1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.doc

29 811 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 337,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Trang 1

Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hộiChơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

Dự ỏn VIE/02/001

Hỗ trợ cải thiện và thực hiện cỏc CTMTQG về giảm nghốo

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIấN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ GIẢM NGHẩOCHO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SễNG CỬU LONG

Bỏo cỏo túm tắt

Nhúm tư vấn: - ThS Nguyễn Xuõn Lai

- TS Phạm Bảo Dương- ThS Huỳnh Viết Khải

Hà Nội, thỏng 11 năm 2008

Trang 2

1 Lý do nghiên cứu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quantâm, hỗ trợ phát triển Kinh tế-xã hội của vùng ngày càng phát triển, đời sống người dândần được cản thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu tốt.Tuy nhiên, ở một số địa phương tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm chậm sau rất nhiều nỗ lực củacác chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua.

Giả thiết nghiên cứu:Tình trạng nêu trên có thể là do:

1 Các giải pháp, các chính sách giảm nghèo đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có thểdo cơ chế thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng đối tượng, chưa đủ mạnh, chưa phù hợpcho điều kiện đặc thù (luôn có sự giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt trên diện rộng,sống chung với lũ, …) của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ởĐBSCL.

2 Do có điều kiện tự nhiên đặc thù nên các giải pháp, chính sách giảm nghèo chung chocả vùng chưa đủ, chưa phù hợp với các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vựcở ĐBSCL.

3 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng – năng lực cán bộ của các địaphương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chếnên đã ảnh hưởng tới khả năng thực thi các giải pháp, chính sách giảm nghèo

Câu hỏi nghiên cứu:

- Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL làgì (yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, chính sách, cơ chế, phong tục tậpquán, điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, năng lực cán bộ …)?

- Biểu hiện đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ởĐBSCL như thế nào? Có gì khác so với toàn vùng?

- Các giải pháp, chính sách hiện hành đã đủ, đã phù hợp cho các xã có tỷ lệ đóinghèo cao ở ĐBSCL chưa? Cơ chế thực hiện các giải pháp, chính sách đói nghèo gặpnhững rào cản nào? Vì sao các giải pháp, chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao?Việc triển khai các giải pháp, chính sách này tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vậythì những khó khăn đó là gì?

- Phương pháp tiếp cận giảm nghèo hiện tại có còn phù hợp không? Nếu khôngcòn phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào?

- Với tính đặc thù của vùng, liệu có còn thiếu giải pháp, chính sách riêng chovùng không? Nên chăng Nhà nước cần ban hành và triển khai một số chính sách đặc thùcho khu vực nhằm hỗ trợ những xã này cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ giảm nhẹthiên tai, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mứcsống, giảm tỷ lệ đói nghèo, hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường thông qua việc tham giavào các chuỗi giá trị của các loại hàng hóa…?

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so vớikhu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đóinghèo của người dân trong vùng nghiên cứu, đánh giá các giải pháp giảm nghèo đã thực

Trang 3

hiện ở trong vùng, phát hiện những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vựcnày.

3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

1) Tham vấn các cơ quan liên quan, thu thập tài liệu thứ cấp, làm việc trong

phòng để tổng quan tài liệu: gồm các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo đánh giá tình hìnhgiảm nghèo, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội XĐGN có tác động tới XĐGN củavùng ĐBSCL.

2) Khảo sát thực địa:

- Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích:

+ Chọn tỉnh: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo đói đặc thù, nghiên cứu sẽchọn 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao đại diện cho 4 tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long(vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu,vùng Tây sông Hậu-Bán đảo Cà Mau, chú ý tỉnh tập trung đông đồng bào dân tộcKhmer) Việc lựa chọn tỉnh khảo sát chuyên sâu sẽ được tiến hành trên cơ sở tham vấnvới Dự án và các cơ quan liên quan của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

+ Chọn huyện: Trong mỗi tỉnh chọn 01 huyện có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện chotính đặc thù của tỉnh.

+ Chọn xã: trong huyện chọn 1 xã có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặcthù của huyện.

+ Chọn hộ: Chọn hộ phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tớicác hộ rất nghèo, của xã Tuy nhiên, để thảo luận nhóm có hiệu quả trong việc đề xuấtgiải pháp giảm nghèo sẽ lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vượt nghèo, các hộ làmăn giỏi.

+ Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để toạ đàm và phỏng vấn sâu: Mỗi Sở lựa chọncác cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách và am hiểu về các lĩnh vực: đầu tư, phát triển sảnxuất kinh doanh, việc làm và phát triển nguồn nhân lực để tiến hành toạ đàm và phỏngvấn sâu có chủ đích.

Các số liệu điều tra thu thập được không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ýnghĩa minh chứng cho những đánh giá về nghèo đói

- Khảo sát tại 4 tỉnh đại diện cho các tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long(mỗi tỉnh 5-6 ngày) để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuấtcác chính sách, giải pháp cần thiết cho công tác giảm nghèo tại địa phương có tỷ lệ đóinghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL Nội dung khảo sát tại mỗi tỉnh bao gồm:

+ Toạ đàm, trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị: SởKH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH - tại tỉnh.

