Một trong những vấn đề còn tồn tại của cách dạy học truyền thống hiện nay là chưa giải quyết được tính đa dạng trong lớp học. Chương trình và cách dạy vẫn chủ trương áp dụng cho số đông. Điều này đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để phát huy được tối đa khả năng cá nhân của từng người học? Và một trong những giải pháp sư phạm được đưa ra là tổ chức dạy học phân hóa. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin vắn tắt về giải pháp này
Trang 1BÀI TẬP NHÓM 1
QUAN ĐIỂM VỀ PHÂN HÓA VÀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
Một trong những vấn đề còn tồn tại của cách dạy học truyền thống hiện nay là chưa giải quyết được tính đa dạng trong lớp học Chương trình và cách dạy vẫn chủ trương áp dụng cho số đông Điều này đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để phát huy được tối đa khả năng cá nhân của từng người học? Và một trong những giải pháp sư phạm được đưa ra là tổ chức dạy học phân hóa Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin vắn tắt về giải pháp này
I Quan niệm về phân hóa và dạy học phân hóa
1 Khái niệm về phân hóa
Theo Viện ngôn ngữ học:
Phân hóa là:
- Chia ra thành nhiều bộ phận khác hẳn nhau
- Biến đổi dần thành chất khác
Theo Từ điển mở Wiktionary: Phân hóa là chia một khối thành nhiều phần có
tính chất đối lập nhau
Như vậy, phân hóa là hoạt động phân loại và chia tách các đối tượng.
2 Quan niệm về phân hóa trong dạy học
- Theo Carol Ann Tomlinson (Nhà giáo dục Hoa Kỳ)
Dạy học phân hóa là quá trình “đảm bảo nội dung và phương pháp học tập cũng
như kiểm tra đánh giá phải phù hợp với trình độ, sự quan tâm, và phương thức học tập quen thuộc của từng người học”
Phân hóa là một phương pháp linh hoạt nhưng có tổ chức nhằm tích cực điều chỉnh các phương pháp giảng dạy và học tập để đáp ứng với nhu cầu và thói quen học tập của từng người học để đạt được sự phát triển tối đa của từng người học
Trang 2Cụ thể hơn, dạy học phân hóa là định hướng về mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện và hình thức kiểm tra đánh giá, trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh
Như vậy, dạy học phân hóa là cách thức giáo viên tổ chức quá trình dạy học cho phù hợp với từng cá nhân hoặc nhóm học sinh nhằm phát triển tối đa năng lực học tập của mỗi em
3 Tại sao cần dạy học phân hóa?
Một là do đặc điểm của đối tượng người học, mỗi học sinh là một cá nhân có tiềm năng riêng, có trí thông minh, tình cảm và động lực học tập khác nhau Nhà trường cần trang bị cho học sinh nền học vấn phổ thông, đồng thời có nhiệm vụ giúp mỗi học sinh phát triển tối đa năng lực cá nhân của mình Dạy học phân hóa tốt sẽ đáp ứng và phát huy được nguyện vọng, sở trường và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các
cá nhân khác nhau
Hai là do yêu cầu phát triển khoa học và đòi hỏi của thị trường lao động buộc nhà trường phổ thông, nhất là bậc THPT cần dạy học phân hóa để cung cấp cho GD đại học, cao đẳng cũng như các trường nghề nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu chuyên sâu về một lĩnh vực khoa học hoặc ngành nghề chuyên biệt Phân hóa là để đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội
Dạy học phân hóa đó là chiến lược dạy học dựa vào sự khác biệt của nhóm hay cá nhân người học nhằm làm cho chương trình, bài giảng và quá trình dạy học nói chung thích ứng tốt hơn với những khác biệt này, với người học, nhờ vậy có thể đạt hiệu quả cao hơn
4 Các dạng dạy học phân hóa
4.1 Phân hóa vĩ mô (phân hóa ngoài)
2
Trang 3- Là cách dạy theo các chương trình khác nhau cho các nhóm người học khác nhau
nhằm đáp ứng được nhu cầu, sở thích và năng lực của từng nhóm người học Kết
quả phân hóa ngoài phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế nội dung chương trình các
môn học
Dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại trường, lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau
4.2 Phân hoá vi mô (còn gọi là phân hóa trong) là với mỗi chương trình học, cách
dạy học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp
với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học, kết quả phân hóa trong phụ thuộc chủ
yếu vào năng lực người dạy
Dạy học phân hóa ở cấp vi mô là sự tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến các đặc điểm cá nhân của học sinh; là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế hoạch học tập, cùng một chương trình và sách giáo khoa Đó là sự cá nhân hóa quá trình dạy học.
