1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Điểm Sinh Lý Sinh Dục Và Khả Năng Sinh Sản Của Dòng Lợn C1050 Và Biện Pháp Nâng Cao Khả Năng Sinh Sản Bằng Kích Dục Tố PG600

85 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 552,4 KB

Nội dung

Vai trò của thần kinh và thể dịch đối với hoạt động sinh dục cuả lợn cái * Điều hòa quá trình tiết hormone sinh dục Hệ thống trung khu sinh dục vùng dưới đồi hypothalamus - tuyến yên -

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TỐ PG600

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC

VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA DÒNG LỢN C1050 ĐƯỢC NUÔI TẠI

TRẠI LỢN TÂN THÁI - ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN

VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN

BẰNG KÍCH DỤC TỐ PG600

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP

Mã số: 606240

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN MẠNH HÀ

THÁI NGUYÊN - 2010

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn

trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào

- Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn

- Mọi thông tin trích dẫn từ các tài liệu tham khảo được trình bày trong

luận văn này đã ghi rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Mạnh Hà đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Khoa chăn nuôi thú y, Khoa Sau Đại học, cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trại Lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành đề tài

Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất

Thái Nguyên, ngày 21 tháng 10 năm 2010

Tác gi ả luận văn

Nguy ễn Thị Thu Trang

Trang 5

1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 27

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

2.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33 2.4.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị dòng C1050 33 2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sản dòng C1050 34 2.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh sản của dòng lợn ông bà C1050

Trang 6

3.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 38

3.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị dòng C1050 40 3.1.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của lợn 40 3.1.2 Đặc điểm xuất hiện động dục lần đầu ở lợn trong ngày 42 3.1.3 Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian động dục 42 3.1.4 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục 44 3.1.5 Biểu hiện về hành vi xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn 45

3.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sản dòng C1050 50 3.2.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của lợn nái sinh sản 50 3.2.2 Đặc điểm xuất hiện động dục trở lại ở lợn trong ngày 52 3.2.3 Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian động dục 53 3.2.4 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục của lợn nái sinh sản C1050 54 3.2.5 Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn 55 3.2.6 Thời gian thời gian đẻ của lợn nái C1050 57 3.2.7 Biểu hiện của lợn nái sinh sản C1050 trước khi đẻ 59 3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh sản

3.5.2 Kết quả thụ thai, đẻ ở lợn C1050 được tiêm PG600 66

Trang 7

DANH MỤC, CÁCTỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

PMSG Pregnant Mare Serum Gonadotropin

Trang 8

CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

3.1 40 Các chỉ tiêu sinh lý, phát dục của đàn lợn dòng C1050

3.2 42 Thời gian xuất hiện động dục lần đầu ở lợn

3.3 43 Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian

động dục 3.4 44 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục

3.5 46 Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn 3.6 48 Kết quả sinh đẻ lần đầu ở lợn dòng C1050

3.7 51 Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của đàn lợn sinh sản dòng C10503.8 52 Thời gian xuất hiện động dục trở lại ở lợn nái sinh sản

dòng C10503.9 53 Biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục trong thời gian

động dục của lợn nái sinh sản dòng C1050

3.10 54 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục của lợn nái sinh

sản C10503.11 56 Biểu hiện xác định thời điểm phối giống thích hợp ở lợn 3.12 57 Thời gian thời gian đẻ của lợn nái dòng C1050

3.13 59 Triệu chứng lâm sàng của lợn nái sinh sản dòng C 1050

trong quá trình đẻ 3.14 60 Ảnh hưởng và phương thức phối tinh tới năng suất sinh sản

của lợn nái 3.15 62 Ảnh hưởng của thời gian cai sữa tới một số chỉ tiêu sinh

lý sinh sản của lợn nái dòng C10503.16 64 Biểu hiện của lợn nái sinh sản dòng C1050 trước khi đẻ 3.17 65 Hiệu quả gây động dục ở lợn nái sinh sản dòng C1050 bằng

PG600 3.18 67 Kết quả thụ thai sinh sản ở lợn được tiêm PG600

Trang 9

CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

3.1 42 Thời gian xuất hiện động dục lần đầu ở lợn

3.2 45 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục 3.3 52 Biểu đồ biểu diễn thời gian xuất hiện động dục trở

lại ở lợn nái sinh sản C1050

3.4 55 Biến đổi nhiệt độ cơ thể trong thời gian động dục

của lợn nái sinh sản C10503.5 63 Hiệu quả gây động dục ở lợn bằng PG600

Trang 10

MỞ ĐẦU

Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người Ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như da, mỡ…

Trong những năm gần đây, đời sống của tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao không ngừng được tăng lên Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay đối với thịt lợn là nhiều nạc, ít mỡ, thịt mềm, mùi vị thơm ngon Ngành chăn nuôi lợn không những phải đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phải tham gia vào suất khẩu Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành chăn nuôi lợn nước ta là phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn ngoại, vì chúng có tốc độ tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng như thị trường suất khẩu

Để nâng cao năng suất, chất lượng trong chăn nuôi lợn, cần phải nâng cao chất lượng đàn giống, muốn có con giống tốt phải có đàn lợn nái sinh sản

có chất lượng cao Chất lượng đàn lợn nái không những quyết định con giống sản suất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt sau này

Trong những năm gần đây, người ta đã tiến hành lai giữa các giống lợn ngoại tạo ra các dòng lợn ông bà có năng suất cao phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay Trong đó có dòng lợn ông bà C1050 là dòng lợn ngoại được tạo ra từ giống gốc ông bà Landrace và Yorkshire

Hiện nay dòng lợn C1050 đang được đưa vào nuôi với mục đích sinh sản ở nhiều địa phương nhằm cung cấp con giống có chất lượng tốt góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng

Trang 11

của xã hội Cùng với cả nước từ năm 2000 Trại lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã nhập dòng lợn ông bà C1050 về nuôi, hiện nay dòng lợn này đang được đánh giá có sự thích nghi cao và năng suất sinh sản tốt

Trong chăn nuôi lợn nái, vấn đề nâng cao khả năng sinh sản luôn được các nhà chăn nuôi quan tâm bởi vì nâng cao khả năng sinh sản nghĩa là nâng cao hiệu quả chăn nuôi Có nhiều biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi như: chọn tạo con giống có khả năng sinh sản, tác động các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học kích thích khả năng sinh sản…trong đó biện pháp tác động vào kỹ thuật chăn nuôi

và sử dụng các chế phẩm sinh học kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến

Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản lý và người chăn nuôi

có biện pháp thích hợp tác động nhằm nâng cao khả năng sinh sản đối với lợn cái dòng C1050, chúng tôi tiến hành đề tài

“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản

của dòng lợn C1050 nuôi tại trại lợn Tân Thái - Đồng Hỷ - Thái Nguyên và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản bằng kích dục tố PG 600”

Trang 12

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn

Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống,

là truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các tế bào sinh dục là tinh trùng và trứng Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử phát triển thành phôi, thai và sinh ra một thế hệ mới

Hoạt động sinh sản ở gia súc do hệ thống thần kinh thể dịch điều khiển, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, thức

ăn, dinh dưỡng ) Trong chăn nuôi người ta đánh giá lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao và thành thục sớm, đẻ dễ dàng, ít gặp khó khăn trong khi đẻ Biểu hiện rõ nhất là các dòng lợn nội, con đực 30 ngày tuổi đã có phản

xạ nhảy, 40 ngày tuổi đã có thể có tinh trùng non, 50 - 60 ngày tuổi cho phối thì con cái đã có thể có chửa Lợn cái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục và có hiện tượng rụng trứng, đối với con cái ngoại 5 - 6 tháng tuổi đã động dục Lợn

là loài gia súc đa thai: Lợn Móng Cái đẻ 11 - 14 con/lứa, lợn Ỉ đẻ 10 - 12 con/lứa Thời gian mang thai của lợn ngắn từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện

và CS, 1998) [21]

1.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn

Hoàng Toàn Thắng và CS, (2006) [17] cho biết thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản Bộ máy sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, con cái rụng trứng, con đực sinh tinh, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai

1.1.2.1 Vai trò của thần kinh và thể dịch đối với hoạt động sinh dục cuả lợn cái

* Điều hòa quá trình tiết hormone sinh dục

Hệ thống trung khu sinh dục vùng dưới đồi (hypothalamus) - tuyến yên

- buống trứng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành, điều tiết chu kỳ sinh dục của gia súc cái

- Vai trò của vùng dưới đồi

Trang 13

Trung khu điều tiết sinh dục của hệ thống thần kinh trung ương chính

là vùng dưới đồi Vai trò của vùng dưới đồi trong điều tiết chức năng sinh dục

đã được xác định rõ ràng Vùng dưới đồi là nơi nhận những xung đột thần kinh, rồi chuyển dich và phát ra các hormone điều hòa hoạt động nội tiết (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996 ) [25]

