1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức

46 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, phát triển kinh tế tri thức đang trở thành mục tiêu, hướng đi của tất cả các quốc gia, đặc biệt là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỦY NGÂN

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Đ ăng C ộng sản V iệt Nam

Ngưòi hướng dẫn khoa học:

ThS Ngô Thị Lan Hưong

HÀ NỘI 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này em nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo -ThS Ngô Thị Lan Hương

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị, các cô, chú cán bộ quản lý thư viện, phòng đọc tạp chí, luận văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Trong khi nghiên cứu tôi đã kế thừa thành quả của các nhà khoa học của đồng nghiệp vói sự chân trọng và biết ơn Các kết quả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thủy Ngân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 5

Chương 1 MỘT s ố VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CÔNG NGHIỆP, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI KINH TẾ TRI THỨC 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.2 Tính tất yếu của công nghiêp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức 10 Tiểu kết chương 1 21

Chương 2 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ở VIỆT NAM DƯỚI s ự LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG 22

2.1 Chủ trương và định hướng của Đảng về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 22

2.2 Qúa trình lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức của Đảng 33

2.3 Một số nhận xét và kinh nghiệm 48

Tiểu kết chương 2 67

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, phát triển kinh tế tri thức đang trở thành mục tiêu, hướng đi của tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước đi sau như Việt Nam chúng ta, để có thể đưa nền kinh tế nước ta theo kịp với kinh tế các nước phát triển không phải là nền kinh tế suy thoái, tụt hậu so với các nước, từ thực tế đó, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4 năm 2006) đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn vói phát triển kinh tế tri thức”

Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học trong mấy chục năm trở lại đây đã đưa loài người sang một thời kỳ phát triển mới.Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa phát triển mạnh.Hình thành nền kinh tế tri thức Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, khoa học công nghệ, đã trở thành lực lượng sản xuất chính, quyết định đến sự phát triến kinh tế -xã hội Nước ta

từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta hải tiến hành đồng thời 2 quá trình:Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp, chuyển từ kinh tế nông - công nghiệp lên kinh tế tri thức Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau kết hợp các bước tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, gắn liền công nghiệp hóa hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức Chính điều này đã tạo ra những thách thức đồng thời cũng tạo ra những cơ hội thuận lọi đối với các nước đã và đang phát triển đặc biệt là nước ta Việc rút ngắn khoảng cách của nước ta so với các nước phát triển hơn trong khu vực

và trên thế giói, một mặt đòi hỏi chúng ta phải chủ động hội nhập một cách có hiệu quả để khai thác nhữngcơ hội toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại; mặt khác nhanh chóng tạo ra nhưng điều kiện tiền đề như

Trang 6

đổi mới quản lý xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục và đào tạo, bảo vệ và cải tạo tài nguyên môi trường xanh sạch đẹp, phát triển khoa học công nghệ.

Với ý nghĩa như vậy thì việc xây dựng một nền kinh tế tri thức ở nước ta

là một nhiệm vụ quan trọng Từ thực tiễn phải đổi mới như vậy nên tôi đã

chọn đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cồng nghiệp hóa, hiện đại

hóa gẳn liền với phát triển kinh tể trithức ”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nước ta đang trong thòi kỳ mở cửa hội nhập, khái niệm kinh tế tri thức

là khái niệm mới, nhưng đã có rất nhiều tác giả, các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này Đã có nhiều cuộc hội thảo mang vấn đề kinh tế tri thức mang ra làm đề tài thảo luận để nhằm tiếp cận và xây dựng phát triển một nền kinh tế tri thức ở Việt Nam như: “Nền kinh tế tri thức và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tiến sĩ Đặng Ngọc Dinh, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức” của tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, “Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam” của Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban khoa giáo trung ương Nước ta đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa được một thời gian và việc xây dựng nền kinh

tế tri thức không còn là khái niệm và việc làm mới mẻ nhưng khi chúng ta vẫn chưa đạt hết mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra thì nó vẫn là vấn đề cấp thiết, cần nghiên cứu và đưa ra những sáng kiến có ích Vì vậy khóa luận

nghiên cứu về “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa gẳn liền ván phát triển kinh tế tri thức.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Khóa luận bước đầu làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng trong việc lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế,

Trang 7

đưa ra được phương hướng và quá trình thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng giao phó tới các cấp, ban ngành Và cuối cùng thì kết luận đưa ra và đánh giá những mặt tích cực và hạn chế.

