B – Chuyển hóa vật chất và năng lượng Bài 15: Tiêu hóa IKhái niệm tiêu hóa: Là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản được hấp thụ ở ruột và cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào II Tiêu hóa ở các nhóm động vật: a) Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: Chủ yếu là động vật đơn bào với hình thức tiêu hóa nội bào Thức ăn được biến đổi nhờ các enzim thủy phân trong lizôxôm của tế bào b) Ở động vật có túi tiêu hóa: Như ruột khoang, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa ngoại bào (biến đổi trong khoang tiêu hóa nhờ enzim do các tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa có chứa các enzim) và tiêu hóa nội bào. c) Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa) nhờ enzim thủy phân tiết ra từ tuyến tiêu hóa Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được phân nhỏ nhờ tác dụng cơ học của bộ phận hàm và cơ thành dạ dày. Tạo điều kiện thuận lợi cho biến đổi hóa học dưới tác dụng của enzim thức ăn trở thành chất đơn giản. Hấp thụ vào máu và bạch huyết cung cấp cho các tế bào IIITiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp: 1. Ở khoang miệng: Chủ yếu là biến đổi cơ học nhờ răng Ngoài ra còn có quá trình biến đổi hóa học nhờ enzim từ các tuyến nước bọt tiết ra. 2. Ở dạ dày và ruột: Dạ dày: Là nơi chứa và biến đổi thức ăn Về mặt cơ học ( lớp cơ dày ở thành dạ dày) Hóa học (nhờ các tuyến vị có trong lớp niêm mạc) đối với các thức ăn protein dưới tác dụng của HCl và pepsin trong dịch vị Ruột: chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ dịch tụy, dịch mật và dịch ruột Thức ăn → chất đơn giản (a.amin, glixerin, a.béo,…) được hấp thụ bởi máu và bạch huyết Ruột ngắn : thường có ở các động vật ăn thịt vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu
Trang 1B – Chuyển hóa vật chất và năng lượng Bài 15: Tiêu hóa
I/Khái niệm tiêu hóa:
- Là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản được hấp thụ ở ruột và cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào
II/ Tiêu hóa ở các nhóm động vật:
a) Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa:
- Chủ yếu là động vật đơn bào với hình thức tiêu hóa nội bào
- Thức ăn được biến đổi nhờ các enzim thủy phân trong lizôxôm của tế bào
b) Ở động vật có túi tiêu hóa:
- Như ruột khoang, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa ngoại bào (biến đổi trong khoang tiêu hóa nhờ enzim do các tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa có chứa các enzim) và tiêu hóa nội bào
c) Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa:
- Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa) nhờ enzim thủy phân tiết ra từ tuyến tiêu hóa
- Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được phân nhỏ nhờ tác dụng cơ học của bộ phận hàm và cơ thành dạ dày Tạo điều kiện thuận lợi cho biến đổi hóa học dưới tác dụng của enzim thức ăn trở thành chất đơn giản Hấp thụ vào máu và bạch huyết cung cấp cho các tế bào
III/Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp:
1 Ở khoang miệng:
- Chủ yếu là biến đổi cơ học nhờ răng
- Ngoài ra còn có quá trình biến đổi hóa học nhờ enzim từ các tuyến nước bọt tiết ra
2 Ở dạ dày và ruột:
- Dạ dày:
Là nơi chứa và biến đổi thức ăn
Về mặt cơ học ( lớp cơ dày ở thành dạ dày)
Hóa học (nhờ các tuyến vị có trong lớp niêm mạc) đối với các thức ăn protein dưới tác dụng của HCl và pepsin trong dịch vị
- Ruột: chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ dịch tụy, dịch mật và dịch ruột
Thức ăn → chất đơn giản (a.amin, glixerin, a.béo,…) được hấp thụ bởi máu và bạch huyết
- Ruột ngắn : thường có ở các động vật ăn thịt vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu
3 Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng:
