1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc

71 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNiMỤC LỤCiiDANH MỤC BẢNG, BIỂUivDANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼvDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTviMỞ ĐẦU11. Tính cấp thiết của đề tài12. Tổng quan nghiên cứu đề tài23. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu34. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu45. Phương pháp nghiên cứu đề tài45.1. Phương pháp thu thập dữ liệu45.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu46. Kết cấu đề tài5CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÙNG BIỂN ĐẢO61.1. Khái luận cơ bản61.1.1. Du lịch và các khái niệm liên quan61.1.2. Các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo91.2. Phát triển du lịch bền vững du lịch biển đảo101.2.1. Khái niệm101.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững biển đảo111.2.3. Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch bền vững biển đảo trong nền kinh tế141.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững biển đảo151.3.1. Các yếu tố vĩ mô151.3.2. Các yếu tố vi mô16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC172.1. Khái quát về Phú Quốc172.1.1. Những nét khái quát chung về Phú Quốc172.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên182.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn232.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc252.2.1. Hiện trạng môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên252.2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội312.2.3. Hiện trạng văn hoá xã hội382.3. Đánh giá chung về tính bền vững của du lịch biển đảo Phú Quốc412.3.1. Thành công và nguyên nhân412.3.2. Hạn chế và nguyên nhân44CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC473.1. Định hướng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc473.1.1. Quan điểm phát triển bền vững du lịch biển đảo473.1.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc473.2. Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững503.2.1. Giải pháp phát triển môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên503.2.2. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội533.2.3. Giải pháp phát triển văn hóa xã hội533.3. Một số kiến nghị553.3.1. Kiến nghị với Chính phủ553.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch573.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương58KẾT LUẬN60TÀI LIỆU THAM KHẢO61

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

STT Số bảng,

biểu

1 2.1 Các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc 21

2 2.2 Thống kê hệ động vật Rừng Quốc gia Phú Quốc 22

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT Số sơ đồ,

1 1.1 Mô hình các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo 10

3 2.2 Khoảng cách từ Phú Quốc đến các trung tâm du lịch,

4 2.3 Tình hình khách du lịch đến Phú Quốc giai đoạn

5 2.4 Tăng trưởng du lịch Phú Quốc những năm gần đây 35

7 3.1 Quy hoạch tổng thể Phú Quốc đến năm 2030 50

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST

1 ASEAN (Association of Southeast Asian

Trang 4

12 TNDL Tài nguyên du lịch

14 UNWTO (World Tourism Organization) Tổ chức Du lịch Thế giới

Trang 5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước gần 30 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạtđược những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xãhội (KT – XH), bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững anninh, quốc phòng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới vànhận được sự quan tâm của toàn xã hội Phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú và đa dạng, du lịch đang thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đấtnước - ngành công nghiệp “đẻ trứng vàng” Đặc biệt là khi thỏa thuận ASEAN về tự doluân chuyển nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch giữa các nước trong khu vực được triển khai

sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến cho nhân lực ngành tuy nhiên nếu không tậndụng tốt cơ hội, không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽthua trên chính sân nhà

Được thiên nhiên ban tặng 3.260km đường bờ biển, trên 3000 hòn đảo lớnnhỏ,Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển đảo, một loại hình du lịch hiệnđang chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam Qua đó có thể thấy đượctầm quan trọng của du lịch biển đảo trong sự phát triển của ngành góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia nhất là trong giai đoạn hội nhập, cạnhtranh hiện nay

Nếu bạn là người yêu thích biển, yêu thích Việt Nam và ao ước một lần đượcthưởng thức cảnh hoàng hôn trên biển Việt Nam thì Phú Quốc là lựa chọn số một chobạn- hòn đảo lớn nhất ngoài khơi Việt Nam trực thuộc tỉnh Kiên Giang Là hòn đảo lớnnhất trong quần thể 22 đảo thuộc vịnh Thái Lan, từ lâu, Phú Quốc đã nổi tiếng với dukhách trong và ngoài nước được mệnh danh là hòn đảo Ngọc trên vùng biển Tây Nam của

Tổ quốc Phú Quốc có vị trí chiến lược quan trọng việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên

ngoài Với diện tích 573 km, sở hữu nhiều bãi biển đẹp trải dài từ Bắc đến Nam và nhữngdãy rừng nguyên sinh trùng điệp đã tạo cho hòn đảo ngọc này một bức tranh “sơn thủyhữu tình”, tiềm năng du lịch dồi dào, phong phú tạo thế mạnh lớn trong việc phát triển dulịch biển đảo ở nơi đây Một trong những kỳ quan thiên nhiên góp phần tạo nên tên tuổihòn đảo này không thể không nhắc đến đó là Bãi Dài, một bãi biển được bầu chọn làđứng đầu trong mười ba bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới Chính những vẻ đẹphoang sơ mà vô cùng quyến rũ của những bải biển đó mà du lịch biển Phú Quốc thời gian

Trang 6

vừa qua đã tạo được ấn tượng mạnh trong lòng du khách gần xa, lôi cuốn hàng trăm nghìnlượt khách trong nước và quốc tế.

Du lịch nói chung và du lịch biển đảo Phú Quốc nói riêng đang dần trở thànhngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Diện mạo Phú Quốc đang thay đổi từng ngày, tuynhiên Phú Quốc đang rơi vào tình trạng phát triển nóng bởi sự đầu tư ồ ạt thiếu quy hoạchcủa các nhà đầu tư, đặc biệt là những ông lớn bất động sản Việc khai thác nguồn lợi sinhvật biển thiếu kiểm soát đang hằng ngày, hằng giờ đe dọa môi trường sống của các sinhvật biển ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững

Là sinh viên ngành Du lịch, nhận thức được sự đóng góp to lớn của du lịch biểnđảo với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của toàn ngành nói chung đồng thờinhận thức được tầm quan trọng của sự phát triển du lịch bền vững, phải gắn kết chặt chẽmối quan hệ của du lịch với tự nhiên, kinh tế, xã hội góp phần bảo tồn những giá trịnguyên sơ, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển của hòn đảo

Ngọc Chính vì vậy nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc” Với hy vọng đánh giá thực trạng du lịch biển đảo Phú Quốc để từ đó đề

xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy hết thế mạnh, tiềm năng dulịch vốn có nơi đây để góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch xanh của đấtnước, một trong những điểm đến mang thương hiệu du lịch Việt lan tỏa khắp thế giới

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài

Trong nghiên cứu về du lịch biển đảo thì việc nghiên cứu tình hình thực tiễn vàđưa ra hướng phát triển bền vững ngày càng quan tâm Cho tới nay cũng đã có nhiềucông trình nghiên cứu được thực hiện, tuy nhiên hầu hết các công trình này do tính giớihạn của chủ đề và đối tượng nghiên cứu nên tính hệ thống và toàn diện cho phát triển bềnvững du lịch biển đảo của một vùng là chưa đảm bảo Trong đó, điển hình phải kể đếnmột số công trình nghiên cứu khoa học trong nước sau đây:

- Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền (2009), Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang,

Luận văn Th.S Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh

Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển, đồng thời phân tíchđược thực trạng của du lịch biển Nha Trang giai đoạn trước năm 2009 và từ đó đề xuất ranhững giải pháp cho phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang

- Nguyễn Xuân Quang (2013), Phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Luận văn Th.S Trường Đại học Nha Trang

Luận văn đã nêu ra được cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái, đồng thời chỉ

ra được tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái đảo Phú Quốc trước giai đoạn

Trang 7

2013 Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp cho phát huy hiệu quả tiềm năng dulịch sinh thái nơi đây.

- Trịnh Anh Tuấn (2007), Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch bền vững đảo Phú Quốc, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hùng Vương

Bài khóa luận trên cơ sở dựa vào các chỉ số để đánh giá tiềm năng vốn có về tàinguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Phú Quốc phát triển du lịch, từ đó đưa ra một sốđịnh hướng chung về phát triển du lịch ở Phú Quốc theo hướng bền vững

- Ngô Ngọc Cơ (2012), Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng về tự nhiên và nhân văn ở Phú Quốc, luận văn đãphân tích được hiện trạng phát triển du lịch trong giai đoạn trước 2012 và từ đó đề xuấtcác giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc

- Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020” do Tổng

cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam chủ trì năm 2013 đãnêu được tổng quan tình hình ở các vùng biển của đất, đồng thời phân tích cụ thể và chitiết các nguồn lực phát triển du lịch biển, những vấn đề tác động đến du lịch biển đảo, sẽđược tập trung nhiều hơn đối với dải ven biển, vùng nước biển ven bờ và hệ thống cácđảo Từ đó xác định những định hướng dài hạn và tổng hợp, toàn diện về du lịch biển thời

kỳ đến năm 2020

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu được thực hiện đã mang lại nhiều kết quảđáng ghi nhận cho ngành du lịch nói chung và du lịch Phú Quốc, Kiên Giang nói riêng,giải quyết được những vấn đề xoay quanh đến hoạt động du lịch tại đây Tuy nhiên, mỗicông trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một, một số khía cạnh nội dung riêng lẻ hoặc khôngcòn tính thời sự Nói cách khác, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nàonghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hướng phát triển bền vững, lâu dài cho vùng biểnđảo Phú Quốc đầy tiềm năng này Kế thừa, tiếp thu các nghiên cứu đi trước, nhóm tác giảmạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ này: “ Phát triển bền vững du lịchbiển đảo Phú Quốc” với hy vọng những đóng góp của mình thực sự có ý nghĩa thực tiễntrong công cuộc phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch trên hòn đảo Ngọc này theohướng bền vững, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tiềm năng hiện trạng pháttriển du lịch biển đảo tại Phú Quốc từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển

du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ sau:

Trang 8

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch bềnvững, phát triển du lịch biển đảo bền vững;

Thứ hai, phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch ở vùng biển đảo PhúQuốc theo hướng bền vững;

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra định hướng và một số giải pháp pháttriển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững Phạm vi nghiên cứu đề tài:

- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn lãnh thổ đảo Phú Quốc

- Về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn2010-2015

- Về nội dung: Nội dung đề tài tập trung vào phân tích các tiềm năng, những lợi thế sosánh và thực trạng phát triển loại hình du lịch biển đảo làm cơ sở đề xuất định hướng vàgiải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu trong bài nghiên cứu sử dụng hoàn toàn là dữ liệu thứ cấp Do vậy phươngpháp thu thập dữ liệu ở đây cũng chính là phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Nguồn thu thập dữ liệu: các dữ liệu thứ cấp trong đề tài được nhóm tác giả thuthập từ các nguồn:

+ Giáo trình, sách, công trình NCKH khác: thu thập và kế thừa một số vấn đề lýluận liên quan phát triển du lịch quốc gia

+ Website: thu thập các dữ liệu thực trạng trên các trang Web của Tổng Cục Du lịch(TCDL) Việt Nam, Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang, bài viết trên Internet

- Đối tượng thu thập dữ liệu: các báo cáo về tình hình môi trường tự nhiên, dân số,lao động, kinh tế…tại đảo Phú Quốc

- Thời gian thu thập dữ liệu: dữ liệu chủ yếu lấy trong hai năm 2014-2015 và thuthập trong vòng 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo đề tài được chấp thuận

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Phương pháp thống kê : Các tài liệu được thống kê được khai thác từ nhiều nguồnkhác nhau như các tài liệu lưu trữ quốc gia, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành

du lịch và các tài liệu liên quan khác

- Phương pháp đánh giá tổng hợp : Các tài liệu được thu thập, điểu tra, thống kê sẽđược tổng hợp lại làm cơ sở nghiên cứu nội dung đề tài

6. Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương chính:

Trang 9

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch bền vững vùng biển đảo.

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

VÙNG BIỂN ĐẢO 1.1 Khái luận cơ bản

Trang 10

1.1.1 Du lịch và các khái niệm liên quan

đã nêu được thời gian của hoạt động lưu trú nhưng còn thiếu nhiều điều cơ bản

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động

du lịch:

- Đối với khách du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư

trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sốnghoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác

- Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về

sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt đượcmục đích số một của mình là thu lợi nhuận

- Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành

chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp cáchoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưutrú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương

- Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà

hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá,phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, pháthuy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sốngngười dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,

Theo cách tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người:

- Du lịch là một hiện tượng xã hội: Theo giáo sư Thụy sĩ Hunziker và Krapf thì

“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối liên hên nảy sinh từ việc đi lại và lưu trúcủa những người ngoài địa phương – những người không có mục đích định cư và khôngliên quan đến bất kì hoạt động kiếm tiền nào”[15]

- Du lịch là một hoạt động: Bao gồm từ việc vượt ra khỏi nơi cư trú thường xuyênđến những hoạt động được thực hiện trong chuyến đi nhằm mục đích giải trí, hoặc công

vụ hoặc để thỏa mãn các nhu cầu khác nhua của con người

Trang 11

Theo cách tiếp cận du lịch dưới góc độ khách du lịch:

- Theo Ogilive: Khách du lịch là tất cả những người thỏa mãn hai điều kiện: rờikhỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thời gian dưới 1 năm và chi tiêu tiền bạc tạinơi họ đến thăm mà không kiếm tiền tại đó

- Theo Cohen: Khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, vớimong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận được trong mộtchuyến đi tương đối xa và không thường xuyên

Theo cách tiếp cận một cách tổng hợp:

- Theo McIntosh, Goeldner và Ritchie: Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnhvực lữ hành, khách sạn, vận chuyển là tất cả các yếu tố cấu thành khác, kể cả xúc tiếnquảng bá nằm phục vụ các nhu cầu va mong muốn đặc biệt của khách du lịch [13]

- Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch (1971) quan niệm ngành du lịch như là đạidiện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương nghiệp cung ứng toàn bộ hoặc chủyếu các hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa, bao gồmcác dịch vụ, từ ăn uống đến lưu trú, tham quan thám hiểm tại điểm đến và các hàng hóaphục vụ khách du lịch như đồ ăn, đồ uống, các sản vật lưu niệm địa phương

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xãhội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địađiểm khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ Những người này được gọi

là du khách (có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, người cư trú hoặc không cư trú)

và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, trong đó có liên quan đến chi tiêu dulịch”

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầutham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Từ các cách tiếp cận khác nhau về du lịch nêu trên, đề tài chọn lựa cách tiếp cận du

lịch dưới góc độ tổng hợp: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” [tr14;4] để

nghiên cứu đề tài này

1.1.1.2 Khái niệm về du lịch bền vững

Theo World Conservation Union (1996): Du lịch bền vững (DLBV) là việc dichuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nghiệm vơi môi trường đểtận hưởng và đánh giá cao tự nhiên ( và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là

Trang 12

trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ dukhách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ thể về kinh tế - xã hội của cộngđồng địa phương.

Theo quan điểm của Luc Hens (1998): DLBV là việc quản lý các dạng tài nguyên

để có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bảnsắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống

Theo Điều 4 Luật Du lịch (2005): DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng đượcnhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai

Theo chương trình “ Xóa đói giảm nghèo bằng du lịch” của Hợp phần đào tạo cơbản, Giơ-ne-vơ, WTO (2009) thì du lịch bền vững là các cam kết tăng cường sự thịnhvượng của địa phương thông qua tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào sự thịnh vượngkinh tế của điểm đến du lịch Du lịch bền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm bền vữngcho người lao động mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và văn hóa của điểm đến dulịch, đảm bảo tính khả thi và tính cạnh tranh của các điểm du lịch, các doanh nghiệp dulịch để họ có thể phát triển tốt mang lại lợi ích lâu dài

Trên đây là những quan điểm tiếp cận với khái niệm du lịch bền vững, tuy nhiêntrong phạm vi nghiên cứu đề tài này, nhóm tác giả lựa chọn quan điểm theo Hội đồng Dulịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO):

“Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống điểm đến”.

1.1.1.3 Khái niệm về du lịch bền vững biển đảo

Du lịch biển đảo là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên diễn ra trong các vùng cótiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉdưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…

Hiện nay chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể nào về du lịch bền vững biển đảo

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, có thể hiểu:

“Du lịch bền vững biển đảo là việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên biển đảo để đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội mà không làm ảnh hưởng đến đa dang sinh học biển hay ô nhiễm môi trường biển đảo”.

1.1.2 Các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo

Trang 13

Văn hóa – xã hội (VH-XH): tượng đài, di sản văn hóa, nhóm dân tộc, đời sống vănhóa, văn hóa bản địa, dân cư Du lịch phát triển bên cạnh những yếu tố tích cực nó cònlàm ngoại lai nền văn hóa địa phương điểm đến Do vậy, phát triển bền vững du lịch biểnđảo phải đảm bảo tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa cộng đồng địa phương.Bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đóng góp vào sựhiểu biết và chia sẻ liên văn hóa, đóng góp cho quá trình phát triển ngày càng cao trongviệc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Phát triển du lịch biển đảo là một trong nhữngphương tiện giáo dục có hiệu quả tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào truyềnthống lịch sử và văn hoá dân tộc từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người đối với việcbảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc.

Môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch bền vững có tácđộng tích cực đến nguồn lợi tự nhiên và giảm thiểu các tác động đến môi trường (độngthực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ) Do vậycần phải sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong du lịch

biển đảo đồng thời duy trì quá trình sinh thái thiết yếu và giúp duy trì di sản thiên nhiên

đa dạng sinh học tự nhiên Khai thác tài nguyên đòi hỏi có sự hợp tác giữa các cơ quanban ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương Việc khai thác, sử dụng tàinguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thoả mãn nhu cầu hiệntại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ Bên cạnh đó trongquá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ được hạn chế điđôi với những đóng góp cho nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường

Kinh tế - xã hội: Du lịch đang ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thànhngành kinh tế quan trọng trong thời đại hiện nay của vùng biển đảo Phát triển du lịch bềnvững cần bảo đảm lợi ích kinh tế thiết thực và lâu dài, đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tếđồng đều góp phần xóa đói giảm nghèo Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững dulịch biển đảo là phải cân bằng được lượng chi phí bỏ ra so với chi tiêu của khách du lịch,gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường biển đảo Phát triển du lịchbiển đảo và du lịch bền vững có thể thúc đẩy kinh tế tuần hoàn du lịch phát triển, cũngđồng thời bảo vệ văn hóa vốn có của khu vực, tôn trọng giá trị và quan niệm văn hóa củađịa phương, điều này sẽ giúp xã hội phát triển hài hòa

Môi trường sinh thái, tàinguyên thiên nhiên

Trang 14

Theo nguyên lý kinh tế học phát triển, nói đến phát triển không chỉ bao hàm khíacạnh tăng trưởng về mặt số lượng, quy mô mà còn bao hàm các yếu tố chất lượng và bềnvững của tăng trưởng đó, điều đó có nghĩa phát triển có nghĩa cả về chiều rộng, cả vềchiều sâu; có nghĩa cả về mặt phát triển kinh tế, cả về mặt phát triển xã hội, cả về mặt bảo

vệ môi trường sinh thái

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) (1980) cho rằng phát triển bềnvững phải cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và khôngphục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen

kẽ các hoạt động ngắn hạn và dài hạn

Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) (1987) đã công bố thuật ngữ

“phát triển bền vững” trong bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bềnvững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnhhưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”

Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên HợpQuốc (UNDP) tại Việt Nam thì phát triển bền vững là một quá trình đảm bảo tăng tối đa

DLBV biểnđảo

VH-XH

Di sản VH, nhóm dântộc, đời sống VH, VH

Trang 15

phúc lợi của xã hội và xóa đói giảm nghèo thông qua việc quản lý ở mức tối ưu và có hiệuquả tài nguyên thiên nhiên Ông khẳng định phát triển bền vững thì phải bền vững về kinh

tế, xã hội và cả môi trường

Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến phát triển bền vững trong quá trìnhhoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức

và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển Qua đây ta thấy phát triểnbền vững là sự phát triển hài hòa cả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứngnhững nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của của thế hệ hiện tại nhưngkhông làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế xãhội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương : “Phát triển du lịch bền vững là một hoạt độngkhai thác một cách có quản lí các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đadạng của khách du lịch, có quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sựđóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn văn hóa

để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và gópphần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”

Theo điều 5, Luật Du lịch Việt Nam (2005): Phát triển bền vững du lịch biển đảo

là phát triển bền vững theo quy hoạch, đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường biển của vùng biển đảo đó mà không làm ảnh hưởng đến đa dang sinh học biển hay ô nhiễm môi trường biển đảo.

1.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững biển đảo

Một là sử dụng tài nguyên biển đảo một cách bền vững

Việc khai thác, sử dụng, bảo tồn các nguồn tài nguyên biển đảo một cách hợp lýhiện nay vẫn là vấn đề sống còn trong việc kinh doanh và phát triển lâu dài Thế hệ hiệntại phải chủ trương phát triển bền vững để còn lưu lại nguồn tài nguyên tự nhiên cho cácthế hệ mai sau bởi tài nguyên có loại có thể tái tạo được và có loại không thể tái tạo được,nếu chúng ta khai thác bừa bãi thì tài nguyên không thể tái tạo được sẽ dần cạn kiệt vàbiến mất Còn đối với tài nguyên nhân văn thì để phát triển bền vững thì chúng ta phảibiết tôn trọng các nền VH địa phương, truyền thống và bản sắc VH dân tộc của nước ta

Hai là giảm tiêu thụ quá mức và xả thải

Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường sốngcủa chúng ta và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch Các dự án du lịch được triểnkhai mà không có các đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị vềtác động môi trường thì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu dùng lãng phí, vô trách nghiệm đối với

Trang 16

các tài nguyên Từ đó sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường suy thoái tài nguyên và xáo trộnvăn hóa, xã hội Việc giảm thiểu tiêu thụ quá mức và xả thải sẽ tránh được những khoảnchi phí cho việc phục hồi tổn hại môi trường, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cũngnhư chất lượng cuộc sống của con người.

Ba là duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa

Tính đa dạng về thiên nhiên, văn hóa, xã hội là thế mạnh của mỗi quốc gia nhằmthỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách về các sản phẩm du lịch Chủ trương bảo vệ vàduy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa, xã hội giúp chúng ta bảo vệ được sự đadạng cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nên văn hóa Đây là một yêu cầu quan trọngđối với việc phát triển bền vững và là chỗ dựa sinh tồn cho ngành công nghiệp dịch vụ

Bốn là lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao chính vìvậy mọi phương án khai thác tài nguyên phải được đưa vào trong quy hoạch phát triểncủa địa phương, quốc gia để làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của du lịch Làm như vậychúng ta sẽ bảo vệ được các tài nguyên, môi trường cũng như cải thiện được chất lượngcuộc sống cho cộng đồng địa phương và cũng bởi vì nếu chúng ta không lồng ghép dulịch ào trong quy hoạch phát triển thì du lịch sẽ phát triển một cách bừa bãi và sẽ khókiểm soát được nền kinh tế ở điểm đến du lịch

Năm là hỗ trợ nền kinh tế địa phương

Để phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nóiriêng thì việc khai thác tài nguyên ở địa phương nào đó là tất yếu Nhưng ngoài việc khaithác ra chúng ta không thể không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung cũng như lợi ích củangười dân địa phương bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến thuận lợi cho việc phát triển kinh

tế của ngành đó mà còn đẩy người dân địa phương vào thế tăng cường khai thác tàinguyên sẵn có để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, pháttriển kém ổn định và ô nhiễm môi trường

Sáu là thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là đều cần thiết để phát triển du lịch, cùngvới nền văn hóa bản địa, môi trường sống đây là một nhân tố quan trọng thu hút khách dulịch đến với một điểm đến du lịch, đồng thời đáp ứng được một phần nào đó chất lượngcuộc sông của người dân địa phương, bảo về môi trường thiên nhiên, truyền thống vănhóa và sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ làm phong phú thêm các loại hình và sảnphẩm du lịch của vùng đó bởi họ là những người hiểu rõ nơi mình sống nhất Khi cộngđồng địa phương tham gia vào việc phát triển du lịch thì sẽ tạo ra khả năng phát triển du

Trang 17

lịch lâu dài, việc này sẽ mang lại lợi ích cho môi trường cũng như là chất lượng dịch vụ

du lịch

Bảy là tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng

Việc tham khảo ý kiến hay nhận sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng làmột quá trình dung hòa giữa việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Ý kiến phản hồicủa người dân địa phương sẽ cho ta biết được việc triển khai các dự án du lịch tại điểmđến đạt được hiệu quả như thế nào và gặp những bất cập ra sao bởi người dân địa phương

là người tiếp xúc trực tiếp với du khách

Tám là đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch

Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng chuyên môn tốt không nhữngmang lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Việcđào tạo cho các cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch về tầm quan trọng và tính chất phứctạp của du lịch sẽ giúp chúng ta nâng cao được lòng tự hào về nghề của mình và tăngcường được sản phẩm dịch vụ đối với du khách cũng như tránh được việc phát triển nóngnền kinh tế và tránh được tình trạng lãng phí năng lượng và ô nhiễm môi trường Việc đàotạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hóa nhằm tăng cường sự hiểu biết và cảm nhận khácnhau về văn hóa để nhân viên du lịch nắm được nhu cầu của du khách góp phần loại bỏnhững thành kiến không tốt về những người ngoại quốc

Chín là marketing du lịch một cách có trách nhiệm

Các chiến lược marketing luôn là vũ khí lợi hại dẫn đến việc bán thành công chobất kì một sản phẩm hay một công ty kinh doanh Việc phát triển bền vững du lịch biểnđảo trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm du lịch sẽ giúp dukhách tiếp cận được điểm đến du lịch dễ dàng Chiến lược marketing bền vững bao gồmviệc xác định, đánh giá, kiểm soát được mặt cung của nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhânvăn Tính cạnh tranh của du lịch khá là đặc biệt so với một số ngành kinh doanh khác bởingười tiêu dùng các sản phẩm du lịch không thể kiểm tra được chất lượng của dịch vụtrước khi dùng vì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ các sản phẩm du lịch ngay tại nguồn và saukhi tiêu thụ xong người ta mới cảm nhận được nó như thế nào Khi chúng ta marketing dulịch một cách có trách nghiệm nó sẽ giúp nâng cao hiểu biết, sự tôn trọng, lòng tự hào vềvăn hóa cũng như là môi trường địa phương từ đó làm tăng sự hài lòng và thỏa mãn đượcnhu cầu của du khách

Mười là triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho các khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách

Trang 18

Ngành du lịch được coi là một ngành đẻ trứng vàng, để du lịch tồn tại và phát triểnbền vững thi ta cần dự đoán được các vấn đề và nắm trước được chi phí giải quyết vấn đềtrong tương lai Bởi tốc tộ tăng trưởng nóng trong thời gian dài của du lịch có thể gây ranhững ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội Triển khai các nghiên cứunhàm hỗ trợ giải quyết vấn đề sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng nhưviệc phát triển bền vững du lịch biển đảo, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và môitrường sống các loài sinh vật biển Việc nghiên cứu này cần có sự hợp tác giữa ngành dulịch với các trường đại học, viện nghiên cứu, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ thểhiện thiện chí về chính trị, sự trung thực và cam kết về nghiệp vụ Ngoài ra nó còn giúp tagiải quyết được những vấn đề tồn đọng, những bất cập trong nền kinh tế địa phương vàmang lại lợi ích cho các khu du lịch, nhà kinh doanh du lịch và du khách.