- Đưa ra được quá trình thực hiện của các ban ngành từ cấp cơ sở để thấy

rõ được sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm thực hiện được mục tiêu đã đề ra

- Quá trình thực hiện ấy chúng ta đã đạt được những gì và điểm nào cần

bổ xung và sửa đổi Rút ra bài học kinh nghiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về vấn đề Đảng lãnh đạo sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền vói phát triển kinh tế tri thức Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các chủ chương, định hướng mà Đảng đưa ra và quá trình thực hiện, kết quả mà chúng ta đạt được dưới sự chỉ đạo của Đảng

4.2 Pham vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu giai đoạn từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) là Đảng đã hoàn thành chủ chương xây dựng đất nước theo con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và nghiên cứu đến giai đoạn hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Trang 8

Để có thể thực hiện được đề tài này thì tác giả đã dựa vào các tài liệu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và nghiên cứu về kinh tế tri thức Và dựa vào các văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần VII, VIII, IX, X, XI, và dựa vào đường lối, chủ chương và quá trình thực hiện của Đảng và Nhà Nước.

5.2 Các phương pháp chuyên ngành khác

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng họp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp và diễn dịch

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, khóa luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết kuaanj thì khóa luận được chia làm 2 chương 5 tiết

Trang 9

NỘI DUNG Chương l.MỘT SỐ VẨN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG CÔNG NGHIỆP

HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI KINH TẾ TRI THỨC

1.1 Môt số khái niêm cơ bản • •

1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở thế kỷ XVII,XVIII,khi cuộc cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hóa được hiểu là quá hình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Khái niệm công nghiệp hóa mang tính lịch

sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát hiển của nền sản xuất xã hội, của khoa học, công nghệ Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát hiển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn về cả

lý luận và thực tiễn

ở Việt Nam, đường lối công nghiệp hóa được Đảng đề ra từ những năm

60 của thế kỷ XX.Qua quá trình phát triển của lịch sử quan điểm đó ngày càng được hoàn thiện Tại Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy,khóa VII,của Đảng ta đã xác định: Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa và là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Ke thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa và từ thực tễn công nghiệp hóa ở Việt Nam, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996 )của

Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá

trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và

Trang 10

tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [1 ,

tr 282]

Cụ thể hóa hơn nữa bước đi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “Tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện

và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [2, ừ 38]

Khái niệm công nghiệp hóa trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan điểm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả

về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao Như vậy, công nghiệp hóa theo tư tưởng mới là không bó hẹp phạm vi, trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây

1.1.2 Khái niêm kỉnh tế tri thức

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội loài người Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu: “thế kỷ thứ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi Khoa học - công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất” [7, ứ 167],

Cuộc cách mạng thông tin và cách mạng tri thức đang làm biến đổi sâu sắc lực lượng sản xuất xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển lên một thang bậc mới: “kinh tế tri thức toàn cầu hoá” Sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất chắc chắn sẽ gây ra những biến động to lớn, sâu sắc đến quan hệ sản xuất

và mọi mặt của đời sống xã hội trên hành tinh Một cuộc cách mạng xã hội rộng lớn quyết liệt sẽ xảy ra những quan hệ sản xuất đã lỗi thời sẽ được thay

Trang 11

thế bằng quan hệ sản xuấn tiên tiến phù họp Sự chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp là sự chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc, từ kinh tế lao động sang kinh tế tài nguyên Sự chuyển từ kinh

tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là sự chuyển từ kinh tế dựa vào tài nguyên

và kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con người

Tri thức luôn luôn là động lực thúc đẩy sự phát triển nhưng cho đến gần đây cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển nhảy vọt tri thức

bùng nổ, tri thức mới trở thành “yểu tổ quan trọng nhất của sản xuất” quan

trọng hơn cả tài nguyên và vốn Tri thức đóng góp phần quan trọng nhất trong giá trị sản phẩm làm ra Ngày nay trong các nền kinh tế phát triển nhất, hàm lượng do tri thức tạo ra được kết tinh trong sản phẩm đạt trên 50% giá trị tổng sản lượng, khác với các yếu tố khác của sản xuất tri thức khi chuyển giao cho người khác, người sở hữu tri thức không mất tri thức càng chuyển giao cho nhiều người thì càng được nâng lên, sử dụng vốn đó cho sản xuất thì giá trị tạo ra sẽ tăng lên nhanh chóng nền kinh tế có thể từ khan hiếm trở nên dư dật