a) Vai trò của ruột non: tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
b) Cấu tạo:
- Bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên rất nhiều lần do :
Có nhiều nếp gấp
Có nhiều lông ruột
Có nhiều lông cực nhỏ
→ làm cho diện tích hấp thụ lớn
- Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết
c) Cơ chế hấp thụ của ruột non:
- Khuếch tán thụ động glixeron, axit béo, vitamin, tan trong dầu
- Vận chuyển tích cực glucozo, a.amin
d) Con đường vận chuyển các chất đã được hấp thụ:
- Các chất hấp thụ qua màng ruột sẽ được chuyển về tim phân phối tới các tế bào theo hai con đường:
Đường mạch huyết (axit béo và glixerol) thẩm thấu quá màng tế bào lông ruột → sẽ hợp thành lipit theo mao quản bạch huyết trong lông ruột đến tĩnh mạch bạch huyết ngực theo tĩnh mạch chủ trở về tim
Đường máu: các a.amin, đường đơn,vitamin,… sau khi được hấp thụ vào mao quản máu theo tĩnh mạch ruột đến gan theo tĩnh mạch chủ dưới về tim
Bài 16: Tiêu hóa (tt)
IV/ Tiêu hóa ở động vật ăn thực vật:
1) Biến đổi cơ học:
- Răng có nhiều nếp men ngang, cứng
Trang 2- Dạ dày cơ có thành dày, chắc
→ Hệ tiêu hóa cơ học là chủ yếu
a) Ở động vật nhai lại: (trâu, bò, dê, cừu, hưu,…)
- Lúc ăn chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay, sau đó “ợ lên” nhai lại
b) Đối với động vật có dạ dày đơn: (ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột):
- Nhai kĩ hơn trong lần nhai đầu
c) Chim ăn hạt và gia cầm:
- Không có răng nên mổ và nuốt ngay, cố “ních” đầy điều
- Có lớp cơ dày khỏe, chắc sẽ co bóp chà xát làm mềm thức ăn, ngấm đều dịch vị
2) Biến đổi hóa học và biến đổi sinh học:
a) Ở động vật nhai lại:
- Dạ dày có 4 ngăn: dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế ( dạ dày chính thức)
Quá trình tiêu hóa:
- Thức ăn được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào dạ cỏ Ở đây có các vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học
- Khi dạ dày cỏ đầy, con vật ngừng ăn và thức ăn từ dạ cỏ chuyển dần sang dạ tổ ong, từng búi một được “ợ lên” miệng để nhai kĩ lại
- Sau đó thức ăn được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế
- Ở dạ múi khế thức ăn dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp protein cho động vật
→ Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học ,biến đổi sinh học và biến đổi hóa học (dạ múi khế) Chính vi sinh vật trong dạ cỏ cung cấp phần lớn protein cho con vật
b) Ở các động vật dạ dày đơn:
- Quá trình biến đổi sinh học diễn ra ở ruột tịt (manh tràng) ở đây chứa một lượng lớn vi sinh vật (dạ dày thứ 2)
c) Ở chim và gia cầm:
- Thức ăn được vận chuyển từ điều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ:
Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa
Dạ dày cơ chắc khỏe, nghiền nát các hật thấm điều dịch tiêu hóa sẽ biến đổi một phần chuyển xuống ruột
Ở đây, thức ăn tiếp tục biến đổi nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa tiết ra từ tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột
- Động vật ăn thực vật có các răng phát triển dùng để nhai và nghiền thức ăn, dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài, các thức ăn được tiêu hóa cơ học và biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật
Bài 17: Hô hấp
I/ Mối quan hệ giữa hô hấp ngoài và hô hấp trong:
- Cơ thể thường xuyển trao đổi khí và môi trường bên ngoài ( hô hấp ngoài) để cung cấp oxi cho hô hấp tế bào (hô hấp trong) có thể thiếu hàm lượng O2 đồng thời thai CO2 là sản phẩm của hô hấp trong ra môi trường bên ngoài
- Hô hấp trong ( hô hấp tế bào) diễn ra qua các giai đoạn khác nhau có cả hô hấp hiếu khí (có oxi hay lên men hô hấp không có O2)
II/ Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật:
1) Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể:
- Đa số động vật đơn bào và đa bào (ruột khoang, giun đất)