+ Khảo sát nhanh tại 01 huyện do Tỉnh giới thiệu: Toạ đàm với các Phòng, Ban,tổ chức hội (Phụ nữ, Nông dân, Nghề cá …) liên quan của huyện, xã tại UBND huyện,xã.

Trang 4

+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nghèo theo bảng hỏi.+ Họp nhóm đánh giá có sự tham gia (PRA) của các đối tượng

3) Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS cho phân tích dữ liệu kinh tế-xã hội 4) Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo: Tổng hợp dữ liệu, đánh giá nguyên nhân, thựctrạng nghèo đói và những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, đề xuất chính sách và cácgiải pháp giảm nghèo cho vùng ĐBSCL trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích như:phân tích chính sách, cây vấn đề, SWOT…

5) Sử dụng phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi trực tiếp, hội thảo, góp ýcác báo cáo để thu thập các ý kiến chuyên gia cho các báo cáo nghiên cứu.

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Biểu hiện nghèo đói

Biểu hiện của nghèo đói ở những xã có tỷ lệ đói nghèo cao so với tỷ lệ trung bìnhcủa khu vực ĐBSCL, bên cạnh các biểu hiện phổ biến của cả vùng theo các nhóm tiêu chí

như: Nghèo đói về thu nhập, Nghèo đói về điều kiện sống cơ bản, Nghèo đói về tiếp

cận phúc lợi xã hội, thì mức độ biểu hiện của các xã này nghiêm trọng hơn rất nhiều: Có

nhiều hộ còn bị đứt bữa trong các tháng mưa lũ, không phải mùa vụ (50% số hộ điều tracó thời gian bị đứt bữa trong năm); Phần lớn hộ nghèo đã có nhà ở nhưng vẫn chỉ là nhàtạm, rất dễ bị tốc mái, dột trong mùa mưa lũ, (74% số hộ điều tra; tỷ lệ số hộ nghèo cónhà ở là nhà tạm bợ rất cao ở các xã của tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang: 100%, 82% số hộđiều tra), một số nhà đã cũ nát; Một bộ phận dân cư nghèo vẫn phải dùng nước sinh hoạtchính là từ sông (chiếm trên 32%, chủ yếu là các hộ nghèo ở các xã của hai tỉnh ĐồngTháp - hơn 81% số hộ được phỏng vấn, Kiên Giang - hơn 39%); Phần lớn các hộ khôngcó hố xí hoặc hố xí hợp vệ sinh (chỉ đi nhờ cầu cá hàng xóm, tự làm cầu cá, cầu đất; hoặcđi ra ngoài rừng, ruộng, sông ) (86% số hộ điều tra không có hố xí, một số hộ có hố xíthì chủ yếu là hố xí không hợp vệ sinh chỉ là tự làm cầu cá, cầu đất; chỉ có 4% số hộ cóhố xí hợp vệ sinh); Đường đi nhiều nơi còn rất khó khăn: vẫn là đường đất, thậm chí chỉlà bờ ruộng, lầy lội vào mùa mưa; Vẫn có trẻ em cấp tiểu học cơ sở phải đi học cách xanhà 3-4 km, nhất là vùng Đồng Tháp Mười vẫn có những trẻ em phải đi 5-7 km bằngđường sông để đến trường trong mùa mưa lũ; Không được đọc/hiếm khi được đọc đượcsách báo, tạp chí với lý do rất phổ biến là không biết chữ và không có báo.

Tổng hợp kết quả lựa chọn của cả tổng thể mẫu và từng xã, các vấn đề làm người

dân nghèo khổ sở nhất theo thứ tự gồm: (1) Thu nhập bình quân đầu người thấp dưới

200.000 đồng; (2) Đứt bữa; (3) Nhà ở là nhà tạm bằng tranh tre nứa lá; (4) Nước sinhhoạt chính từ sông, ao; (5) Thiếu phương tiện đi lại; (6) Không có tiền khám chữa bệnhtại bệnh viện; (7) Chưa được sử dụng điện lưới quốc gia

4.2 Nguyên nhân nghèo đói: cái nhìn từ thực tế hộ nghèo

Dễ dàng nhận thấy rằng có một vòng luẩn quẩn không thoát ra được của các hộnghèo và các nguyên nhân gây nên nghèo đói mang tính tổng hợp, có sự tác động qua lạirất phức tạp Vì vậy, vấn đề cơ bản không phải là đi tìm xem nguyên nhân nào là nguyênnhân gốc mà cần phải xác định đúng các nguyên nhân gây nên các biểu hiện của nghèođói cần giải quyết thì mới có giải pháp đúng đắn để giảm nghèo nhanh và bền vững ởnhững xã có tỷ lệ nghèo đói cao này.