Trung khu điều tiết sinh dục cấp cao của vùng dưới đồi sinh ra các chất kích thích, các chất này đi đến và kích thích các tế bào trung khu cấp thấp, đồng thời chúng trực tiếp đi đến và hoạt hóa tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết ra một lượng hormone để duy trì sự rụng trứng và phát triển thể vàng Như vậy

ta có thể xem trung khu cấp cao là nơi điều tiết sự rụng trứng ở gia súc cái

Các tế bào trung khu cấp thấp (nhân bụng giữa và nhân acruate) tạo ra những chất thần kinh tiết, người ta đã dựa vào nồng độ phân tiết của chúng để chia ra tiết kích dục tố liên tục hay chu kỳ Các chất tiết của vùng này tiết ra liên tục với số lượng không nhiều gây ra sự tiết FSH và LH nhưng chưa đủ khả năng gây rụng trứng Đây chính là các yếu tố giải phóng hormone RF bao gồm FRF (yếu tố giải phóng FSH) và LRF (yếu tố giải phóng LH) FRF và LRF về bản chất là các polypeptit có khối lượng phân tử thấp, sau khi tiết ra, chúng được đổ vào mao quản gò giữa và đi tới hoạt hóa tuyến yên theo hướng tạo

và tiết kích tố Giữa FRF và LRF có sự khác nhau bởi thành phần các axit amin

Theo A.A Xuxoep (1985) [31], những yếu tố giải phóng của vùng dưới đồi này đều được gọi là yếu tố hoạt hóa chức năng sinh dục Để hoạt hóa chức năng kích noãn tố FSH và tiết một ít LH cần yếu tố này với một nồng độ không cao, còn để cho rụng trứng thì phải có số lượng lớn LH và nồng độ rất cao của yếu tố giải phóng kích dục tố

Quan niệm hiện đại về ảnh hưởng của vùng dưới đồi tới chức năng của thùy trước tuyến yên cho đến nay đã được thừa nhận Đó là sự tạo ra các chất kích thích thùy trước tuyến yên diễn ra trong các tế bào nhỏ vùng

Trang 14

Mediotuberal của đáy vùng dưới đồi gồm catecolamin và serotonin, hai chất này

có ý nghĩa quan trọng trong điều khiển tiết yếu tố giải phóng hormone sinh dục

Theo B.V Alesin (1972) chất có vai trò đặc biệt quan trọng điều khiển tiết yếu tố giải phóng hormone sinh dục là do dopamin và serotonin, hai chất này có vai trò trái ngược nhau: serotonin được chứa trong nhiều cơ quan khác nhau, vai trò của nó là ức chế sự tiết yếu tố giải phóng kích dục tố Dopamin

về bản chất là các monoamin thuộc loại catecolamin chứa nhiều trong vùng tuberal của vùng dưới đồi Vai trò của dopamin là kích thích tiết các yếu tố giải phóng va tăng tổng hợp kích dục tố (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31]

Như vậy vùng dưới đồi giữ vai trò chủ đạo trong quá trình điều khiển chức năng sinh dục của hệ thống vùng dưới đồi -tuyến yên -buồng trứng Hệ thống này tự điều tiết theo nguyên tắc mối liên hệ ngược bao gồm mối liên hệ dương, âm ngắn giữa vùng dưới đồi - tuyến yên và mối liên hệ dài đảm bảo cho sự tác động qua lại của vùng dưới đồi đối với buồng trứng qua tuyến yên

- Cơ chế điều khiển ngược (feedback control)

Từ những năm 1932 trở về trước, quan niệm của con người về mối quan hệ điều tiết sinh dục giữa thần kinh và thể dịch là một chiều: hệ thống thần kinh chi phối hoạt động của tuyến yên, tuyến yên kích thích các tuyến nội tiết tiết ra hormone sinh dục Với quan niệm này thì hệ thống thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình điều hòa hoạt động sinh dục ở gia súc Tuy nhiên quan niệm này chưa giải thích một cách đầy đủ và hoàn chỉnh về cơ chế tác động cũng như mối quan hệ phức tạp giữa hệ thống thần kinh, tuyến yên

và nội tiết trong cơ thể gia súc

Từ sau những năm 1970 của thế kỷ 20 quan niệm về vai trò điều hòa sinh dục đối với hệ thống thần kinh - tuyến yên - tuyến sinh dục đã thay đổi sau khi tìm ra cơ chế điều hòa hai chiều trong hệ thống hypothalamus - tuyến yên - tuyến sinh dục

Trang 15

Theo cơ chế tác động 2 chiều thì buồng trứng có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản ở gia súc Buồng trứng tiết ra hormone kích thích hay ức chế hypothalamus và tuyến yên tiết ra hormone sinh dục theo cơ chế điều hòa ngược (feedback control) hình thành hay chấm dứt một chu kỳ động dục Vai trò này của buồng trứng thể hiện rất rõ ở những gia súc đã hết khả năng sinh sản hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng Trong những trường hợp này gia súc không có biểu hiện động dục nữa

Như vậy cơ chế điều khiển ngược hình thành dưới hai hình thức: Điều khiển ngược dương tính (+) có tác dụng kích thích hoạt động, kích thích tiết hormone và điều khiển ngược âm tính (-) có tác dụng ức chế

Thần kinh thể dịch có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành điều tiết hoạt động sinh sản ở gia súc nói chung và ở lợn cái nói riêng Sự điều tiết được thực hiện trong khu sinh dục vùng dưới đồi (Hypothalamus)

* Ảnh hưởng của tuyến yên và các hormone tuyến yên

Cùng với trung khu sinh dục của vùng dưới đồi, tuyến yên đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phức hợp thần kinh thể dịch để điều hòa chức năng sinh sản của động vật

Như vậy tuyến yên có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh chức năng buồng trứng, sự rụng trứng và quá trình sinh sản Nếu cắt bỏ tuyến yên thì toàn bộ quá trình trên sẽ hoàn toàn bị chấm dứt

Dưới tác dụng của FRF và LRF, thùy trước tuyến yên tiết ra FSH và

LH Sự tiết LH xảy ra nhanh hơn (đỉnh cao của sự phân tiết đạt sau 15 - 20 phút ) so với FSH (đỉnh cao sự phân tiết đạt sau 60 phút) Người ta cũng thấy rằng mức độ tiết LH trong chu kỳ cũng nhiều hơn so với FSH Lượng FSH và

LH được tiết ra trong máu luôn kích thích buồng trứng tiết Oestrogen

Khi các Oestrogen sản sinh ra càng nhiều đạt tới nồng độ nhất định sẽ kích thích trở lại vùng dưới đồi gây tiết ra FRF và LRF Đây là 2 trong nhiều hormone của Hypothalamus Các hormone này đi qua hệ thống cửa của tuyến

Trang 16

yên, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra một lượng lớn FSH và LH Đây là

sự bài tiết có tính chất chu kỳ gây lên hiện tượng động dục rụng trứng, sau đó biến các tế bào hạt tại vị trí trứng rụng hình thành các tế bào thể vàng Thể vàng tiết ra progesterone Progesterone sẽ kích thích Hypothalamus tiết ra hormone ức chế gọi là inhibin hormone, hormone này sẽ ức chế tuyến yên ngừng tiết FSH và LH để ngừng quá trình động dục Đây chính là quá trình điều khiển ngược âm tính của hệ thống vùng dưới đồi và tuyến yên

Các hormone kích thích sinh dục do tuyến yên tiết ra (FSH và LH) đã chi phối chức năng hoạt động của buồng trứng và tham gia trực tiếp điều khiển chu kỳ sinh dục của con cái Ngoài FSH, LH thì các hormone buồng trứng có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của gia súc

Toàn bộ hoạt động sinh sản của con vật đều chịu ảnh hưởng của thể dịch thông qua trục: Vùng dưới đồi (Hypothalamus ) tuyến yên - buồng trứng Hoạt động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động tuyến yên, hoạt động tuyến yên kích thích hoạt động buồng trứng Ngược lại hoạt động buồng trứng đến mức nào đó sẽ ức chế hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà ngược âm tính (Feedback nagative) Trong thực tế bằng các thí nghiệm người

ta cắt bỏ tuyến yên thấy bao noãn không phát triển nên FSH còn được gọi là kích noãn tố Một hormone có tác dụng Lutein hóa thể vàng nang trứng còn được gọi là kích tố thể vàng LH Hai hormone này có ý nghĩa hàng đầu để thiết lập chu kỳ buồng trứng và rụng trứng

* Ảnh hưởng của buồng trứng và hormone buồng trứng

Khi con vật trưởng thành buồng trứng có vai trò hết sức quan trọng, nó vừa đảm nhận chức năng nội tiết (hormone sinh dục cái) vừa đảm nhận chức

năng ngoại tiết (sinh tế bào trứng)

Buồng trứng của con vật được phát triển từ thai giữa, từ mấu sinh dục nằm phía bụng của thận sơ cấp

Trang 17

Sự tạo thành bao noãn chín ở buồng trứng của từng gia súc khác nhau thì khác nhau, chúng phụ thuộc vào loại hình sinh sản đơn thai hay đa thai