II Bản chất của dạy học phân hóa
- Dạy học phân hóa thừa nhận sự khác biệt của người học về mức độ sẵn sang học tập, sẳn sang tiếp nhận tri thức Do đó, GV không thể áp dụng đồng loạt một phương pháp dạy học hay một hình thức tổ chức dạy học duy nhất cho toàn
bộ học sinh
- Dạy học phân hóa là dạy học cá thể hóa theo từng đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của người học Người học được chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của bản thân
Trang 4- Dạy học phân hóa giúp giáo viên phát hiện những lỗ hổng kiến thức trong từng
cá thể học sinh, để có biện pháp bổ sung, điều chỉnh hợp lí nhằm đạt được mục tiêu chung của quá trình dạy học
* Sự phân hóa trong dạy học có thể dựa trên các yếu tố như:
- Nhịp độ nhận thức: hay là nhịp độ tiếp nhận và xử lý thông tin Nhịp độ tiếp nhận xử lý thông tin thể hiện bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác Trong lớp học có thể có nhiều nhịp
độ nhận thức: nhóm có nhịp độ nhận thức nhanh, nhóm có nhịp độ nhận thức trung bình, nhóm có nhịp độ nhận thức chậm
- Trình độ nhận thức: trong lớp học có các nhóm HS có trình độ nhận thức khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu Dựa trên trình độ nhận thức của người học mà GV giao nhiệm vụ với mức độ khó hay dễ tương ứng
- Hứng thú nhận thức: tùy thuộc vào từng lĩnh vực kiến thức, người học sẽ có hứng thú khác nhau về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những vấn đề về lịch sử, văn hóa hay những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, …
- Nhu cầu nhận thức: mỗi cá nhân có nhu cầu nhận thức khác nhau: tìm tòi khám phá, nâng cao năng lực bản thân, rèn luyện kỹ năng,…
Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của từng nhóm đối tượng HS, GV giao nhiệm vụ học tập phù hợp để đảm bảo cho HS lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu dạy học đồng thời cũng được phát huy được sở trường và năng khiếu của bản thân
III Các biện pháp dạy học phân hoá
- Xác định muc tiêu nội dung của bài học: Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội
dung bài học giúp cho giáo viên nắm được những yêu cầu cơ bản về kiến thức,
kĩ năng và thái độ mà tất cả học sinh cần có Từ đó rút ra các phương án ( có thể là câu hỏi, bài tập…) sao cho phù hợp với năng lực của mỗi học sinh mà vẫn đạt mục tiêu chung của bài học
4
Trang 5- Phân loại học sinh: Giáo viên dựa trên kinh nghiệm đứng lớp để phân loại học
sinh theo các trình độ Đồng thời cần xác định việc DH theo PP DHPH mỗi đối tượng HS cần đạt tới một mục tiêu
Trình độ riêng:
+ HS yếu, kém, trung bình: Nắm và ghi nhớ nội dung cơ bản của bài học + HS khá, giỏi: Nắm được, hiểu được bản chất, ghi nhớ sâu và mở rộng kiến thức của bài học
- Thiết kế các nội dung bài học phù hợp với từng đối tượng HS:
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, yêu cầu học tập phù hợp với từng đối
tượng HS trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và nội dung của bài học
+ HS yếu, kém, trung bình: GV xây dựng những câu hỏi, những bài tập vừa sức với HS sao cho bám sát nội dung bài học, đồng thời giáo viên chuẩn bị những câu hỏi gợi mở, trợ giúp để học sinh tìm ra tri thức của bài học
+ HS khá, giỏi: GV xây dựng câu hỏi bài tập khó hơn, phức tạp và mở rộng phạm vi bài học nhưng có liên quan đến nội dung bài học mà vẫn phải đảm bảo mục tiêu chung của bài học
- Tiến hành các hoạt động dạy học phân hóa bằng nhiều hình thức khác
nhau:
+ Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt
+ Giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng HS
- Kiểm tra đánh giá kết quả hoc sinh.
