1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thành phần và cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) theo độ cao ở vườn quốc gia ba vì, thành phố hà nội

96 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3,95 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tàiMục đích của đề tài luận văn thạc sĩ là nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác c

Trang 1

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Trang 2

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Trang 3

Trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý báu của các cơ quan tập thể và cá nhân Nhân dịp này,

tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS Đào Duy Trinh, người thầy ngay

từ đầu đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, trường Đại học

Sư phạm Hà nội 2, phòng Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2.Xin cảm ơn tới em :

Bùi Thị Hương lóp k38, khoa Sinh - KTNN Đinh Thị Thu Nga lớp k38, khoa Sinh - KTNN

Cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Hoc viên *

Nguyễn Trường Giang

Trang 4

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu kết quả trong luận văn là trung thục không trùng lặp với các đề tài khác Công trình chua đuợc công bố trên bất cứ một tài liệu nào Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sụ giúp đỡ cho việc thục hiện luận văn này đã đuợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đuợc chỉ rõ nguồn gốc

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, thảng 12 năm 2015

Hoc viên *

Nguyễn Trường Giang

Trang 5

MỞ ĐẦU

1.2.1 Tĩnh hình nghiên cứu Orỉbatỉda trên thể giới 5

1.2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Orỉbatỉda 8

1.2.1.2 Nghiên cứu về cẩu trúc quần xã Orỉbatỉda 9

1.2.2 Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam 9

1.2.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida 9

1.2.2.2 Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida 10

2.1.1 Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu 14

Trang 6

2.2.3 Xác định cẩu trúc quần xã Orỉhatỉda 19

2.2.4 Phương pháp phân tích và thống kê sổ liệu 19

2.4.3 Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm 28

3.1 Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở các độ cao

3.1.1 Thành phần loài Oribatida ở các độ cao 600m, 900m, 1216m

3.1.2 Đặc điểm phân bố của quần xã Oribatida ở 3 sinh cảnh ở độ cao

600m, 900m, 1216m thuộc VQGBa Vì, Hà Nội 34

3.2 Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida ở các độ

3.3 Cấu trúc quần xã Orỉbatỉda theo tầng phân bố ở các độ cao

Trang 7

3.3.4 Các loài Orỉbatỉda ưu thể ở các tầng phân bổ theo độ cao 44 3.4 Cấu trúc quần xã Oribatida theo độ cao thuộc VQG Ba V ì, Hà

3.5 Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ

sinh thái đất ở độ cao 600m, 900m, 1216m thuộc VQG Ba Vì, Hà Nội 56

3.6 Bước đầu đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã

3.6.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng quần xã Oribatida làm chỉ thị

3.6.2 Vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong môi trường

Trang 8

KIÉN NGHI * 66

Trang 10

Bảng 2.1 Số lượng mẫu cụ thể cho từng đai cao

Bảng 2.2 Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì

Bảng 3.1 Danh sách thành phần loài và sự phân bố Oribatida theo

các độ cao ở các tầng khác nhau tại VQG Ba Vì, Hà Nội

Bảng 3.2 Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Oribatida

theo độ cao ở VQG Ba Vì

Bảng 3.3 Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oĩibatida theo tầng

phân bố ở các độ cao thuộc VQG Ba VìBảng 3.4 Các loài Oribatida ưu thế theo độ cao và tầng phân bố ở

Bảng 3 9 Chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo độ

sâu của đất ở 3 độ cao thuộc VQG Ba VìBảng 3.10 Tỷ lệ các loài ưu thế theo độ sâu của đất ở độ cao

thuộc VQG Ba Vì

Trang 11

NỘI DUNG

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Qribatida

Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Qribatida

Trang 12

15 Hình 3.13 Chỉ số đa dạng Oribatida ở các độ cao thuộc VQG

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chon đề tài *

Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập năm 1991, theo quyết định số 407-CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Việt Nam VQG nằm trên địa bàn của 5 huyện : Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội và các huyện Lưong Son, Kỳ Son của tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 60km theo Quốc

lộ 21A VQG Ba vì có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên Đây là một trong những khu có giá trị cao về đa dạng sinh học, lưu giữ

và bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia

và toàn cầu Đã có những nghiên cứu về động vật ở đây như: chim, thú, bò sát, .nhưng về thành phần và cấu trúc Oribatida vẫn còn rất ít

Với tầm quan trọng của Oribatida trong hệ sinh thái tự nhiên cùng với ý nghĩa thực tiễn đối với con người nên là đối tượng được quan tâm nghiên cứu

từ rất sớm trên thế giới Nhưng ở Việt Nam nghiên cứu về Ve giáp mới chỉ ở giai đoạn đầu, dẫn liệu còn ít Các nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu thành phần loài và chỉ tiến hành rải rác ở một số vùng của đất nước Oribatida rất nhạy cảm với các biến đổi của môi trường sống vì thế chúng được sử dụng như những đối tượng nghiên cứu chuẩn cho điều tra giám sát biến đổi tài nguyên môi trường, nghiên cứu sinh thái tập tính, phục vụ nghiên cứu khoa học (Vũ Quang mạnh, 2007)[6]

Cho đến nay tài nguyên động vật đất nói chung và khu hệ Oribatida ở VQG Ba Vì mới được nghiên cứu bước đầu, do một số tác giả như Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh và ctv.(2004)[3], Vũ Quang Mạnh (2007, 2013)[6]

Vì những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thành phần

và cẩu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo độ cao ở VQG Ba Vì, Thành phố Hà Nội”.

