Chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với sự phát triển khoa học và công nghệ. Vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 1991.Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nền kinh tế Nhật Bản bộc lộ những hạn chế do phụ thuộc quá nhiều và nguồn năng lượng nước ngoài. Đồng thời, nền kinh tế phát triển theo chiều rộng đã không còn phù hợp và là nhân tố khiến kinh tế Nhật Bản chững lại trong những năm sau thập niên 60 phát triển thần kỳ. Ngoài ra, quá trình vực dậy sau thế chiến giúp Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng cũng để lại nhiều hậu quả về xã hội và môi trường mà người dân Nhật Bản phải đối mặt. Để giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội từ sau những năm phát triển thần kỳ, Nhật Bản cần tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề của mình. Khoa học và công nghệ được chính phủ Nhật Bản coi trọng như chìa khóa để Nhật Bản có thể duy trì và khẳng định vị thế cường quốc của mình. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần giải thích lịch sử Nhật Bản trong những năm thập niên 70, 80 của thế kỷ XX dưới góc độ của khoa học và công nghệ.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
−−° °° °°−−
BÁO CÁO KHOA HỌC SINH VIÊN
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN TỪ NĂM
Trang 2Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy TS.Nguyễn Mạnh Dũng, người đã hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ rất tận tình để em cóthể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học cấp độ sinh viên này
Em cũng xin bày tỏ lời cám ơn tới các thầy, cô trong Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn Đặc biệt là các thầy, cô Bộ môn Lịch sử Thế giới - KhoaLịch sử đã giảng dạy cho em những kiến thức, kỹ năng để có thể vận dụng trongquá trình thực hiện
Em xin được gửi lời cám ơn các thầy, cô giáo, cán bộ thư viện Đại học Quốcgia Hà Nội, Phòng tư liệu Khoa Lịch Sử, Thư viện Quốc Gia đã giúp đỡ để em cónguồn tư liệu khai thác, hoàn thành bài báo cáo khoa học của mình
Do lượng kiến thức và quá trình tìm hiểu tư liệu còn hạn chế nên bài viếtchắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo, rútkinh nghiệm của các thầy, cô!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Gia Hùng
Trang 3Mục lục
Phần mở đầu 1
Chương 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 7
Chương 2: Chính sách phát triển khoa học – công nghệ từ năm 1973 đến 1991 16
I Tiến hành xây dựng và thực thi chính sách khoa học – công nghệ dựa trên kế hoạch phát triển dài hạn 18
II Những thay đổi trong chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ thể hiện trong đầu tư cho nghiên cứu và triển khai 20
III Chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ nghiên cứu 25
IV Mở rộng, củng cố cơ sở nghiên cứu và triển khai 29
V Thúc đẩy trao đổi nghiên cứu trong nước 33
VI Trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ 34
Chương 3: Đóng góp của chính sách khoa học – công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội 38
I Sự hình thành các ngành khoa học mũi nhọn……… …………38
II Vai trò của khoaa học - công nghệ trong các lĩnh vực then chốt……… …… 40
III Đóng góp đối với kinh tế……… ………42
IV Đóng góp trong lĩnh vực xã hội……….43
Một số nhận xét……….……… 47
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam……….….…….48
Tài liệu tham khảo 57
PHỤ LỤC 60
Trang 4Phần mở đầu
1 Mục tiêu và lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, xã hội loài người đã trải qua ba làn sóng văn minh lớn, đó làvăn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (hayvăn minh thông tin) Để đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia hay một khuvưc, người ta có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, song yếu tố quan trọng nhất
để phân biệt giữa các trình độ văn minh chính là vai trò của khoa học, kỹ thuật vàcông nghệ Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã có lịch sử hàng nghìn năm, từphương Đông tới phương Tây, từ những sáng chế kỹ thuật của văn minh TrungHoa tới những lý thuyết khoa học của người Hy Lạp thời cổ đại Ngày nay, nhờ cónhững bước tiến lớn trong khoa học và công nghệ hiện đại, nhân loại đang bướcsang một trình độ văn minh mới, thường được gọi với nhiều cái tên như nền “vănminh thông tin”, văn minh “hậu công nghiệp”, văn minh “trí tuệ”…
