1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU CHUNG VỀ HOA HỒNG

19 818 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 15,08 MB

Nội dung

Những nghiên cứu trong và ngoài nước.Nghiên cứu trên thê giới:  Nghiên cứu chọn giống hoa hồng bằng phương pháp: lai hữu tính, gây đột biến, chuyển gen,…  Nghiên cứu về nhân giống vô t

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ HOA HỒNG

I. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HOA HỒNG

 Người ta cho rằng hoa hồng có nguồn gốc từ cây tầm xuân- có từ kỷ Đệ Tam cách đây 3,5 - 7 triệu năm, chủ yếu phân bố ở các vùng ôn đới Bắc Bán Cầu

Cây hoa hồng (Rosa sp.) là cây thuộc lớp 2 lá mầm (Dicotyledoneae), lớp phụ hoa hồng (Rosidae), bộ hoa hồng (Rosales), họ hoa hồng (Rosaceae Juss), họ phụ hoa hồng (Rosoideae), chi hoa hồng: Rosa L Theo Peter Beales (1990), và

Võ Văn Chi (2003), chi Rosa có 4 chi phụ là: Hulthemia; Rosa (Eurosa); Platyrhodon và Hesperhodon Trong đó chi phụ Rosa (Eurosa) là lớn nhất và

chia ra 10 nhóm loài và loài lai

 Rễ hồng thuộc loại rễ chùm,

phân nhánh mạnh, phân bố nông

hoa hồng không chịu được ngập

úng, ưa đất ẩm, song phải thông

thoáng, thoát nước

 Hoa hồng thuộc loại thân gỗ,

dạng cây bụi hoặc cây leo, đa số

các loài hoa hồng đều có thân

rỗng ở giữa, khi thân đã hoá gỗ

Cây hoa hồng có khả năng phân

cành rất mạnh, trên thân có gai

hoặc không có gai

 Lá hoa hồng có dạng kép lông

chim với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét

và có đính lá kèm ở gốc; lá chét có răng cưa ở mép lá và thường có những gai nhỏ ở trên gân lá Chiều dài lá của hầu hết các loài hoa hồng là từ 5-15cm Tuỳ theo giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu

 Gai hoa hồng giống như hình dáng của cái móc câu Gai hoa hồng thường là

một gai hoặc bụi gai Một số loài như Rosa rugosa và Rosa pimpinellifolia có

mật độ gai dầy, nhọn sắc

Trang 2

 Gai giúp cho cây hoa hồng có khả năng chống chịu tốt với côn trùng, đồng thời thích nghi với điều kiện hạn

hán

 Hoa hồng thuộc loại hoa

lưỡng tính, nhị và nhụy trên

cùng một hoa Khi phấn

chín rơi trên đầu nhụy nên

có thể tự thụ phấn Một số

loại nhị trắng hơn nhụy hoặc

nhị bị tiêu biến (bất dục

đực), đế hoa có màu xanh

 Cây hoa hồng thường có hoa

khá lớn, hoa lưỡng tính, phân hóa đài hoa rõ rệt Nhị hoa xếp nhiều vòng, tâm

bì nhiều, rời nhau và cùng đính trên 1 đế chung Hoa thức của họ phụ hoa hồng

G ∞

 Quả hoa hồng là quả hạch,

thường gọi là rose hip.

Quả của hầu hết các loài

hoa hồng đều có màu đỏ

Quả hoa hồng là quả hạch,

thường gọi là rose hip.

Quả của hầu hết các loài

hoa hồng đều có màu đỏ

Trang 3

Đặc điểm sinh thái

 Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa, ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất, đặc biệt là sắc tố Nhiệt

độ thích hợp cho cây hoa hồng 18-23,90C

 Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa nói chung và hoa hồng nói riêng Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cho cây

 Độ ẩm của không khí và đất đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây hoa Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt ít sâu bệnh, hoa đẹp, chất lượng hoa cao

 Đất là một yếu tố môi trường quan trọng nhất, là nơi nâng đỡ cây trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây hoa

Trang 4

II. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới:

 Theo Hiệp hội Hoa Hà Lan: 5 nước sản xuất hoa đứng đầu thế giới năm 2004

là Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp và Italy Tuy nhiên, ngoại trừ Đức các nước này cũng nằm trong 10 nước đứng đầu về nhập khẩu hoa Những năm gần đây, sản xuất hoa cắt đang tăng dần ở các nước đang phát triển

 Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất hoa hồng mang lại rất lớn nên các quốc gia trên thế giới đang ngày càng chú ý và đầu tư vào ngành sản xuất hoa nói chung

và sản xuất hoa hồng nói riêng Chính vì vậy, diện tích, năng suất và sản lượng hoa hồng không ngừng được tăng lên

Ở Việt Nam

 Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu tăng, nên sản xuất hoa đã mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ trồng hoa trên cả nước Diện tích trồng hoa của một số thành phố lớn là: Hà Nội

1666 ha, Vĩnh Phúc 450 ha, Lâm Đồng 2027 ha…

 Những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu tăng, nên sản xuất hoa đã mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ trồng hoa trên cả nước Diện tích trồng hoa của một số thành phố lớn là: Hà Nội

1666 ha, Vĩnh Phúc 450 ha, Lâm Đồng 2027 ha…

 Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng chiếm tới trên 55,27 với sản lượng 26,53 triệu

bông/năm

Trang 5

III. Những nghiên cứu trong và ngoài nước.

Nghiên cứu trên thê giới:

 Nghiên cứu chọn giống hoa hồng bằng phương pháp: lai hữu tính, gây đột biến, chuyển gen,…

 Nghiên cứu về nhân giống vô tính hoa hồng bằng phương pháp: giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô

Những nghiên cứu về hoa hồng ở Việt Nam:

Những nghiên về thu thập và bảo tồn nguồn gen hoa hồng ở miền Bắc Việt Nam của các tác giả Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1988)

- Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống hoa hồng đã được thực hiện ở các viện như Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệ Tuy nhiên chủ yếu đi theo hướng nhập nội nguồn gen về tuyển chọn, tạo ra những giống có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái Việt Nam Công việc này không đòi hỏi nhiều công sức, nhưng tính chủ động không cao

- Năm 2006-2008 Viện Di truyền Nông nghiệp đã nghiên cứu chọn tạo giống hoa hồng mới bằng kỹ thuật chiếu xạ gây đột biến trong điều kiện invitro đã xác định được liều chiếu xạ 0,5 krad ở giai đoạn callus hoa hồng có tần số đột biến màu sắc lớn nhất

 Dương Công Kiên khi lai hai giống hoa hồng nhung sậm và hoa hồng nhung khói đã chọn được 1 cây hoa hồng tím, ghép mắt hồng mới vào gốc hồng dại cây đã phát triển tốt trong khí hậu nóng tại thành phố Hồ Chí Minh và nở nhiều bông hơn

=> Tóm lại, công tác nghiên cứu thu thập, đánh giá và chọn tạo giống hoa hồng

ở Việt Nam còn khá khiêm tốn Cần coi tong hơn nữa công tác nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới phù hợp có năng suất, chất lượng cao, làm phong phú thêm bộ giống hoa hồng cho các vùng sinh thái khác nhau để ngành trồng hoa, trong đó có hoa hồng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế Quốc dân

Trang 6

IV. Một số phương pháp nhân giống hoa hồng

1 Phương pháp nuôi cấy mô ( nuôi cấy in vitro)

Nó làm hoa hồng tăng thêm về số lượng lẫn chất lượng ( sạch bệnh) Điều quan trọng, phương pháp này là sản xuất ra một lượng trong thời gian ngắn, cây sạch bệnh

và trồng được quanh năm

Các giai đoạn nhân giống in vitro:

Giai đoạn 1: Khử trùng mô cấy

Giai đoạn 2: Tái sinh mô nuôi cấy

Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi

Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh

Giai đoạn 5: Đưa cây ra đất

Trang 7

2 Phương pháp chiết cành:

Phương pháp chiết cành được áp dụng cách đây rất lâu, nhằm nhân giống những cây khó giâm cành Phương pháp này cũng giống như phương pháp giâm cành, nó không làm hại cây mẹ mà còn thúc đẩy cây mẹ phát triển khi cắt nhánh này Các chồi khỏe mạnh sẽ phát triển ở dưới vị trí chiết

Cách tiến hành:

 Chọn nhánh xanh, cỡ

bằng cây bút chì Để cho

an toàn, cắt bỏ hết gai, lá

và các nhánh con

 Khoảng 0,5cm bên dưới

đốt lá, cắt vòng quanh

thân và cắt thêm vòng

nữa nữa ở bên dưới vị trí

đó khoảng 2 cm Sau đó

lấy đi phần vỏ ở giữa 2

vị trí đó

 Dùng dao nhọn để bóc

hết vỏ và phần mô màu

xanh nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sự ra rễ

 Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết thương

 Lấy bọc nilon, gấp nếp vòng qua thân để tạo thành dạng túi Lấy dây cột bọc nilon lại, cách vị trí cắt bên dưới khoảng 1,2cm ( không quá chặt để cây phát triển)

 Mở rộng cái túi ra để dễ dàng đặt chất trồng ( không quá ẩm ướt) vào, cách 2 đầu vị trí cắt 1,5cm Cột chặt túi nhưng không quá chặt để cây phát triển

 Kiểm tra túi định kỳ Phần lớn hoa hồng cho ra rễ trắng khoảng sau 21 ngày

Trang 8

3 phương pháp giâm cành

 Giâm cành là lấy một đọan thân từ cây mẹ cắm xuống đất từ đó đoạn thân này phát triển thành rễ mới và tạo thành một cây mới Cây giâm cành có đặc tính giống hòan toàn cây mẹ

 Có thể nhân giống ở mọi thời điểm, nhưng tốt nhất là từ tháng 2-4 và từ tháng

8 – 10, thời điểm này cành giâm mau ra rễ và tỉ lệ sống cao

 Giá thể tốt nhất để giâm cành hồng là hỗn hợp 2 tro trấu + 1 phân hữu cơ ( phân bò hoai mục hoặc phân trùn quế)

Cách cắt cành giâm

- Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ, không quá già hoặc quá non, tốt nhất là lọai cành đang ở giai đoạn mang hoa

- Trên một cành đã chọn để giâm chỉ nên lấy đọan giữa cuả cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc

- Cành cắt để giâm có chiều dài từ 8-10 cm trên đọan cành có từ 1-3 mắt, tốt nhất là 2 mắt Khi cắt cành nên cắt vát một góc khoảng 30o Phải dùng kéo cắt không để vết cắt bị dập nát Trên đoạn cành nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên

Cách pha chế, nhúng thuốc và giâm cành

Hồng là lọai cây thân gỗ, tương đối khó ra rễ, vì vậy muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh ta dùng 1 trong 2 loại thuốc điều tiết sinh trưởng là IAA và NAA nồng độ từ 2.000 – 2.500 ppm Để tiện dùng hơn ta có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ như Atonik, N3M, Supper Root…sau khi cắt cành xong ta đem cành giâm nhúng nhanh vào dung dịch thuốc kích rễ rồi cắm vào gía thể Chú ý nên cắm cành thẳng đứng, cắm sâu từ 1-1,5cm, cần cắm cành giâm ngay ngắn không để ngã nghiêng Khoảng cách các cành giâm từ 4-5 cm

Trang 9

V. Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa hồng

1. Chuẩn bị đất

 Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng Sau

đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 - lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng

 Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm) Luống hình chóp nón, cao

từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng

2. Kỹ thuật trồng hoa hồng

 Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu

 Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất Trồng xong tới thật đẫm nước

3. Chăm sóc hoa hồng

 Hoa hồng rất ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải tưới phân cho cây Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh

 Lượng phân sử dụng cho 1000m2

 Phân chuồng: 10m3, vôi 200 kg

 Lân: 40 -50 kg

 Ure: 26 - 30kg

 KCl: 30 kg

 Phân vi sinh: 280 - 300 kg

 Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa

Cách bón:

 Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh

Trang 10

 Bón thúc: 2 tuần bón một lần

+ Lần 1: 1/5 kg Ure + 1/5kg KCl

+ Lần 2: 1/5 kg Ure + 1/ 5 kg KCl

+ Lần 3: 1/6 kg Ure + 2/5kg KCl

+ Lần 4: lượng Ure và KCl còn lại

 Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng

 Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây

Kỹ thuật tưới nước

Có 2 phương pháp tưới: Tưới nước ngập rãnh tức là bơm nước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nước hoặc tưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn nước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền Nếu tưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi tưới nước và phân không chảy ra ngoài

Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh trưởng

 Phương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt được 3 mục đích sau:

 Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu)

 Tăng chất lượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)