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài luận văn thạc sĩ là nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida, liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính, độ cao khí hậu, và chiều sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở VQG Ba Vì, Thành Phố Hà Nội Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá vai trò chỉ thị của Oribatida trong việc quản lý, khai thác sử dụng bền vững hệ sinh thái đất Việt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Lập danh sách đầy đủ của loài ve giáp và đặc điểm phân loại của chúng ở VQG Ba Vì

3.2 Nghiên cứu phân tích cấu trúc quần xã Oribatida về đặc điểm phân

bố, mật độ quần thể, độ uu thế, đa dạng loài (H ), độ đồng đều (J ) ở các tầng phân bố của các độ cao 600m, 900m,1216m và ở các độ cao 600m, 900m, 1216m thuộc VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.3 Phân tích số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và sử dụng cấu trúc của quần xã Oribatida nhu yếu tố chỉ thị sinh học, trong quản lý bền vững môi trường đất ở hệ sinh thái đất

4 ĐỐỈ tuợng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tuợng nghiên cứu

Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lóp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia)

Trang 15

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Luận văn bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida

ở VQG Ba Vì Cấu trúc quần xã Oribatida ở các độ cao khác nhau của VQG

Ba Vì buớc đầu đuợc nghiên cứu về đặc điểm, đa dạng thành phần loài theo một số đặc điểm tự nhiên và nhân tác chính

Luận văn cung cấp dẫn liệu về đặc điểm phân bố và đặc trung định luợng của quần xã Oribatida ở VQG Ba Vì về cấu trúc quần xã Oribatida, đặc điểm phân bố, mật độ quần thể và tuơng đồng thành phần loài ở VQG Ba Vì đuợc nghiên cứu và phân tích đồng bộ, (1)3 độ cao ( 600m, 900m, 1216m trên mặt biển), (2) và chiều sâu thẳng đứng trong đất (0-10 và 10-20cm)

Phân tích số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và sử dụng cấu trúc của quần xã Oribatida nhu yếu tố chỉ thị sinh học, trong quản lý bền vững

hệ sinh thái đất

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn bổ sung tu liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh giá tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, khảo sát cấu trúc quần xã Oribatida nhu yếu tố chỉ thị sinh học, góp phần dụ đoán ảnh huởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tác tác động đến hệ sinh thái đất nói chung và quần xã Oribatida nói riêng

Đặc biệt ở các độ cao 600m, 900m, 1216m có điều kiện tự nhiên và mức độ tác động của con nguời là khác nhau vì vậy cần có sự nghiên cứu cụ thể để đánh giá mức độ ảnh huởng của các yếu tố tự nhiên và con nguời lên sinh cảnh

Số liệu thu đuợc của đề tài luận văn góp phần cung cấp tu liệu, phục vụ giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành động vật học, đặc biệt theo huớng

Trang 16

chuyên sâu về khu hệ và sinh thái động vật đất nói chung và Oribatida ở hệ sinh thái đất nói riêng.

6 Giả thuyết khoa học

Bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida ở VQG Ba

Vì Đặc biệt về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở các độ cao 600m, 900m, 1216m của VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội lần đầu tiên đuợc khảo sát, trong đó xác định đuợc số loài, tổng số giống, tổng số họ và có bao nhiêu taxon phân loại chua đuợc xác định giống

trong 1 họ, số loài trong 1 giống

Kết quả nghiên cứu bổ sung đuợc số luợng họ, giống, loài cho khu hệ

Ve Giáp Việt Nam

Cung cấp dẫn liệu về cấu trúc định luợng của quần xã Oribatida (số loài, chỉ số đa dạng H’, chỉ số động đều J ’) và sự thay đổi giá trị các chỉ số theo tầng phân bố ỏ 3 độ cao : 600m, 900m và 1216m thuộc VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa hoc của đề tài*

Bộ ve giáp (Acari: Oribatida) bao gồm những nhóm ve bét đa dạng và phong phú nhất Ngoài tự nhiên chúng sống chủ yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất, như thảm lá rừng và xác vụn thực vật, trên thân cây hay dưới vỏ cây gỗ, lớp thảm rêu bán trên thân cây, đất treo trên cành cây, trong tán cây xanh (Vũ Quang Manh, 2007) [6]

Hệ thống phân loại Oribatida, cùng các quan hệ tiến hóa của chúng với các nhóm ve bét khác được xây dựng và sắp xếp theo hệ thống của các tác giả Grandjean, 1954[35]; Balogh J and Balogh p (1992) [21]; Balogh J and

nghiên cứ hệ thống học Oribatida hiện được chấp nhận rộng rãi trên thế giới

Việc nghiên cứu phân tích sự thay đổi các đặc trưng định lượng của Oribatida (số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’, chỉ số đồng đều J ’) theo dạng sinh cảnh, theo độ cao và theo độ sâu lần đầu tiên được áp dụng ở VQG

Ba Vì làm cơ sở khoa học chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố môi trường đến hệ sinh vật đất

1.2 Lược sử nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới

Nghiên cứu về nhóm Oribatida trên thế giới đã được bắt đầu từ rất sớm, nhưng chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây

Khu hệ Oribatida thế giới hiện đã được mô tả khoảng 10.000 loài và số

loài Oribatida thực tế có thể vào khoảng từ 50.000 loài (Trave’ et al., 1996) đến 100.000 loài (Schatz, 2002) [33], Theo Balogh J et al., (1992) [21], số

lượng giống Oribatida trên thế giới đã tăng lên từ 700 giống đến hơn 1000

Trang 18

giống chỉ trong 20 năm gần đây (Balogh J et al., 1992) [21] Hiện nay ở Châu

Âu, loài mới vẫn đuợc mô tả đều đặn hàng năm và ở Bắc Mỹ, khoảng 75% số

loài của khu hệ Oribatida còn chua đuợc mô tả (Bechan-Pelletier et al., 1993).

Khu hệ Oribatida của Canada là một trong những khu hệ đuợc nghiên cửu khá kỹ từ rất sớm Mặc dù các dẫn liệu về sinh thái, phân bố của chúng có nhiều, nhung về khu hệ, số loài đuợc biết chỉ chiếm 1/4 số loài có trong thực tế

Đến năm 1999, Ve giáp (Acari) đuợc coi là cu dân truyền thống của đất

và thảm mục nhung chúng chua đuợc chú ý đến nhiều ở sinh cảnh này Tuy vậy, độ phong phú của khu hệ Ve bét sống tự do, cu trú trên tán cây rừng nhiệt đới, ôn đới, đuợc xem nhu “những sinh vật sống trôi nổi trên cây” (Behan-Pelltier, 1999) đã đuợc một số tác giả đề cập tới Chúng đuợc thu thập

từ vỏ cây, rêu, địa y[23]

Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở đất treo và các nhân tố hữu sinh, vô sinh ảnh huởng đến sự đa dạng của chúng Theo tác giả, Oribatida là một trong những nhóm Chân khớp chiếm uu thế về

số luợng trong đất treo Từ sinh cảnh này thu đuợc không ít hơn 50 loài Độ

đa dạng loài Oribatida ở đất treo có thể thấp hơn so với khu hệ Oribatida ờ đất rừng (Karasawa, 2004) [28]