Xu thế phát triển này không nằm ngoài dự đoán của c Mác Tuy ông

không nói kinh tế tri thức nhưng ông cho rằng “Tri thức sẽ trở thành lực

lượng sản xuất trực tiếp “Biển quả trình sản xuất từ chỗ là một quả trình lao động giản đơn thành quá trình khoa học “Thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, người nông dân lại đứng bên cạnh quá trình ấy - là người kiểm soát và điều tiết bản thân quá trình ấy “Hàm lượng lao động cơ bắp trong sản xuất sản phẩm sẽ giảm còn cực nhỏ “Phát minh trở thành một nghề đặc biệt” [5, tr 168].

Kinh tế tri thức bắt đầu xuất hiện từ hai thập kỷ qua Trong các nền kinh

tế phát triển trên thế giới đang diễn ra nhiều chuyển biến mới Các hoạt động kinh doanh thương mại, cách tổ chức sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, vị trí của con người trong sản xuất đều có những thay đổi lớn Nhiều

Trang 12

khái niệm đã thay đổi, nhiều quy tắc hoạt động kinh tế truớc đây không còn phù họp nữa đã hình thành những luật chơi đòi hỏi tốc độ sự linh hoạt đổi mới sức sáng tạo kinh tế tri thức tạo ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển Đó là nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ tiến tiến và mang xa lộ thông tin hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu dịch vụ chuyển nhanh không những đổi mới Song đây cũng là nền kinh tế mang nhiều tính rủi ro, luôn đặt ra nhiều thách thức mới Cơ cấu lao động thay đổi rất lớn, người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm giảm đi, người làm công việc xử lí thông tin, điều khiển kiểm soát là công nhân tri thức chiếm đa số trong lực lượng lao động Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghệ doanh nghiệp sáng tạo phát triển mạnh.

Kinh tế tri thức thúc đẩy sự dân chủ hóa, tổ chức quản lí nhiều đổi mới,

mô hình chỉ huy tập chung có đẳng cấp Trong kinh tế tri thức mọi người đều

học tập, học thường xuyên không ngừng trao dồi kĩ năng, thường xuyên bổ

túc, cập nhật kiến thức chủ động theo kịp sự đổi mới Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm [5, tr 169]

Nen kinh tế tri thức chỉ mới xuất hiện ở một vài nước phát triển nhất như Mĩ, Đức và Nhật Bản Vì vậy, chưa thể đưa ra một định nghĩa chính xác,

cụ thể nào về kinh tế tri thức Nhưng vấn đề này được rất đề học giả quan tâm

họ đưa ra một số thuật ngữ liên quan đến nền kinh tế tri thức như: Nen kinh

tế tri thức là nền kinh tế dựa trên tri thức, nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức, nền kinh tế thông tin, nền kinh tế mạng và còn rất nhiều thuật ngữ khác Nhìn chung các tài liệu quốc tế liên quan đến vần đề này đều mô tả kinh

tế tri thức, dựa trên các định nghĩa của Tổ chức Hợp pháp và Phát triển kinh

tế “OECD” đưa ra năm 1995 như sau:

Trang 13

“Kinh tể trí thức là nền kinh tể trong đỏ có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đổi với sự phát triển kỉnh tể, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sổng’’ [1, tr 290].