1.2.3 Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch bền vững biển đảo trong nền kinh tế

Phát triển DLBV biển đảo giúp cho ngành du lịch có cơ hội phát triển lâu dài vàtrở thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, thậm chí của cả ngành kinh tế Pháttriển du lịch biển đảo theo hướng bền vững góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngườidân địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển những vùng xa đất liền, điềukiện đi lại và sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn Việc phát triển bền vững nâng cao hiệu quả

sử dụng tài nguyên, giảm phá rừng và khai thác qúa mức tài nguyên sinh vật biển, khôiphục, tôn tạo, giữ gìn danh lam thắng cảnh và duy trì sự đa dạng sinh học Ngoài nhữnglợi ích mang tính tổng thể đối với đời sống kinh tế xã hội của địa phương, quốc gia điểmđến trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì phát triển du lịch bền vững biển đảo cũng manglại lợi ích cho các bên tham gia Cụ thể:

Lợi ích cho doanh nghiệp KDDL: khi phát triển bền vững giúp doanh nghiệp tăngkhả năng cạnh tranh trên thị trường, tiết kiệm được chi phí kinh doanh

Lợi ích cho KDL : do các điểm du lịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai thác

có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng,nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá sự đa dạng sinh học, các nền vănhóa, các phong tục tập quán lâu đời trường tồn qua thời gian

Lợi ích cho cộng đồng địa phương (CĐĐP): du lịch phát triển giúp tạo công ănviệc làm cho người dân địa phương Thu nhập của họ dần ổn định hơn, đời sống được cảithiện, nâng cao đồng thời làm cho người dân địa phương cảm thấy tự hào hơn về chínhmảnh đất quê hương mình

1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững biển đảo

1.3.1 Các yếu tố vĩ mô

Trang 19

Môi trường tự nhiên: là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồnlực đầu vào cần thiết cho hoạt động du lịch của điểm đến Đó là các yếu tố như khí hậu,thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường Môi trường tự nhiên cũng làyếu tố quyết định đến sản phẩm du lịch của vùng Nơi nào có tài nguyên biển đảo thì sẽphát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở vùng đó.

Môi trường chính trị, luật pháp: có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động marketing củađiểm đến du lịch và khả năng tiếp cận điểm đến Môi trường chính trị pháp luật bao gồm

hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quanpháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước Tác động của môi trường chính trị phápluật đến điểm đến thể hiện vai trò quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân Sự ổnđịnh của chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế củađiểm đến du lịch Môi trường chính trị ổn định cũng tạo môi trường du lịch an toàn cho

du khách đến tham quan,du lịch

Môi trường văn hoá - xã hội: Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin,truyền thống và các chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trongnhững điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dướitác động của các nền văn hoá khác Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâusắc của nền văn hoá của dân tộc họ Nói cách khác, các yếu tố văn hoá – xã hội bao gồmcác yếu tố liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa của địa phương và trongtrung và dài hạn đây lại là các yếu tố dẫn dắt các thay đổi của môi trường kinh tế, chínhtrị và pháp luật Môi trường văn hóa – xã hội của một địa phương, một đất nước sẽ là yếu

tố thu hút khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm

Môi trường kinh tế: là các chỉ số kinh tế trong đó quan trọng nhất là các nhân tốảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng Sức mua hiện có phụ thuộc rất nhiều vàothu nhập hiện có, giá cả, tiết kiệm, tình trạng vay nợ và khả năng có thể vay của côngchúng trong thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số lạm phát Môi trường kinh tế phát triển

ổn định tạo điểu kiện cho du lịch phát triển

Môi trường công nghệ: Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại chocon người nhiều điều kỳ diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanhnghiệp Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều của chất lượng và sốlượng công nghệ mới Mỗi công nghệ mới đều là một lực lượng có thể tạo ra thuận lợicũng như gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch

1.3.2 Các yếu tố vi mô

Trang 20

Cộng đồng địa phương: Ý thức cộng đồng là ý thức nghĩa vụ và cam kết của một

cá nhân đối với các thành viên khác trong cộng đồng, được phát triển theo thời gian thôngqua sự hiểu biết về giá trị tập thể, niềm tin và lợi ích giữa các thành viên cộng đồng Sựtham gia của cộng đồng có thể được xem như là một quá trình mà các cư dân của mộtcộng đồng được đưa ra một tiếng nói và một sự lựa chọn để tham gia vào các vấn đề cóảnh hưởng đến cuộc sống của họ Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triểnbền vững du lịch biển đảo có thể hỗ trợ và duy trì sự đa dạng sinh học vùng biển, văn hóađịa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ năng

Du khách: Các nghiên cứu cho thấy, khách du lịch đang có xu hướng chọn cáckhách sạn, khu du lịch và các dịch vụ, hàng hóa bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiệnvới môi trường Đó là xu hướng của khách du lịch quốc tế, nhất là khách đến từ các nướcchâu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khỏe,ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên Tổ chức Trip Advisor nghiên cứucho thấy, 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để ở những khách sạn thân thiện với môitrường và cho các lựa chọn du lịch bền vững, 50% du khách quốc tế sẵn sàng chi trả thêmcho những công ty mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và hoạt động bảo tồn Theonghiên cứu của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), 52% du khách có xu hướng thích đặttour qua các hãng lữ hành được chứng nhận có điều kiện làm việc tốt, tham gia bảo vệmôi trường và hỗ trợ hoạt động từ thiện ở địa phương

Phong tục tập quán là một khía cạnh trong tính cách dân tộc, nó là một yếu tố cơbản tạo nên bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc và là một trong các yếu tố tạo nên tính dịbiệt trong các sản phẩm du lịch đặc biệt của điểm đến du lịch Phong tục tập quán còn cótác động tích cực, tăng sự hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, khơi gợi, hướng dẫn nhu cầu dulịch và động cơ du lịch của con người và là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách,nhu cầu, sở thích, hành vi tiêu dùng, khẩu vị và cách ăn uống của người dân địa phươngcũng như là của khách du lịch

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO

PHÚ QUỐC 2.1 Khái quát về Phú Quốc

2.1.1 Những nét khái quát chung về Phú Quốc

Trang 21

Phú Quốc từng được biết đến là một “địa ngục trần gian” với khu nhà tù mà thựcdân Pháp đã cho xây dựng trong thời kỳ đô hộ Việt Nam Nhưng với quyết định sáng suốtkhoảng 10 năm trước, nguyên Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã đặt bút ký vào bản

kế hoạch nhằm tạo ra một khu nghỉ dưỡng lớn trên hòn đảo có diện tích khoảng 589,23km2 này và quyết tâm biến nơi đây thành trung tâm kinh tế và du lịch sinh thái trước năm

2030 Giờ đây, Phú Quốc đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình trở thành đặc khukinh tế biển, một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái mang tầm quốc tế

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất ở Việt Nam, với 26 hòn đảo nhỏ hơn bao xungquanh ở vịnh Thái Lan Đảo Phú Quốc cách khu vực đất liền của Việt Nam khoảng hơn

50 km Diện tích đảo được bao phủ phần lớn bởi Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia nên có

sự hấp dẫn đặc biệt với những du khách đến đây để tham quan và du lịch sinh thái Thờigian đầu, Phú Quốc chỉ là điểm đến của khách du lịch ba lô Tuy nhiên, sau khi chính phủtrao cho hòn đảo vị thế đặc khu kinh tế, đồng thời miễn thị thực cho khách du lịch nướcngoài trong 30 ngày thì ngành du lịch ở Phú Quốc bắt đầu cất cánh

Đảo Ngọc sở hữu một vẻ đẹp được ví như “chốn thiên đường nơi mặt đất” vớinước xanh như ngọc, những bờ biển tuyệt đẹp như Bãi Dài được đánh giá là một trong 10bãi biển đẹp và hoang sơ nhất thế giới, hay Bãi Sao lung linh cát vàng cùng những khurừng nguyên sinh, những rạn san hô rực rỡ sắc màu Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyểnven biển và biển đảo Kiên Giang, bao gồm cả Phú Quốc được UNESCO công nhận làKhu dự trữ sinh quyển thế giới đã khiến hòn đảo này dần trở thành cái tên quen thuộc trênbản đồ du lịch quốc tế Những yếu tố thuận lợi có một không hai, cộng với vẻ đẹp hoang

sơ, thuần khiết nơi đây đã biến Phú Quốc trở thành lựa chọn số một cho những du khách