Nghiên cứu về Oribatida ở Nga phát triển mạnh từ những năm 50 của thế kỷ 20 Cho đến nay đã ghi nhận đuợc 300 loài Oribatida ở tất cả các hệ sinh thái Riêng khu hệ Oribatida sống trên cây cũng đuợc quan tâm cách đây mấy chục năm Các mẫu Oribatida đuợc thu thập từ rêu, địa y sống phụ sinh,

từ vỏ cành, thân cây và trong tán cây với các công trình của Dalenius (1960); Kielozewski; Kashyna (1965); Niedbale (1969); Woltemade (1982), Coloff (1983) (Ermilov and Lochyrska, 2008) [32],

Cùng với kết quả nghiên cứu nguồn gốc phát sinh chủng loại, khu hệ,

hệ thống học Oribatida, các nghiên cứu về sinh học Oribatida cũng thu đuợc

Trang 19

nhiều kết quả có giá trị, trong đó việc nghiên cứu sự phát triển, sinh truởng trong mối quan hệ với các yếu tố tác động lên chúng là một huớng quan trọng đuợc nhiều tác giả chú ý đến Bản chất và thời gian phát triển, sinh truởng của nhóm động vật này còn chua đuợc điều tra một cách cẩn thận, đầy đủ Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiểu rằng các nhân tố môi truờng (nhiệt độ, độ

pH, hàm luợng mùn, số luợng và chất luợng thức ăn, sự xáo trộn nơi cu trú )

và mật độ của các nhóm chân khớp khác có thể ảnh huởng đến thời gian sinh truởng của hầu hết các Oribatiba (Ermilov and I.ochynska, 2008) [25] Tuy nhiên, ảnh huởng lớn nhất đến thời gian phát sinh là phuơng thức phát sinh của bộ hay cùa họ Oribatida Siepel (1994) đã luu ý rằng tất cả các sự thay đổi trong thời gian phát triển gây ra bởi môi truờng đều nhỏ hơn sự thay đổi ngay trong nội tại của các họ hay của bộ Oribatida là nhóm tham gia tích cực trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong chu trình nitơ và quá trình tạo đất Các nghiên cứu cho thấy trong tất cả các giai đoạn hay chu kỳ sinh truờng, phát triển của chúng đều sử dụng với phổ thức ăn rộng, bao gồm thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và thịt thối rữa Nhiều loài là vật chủ trung gian của sán lá dây, một vài loài là động vật ăn thịt, không có loài nào sống kí sinh (Krants, 1978) [29] Oribatida là động vật ăn hạt, chân kìm và các cấu tạo khác nhau của phần phụ miệng đuợc sử dụng cùng với nhau để cắt hay xé hạt thành các tiểu phần có kích thuớc phù hợp để ăn

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Oribatida theo các huớng: chỉ thị cho chất luợng đất ở mức độ loài hay quần

xã, chỉ thị cho thuốc trừ sâu, phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chỉ thị cho môi truờng đô thị

Những lợi thế của Oribatida khi sử dụng chúng nhu những sinh vật chỉ thị trong việc đánh giá chất luợng hệ sinh thái trên cạn là ở chỗ: chúng có độ

đa dạng cao, thu luợm với số luợng lớn một cách dễ dàng, ở tất cả các mùa

Trang 20

trong năm, trong nhiều sinh cảnh; việc định loại cá thể trường thành tương đối dễ; hầu hết chúng sống trong tầng hữu cơ cùa lớp đất màu mỡ và chúng là nhóm dinh dưỡng không đồng nhất Chúng bao gồm các taxon được đặc trưng bới sự sinh sản nhanh, thời gian sinh sống cùa các con non và con trưởng thành dài, khả năng tăng quần thể chậm (Behan - Pelletữe, 1999) [23].

Một số nghiên cứu sơ bộ về chi thị sinh học trong môi trường đô thị cũng cho thấy Oribatida là nhóm động vật nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng không khí (Weighmann, 1991) [32]

Có thể thấy lịch sử nghiên cứu của Oribatida đã có từ rất lâu trên thế giới, được nghiên cứu một cách hệ thống về cả khu hệ, sinh học, sinh thái và vai trò chi thị Nhưng ở Việt Nam thì hướng nghiên cứu về nhóm này mới chỉ bắt đầu ở thời gian gần đây

1.2.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Orỉbatỉda

Trong các công trình nghiên cứu về Acari trước đây, các công trình của Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt, ông là một trong

số những người quan tâm đến Ve giáp ở Châu Âu sớm nhất Chi từ năm 1881 đến năm 1923, ông đã đứng tên một mình, hoặc là đồng tác giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda Trong đó ông đã mô tả khoảng 120 loài Oribatida Tuy nhiên, tất cả những loài Berlese mô tà đã được Hammen (2009) tu chỉnh, xắp xếp lại dựa trên hệ thống phân loại của Grandjean (1954) [35] và công bố trong công trình “Berlese’s primitive Oribatida mites”

Khu hệ Oribatida ờ Trung Mỹ dược điều tra, nghiên cứu từ rất sớm Năm

1791, Otto Stoll đã miêu tả những loài Oribatida đầu tiên của khu vực Đen năm

1930 (sau 139 năm gián đoạn), nhiều Oribatida mới được thu thập, mô tả trong các công trình của Grandjean (1930- 1934, 1954, 1960, 1962), Willmann(1930) Woolley (1961, 1966) và từ năm 1972 trở lại đây, hàng loạt các công trình nghiên cứu về Oribatida cùa các tác giả khác nhau được thực hiện

Trang 21

1.2.1.2 Nghiên cứu về cẩu trúc quần xã Orỉbatỉda

Phản ứng của các quần xã động vật đất đối với sự quản lý đât nhu sự thay đổi độ giàu hoặc, độ phong phú, chỉ số đa dạng loài đã đuợc luợng hoá và đuợc kiểm tra phạm vi rộng nhu sinh cành, thậm chí trong một số truờng họp, ở phạm vi vùng đã đuợc nghiên cứu Khi phân tích dẫn liệu thu đuợc từ những mẫu định luợng (ở phạm vi 1 mẫu 250cm3 hay từ lđiểm thu mẫu) là đặc biệt quan trọng cho sự hiểu biết về ảnh huởng của việc sử dụng đất đến cấu trúc quần

xã và sự tồn tại của những sinh vật sống trong đất (Minor eỉ al, 2004) [30].