Tuy chấp nhận chung một định nghĩa nhưng khái niệm kinh tế tri thức trên thực tế lại được hiểu rất khác nhau Có thể phân loại tưong đối những cách hiểu khác nhau đó bằng ba cách tiếp cận sau

Một là, cách tiếp cận /ỉẹ/?.Những người theo cách tiếp cận này hiểu tri

thức với nghĩa hẹp, tức là đồng nghĩa tri thức với khoa học và công nghệ hoặc đôi khi còn coi tri thức chủ yếu là cuộc cách mạng công nghệ hiện đại Trong

đó, có bốn công nghệ trụ cột là: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ không gian vũ trụ Nền kinh tế tri thức phát triển tới một trình độ càng cao nếu các ngành dựa trên tri thức chiếm tỉ lệ càng lớn trong nền kinh tế Có hai cột mốc cho thấy một nền kinh tế quốc gia

đã chuyển sang giai đoạn kinh tế tri thức, đó là:

-Tỉ trọng của khu công nghiệp, nông nghiệp lên tới điểm cực đại và ngày càng giảm đi Điểm mốc này đã xuất hiện ở những nước tiên tiến nhất cách đây khoảng 30 năm

-Tỉ trọng của các ngành dựa trên tri thức theo phân loại của OECD chiếm trên 70% GDP quốc gia

Hai là, cách tiếp cận rộng Cách tiếp cận này dựa trên cách hiểu rộng về

tri thức, đó là: tri thức bao gồm mọi hiểu biết của con người đối với bản thân

và thế giới OECD cho rằng, kinh tế tri thức không chỉ có nguồn gốc từ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ mới mà là kết quả của một tập hợp ba nhóm nguyên nhân trực tiếp tác động tương tác và tự tăng cường lẫn nhau, bao gồm: tiến bộ của khoa học công nghệ, nền kinh tế toàn cầu hóa cạnh tranh quyết liệt, các biến đổi về văn hóa, chính trị, tư tưởng của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Ba là, cách tiếp cận bao trùm Theo cách tiếp cận này, kinh tế tri thức

thực chất là một môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội mới Trong môi trường

Trang 14

đó, tri thức tất yếu sẽ trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào

sự phát triển kinh tế Do vậy, việc phát triển một nền kinh tế tri thức không phải đơn thuần là phát triển khoa học, công nghệ mà phát triển một nền văn hóa đổi mới, sáng tạo để thuận lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi loại tri thức, hiểu biết của con người Xét theo nghĩa này, kinh tế tri thức có thể hiểu như một giai đoạn phát triển mới của toàn bộ nền kinh tế, một giai đoạn mới của xã hội nói chung Cách tiếp cận này dành được rất nhiều sự ủng hộ

Như vậy, tùy theo quan điểm và mục đích nghiên cứu riêng có thể lựa chọn một trong ba cách hiểu trên về khái niệm kinh tế tri thức Nói tóm lại, kinh tế tri thức có rất nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng người Tuy nhiên, hiện nay đang nổi lên xu hướng chấp nhận cách tiếp cận bao trùm đối với khái niệm kinh tế tri thức Tức là nhấn mạnh đến việc tạo dựng một môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc sử dụng tri thức, việc chuyển biến tri thức thành sức mạnh sản xuất đạt tới trình độ cao và tri thức trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất

1.2.Tính tất yếu của công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn vối kỉnh tế tri thức

1.2.1 Tính tấ t yếu và tác dạng cửa công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

* Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập trên cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ

hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình

độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,

Trang 15

trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó, nhất thiết chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, tức là chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp phát triển

Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng truởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây đựng trên cơ sở những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học công nghệ Cơ sở vật chất kỹ thuật này phải tạo ra được một năng xuất lao động xã hội cao Công nghiệp hóa chính là quá trình tạo nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật đó cho nền kinh tế quốc dân xã hôi chủ nghĩa

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ

sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa đựơc hoàn thiện

Vì vậy, quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng, những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra những vận hội mới, vừa cản trở thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen với nhau, tác động lẫn nhau Vì vậy chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thế và lực

Trang 16

mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ đưa nền kinh tế tăng trưởng

và phát triển bền vững

* Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nước ta

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Thực tiễn đã chứng minh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đó là:

Một là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là một quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cái biến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế dộ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa

Hai là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất - kĩ thuật cần thiết về con người và khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất vãn hóa tinh thần cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường sinh thái

Ba là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản xuất, nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tố trung tâm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bốn là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông

Trang 17

dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt

là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy quản lí kinh tế nhà nước