Buồng trứng tiết ra hormone oestrogen, progesterone và hormone ức chế inhibin, các hormone này tham gia trực tiếp điều hòa toàn bộ hoạt động sinh sản của gia súc thông qua tác dụng kích thích hay ức chế tiết các hormone sinh dục của tuyến yên

Khi nồng độ progesterone và oestrogen trong máu giảm sẽ kích thích trung khu sinh dục vùng dưới đồi tiết GnRH Sự tăng tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra FSH làm cho các nang trứng nguyên thủy trong buồng trứng phát triển, các tế bào kẽ tiết oestrogen Khi nồng độ oestrogen trong máu tăng cao sẽ kích thích thùy trước tuyến yên tiết LH gây hiện tượng rụng trứng, hình thành và phát triển thể vàng Thể vàng tiết progesterone, đây

là hormone rất quan trọng để duy trì thai

* Cơ chế tác dụng của hormone sinh dục:

Cơ chế tác dụng của hormone về bản chất là quá trình truyền thông tin từ ngoài tế bào vào trong tế bào đích Tế bào đích mang thể nhận (bản chất là một protein) đặc hiệu cho từng loại hormone Hormone đến tế bào đích và gắn vào các thể nhận tạo thành phức hợp hormone - thể nhận từ đó sẽ tạo ra một loạt phản ứng nhằm truyền thông tin từ bề mặt tế bào đích vào bên trong tế bào Tuy nhiên cơ chế tác dụng của từng loại hormone là khác nhau phụ thuộc vào bản chất hoá học của chúng

- Cơ chế tác dụng của các hormone thuộc nhóm protein và amin

Hầu hết các hormone tan trong nước: hormone protein, hormone nhóm amin (trừ hormone tuyến giáp) chỉ tác dụng lên một số tế bào đích thông qua thể nhận hormone có ở màng hoặc bên trong tế bào nên còn gọi là cơ chế hormone - màng

Các hormone đến màng tế bào gọi là "chất thông tin thứ nhất" sẽ gắn với thể nhận tạo thành phức hợp hormone - thể nhận Sự kết hợp giữa "chất thông tin thứ nhất" và thể nhận tạo ra những tín hiệu khác nhau bên trong tế

Trang 18

bào gọi là "chất thông tin thứ hai" Thông tin thứ hai sẽ hoạt hóa và làm thay đổi hoạt động của một số hệ thống enzym chức năng của tế bào và như vậy vai trò sinh học của hormone được hoàn thành (Lê Đức Trình, 1998) [27]

- Cơ chế tác dụng của hormone steroid

Các hormone steroid (Progesterone, estradiol, cortisol) và hormone tuyến giáp tác động lên hoạt động gen của tế bào hay còn gọi là cơ chế hormone - gen

Các hormone steroid không tan trong nước được máu được vận chuyển đến tế bào đích nhờ một protein vận chuyển Khi đến tế bào đích, hormone tách khỏi protein vận chuyển khuếch tán tự do qua màng và kết hợp với thể nhận trong nhân hoặc trong bào tương để tạo thànhphức hợp hormone - thể nhận (H - R)

Mặc dù sự khuếch tán của hormone là tự do song nó chỉ tác động tới một tế bào đích thông qua thể nhận đặc hiệu Có rất nhiều thể nhận ở tế bào đích, người ta đã tìm thấy khoảng 10.000 thể nhận của hormone steroid ở mỗi

tế bào đích như vậy, (Lê Đức Trình, 1998) [27]

Bản chất hóa học của thể nhận nội bào hay ở trong bào tương là một protein Bằng thí nghiệm, Roger Gorski (1979) đã tìm thấy thể nhận đối với estradiol ở tử cung chuột có bản chất là một protein với khối lượng phân tử 200.000 và có khả năng vận chuyển estradiol rất mạnh tới mô tử cung chuột (dẫn theo David Randall at all, 1997) [37]

- Cơ chế tác dụng của Prostagladin F 2α

Prostagladin F2α (PGF2α ) tiết ra từ nội mạc tử cung, được đưa vào tĩnh mạch tử cung - buồng trứng Từ tĩnh mạch tử cung - buồng trứng PGF2α chuyển ngược sang động mạch buồng trứng để đến buồng trứng

Hiện nay cơ chế của PGF2α vẫn chưa được xác định rõ ràng, song người ta

đã khẳng định chắc chắn nó là yếu tố phân giải trực tiếp thể vàng bởi trong thời

kỳ lutein hóa, nồng độ của PGF2α vượt quá mức tối đa trong tử cung

Trang 19

Có hai giả thiết cùng tồn tại về tác động của PGF2α, giả thiết thứ nhất cho rằng PGF2α tác động gián tiếp làm giảm lượng máu trong thể vàng, giả thiết thứ 2 cho rằng PGF2α tác động trực tiếp lên tế bào lutein (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [1]

+ Theo giả thiết thứ nhất: PGF2α tác động gây co mạch máu ngoại biên làm giảm lượng máu đến nuôi thể vàng, thể vàng sẽ bị thoái hóa trong vòng 24h do không được cung cấp chất dinh dưỡng

+ Theo giả thiết thứ 2: PGF2α sẽ tác động theo 2 hướng Hướng thứ nhất ức chế tiết progesteron tức làm giảm sự tổng hợp AMP vòng dưới sự kích thích của LH (Okuda.K at all, 1998) [46] Hướng thứ 2 kích thích tiết progesteron nhờ tăng hàm lượng Inositol 1,4,5,- triphosphat (InP3 hay IP3),

sự tăng của InP3 kích thích giải phóng ion Ca2+ bị phong tỏa trong lưới nội sinh chất vào bào tương từ đó kích thích các phần tử có nhiệm vụ vận chuyển progesteron ra ngoài màng tế bào (Tysselling K.A at all, 1998) [51]

Tuy chưa thống nhất về cơ chế tác dụng nhưng rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã khẳng định: Prostagladin F2α (PGF2α ) là hormone có vai trò phân giải Lutein (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [1], (Phạm Đức Chương và Cs, 2003) [2]; (Nguyễn Đức Hùng và Cs, 2003) [10], (Abdelrahim Abdallah Homeida, 2002) [34]; Bosu W.T.K at all, 1988) [36], (Douglas R.H

at all, 1972) [39]; (Ohtani M at all, 1999) [47]; (Stewenson J.S, 2002) [49]; (Tolksdovff.E, 1975) [50]

1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái

* Sự thành thục về tính dục

Sự thành thục về tính dục được tính từ lần động dục đầu tiên khi gia súc

có biểu hiện động dục, buồng trứng có trứng rụng Khi đến tuổi thành thục về tính, cơ thể có những biến đổi đặc trưng, đặc biệt cơ quan sinh dục phát triển sinh ra các giao tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra

Trang 20

đời sau Đồng thời với những biến đổi bên trong là những thay đổi biểu hiện

ra hành vi bên ngoài một cách có quy luật, nó đặc trưng cho từng gia súc

Sự thành thục về tính dục có ý nghĩa rất lớn, là điều kiện để gia súc chuẩn bị thực hiện bản năng sinh sản

Tuổi thành thục về tính ở gia súc bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, cụ thể:

- Chế độ dinh dưỡng: Gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cao sẽ sớm thành thục hơn so với gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn không đầy đủ, giá trị dinh dưỡng thấp

- Thời tiết khí hậu: Gia súc ở vùng nhiệt đới sớm thành thục hơn gia súc ở vùng ôn đới

- Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn các giống nhập ngoại, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn

Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [1], quá trình thành thục tính dục ở gia súc chia làm 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn con vật mới sinh: Con vật mới chỉ có những biến đổi bên trong để cải thiện sự chuyển hóa, động thái các yếu tố FRF ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) khiến một lượng nhỏ FSH của tuyến yên được chế tiết Thông qua cơ chế điều hòa ngược vòng ngắn dương tính, FSH kích thích hypothalamus tăng tiết yếu tố giải phóng hocmon FRF

- Giai đoạn tiền thành thục: Ứng với thời thơ ấu của con vật, nó chia thành 3 thời kỳ kế tiếp nhau

+ Thời kỳ đầu tiền thành thục: Cơ thể gia súc có những biến đổi bên trong của hệ nội tiết với các yếu tố ức chế ở Hypothalamus Song song với vòng ngược ngắn dương tính của FSH còn có vòng ngược dài dương tính của oestrogen Ưu thế của vòng ngược dài âm tính mạnh hơn, kích thích vùng dưới đồi hoạt động do đó gây ức chế tiết FRF và LRF

+ Thời kỳ giữa tiền thành thục: Vòng điều hòa ngược dài âm tính của estrogen không còn chiếm ưu thế, không ức chế vùng dưới đồi tiết FRF và

Trang 21

LRF thay vào đó vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen được hình thành kích thích phân tiết gonadotrophin với hàm lượng tăng dần, chuẩn bị cho sự thành thục tính dục

+ Thời kỳ cuối tiền thành thục: là thời kỳ con vật đạt tới sự chín muồi sinh dục, hay nói cách khác con vật đã thành thục tính dục Dưới tác dụng của vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen, trung khu sinh dục vùng dưới đồi được kích thích tiết ra các yếu tố FRF và LRF Sự tiết các yếu tố giải phóng này mang tính chu kỳ