- Sự trao đổi khí thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể
2) Trao đổi khí qua mang:
- Mang có các cung mang, có phiến mang có bề mặt mỏng chứa rất nhiều mao mạch máu Khí O2 trong nước khuếch tán
từ nước qua mang vào máu Đồng thời CO2 vào máu khuếch tán quan mang vào dòng nước
- Động tác hô hấp: dòng nước đi qua mang liên tục nhờ sự đóng mở của miệng nắp mang và diềm nắp mang Dòng nước chảy bên ngoài mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mang → tăng hiệu quả trao đổi khí
3) Trao đổi khí nhờ hệ thống ống khí:
- Ở sâu bọ, trao đổi khí bằng hệ thống ống khí:
Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào , khí O2 và CO2 được trao đổi trực tiếp qua
hệ thống ống khí
Sự lưu thông khí thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng
Chim: trao đổi khí bằng phổi có nhiều ống khí, phối nằm các hốc sườn
Trang 3 Phổi nằm sát hốc sườn do đó không thể nào thay đổi thể tích do đó phối không thể thay đổi thể tích nhờ sự co giãn của hệ thống túi khí thông ở phổi khi thể tích của khoang thân thay đổi theo sự co giãn của các cơ sườn hoặc sự nâng lên hoặc hạ xuống của cánh Khi bay lên làm cho các túi khí khổng xẹp dẫn đến không khí lưu thông ở phổi diễn ra liên tục theo một chiều nhất định, kể cả lúc hít vào và thở ra đảm bảo không có khí đọng trong phổi
4) Trao đổi khí ở phế nang:
- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng chứa nhiều mao mạch máu Khi được trao đổi qua bề mặt phế nang này
- Sự thông khí chủ yếu nhờ sự co dãn của các cơ hở làm thay đổi thể tích khoang thân ( bò sát), khoang ngực (thú và người) hoặc sự nâng hạ của thềm miệng lưỡng cư
III/ Vân chuyển O 2 , CO 2 trong cơ thể và trao đổi khí ở tế bào (hô hấp trong)
Bài 18: Tuần hoàn
I/ Tiến hóa của hệ tuần hoàn:
1 Động vật chưa có hệ tuần hoàn:
- Động vật đơn bào và nhiều loại đa bào Sự trao đổi chất thực hiện trực tiếp với môi trường ngoài (lấy oxi thải các sản phẩm thải không cần thiết)
2 Động vật đã xuất hiện hệ tiêu hóa:
- Giun đất và các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn (máu và dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho các tế bào để vận chuyển đến cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của hệ tim mạch
3 Tiêu hóa của hệ tuần hoàn:
- Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện
- Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín
- Từ hệ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn 1 vòng tuần hoàn) → hệ tuần hoàn kép (tim 3 ngăn máu pha nhiều) → tim 3 ngăn với vách ruột trong tâm thất máu pha ít → tim 4 ngăn máu không pha trộn
II/ Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
1 Hệ tuần hoàn hở:
- Đặc trưng cho đa số thân mềm và chân khớp, thường cơ thể có kích thước nhỏ
- Khi tim co (tim đơn giản) máu được bơm với áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất sau đó tập trung theo hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim trở về tim
- Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối, máu lưu thông với tác dụng chậm
2 Hệ tuần hoàn hở:
- Ở mực ống, bạch tuột, giun đốt
- Máu vận chuyển trong hệ thống kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối nhiệt độ khoáng nhanh
- Máu được tim bơm lưu thông liên tục trong mạch kín từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép Máu vận chuyển theo một chiều nhất định nhờ van tim
- Động vật có xương sống còn có mạch bạch huyết
Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
I/ Quy luật hoạt động của tim và hệ mạch:
1) Hoạt động của tim:
a) Cơ tim hoạt động theo quy luật “ tất cả hoặc không có gì”
Trang 4- Trên ngưỡng → cơ tim không co mạnh hơn
- Đến ngưỡng → cơ tim đáp ứng tối đa
- Dưới ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co bóp
