1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ nghĩa tự nhiên và khoa học xã hội

7 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 43,91 KB

Nội dung

"....Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa

Trang 1

Chủ nghĩa tự nhiên (triết học)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa tự nhiên triết học đã được miêu tả theo nhiều kiểu Theo nghĩa rộng nhất và mạnh

nhất, chủ nghĩa tự nhiên là quan điểm siêu hình rằng "tự nhiên là tất cả những gì tồn tại và tất cả các chân lý cơ bản đều là các chân lý của tự nhiên"[1] Thuyết này thường được gọi là chủ nghĩa

tự nhiên siêu hình hay chủ nghĩa tự nhiên bản thể học (ontological naturalism) Một dạng thức

cơ bản khác, được gọi là chủ nghĩa tự nhiên phương pháp luận(methodological naturalism),

là nhận thức luận và nguyên tắc phương pháp luận tạo nên nền móng cho phương pháp khoa học Nó đòi hỏi rằng các giả thuyết khoa học phải được giải thích và kiểm tra bằng cách dẫn chiếu tới các nguyên nhân và sự kiện tự nhiên Còn một hình thức khác của chủ nghĩa tự nhiên,

đó là quan niệm rằng các phương pháp khoa học nên được sử dụng trong triết học Theo quan

niệm này, khoa học và triết học được cho là hình thành nên một thể liên tục (continuum) và do

đó nên áp dụng các phương pháp giống nhau cho cả hai lĩnh vực W.V Quine, George

Santayana, và những người khác đã ủng hộ quan điểm này Bất cứ phương pháp tìm hiểu hay nghiên cứu, hay bất cứ quy trình thu nhận tri thức nào có giới hạn trong phạm vi của các cách tiếp cận hay giải thích mang tính tự nhiên, vật lý, và vật chất đều có thể được cho là mang tính

tự nhiên chủ nghĩa

triết học tìm hiểu và giải thích một cách tư biện tự nhiên vũ trụ (coi như một chỉnh thể) dựa trên

những khái niệm trừu tượng về tự nhiên Ranh giới giữa khoa học tự nhiên và THTN, vị trí của nó

trong triết học có sự thay đổi theo lịch sử Thời cổ đại, THTN đóng vai trò đáng kể nhất Nó thường

mang tên vật lí học hay sinh lí học, tức là học thuyết về tự nhiên Thực tế, THTN là hình thức lịch sử

đầu tiên của triết học Nó là hình thức triết học duy vật xưa nhất ở Hi Lạp cổ đại: vd trường phái Iônia

cho khí, nước hay lửa… là nguyên tố tạo nên vũ trụ Thời cổ đại phương Đông cũng có những quan

điểm tương tự như vậy THTN thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực nghiệm chưa phát

triển cao không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng (đặc biệt là thế kỉ 17 – 18) Dựa vào tưởng

tượng, THTN đã đưa ra được những dự đoán và những phát hiện thiên tài, đồng thời cũng sinh ra

nhiều nhận định vô lí THTN được nhiều nhà triết học duy vật [Brunô (G Bruno), Bêcơn (F Becon),

Xpinôza (B Spinoza)…] và duy tâm [Selinh (F W J Schelling)] phát triển Theo Selinh, “linh hồn thế

giới” là lực lượng kết hợp và tổ chức các hiện tượng Chủ nghĩa Mac đánh giá cao ý nghĩa lịch sử của

“triết học tự nhiên cũ”, đồng thời cũng chỉ ra hạn chế lịch sử của nó Ngày nay, với sự trưởng thành của

khoa học tự nhiên, sự trưởng thành của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, THTN không

còn lí do tồn tại nữa.

nguon:dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

Về Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

Về Mối quan hệ giữa Triết học và

Khoa học tự nhiên

Trang 2

Tên nguyên

tác Về Mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

Năm xuất

Tác giả Nguyễn Văn Nghĩa

Nhà xuất

bản NXB Khoa học xã hội

ISBN-10 ISBN-10

ISBN-13 ISBN-13

Ngôn ngữ Tiếng Việt

Số trang 226

(Cuốn sách do tác giả Nguyễn Văn Nghĩa biên soạn, dịch và giới thiệu.)