ưa du lịch sinh thái, khám phá kết hợp nghỉ dưỡng có sức hút bậc nhất tại Việt Nam

Với cảnh quan thiên nhiên và điều kiện địa lý tuyệt vời cùng với những nỗ lựctrong nhiều năm gần đây về đổi mới cơ chế, chính sách, về tuyên truyền quảng bá, về xúctiến đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đúng hướng… chỉ trong vòng vài nămqua, Phú Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trở thành điểm sáng về du lịch trong nước và khuvực Theo TCDL thống kê, nếu như năm 2013 lượng khách đến Phú Quốc khoảng400.000 người thì tới năm 2014, lượng khách đến Phú Quốc là 600.000 người và chỉtrong 9 tháng đầu năm 2015 đã có 1,2 triệu khách tới đây, đánh dấu sự tăng trưởng ngoạnmục của dòng khách trong ba năm vừa qua

Trang 22

(Nguồn: Website http://premiervillagephuquoc.vn)

Hình 2.1 Tiềm năng du lịch Phú Quốc

Năm 2016, việc được lựa chọn là hạt nhân tổ chức Năm Du lịch Quốc gia cũng là cơhội lớn để đảo Ngọc tiếp tục bứt phá trên hành trình chinh phục giấc mơ trở thành thiênđường du lịch Đông Nam Á

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

a Vị trí địa lý, địa hình, địa chất

Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ởphía Nam Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc - Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo

là 49 km Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông - Tây nằm ở khu vực Bắc đảo vớichiều dài là 27 km Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km Diện tích đảo

Trang 23

tương đối nhỏ, chỉ khoảng gần 600 km2, nhưng việc sở hữu đường bờ biển dài tới 150 kmcũng là thế mạnh giúp Phú Quốc khai thác tối đa dịch vụ du lịch khắp đảo

Bên cạnh đó, đây còn là hòn đảo nằm trên tuyến đường biển quan trọng phía namViệt Nam, Phú Quốc cách trung tâm TP Rạch Giá 115km, cách thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 500km, cách vùng phát triển du lịch, công nghiệp Đông Nam Thái Lan khoảng500km và cách miền Đông Malaysia khoảng 700km Phú Quốc còn nằm gần kề cửa ngõTây Nam của Campuchia Chỉ với đường bay 500 - 1,200km, Phú Quốc nối liền và mởrộng giao lưu quốc tế với các trung tâm du lịch lớn như TP.HCM, Phnom Penh(Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan)…

(Nguồn: Websitehttp://premiervillagephuquoc.vn)

Hình 2.2 Khoảng cách từ Phú Quốc đến các trung tâm du lịch, thành phố lớn

Phú Quốc rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trongvùng Đông Nam Á, nhất là các thị trường du lịch trọng điểm trong khu vực như Cam-pu-chia, Thái Lan

- Địa hình Phú Quốc: Với đường bờ biển dài 150km, địa hình thiên nhiên thoaithoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi tạo thế mạnh phát triển các loại hình du lịchleo núi, thám hiểm trong đó, có nhiều núi cao như núi Chùa (Vỏ Quặp) cao 565 m, núiBãi Đót cao 490 m, núi Chảo cao 370m, núi Đá Bạc cao 345m và 62% diện tích là rừng

Trang 24

nguyên sinh cùng những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam như Bãi Trường, Bãi Dài, Bãi Sao vàBãi Khem… Phú Quốc hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết đề trở thành diểm đếnhang đầu được mong đợi ở Đông Nam Á.

- Về địa chất: Đảo Phú Quốc được cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và

Kainozoi, bao gồm cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit

và felsit Các đá Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ tầngLong Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene trên), hệ tầng HậuGiang (Holocene dưới - giữa), các trầm tích Holocen trên và các trầm tích Đệ tứ khôngphân chia rất thích hợp với trồng cây hồ tiêu

Phú Quốc có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo,cũng như trong chiến lược quốc phòng - an ninh khu vực phía Nam nói riêng và cả nướcnói chung, là địa điểm thuận tiện kết nối với các nước ASEAN, đặc biệt là Campuchia vàThái Lan, là lợi thế để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thực hiệnđược vai trò là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài du lịch biển đảo

b Tài nguyên khí hậu - thủy văn

Bên cạnh những bãi biển cát trắng trải dài, những dãy rừng nguyên sinh trùng điệp,những sản vật phong phú nức tiếng (nước mắm, hồ tiêu, điều, ngọc trai…), những giaithoại dân gian huyền bí vốn là tiềm năng dồi dào để phát triển du lịch; Phú Quốc cònđược ban tặng những lợi thế về tự nhiên không nơi nào có được

Thời tiết ở đây mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ duy trì trung bình 27

độ C là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch quanh năm Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: Tháng 11 đến tháng 06 Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng chủ yếu của giómùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5

- Mùa mưa: Tháng 07 đến tháng 10 Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa TâyNam, độ ẩm cao từ 85 đến 90% Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 2.879mm(9,446ft) Ở vùng núi phía Bắc lên đến 4000mm (13ft)

Nằm gọn trong vịnh Thái Lan, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất và duy nhất của ViệtNam không phải gánh chịu ảnh hưởng từ bão và gió mùa Đông bắc như các tỉnh miềnTrung Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi giúp đảo Ngọc có thể khai thác du lịch quanh năm

Bên những ngọn núi, đảo Phú Quốc còn có cả một hệ thống sông, suối, rạch rất đadạng và thuận tiện cho giao thông đường thủy và tạo môi trường, cảnh quan sạch đẹp, dulịch thêm hấp dẫn với con sông lớn là sông Cửa Cạn dài 28km, sông Dương Đông dài10km, các con rạch như rạch Tràm, rạch Cát Lấp, rạch Hàm Ninh

Trang 25

c Tài nguyên sinh vật

Thiên nhiên đã tạo cho Phú Quốc hệ sinh thái vô cùng độc đáo hội tụ đầy đủ cáckiểu hệ sinh thái đặc trưng Đó là nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng không những gópphần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân trên đảo mà còn là điều kiện đặcbiệt để xây dựng Vườn Quốc gia, bảo tồn các nguồn gen thực vật, động vật hoang dã quýhiếm và là cơ sở phát triển du lịch sinh thái bền vững

- Tài nguyên rừng đa dạng

Phú Quốc có nguồn tài nguyên rừng đa dạng, tập trung ở phía Bắc và Đông Bắcđảo Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định chuyển Khu bảo tồn thiênnhiên Phú Quốc thành Vườn quốc gia Phú Quốc Vườn có diện tích 31.422 ha, với 6 hệsinh cảnh rừng chính bao gồm: rừng nguyên sinh trên núi, rừng nguyên sinh cây họ dầu,rừng thứ sinh ven biển, rừng tràm, rừng ngập mặn và rú lùn trên các đụn cát Ngoài racòn có rừng núi đá, rừng truông nhum và thảm thực vật trảng trang, sim mua Vườn có1.164 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 66 bộ, 137 họ và 531 chi của 6 ngành thực vật,với nhiều loại gỗ quý kên kên, trai, săng lẻ, vên vên, sao đen, sao đỏ…vv

Bảng 2.1: Các kiểu rừng chính ở Vườn Quốc Gia Phú Quốc

1 Rừng nguyên sinh trên núi 350m-603m svmnb

2 Rừng nguyên sinh cây họ dầu 100m-350m svmnb

5 Rừng ngập mặn Ven cửa sông, suối và dọc bờ biển

6 Rú lùn trên các đụn cát Vùng ranh giới giữa đất liền và biển

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã tạo cảnh quan rừng và sinh cảnh sống cho loàiđộng vật hoang dã, với khu hệ động vật rừng được ghi nhận tại đây là 28 loài thú, 119 loàichim, 47 loài bò sát và 14 loài ếch nhái, trong đó có 42 loài quý hiếm có tên trong sách đỏViệt Nam và Sách đỏ Thế giới như nhông cát sọc, sóc đỏ Phú Quốc…

Bảng 2.2: Thống kê hệ động vật rừng Quốc gia Phú Quốc

Trang 26

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Không như các hòn đảo khác chỉ có thể khai thác tiềm năng du lịch, thương mại từhải sản, bờ biển và các tour ngắn thăm quan các đảo nhỏ cận kề; Phú Quốc có một tàinguyên nổi bật giúp người dân thực sự trở thành những “triệu phú” – đó là rừng hồ tiêungút mắt Tiêu Phú Quốc rất thơm, có màu hồng đỏ, nên còn được gọi là hồng tiêu Dùchỉ cần đi qua những con đường xanh mượt, cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp, tínhnồng nhiệt, và dòng chảy dào dạt nhựa sống của hồ tiêu, hay của con người nơi đây

- Tài nguyên sinh vật biển

Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu có với tổng trữ lượng cáphân bố ước đạt khoảng 464.000 tấn Trong đó trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51%,239.000 tấn; cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49%, 255.000 tấn Ngoài nhóm cávùng biển Phú Quốc còn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như tôm, mực,ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…hàngnăm được khai thác với sản lượng lớn tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho ngườidân trên đảo và khu vực lân cận