+ GV có thể đưa ra nội dung câu hỏi với tất cả đối tuọng học sinh hoặc giao bài
tập về nhà phù hợp với năng lực từng đối tượng hoc sinh
+Thông qua kết quả trả lời câu hỏi và việc làm bài tập ở nhà của học sinh giáo viên đánh giá được mục tiêu phân hóa có đạt được hay không
* Những khó khăn hiện nay khi DHPH:
Trang 6- Sĩ số lớp học hiện nay khá đông (mỗi lớp thường trên dưới 30 HS), nên việc dạy học phù hợp với từng đối tượng HS rất khó Chưa kể đến việc HS có thể học tốt môn này nhưng chưa tốt môn khác nên cần phải có nhiều cách chia nhóm, phân loại đối tượng HS phù hợp theo từng môn học
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn; thiếu chương trình, tài liệu tham khảo; thiếu phương tiện kĩ thuật, đồ dùng dạy học,
- Trình độ đào tạo và năng lực sư phạm của đội ngũ GV tiểu học hiện nay chưa đồng đều, chưa có nhiều GV có năng lực và kinh nghiệm trong việc DHPH
- GV tiểu học phải dạy nhiều môn nên khó khăn trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy theo định hướng phân hóa
- Có thể xuất hiện những biểu lộ mất tự tin hay mặc cảm về tâm lí đối với HS đầu cấp khi bị xếp vào nhóm yếu, kém cũng như tâm lí lo lắng của phụ huynh HS
Để khắc phục những khó khăn trong thực tiễn nói trên, cần phải kết hợp nhiều giải pháp tổng thể như điều chỉnh sĩ số lớp học; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; tổ chức biên soạn chương trình, nội dung; bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ
GV, tăng cường học liệu cho HS Trong đó cần ưu tiên cho việc nâng cao năng lực nghề nghiệp GV, hỗ trợ cho GV những nghiệp vụ sư phạm để DHPH có hiệu quả là cần thiết
IV, VÍ DỤ:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
- Đề bài: Axit nitric và muối nitrat
- Đối tượng: Học sinh lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn, Tây Ninh
- Thời gian: Tiết 14, 15 (Theo phân phối chương trình)
- Địa điểm: Lớp học
6
Trang 7I Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, người học có thể:
1 Về tri thức:
- HS biết: cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của axit nitric, tính chất của muối nitrat;
phương pháp điều chế axit nitric trong PTN và trong công nghiệp.
- HS hiểu: tính chất hoá học của axit nitric và muối nitrat.
2 Về kỹ năng:
- Dựa vào công thức phân tử của HNO 3 và số oxi hoá của N trong phân tử HNO 3 , HS
dự đoán tính chất hoá học cơ bản của HNO 3 : tính axit và tính oxi hoá; Viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion thu gọn, các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử chứng minh cho tính axit và tính oxi hoá của HNO 3
- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học cảu axit HNO 3 và muối nitrat.
- Nhận biết axit HNO 3 , muối nitrat.