+ Giai đoạn rụng trứng: Là giai đoạn noãn bao chín và rụng ra khỏi buồng trứng Đặc trưng của giai đoạn này sự suất hiện sóng LH dưới tác dụng kích thích mạnh mẽ của vòng điều hòa ngược dương tính của estrogen gây phóng thích ồ ạt LH Sự suất hiện của sóng LH tương ứng với quá trình rụng trứng

* Tuổi động dục lần đầu

Là thời gian từ sơ sinh cho đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên Tuỳ theo giống, tuổi động dục lần đầu tiên có sự khác nhau Lợn nội tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn cái lai tuổi động lần đầu muộn hơn so với lợn cái nội thuần

Hiện tượng lợn cái không động dục có thể do nhiều nguyên nhân như: stress do thời tiết nóng, ốm đau, dinh dưỡng thiếu protein hoặc năng lượng (Dwane R.Zimmerman và CS, 1996) [32]

* Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ

Một đặc trưng của gia súc khi đến tuổi thành thục về tính là ở buồng trứng có trứng chín và rụng Hiện tượng trứng chín và rụng xảy ra theo một trình tự thời gian nhất định kèm theo những biểu hiện bên ngoài cơ thể thay đổi có tính quy luật từ khi con gia súc đến tuổi thành thục về tính cho đến khi hết khả năng sinh sản gọi là chu kỳ động dục

Chu kỳ động dục thường bắt đầu xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng tuổi với lợn ngoại, 4 - 5 tháng tuổi với lợn nội Đối với lợn lai khi 15 tuần tuổi ở

Trang 22

buồng trứng mới suất hiện các nang trứng đầu tiên, ở giai đoạn hậu bị trung bình rụng từ 8 - 14 trứng và số lượng đạt cao nhất ở giai đoạn lợn nái cơ bản

là 12 - 20 trứng Số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào giống, tuổi và cá thể

Chu kỳ động dục khác nhau tùy từng loài gia súc, nhưng nhìn chung mỗi chu kỳ động dục thường chia thành 4 giai đoạn bao gồm:

+ Giai đoạn trước động dục (proestrus): là khoảng thời gian kể từ khi thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đi đến khi gia súc bắt đầu suất hiện động dục ở chu kỳ kế tiếp sau Đây thực chất là giai đoạn phát triển của bao noãn Khi thể vàng tiêu biến đi, nồng độ progesteronne trong máu giảm nhanh, nó thôi không ức chế tuyến yên nữa do đó tuyến yên bắt đầu tăng tiết FSH, hocmone này kích thích bao noãn phát triển, tăng lên về khối lượng, kích thước và nổi lên trên bề mặt buồng trứng Sự tăng tiết FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng tiết estrogen, hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp

Đặc điểm chung của lợn cái bắt đầu động dục là thay đổi tính nết Thường kêu rít, kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng, có dáng băn khoăn, nhảy lên lưng con khác, không cho con khác nhảy Âm hộ sưng, xung huyết, đỏ, hơi phù, bóng ướt, dịch nhầy chảy ra Ở giai đoạn này không nên cho lợn phối ngay vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên từ 35 - 40 giờ đối với lợn ngoại và 25 - 30 giờ đối với lợn nội

+ Giai đoạn động dục (estrus): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kỳ liên tiếp là: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực thời gian kéo dài động dục khác nhau tùy từng loài gia súc

Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này đối với tất cả loài gia súc là

sự rụng trứng trong đường sinh dục của con cái và hành vi chịu đực của gia súc cái biểu hiện ra bên ngoài

Nếu trứng được thụ tinh thì gia súc chuyển sang thời kỳ chửa, nếu trứng không được thụ tinh gia súc chuyển sang giai đoạn sau động dục

Trang 23

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn mê ì, khi sờ lên lưng lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín đồng thời cho con khác nhảy lên lưng

+ Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi con gia súc kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành thể vàng tại vị trí rụng trứng Thể vàng tiết progesterone ức chế trung khu sinh dục vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên, làm giảm tiết estrogen dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục Con vật dần trở lại trạng thái bình thường, không còn biểu hiện đòi hỏi sinh dục nữa

+ Giai đoạn yên tĩnh (diestrus): thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trứng rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh Đây là giai đoạn kéo dài nhất Đối với gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng tiêu biến Ở giai đoạn này các dấu hiệu động dục giảm dần, lợn trở lại bình thường, ăn uống như cũ Âm hộ giảm bớt độ mở, se nhỏ, thâm, niêm dịch chảy ra ít, trắng đục và rất dễ đứt

Chu kỳ sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, tuổi phối giống lần đầu, chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ, trạng thái sinh lý của con gia súc Trong đó trạng thái sinh lý là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến chu kỳ sinh dục, kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của vật nuôi

Chu kỳ động dục của lợn nái thường kéo dài 18 - 21 ngày, nếu chưa phối giống hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được nhắc lại

- Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động dục trở lại Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao, đối với lợn sau cai sữa từ 3 - 7 ngày thường động dục trở lại, (Hội Chăn nuôi Việt Nam, (2006) [14]) Trong chăn nuôi công nghiệp có thể gây

Trang 24

động dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một nhóm lợn mẹ, (John R Diehl và CS, (1996) [33])

Nếu lợn được phối giống ngay lần động dục sau cai sữa, chúng thường

dễ thụ thai, trứng rụng nhiều và có số con đông Cần có biện pháp để tránh sự hao mòn của cơ thể mẹ sau khi đẻ Mức độ hao mòn không cho phép vượt quá 20%, không ép phối nếu lợn nái sau khi cai sữa con mà cơ thể hao mòn, gầy sút nhiều Cần bỏ qua một chu kỳ động dục để lợn nái lại sức và nuôi được lâu bền hơn

Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần phối giống đúng thời điểm vì thời gian trứng rụng và có hiệu quả thụ thai rất ngắn

Trong khi đó thời gian sống của tinh trùng trong tử cung khoảng 45 -

48 giờ Thời gian động dục của lợn nái nội kéo dài 3 - 4 ngày, lợn nái lai, nái ngoại 4 - 5 ngày Do vậy thời điểm phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu đực: Nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn nái nội cho phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục

* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu

Để có thể giao phối lần đầu đạt kết quả cao, lợn cái hậu bị phải thành thục về tính dục và cơ thể phải phát triển đến một mức độ nhất định

Nếu cho lợn cái hậu bị phối giống khi đã thành thục về tính và có tầm vóc đạt yêu cầu thì sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái ở ngay từ lứa 1 và các lứa sau đó, còn nếu cho lợn cái hậu bị phối giống quá sớm hoặc quá muộn đều không có lợi Nếu cho phối giống quá sớm thì số lượng trứng rụng ít, khối lượng lượng cơ thể lợn mẹ nhỏ dẫn đến khối lượng sơ sinh trung bình/con thấp, lợn mẹ có đường sinh dục hẹp nên quá trình sinh đẻ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sức khoẻ của lợn mẹ sau này và dẫn đến phải loại thải sớm

Nếu cho phối giống quá muộn ta sẽ phải nuôi lợn không sản suất được trong suốt thời gian dài gây tổn thất kinh tế, ảnh hưởng xấu đến hưng phấn

Trang 25

sinh dục của lợn cái sau này, cụ thể là hiện tượng động dục không rõ ràng, tỷ

lệ thụ thai thấp hoặc không thụ thai

Thông thường ở lần động dục lần đầu tiên người ta chưa phối giống, vì

ở thời điểm này thể vóc chưa phát triển hoàn chỉnh, số trứng rụng còn ít

Người ta thường cho phối giống vào lần động dục thứ hai hoặc ba Trong chăn nuôi lợn các hậu bị phải đảm bảo 3 yếu tố cần và đủ đó là: không được phối giống cho lợn nái trước 7 tháng tuổi, chỉ phối giống cho lợn nái khi khối lượng cơ thể đạt đối với lợn nái lai từ 65 - 70 kg, đối với lợn nái ngoại từ

110 - 120kg và chỉ phối giống cho lợn nái hậu bị khi động dục ở chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 trở đi (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[15]

Như vậy tuổi phối giống lần đầu của lợn cái hậu bị là một vấn đề cần được quan tâm và phối giống cho đúng thời điểm khi lợn đã thành thục về tính, có tầm vóc và sức khoẻ đạt yêu cầu sẽ nâng cao được khả năng sinh sản của lợn nái cũng như nâng cao được phẩm chất đời sau

* Tuổi đẻ lứa đầu

Sau khi phối giống, lợn có chửa 114 ngày (112 - 116 ngày), cộng thêm

số ngày mang thai này lợn sẽ có tuổi đẻ lứa đầu Lợn nái nội (Ỉ, Móng Cái) trong sản suất, tuổi đẻ lứa đầu thường 11- 12 tháng Lợn nái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12 - 13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [6]