Năm là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, trên cơ sở đó mà thực hiện tốt việc phân công và họp tác quốc tế công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ họp lí theo hướng chuyên canh tập chung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn

Sáu là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hóa nền quốc phòng - an ninh Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.Bảy là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra những tiền đề cho sự phát triển đồng bộ kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Chính vì vậy mà công nghiệp hóa nền kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kí quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Như vậy, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là bước đi đúng đắn, hợp quy luật tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật để chúng ta tiến

nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta xác định “Mục

tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quốc phòng,

an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh xây dựng

Trang 18

thành công chủ nghĩa xã hội Từ nay đến năm 2020, gia sức phẩn đẩu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ” [6, tr 18 -19].

1.2.2 C ơ hội và thách thức đối với nước ta kh i áp dạng nền kinh tế tri thức

Muốn xây dựng một Việt Nam giàu đẹp văn minh thì chúng ta không còn con đường nào khác ngoài tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền vói phát triển kinh tế tri thức Vậy khi chúng ta áp dụng nền kinh

tế tri thức thì sẽ mang lại những lọi ích gì và sẽ có nguy cơ và thách thức như thế nào đối với nền kinh tế nước ta Trong khi nước ta đang được đánh giá và xếp vào diện đang phát triển

Các nước đang phát triển đối mặt với những thách thức rất gay gắt do thiếu tri thức và thông tin, tụt hậu ngày càng xa, nguy cơ mất bản sắc văn hóa, mất độc lập chủ quyền Thế nhưng nếu có chiến lược đúng đắn, có đủ năng lực nội sinh, biết nắm bắt lấy thời cơ, nắm bắt những thành tựu Khoa học Công nghệ tiên tiến nhất, từng bước phát triển kinh tế tri thức có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển Rút ngắn khoảng cách về tri thức thì sẽ rút ngắn khoảng cách của sự phát triển Hiện nay hầu hết các nước đang phát

triển đều có chiến lược: “Hướng tới kinh tể tri thức ”, “sử dụng trì thức cho

phát triển”, để rút ngắn khoảng cách với các nước khác Nhân tố quan trọng

hàng đầu để thực hiện chiến lược ấy là phát triển vốn con người, phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế để tranh thủ vốn công nghệ nước ngoài, đặc biệt là phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin coi đó là động lực quan trọng nhất cho đổi mới và phát triển

Nước ta sau hơn 15 năm đổi mới, đã đạt được những thành tựu vĩ đại nền kinh tế phát triển khá nhanh, nhưng trong cuộc chạy đua kinh tế mới của thế giới ngày nay nước ta đang ở điểm xuất phát rất thấp Thu nhập bình quân

Trang 19

đầu người nước ta chỉ bằng 1/12 bình quân thế giới, đại đa số dân cư thu nhập dưới lđôla 1 người thuộc nhóm nghèo nhất trên thế giới Nền kinh tế kém hiệu quả tỉ lệ dịch vụ trong GDP chiếm 39,1%( bình quân toàn thế giới là 61%, các nước phát triển là 51% ) Tỉ lệ nông nghiệp còn chiếm 24,3%( bình quân toàn thế giới là 5%, các nước phát triển là 12%) Giá trị xuất khẩu đạt hơn 50% GDP, nhưng sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, mức

độ chế biến thấp, với cơ cấu kinh tế ấy nước ta bị chèn ép, bóc lột nặng nề Giá nông sản và nguyên liệu thô sơ xuất khẩu rất rẻ, giá trang thiết bị, công nghệ phẩm, là công nghệ cao nhập khẩu lại rất đắt, gia công hàng nước ngoài

thì không được bao nhiêu, lợi nhuận hầu như nước ngoài “hưởng hết”, năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế xếp 54 trong 57 nước trong diễn đàn kinh tế thế giới [5, tr.171-172]

Nước ta về cơ bản vẫn còn là nước nông nghiệp, kết cấu hạ tầng còn rất kém, lạc hậu, không thể trong thời gian ngắn hiện đại hóa được, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa được đào tạo tốt, còn yếu về trình