- Giải các bài tập hoá học: tính khối lượng các chất kèm theo hiệu suất phản ứng, xác định nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol của dung dịch.
3 Về thái độ:
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất HNO3 và có ý thức bảo
vệ môi trường.
II Cấu trúc nội dung chính của bài học:
1 Axit nitric
2 Muối nitrat
III Chuẩn bị:
+ Phương pháp dạy học: Trực quan kết hợp với hỏi đáp, giảng giải/diễn giảng, hoạt
động theo nhóm nhỏ.
+ Phương tiên dạy học:
Thí nghiệm kiểm chứng tính chất hoá học của axit HNO 3 và muối nitrat.
Trang 8H - O - N O
O
- Tính axit: quỳ tím; 3 ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch HNO 3 , CuO rắn, dung dịch NaOH; 1 ống nghiệm đựng dung dịch HNO 3 , lọ đựng canxi cacbonat (đá vôi).
- Tính oxi hoá: Các lọ đựng Cu, Fe và 2 ống nghiệm đựng dung dịch HNO 3
- Tính chất của muối nitrat:
- Tính tan: 2 ống nghiệm riêng biệt đựng KNO3 và NH 4 NO 3 (hoặc muối khác), nước.
- Tính chất của muối: 2 ống nghiệm đựng KNO3 rắn và dung dịch H 2 SO 4 đặc.
- Phản ứng nhiệt phân của muối nitrat: đèn cồn, giá ống nghiệm, ống nghiệm chịu
nhiệt đựng KNO 3 rắn.
+ Tài liệu tham khảo cần thiết: sách giáo khoa Hóa học 11.
IV Tiến trình hoạt động:
Cấu trúc
Hoạt động của giáo viên
và người học
1 Mở bài
2 Phát triển
bài
2.1 Hoạt
động 1 A AXIT NITRIC:
I Cấu tạo phân tử:
CTCT:
Trong phân tử N có số oxi hoá +5.
II Tính chất vật lí:
Tiết 14:
- HS viết CTCT, xác định số oxi hoá của nitơ trong HNO 3
- GV chuẩn bị một ống nghiệm chứa sẳn axit nitric GV mở nút lọ axit, đun nóng nhẹ một chút Cho HS quan sát và phát 8
Trang 92.2 Hoạt
động 2
- Axit HNO 3 là chất lỏng, không màu, bốc khói trong không khí ẩm.
- Axit HNO 3 dẽ bị nhiệt hay ánh sáng phân huỷ.
- Axit HNO 3 tan vô hạn trong nước.
III Tính chất hoá học:
1/ Tính axit:
Là axit mạnh, dd HNO 3 làm đổi màu quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối.
VD:
2HNO 3 + CuO ® Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O 2HNO 3 + Ba(OH) 2 ® Ba(NO 3 ) 2 + 2H 2 O 2HNO 3 + CaCO 3 ® Ca(NO 3 ) 2 + CO 2 + H 2 O
2/ Tính oxi hoá:
Là axit có tính oxi hoá mạnh nhất.
hiện 1 số tính chất vật lí của axit nitric.
- GV xác nhận nhận xét của HS và bổ sung:
+ Axit HNO 3 không bền ngay ở nhiệt độ thường, dưới tác dụng của ánh sáng nó cũng bị phân huỷ dần Khí có màu nâu
đỏ là khí NO 2 Phản ứng phân huỷ: 4HNO 3 ® 4NO 2 + O 2 + 2H 2 O
Vì vậy axit HNO 3 lâu ngày có màu vàng
do NO 2 phân huỷ ra tan vào axit.
+ Axit HNO 3 tan trong nước theo bất kì
tỉ lệ nào.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về tính axit của axit nitric, viết phương trình phản ứng.
- HS: Làm quỳ tím hoá đỏ, tác dụng với bazơ, oxit bazơ và một số muối.