1.1.2.3 Sự hình thành và phát triển của trứng

* Đặc điểm hình thái và cấu trúc buồng trứng

Khi gia súc cái đã trưởng thành buồng trứng có vai trò hết sức quan trọng Nó vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết (sinh tế bào trứng) vừa đảm nhiệm chức năng nội tiết (tiết hormone)

Buồng trứng được hình thành và phát triển từ lá thai giữa, từ mấu sinh dục nằm phía bụng của thận sơ cấp (Nguyễn Xuân Hoạt và cs,1980) [9], (Salisburi and Vandmark, 1961) [48]

Trang 26

Ở động vật có vú buồng trứng tồn tại thành một cặp hầu như đối xứng nằm trong khoang bụng, dưới phần thắt lưng, trong đó có chứa các nang trứng

Buồng trứng được bao bọc bên ngoài bởi một lớp màng liên kết sợi, chắc như màng bao dịch hoàn ở con đực, bên trong chia làm 2 miền là miền

1.1.2.4 Quá trình mang thai và đẻ

Thụ thai là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử, Quá trình thụ thai xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng, sau đó hợp tử sẽ di chuyển về sừng tử cung, bám vào nội mạc sừng tử cung, phát triển thành phôi Giữa phôi và tử cung sẽ tạo lên sự liên hệ trao đổi các vật chất dinh dưỡng hình thành nhau thai Sự phát triển của phôi thai gồm 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn phôi: Bắt đầu từ lúc thụ tinh, kết thúc ở phía trên 1/3 ống dẫn trứng là thời kỳ đầu có chửa, giai đoạn này hình thành ba lá phôi để từ đó hình thành các cơ quan bộ phận của cơ thể

- Giai đoạn thai: Kéo dài từ cuối thời kỳ phôi đến khi đẻ, là thời kỳ sinh trưởng và phát triển của bào thai để hình thành con non (Hoàng Toàn Thắng

và CS, 2006) [17]

Trong thời gian có chửa trao đổi chất của cơ thể mẹ tăng nhanh, đồng hóa tăng, dị hóa giảm Progesteron trong 10 ngày đầu có chửa tăng nhanh, cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi nó hơi giảm xuống một chút ở 3 tuần chửa Sau

đó duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục Một hai ngày trước khi đẻ progesteron giảm đột ngột, estrogen trong cuối kỳ chửa khoảng 2 tuần ở lợn bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất

Trang 27

Thời gian chửa được tính từ khi phối giống thụ tinh đến lúc đẻ Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày (113 - 115 ngày) Khi chửa thể vàng sẽ tồn tại và tiết ra kích tố progesteron có tác dụng ức chế tuyến yên tiết

ra FSH và LH, vì thế sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của bao noãn, con vật

có chửa sẽ không động dục và không rụng trứng Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp để đưa thai đã thành thục ra ngoài Trước khi đẻ cơ thể mẹ có nhiều thay đổi như: Dây chằng xương chậu dãn ra Trước khi đẻ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống, cổ tử cung mở, bầu vú căng ra, nặn bầu vú có sữa đầu tiết ra

1.1.2.5 Các yếu tố cấu thành năng suất sinh sản ở lợn

Có nhiều chỉ tiêu sinh sản là những để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác đánh giá chất lượng của phẩm giống Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng ở đàn lợn con

- Chỉ tiêu số lượng: số con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ, số con đẻ ra/lứa, số lứa đẻ/nái/ năm, tỷ lệ nuôi sống, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa toàn đàn …

Khả năng sinh sản cũng liên quan đến sự thành thục sớm hay muộn, thời gian mang thai, số lần thụ tinh… Tuy nhiên chỉ tiêu số lợn con cai sữa/ nái/năm là chỉ tiêu quan trọng, tổng quát để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/nái/năm, số lượng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao và ngược lại Ngoài ra khả năng sinh sản còn được đánh giá bởi số lượng lợn con cai sữa/lứa/năm, số lứa đẻ, thời gian chờ phối…

Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, tổng số lợn con đẻ ra, số lứa đẻ trong năm và tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo

Trang 28

mẹ Chính vì vậy việc cải tiến để nâng cao số lượng lợn con con cai sữa là một trong những biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế trong ngành sản suất lợn con Bên cạnh đó làm giảm khoảng cách giữa 2 lứa đẻ bằng cách thu ngắn thời gian lợn con theo mẹ và làm giảm thời gian phối giống có chửa sau cai sữa Ý nghĩa một số chỉ tiêu như sau:

* Số con sơ sinh /lứa

Số con sơ sinh /lứa phụ thuộc vào tính di truyền của giống Trong điều kiện bình thường mỗi giống có khả năng sinh sản khác nhau

* Khối lượng sơ sinh/ổ

Là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn nái Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng được cân sau khi lợn con đẻ ra cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn Khối lượng sơ sinh/ổ cao thì tốt, lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau (Nguyễn Thiện và CS, 1998) [21]

Các giống lợn khác nhau cho khối lượng sơ sinh khác nhau Các giống lợn nội: Móng Cái : 0,5 - 0,7kg/con, lợn Ỉ 0,45kg/con Lợn ngoại Yorshise nuôi tại Việt Nam 1,24 kg/con, lợn Duroc 1,2 - 1,5kg/con (Trần Văn Phùng

và CS, (2004) [15]

Ngoài ra khối lượng sơ sinh có liên quan và tỷ lệ thuận với khối lượng của lợn nái Vì thế trong giai đoạn lợn nái chửa và nhất là thời gian 20 ngày trước khi đẻ cần chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn nái tốt, thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin, khoáng để cho thai phát triển tốt Khi khối lượng con sơ sinh cao thì lợn có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, khối lượng con cai sữa sẽ cao và khối lượng suất chuồng lớn

* Khối lượng cai sữa/ổ

Trong chăn nuôi lợn con từ khi sơ sinh đến khi cai sữa có một ý nghĩa rất quan trọng vì đó chính là cơ sở vật chất để phát triển đàn lợn nái sinh sản

Trang 29

và nâng cao năng suất chăn nuôi Khối lượng toàn ổ khi cai sữa ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng suất chuồng

Khối lượng cai sữa/ổ của các giống lợn khác nhau cho khối lượng không giống nhau Lợn móng cái có khối lượng cai sữa/ổ lúc 2 tháng tuổi là

58, 20 - 60,88 kg; lợn F1 (Đại bạch x Móng cái) có khối lượng 60 ngày/ổ là 61,80 kg (Nguyễn Thiện và CS, 1998) [21]

Khối lượng cai sữa của lợn con cao hay thấp, sức khoẻ tốt hay xấu, sinh trưởng phát dục nhanh hay chậm, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đàn giống và khả năng nuôi thịt của lợn sau này Nuôi dưỡng tốt lợn con còn

là cơ sở thuận lợi cho công tác chọn giống Chọn phối, là cơ sở tốt để con vật

có thể di truyền khả năng sinh sản cho đời sau

Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ tới khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm suất phát cho khối lượng suất chuồng Vì vậy, để có khối lượng cai sữa/ổ cao ta phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn có chửa và lợn con

bú sữa, đặc biệt là bổ sung thức ăn sớm cho lợn con, giúp cho lợn con sinh trưởng phát triển mạnh, giảm sự hao mòn của lợn mẹ, đồng thời làm giảm tỷ

Đối với gia súc cái: FSH có vai trò kích thích sự phát triển và hình thành của nang trứng, tăng bài tiết Oestrogen (chủ yếu là Oestradiol) Ngoài ra FSH còn tác động gián tiếp tới đường sinh dục thông qua sự bài tiết oestradiol

Đối với gia súc đực: FSH tác dụng trực tiếp đến ống dẫn tinh, làm co tinh hoàn nhưng không làm tăng số lượng tinh trùng

Trang 30

Tuy nhiên nếu tồn tại dạng riêng lẻ thì bản thân FSH không gây nên sự bài tiết oestrogen từ buồng trứng mà phải có sự kết hợp với LH (Hafez S.E.S, 1974) [41]

Trong suốt pha đầu tiên của chu kỳ động dục hay giai đoạn trước động dục ở gia súc cái, tuyến yên tiết ra hormone sinh dục gọi là FSH, hormone này kích thích noãn trong buồng trứng tiết ra hormone estrogen FSH tạo nên

sự tăng sinh các tế bào trong tử cung, hệ cơ tử cung tăng cường, tăng tiết dịch nhày Giai đoạn này thường bắt đầu vào ngày thứ 16 của chu kỳ và kéo dài trong 5 ngày (Eusebio Jose.A, 1978) [40]

Ở lợn cái theo Brinklay, Wifinger và Younger (1973) hàm lượng FSH ở mức 7ng/ml huyết tương trong thời gian từ ngày 12 đến ngày 15 của chu kì sau đó có xu hướng giảm dần đến ngày thứ 19 (khoảng 6ng/ml huyết tương) Hàm lượng FSH đột ngột tăng cao từ ngày thứ 20 (1 ngày trước rụng trứng) đạt 8ng/ml huyết tương tại thời điểm rụng trứng 1 ngày rồi đột ngột tăng cao

và đạt đỉnh phân tiết ở ngày thứ 2 sau khi trứng rụng (9ng/ml huyết tương)