b) Cơ tim có khả năng hoạt động tự động:
- Tim co dãn tự động theo chu kỳ do đó có hệ dẫn truyền tim gồm :
Nút xoang nhĩ
Nút nhĩ thất
Bó hít
Màng puskin
c) Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Mỗi chu kỳ bắt đầu từ pha co tâm nhĩ đến pha co tâm thất rồi đến pha giãn chung
2) Hoạt động của hệ mạch:
a) Huyết áp:
- Là áp lực của máu khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch chủ tạo nên huyết áp động mạch
Huyết áp tối đa (tâm thu): khi tim co
Huyết áp tối thiểu (tâm trương): khi tim dãn
*Chú ý:
- Tim đập nhanh, mạnh là huyết áp tăng và tim đập chậm, yếu là huyết áp giảm
- Càng xa tim huyết áp càng giảm
b) Vận tốc máu:
- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
- Máu chảy nhanh trong động mạch và thấp nhất ở mao mạch Đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào
II/ Điều hòa hoạt động tim – mạch:
1) Điều hòa hoạt động tim:
- Ngoài hệ dẫn truyền tim tự động của tim Tim còn chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm qua các dây thần kinh sống
- Tim được điều hòa bởi cơ chế thần kinh:
Dây giao cảm có tác dụng tăng nhịp tim và sức co tim ( tim đập nhanh và mạnh hơn)
Dây đối giao cảm có tác dụng giảm nhịp tim và sức co tim (làm tim đập chậm, yếu)
- Cơ chế thể dịch: hoocmoon (Ađrênalin) → tăng nhịp tim và sức co tim
2) Điều hòa hoạt động của hệ mạch:
- Nhánh giao cảm gây co thắt mạch ở nơi cần ít máu
- Nhánh đối giao cảm làm dãn mạch ở nơi cần nhiều máu
3) Phản xạ điều hòa hoạt động tim – mạch:
- Khi bị kích thích, thay đổi huyết áp, nồng độ (CO2) sẽ tác dụng đến cơ quan thụ cảm ( áp thụ quang và hóa thụ quang) từ
đó truyền thông tin theo dây thần kinh hướng tâm → trung ương thần kinh → dây li tâm → tim – mạch
=> Tăng nhịp tim, co mạch hoặc giảm nhịp tim, dãn mạch
Chương II: Cảm ứng
Trang 5B/ Cảm ứng ở thực vật Bài 23: Hướng động
I/ Khái niệm:
- Là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng nhất dịnh
Hướng động dương: hướng đến nguồn kích thích
Hướng động âm: hướng xa nguồn kích thích
II/ Các kiểu hướng động:
1) Hướng sáng:
- Ngọn cây luôn quay về phía ánh sáng đó là hướng sáng dương do sự chênh lệch phân bố auxin không đều ở 2 bên thân
- Auxin chủ động vận chuyển về nơi ít ánh sáng
2) Hướng đất:
- Vận động hướng đất theo chiều của trọng lực là do sự phân bố điện tích và auxin không đề Mặt trên có lượng auxin thích hợp cho sự phân chia và kéo dài làm rễ cây cong xuống
3) Hướng nước:
- Rễ cây có tính hướng đất, luôn quay xuống và có tính hướng nước, luôn quay đến nguồn nước
4) Hướng hóa:
- Rễ cây luôn hướng về các chất khoáng cần thiết cho tế bào ( hướng hóa dưỡng)
- Rễ cây tránh xa hóa chất độc (hướng hóa âm)
III/ Vai trò của hướng động:
- Giúp cây thích ứng với sự biến đổi với môi trường
Bài 24: Ứng động
I/Khái niệm:
- Là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng
- Cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng: do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lí, sinh hóa theo nhịp đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian)
II/ Các kiểm ứng động:
Ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng
Giống nhau - Là phản ứng thích nghi của cơ thể trước sự tác động của môi trường
Khác nhau - Vận động không có sự phân chia và
lớn lên của các tế bào của cây, mà liên quan đến sức trương nước hoặc lan truyền kích thích cơ học hay hóa học
- Xảy ra bất ngờ do chấn động, va chạm cơ học (không theo đồng hồ sinh học)
- Diễn ra nhanh
- Vận động liên quan đến sự phân chia và lớn lên khác nhau của tế bào ở hai phía đối diện của cây
- Xảy ra do sự ảnh hưởng của nhiệt
độ, ánh sáng, hoonmon (thường theo nhịp của đồng hồ sinh học)
- Diễn ra chậm hơn
IV/ Ứng dụng:
- Điều khiển nở hoa, đánh thức chồi theo nhu cầu của con người
B/ Cảm ứng từ ở động vật Bài 26+27: Cảm ứng từ ở động vật
