một lượng lớn vi

khuẩn: E.coli, Salmonella, Ký sinh trùng: Giun đũa, Giun kim,… Nhưng

chúng không gây bệnh Khi các yếu tố thức ăn, nước uống thay đổi đột ngột hoặc không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống bị thay đổi, thời tiết khí hậu thay đổi, làm sức đề kháng của cơ thể đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển cả về số lượng và độc lực để gây bệnh tiêu chảy cho vật chủ nó ký sinh

Theo Nguyễn Thị Liên Hương và CS (2009); Nguyễn Thị Nga và

cs(2004), J, M, (1999), bệnh Tiêu chảy do E.coli là bệnh phổ biến trên gà thịt, do vi khuẩn E.coli thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra Theo Trương

Hà Thái và cs (2009), mầm bệnh thường có sẵn ngoài môi trường: Không khí, nguồn nước, thức ăn, chất thải,… Chúng xâm nhập vào cơ thể sống và gây bệnh khi cơ thể giảm sức đề kháng

Trang 36

Bệnh tích: Chủ yếu là viêm và xuất huyết gần như khắp cơ thể: Dưới

da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách, Các túi khí đục, đôi khi có chứa các sợi huyết (Fibrin), hoặc chất bã màu vàng bao phủ lên bề mặt các phủ tạng bên trong xoang bụng rất đặc trưng cho bệnh

Phòng, trị:

Đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, hợp vệ sinh Khí hậu chuồng nuôi thoáng nát về mùa hề, ấm về mùa đông Trên gia cầm chưa có vaccin phòng bệnh này nên phải giữ vệ sinh máng ăn, nước uống, chuống trại sạch sẽ Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2004), khi

bị bệnh dùng thuốc kháng sinh đặc trị Tùy khu vực và mức độ kháng thuốc

ở địa phương để chọn thuốc điều trị Các thuốc kháng sinh hay dùng: ampicillin, neotesol, tetracyclin hay các sulphamid, Kết hợp với sử dụng thêm glucoza, điện giải, vitamin,

Trang 37

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Gà Ai Cập từ sơ sinh đến 49 ngày tuổi nuôi theo hướng sinh sản (giai đoạn úm của gà sinh sản)

Gà Ai Cập giống ông bà sinh sản từ 155 ngày tuổi đến 290 ngày tuổi nuôi tại Hợp tác xã chăn nuôi Thanh Vân

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu

Tỏi ta Allium sativum L được trồng ở Kim Môn Hải Dương Sau khi

thu hoạch làm sạch, phơi khô treo dưới mái hay hiên nhà

Hình 2.1 Tỏi củ bảo quản tại trang trại để phục vụ thí nghiệm

Trang 38

Hình 2.2 Ánh tỏi bóc sạch trước khi nghiền mịn trộn với thức ăn

2.1.3 Địa điểm

Tại hợp tác xã chăn nuôi Thanh Vân, thuộc thôn Viên Du – xã Thanh Vân – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.4 Thời gian

Thời gian nghiên cứu: Từ 02/07/2014 đến 01/10/2015

2.2 Nội dung nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành 3 nội dung chính sau:

2.2.1 Theo dõi tình hình chăn nuôi và công tác thú y tại hợp tác xã Thanh Vân

a Theo dõi tình hình chăn nuôi chung của hợp tác xã Thanh Vân

b Công tác vệ sinh phòng dịch và kết quả điều tra theo dõi tình hình bệnh trên đàn gà đẻ Đồng thời chúng tôi cũng theo dõi ảnh hưởng của tỏi

để khả năng phòng một số bệnh thường gặp trên đàn gà đẻ

Trang 39

2.2.2 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của tỏi đến năng xuất sinh sản trên đàn gà đẻ từ 155 đến 290 ngày tuổi với các chỉ tiêu

a Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khối lượng trứng

b Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến sản lượng trứng, tỷ lệ

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

a Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến tỷ lệ nuôi sống trên đàn gà

b Ảnh hưởng của tỏi bổ sung vào thức ăn đến khả năng phòng bệnh thường gặp trên đàn gà: thông qua chẩn đoán lâm sàng và kết quả mổ khám bệnh tích

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm với đàn gà đẻ

Gà đẻ nuôi theo phương thức công nghiệp Đàn gà được chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của kỹ thuật viên