Từ ngày thứ 3 sau khi trứng rụng hàm lượng FSH giảm dần (dẫn theo Lê Xuân Cương, 1986) [5]

Ở lợn theo Brinklay, Wifinger và Younger (1973), trong suốt quá trình sinh dục hàm lượng LH không có sự biến đổi lớn, dao động ở mức 1ng/ml

Trang 31

huyết tương LH đột ngột tăng cao ở ngày thứ 20 và đạt đỉnh phân tiết ở ngày thứ 21 của chu kì (đạt 4ng/ml huyết tương, sau đó lại giảm ở mức độ bình thường 1 ngày sau rụng trứng) (dẫn theo Lê Xuân Cương, 1986) [5]

* Vai trò của progesterone

Với các kết quả nghiên cứu hiện nay về progesterone, chúng ta có thể thấy rõ vai trò của hormone này thể hiện theo hai hướng

Hướng thứ nhất: Tác động tới các cơ quan sinh dục

Đối với buồng trứng: Với liều lượng thấp ( mới bắt đầu phân tiết) nó kích thích sự phát triển của thể vàng còn với liều lượng cao sẽ gây ức chế sự rụng trứng

Đối với tử cung, progesterone có tác dụng giảm tính mẫn cảm co bóp của nội mạc tử cung thông qua cơ chế ức chế các men oxy hóa như glucuronidaza, photphataza và axit cacbonic anhydraza, progesterone có vai trò trong việc chuẩn bị niêm mạc tử cung để trứng làm tổ và hình thành nhau thai

Progesterone kích thích sự hình thành các tiểu thùy và các túi (bao) tuyến của bầu vú chuẩn bị cho tiết sữa

Ngoài ra progesterone còn được xem là nhân tố có vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng Dưới ảnh hưởng nồng độ tăng cao của LH trước thời kì rụng trứng, progesterone được tạo thành có tác dụng kích thích làm tăng hoạt tính của enzym phá vỡ thành bao noãn (Hunter.R, 1972) [43]

Hướng thứ hai: Tác động ngược trở lại hypothalamus và tuyến yên nhằm kích thích hoặc ức chế tiết các hormone sinh dục

Với vai trò này của progesterone, chúng ta có thể khẳng định progesterone có vai trò rất quan trọng, là hormone “chìa khóa” để thiết lập và duy trì một chu kì sinh dục bình thường ở gia súc cái

* Vai trò của Estrogen

Về bản chất estrogen là hormone steroid được tiết bởi buồng trứng, ngoài ra còn được tổng hợp từ nhau thai và một ít trong vỏ tuyến trên thượng thận Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu và nhận dạng được 12 loại estrogen khác nhau

Trang 32

Estrogen có tác dụng chính là quy định đặc tính sinh dục thứ cấp của con cái Sự tiết estrogen gây nên phản xạ động dục của con cái Mặt khác khi estrogen tăng tiết sẽ kích thích tuyến yên giảm tiết hormone FSH làm ngừng quá trình động dục

Những nghiên cứu trên lợn của Guthrie, Henuricks và Handlin (1972) cho thấy: Hàm lượng estrogen bắt đầu tăng từ ngày thứ 18 và đạt đỉnh phân tiết ở ngày thứ 20 của chu kỳ (30ng/ml huyết tương) Vào ngày thứ 21 của chu kỳ hàm lượng estrogen bắt đầu giảm dần, từ ngày thứ 7 sau rụng trứng hàm lượng estrogen trở về trạng thái ban đầu (dưới 10 ng/ml huyết tương) (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31]

11.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái

Việc đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua rất nhiều chỉ tiêu Năng suất sinh sản cũng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như: yếu tố giống, số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, mùa vụ, nhiệt độ và chế

độ chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, phương thức phối giống

11.4 Sự hình thành và một số đặc điểm của giống lợn C 1050

C1050 là giống lợn lai thuộc dòng ông bà được tạo ra từ giống lợn Yorkshire và Landrace Lợn có đặc điểm ngoại hình màu trắng, thân hình to, tai ngang, 4 chân chắc khỏe, có từ 14 - 16 vú, có khả năng sinh trưởng nhanh,

tỷ lệ nạc cao, đẻ con tốt và nuôi con khéo, con đẻ ra được dùng để làm giống

+ Sơ đồ nhân giống của tập đoàn PIC VIỆT NAM:

Giống : Duroc Meishan Landrace Yorkshire Pietrain GGP : L19 L95 L06 L11 L64

GP: Đực L19 cái GP 1230 cái GP 1050

PS: Cái CA Cái C 22 Đực 402

Thương phẩm: 5 máu 4 máu

Trang 33

Lợn Landrace hiện đang nuôi ở Việt Nam có nguồn gốc ở một số nước như: CuBa, Nhật, Bỉ, Pháp, Mỹ, Úc, Canada lợn có lông màu trắng tuyền, mình dài,có dạng hình nêm, đầu dài, hẹp, tai rủ xuống che cả mắt, lưng vồng lên, mặt lưng bằng phẳng Lợn Landrace có từ 12 - 14 vú, lợn đực trưởng thành nặng từ 280 - 320 kg, lợn cái trưởng thành nặng 220 - 250 kg, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ 58 - 60 kg

Lợn Yorkshire nuôi tại Việt Nam có nguồn gốc: Nhật, CuBa, Bỉ, Anh, Pháp lợn có màu lông trắng ánh vàng, mõm thẳng, dài, tai đứng, mình dài, bốn chân chắc chắn, có 12 - 14 vú Lợn đực trưởng thành nặng 250 - 300 kg, lợn cái trưởng thành nặng 200 - 250 kg, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ: 55 - 59 % (Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, 2004) [15]

có tuổi thành thục tính dục lúc 170-175 ngày tuổi Tử cung của lợn cái con ở

độ tuổi này thường được xem là quá nhỏ để phối giống Bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối giống ở lần động dục thứ 2 hoặc 3 được khuyến cáo sử dụng P.G.600 không ảnh hưởng đến chu kỳ sinh dục của lợn cái con Nếu lợn cái con đang trong chu kỳ và thể vàng tiết ra progesteron, P.G.600 không

có ảnh hưởng đến việc kích thích phát triển noãn nang hay giải phóng trứng Ngoài ra P.G.600 làm giảm thời gian động dục trở lại ở lợn nái cai sữa nhưng giá trị kinh tế của việc điều trị tất cả lợn nái cai sữa, gồm lợn nái động dục trở lại trong 5-7 ngày với việc chăm sóc không đúng là một vấn đề P.G.600 có hiệu quả nhất trong việc điều trị lợn nái với thời gian động dục trở lại dài hơn (7-10 ngày sau cai sữa)

Trang 34

* Một số hiểu biết về PG 600:

- PG 600 là sản phẩm kết hợp của PMSG và HCG

PG 600 chứa 400 đơn vị PMSG và 200 đơn vị HCG mỗi liều Thuốc

do công ty Intervet sản suất

1.1.5.1 PMSG: (Pregnant Mare Serum Gonadotropin):

Huyết thanh ngựa chửa (HTNC) có tên khoa học là Pregnant Mare Serum (PMS) là huyết thanh lấy từ máu ngựa trong thời gian mang thai

Kích dục tố huyết thanh ngựa chửa Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG) là chế phẩm sinh học được sản suất từ HTNC trong thời gian có hoạt tính hormone Vai trò của PMSG là kích thích hoạt động sinh dục và khả năng sinh sản đối với gia súc

PMSG đã được nghiên cứu và được sử dụng rộng rãi kích thích chức năng sinh sản của gia súc nói chung và lợn nái nói riêng Gây động dục hàng loạt, gây động dục sớm sau cai sữa, ngăn ngừa sự chết phôi

* Nguồn gốc sản sinh của kích dục tố huyết thanh ngựa chửa

- Nguồn gốc sản sinh

Dựa vào cơ chế tác dụng của nó người ta khẳng định kích dục tố huyết thanh ngựa chửa thuộc loại hormone hướng tuyến sinh dục Nơi sản sinh ra hormone không phải tuyến yên mà là các tế bào hình chén (các u lồi) của nội mạc tử cung ngựa cái (cho nên còn gọi là hormone sinh dục có nguồn gốc ngoại tuyến yên) Hoạt tính của hormone trong huyết thanh ngựa chửa bắt đầu suất hiện từ ngày chửa thứ 40 , (Lars-Eric Edqvit at all, 1980) [43]

Khi ngựa mang thai ở nội mạc tử cung trong khoang dạ con phần giữa thân tử cung và sừng tử cung sẽ hình thành các tế bào hình chén gồm có tế bào hình chén nhỏ và tế bào hình quả bóng Ban đầu các tế bào hình chén xếp thành một vòng tròn xung quanh xoang tử cung bao bọc lấy thai sau đó phát triển rất nhanh, đạt kích thước tối đa (dài 2 - 10 cm, rộng 1 - 3 cm) ở ngày chửa thứ 70 Qua ngày chửa thứ 70 chúng thoái hóa, hoại tử dần đồng thời giải phóng một chất dính trên màng bọc của thai Đây là nguyên liệu cực kỳ giàu kích dục tố huyết thanh ngựa chửa,có thể chứa tới 1 triệu UI/1g tổ chức