" Triết học được khoa học tự nhiên cung cấp cho những tài liệu nhận thức về tự nhiên và mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó "

" Triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã không những vạch đường cho khoa học tự nhiên tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên phương hướng và những công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn trở ngại vấp phải trên đường đi của mình "

Mặc dù không ít những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên đã đọc cuốn "Về Mối quan hệ giữa

Triết học và Khoa học tự nhiên" nhưng cũng là thiếu sót nếu Thư viện Khoa học (hiện chủ yếu

chứa các bài viết về khoa học tự nhiên) lại không thể cung cấp cho bạn đọc những cuốn sách (dù không phải là mới nhưng vô cùng giá trị) như thế này

Với các đoạn trích dẫn từ những tác phẩm nổi tiếng của Mác, Engen, Lênin như "Phép biện

chứng của tự nhiên", "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán", "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu", "Chống Đuyrinh" , cuốn sách này giúp các nhà khoa học tự nhiên

hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về sự phát triển của lĩnh vực chuyên môn mình đang theo đuổi

và mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên cũng như sự "tương tác" giữa khoa học tự nhiên và triết học

Vì sách in đã lâu và rất dễ hư hỏng nên, để lưu được lâu dài, chúng tôi mạn phép tác giả và Nhà xuất bản khoa học xã hội scan cuốn sách làm tài liệu cho bạn đọc VLoS

NỘI DUNG

Giới thiệu của tác giả

I Quan hệ qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển lịch sử.

II Vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học

1 Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trước Mác

2 Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin

III Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên

1 Triết học duy vật và biện chứng là cơ sở phương pháp luận của khoa học tự nhiên

2 Chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên

3 Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận duy nhất đúng đắn của khoa học tự nhiên hiện đại

IV Sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên

Trang 3

1 Những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt được đã buộc nó phải chuyển sang lĩnh vực lý luận - lĩnh vực triết học, buộc nó phải vận dụng tư duy lý luận, và các khoa học tự nhiên, dù muốn hay không, cũng phải tiến tới các kết luận chung về lý luận

2 Các nhà khoa học tự nhiên đã có thái độ thế nào đi nữa họ cũng vẫn bị triết học chi phối Khinh miệt phép biện chứng không thể không bị trừng phạt

3 Một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên đòi hỏi người ta phải thông thạo toán học và khoa học tự nhiên Triết học không hề có quyền được tồn tại đơn độc Nó thu thập các tài liệu của mình từ trong các ngành khác nhau của khoa học thực chứng

4 Sự liên minh giữa các nhà khoa học tự nhiên và các nhà triết học duy vật biện chứng là một yêu cầu cấp bách, đồng thời là một tất yếu của lịch sử thời đại

Phụ lục

Các nhà khoc học tự nhiên nói về mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên

1 Sự gắn bó khăng khít giữa triết học và khoa học tự nhiên

2 Vai trò của triết học đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên

3 Tác hại của chủ nghĩa duy tâm và các biến dạng của nó đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên

4 Vai trò của triết học Mác-Lênin đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên

Mục lục danh từ riêng

Mục lục

Tư tưởng triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

(Chungta.com)- Cách đây 511 năm, xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, nơi được gọi là "địa linh nhân kiệt" đã sinh ra cho đất nước ta một nhà lý học nổi tiếng, một nhà tiên tri giỏi, một nhà thơ lớn với những đóng góp qúy báu cho nền thi ca Việt Nam thời kỳ trung thế kỷ đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)