Riêng hệ sinh thái rạn san hô, có 252 loài thuộc 49 giống, 14 họ san hô cứng, 19loài san hô mềm với tổng diện tích là 473,9 ha, phân bố chủ yếu tập trung quanh các đảo

ở phía Nam quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha chiếm 76% tổng diện tích

Phú Quốc là một trong hai địa phương tại Việt Nam có sự phân bố của hệ sinh tháithảm cỏ biển, tại đây ghi nhận có 9 loài cỏ biển, phân bổ ở phía Đông đảo, một ít ở Bắc

và Nam đảo Do đặc điểm hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển, điều kiện thích hợplàm nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, tại đây có

152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống Động vật thânmềm có 132 loài thuộc 3 giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biếnnhất là ốc dụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ dagai, trong đó hải sâm là phong phú nhất Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuấthiện của những loài có nguy cơ tuyệt chủng như dugong, rùa biển, cá heo

2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Trang 27

a Dân cư và lao động

Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người Sau năm 1975, dân số đãtăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân Đến năm 2014 dân số 96.940 người chiếm5,57% dân số toàn tỉnh Kiên Giang với mật độ 158 người/km2, chủ yếu là dân tộc Kinh

Điều dễ thấy nhất ở hầu hết cư dân bản địa Phú Quốc là sự chân thành trong nếpnghĩ, cách sống và lòng hiếu khách Cộng đồng dân cư ở đây dù sống bằng nghề làm rẫy,chài lưới hay buôn bán thì cũng đều rất gắn bó và tin cậy lẫn nhau Trước kia, khi lànsóng dân nhập cư chưa diễn ra ồ ạt như bây giờ, thì nhà dân trên đảo không hề biết đếnviệc đóng cửa vào buổi tối, kể cả ở vùng nông thôn hay thị tứ Nhiều gia đình làm rẫytrồng tiêu không hề có cửa và không biết đến khái niệm mất trộm là gì Đặc biệt, PhúQuốc có nhiều cư dân gốc Hoa, chế biến và nấu ăn rất ngon Không giống như hoạt độngbuôn bán bình thường, dường như người Phú Quốc đã gửi gắm tất cả tình cảm mến kháchcủa mình vào trong những món ăn phục vụ khách phương xa Cho dù bạn ăn ở vỉa hè hayhàng quán sang trọng thì cũng đều nhận được một cung cách phục vụ lịch sự, trân trọngnhư nhau

Với tài nguyên và điều kiện tự nhiên vốn có, người dân nơi đây đã gắn bó lâu đờivới các nghề và làng nghề truyền thống như nghề trồng hồ tiêu, nghề nuôi và sản xuấtngọc trai, làng chài Hàm Ninh, làng nghề sản xuất nước mắm, nghề làm rượu sim… Điểnhình như Phú Quốc hiện nay có khoảng 715 hộ trồng tiêu với tổng diện tích là 300ha, sảnlượng tiêu trên 800tấn/năm Người dân địa phương lúc nào cũng thân thiện chào mời bạntới thăm vườn tiêu của họ, sau khi tham quan xong bạn có thể mua một ít hồ tiêu khô vềlàm quà tặng người thân

Cùng với sự phát triển du lịch biển đảo trên hòn đảo Ngọc này, các làng nghề nơiđây đã trở thành điểm dừng chân không thể thiếu của những tour du lịch đến đây Khôngchỉ được tìm hiểu, thưởng thức các giá trị văn hoá về làng nghề và các quy trình sản xuất,quá trình lao động của cư dân, du khách còn được tự mình trải nghiệm các hoạt động đó.Đây cũng là nơi dành cho học sinh, sinh viên, nhà khoa học … đến nghiên cứu, tìm hiểu

về các giá trị văn hóa làng nghề, các giá trị bản sắc văn hóa chung của một cộng đồng dântộc trong việc phát triển du lịch Sự phát triển của loaị hình du lịch làng nghề đã tạo thêmnhiều công ăn việc làm cho người dân, giờ đây họ đã trở thành một bộ phận không thểthiếu để đưa hình ảnh Phú Quốc đến gần với du khách hơn

Theo thống kê, từ 2011 đến 2013, GDP của đảo này tăng trưởng trung bình26,17% trong đó 66% thu nhập đến từ du lịch và dịch vụ GDP bình quân đầu người cuối

Trang 28

năm 2013 đạt 3.347 USD, tăng 8,1 lần so với năm 2004 Điều này chứng tỏ ngành du lịchđang giữ một vị trí quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người dân địa phương.

b Văn hóa và lịch sử

Cộng đồng dân cư trên đảo Phú Quốc có lẽ hình thành từ thời Mạc Cửu (khoảngnửa cuối thế kỷ XVII) Trước ngày giải phóng miền Nam, dân cư trên đảo chỉ khoảng5.000 người, phần lớn sống bằng nghề biển và làm rẫy Sau ngày thống nhất đất nước, didân từ nhiều vùng, miền trong cả nước bắt đầu tìm đến khai khẩn đất hoang, hình thànhnên một cộng đồng dân cư đông đúc

Phú Quốc cũng như bao vùng miền khác ở Việt Nam luôn mang trong mình nhữngnét văn hóa đặc trưng, luôn khiến con người niềm khao khát khám phá Văn hóa PhúQuốc là một mảnh ghép trong nền văn hóa lâu đời và đa dạng của Văn hóa Việt Nam.Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Phú Quốc là hòn ngọc Tây Nam bởi đây là hònđảo lớn nhất Việt Nam , hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc mà không nơi nào sánh được,

ẩm thực cũng đa dạng với sự hòa trộn của người miền Tây Nam Bộ, miền Trung, ngườiKhơ-me và người Hoa

* Văn hóa tôn giáo:

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài Ngày nay trên đảo có haiThánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông Một là Thánh thất Dương Đông thuộc HộiThánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc pháiCao đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi

* Văn hóa lễ hội

Là vùng đất giao thoa giữa nhiều nền văn hóa khác nhau, bên cạnh những hoạt

động vui chơi giải trí thì du lịch Phú Quốc còn vô cùng nổi tiếng với các lễ hội mang đậm

giá trị truyền thống Kể đến đầu tiên phải là lễ hội đua thuyền một trong những hoạt độngdiễn ra 30-4 hàng năm trên mảnh đất này Lễ hội đua thuyền tưng bừng nơi đây đã tạocho du khách có những giờ phút hoà mình vào không khí vui nhộn của cuộc tranh tài vàcảm nhận tinh thần thể thao lẫn yêu truyền thống của người dân biển đảo này

Giống như ở khắp mọi nơi, trên đảo Phú Quốc có nhiều sự kiện đặc biệt đượcngười dân nâng lên thành các lễ hội mang tính tập quán, truyền thống của địa phương:ngày 1-6 là lễ hội Dinh Cậu, ngày 20-12 lễ dinh Thủy Long Thánh Mẫungày 27-8 lễ kỷniệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ngày 15 tháng giêng lễ tưởng nhớ Vua GiaLong…Vào những ngày này nhân dân khắp nơi tụ họp Đặc biệt, Lễ cúng cá Ông là nétsinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người dân trên đảo Phú Quốc, hàng năm thuhút 500 nghìn người đến tham dự Đa phần các lễ hội thể hiện giá trị văn hóa, ý nghĩa

Trang 29

giáo dục cộng đồng hướng về cội nguồn, về truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc,thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc tiền nhân có công xây dựng và bảo vệ Tổquốc; lễ hội đã trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống cộng đồng, thể hiện bản sắc vănhóa của từng dân tộc.

* Văn hóa ẩm thực

Phú Quốc cũng là nơi có rất nhiều đặc sản và một nét văn hóa ẩm đực độc đáo Ẩmthực của Phú Quốc là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế biến của các dân tộc Việt - Hoa -Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn với nơi khác Nét đặc sắc rất Phú Quốc là ở chỗnhững sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của thiên nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàntay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu luyện của con người sở tại Các đặc sản nổitiếng tạo nên thương hiệu ẩm thực Phú Quốc như: hồ tiêu, hải sâm - đặc sản của biển,Nước mắm Phú Quốc, Bánh tét Cật, Gỏi cá Trích và rượu Sim, món Nhum Phú Quốc

Tất cả đã tạo nên một Phú Quốc đầy tiềm năng trong phát triển du lịch biển đảo

2.2 Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc

2.2.1 Hiện trạng môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên

Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là một ngư trường giàu có với trữ lượng lớncác loài thủy sản Đặc biệt đảo Phú Quốc còn có một "cánh đồng" cỏ biển phân bố trêndiện tích 3.500 ha dọc theo bờ biển phía Bắc, Đông và Đông Nam với những rạn san hô

và thảm cỏ biển, là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, có giá trị lớn về kinh

tế, khoa học và môi trường Do vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại đảo Phú Quốcđược các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang ngày càng đặc biệt quan tâm sâu sát, đặc biệt

là ở Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo và Vườn Quốc gia Phú Quốc

a. Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo

Chính thức được thành lập năm 2007, với tổng diện tích mặt nước khoảng 26.863

ha, Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm 2 khu vực: khu phía đông Bắc, đông Nam đảo PhúQuốc và khu phía Nam quần đảo An Thới, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45

ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha Ở Bắc đảo

là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm, phía Nam đảo cónhững rạn san hô nằm quanh các hòn đảo An Thới thuộc xã Hòn Thơm

* Thực trạng

- Diện tích các rạn san hô trong Khu bảo tồn biển được phân bố đều khắp và đang

ở trong trạng thái tương đối tốt Theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học, chuyên gianghiên cứu, vùng biển Phú Quốc có hàng trăm loài san hô thuộc cả hai nhóm san hô cứng

Trang 30

và san hô mềm, tổng diện tích khoảng 480 ha, phân bố trên 21 điểm và chủ yếu tập trung

ở quanh các đảo trong địa phận xã Hòn Thơm

- Bên cạnh đó, Phú Quốc là một trong những vùng biển có sự phân bố của thảm cỏbiển Tại đây có 9 loài cỏ biển, phân bố chủ yếu ở vùng biển thuộc hai xã Hàm Ninh vàBãi Thơm với tổng diện tích hơn 10.000 ha Các thảm cỏ biển và rạn san hô nơi đây là hệsinh thái có năng suất sinh học cao, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn vànguồn sống cho các loài hải sản

Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học tại hòn đảo Ngọc đang đứng nguy cơ mất cân bằngnghiêm trọng, ảnh hưởng lớn Áp lực ô nhiễm ngày càng tăng theo tốc độ phát triển nóngcủa đảo Phú Quốc , trong khi địa phương vẫn loay hoay chưa có lời giải bài toán môitrường cho hòn đảo du lịch này

- Các hệ sinh thái đảo biển bị suy thoái rõ rệt

Mật độ khai thác hải sản trên vùng biển Phú Quốc ngày càng dày đặc khiến môitrường đáy biển bị cày xới, thay đổi, nguồn lợi vùng biển xung quanh bị khai thác mạnh

và hủy diệt dẫn đến cạn kiệt Các HST rạn san hô, thảm cỏ biển bị suy thoái dẫn đến giảmsút nguồn lợi thủy sản

Bò biển là một loài quý hiếm , có giá trị kinh tế cao đang bị săn bắt ráo riết lấy thịt,

da làm thức ăn và răng làm thuốc hoặc đồ trang sức Thịt bò biển được trung gian giaotrực tiếp cho người mua hoặc các nhà hàng trên đảo Phú Quốc Giá mỗi cân thịt bò biểndao động từ 400.000 đồng đến 550.000 đồng Không chỉ bò biển mà các loài rùa biển nhưvích thường xuyên bị đánh bắt và chào hàng tại các nhà hàng trên đảo với giá bán tay víchkhoảng 450.000đồng/kg và thịt vích 200.000đồng/kg

- Môi trường sống của các sinh vật biển đang bị đe dọa hằng ngày, hằng giờ

Hàng ngày trên vùng biển Phú Quốc thường xuyên có tới từ vài trăm đến hàngnghìn tàu thuyền đánh cá, vận tải và hàng ngàn lồng bè nuôi trồng hải sản, bè dịch vụ ănuống hoạt động nhộn nhịp suốt đêm ngày, làm biến dạng môi trường biển, đe dọa tới sựsống còn của các hệ sinh thái đặc hữu trên đảo và dưới lòng biển

Tháng 9 năm 2015 vừa qua , vùng biển Phú Quốc đã xuất hiện hiện tượng lạ chưa

từng xảy ra, đó là việc hàng loạt hải sâm quý trôi dạt vào bờ Hải sâm trôi dạt vào từng

cụm, đủ kích cỡ, ước lượng hơn 2 tấn và trải dài trên 10 km bãi biển Phú Quốc Nhiềungười dân đã huy động người thân ra bờ biển để vớt Có gia đình bắt được hàng trăm ký,

Trang 31

mỗi ký bán tại chỗ có giá từ 50.000 – 70.000 đồng Một số nhà hàng, khách sạn có “địagiới” gần bờ biển xã Dương Tơ, Dinh Cậu… phải huy động nhân viên ra thu lượm nhữngcon hải sâm chết, tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến du khách.

Theo thống kê sơ bộ, hiện mỗi ngày trên đảo Phú Quốc có khoảng 180 tấn rácđược thải ra, trong khi đó năng lực thu gom của các đơn vị chỉ đạt trên 50% Do trên địabàn chưa được đầu tư nhà máy xử lý rác thải nên đa phần rác thải thu gom được xử lýbằng cách đốt hoặc đưa về tập trung tạm ở hai bãi rác thuộc thị trấn An Thới và xã CửaCạn Rác được đưa về chất đống ngày càng nhiều, các bãi rác trở nên quá tải đã bốc mùinồng nặc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của những khudân cư gần bãi rác Số rác thải chưa được thu gom và nước thải chưa qua xử lý trôi dạttrong tự nhiên, theo các cống, kênh rạch, sông ngòi trôi thẳng ra biển gây ô nhiễm môitrường sinh thái biển của Phú Quốc

Không chỉ người nước ngoài tỏ ra thất vọng vì môi trường ở các bãi tắm Phú Quốc,

có du khách đã bị miếng chén cứa đứt chân khi xuống tắm tại bãi biển Dinh Cậu, trungtâm thị trấn Dương Đông Ngay phía trên khu vực bãi tắm này, hành lang đi bộ ven biển

đã bị chiếm dụng để làm quán nhậu, vô số rác thực phẩm, túi nhựa, vỏ hộp Chứng kiếncảnh rác giăng trên bãi biển, nhiều du khách tỏ ra ngần ngại không dám xuống tắm

- Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng

Mỗi ngày trên đảo Phú Quốc nước thải ra môi trường từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, các hộ dân và khách du lịch khoảng 18.000 m3 Mặc dù đa số nhà nghỉ,khách sạn, resort trên địa bàn Phú Quốc đi vào hoạt động sau thời điểm ra đời của LuậtBảo vệ môi trường (năm 1993) và các quy định về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên

và Môi trường (năm 2003); nhưng hiện nay đa số chỉ dùng hệ thống tự hoại xử lý chấtthải; hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng đạt theo tiêu chuẩn còn rất ít Nước thải tạihầu hết các đơn vị được thu gom rồi qua bể lắng, sau đó thải trực tiếp theo hệ thống nướcthải đô thị chung Một số cơ sở có diện tích đất rộng thì cho thấm trực tiếp vào môitrường tự nhiên

Mặc dù trong những năm qua hoạt động thu gom và xử lý rác thải vẫn được thựchiện thường ngày, nhưng với việc xả rác thải, dầu loang và việc một số doanh nghiệp, nhàhàng vẫn ngang nhiên thải nước thải trực tiếp xuống biển Thực trạng ô nhiễm môi trườngkhông chỉ khiến cho du khách thất vọng mà còn khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại vì mặc dù

họ đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về môi trường lại vẫn phải chịu ảnh hưởngtrực tiếp việc ô nhiễm Vì vậy, nếu không sớm có biện pháp xử lý nước thảy tập trung đạtchuẩn thì trong tương lai không xa tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sẽ gia tăng

Trang 32

gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, gây ô nhiễm tầng nướcngầm trên đảo.

- Xói mòn bờ đảo

Khu vực có xói lở mạnh tập trung chủ yếu là bờ Tây (Bãi Dài, Vũng Bầu, GànhGió, Dinh Cậu, Cửa Lấp, Bãi Trường Tốc độ xói lở ở các mức -0,5 đến -1,1 m/năm tùytheo đoạn bờ, và từ -2,5 đến -4,4 m/năm tùy thời điểm

Việc các tàu nước ngoài khai thác cát rầm rộ đã xảy ra một thời gian khá dài ởvùng biển giáp ranh giữa VN với Campuchia, gần Phú Quốc khiến sản lượng hải sản cógiảm sút so với trước đây Tuy nhiên, điều mà lo lắng hơn cả là sự tác động đến môitrường Bởi một khi ở ngoài khai thác cát quá nhiều thì cát trong bờ sẽ chảy ngược ra để

bù đắp lại, gây nên tình trạng xâm thực bờ biển của đảo Phú Quốc Chiều dài bãi cát bịthu hẹp nhiều, xảy ra hiện tượng xói mòn cát khiến các cây dương, dừa trốc gốc ngã đổ

Khu vực bắc đảo thuộc địa phận xã Gành Dầu dù không nằm trong khu vực bảotồn biển nhưng nơi đây cũng có nhiều rạn san hô ,thảm cỏ biển bị phủ lấp do khai thác cátlàm cho những lớp trầm tích dưới biển bị khuấy động lên và theo dòng chảy sẽ lan raxung quanh

Các công trình hạ tầng kỹ thuật, đô thị, du lịch, dịch vụ, … phân bố ở độ cao từ 2-5

m so với mực nước biển Do vậy, những hiện tượng tự nhiên như bão, xói lở bờ biển, mựcnước biển dâng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đời sống trên đảo

* Công tác bảo tồn

Trước thực trạng đáng báo động về suy thái nguồn sinh vật biển, các dự án bảo tồn