I/ Cảm ứng ở động vật:
1) Khái niệm:
- Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích của môi trường bên ngoài (cũng như bên trong cơ thể) đảm bảo cho
cơ thể tồn tại và phát triển
VD: nóng → tiết mồ hôi
2) Phân biệt:
Giống nhau - Đều là phản ứng thích nghi với những tác động của môi trường
- Ở động vật đơn bào là hướng động
do co rút chất nguyên sinh, ở động vật
đa bào là hoạt động phản xạ
- Diễn ra chậm và ít đa dạng
- Gồm có ứng động và hướng động
Trang 6- Có sự điều khiên của hệ thần kinh
- Hiệu quả cảm ứng liên quan đến mức độ tiến hóa của loài
- Không có sự điều khiển của hệ thần kinh
- Hiệu quả cảm ứng liên quan đến hoocmon thực vật và độ trương nước
II/ Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau:
1) Động vật chưa có tổ chức thần kinh:
- Cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng cách chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động : hướng động dương, hướng động âm
2) Động vật có tổ chức thần kinh:
a) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
- Bao gồm các tế bào cảm giác và các tế bào thần kinh liên kết với nhau
- Các tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với tế bào biểu bì mô cơ và tế bào gai
- Khi bị kích thích tế bào cảm giác chuyển xung thần kinh đến tế bào mô bì cơ
- Cơ thể co lại tránh kích thích hoặc phóng gai vào con môi
→ Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác và tốn nhiều năng lượng
b) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
- Động vật thuộc ngành giun
Tế bào thần kinh tập trung thành chuỗi hạch thần kinh ở phía bụng có não ở đầu Từ đó phát đi hai chuỗi thần kinh bụng Cơ thể có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác Tuy nhiên mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển một vùng xác định trên cơ thể do đó viết tiết kiệm là E
- Động vật thuộc ngành thân mềm và chân khớp
Hệ thần kinh tập trung hơn hệ thần kinh hạch
Trong đó hạch não tương đối phát triển liên hệ với sự phân phối của các cơ quan
Hạch não không tiếp nhận kích thích từ các giác quan nên phản ứng chính xác hơn, ít tiêu hao năng lượng hơn
c) Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng ống:
- Hệ thần kinh dạng ống năm ở phía sau lưng gồm:
Cơ quan thụ cảm
Não và tủy sống
Dây thần kinh và hạt thần kinh
- Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh phân thành:
Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân ( hoạt động có ý thức)
Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều kiện hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (không có ý thức)
- Thần kinh sinh dưỡng gồm:
Bộ phận giao cảm và bộ phận đối giao cảm
→Hoạt động đối lập nhau giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan Đáp ứng nhu cầu của cơ thể Đồng thời giữ thăng bằng cho các hoạt động của cơ quan này
III/ Phản xạ - Một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh:
- Khái niệm: là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của một trường thông qua hệ thần kinh
- So sánh:
- Là phản xạ hình thành ngay lập tức khi có kích
thích mà không đòi hỏi điều kiện nào
- Có tính bẩm sinh, bền vững
-Di truyền mang tính chủng loại
- Chỉ trả lời kích thích tương ứng ( kích thích không
điều kiện)
-Trung ương thần kinh và trụ não và tủy sống
- Là loại phản xạ mà lần đầu tiên xuất hiện theo kích thích
và phản xạ phải có 1 điều kiện nào đó mới xảy ra
- Hình thành trong quá trình sống không bền vững và dễ mất
- Di truyền mang tính cá thể
- Trả lời kích thích bất kì và kết hợp kích thích không điều kiện
- Trung ương thần kinh là vỏ não
Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
I Điện thế nghỉ (điện thế tĩnh)
1/ Khái niệm:
Trang 7- Ở trạng thái nghỉ, mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài thì tích điện dương.