Thí nghiệm được tiến hành trên gà Ai Cập từ 245 ngày tuổi 290 ngày tuổi Gà khỏe mạnh, được tiêm phòng đầy đủ các vacxin theo đúng lịch Khi phân đàn chúng tôi tiến hành phân đàn ngẫu nhiên, cố gắng đảm bảo đồng đều tỷ lệ gà trống, gà mái Tất cả số gà được chọn làm thí nghiệm

Ngày đăng: 28/05/2016, 15:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Bùi Thị Tho (1996). “Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hóa học trị liệu và phytocid đối với E.coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”. Luận án Phó TS khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hóa học trị liệu và phytocid đối với "E.coli" phân lập từ bệnh lợn con phân trắng
Tác giả: Bùi Thị Tho
Năm: 1996
8. Các nhà khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee Y.S. 1992 cũng đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của toàn cây quyền bá (Selaginella tamariscina“Beauv” spring ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Beauv
12. Đổng Thị Quyên (2012). Nghiên cứu tác dụng của tỏi trong phòng, trị bệnh do E.coli trên vịt, ngan tai trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.coli
Tác giả: Đổng Thị Quyên
Năm: 2012
13. Kim Ngọc Hưng (2012), Nghiên cứu sử dụng gừng trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy do E.coli gây bệnh trên Vịt Cv-Super M nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp, chuyên ngành Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng gừng trong phòng, trị hội chứng "tiêu chảy do E.coli gây bệnh trên Vịt Cv-Super M nuôi tại trung tâm nghiên cứu "vịt "Đại Xuyên
Tác giả: Kim Ngọc Hưng
Năm: 2012
24. Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2009). Tỷ lệ phân lập và khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng E.coli phân lập từ ngan mắc bệnh trực khuẩn E.coli Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.coli" phân lập từ ngan mắc bệnh trực khuẩn
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hương và cs
Năm: 2009
26. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2004). Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh do Salmonella và E.coli gây ra cho ngan Pháp. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ chăn nuôi ngan, ngỗng. NXB Nông nghiệp, Trang: 197- 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.coli
Tác giả: Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Liên Hương và cs
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2004
32. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành, Cù Hữu Phú, Nguyễn Hoài Nam (2005), Bệnh mới ở gia cầm và kỹ thuật phòng trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành, Cù Hữu Phú, Nguyễn Hoài Nam
Năm: 2005
40. Trương Hà Thái và cs (2009). Bệnh trực khuẩn E.coli ở một số giống gà công nghiệp hướng thịt và tìm hiểu khả năng kháng kháng sinh của một số chủng E.coli phân lập. Khoa học kỹ thuật thú y XVI (6), tr 13- 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: E.coli" ở một số giống gà công nghiệp hướng thịt và tìm hiểu khả năng kháng kháng sinh của một số chủng "E.coli
Tác giả: Trương Hà Thái và cs
Năm: 2009
1. Bộ môn dược học cổ truyền. Trường đại học dược Hà Nội (2000). Dược học cổ truyền, nhà xuất bản Y học Hà Nội Khác
3. Bùi Văn Tải (2009). ‘Nghiên cứu bào chế thử nghiệm dạng bột và cao từ cây bồ công anh – Lactuca indica. Ứng dụng trong chăn nuôi gà thịt’ Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Bùi Ngân Tâm (2003). Nghiên cứu tác dụng dược lý của hạt củ đậu, rễ thuốc cá, dầu sở đối với ngoại ký sinh trùng thú y, ứng dụng điều trị thử nghiệm. Luận văn thác sỹ nông nghiệp trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Khác
6. Bùi Thị Tho (2003). ‘Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi’ NXB Hà Nội Khác
7. Bùi Thị Tho, Nguyễn Thị Thanh Hà (2009). ‘Giáo trình dược liệu thú y’, NXB Nông nghiệp Khác
9. Đặng Thị Thu Trang (2013). Nghiên cứu ứng dụng dấm tỏi trong chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt tại trại gà Đabaco. Luận án thác sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
10. Đỗ Huy Bích và cs (2004). ‘Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam’ tập I, II, Viện dược liệu, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội Khác
11. Đỗ Tất Lợi (2000). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Dược học cổ truyền. Nhà xuất bản y học Khác
14. Lê Hồng Mận. Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, 2003 Khác
15. Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2002). Hướng dẫn điều trị các bệnh gà, nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, 2002 Khác
16. Lê Văn Năm (2004). 100 câu hỏi và đáp quan trọng dành cho cán bộ thú y và người chăn nuôi gà, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
17. Lê Thị Ngọc Diệp 2000. Nghiên cứu tác dụng dược lý của cao Actixo. Ứng dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp. Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp. Đại học Nông Nghiệp I Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w