Trang 5

Bên cạnh các nguyên nhân nghèo có thể tìm thấy phổ biến ở các địa phương như:điều kiện tự nhiên; dịch bệnh; không có hoặc có ít đất sản xuất; thiếu việc làm; thị trườngbấp bênh; cơ sở hạ tầng yếu kém; thiếu vốn sản xuất; phong tục tập quán lạc hậu; trình độhọc vấn thấp, kỹ thuật thấp; và các nguyên nhân khác, những nguyên nhân cụ thể mangtính đặc thù gây nên nghèo đói ở những xã có tỷ lệ nghèo cao ở ĐBSCL là:

- 6 tháng ngập lũ, 6 tháng khô hạn, đất nhiễm phèn nặng- Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh

- Chưa có hệ thống kho, bãi, chợ được xây dựng để bảo quản và mua bán sảnphẩm

- Đông đồng bào dân tộc Khmer với một số phong tục tập quán không có tác độngtích cực cho XĐGN: nhiều lễ hội, không thích xa nhà, cúng tiến quá nhiều vào chùachiền

- Phong cách sống hào phóng, không tích lũy, dựa vào thiên nhiên.

4.3 Đánh giá các giải pháp

Các thành công của hệ thống giải pháp

Đến năm 2006, theo chuẩn nghèo mới của Bộ LĐTBXH, tỷ lệ nghèo toàn quốccòn khoảng 24%, vùng ĐBSCL còn khoảng gần 17% - thấp hơn tỷ lệ nghèo toàn quốc.Có được kết quả đó là nhờ sự quyết tâm rất cao của Đảng và Chính phủ trong công cuộcXĐGN Đảng và Chính phủ đã đề ra một hệ thống các chính sách và thực hiện các giảipháp để thực hiện mục tiêu XĐGN Hệ thống các chính sách, giải pháp XĐGN đã mangtính toàn diện cao cho toàn quốc và cũng có một số giải pháp, chính sách mang tính đặcthù cho từng vùng đã có các tác động tích cực tới XĐGN Với vùng ĐBSCL, có thể liệtkê một số tác động tới XĐGN của các nhóm chính sách, giải pháp cơ bản như sau:

1) Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập

2) Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội3) Nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo

4) Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các chương trình/dự án giảm nghèo

Trang 6

6) Vai trò của người dân trong lập và thực hiện kế hoạch XĐGN chưa được pháthuy mạnh mẽ.

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, các nguyên nhân gâynên nghèo đói, các giải pháp đã và đang thực hiện hỗ trợ XĐGN, có thể nêu ra một sốnguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao ở một số xã so vớitỷ lệ nghèo đói trung bình của vùng ĐBSCL như sau:

1) Xuất phát điểm cho XĐGN thấp hơn: đến năm 2005 các xã đến khảo sát đều cótỷ lệ nghèo trên 20% nên mặc dù từ năm 2005 đến nay, các xã này có tốc độ giảm nghèocao hơn tốc độ giảm nghèo bình quân của vùng nhưng tỷ lệ nghèo vẫn cao.

2) Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn:

- Là các xã xa trung tâm huyện, xa trục giao thông chính

- Điều kiện canh tác khó khăn: đất kém màu mỡ: bị phèn nặng, vùng ngập lũ sâu,bị khô hạn.

- Vùng ngập lũ sâu: thiệt hại tư liệu sản xuất, sản phẩm nông nghiệp; mất và hỏngnhà cửa, vật dụng; gây ốm đau, bệnh tật, không có việc làm bên cạnh sự không có tíchlũy dẫn đến phải vay mượn với lãi suất cao, bán non sản phẩm làm cho ngừơi nghèo càngnghèo hơn.

3) Cơ sở hạ tầng thiếu, yếu kém hơn:

- Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, chưa chủ động điều tiết nước

- Đường giao thông khó khăn: còn nhiều đường đất lầy lội, còn nhiều cầu khỉ- Điện, nước sạch chưa đến nơi

- Không có hệ thống kho, bãi, chợ được xây dựng để bảo quản và mua bán sảnphẩm

- Xa trạm y tế và trường học từ cấp trung học cơ sở, có nơi xa cả trường tiểu họccơ sở.

4) Trình độ học vấn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thấp hơn

5) Những xã có tỷ lệ nghèo rất cao thường là những xã có tỷ lệ người Khmer caovới một số phong tục tập quán không có ảnh hưởng tích cực tới giảm nghèo: nhiều ngàylễ hội, không thích xa nhà.

6) Một nguyên nhân thuộc về thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và cảnhững chính sách phát triển kinh tế-xã hội: do nguồn lực có hạn, nên một số hỗ trợ, đặcbiệt về cơ sở hạ tầng, mới chỉ tập trung giải quyết ở những điểm người nghèo/người dânsống tập trung, những điểm vùng sâu, xa chưa thể giải quyết cùng một lúc.

7) Không có hoặc rất ít cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp trên địabàn

Các nguyên nhân cơ bản trên gây ra cho hộ gia đình nghèo và cả các hộ cậnnghèo ở những vùng này luôn bị thiếu việc làm; chịu nhiều rủi ro và thiệt thòi trong sảnxuất, đời sống, tiêu thụ sản phẩm và mua hàng tiêu dùng; ít có cơ hội tiếp cận với cácphúc lợi xã hội, kiến thức kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh.