2/ Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
- Có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng Vì có sự sai khác về nồng độ ion K+; Na+ giữa dịch mô và
dịch bào
- Do sự di chuyển của ion K+ từ trong dịch bào ra ngoài dịch mô nên bên ngoài tích điện dương và bên trong tích
điện âm như vậy bản chất của hiện tượng phân cực lúc tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi là do sự di chuyển của ion K+ tạo nên
- Bơm Na+/K+ thường xuyên chuyển Na+ và K+ vào theo tỉ lệ (3:2) nên duy trì ổn định tương đối của điện thế nghỉ
II Điện thế hoạt động:
1/ Khái niệm:
- Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh thì tính thấm của màng ở nơi bị kích thích bị thay đổi nên được gọi là điện thế hoạt động
2/ Cơ chế xuất hiện điện thế hoạt động:
- Khi bị kích thích với cường độ tới ngưỡng (đủ mạnh) thì cửa Na+ mở, ion Na+ tràn vào bên trong do sự chênh lệch građien nồng độ dẫn đến khử cực rồi đảo cực {chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại trong (+) ngoài (-)}
- Cửa Na+ mở ra trong khoảnh khắc rồi đóng lại
- Cửa K+ mở => K+ tràn ra ngoài gây hiện tượng tái phân cực {trong (-), ngoài (+)}
- Quá trình biến đổi trên làm xuất hiện điện động hay xung điện (xung thần kinh)
3/ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh:
a) Trên sợi trục không có bao miêlin:
- Xung thần kinh lan truyền theo cơ chế “chạy dọc”, liên tục qua các điểm kế tiếp nhau
- Cơ chế: lan truyền điện động xuất hiện ở điểm này là điện động kích thích ở điểm kia
b) Trên sợi trúc có bao miêlin:
- Thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác
- Giữa 2 eo Ranvie, sợi trục được bao miêlin cách điện
- Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo
- Sự lan truyền xung thần kinh ở sợi trục có bao miêlin nhanh hơn rất nhiều so với sợi trục không có bao miêlin, tiết kiệm được năng lượng hoạt động của bơm Na+/K+
Bài 29: Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
I/ Dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp
- Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp
II/ Mã thông tin thần kinh:
1 Đối với các thông tin có tính chất định tính:
- Các thông tin này được mã hóa bằng chính các nơron riêng biệt khi bị kích thích
2 Đối với các thông tin có tính chất định lượng:
- Cách mã hóa thứ nhất: phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron
- Cách mã hóa thứ hai: phụ thuộc vào tần số xung thần kinh
Bài 30+31+32: Tập tính
I/Khái niệm:
- Tập tính động vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể)
để động vật tồn tại và phát triển
II/ Các loại tập tính:
1 Tập tính bẩm sinh:
- Là loại tập tính khi sinh ra đã có, mang tính bẩm sinh, được di truyền, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng
của điều kiện và hoàn cảnh sống, được quyết định bởi nhân tố di truyền
2 Tập tính học được:
- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống sống, học tập và quá trình bàn giao giữa các cá thể của loài
3 Ý nghĩa của tập tính:
- Giúp cơ thể động vật tồn tại và thích nghi
Trang 8III/ Cơ sở thần kinh của tập tính:
+ Cơ sở thần kinh của tập tính đó là phản xạ:
- Tập tính bẩm sinh: phản xạ không điều kiện
- Tập tính học được: phản xạ có điều kiện
IV/ Một số hình thức học tập của động vật:
1 Quen nhờn: Là hình thức học tập đơn giản nhất, kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng không gây nguy
hiểm do đó động vật không có phản ứng trả lời, kích thích trở thành quen nhờn
2 In vết: Động vật mới sinh ra thường in vết những gì chuyển động đầu tiên chúng thấy
3 Điều kiện hóa:
a) Điều kiện hóa đáp ứng: Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương
thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
b) Điều kiện hóa thao tác, hành động: Liên kết 1 hành vi của động vật với 1 phần thưởng hoặc phạt Sau đó động
vật sẽ chủ động lặp lại những hành vì đó (học theo cách thứ - sai)
4 Học ngầm: Là kiểu học không có chủ định (học không có mục đích)
5 Học khôn: Là kiểu học có chủ định, có chú ý, phối hợp giữa những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những
tình huống mới