Trang 35

tươi Từ ngày chửa thứ 130 - 180 mô chén hoại tử bị đông lại và bong ra khỏi

bề mặt của nội mạc tử cung

Do cấu trúc phân tử hormone HTNC của nội mạc tử cung rất lớn nên

nó không qua được cầu thận mà chỉ có trong máu không có trong nước tiểu (Lê Xuân Cương, 1979) [4]

- Tác dụng sinh học:

Về mặt tác dụng sinh học kích dục tố HTNC giống với hormone hướng tuyến sinh dục của tuyến yên hơn là hormone nhau thai người Các kết quả nghiên cứu của H.Cole và G.Hart (1930) đã khẳng định: kích dục tố HTNC vừa có hoạt tính giống FSH vừa có hoạt tính giống LH của tuyến yên (dẫn theo Lê Xuân Cương, 1986) [4]

Zavadopski (1945) đã chứng minh trong huyết thanh ngựa chửa có 2 yếu tố:

+ Yếu tố A: có tác dụng kích thích sự thành thục của bao noãn, tương

tự như vai trò của FSH của tuyến yên

+ Yếu tố B: đảm bảo cho quá trình rụng trứng và hình thành thể vàng, tương tự như vai trò của LH

1.1.5.2 HCG (Human Chorionic Gonadiolpin):

HCG hay còn gọi là kích tố nhau thai ở người tương đương Prolan B chứa chủ yều là LH và một ít FSH

Hormone này suất hiện khá sớm, từ 8 - 10 ngày đầu tiên của thời kỳ có chửa (trứng làm tổ lúc 6 - 7 ngày) Nồng độ HCG tăng nhanh trong máu và trong nước tiểu Nó đạt mức tối đa lúc 2,5 tháng (40 - 60 UI/ml), sau đó giảm xuống lúc bắt đầu tháng thứ tư và duy trì ở mức ổn định khoảng 20 UI/ml đến khi đẻ

HCG được sản sinh tại thể hợp bào (Syncytytrophoblast) vào đầu thời kỳ chửa

β - HCG tăng tương đối cao nhưng vào cuối thời kỳ chửa α - HCG lại cao hơn

Nhờ có hoạt tính như vậy mà HCG được sử dụng để kích thích trứng chín và rụng, ức chế sự động dục kéo dài và kích thích bài tiết sữa (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [1]

Trang 36

1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Theo Hoàng Toàn Thắng và CS, (2006) [17].Tuổi động dục lần đầu của Lợn Ỉ 120 - 135 ngày, Lợn Móng Cái 130 - 140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt Nam từ 203 - 208 ngày, lợn Landrace từ 208 - 209 ngày

- Theo Lê Xuân Cương (1986) [5] cho biết: Tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái phụ thuộc vào sự thành thục của giống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng Đối với các giống lợn ngoại nuôi tại nước ta tuổi thành thục tính dục muộn hơn lợn nội: lợn Đại Bạch tuổi thành thục tính dục là 176 ± 1,5 ngày, Lợn Đại Bạch x lợn Ỉ 163,42 ± 1,06 ngày Phần lớn các giống lợn ngoại thành thục tính dục ở 7 tháng tuổi, lợn lai 6 tháng tuổi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2006) [14]

- Nghiên cứu về khả năng chửa đẻ của các giống lợn nuôi tại Việt Nam cho thấy: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ hiện nay là: 207,69 ± 27,08 ngày (đạt 1,78 lứa/nái/năm) đối với lợn nái trắng Phú Khánh (Trần Quang Hân, 2004) [8]

- Theo các kết quả nghiên cứu cuả Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, (1993) [19], quá trình rụng trứng bắt đầu lúc 30 - 40 giờ sau khi suất hiện phản xạ mê ì Như vậy, phải cho lợn cái phối giống 10 - 12 giờ trước lúc rụng trứng, tức là 20 - 30 giờ sau khi bắt đầu chịu đực

- Theo Phạm Hữu Doanh và CS, (1996) [6], Trong sản suất, thụ tinh nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì sớm hôm sau phối

- Theo Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1] tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng, mức độ sinh trưởng trước và sau cai sữa

- Theo Nguyễn Xuân Tịnh và CS, (1996) [24] cho rằng quá trình thụ thai

là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để tạo thành hợp tử (2n NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp tạo thành phôi Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ 2 nguồn gen khác nhau

Trang 37

- Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, (1996) [6] : Lứa đẻ tốt nhất đối với lợn là lứa thứ 2 đến lứa thứ 6 - 7 Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4, sang tuổi thứ 5 lợn có thể đẻ tốt, nhưng con đẻ ra bị còi cọc, chậm lớn, lợn nái già thường hay đẻ khó, thai chết lưu và cắn con, như vậy ta cần thay thế nái hàng năm

- Theo Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2004)[15]: Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ trung bình 10 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra/ổ bình quân là 9,75 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55 - 60kg

- Nguyễn Thiện và Cs (1996) [19] thông báo: Lợn nái Yorkshire có khối lượng sơ sinh/con là 1,33kg/con, số con sơ sinh còn sống/lứa là 9,38 con,

số con cai sữa/lứa là 7,29 con, tương ứng ở lợn Landrace và là 1,36 kg; 9,25 con và 7,21 con Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở Landrace là 80,28% và ở nái Yorkshire là 77,70%

- Phùng Thị Vân Cs (2000) [30] cho biết: Lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương có số con sơ sinh sống/lứa lần lượt là 13,32 kg và 14,42 kg, khối lượng sơ sinh/con lần lượt là 1,3kg và 1,5 kg, số con cai sữa/lứa lần lượt là 9,26 con và 8,82con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lần lượt là: 91,9% và 87,79%

- Theo nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và Cs (2000) [26]: Lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại xí nghiệp giống Mỹ Văn - Hưng Yên có số con sơ sinh/lứa lần lượt là 10,01 con và 9,76 con

Các kết quả nghiên cứu trong nước nói trên cho thấy: Cùng một giống nhập nội được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau thì khả năng sinh sản của chúng cũng khác nhau Điều đó chứng tỏ rằng tính trạng sinh sản của lợn chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố ngoại cảnh (chế độ nuôi dưỡng, thức ăn, lứa đẻ )

- Nguyễn Thiện và cs, (l996) [21] cho biết: Thời gian cai sữa lợn ở nước ta thường là 60 ngày, số lợn con cai sữa trên lứa là một chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn Nó phụ

Trang 38

thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con

Nhìn chung ở nước ta các công trình nghiên cứu về HTNC kích thích sinh sản gia súc cái chưa nhiều và mới chỉ được tiến hành từ những năm 30 trở lại đây Một số kết quả nghiên cứu bước đầu được xác định và ứng dụng vào sản suất như:

- Nghiên cứu đông khô HTNC( của Lê Xuân Cương, 1979) [4] đã bước đầu xây dựng được quy trình làm đông khô HTNC có tác dụng giữ được hoạt tính trong huyết thanh ngựa chửa không đổi trong thời gian 8 tháng

- Nghiên cứu điều chế và sử dụng HTNC nâng cao sức sinh sản của đàn gia súc cái của Lê Xuân Cương và Cs (1979) [4] đã xây dựng được quy trình sản xuât HTNC trên cơ sở đánh giá hoạt tính trong HTNC trên một đơn vị chuột

- Nghiên cứu tinh chế kích dục tố từ HTNC và sử dụng kích thích sinh sản cho đàn gia súc nuôi tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Hoàng Văn Tiến và Cs (2001) [23]

- Kết quả nghiên cứu và sử dụng huyết thanh ngựa chửa kích thích đối với lợn nái sinh sản của Lê Xuân Cương (1979) [3], Lê Xuân Cương và cs (1986) [4] cho thấy huyết thanh ngựa chửa có tác dụng gây động dục rõ rệt đối với lợn cái Sau khi tiêm huyết thanh ngựa chửa trên 86,3% số lợn đã suất hiện động dục, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ rút ngắn từ 190 ngày xuống còn

176 - 177 ngày đảm bảo thu được 2 lứa đẻ/nái/năm

1.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Theo A.A Xuxoep (1985) [31], sự thành thục về tính của gia súc được đặc trưng bởi hàng loạt những biến đổi trong cơ thể, đặc biệt là sự biến đổi của cơ quan sinh dục Đồng thời với những biến đổi bên trong là những biến đổi bên ngoài một cách có quy luật, nó đặc trưng cho từng gia súc Sự thành thục về tính dục của gia súc có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện

để gia súc chẩn bị thực hiện bản năng sinh sản

- Theo Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanam, (2006) [13], lợn nái có

số lứa đẻ thấp nhất là 1 lứa và cao nhất 11 lứa Tuổi phối giống đậu thai lần

Trang 39

đầu được tính từ tuổi đẻ lứa thứ 1 trừ cho thời gian mang thai trung bình 115 ngày, năng suất sinh sản đạt cao nhất khi lợn nái được phối giống và mang thai lần đầu vào lúc 38 tuần tuổi và mức độ lớn hơn trung bình đàn là 5,76% Nếu lợn mang thai lần đầu ở độ tuổi trước 34 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 8,27% và nếu mang thai muộn sau 44 tuần tuổi thì năng suất thấp hơn trung bình là 1,25% Đặc biệt nếu phối giống đậu thai lần đầu lúc 30 tuần tuổi thì mức độ thiệt hại trong suốt quá trình sản suất của một lợn nái là 17,02%

- Các công trình nghiên cứu của Lars-Eric Edqvist (1980) [45] cho biết tuổi thành thục tính dục khác nhau tùy từng loài gia súc.Tuổi thành thục tính dục ở lợn giao động từ 4 - 9 tháng tuổi

- Jang - Hyung Lee (1993) [44], khi nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn cho rằng: Mặc dù lợn cái có thể bắt đầu động dục ở 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7 -8 tháng tuổi, vì vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính là 11 - 12 tháng tuổi

- Cai sữa con 14 - 21 ngày tuổi, lúc 3 tuần tuổi đạt bình quân 5 - 6 kg/con Ddeerr cai sữa thành công, thêm vào khẩu phần thức ăn của lợn con

từ 1 - 2% acid hữu cơ như acid lactic, a.citric hoặc a.propionic, nhờ đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn- Beonit và Cs (1987) [35] đã đưa ra kết quả điều tra thành tích sinh sản của lợn nái ở Pháp như sau: Số lợn con sống đến cai sữa là 8,8 con đối với lợn nái Yorkshire và 7,8 - 8,9 con đối với lợn nái Landrace

- Theo A.Andreev, P.Kostrov và ctv (1976) nghiên cứu trên 518 lợn nái lai F1 Landrace x Đại Bạch, những lợn nái cai sữa vào 14 - 21 ngày sau

đẻ, tỷ lệ động dục cao nhất chỉ đạt 50 - 47,1% trong 10 ngày thứ 2 sau khi tách con Nhưng tỷ lệ thụ thai rất thấp, chỉ đạt 7,2 và 8% tương ứng với hai thời điểm cai sữa nói trên Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11]

A.Aumaitre và ctv (1976) nhận thấy sau khi cai sữa lợn con vào 10 ngày tuổi đã giảm tỷ lệ thụ thai 25,9%; sau khi cai sữa vào 26-35 ngày tuổi đã nâng tỷ lệ thụ thai lên 70,7% Tác giả cho rằng, tốt nhất là cai sữa lợn con vào

Trang 40

21 - 28 ngày tuổi và rút ngắn thời gian từ khi cai sữa đến khi phối giống bằng

sử dụng kích dục tố Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11]

- Ở Cộng hòa liên bang Đức người ta thấy rằng, cai sữa lợn 21 - 25 ngày đạt mức tăng trọng cao nhất Nhờ cai sữa ở 3 tuần tuổi lợn nái đẻ 2,3 lứa/năm,chi phí giảm 20%, lao động giảm 25% so với cai sữa bình thường (tạp chí Seluveineprod, 1975) Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11]

- Ở Pháp, thực hiện cai sữa lợn con bình quân là 27,3 ngày tuổi, số con cai sữa đạt bình quân 9,5 con/lứa và đạt 22,7 lợn con cai sữa/nái/năm Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11]

- Ở Canada một số trại chăn nuôi thực hiện cai sữa lợn 4 - 5% Dẫn theo Trương Lăng, (2003) [11]

- Bằng các thí nghiệm, S.Crowe và cộng sự (1909), B.Ashner (1992), B.Zonderk, S.Aschheim (1927) đã cắt bỏ tuyến yên ở chó sau đó thấy xuất hiện thoái hóa buồng trứng và dịch hoàn đồng thời các sinh dục thứ cấp cũng

bị dập tắt Khi cấy tổ chức của thùy trước tuyến yên trở lại thì đã làm cho những con chuột chưa thành thục về tính thấy chín sinh dục sớm hơn, xuất hiện động dục và rụng trứng (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31]

- Năm 1931 H.L Fevold và CTV đã chiết suất được 2 hormone

từ tuyến yên, chúng có tác dụng kích thích hoạt động sinh dục Trong hai hormone đã chiết suất được thì một hormone có tác dụng kích thích sự phát triển của bao noãn gọi là kích noãn tố FSH và một hormone có tác dụng Lutein hóa thể vàng nang trứng gọi là kích tố thể vàng LH (dẫn theo Xuxoep A.A, 1985) [31]

- Theo S.E, Levin, 1974; N.Sabtenko, 1976 vai trò của kích dục tố đối với sự hình thành tuyến sinh dục trong thời kỳ bào thai rất quan trọng, ở thời kỳ này ảnh hưởng hình thái di truyền của kích dục tố thể hiện rất mạnh mẽ, đặc biệt là FSH, mức FSH trong tuyến yên của máu bào thai cao gấp nhiều lần so với lúc trưởng thành

Ngày đăng: 26/05/2016, 17:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc. NXBNN, Hà Nội, Tr 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý sinh sản gia súc
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1998
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Dược Lý Học Thú Y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dược Lý Học Thú Y
Tác giả: Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
3. Lê Xuân Cương (1979), "Nghiên cứu tác dụng của kích dục tố gây sinh sản đồng loạt ở lợn nái", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện chăn nuôi 1969 - 1979 , tập 2. trang 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác dụng của kích dục tố gây sinh sản đồng loạt ở lợn nái
Tác giả: Lê Xuân Cương
Năm: 1979
4. Lê Xuân Cương, Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Mộng Hùng (1979), "Điều chế và sử dụng huyết thanh ngựa chửa nâng cao sức sinh sản của đàn gia súc nái", Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện chăn nuôi 1969 - 1979 , tập 2. trang 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chế và sử dụng huyết thanh ngựa chửa nâng cao sức sinh sản của đàn gia súc nái
Tác giả: Lê Xuân Cương, Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Mộng Hùng
Năm: 1979
5. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tr 10 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản của lợn nái
Tác giả: Lê Xuân Cương
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1986
6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, NXBNN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ sai con
Tác giả: Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1996
8. Trần Quang Hân (2004), Một số kiểu hình di truyền các tính trạng năng suất sinh sản lợn nái Trắng Phú Khánh, Tạp chí Khoa học công nghệ &Phát triển nông thôn, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kiểu hình di truyền các tính trạng năng suất sinh sản lợn nái Trắng Phú Khánh
Tác giả: Trần Quang Hân
Năm: 2004
9. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980), Tổ chức phôi thai học , Nxb Đại học và THCN , Hà Nội. Trang 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức phôi thai học
Tác giả: Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ
Nhà XB: Nxb Đại học và THCN
Năm: 1980
10. Nguyễn Đức Hùng , Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi
Tác giả: Nguyễn Đức Hùng , Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
11. Trương Lăng (2003), Cai sữa sớm cho lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cai sữa sớm cho lợn con
Tác giả: Trương Lăng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
12. Trương Lăng (1994), Sổ tay công tác giống lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công tác giống lợn
Tác giả: Trương Lăng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
13. Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanan (2005), Ảnh hưởng của tuổi phối giống đậu thai lần đầu đến số con sinh ra còn sống trong sản xuất của lợn nái, Tạp chí chăn nuôi số 5 - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tuổi phối giống đậu thai lần đầu đến số con sinh ra còn sống trong sản xuất của lợn nái
Tác giả: Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanan
Năm: 2005
14. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2006), Cẩm nang chăn nuôi lợn. NXBNN, Hà Nội, Tr 19 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi lợn
Tác giả: Hội Chăn nuôi Việt Nam
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2006
15. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXBNN, Tr 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn
Tác giả: Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2004
16. Nguyễn Ngọc Phục và Lê Thế Tuấn (1998), Một số tính năng, năng xuất và tình hình bệnh tật của 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương , Nxb Nông Nghiệp, Tr 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tính năng, năng xuất và tình hình bệnh tật của 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương
Tác giả: Nguyễn Ngọc Phục và Lê Thế Tuấn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1998
17. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật nuôi, NXBNN, Tr 40 - 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học động vật nuôi
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2006
18. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo lợn, NXBNN, Hà Nội, Tr 41 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thụ tinh nhân tạo lợn
Tác giả: Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1993
19. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và CTV (1996), Kết quả nghiên cứu công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969 - 1995”, NXBNN, Hà Nội, Tr 13 -21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969 - 1995
Tác giả: Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh, Phạm Nhật Lệ và CTV
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1996
20. Nguyễn Thiện, Phan Dịch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm sỹ Lăng (1996), Chăn nuôi gia đình và trang trại, NXBNN, Hà Nội, Tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia đình và trang trại
Tác giả: Nguyễn Thiện, Phan Dịch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm sỹ Lăng
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1996
21. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyến Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), Giáo trình chăn nuôi lợn sau đại học, NXBNN, Hà Nội, Tr. 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi lợn sau đại học
Tác giả: Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyến Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w