Trong di sản của ông còn sót lại đến ngày nay, chúng ta mới chỉ mới từng bước khám phá từng phần những tư tưởng uyên thâm xen kẽ giữa những vần thơ tức sự, cảm hứng, những bài vịnh

và văn bia Những quan điểm triết học trong tư tưởng của ông đang ngày càng đòi hỏi phải vận dụng những phương pháp khoa học để minh chứng cho một điều là, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặt

và giải quyết một số vấn đề triết học không kém phần bác học so với các bậc hiền triết trên thế giới cùng thời, tức là những vấn đề quan trọng của khoa học lịch sử triết học

Trang 4

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong đó, một vấn đề đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc là triết học tự nhiên trong tư tưởng của ông Do tính đặc thù trong những di sản tinh thần mà Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại là các tư tưởng được ông trình bày trong đó không theo một hệ thống chuyên đề triết học riêng biệt, và mặt khác, những học trò nổi tiếng của ông như Giác Hải, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh… cũng không ghi lại dù chỉ là những cuộc đối thoại triết học ngắn giữa thầy và trò, cho nên từ trước tới nay, đa phần các công trình nghiên cứu về tư tưởng của ông chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa các quan điểm triết học trên hai phương diện cơ bản là

"đạo Trời" và "đạo Người" Theo chúng tôi, việc nghiên cứu lịch sử tứ tưởng Việt Nam trước hết phải dựa vào nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của khoa học lịch sử triết học là phương pháp so sánh để từng bước làm rõ đặc thù tư tưởng của dân tộc tức là để xem các quan điểm triết học của các nhà tư tưởng nước ta đã kế thừa và có những phát kiến gì mới so với các học thuyết du nhập Đối với trường hợp của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, tư tưởng triết học của ông có phải chỉ giới hạn ở nội hàm của hai khái niệm "đao Trời" và "đạo Người" hay không, đó là vấn đề phải được làm rõ hơn

Xuất phát từ ý tưởng đó, chúng tôi nếu nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Khiêm mà chỉ dừng lại

ở việc hệ thống các quan điểm triết học trên hai phương diện cơ bản là "đạo Trời” và "đạo Người” thì đã vô tình bỏ qua những đóng góp quan trọng của ông cho tư tưởng Việt Nam Bởi vì, xét về toàn thể, hai phạm trù triết học đó không thể hiện một cách đầy đủ toàn bộ tư tưởng triết học của ông Riêng khái niệm "đạo Trời" đã làm chúng ta liên tưởng ông là một nhà nho

"thuần tuý" với những tư tưởng chính trị - đạo đức kết hợp với tư tưởng "mệnh trời" và "lý số” của Khổng giáo Nếu mạnh dạn xem xét rộng hơn, sâu thêm "đạo Trời" trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm - một hiền sĩ không chỉ chịu ảnh hưởng của tam giáo (Nho, Phật và Lão), mà còn cả

ý thức bản địa, chúng ta thấy nảy ra một số vấn đề: bản thể luận trong thế giới quan của ông có nhiều điểm khác với học thuyết của các bậc tiên nho, việc vận dụng thành quả nhận thức thế giới vi mô và thế giới vĩ mô vào nhận thức các quan hệ xã hội, một đặc điểm của trào lưu triết học tự nhiên đã được ông thực hiên một cách nhuần nhuyễn Đó là những vấn đề đang thu hút

sư quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến tư tưởng triết học tự nhiên của ông

Xét một cách tổng thể? Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng sâu sắc các học thuyết Tống Nho, Đạo Phật và Lão Trang Bản thể luận mà ông đề cập đến khi trình bày các quan điểm triết học của mình đã vượt ra ngoài phạm vi của "đạo Trời" Tuy nhiên, chúng ta không nên so sánh bản thể luận đó với bản thể luận của các nhà triết học tự nhiên thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu như Lêôna Đơ Vanhxi, Nicôlai Côpécníc… bởi họ đều là những nhà khoa học tự nhiên Về sau, Seling, nhờ nghiên cứu các học thuyết triết học của Cantơ và Phíchtơ mà phát triển thành triết học tự nhiên của riêng mình với những nhận định mang tính gợi mở cho khoa học hiện đại về sự thống nhất và phát triển của tự nhiên, về sự hình thành thế giới hữu cơ từ thế giới vô cơ… Chúng ta chỉ có thể làm được một việc tạm gọi là phù hợp với phương pháp luận nghiên cứu lịch sử tư