- GV nêu vấn đề: Tại sao axit nitric có tính oxi hoá? Tính oxi hoá của axit nitric được biểu hiện như thế nào?
- GV gợi ý: Dựa vào cấu tạo của HNO 3
để giải thích.
- HS: Trong phân tử HNO 3 nitơ có số oxi hoá +5 là số oxi hoá cao nhất của nitơ.
Vì vậy trong các phản ứng có sự thay đổi
số oxi hoá, số oxi hoá của nitơ chỉ có thể giảm xuống các giá trị thấp hơn: 3, 0, +1, +2, +3, +4.
- GV xác nhận: Như vậy sản phẩm oxi hoá của axit nitric rất phong phú, có thể
là NH 4 NO 3 , N 2 , N 2 O, NO, NO 2
- GV làm 1 số thí nghiệm để HS thấy khả năng oxi hoá của HNO 3 phụ thuộc vào nồng độ axit và bản chất của chất
Trang 103
H N O có thể bị khử thành N H NO-3 4 3, N02, N O+12 ,
+2
N O,
+4
2
N O tuỳ theo nồng độ của HNO 3 và khả năng
khử của chất tham gia.
a Tác dụng với kim loại: Oxi hoá hầu hết các kim loại
trừ Au, Pt.
HNO 3 đặc + M ® M(NO 3 ) n + NO 2 + H 2 O
HNO 3 loãng + M khử yếu ® M(NO 3 ) n + NO + H 2 O
HNO 3 loãng + M khử mạnh ® M(NO 3 ) n + {NO, N 2 O,
NH 4 NO 3 } + H 2 O
(n: là hoá trị cao nhất và bền của kim loại)
VD:
Cu + 4HNO 3 đặc ® Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O
3Cu + 8HNO 3 loãng ® 3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O
5Mg + 12HNO 3 loãng ® 5Mg(NO 3 ) 2 + N 2 + 6H 2 O
8Al + 30HNO 3 loãng ® 8Al(NO 3 ) 3 + 3N 2 O + 15H 2 O
4Zn + 10HNO 3 loãng ® 4Mg(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 +
3H 2 O
Chú ý: Fe, Al thụ động với HNO 3 đặc nguội.
khử.
- Thí nghiệm 1: GV lấy 2 ống nghiệm, mỗi ống đựng dd axit HNO 3 đặc và loãng rồi bỏ vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh kim loại đồng.
- HS nhận xét màu sắc khí thoát ra, viết ptpư.
- GV: Với các kim loại có tính khử mạnh: Zn, Mg, Al…sản phẩm oxi hoá của HNO 3 có thể là N 2 O, N 2 , NH 4 NO 3
- HS lập các phương trình phản ứng tương ứng với các hiện tượng đã mô tả.
- GV bổ sung thêm:
+ Fe và Al thụ động trong dd HNO 3 đặc nguội GV giải thích cho HS hiểu được thụ động là gì.
+ Hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO 3 đặc và
3 thể tích HCl đặc gọi là nước cường thuỷ Nước cường thuỷ hoà tan được cả
Au và Pt Trong khi đó HNO 3 đặc nóng không phản ứng được GV giải thích nguyên nhân.
- Thí nghiệm 2: Cho mẫu S bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm đựng HNO 3 đặc Sau đó đun nóng nhẹ Khi phản ứng kết thúc nhỏ vào dd trong ống nghiệm vài giọt BaCl 2
- HS: Xác định sản phẩm sinh ra và viết ptpư Nhận xét: trong phản ứng trên số oxi hoá của nitơ giảm từ +5 xuống +4, số oxi hoá của S tăng từ 0 lên +6 cực đại.
- GV kết luận:
+ Axit HNO 3 có đầy đủ tính chất của axit mạnh.
+ Axit HNO 3 là chất oxi hoá mạnh, tác dụng hầu hết các kim loại, 1 số phi kim 10