4.4 Các giải pháp đề xuất giảm nghèo nhanh và bền vững

Để thực hiện giảm nhanh tỷ lệ nghèo một cách bền vững cho những xã có tỷ lệnghèo cao nói riêng, cho toàn vùng ĐBSCL nói chung, cần thực hiện hệ thống cácgiải pháp mạnh hơn, quyết liệt, đồng bộ hơn, phù hợp với đặc thù của vùng ĐBSCL,bao gồm các nhóm giải pháp chính sau:

Trang 7

4.4.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách giảm nghèo

Như trên đã nhận định, hệ thống chính sách của Chính phủ đã bao phủ tất cả cácvấn đề cần thiết hỗ trợ cho XĐGN, tuy nhiên rất cần có sự điều chỉnh để phù hợp và đápứng nhu cầu thực tế Đặc biệt đối với các xã có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình củakhu vực ĐBSCL cần có cơ chế đặc thù về suất đầu tư cao hơn, danh mục đầu tư phù hợpnhu cầu, cơ chế đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo cho các xã này cóđiều kiện phát triển đời sống kinh tế-xã hội ngang bằng, thậm chí tốt hơn so với điều kiệnchung của vùng Cụ thể, hệ thống chính sách cần có những điều chỉnh như sau.

4.4.1.1 Điều chỉnh định mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN

- Chính sách về vốn hỗ trợ sản xuất và khuyến nông cho hộ nghèo

Tăng mức vốn vay hỗ trợ sản xuất: Nâng mức vốn vay và thời gian vay vốn theonhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế Nâng mức cho vay vốn tối thiểu không cần lập dự ánlên trên 10 tr.đ Bổ sung thêm nguồn lực cho những tỉnh nghèo không đủ ngân sách đốiứng.

Tăng mức hỗ trợ kinh phí 100% chi phí vật tư trong xây dựng mô hình khuyếnnông cho người nghèo Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho chương trình khuyến nông chongười nghèo để người nghèo có nhu cầu đều có thể tham gia và mở rộng nội dung tậphuấn thiết thực, hữu ích cho người nghèo.

Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các rủi ro mà người nghèo gặp phải Không nên chỉ

hỗ trợ khi đã xảy ra rủi ro mà nên hỗ trợ để phòng tránh các rủi ro trong sản xuất Bên

cạnh đó, cần kết hợp nguồn kinh phí XĐGN của Trung ương và địa phương thựchiện hỗ trợ bù giá gạo cho những hộ nghèo thiếu ăn ở những vùng ngập lũ trongnhững tháng không có việc làm thông qua bình chọn từ cấp cơ sở.

- Chính sách về đào tạo nghề và tạo việc làm

Tăng mức hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo đảm bảo đầutư hỗ trợ “trọn gói” cho người nghèo có thể tiếp cận được với việc làm.

Tăng mức hỗ trợ cho người nghèo tham gia đào tạo nghề, đối với những ngườinghèo là lao động chính trong gia đình nên có thêm hỗ trợ mức lương thực tối thiểu chobản thân họ và những người sống phụ thuộc vào họ trong thời gian đào tạo.

Trước mắt, cần tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giảiquyết việc làm của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lựccủa Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề tạo việc làm cho ngườinghèo trên cơ sở cam kết của đối tượng nghèo với chính quyền.

- Chính sách về giáo dục văn hóa:

Tăng mức hỗ trợ về chính sách giáo dục cho người nghèo để đảm bảo cho thế hệ

con cháu đủ điều kiện được đi học hết phổ thông Trước mắt, tăng mức hỗ trợ cho trẻ

em nghèo trong độ tuổi đi học đảm bảo được đi học phổ cập trung học cơ sở: bêncạnh miễn giảm học phí, nên có sự hỗ trợ về sách vở và đồ dùng học tập (thông quaphát động các phong trào vì người nghèo) và miễn giảm các khoản đóng góp với nhàtrường.

Trang 8

Đầu tư mở rộng quy mô và mức hỗ trợ cho các trường dân tộc nội trú thu hútđược nhiều con em dân tộc thiểu số để tạo ra một thế hệ mới có đủ năng lực tiếp cận việclàm, có tư duy mới về phát triển đời sống kinh tế-xã hội.

Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội chocác thôn, ấp nghèo xa trung tâm thông qua tuyên truyền bằng hệ thống loa không dây,truyền hình kỹ thuật số.

Hỗ trợ kinh phí cho truyền thanh huyện, xã nhiều đồng bào dân tộc Khmer cóhoạt động tuyên truyền bằng tiếng Khmer.

Tăng mức kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động cho hệ thống các nhà vănhóa để hệ thống nhà văn hóa thực sự trở thành nơi giao lưu trao đổi kiến thức, kinhnghiệm sản xuất kinh doanh, sinh hoạt, … giao lưu văn hóa các dân tộc của mọi ngườidân.

Tăng kinh phí hỗ trợ về đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinhcho các hộ gia đình nghèo.

Trước mắt cần thực hiện điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyếtnhà ở của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực củaTrung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người nghèo, ưutiên đặc biệt người nghèo ở vùng ngập lũ, đảm bảo cho người nghèo vừa có nhà ở antoàn trong mùa mưa lũ, vừa có việc làm.

- Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng:

Tăng kinh phí đầu tư cho các xã theo nhu cầu đề xuất Chỉ nên đưa ra định mứckhung để hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, mức kinh phí thực tế được phêduyệt sẽ dựa trên kết quả thẩm định và cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư của vùng Thựchiện đầu tư đồng bộ, bên cạnh giải quyết cơ sở hạ tầng cho các vùng quá khó khăn cầntập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm từng xã.

Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho hình thành hệ thống thông tin liên lạc và tiếp cậnđược với hệ thống thông tin liên lạc cho các vùng nghèo ở xa trung tâm và các vùngnghèo có đồng bào dân tộc Khmer: Đầu tư một số loa không dây, phát thanh bằng tiếngKhmer, …

Tăng kinh phí hỗ trợ xây dựng bể, lu chứa nước cho các hộ nghèo sống rải rác, xatrung tâm có nước hợp vệ sinh dùng trong sinh hoạt Nâng mức hỗ trợ trong chương trìnhnước sinh hoạt phân tán lên 500.000 – 700.000 đồng/hộ tùy theo điều kiện đảm bảo

Trang 9

nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số sống phântán.

- Tăng mức kinh phí thực hiện giám sát không chỉ cho Chương trình MTQGGNmà cho tất các các chương trình khác, đảm bảo đủ để công tác giám sát được thườngxuyên, có hiệu quả thiết thực cho thực hiện tốt các chương trình.

4.4.1.2 Tạo sự đồng bộ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN

- Phối kết hợp các nguồn vốn để đầu tư “trọn gói”, “có địa chỉ” cho hỗ trợ sảnxuất kinh doanh và tạo việc làm: từ hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn mô hình, hỗ trợ kỹ thuật,đến giải quyết đầu ra cho sản phẩm đối với sản xuất; từ xác định nhu cầu đào tạo từngười dân, hỗ trợ phí đào tạo, hỗ trợ tìm nơi làm việc hoặc hỗ trợ vốn để tạo việc làm –có như vậy mới tránh được sự lãng phí nguồn hỗ trợ và tạo cơ hội có việc làm, sản xuấtkinh doanh hiệu quả cho hộ nghèo để họ thoát nghèo nhanh.

- Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ phải đồng bộ: có nhà ở và tạo việc làm, hệthống cung cấp nước hợp vệ sinh, cải tạo đường giao thông, chợ

- Nghiên cứu tổng hợp các chính sách thành một số chính sách cơ bản mang tínhchất đầu tư đồng bộ, giải quyết dứt điểm từng vấn đề thiết yếu của người nghèo, tránh sựchồng chéo giữa các chính sách về cùng một nội dung hỗ trợ.

- Cần mở rộng một số chính sách như chương trình 135 cho các xã nghèo khôngthuộc diện Chương trình 135, đặc biệt là các xã anh hùng, nhưng vẫn có tỷ lệ nghèo caotrên 20% và thiếu thốn nhiều về cơ sở hạ tầng.

4.4.1.3 Đổi mới cơ cấu phân bổ vốn đầu tư trong các chính sách hỗ trợ XĐGN,chú ý tạo sự hỗ trợ đầu tư tập trung, dứt điểm cho từng xã

- Tránh đầu tư dàn trải, không phân bổ vốn hỗ trợ bình quân như nhau cho các địaphương: Chính phủ cần cân đối nguồn lực vừa hỗ trợ đầu tư cho các vấn đề bức xúc tạicác điểm nóng của nghèo đói, bên cạnh đó cần có kế hoạch ưu tiên tập trung đầu tư đồngbộ, dứt điểm từng xã, từng vùng trên cơ sở kế hoạch nhu cầu do các địa phương tự xâydựng.

- Mức hỗ trợ vốn vay XĐGN cho các hộ gia đình không nên định mức trên mứcđộ thu nhập mà nên căn cứ vào nhu cầu thực tế của hộ gia đình trên cơ sở bình chọn củacộng đồng, ý kiến tổ chức tín chấp và chính quyền địa phương trong khuồn khổ nguồnkinh phí được cấp.

- Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần nghiên cứu đểghi thêm một lượng vốn hỗ trợ bảo dưỡng hàng năm cho các công trình cơ sở hạ tầng.

4.4.1.4 Lựa chọn đối tượng và nội dung hợp lý cho các chính sách hỗ trợ

Trang 10

- Không nên tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định134, nguồn vốn này có thể chuyển sang tăng cường cho chính sách đào tạo nghề, tạo việclàm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động cho người dân nghèo Nếu tiếp tục thực hiện chínhsách hỗ trợ đất sản xuất, cần rà soát lựa chọn đối tượng biết làm ăn thực sự để hỗ trợ vốnđủ chuộc lại một diện tích đất đủ lớn để thoát nghèo.

- Cần điều chỉnh đối tượng áp dụng chính sách cấp BHYT miễn phí: chỉ thực hiệncấp BHYT miễn phí cho tất cả các hộ nghèo và đối tượng thuộc diện chính sách xã hội,không phân biệt vùng miền hoặc là đối tượng thuộc chương trình nào.

- Rà soát lại những hộ chưa được hỗ trợ về nhà ở và những hộ đã được hỗ trợ vềnhà ở nhưng đến nay đã quá nát và vẫn chưa có điều kiện cải tạo để lên kế hoạch phân bổnguồn vốn hỗ trợ.