Trang 5

tưởng Việt Nam là tiếp cận hệ thống các quan điểm triết họe của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong di sản thơ văn còn lại đến ngày nay

Nghiên cứu tư tưởng triết học của bất kỳ nhà tư tưởng nào cũng đòi hỏi phải có cách tiếp cận nhất định, hay nói cách khác, phải cố phương pháp nghiên cứu thích hợp mới chỉ ra được tư tưởng triết học đặc thù của họ Tư tưởng triết học được trình bày trong thơ ca Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phức tạp, bởi ngoài những lập luân của những luận thuyết, những quan điểm triết học, còn có cả hình thức và nội dung nghệ thuật trong đó Xét trên bình diện nghiên cứu lịch sử

tư tưởng triết học, dường như các phương diện đó không liên quan đến nhau nhiều, song trên thực tế, chúng lại có sức mạnh thuyết phục rất lớn, đặc biệt là đối với nước ta vào thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sống, trình độ phát triển tư duy lý luận còn thấp Nguyễn Huệ Chi và Tạ Ngọc Liễn

đã có những nhận xét mà theo chúng tôi, chưa được thoả đáng về mối quan hệ giữa thơ ca và

tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "ở con người thi nhân này đã có một bộ phận thơ ca rời bỏ những cảm xúc thẩm mỹ về cái cụ thể để hướng tới một cái gì trừu tượng hơn, mang tính khái niệm thuần tuý, hoặc tập trung cảm hửng vào những mối liên tưởng siêu hình" Chúng tôi cho rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là nhà thơ triết lý cuộc sống, mà còn là nhà thơ triết học bởi cảm xúc thấm mỹ của ông về cái cụ thể là trực quan sinh động ở mức độ cao về cái cụ thể đó

Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học tự nhiên của Kinh Dịch Bất kỳ ai đã làm quen với các khái niệm cơ bản của Kinh Dịch cũng đều hiểu được việc ông vận dụng một cách tài tình các nguyên lý của Dịch vào thơ văn của mình như thế nào Kinh Dịch không chỉ là một cuốn sách triết học cổ nhất của Trung Hoa, mà còn là một cuốn bách khoa kinh nghiệm cho nghề nông của nước này đó là sự phát hiện ra các hiện tượng, các quy luật của tự nhiên được kiểm nghiệm qua mấy nghìn năm và từ đó, người Trung Hoa tiến hành biểu tượng hóa, mô hình hóa các hiện tượng, các quy luật của tự nhiên bằng các vạch liền và đứt (vạch liền gọi là hào dương, vạch đứt gọi là hào âm) Các vạch này liên kết với nhau theo tổ hợp ba vạch, tạo thành tám quẻ (bát quái), một lần nữa, các quẻ này lại liên kết với nhau theo những phương án có thể

để tạo thành 64 quẻ kép với sự tham gia của 384 hào Theo người Trung Hoa cổ đại, 64 quẻ này

là tổng hợp hết thảy các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và từ đó, có thể suy diễn được sang lĩnh vực của xã hội Trong di sản tinh thần cổ đại của Trung Hoa, Kinh Dịch không chỉ là tác phẩm triết học thành vàn đầu tiên, mà còn là công trình khoa học dựa trên kinh nghiệm cuộc sống Nó đóng vai trò làm lịch, trợ giúp nghề nông của người TrungHoa cổ đại khi sự can thiệp của con người vào các quá trình của tự nhiên chừa thô bạo như hiện nay, tức là sự can thiệp dẫn đến những thay đổi bất thường các quá trình vật lý của sinh quyển