độ, thiếu về số lượng, không họp lí về cơ cấu Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu so với các nước nhiều thập kỷ qua năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa có chuyển biến đáng kể trong khi đó các nước tư bản phát triển đang gia sức sử dụng tri thức, thông tin, công nghệ mới để tiếp tục củng

cố vị thế của mình lũng loạn nền kinh tế tri thức toàn cầu, áp đặt trật tự cho kinh tế thế giới, gia tăng chèn ép, bóc lột các nước đang phát triển Nước ta nếu không phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, không chủ động hội nhập quốc tế, không đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách nhằm giải phóng triệt để mọi khả năng sáng tạo thì chắc chắn sẽ tụt hậu rất xa, sẽ tiếp tục bị chèn ép, bóc lột kinh tế, các thế lực thù địch chống phá nước ta, nguy cơ diễn biến hòa bình vẫn còn tồn tại, nếu tụt hậu xa về kinh tế thì độc lấp chủ quyền cũng sẽ

bị đe dọa đó là thách thức hết sức gay gắt đặt ra

Trang 20

Nhưng kinh tế tri thức đây là cơ hội để chúng ta rút ngắn khoảng cách khiến cho chúng ta có những khả năng mới, những triển vọng, đi tắt đón đầu không nhất thiết phải tuần tự qua từng giai đoạn Các nước đi sau có lợi thế là không lệ thuộc vào cơ sở vật chất kĩ thuật đã có, mà có thể xây dựng ngay những cơ sở vật chất kĩ thuật mới để phát triển công nghệ mới vấn đề cốt lõi

là ở chỗ phải phát triển và kích thích được năng lực phát triển của nhân dân, dân tộc ta thông minh không kém nước nào Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa cái thiếu nhất của nước ta là cơ sở vật chất kĩ thuật của nền sản xuất tiên tiến,

hiện đại của chủ nghĩa xã hội Do đó Đảng xác định: “Nhiệm vụ trung tâm

trong suốt thời M quả độ là phát triển lực lượng sản xuất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa trong bổi cảnh quốc tể ngày nay không thể dập khuôn mô hình công nghiệp hóa các nước đi trước ”[5, ừ 173] Kinh tế

tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội cho chúng ta

cơ hội nắm bắt những khả năng mới để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Kết họp với sức mạnh thời đại và sức mạnh của dân tộc, phát huy ý trí, tiềm năng trí tuệ của Việt Nam Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta có thế nắm bắt được thành tựu mới của khoa học công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế tri thức để nhanh chóng thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX chỉ rõ: “Co« đường công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước ta cần và có thể rút ngẳn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt Phát huy lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là cộng nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều ở mức độ cao hơn những thành tựu mói về khoa học công nghệ từng bước phát triển kinh tế tri thức”[9, tr 13].

Trang 21

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần X (2006)của Đảng cũng nhấn mạnh: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra tiềm năng và lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triến kinh tế tri thức là yếu

tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [8, tr 87]

1.2.3 Tính tấ t yếu cửa công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

Sau sự tàn phá của hai cộc chiến tranh thì nước Việt Nam kiệt quệ cả sức người lẫn sức của, nếu chỉ duy trì nền nông nghiệp lạc hậu thì không biết tới bao giờ mới đứng, xếp hạng vào các nước phát triển Tuy nước ta bỏ qua thời

kỳ tư bản chủ nghĩa nên kết cấu hạ tầng và hệ thống xã hội vẫn còn lạc hậu, nhưng biết nắm bắt từng bước đi của các nước đi trước, và nhìn thấy những khó khăn thuận lợi trước mắt Và ở vào thời buổi công nghệ thông tin, và mở của hội nhập chúng ta cần tranh thủ những cơ hội thuận lợi, nhưng không phải

là chúng ta chỉ nhận thành tựu của nước khác để sao chép thành của bản thân

mà ứng dụng nhưng khoa học công nghệ đó vào đúng ngành, đúng vùng, và cần phải nâng cao thúc đẩy năng lực sáng tạo và sức chiến đấu của nhân dân, phát huy sự tinh anh và thông minh của con người Việt Nam