Sự tăng liên tục của những loài uu thế sống ở bề mặt và những loài không chuyên hoá cho thấy sự thay đổi đáng kể trong tự nhiên của những ảnh huởng có giới hạn này trong quá trình diễn thế Kết quả phân tích bằng phuơng pháp hồi quy thông thuờng cho thấy mức độ tác động gia tăng của các nhân tố bên ngoài đến quần xã Oribatida trong thời gian diễn thế của đồng

cỏ và sự thay đỗi huớng tác động chủ yếu đến độ phong phú của Oribatida từ các điều kiện của đất sang các diều kiện của thảm phủ thực vật và sau đó là tác động tồ họp của các điều kiện đất và lớp thảm phủ thực vât

Minor et al, (2004) đã điều tra ảnh huởng của một vài loại vật liệu bổ

sung vào đất nhằm làm tăng sinh khối cho các vụ trồng liễu luân phiên trong thời gian ngắn đến độ phong phú, độ đa dạng và cấu trúc quần xã của Ve bét sống tự do trong đất (gồm 2 nhóm Oribatida và Mesostigmata) ờ vùng trung tâm New York Các vật liệu bố sung bao gồm: Cặn bùn đã đuợc làm ốn định bằng chất vôi, phân gà ủ hoai, phân đạm, lóp đất phủ dẻo màu đen đề phù lên trên bộ rễ Kết quả cho thấy: Nhóm ve ăn thịt (Mesostigmata) phản ứng với các chất bổ sung khác với nhóm ăn mùn bã và nấm (Oribatida) [30],

1.2.2 Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam

1.2.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida

Truớc năm 1975, các công trình nghiên cứu về Oribatida ở Việt Nam còn chua chuyên sâu và đồng bộ Năm 1967, lần đầu tiên hai tác giả nguời

Trang 22

Hungari là Balogh J và Mahunka s nghiên cứu và giới thiệu khu hệ danh pháp đặc điểm phân bố của 33 loài Oribatida trong công trình “New oribatida from Viet Nam” Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới Tiếp theo là nghiên

cứu của hai tác giả Tiệp Khắc là A Rajski và R Szudrowwicz (Balogh J et

al., 1967) [22].

Sau năm 1975, Oribatida ở Việt Nam mới đuợc các tác giả trong và ngoài nuớc nghiên cứu chuyên sâu Nhu Golosova L., 1983, 1984; Mahunka (1987, 1988,1989); Behan-Pelletier, 1999; Pavlitchenco p., 1991 Nghiên cứu

của tác giả Stary, 1993, nghiên cứu của hai tác giả nguời Nhật là Ohkubo et

al., 1995 và Krivolutsky, 1979 [23].

Năm 2012, tác giả Đào Duy Trinh và cs đã chỉ ra sụ biến động thành phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau khi thay đồi các điều kiện môi truờng Trên cơ sở đó phân tích các mối quan hệ hữu cơ giữa sinh vật với môi truờng và tìm kiếm đuợc những nét đặc trung ở mức độ quần xã hay mức độ

cá thề Oribatida làm sinh vật chỉ thị trong những nghiên cứu tiếp theo.(Đào Duy Trinh và CS.2012) [16]

VQG Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận đuợc 15 loài và 16 loài thuộc bộ Oribatida uu thế chung cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài uu thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài uu thế chung cho tầng đất (Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cuờng, 2014) [17],

Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã đuợc nghiên cứu ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phuơng, tỉnh Ninh Bình Các mẫu vật đuợc thu thập trong 2 đợt từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2013 với tổng số 48 mẫu định luợng (rêu, tầng lá, tầng đất 0-10cm, tầng đất 10-20cm) Có 68 loài Oribatida thuộc 47 giống, 29 họ đuợc ghi nhận (Lê Thị Lan Phuơng, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, 2014) [14],

Gần đây nhất, tại Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, đã ghi nhận

Trang 23

được 76 loài Oribatida thuộc 51 giống của 28 họ ở cả hai lần thu mẫu đối với

cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng Trong số 68 loài xác định được tên

và có 8 loài ở dạng sp (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015 ) [18]

Nhìn chung những nghiên cứu về ve giáp ở Việt Nam cho thấy: việc nghiên cứu đã đề cập một cách toàn diện và có hệ thống Tuy nhiên các kêt quà đạt được mới chỉ là những bước đi định hướng ban đầu Để tìm hiểu thấu đáo vai trò của Ve giáp sống trong môi trường đất và để đưa chúng ứng dụng vào lĩnh vực khoa học và thực tiễn thì việc nghiên cứu nhóm này cần được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo

1.2.2.2 Nghiên cứu về cẩu trúc quần xã Oribatida

Năm 2002, Vũ Quang Mạnh và cs đã đưa ra dẫn liệu về vai trò và cấu trúc quần xã Oribatida ở vùng rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Có nhận xét cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng Nó có thể được xem xét và đánh giá như một đặc điểm sinh học, chỉ thị quá trình diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung[8]

Năm 2004, nhận định Ve giáp trong cấu trúc quần xã Acari trong hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì, Việt Nam cũng đã xác định được moi liên hệ giữa đai cao khí hậu ảnh hường tới cấu trúc quần xã Oribatida Mật độ quần thể ve bét ờ các sinh cảnh như RTN và RNT tưong ứng gặp 3090 và 2200 cá thể/ m2 mặt đất là nhỏ hon so với sinh cảnh nhân tác, như đất TCCB và ĐCT, tưong ứng gặp 8247 và 7580 cá thể/ m2 (Phan Thị Huyền và cs., 2004) [3],

Năm 2005, trong báo cáo khoa học tại Hội nghị Côn trùng học toàn Quốc lần thứ V, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm đã công bố khu hệ Oribatida Việt Nam; xác định được 158 loài, thuộc 46 họ, mang tính chất Ân Độ- Mã Lai và thuộc vùng địa động vật Đông Phưong (Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, 2005) [7],

Trang 24

Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh công bố 102 loài Oribatida đuợc phát hiện ở VQG Xuân Sơn - Phú Thọ Công bố Oribatida họ Oppidae Grandjean, 1954; phân họ Oppinidae Grandjean 1951 và Mulltioppiinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [9],

Năm 2007, Vũ Quang Mạnh, Luu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh đã công

bố 3 loài thuộc giống Perxylobatas Hammer 1972, hiện có ở Việt Nam (Vũ

Quang Mạnh và cộng sự, 2007) [10]

Trong báo cáo tại hội nghị Techmart tại Tây Nguyên vào tháng 4/2008, các tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh và Nguyễn Hải Tiến đã trình bày về vai trò của Động vật đất trong đó có Oribatida là yếu tố chỉ thị cho sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất [11]