Nguyễn Bỉnh Khiêm vận đụng các nguyên lý của Kinh Dịch để phát biểu thế giới quan của mình khá nhiều lần trong các bài thơ về các hiện tượng tự nhiên, về thế sự và thời cục diễn ra trong

xã hội Thơ của ông thường biểu hiện sự mô phỏng các quy luật tự nhiên trong đời sống xã hội Chẳng hạn trong bài "Cảm hứng" dài 300 câu, ông mô tả quá trình sinh thành của vũ trụ và sự hình thành các nguyên tắc của đời sống xã hội trên cơ sở các quy luật tất yếu của tự nhiên như sau: "Thái cực khi mới bắt đầu phân chia thì tam tài đã xác định được vị trí của mình Nhẹ và trong bay lên tạo thành trời, nặng và đục lắng xuống thành đất, ở giữa kết tụ lại thành người

Cả ba bộ phận ấy] đều xuất phát từ một khí” Đây là cách trình bày theo quan điểm triết học tự nhiên, nhưng hoàn toàn không phải là của Nguyễn Bỉnh Khiêm như một số tác giả nhận định,

mà là quan điểm vũ trụ luận truyền thống của Trung Hoa và mang tính "tiêu chuẩn" Song, công lao của Nguyên Bỉnh Khiêm trong việc sử dụng quan điểm đó để truy cứu các hiện tượng xã hội theo tinh thần của triết học tự nhiên thì không ai có thể phủ nhận được Đoạn thơ tiếp theo cho chúng ta thấy rõ điều đó: "Bậc thánh nhân theo khuôn phép của trời, muôn đời ập nên kỷ cương của loài người, noi theo được cái tất đẹp của ngũ điển, trình bày được cái đầy đủ của cửu trù Vua và tôi phải có nghĩa với nhau, cha và con cái tình thân là tột độ, chồng và vợ kẻ xướng có người tuỳ, anh và em người cưng thì có người đễ, chơi với bạn thì giữ vững điều tín" Như vậy, nếu tam tài xuất phát từ khí thì bậc thánh nhân cũng theo đó mà đặt ra ngũ luân cho quan hệ xã hội Vũ trụ không ngừng vận động, biên đổi do hai thế lực âm dương tác động với nhau, phát triển đến cùng cực thì quay lại cái điểm xuất phát theo nguyên lý của thái cực Quan

hệ xã hội cũng vậy, thời cục có lúc lên lúc xuống, đời này qua đời khác không giống nhau về

Trang 6

hoàn cảnh cụ thể nhưng vàn phải theo các nguyên tắc cương thường mà thánh nhân đặt ra, có như vậy, phong hóa và trật tự xã hối mới được duy trì và ồn định

Một đặc điểm nữa trong quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm là so sánh tính tương đồng về mặt cấu trúc cũng như đặc tính của tiểu vũ trụ (vi mô) và đại vũ trụ (vi mô) Chúng ta xem xét vấn đề này một cách cụ thể trong bài "Kê noãn" của ông: "Trứng gà không tròn cũng không vuông, ấy thế mà bao bọc cả trời đất trong đó Chất thái tố trang ở ngoài có hai lần trắng, chất đan biếm chứa ở trong có một điểm vàng Thái cực chưa chia, vẫn còn hỗn độn Hai khí âm dương hợp lại mới nở ra Khi đã thành lông cánh sẽ bay bổng lên trời mây, hóa làm sao Kim Kê giúp vầng thái dương