đã ra đời như: Dự án bảo tồn môi trường Phú Quốc do Tổ chức Đan Mạch đã tài trợ(2008-2011) Dự án đã tài trợ một số công trình cần thiết cho địa phương như trang bị tàuvận chuyển, thu gom rác, khoan 3 giếng nước ở Hòn Thơm Hỗ trợ kinh phí cho 8 thanhniên là con em ngư dân ở xã Hòn Thơm tham gia các lớp bồi dưỡng du lịch nghề tạitrường Kinh tế Du lịch Hoa Sữa Hà Nội hiện đã có việc làm ổn định, đồng thời hỗ trợthực hiện kinh tế bền vững cho người dân sống trong khu bảo tồn biển Phú Quốc vớinhiều mô hình mới triển khai rất có hiệu quả như : mô hình nuôi ếch và mô hình thuyếnthúng kinh doanh dịch vụ du lịch Qua đó, đã đạt được một số kết quả khả quan, tạochuyển biến lớn xây dựng được mô hình mới trong công tác bảo tồn biển tại khu bảo tồnbiển Phú Quốc

b Vườn Quốc gia Phú Quốc

Trang 33

Từ lâu, Vườn Quốc gia Phú Quốc đã là một điểm đến không thể thiếu đối vớinhững vị khách du lịch đến Phú Quốc để thỏa mãn đam mê khám phá thám hiển nhữngvùng đất hoang sơ Đây là rừng lớn nhất Nam Bộ còn giữ nguyên vẹn khu rừng giànguyên sinh Được thành lập năm 2001, trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo,Vườn Quốc gia Phú Quốc có tổng diện tích trên 31.422ha, được chia thành 3 phân khuchức năng, đó là: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (8.786 ha), phân khu phục hồi sinh thái(22.603 ha) và phân khu hành chính – dịch vụ – nghiên cứu khoa học (33ha) Ngoài ra,còn có khoảng 20.000 ha vùng đệm ven biển Vườn Quốc gia Phú Quốc có nhiều tiềmnăng phục vụ du lịch sinh thái như leo núi, tham quan các sinh cảnh rừng…Ngoài ra cònphục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập và giáo dục môi trường.

* Giá trị sinh học

Từ khi thành lập năm 2001 đến nay, nhất là khi Vườn được UNESCO công nhậnKhu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, công tác bảo tồn ở đây thực hiện một cách nghiêmngặt Do đó, số lượng các loài động vật và thực vật ngày càng phát triển phong phú, đadạng Hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú Thảm thực vật ở đây chủyếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trămloài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng,…), các loàiphong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hàthủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinhkhác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…)

Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm:

30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượnpillê ; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loàighi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN

và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước

Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trongnhững trung tâm đa dạng sinh học của nước ta Hiện nay, Vườn Quốc gia Phú Quốc đangđược bảo tồn, phát triển và tiếp tục nhân giống, sưu tầm những loài động vật hoang dã,quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng

* Hiện trạng khai thác, sử dụng

Rừng Phú Quốc được ví như trái tim của hòn đảo này, mất rừng không chỉ mấtnguồn nước, mà là mất đi môi trường sinh thái độc đáo của đảo Thế nhưng, Những nămgần đây, cùng với làn sóng du khách đến đảo Phú Quốc ngày càng tăng thì nó lại đang

Trang 34

phải đối mặt với tình trạng khai thác rừng, săn bắn thú trái phép, chiếm đất với quy mô lớn chưa từng có tại hòn đảo du lịch này Sau một thời gian khá yên lắng, “phong trào”

phá rừng, lấn chiếm đất công trên đảo Phú Quốc lại tái diễn khá mạnh mẽ Đặc biệt, saukhi có quyết định của Thủ tướng về việc chuyển đổi một số diện tích đất rừng để phục vụ

phát triển du lịch và quy hoạch phát triển chung, nhiều người đã lợi dụng cơ hội này để

chiếm đất rừng nhằm trục lợi Thị trấn An Thới, phía nam đảo Phú Quốc đang trở thànhđiểm nóng trên đảo khi hàng loạt vụ phá rừng với diện tích cực lớn được phanh phui

* Công tác bảo tồn

Trước thực trạng diện tích rừng trên đảo bị suy giảm nhiều cả về chất và lượng,nhiều loài thú có nguy cơ bị diệt vong, đã có rất nhiều những dự án quy hoạch đầu tưnhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở nơi đây như Dự án Quy hoạch đầu tư VQG Phú Quốc,

Dự án phát triển KT-XH vùng đệm VQG Phú Quốc tổ chức cho cộng đồng dân cư vùngđệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tựnhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập và gắn sinh kế củangười dân với các hoạt động của rừng đặc dụng

Ngoài việc phục hồi hệ sinh thái, hiện nay Vườn đã đưa cây dầu long vào trồng thửnghiệm xen lẫn với sinh cảnh rừng tràm trong vùng đất cát Cùng với đó tăng cường phốihợp với các cơ quan chuyên môn như Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoahọc nhiệt đới Việt - Nga, Viện Khoa học Công nghệ và quản lý môi trường và các trườngđại học tiến hành điều tra các loài động vật hiện hữu; khảo sát cấu trúc sinh thái thảm thựcvật dự án trong Vườn quốc gia; đồng thời lấy mẫu đất và đánh giá tác động của việc xóimòn có khả năng ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của rừng

Đặc biệt, nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới “Năm Du lịch quốc gia 2016 - PhúQuốc - Đồng bằng sông Cửu Long” Ngày 24/12/2015 - Công viên Chăm sóc và Bảo tồnĐộng vật Vinpearl Safari do Tập đoàn Vingroup đầu tư tại Gành Dầu, Phú Quốc đã chínhthức khai trương với quy mô tầm cỡ khu vực Đây là vườn thú bán hoang dã đầu tiên và

duy nhất tại Việt Nam được xây dựng theo mô hình Safari thế giới Với tổng diện tích gần

500ha, được xây dựng theo mô hình bán hoang dã, các động vật quý hiếm được đảm bảochăm sóc và bảo tồn trong môi trường thiên nhiên mở, trong đó, giai đoạn 1 có quy mô380ha, gồm hai phân khu chính: khu vườn thú mở (open zoo) dành cho khách tham quangiữa các khu vực nuôi thú mở, hài hòa với thiên nhiên; khu bán hoang dã (safari park) chởkhách tham quan bằng xe chuyên dụng với hình thức "thú thả, người nhốt" độc đáo, lần

đầu tiên có mặt tại Việt Nam Bên cạnh hai phân khu chính, Vinpearl Safari Phú Quốc

Trang 35

còn có các phân khu chức năng khác như: khu chuồng cách ly kiểm dịch, khu phố muasắm sản phẩm du lịch và Bệnh viện thú y lớn nhất Đông Nam Á

Sự ra đời của Vinpearl Safari Phú Quốc đã tạo thêm cho du lịch Phú Quốc mộtđiểm nhấn ấn tượng, góp phần đưa Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch nổi danh khu vực

và thế giới Đây là một trong những nỗ lực của Tập đoàn Vingroup nhằm hướng tới sựkiện “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long” cũng nhưgóp phần thúc đẩy du lịch Phú Quốc

2.2.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội

Cùng với đà phát triển kinh tế của cả nước, Phú Quốc trong những năm gần đâycũng liên tục phát triển, là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm được thủ tướngchính phủ hỗ trợ ngân sách tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sáchTrung ương trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 – 2020 cho các khu kinh tế ven biểnvới mục đích là hoàn thành cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xãhội quan trọng trong giai đoạn 2016 – 2017

Nếu như năm 2005, Phú Quốc là huyện có tổng thu NSNN xếp thứ 6/14 của tỉnhKiên Giang thì đến năm 2011 Phú Quốc đã vươn lên dẫn đầu về đóng góp NSNN của tỉnhnày Trong giai đoạn 2011-2014, kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân26,17%/năm Tổng thu ngân sách đạt gần 1000 tỷ đồng, vượt 78% chỉ tiêu nghị quyết.Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,79%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.400USD/người/năm Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt

Năm 2014, "Đảo Ngọc" Phú Quốc chính thức được công nhận là đô thị loại 2 Đâyđược đánh giá là bước quan trọng tiến tới thành lập đặc khu hành chính - kinh tế trựcthuộc Trung ương; đáp ứng vai trò, vị thế và phát huy tiềm năng lợi thế của Phú Quốctrong mối quan hệ vùng của quốc gia và quốc tế

2.2.1.1 Nông lâm ngiệp

- Giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng, đónggóp một phần không nhỏ vào tỷ trọng cơ cấu của ngành Trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp, giá trị sản xuất đạt 110 tỷ đồng, tăng 18,28% Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểuthủ công nghiệp đạt 928 tỷ đồng tăng 20,5% so với năm 2013

Theo báo cáo tình hình kinh tế của huyện đảo Phú Quốc 10 tháng đầu năm 2014:+ Khai thác, nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản được 57,625 tỷ đồng,nâng tổng giá trị sản xuất 10 tháng được 465,125 tỷ đồng, đạt 72,77% kế hoạch, giảm0,02% so với lũy kế cùng kỳ

Ngày đăng: 25/05/2016, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w