Năm 2012, tác giả Đào Duy Trinh và cs đã chi ra đuợc sự biến động thành phần loài ve giáp (Acari: Oribatida) duới tác động của các nhân tố ô nhiễm đất bởi các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ, chất phóng xạ và kim loại nặng (Đào Duy Trinh và CS.2012) [16]

Năm 2014, nghiên cứu tại VQG Tam Đảo đai cao trên 700m đã ghi nhận các chỉ số định luợng của Oribatida (Số loài, MĐTB, H’, J ’) có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700-900m (S= 17; Sl= 73; MĐTTB= 4520; H’= 3, 2277; J ’= 0, 904); Đai cao 900 - 1252m (S= 19; Sl= 90; MĐTTB= 5480; H ’=

2, 348; J’= 0, 8162) (Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cuờng, 2014) [17],

Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã đuợc nghiên cứu ở hệ sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phuơng, tỉnh Ninh Bình ghi nhận: Mật độ trung bình đạt cao nhất ở tầng (0-10cm) (16960

cá thể/ m2) và thấp nhất ở tầng rêu (576 cá thể/ kg); Có sự đột biến về số luợng cá thể ở tầng đất (0-1 Ocm) Độ đa dạng H’ đạt cao nhất ở tầng rêu H ’ =

3, 05 và thấp nhất ở tầng (0-10cm) với giá trị H ’ = 1, 71 Độ đồng đều J ’ đạt

Trang 25

giá trị cao nhất ở tầng rêu J’ = 0, 89 và thấp nhất ở tầng (0-1 Ocm) (J’ = 0, 52) (Lê Thị Lan Phưong, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, 2014) [17].

Năm 2015, trong nghiên cứu tại Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên,

đã ghi nhận mật độ trung bình thay đổi theo từng tầng phân bố, lớn nhất là tầng AI (1120 cá thể/m2), tầng A2 (600 cá thể/m2), tầng AO (103 cá thể/m2)

và thấp nhất ở tầng A (41 cá thể/kg) Ở Suối Tiên, mật độ trung bình có chiều huớng giảm dần từ A2 < AI < AO < A tuơng ứng: 3600 cá thể/m2 < 2800 cá thể/m2 < 423 cá thể/m2 < 81 cá thể/kg (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015)[18]

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu,

ĐIỀU KIỆN T ự NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VQG BA v ì, HÀ NỘI

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.7.7 Thời gian nghiên cứu và số lượng mẫu

Tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã ve giáp vào ngày26/10/2014 tại 3 độ cao 600m, 900m và 1216m tại VQG Ba Vì với số luợng

2.7.2 Địa điếm nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi đuợc tiến hành theo 3 độ cao: 600m, 900m

và 1216m ở VQG Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.7 Vật liệu nghiên cứu

Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ (5x5x10) cm Túi nilong dựng mẫu, bút dạ không xóa, số ghi chép, Máy xác định tọa độ địa lý GPS là thiết bị thu và sử lý tín hiệu từ các vệ tinh

Trang 27

địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào trên trái đất (Trần Đình Nghĩa, 2005, Vũ Quang Mạnh, 2007) [14], [6].

Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm:

Hệ thống lọc mẫu đất (rây lọc, phễu lọc, .) Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính, lamen, ống hút, bút tách mẫu, giấy thấm, bông, Kính lúp Olympus SZ40; Kính hiển vi: Labomed Seme Plan Achro Lp: 40x/0, 65 5121040

Hoá chất sử dụng : Glixerol, Formaldehyt, cồn 90°

2.2.2 Thu mẫu ở thực địa và phân tích xử lý mẫu ở phòng thí nghiệm

* Thu mẫu rêu, thảm lá, đất

Ở VQG Ba Vì - Hà Nội, chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất, tầng rêu và tầng thảm lá, định luợng theo các độ cao Mầu đất đuợc lấy ở độ sâu 0-10cm và 10-20cm với kích thuớc của mỗi mẫu thu là 5x5x1 Ocm Đối với thảm lá rừng phủ trên mặt đất, chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ

sau đó tính trung bình để biết trên lm 2 diện tích có trọng luợng thảm lá rừng

là bao nhiêu Đối với các mẫu thảm rêu mẫu định luợng là từ 100-300 gram rêu bám thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên mặt đất nằm ở độ cao từ 0 - lOOcm trên mặt đất Các mẫu này đều cân trọng luợng mỗi mẫu và tính trung bình theo kg

* Tách lọc mẫu

Tách lọc mẫu Oribatida theo phuơng pháp phễu lọc “Berlese-Tullgren”

Sử dụng phuơng pháp truyền thống trong nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975

Các mẫu đất sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiếp tục tiến hành tách động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phuơng pháp phễu lọc “Berlese- Tullgren”,

Trang 28

dựa theo tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.

Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động vật thu được nhờ phễu “Berlese- Tullgren” sẽ được đổ trên giấy lọc đặt sẵn trong đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng nhóm Oribatida Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa dung dịch định hình là íormaldehyt 4% Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu, địa điểm Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật được bảo quản tại Phòng Động vật, Khoa Sinh-KTNN, Đại học sư phạm Hà Nội 2

* Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida

(từ Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]

- Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.

- Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước

•Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN),

giáp sinh dục (G) và 2 đôi chân sau

- Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lưng.

Trang 29

- Gnathosoma là phần hàm miệng.

- Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.

- Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.

- Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao

(từ Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]

b ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, Im: Lông rostrum; tấm lamella.

• le, ỉn, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.

- Bothridium: Gốc của lông sensilus.

- Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.

Trang 30

- tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella.

• cuspis: phần đỉnh của tấm lamela chìa lên bề mặt cơ thể.

- prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề

mặt cơ thể

- cl, c2, c3, cp, dl, d2, el, e2, f l , f2, hl, h2, h3, psl, ps2, ps3: Các lông

notogaster ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới miệng; la,

lb, lc, và 2a, 3a, 3b, 3c, và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3 và

4; apl, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; epl,

ep2, ep3, ep 4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pdl, pd2, pd3, pd4: Các

tấm pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ỉa, ỉh, im, ips, iad, ỉan: Các khe cắt lyrifissures.

■ G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông

sinh dục và lông quanh sinh dục [3], [6], [22], [23], [24], [26], [27]

* Định loại Oribatida.