Quả trứng gà được con mắt quan sát của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tiểu vũ trụ, nó cũng trải qua một quá trình khép kín, từ khi hình thành đến phát triển Đây cũng là một quá trình tuân theo nguyên lý của dịch học về sự vô thuỷ vô chungcủa thái cực, hết rồi lái bắt đầu trong phạm vi tuần hoàn Từ đó, ông đã có nhận xét linh hoạt hơn đối với quan niệm truyền thống phương Đông về vũ trụ được hai biểu tượng cứng nhắc là trời phải tròn, đất phải vuông Trời là cha biểu thị cho thế lực dương, đất là mẹ, biểu thị cho thế lực âm Âm dương giao cảm mà tác thành vũ trũ theo nguyên lý của đạo, hoặc nói theo ngôn ngữ của Lão Tử, “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương điều hòa bằng khí trùng hư" (Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật Vạn vật phụ

âm nhi bạch dương, trùng khí dĩ vi hòa) Chính cách hiểu tương đối về hình thái cũng như cấu trúc của quả trứng với tính cách là một tiểu vũ trụ bao hàm trong nó cả trời và đất đã làm cho quan điểm triết học tự nhiên của ông phù hợp với việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ Giống như [con người] trong khoảng giữa của vũ trụ do kết quả phát triển và phân định của thái cực, con gà được tạo tác từ nhân (chất đan biêm màu vàng), tự phát triển đến mức đủ lông, đủ cánh thì bay bổng lên trời cao làm sao Kim Kê cho vầng thái dương được sáng thêm Còn con người với tính cách là sản phẩm của sự kết tụ tinh tuý giữa trời đất mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên, cũng phải hội đủ những điều kiện cần thiết để có ích cho xã hội Qua hai thí dụ nêu trên, chúng ta thấy, quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ là rõ ràng Tuy nhiên, đặc điểm của loại quan điểm này là chỉ dừng lại ở việc mô phỏng, tạo điều kiện cho việc so sánh sự giống nhau ở tính huyền diệu của tiểu vũ trụ va vũ trụ bao la, thăm thẳm mà chúng ta đang sống Mục đích của nó, suy cho cùng, nhăm trả lời cho vấn đề triết học muôn thuở: Con người ta từ đâu mà ra, cuộc sống của nó phải trải qua những bước căn bản nào và khi đến chặng cuối của cuộc đời, nó đi đâu về đâu?

Khác với các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại những người chuyên suy ngẫm, truy tìm cái bản nguyên của vũ trụ như nước, lửa, không khí… và cũng khác với các nhà triết học tự nhiên ở Châu Âu những nhà khoa học tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa nhận ngay bản nguyên của vũ trụ là khí Song, nếu xét về quan hệ giữa Khí và thái cực thì nhiều nhà nghiên cứu của chúng ta băn khoăn bởi điều là, trong hai phạm trù đó, phạm trù nào là phái sinh Tuy ông, không nói cụ thế, song chúng ta có thế hiếu được rằng thái cực và khí cùng tồn tại Theo quan điểm triết học truyền thống Trung Hoa, thái cực là một cái gì đó vô thuỷ vôchung, vô hình vô dạng Ở đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn đạt quá trình hình thành vũ trụ bằng sự khởi đầu cái công việc huyền diệu mà thái cực đảm nhiệm là phân chia (sơ triệu phân) Song, điều đáng lưu ý là phải có cái gì

đó làm đối tượng để phân chia “Không có bột sao gột được nên hồ"? Chính vì vậy ông thừa nhận khí có trước vạn vật, kể cả con người, còn thái cực mang tính nhị nguyên bao hàm cả nghĩa vật chất, cả nghĩa nguyên lý với tính cách là quy luật, đạo…