- Tiếp tục cải tiến nội dung chương trình tập huấn cho người nghèo: không chỉ tậphuấn kỹ thuật sản xuất mà cần thiết phải dạy cách tính toán, giới thiệu mô hình làm ănhiệu quả cho người nghèo;

- Thực hiện phân loại đối tượng đào tạo nghề để hỗ trợ theo điều kiện và trình độngười nghèo ở từng vùng, thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề đáp ứng nhucầu sử dụng của xã hội từ lao động thủ công (đan lát, may, giúp việc gia đình …) đến laođộng có kỹ thuật (sửa chữa cơ khí, điện tử, dệt …), tiến tới hỗ trợ đào tạo nghề dài hạntrình độ trung cấp cho người nghèo

- Hỗ trợ dụng cụ chứa nước bằng nhựa composit

4.4.1.5 Đổi mới cơ chế thực hiện chính sách

- Thực hiện c ơ chế quản lý một đ ầu mối cho các chính sách, chương trình, dự ánXĐGN từ Trung ươ ng đ ến đ ịa ph ươ ng : đầu mối cho XĐGN nên là Bộ LĐTBXH với hệthống tổ chức ngành dọc từ Trung ương đến địa phương sẽ thống nhất quản lý điều phốithực hiện các chính sách, chương trình, dự án XĐGN không những của Chính phủ ViệtNam mà còn của cả các tổ chức nước ngoài

- Hình thành cơ chế phối hợp đồng bộ, gắn trách nhiệm với nhau của các cơ quanliên quan đến phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án XĐGN tạo nên tính liên thôngphối hợp thống nhất.

- Thực hiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ XĐGN theo nhu cầu trên cơ sở kếhoạch nhu cầu do các địa phương tự xây dựng đồng bộ với sự tham gia của người dânnghèo, đại diện của chính quyền xã, huyện, tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng tại cácxã nghèo.

- Cải tiến cơ chế, quy trình thủ tục giao chỉ tiêu, đấu thầu, thanh quyết toán đơngiản hơn cho nguồn vốn XĐGN, đặc biệt là cho nguồn vốn đầu tư XDCB, đảm bảo chođịa phương có thể thực hiện được và không bị chậm về thời gian Cấp vốn đủ và đúngtiến độ đảm bảo hiệu quả của công trình

- Chính sách BHYT miễn phí:

Nên chăng hình thành cơ chế thực thanh thực chi tiền khám chữa bệnh cho ngườinghèo không qua bảo hiểm để không lãng phí tiền mua BHYT bình quân cho người

Trang 11

nghèo ở các vùng, đáp ứng đúng nhu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo ở nhữngvùng có điều kiện khác nhau về khả năng mắc bệnh, giao thông đi lại

Tạo điều kiện cho người nghèo đăng ký thẻ BHYT miễn phí tại cấp xã cho khámchữa bệnh ban đầu Nên có cơ chế làm việc đảm bảo thời gian khám chữa bệnh vào tất cảcác ngày trong tuần, cho đủ thuốc uống đến khi khỏi bệnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện nhanh Chỉ thị 04/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 01năm 2008 của Chính phủ về kéo dài thời gian sử dụng thẻ BHYT miễn phí ít nhất là 2năm; tiếp tục kéo dài thời gian hưởng chính sách cấp BHYT miễn phí cho các hộ vừathoát nghèo thêm ít nhất là 2 năm nữa trong toàn quốc cho hộ nghèo và hộ vừa thoátnghèo

- Chính sách đào tạo nghề: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế gắn kết đào tạonghề với tìm việc làm, đặc biệt đối với người nghèo là dân tộc thiểu số thông qua cơ chếgắn kết các nguồn vốn đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm, khuyến khích phát triển cáccơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nghèo thu hút lao động nghèo

- Không miễn giảm 100% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng để tăng tínhtrách nhiệm của hộ nghèo đối với nguồn vốn vay, tránh tâm lý được cho - ỷ lại không trảnợ.

- Tiếp tục nghiên cứu cơ sở để đưa ra một mốc thời gian cố định và mẫu mã thốngnhất trong toàn quốc về thời gian cấp sổ chứng nhận hộ nghèo, thời gian hỗ trợ của cácchính sách hộ nghèo được hưởng cho hộ vừa thoát nghèo.

- Tiếp tục giữ chính sách 135 cho các xã đã được ở trong danh sách của hai tỉnhTrà Vinh và Sóc Trăng chưa kịp triển khai tiếp nhận hỗ trợ trong các năm trước.

- Cần bổ sung cơ chế ưu tiên đầu tư cho các xã anh hùng, xã người Kinh nội đồngcó tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình của Vùng, nghèo hơn cả các xã 135

- Có cơ chế miễn giảm nguồn vốn đối ứng của địa phương đối với các tỉnh,huyện, xã khó khăn không có khả năng tạo nguồn vốn đối ứng.

- Cơ chế giải quyết nợ đọng không có khả năng thu hồi của nguồn vốn hỗ trợgiảm nghèo nên thay đổi một số quy định để phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho địaphương thực thi được: Cho phép UBND xã được quyền ký xác nhận cho những ngườivay đã chết hoặc đã bỏ địa phương không tìm thấy, số đã khoanh nợ trên 10 năm đến nayvẫn chưa có khả năng trả nợ nên thực hiện thủ tục xóa nợ để tạo điều kiện cho các hộ nàytiếp cận lại được với nguồn vốn vay để hỗ trợ thoát nghèo.