Mầu Oribatida, trước khi được định loại cần được tẩy màu, làm trong

vỏ kintin cứng Quá trình làm trong màu có thể diễn ra trong một vài ngày hoặc lâu hơn nên cần nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm Đưa lam kính quan sát dưới kính lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ

bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau riêng Dùng kim chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dưới lamel để quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng và ngược lại Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta chuyển sang ở kính hiển vi

Sau khi định loại xong, các loài được đo kích thước và chụp ảnh; tất cả các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch định

hình bằng formol 4% Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký

phòng thí nghiệm

Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J và Balogh p., 1992, [21]

Trang 31

Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Grandjean, 1954, Willmann, 1931, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, (2006), Vũ Quang Mạnh, 2007)[35], [34], [9], [6]

2.2.3 Xác định cấu trúc quần xã Oribatida

Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở VQG Ba Vì, Hà Nội chúng tôi

đã tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida bao gồm: số lượng loài, mật độ (cá thể/ kg rêu và cá thể/ m2 thảm lá, đất) chỉ số đa dạng loài H’ (chỉ số Shannon- Waever) và chỉ số đồng đều J’(chỉ số Pielou) Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lượng này theo sinh cảnh, theo mùa, theo đai cao khí hậu và theo độ sâu đất

2.2.4 Phương pháp phân tích và thống kê số liệu

* Phân tích chỉ số Jaccard về tương đồng thành phần loài:

J = — - — X 100

a + b - c

b - số loài có trong sinh cảnh B

c - số loài chung cho cả A và B

* Số lượng loài: số lượng loài được tính bằng tổng số loài có mặt trong

điểm nghiên cứu ở tất cả các lần thu mẫu (với rêu, MĐTB là cá thể/ 1 kg; với đất và thảm lá MĐTB là cá thể/ m2 )

* Mật độ trung bình:

Mật độ trung bình được tính bằng số lượng cá thể trung bình có ở tất cả các lần thu mẫu trên lm 2 diện tích đất, thảm lá và trên lkg rêu của điểm nghiên cứu

Trang 32

* Phân tích độ ưu thế (D) tính theo công thức:

D = ^ x 100

N

Trong đó: na - số lượng cá thể của loài a

N - tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo đai cao hay theo tầng phân bố

* Phân tích chỉ số đa dạng loài (H’):

Chỉ sổ (H ’) Shannon- Weaner: được sử dụng để tính sự đa dạng loài

dựa trên 2 thông số: số lượng loài trong quần xã và giá trị đóng góp của các loài trong quần xã

H -È^xinịVl

t í N

ni - số lượng cá thể của loài thứ i

N - tổng số lượng cá thể trong seri nghiên cứu

* Phân tích chỉ số đồng đều (J5) - Chỉ số Pielou

lnS

Giá trị J ’ dao động trong khoảng từ 0 đến 1

Trang 33

2.3 Đặc điểm tự nhiên của VQG Ba Vì, Hà Nội

Phía Tây giáp các xã Khánh Thuợng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

(http://vuonquocgiabavi.com.vn/dieu-kien-tu-nhien)

* Địa hình, địa thế

Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp với vùng bán sơn địa Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh nhu Đỉnh Vua cao 1296m, Đỉnh Tản Viên cao 1227 m, Đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m, Đỉnh Viên Nam cao 1012 m Địa hình bị chia cắt bởi những khe

và thung lũng, suối hẹp Huớng của cả hai khối núi theo huớng Tây Bắc

Trang 34

-Đông Nam, độ cao của hai khối núi giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hỡnh đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền hai khối núi với nhau Sườn của hai khối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng, sườn Tây dốc hơn sườn Đông Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông

Bắc - Tây Nam, độ dốc bình quân > 25° Nhiều nơi có độc dốc lớn >35° (Báo

cáo quy hoạch Vườn Quốc Gia Ba Vì) [37].

2.3.2 Thổ nhưỡng

Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Iđoxini cách đây 150 triệu năm

Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và

đa dạng gồm nhiều loại đá như: Đá biến chất, đá vôi, đá trầm tích - phun trào, đá trầm tích, đá bở rờ i

Theo tài liệu nghiên cứu địa chất, địa mạo khu vực Ba Vỡ của Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005)

và kết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2008 cho thấy: Nền địa chất khu vực

có phân vị địa tầng cổ nhất thuộc các đá biến chất tuổi Proterozoi, có thể tổng họp theo các nhóm đá điển hình sau:

- Nhóm đá macma kiềm và trung tính: điển hình có đá Diorit, poocphiarit tương đối mềm Nhóm đá này khi phong hoá cho mẫu chất tương đối mịn và tương đối giầu dinh dưỡng

- Nhóm đá trầm tích: cỏ t kết, phiến thạch sột, cuội kết hình thành từ đá gốc macma kiềm và trung tính Nhóm đá này khi phong hoá tạo thành loại đất khá màu mỡ [37],

- Nhóm đá biến chất phân bố thành dải từ khu vực Đá Chông đến Ngòi Lát, chiếm gần toàn bộ diện tích sườn phía Đông và khu vực Đồng Vọng, xóm Sảng Thành phần chính của nhóm này gồm đá Diệp thạch kết tinh, đá Gnai, Diệp thạch xêrit lẫn các lớp quaczít [37],

Trang 35

- Nhóm đá vôi phân bố khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Ma, xóm Quýt.

- Nhóm đá trầm tích phun trào nằm rải rác trong vùng [37]

- Nhóm đất Feralit đỏ vàng: diện tích 9.618, 4 ha, chiếm 88, 5% diện

tích tự nhiên VQG Nhóm đất này phân bố ở độ cao dưới 700m, phát triển trên đá macma kiềm, trung tính, và các loại đá khác Đất có màu vàng, đỏ, nâu, mầu sắc tương đối rực rỡ, tầng mùn mỏng, tầng đất mỏng đến dày [34]

- Tổ họp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn họp có diện tích 6, 2 ha, chiếm 0, 7% diện tích tự

nhiên VQG Nhóm đất này phù họp với canh tác nông nghiệp (Báo cáo quy

hoạch Vườn Quốc Gia Ba Vỉ) [37].

2.3.3 Khí hậu và thuỷ văn

* Khí hậu

Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới

ấm với mùa đông lạnh và khô

Theo tài liệu quan sát khí tượng thuỷ văn biến động trong những năm gần đây của huyện các huyện Ba Vì, Lương Sơn, Kì Sơn cho biết, tại khu vực

Trang 36

bình năm 20, 6°C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16°c Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0, 2° c Nhiệt độ cao tuyệt đối 33, l° c [37].