Rõ ràng, ở Nguyễn Bỉnh khiêm, bản thể của vũ trụ là khí Khí hiểu theo nghĩa vật chất văn chưa

có hình, nó là tiềm ẩn, tiềm năng của thế giới hiện hữu Ở đây, sự gặp gỡ giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo về phương diện bản thê của vũ trụ là ở tư tưởng không hình, không tên, không sắc, không tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đúc kết tư tưởng này bằng hai câu như sau: "Tòng đầu sắc thị không Bản lai vô nhất vật" Từ đầu sắc đã là không Vấn không có một vật gì cả) Tư tưởng này cho thấy, ông đã thừa nhận sự tiến hóa của vũ trụ là một quá trình diễn ra phức tạp

và lâu đài, là sự kết hợp của hai thế lực âm dương (lưỡng nghi) rồi sinh ra tư tưởng (bắt đầu sự hiện hình của tồn tại), chứ không phải ngay lập tức đã có vạn vật trong vũ trụ

Trang 7

Chính tư tưởng về sự tiến hóa của vũ trụ theo quy luật tuần hoàn (đi, về, bĩ cực, thái lai hết rồi lại bắt đầu) "Nhất chu khí vận chung nhi thuỷ Bác phục đô tòng thái cực tiên" (nghĩa là khí vận chuyển rồi lại quay trở về nguồn gốc, hết quẻ bác đến quẻ phục rồi lại trở về với gốc thái cực),

đã làm cho Trạng Trình liên tưởng ngay đến các hiện tượng xã hội như có rồi lại mất, vào rồi lại

ra, vào càng dễ thì ra cũng càng dễ, không ai có thể bảo tồn được vĩnh viễn cái mình đang có Đặc biệt, ông lưu ý đến sự giàu có do cách sống bất lương, phí pháp thì sẽ nghèo đi rất nhanh, giống hệt tần số dao động của sóng trong mối tương quan đến biên độ của nó

Ý nghĩa của quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rõ ở phương diện giáo dục con người thống qua nhận thức quy luật của tự nhiên phải hiểu được đao rồi mới tạo được đức, bởi đức là cơ sở đề đạo thể hiện Tròng bài "Thừa trần", ông xem trần nhà như bầu trời nhỏ Con người sống trong ngôi nhà phải biết rằng mình đang sống dưới bầu trời nhỏ

đó và phải tu thân tích đức, sao cho không làm mất đi sự thanh khiết ban đầu [của nó], để mỗi khi ngửa mặt lên nhìn [nó] không thấy hổ thẹn với chính bản thân mình Sự liên hệ này mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: con người sống trong tự nhiên, đồng thời bị ràng buộc bởi các quan hệ

xã hội Từ quan mềm bán địa về thờ thần, thờ cúng tổ tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn dắt con người vốn chỉ biết đặc niềm tin vào sự thần bí đến với nhận thức môi trường sống xung quanh

mà không hề cắt bỏ "cái thần" của nó

Có thể đúc kết quan điểm triết học tự nhiên mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập tới trong thơ văn của mình như sau: Một là, ông công nhận vũ trụ được hình thành từ khí, trải qua một quá trình tiến hóa lâu đài, chứ không phải do một thế lực siêu nhiên nào đó tạo ra Hai là, xuất phát từ tín ngưỡng bản địa về đa thần ("thần cây đa, ma cây gạo"), Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thóat ra khỏi sự ràng buộc của thần học, làm cho "các thần" đó hòa tan trong từng khách thể của tự nhiên Ba

là, thông qua nhận thức các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên để đúc kết lại thành các quy luật, tiếp theo là nhận thức được các quy luật đó để vận dụng vào nhận thức các quy luật của đời sống xã hội Đó cũng là đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào sự phát triển lý luận nhận thức, nói theo ngôn ngữ triết học hiện đại

Chúng tôi cho rằng, quan điển triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm cần phải được nghiên cứu một cách sâu hơn, rộng hơn mới thấy hết được tầm bác học cũng như những đóng góp của ông cho tư tưởng triết học của dân tộc Đây cũng là hướng gợi mở trong phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng dân tộc, nhằm góp phần giải đáp vấn đề: có hay không tư tưởng triết học Việt Nam?

Trần Nguyên Việt

Tạp chí Triết học

Ngày đăng: 26/05/2016, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w