Đất nước đang trong thời kỳ phát triển gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà hai khái niệm này chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên và biết được rằng nó có vai trò rất quan trọng Luôn nói đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà tất cả các ngành, các lĩnh vực và cả con người vẫn trì trệ dập khuôn theo phương thức cũ thì làm sao mà có thể phát triển được Muốn làm được điều ấy thì nhân tố con người là quan trọng nhất Ví như có sáng kiến, có những ứng dụng mà con người lại không biết sử dụng máy móc nhập về không biết vận hành thì nguyên nhân là ở đâu: Vì trình độ không có mà máy móc nhập từ các nước phát triển quá hiện đại Con

Trang 22

người Việt Nam lại theo kiểu làm ăn manh mún, mệnh ai người nấy làm, trình

độ không có, phát triển cốt cách mang tính nông nghiệp Đấy là chúng ta lấy

ví dụ rằng đất nước ta cần phải đổi mới, cần phải đưa khoa học công nghệ vào

và để làm được điều ấy trước hết chúng ta phải cải tạo con người Thế hệ trẻ mầm non tương lai của đất nước, thế hệ học sinh, sinh viên vẫn có năng lực tiếp thu kiến thức mới điều này đặt trọng trách nặng nề lên ngành giáo dục Cần phải đào tạo ra những con người mới phù họp với đất nước theo chủ chương công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Từ tình hình thực tế của đất nước và những mặt yếu kém cần khắc phục Đảng và Nhà nước đề ra mục tiêu đưa Việt Nam lên thành nước phát triển thì cần phải cải tạo nông thôn, giải quyết những việc khó khăn ở nông thôn tạo cho người lao động có điều kiện tiếp xúc công nghệ mới, giải quyết nâng cao trình độ tri thức cho thế hệ mới để bắt kịp với các nước và cùng lúc đó phải giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan phát triển đất nước Để đất nước phát triển tất yếu chúng ta phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức

Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì yếu tố thông tin có vai trò là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp sang hướng kinh tế hiện đại, công nghệ mới, thông tin, viễn thông, sinh học của nước ta hiện nay được tạo ra chủ yếu vào nền kinh tế tri thức Đó là một mạng lưới điện tử viễn thông đã bao trùm lên mọi thành phố, mọi nẻo đường Từ thành thị đến nông thôn, vùng núi, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để con người bắt kịp những thông tin, những vấn

đề tình hình thời sự nóng bỏng trong khu vực và trên thế giới Việc phát triển nền kinh tế tri thức tạo ra một tiềm năng, nguồn lực to lớn trong việc thúc đẩy

Trang 23

sự nghiệp giáo dục, đào tạo đã góp phần tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, kĩ sư, nhà quản lí giỏi Vì thế kinh tế tri thức tạo ra nguồn nhân lực tiềm tàng tạo ra sự vững mạnh của một quốc gia dân tộc, tạo ra một hệ thống trường lóp phong phú, đa dạng với nhiều loại hình đào tạo.

Hơn thế nữa, kinh tế tri thức tạo ra những cơ hội tốt nhất để đẩy mạnh việc xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất để cho mọi người học tập, nghiên cứu Cùng với việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo kinh tế tri thức còn góp phần tạo ra những tiền đề mới thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ Đó là quá trình chuyển giao công nghệ mới thông qua quá trình hình thành, mở rộng và phát triển số lượng chất lượng các trung tâm mới

về khoa học công nghệ từ đội ngũ cán bộ nghiên cứu, kĩ sư, những nhà khoa học trẻ trên cơ sở đó thúc đẩy việc mở rộng quy mô của nhiều ngành sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ làm năng suất lao động ngày càng tăng, cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều Việc phát triển một nền kinh tế tri thức còn tạo đà cho sự phát triển của những nước chậm phát triển Đặc biệt là đối với nước ta, nền kinh tế tri thức định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Quá trình sử dụng tri thức, công nghệ mới và sản xuất, để rút ngắn khoảng cách so với các nước khác trên thế giới Xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa của nền công nghệ thông tin mới tạo ra nhiều cơ hội mới để chúng ta có điều kiện để hội nhập, chung cùng bước đi với sự phát triển kinh tế, xã hội của thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước Quá trình này đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực rất lớn trong thời gian tới, năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại để chúng ta có thế tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 27/05/2016, 17:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w