Luợng mua trung bình năm đạt 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8 Độ ẩm không khí 86, 1% Vùng thấp thuờng khô hanh vào tháng 12, tháng 1 Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô.Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40% Mùa Hạ

có gió Đông Nam với tấn suất 25% và huớng Tây Nam Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tuởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhung

chua đuợc khai thác (Báo cáo quy hoạch Vườn Quốc Gia Ba Vì) [37].

*Thủy văn

Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thuợng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo huớng Bắc, Đông Bắc và đều phụ luu của sông Hồng Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều

là phụ luu của sông Đà Mật độ 1, 2 -T 2 km/ 1 km2 Các suối này thuờng gây

trong khu vue gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, ngũi Lạt, suối Yờn cu, suối Bơn, suối Quanh, suối cầu Rổng, suối Đô, Chằm Me, Chằm Sỏi.Sông

Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày nhu Suối ối, Suối Ca, Suối Mít, Suối Ba Gò, Suối Xoan, Suối Yên Cu, suối Củi thuờng xuyên cung cấp nuớc cho sản suất và sinh hoạt của nguời dân trong vùng

Bên cạnh còn có các hồ chứa nuớc nhân tạo nhu hồ suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Hóoc Cua và các hồ chứa nuớc khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nuớc cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh

hoạt cho dân ( Báo cáo quy hoạch Vườn Quốc Gia Ba Vì) [37],

Trang 37

2.3.4 Tài nguyên rừng

2.2.4.1 Diện tích các loại rừng

Tổng diện tích tự nhiên của VQG Ba Vì tại thời điểm điều tra là 10.782, 7 ha, trong đó diện tích đất có rừng của Vườn hiện nay là 8.192, 5 ha; chiếm 75, 98% tổng diện tích tự nhiên toàn Vườn Trong đó:

- Rừng tự nhiên 4.200, 5 ha;chiếm 51, 27% diện tích đất có rừng

- Rừng trồng 3.992 ha, chiếm 48, 73 % diện tích đất có rừng

Diện tích đất có rừng phân bố nhiều nhất tại xã Ba Vì với 1.407, 0 ha Diện tích rừng trung bình và rừng nghèo tập trung khu vực núi Ba Vì với 883,

9 ha Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ còn rừng phục hồi với diện tích 1.071, 5

ha( Báo cáo quy hoạch Vườn Quốc Gia Ba Vỉ) [37].

Trong tống số 3.992, 0 ha rừng trồng thì có 1.694, 0 ha là rừng trồng ở cấp tuổi 1 chưa có trữ lượng Rừng Keo và Bạch đàn tuổi 2 có trữ lượng 87,

748 ngàn m3; tập trung ở các xã Ba Vì, Khương Thượng, Tản Lĩnh, Phú Minh [37],

2.3.5 Hệ động vật rừng (ĐVR)

Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài

Trang 38

có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập họp qua tài liệu đã có Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và

Lưỡng thê Đó là các loài Thằn lằn tại Ba Vì (Tropidophous bavỉensỉs), ếch vạch (Chaparana deỉacouri)[37].

Bảng 2.2 Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì

Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài

ĐVR nhỏ, hoặc trung bình Các loài quý hiếm như cầy vằn (Chrotogale

owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), cầy gấm {Prỉonodon pardicolor);

Beo lửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sưmatraensis), Sóc bay

(Petaurista petaurista) Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yeng quạ (Eurystomus orientaỉis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis) vầ các loài

đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì ( Bảo cảo quy hoạch VQG Ba Vì)[31].

*Hệ côn trùng

Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ Trong đó có 7 loài được ghi trong

sách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus)-, Cà

mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde); Bướm rồng đuôi trắng

Trang 39

(.Lamproptera curius Fabricius); Bướm phượng Hêlen Ợroides helena Linnaeus), Bướm đuôi kiếm (Graphỉum antiphates Cramer) Hệ côn trùng ở

Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên

của Vườn (Bảo cảo quy hoạch VQG Ba Vỉ')[37].

2.4 Đăc điểm cơ bản về kỉnh tế xã hôi • •

2.4.1 Dân tộc, dân số và lao động

Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao và Thái Dân số có 89.928 người, đa số là dân tộc Mường 69.547 người và phân bố ở

cả 16 xã, chiếm 77, 3%; dân tộc Kinh 20, 4%; dân tộc Dao 2, 15%, chủ yếu ở

3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; dân tộc Thái 0, 15%, phân bố ở xã Đồng

Xuân, Yên Quang và Phú Minh (Báo cảo quy hoạch VQG Ba Vỉ) [37].

2.4.2 Tĩnh hình phát triển kinh tế chung

Theo số liệu thống kê của các xã, nguồn thu ngân sách trên địa bàn các

xã vùng Đệm năm 2007 đạt 21, 55 tỷ đồng Sản lượng lương thực trung bình trong toàn khu vực đạt 308 kg/người/ năm Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt 6 triệu đồng/người/năm Thấp nhất là xã Vân Hoà, chỉ đạt 3, 6 triệu đồng/người/năm

- Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4, 55 tấn/ha/năm Bình quân mỗi năm đạt trên 20 ngàn tấn Năm

2007 đạt 27.680, 02 tấn Tuy nhiên, sản lượng lương thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phương vẫn phải mua từ bên ngoài vào

- Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích

chăn thả ngày càng thu hẹp(ổáo cáo quy hoạch VQG Ba Vì) [37],

Trang 40

2.4.3 Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng Đệm

- Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở Toàn vùng hiện có 1.309 giáo viên với 14.731 học sinh Hầu hết các em ở độ tuổi đến trường đều đã được đi học[37]

- Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong khu vực điều tra, mỗi xã có 1 trạm y tế Toàn vùng có 103 cán bộ y tế và 87 giường bệnh [37]

- Chợ: Hiện nay chỉ mới một số xã có chợ như Yên Quang, Tản Lĩnh, chủ yếu vẫn là chợ tạm, còn các xã khác đều chưa có chợ Việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của bà con thôn bản chưa được cải thiên nhiều Vì vậy, cần đầu

tư xây dựng cho mỗi xã một chợ, theo tiêu chuẩn chợ miền núi (Báo cáo quy

hoạch VQG Ba Vĩ) [37].