 Điều khiển ra hoa theo ý muốn

Lưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm

Trang 11

Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng

Mục đích: Để tránh côn trùng và

các tác động của môi trường xung

quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở

trong vài ngày Có 2 cách bao hoa

là bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh

giấy báo quấn quanh bông hoa và

buộc hoặc dán lại) và bao bằng lưới

bao có sẵn

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản

 Hoa hồng thu hoạch khi hoa có cánh ngoài vừa hé nở, nên thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát lúc cây còn sung nhựa, nhiều nước, thì cành hoa thu mới bền và lâu tàn, trước khi cắt Hoa nên tưới nhiều nước Cắt cách gốc cành chừa lại 3 lá, phần cành hồng còn lại sẽ cho 3 chồi mới, ta chỉ chọn 1-2 chồi khỏe cho ra hoa tiếp tục

 Sau khi cắt hoa nhúng ngay vào thùng nước có chứa chất khử Etylen khoảng

30 phút, sau đó ngâm vào thùng chứa dung dịch dinh dưỡng cho hoa no

khoảng 1 – 3 giờ, nếu có điều kiện thì bảo quản trong kho lạnh, còn không thì phải để hoa ở chõ thoáng mát, sạch sẽ và đóng gói trước khi vận chuyển đi xa

Có như vậy thì hoa cắm mới bền và các nụ hoa sẽ nở hết, không có hiện tượng

nụ ngủ

Trang 12

VI. Sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ

Sâu:

Trên cây hoa hồng phổ biến nhất là nhện đỏ, sâu xanh, rầy Dùng thuốc Polytrin, Sherpa, Karate, Actara, Supracide, Commite…

Bệnh:

a) Bệnh đốm đen (Black spot).

 Là bệnh khó trị, bệnh lan rộng nhanh lúc khí hậu ẩm ướt sau các trận mưa vào mùa thu Lúc đầu là những chấm nâu, về sau chuyển thành đen xuất hiện trên các bề mặt lá những chấm này

tròn hoặc không đều làm cho

lá cây rụng sớm dần, các chồi

non cũng bị lây bệnh Giai

đoạn từ 6 đến 14 ngày sau khi

trồng rất dễ nhiễm bệnh này

 Nguyên nhân: do nấm

Marssonina rosae Lib Thuộc

nấm bất toàn, nhiệt độ thích

hợp nhất từ 22-26⁰C, ẩm độ

>85% nấm tồn tại trong đất

và lan truyền qua các hoạt

động khác của con người

 Phòng trừ: làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng

 Đốt hủy lá bệnh, lá già gần mặt đất

Trang 13

b Bệnh rỉ sắt (Rust).

 Hại trên lá, ban đầu là những chấm nhỏ vàng trong hoặc màu nâu, về sau các ô này có màu vàng cam hơi đỏ, hại mặt dưới lá, ổ bệnh che phủ toàn bộ mặt dưới

lá đôi khi là những mụn riêng lẻ

Giai đoạn bào tử có hại có màu đỏ

cam tồn tại 10-14 ngày trong điều

kiện môi trường thuận lợi, đôi khi

hại cả hoa

 Nguyên nhân: do nấm

Phragmidium mucronatum Bào tử

lan truyền tỏng không khí, trên tàn

dư cây bệnh còn sót lại, nhiệt độ

cho nấm phát triển là 18-21 oC

 Phòng trừ: thu dọn tàn dư lá bệnh

đem đốt Tưới nước vừa phải Phun thuốc Plantvax, Bavistin, Zinneb, Topsin M…

c Bệnh phấn trắng (Downy mildew)

 Hại lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt

 Nguyên nhân: Peronospora

sparsa

 Nấm thích hợp ở ẩm độ 85%,

nhiệt độ 18oC, nếu nhiệt độ

27 oC nấm sẽ chết sau 24 giờ

 Phòng trừ: dùng thuốc

Kasuran, Derosal, Ridomil…

rất hiệu quả

 Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón K tăng sức chống chịu cho cây

d Bệnh héo Verticillium

Trang 14

Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết,

thường bắt đầu chết từ ngọn đi

xuống Trên hoa bị những vệt

đen dọc theo chiều dài của

cánh hoa

thời tiết bị khô hạn, hoa hồng

trồng ngoài trời ít bị bệnh này

hơn hoa hồng được trồng trong

nhà kính

 Nguyên nhân: do nấm

Verticillium albo-atrum

bào trong suốt có dạng

cành bào tử phân sinh Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô

 Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged Robin

 Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose Manetti

 Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như

Basudin… Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn

Ngày đăng: 26/05/2016, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w