V/ Một số tập tính phổ biến ở động vật:
1 Tập tính kiếm ăn – săn mồi:
- Hình thành trong quá trình sống qua học tập ở bố mẹ, đồng loại hoặc qua kinh nghiệm bản thân
- Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh của con mồi dẫn đến tập tính rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi con mồi để tấn
công, đối với con mồi thì có tập tính lẩn trốn, tự vệ
2 Tập tính sinh sản:
- Bẩm sinh, mang tính bản năng, thể hiện là do kích thích bên ngoài (thời tiết, ánh sáng, âm thanh) hoặc do môi
trường bên trong như hoocmon sinh dục
3 Tập tính bảo vệ lãnh thổ:
- Là biểu hiện quan trọng ở giới động vật Chúng dùng các chất tiết ra từ tuyến thơm, nước tiểu để xác định vùng
lãnh thổ Chúng chiển đấu quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở
4 Tập tính xã hội:
- Là tập tính sống bầy đàn, bao gồm : tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác,…
- Ý nghĩa: bảo vệ trật tự bầy đàn, hỗ trợ nhau cùng kiếm thức ăn cũng như là chống kẻ thù
5 Tập tính di cư:
- Thường thấy ở một số loài chim cá, chúng di cư theo mùa và định kì hàng năm
VI/ Tập tính ở người:
- Con người có những tập tính bẩm sinh → Đảm bảo sự tồn tại tối thiểu
- Con người có hệ thần kinh rất phát triển → có rất nhiều tập tính học được trong cuộc sống
VII/ Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi vào trong nông nghiệp
1 Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi:
- Nhiều động vật hoang dã đã được con người chọn lọc thuần dưỡng từ thời xa xưa trở thành gia súc ngày nay
VD: thuần hóa mèo để bắt chuột, trông coi nhà cửa
2 Ứng dụng tập tính trong trồng trọt:
- Người ta đã lợi dụng tập tính của động vật để phục vụ cho nông nghiệp
- Các nhà nghiên cứu dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài sinh vật gây hại để tạo ra thể đực bất thụ từ đó diệt nhiều sâu bọ gây hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường
VIII/ Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú:
- Huấn luyện thú biến đổi tập tính bẩm sinh thành tập tính học được
Trang 9Chương III: Sinh trưởng và phát triển
A Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
I/ Khái niệm:
1) Định nghĩa sinh trưởng và phát triển:
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào, làm cây lớn lên trong từng gian
đoạn
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan:
sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa quả)
2) Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển:
- Là hai quá trình xen kẽ nhau trong quá trình sông của thực vật
- Sự biến đổi về sống lượng của rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt
- Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển và phát triển làm thay đổi sinh trưởng
3) Chu kì sinh trưởng và phát triển:
- Ở thực vật có hạt một năm chu kỳ sinh trưởng, phát triển gồm 2 pha: pha sinh dưỡng, pha sinh sản bắt đầu từ hạt nảy mầu đến lúc tạo ra hạt mới
II/ Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật:
1) Sinh trưởng sơ cấp: là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh đỉnh làm cho cây lớn và cao lên thường xảy ra ở
cây 1 lá mầm sống 1 năm
- Đặc điểm: các bó mạch xếp lộn xộn, thân thường bé, sinh trưởng sơ cấp cũng có ở phần thân non (ngon cây của
cây hai lá mầm)
2) Sinh trưởng thứ cấp: là hình thức phân chia tế bào của môn phân sinh bên làm cho thân cây to ra
- Đặc điểm: môn phân sinh bên nằm ở tầng sinh vỏ (cho tế bào vỏ phía ngoài, cho thịt vỏ phía trong) và tầng sinh
trụ (phần mạch) gặp ở đa số cây hai lá mầm Cây lớn lên về chiều ngang, thân to và sống lâu năm
III/ Nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:
1) Nhân tố bên trong:
- Nhân tố di truyền (quan trọng nhất)
- Các chất điều hòa sinh trưởng:
Chất kích thích: auxin, gibêrilin, xitôkinin
Chất kìm hãm :axit abxixic, chất pheenol
2) Nhân tố bên ngoài:
a) Nước:
- Tác dụng đến các giai đoạn: nảy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây
- Là nguyên liệu của trao đổi chất ở cây
b) Nhiệt độ:
- Có vai trò quyết định đến giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi
c) Ánh sáng:
- Ảnh hưởng đến sự tạo rễ, lá, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá, quy định cây ngày ngắn, cây ngày dài, ưa sáng hoặc
ưa tối
d) Phân bón:
- Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào (AND, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố) và các
quá trình sinh lí diễn ra trong cây
Bài 35: Hoocmôn thực vật
I/ Khái niệm:
- Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết và đảm bảo sự hài hòa các hoạt động sinh trưởng
II/ Phân loại:
- Nhóm chất kích thích sinh trưởng:
Auxin, gibêrilin: tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào
Xitôkinin: có vai trò trong phân chia tế bào
- Nhóm chất ức chế sinh trưởng:
Axit abxixic: tác động đến sự rụng lá
Trang 10 Eetilen: tác động đến sự chín của quả
Chất làm chậm sinh trưởng và diệt cỏ
III/ Hoocmôn kích thích sinh trưởng:
Đặc điểm Nơi sản sinh có ở cơ quan Tác động sinh lí
Auxin Auxin a, auxin b
và heterôauxin
- Sản sinh ở đỉnh chồi ngọn và các lá non , phôi trong hạt
- Có ở mô phân sinh chồi,
lá mầm và rễ
- Làm trương giãn tế bào
- Tác động đến tính hướng động, làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh
- Ức chế sự sinh trưởng chồi bên, ức chế sự rụng
- Phát triển quả, tạo quả không hạt Gibêrilin Axit gibêrilic Có ở các cơ quan đang sinh
trưởng
- Kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vương dài ra
- Kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt của thân ngầm
- Tác động đến quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi N2
Xitôkinin Dẫn xuất của
ađênin
Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả con
- Tác động đến phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, kích thích sự phát triển chồi bên, làm ưu thế ngọn
- Kích thích nảy mầm, nở hoa, ngăn chặn sự hóa già
III/ Hoocmôn ức chế sinh trưởng:
1) Axit abixixic (AAB, C 14 H 19 O 4 )
- Là hoocmôn thực vật có ở cơ quan đang hóa già Vai trò chủ yếu là ức chế sự sinh trưởng của cành, lóng, gâtrạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
2) Etilen (H 2 C = CH 2 )
- Các mô của quả chín, lá già
- Làm tăng nhanh quá trình chính ở quả, làm rụng lá, quả Ức chế quá trình sinh trưởng cây non, mầm thân
3) Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ:
- Chất làm sinh trưởng là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay đổi đặc tính sinh sản Ứng dụng: làm thấp cây, cứng cây, chống lốp đổ,…VD:CCC,MH,…
- Chất diệt cỏ có tác dụng phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, ức chế quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng trệ quá trình phân bào của cỏ, còn cây trồng khác thì không bị hại VD: 2,4 D ; 2,4,5 T,…
IV/ Sự cân bằng hoocmôn thực vật:
- Các chất kích thích chi phối sự hình thành cơ quan sinh dưỡng, các chất ức chế làm già hóa gây chế từng bộ phận cây
- Trạng thái cân bằng hoocmôn thực vật sẽ tạo sự sinh trưởng và các quá trình sinh lí thích hợp trong đời sống của cây
V/ Ứng dụng trong nông nghiệp:
- Nồng độ thích hợp:
Nếu nồng độ quá trình thấp thì hiệu quả thấp
Nồng độ quá cao thì phá hủy hay gây chết mô và tế bào sinh vật
VD: Dùng gibêrilin 5-40 ppm làm tăng năng suất nho gấp đôi
- Chú ý:
Tính đối kháng, hỗ trợ giúp các loại hoocmôn thực vật Đối với chất diệt cỏ cần chú ý tính chọn lọc riêng biệt
Quan tâm đến sự phối hợp giữa các hoocmôn thực vật đến việc thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây VD: Xử lý auxin làm cho cà chua tăng đậu quả, nhưng nếu thiếu nước sẽ làm quả rụng
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
I/ Các nhân tố chi phối sự ra hoa:
1) Tuổi cây:
- Sự ra hoa của cây liên quan đến tuổi cây, với lượng hoocmôn
Cây còn non, nhiều lá, ít rễ, nhiều gibêrilin sẽ phát triển 85-90% cây đực Ngược lại cây non nhiều rễ phụ, nhiều xitôkinin → đa phần phát triển thành cây cái
Cây nhiều rễ, nhiều lá → tạo sự cân bằng hoocmôn đều dẫn đến tỉ lệ đực cái bằng nhau
2) Vai trò ngoại cảnh:
- Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, nồng độ CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều N2 thì sẽ tạo ra nhiều hoa cái
- Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali, cây tạo nhiều hoa đực