Ngày đăng: 27/05/2016, 17:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Ngọc Hải (2009), “Đặc điểm khu hệ thực vật VQG Tam Đảo”, Báo cáo chuyên đề VQG Tam Đảo, 2009, tr2-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm khu hệ thực vật VQG Tam Đảo”, "Báo cáo chuyên đề VQG Tam Đảo
Tác giả: Trần Ngọc Hải
Năm: 2009
2. Đỗ Quang Huy (2009), “Đánh giá khu hệ động vật rừng và danh lục các loài động vật rừng VQG Tam Đảo”, Báo cáo chuyên đề VQG Tam Đảo, 2009, tr2-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khu hệ động vật rừng và danh lục các loài động vật rừng VQG Tam Đảo”, "Báo cáo chuyên đề VQG Tam Đảo
Tác giả: Đỗ Quang Huy
Năm: 2009
3. Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặng Việt Hà, Đặng Thúy Hiền (2004), “Ve giáp (Acari: Oribatei) trong cấu trúc quần xã Acari ở hệ sinh thái rừng vườn Quốc gia Ba Vì, Việt Nam”.- Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KH và KT, H., tr.777-780 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve giáp (Acari: Oribatei) trong cấu trúc quần xã Acari ở hệ sinh thái rừng vườn Quốc gia Ba Vì, Việt Nam”.- Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, "Nxb KH và KT
Tác giả: Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặng Việt Hà, Đặng Thúy Hiền
Nhà XB: Nxb KH và KT
Năm: 2004
4. Trần Đình Nghĩa (chủ biên) (2005), sổ tay thực tập thiên nhiên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr. 5-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: sổ tay thực tập thiên nhiên
Tác giả: Trần Đình Nghĩa (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2005
5. Vũ Quang Mạnh(2002), “Đa dạng quần xã ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đồi núi Đông Bắc và Bắc Kạn”, Bảo cảo Hội nghị Vườn Quốc gia Ba Be, Bẳc Kạn, 26- 27/9/2002, tr 12 - 1 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng quần xã ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đồi núi Đông Bắc và Bắc Kạn”
Tác giả: Vũ Quang Mạnh
Năm: 2002
6. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb KH và KT, 21, tr. 15 - 346 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida
Tác giả: Vũ Quang Mạnh
Nhà XB: Nxb KH và KT
Năm: 2007
7. Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm (2005), “Đặc trưng phân bố và tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp (Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ V, Nxb Nông nghiệp, tr. 137 - 144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng phân bố và tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp (Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, "Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
8. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hoà (2002), “Dan liệu bổ sung về cấu trúc và vai trò của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Vĩnh Phúc”, Nxb Nông nghiệp, tr. 314 - 318 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dan liệu bổ sung về cấu trúc và vai trò của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hoà
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
9. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, Tạp chỉ Khoa học ĐHQG Hà Nội, T, XXII, 4, tr. 66 - 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, "Tạp chỉ Khoa học ĐHQG Hà Nội
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh
Năm: 2006
10. VŨ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh (2007), “Giống Ve gáp Peroxylobates Hammer, 1972 ở Việt Nam”, Tạp chỉ khoa học ĐHQG Hà Nội, 23(2), tr. 278-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giống Ve gáp "Peroxylobates" Hammer, 1972 ở Việt Nam”, "Tạp chỉ khoa học ĐHQG Hà Nội
Tác giả: VŨ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh
Năm: 2007
11. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật đất, - Yếu tố chỉ thị sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, - Báo cáo tại Hội nghị Techmart Tây Nguyên”, 24 - 27/4/2008, Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc, tr. 1 - 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cấu trúc quần xã động vật đất, - Yếu tố chỉ thị sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đất, - Báo cáo tại Hội nghị Techmart Tây Nguyên”, 24 - 27/4/2008, "Buôn Mê Thuật, Đắc Lắc
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến
Năm: 2008
12. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh (2006), “Họ Ve giáp Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystroppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, Tạp chí sinh học, 28(3), ừ. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Họ Ve giáp Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystroppiinae, Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, "Tạp chí sinh học
Tác giả: Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh
Năm: 2006
14. Lê Thị Lan Phương, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, 2014. “ cẩu trúc quần xã Ve giáp (Acarỉ: Orỉbatỉda) ở hệ sinh thải đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 23. Tr. 113-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cẩutrúc quần xã Ve giáp (Acarỉ: Orỉbatỉda) ở hệ sinh thải đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình
16. Đào Duy Trinh và cs.(2012), “ Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài của khu hệ Ve giáp (Acari : Oribatida) tại khu công nghiệp Thuỵ Vân - Thành Phố Việt Trì và vùng phụ cận”, Kỷ yếu hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ 6, tr.228-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài của khu hệ Ve giáp (Acari : Oribatida) tại khu công nghiệp Thuỵ Vân - Thành Phố Việt Trì và vùng phụ cận”, "Kỷ yếu hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ 6
Tác giả: Đào Duy Trinh và cs
Năm: 2012
17. Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường, 2014. “Nghiên cứu vai trò chỉ thị của bộ Orỉbatỉda ở đai cao trên 700 m Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 8. NXB Nông nghiệp. Tr.973-978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vai trò chỉ thị của bộ Orỉbatỉda ở đai cao trên 700 m Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp. Tr. 973-978
18. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015. “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acarỉ: Orỉbatỉda) ở khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, xã Vân Hòa, Ba Vĩ, Hà N ộ i”, Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acarỉ: Orỉbatỉda) ở khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, xã Vân Hòa, Ba Vĩ, Hà N ộ i”
19. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh ( 2010) “Dan liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học, ĐHSP Hà Nội 2, 3, tr.49-56.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dan liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ
20. Balogh J. (1963), “Identification keys of holarctic oribatid mites (Acari) families and genera.”- Act. Zool. Hung., IX, pp. 1-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identification keys of holarctic oribatid mites (Acari) families and genera.”- "Act. Zool. Hung
Tác giả: Balogh J
Năm: 1963
21. Balogh. J and Balogh p. (1992), The Oribatid Genera o f the World, HNHM Press, Budapest, v . l and 2, pp. 1-263 and pp. 1-375 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Oribatid Genera o f the World
Tác giả: Balogh. J and Balogh p
Năm: 1992
22. Balogh J. and Mahunka s. (1967), “New oribatids (Acari, Oribatei) from Vietnam”-Act. Zool. Hung., 13(1-2), pp. 39-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New oribatids (Acari, Oribatei) from Vietnam”-Act. "Zool. Hung
Tác giả: Balogh J. and Mahunka s
Năm: 1967

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w