- Thay đổi chuẩn nghèo phù hợp với thực tế Bên cạnh đó cần cân nhắc đến việcđưa vào chuẩn nghèo một số tiêu chí về điều kiện sống cơ bản (điện, nước) và tiếp cậngiáo dục (trẻ em trong độ tuổi được đến trường).

4.4.2 Giải pháp về tiếp cận giảm nghèo

- Xác định thị trường là cơ chế hữu hiệu để XĐGN bền vững Nghiên cứu xâydựng các giải pháp đồng bộ (dự báo thị trường, marketing, thể chế thị trường ) để ngườinghèo có thể tham gia hữu hiệu vào thị trường Xây dựng cơ chế để giảm thiểu tác độngtiêu cực của thị trường đối với người nghèo.

Trang 12

- Thay đ ổi t ư duy tiếp cận giảm nghèo của Chính phủ : người nghèo không phải làđối tượng nhận bố thí, ban phát mà người nghèo là đối tác của các nhà quản lý giảmnghèo Thực hiện cơ chế đối tác: Hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất, cam kết thựchiện hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra, có giám sát đánh giá, quy định và chỉ rõ tráchnhiệm của mỗi bên.

- Tạo sự chủ động từ phía người nghèo: để họ tìm nguyên nhân và giải pháp - xácđịnh họ có cái gì - cần hỗ trợ đến đâu - họ làm như thế nào Nhà nước chỉ nên giữ vai tròđòn bẩy

- Nhà nước tập trung hỗ trợ những cái gốc sâu xa sinh ra nghèo đói là kiến thức

làm ăn, việc làm và cơ sở hạ tầng Không hỗ trợ theo kiểu “lẻ mẻ, manh mún, mưa cho

khắp”

- Không nên hỗ trợ người nghèo bằng cách đưa tiền để hộ nghèo tự xoay xở mànên thay bằng vật tư nhưng phải đảm bảo đúng nhu cầu, chất lượng tốt với giá bằng hoặcthấp hơn giá thị trường, đồng thời có hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Xác định rõ quan điểm và kiên trì quan điểm: Giảm nghèo trước tiên là việc củangười nghèo, Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ, xúc tác để người nghèo vươn lên XĐGN:hỗ trợ để người nghèo TIẾP CẬN được các NGUỒN LỰC SINH KẾ để giảm nghèo, hỗtrợ thông tin, kỹ năng để người nghèo tiếp cận hiệu quả với thị trường.

4.4.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện giảm nghèo

- Hình thành hệ thống c ơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ giảm nghèo đ ồng bộ, chuyêntrách từ Trung ương đến địa phương, giảm bớt các chi phí trung gian Xây dựng cơ chếlàm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộcơ sở Tiến tới xây dựng phần mềm quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho thực hiệnquản lý, giám sát hoạt động XĐGN đến từng hộ dân.

- Hình thành phương thức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính và cáchoạt động trong thực hiện XĐGN: Bên cạnh các quy định kiểm tra, giám sát, bố trí kinhphí hợp lý , trong điều kiện ngành công nghệ thông tin đã phát triển mạnh, rất cần thiếtđầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính đến cấp xã để cùng với các hỗ trợ kháchình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho XĐGN.

- Tăng cường thực hiện phân cấp cho xã kết hợp đào tạo nâng cao năng lực cho hệthống cán bộ làm công tác XĐGN nói riêng và cán bộ cấp xã nói chung, để đảm bảo đủnăng lực thực hiện các trách nhiệm khi được phân cấp.

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo:

Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mởrộng các đối tượng tham gia vào công cuộc giảm nghèo

Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo và thunhận người lao động nghèo Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơsở sản xuất tại địa phương, phát triển các cơ sở sản xuất theo mô hình làng nghề thủcông, để thu hút lao động là người nghèo với thói quen không muốn xa nhà.

Tăng cường hoạt động của Hội Phụ nữ, đảm bảo tất cả hộ nghèo đều tiếp cậnđược với nguồn vốn hỗ trợ XĐGN Tiếp tục phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các

Trang 13

đoàn thể và các tổ chức quần chúng xã hội trong phát động phong trào vì người nghèo.Hình thành các Câu lạc bộ XĐGN Tạo nguồn kinh phí cho các tổ chức xã hội dân sự nàycó các hoạt động tư vấn cho người nghèo, đây là các tổ chức thích hợp nhất để ngườinghèo nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình.

Đẩy mạnh việc lồng ghép hoạt động giảm nghèo với các hoạt động tín ngưỡng,đặc biệt đối với các xã có đông người Khmer nghèo

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức Phật giáo, Thiên chúa giáo thamgia các hoạt động XĐGN.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo vềnghĩa vụ thoát nghèo, thay đổi các tập tục không có lợi cho phát triển đời sống kinh tế vàvăn hóa, tuyên truyền lối sống “Tích cóp phòng cơ, tích y phòng hàn”, tôn vinh thoátnghèo

- Tuyên truyền rộng rãi và tổ chức nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quảtheo kiểu cầm tay chỉ việc thông qua việc lồng ghép với các hoạt động khuyến ngư chongười nghèo.

- Đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách của các cấp tới các cấp quản lý và ngườidân.

- Tăng cường vai trò của người dân trong lập, thực hiện kế hoạch và giám sátđánh giá các chương trình/dự án thực hiện các chính sách XĐGN Đ ặc biệt chú ý t ă ng c ư ờng sự tham gia của ng ư ời dân và chính quyền cấp xã trong việc xác đ ịnh các mục tiêuư u tiên, đối tượng ưu tiên, quyết đ ịnh đ ầu t ư vào việc gì và quá trình giám sát đ ánh giách

ươ ng trình/dự án , bên cạnh sự hướng dẫn, định hướng của cấp quản lý cao hơn

Trước mắt cần tăng cường hoạt động của công tác XĐGN để đảm bảo 100%hộ nghèo được hưởng chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và miễn học phí chohọc sinh phổ thông.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ chính quyền, đặc biệt là cấp xã và huyện, vàcán bộ cấp thôn, ấp làm công tác XĐGN Nên tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển conem hộ gia đình nghèo được đi đào tạo nâng cao kiến thức và quay trở lại phục vụ địaphương

- Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi sự hỗ trợ về tài chính,kinh nghiệm XĐGN của các tổ chức quốc tế.

4.4.4 Thực hiện chặt chẽ sự phối kết hợp các chính sách cải cách và tăngtrưởng kinh tế-xã hội chung của vùng với mục tiêu XĐGN

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm ổn đ ịnh ngay tại đ ịa ph ươ ng :Chính quyền cấp tỉnh, huyện khuyến khích tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi (thuêmặt bằng, thuế, phối hợp kinh phí tổ chức đào tạo nghề, ) cho các nhà đầu tư sản xuấtcác nghề chế biến, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để thực hiện chuyển dịch cơ cấusản xuất, tạo nguồn việc làm thu hút lao động ngay tại địa phương

- Có chính sách điều tiết thị trường vĩ mô để ổn định giá đầu vào cho sản xuấtnông nghiệp: nên chăng hình thành các công ty cổ phần Nhà nước về cung ứng vật tư vàtiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Trang 14

- Phát triển kinh tế hợp tác: tập hợp người nghèo vào các tổ sản xuất, tổ hợp tác cócả người giàu, người khá, người nghèo để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo Tập trungnguồn vốn hỗ trợ sản xuất đầu tư cho các dạng liên doanh liên kết làm ăn hiệu quả giữacác hộ nghèo, hộ nghèo với hộ khá và giàu.

+ Mở rộng các loại hình tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, câu lạcbộ, hội nghề nghiệp để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hình thành các hiệp hộingành nghề, tương trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người nghèo với cácchương trình khuyến nông quốc gia để tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo tham giatập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Đốivới vùng đông đồng bào Khmer nên hỗ trợ kinh phí để tập huấn có phiên dịch bằng tiếngKhmer Mở rộng nội dung khuyến nông.

- Thực hiện nghiêm Quyết định 80 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp sửdụng nguyên liệu là nông sản để chia sẻ bớt rủi ro do thị trường giữa nhà doanh nghiệp vàngười nông dân Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng và giá cả vật tư, sảnphẩm trong sản xuất nông nghiệp

- Trong các chương trình hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp chung nên cócơ chế ưu tiên hơn cho hộ nghèo về tỷ lệ hỗ trợ, đảm bảo cho hộ nghèo có điều kiện táiđầu tư sản xuất.

- Tăng hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh hơn là dành kinh phí để tiêu hủysản phẩm khi đã bị dịch bệnh.

- Gắn kết Chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn với chươngtrình MTQG-XĐGN để tập trung hỗ trợ tốt hơn về nhà ở, nước sạch và môi trường chocác vùng dân cư nghèo

- Gắn kết các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội vớichương trình MTQG-XĐGN, đặc biệt là các Dự án phát triển thủy lợi, giao thôngĐBSCL, hình thành hệ thống bảo quản sản phẩm, thu mua, chế biến, tạo việc làm tại chỗđể tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất hiệu quả cho cả các vùng nghèo xatrung tâm Kế hoạch XĐGN phải thực sự là một bộ phận cấu thành hữu cơ của các kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện lồng ghép hiệu quả các biện pháp XĐGN tronghệ thống các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Thực hiện lồng ghép nhiều hơn việc tuyên truyền XĐGN, bài trừ các tập quánkhông tốt với các chương trình văn hóa-xã hội tại địa phương Hỗ trợ kinh phí tăng cườngchương trình phát thanh bằng tiếng Khmer.

4.4.5 Giải pháp về tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quản lý tài chínhvà hành chính công

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính và tài chính cho các hoạt động XĐGN, nhất làđối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

- Làm rõ trách nhiệm và quy định thời gian trả lời của các bên liên quan trong giảiquyết các thủ tục phê duyệt các dự án XĐGN để tăng cường trách nhiệm của mỗi bên, tạosự liên thông trong quá trình thực hiện các dự án.

Ngày đăng: 04/10/2012, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w