Thế kỷ XX, đặc biệt là từ những năm 70 trở về sau, thế giới đã chứng kiếnnhững thay đổi vô cùng mau lẹ của công nghệ mới Nó đi vào mọi ngóc ngách củađời sống kinh tế - xã hội và chi phối sức mạnh, vị thế của mỗi quốc gia Trong bốicảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc ưu tiên phát triển kinh tế, áp dụng những thànhtựu mới nhất của khoa học, công nghệ hiện đại là nhu cầu tất yếu khách quan củamọi quốc gia trên thế giới Các cường quốc về khoa học – công nghệ hiện đại ngàynay như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh… cũng đều là các cường quốc lớn trên thếgiới về kinh tế, tài chính và quân sự
Trong số đó, Nhật Bản là lá cờ đầu của châu Á đi tiên phong trong lĩnh vựckhoa học – công nghệ hiện đại có thể sánh vai với các cường quốc phương Tây.Ngày nay, Nhật Bản vẫn thường được gọi với những cái tên hoa mỹ như “đất nước
Trang 5của robot”, “đất nước của công nghệ” Nhưng để đạt tới trình độ phát triển cao nhưngày hôm nay, Nhật Bản đã phải trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử NgườiNhật đã xây dựng lại đất nước của mình từ một đống tro tàn của chiến tranh thànhmột siêu cường hàng đầu thế giới về kinh tế và công nghệ Lý giải sự thành côngcủa Nhật Bản đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó nhân tố quyết định hàng đầu làchính phủ đã chú trọng, đề ra chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho áp dụngnhững tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đem lại thành công chonền kinh tế và giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra Trong những năm 1973 –
1991, dù gặp phải những yếu tố bất lợi của tình hình quốc tế và khu vực, song vớinhững đối sách phát triển hợp lý trong và ngoài nước, Nhật Bản tiếp tục vươn lêntrở thành một trong ba trung tâm kinh tế và khoa học – công nghệ của thế giới Nhận thức được điều đó, tác giả lựa chọn: “Chính sách khoa học - công nghệtrong việc phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991” làm đềtài nghiên cứu khoa học cấp sinh viên
Mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng trở nên mật thiết và toàn diện.Nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người Nhật Bản ngày một lớn hơn trong nhữngngười dân Việt Nam nói chung và các nhà nghiên cứu, các học sinh sinh viên nóiriêng Các ngành khoa học đều có đối tượng mà mục tiêu nghiên cứu khác nhau Khoa học lịch sử, trong đó Khoa lịch sử của trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn (Trường Đại học Tổng hợp cũ) là một trung tâm nghiên cứu họcthuật hàng đầu cả nước Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn cụ thể,trước kia các nhà khoa học lịch sử Việt Nam mới tập trung nghiên cứu về lịch sửchính trị, lịch sử chiến tranh mà các vấn đề khác của sử học chưa được quan tâmđúng mức, trong đó lịch sử khoa học, kỹ thuật vẫn còn là một “khoảng trống” trongnhận thức của nhiều người dân Việt Nam
Trang 6Trong xu thế mới đi lên của đất nước, tiến trình công nghiệp hóa – hiện đạihóa của Việt Nam đang đứng trước nhiều, khó khăn, thử thách Tuy nhiên, là nước
“đi sau”, Việt nam có thể học hỏi từ các quốc gia đi trước để có thể đúc rút nhữngbài học kinh nghiệm, “đi tắt đón đầu”, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộiquốc gia Ở châu Á, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi những kinh nghiệm pháttriển của Nhật Bản, đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong việc đề ra chính sách vàcác biện pháp thực hiện, áp dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ vàophát triển đất nước
Với những ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, báo cáo khoa học với đề tài
“Chính sách khoa học - công nghệ trong việc phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991”, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ
vào xu hướng nghiên cứu mới trong sử học Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ đề về khoa học – công nghệ đã được nhiều học giả, các tổ chức chuyênmôn quan tâm và nhiều công trình khoa học đã được công bố Tùy theo từng lĩnhvực cụ thể mà các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề theo các góc độ khác nhau
Khi nghiên cứu các chính sách khoa học và công nghệ của Nhật Bản, sẽ là
thiếu sót rất lớn nếu chúng ta bỏ qua công trình “Lịch sử chính sách khoa học và
công nghệ Nhật Bản” được biên soạn bởi Ủy ban Lịch sử Chính sách Khoa học và
Công nghệ Nhật Bản dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Keijiro Inoue Đây là cuốn sách
đã mô tả lại và phân tích các chính sách khoa học, công nghệ mà Nhật Bản đã thựchiện, đặc biệt là thời kỳ từ sau thế chiến thứ hai đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷtrước Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian xuất bản (năm 1991 ra bản tiếngAnh) nên công trình này không liên hệ được hiệu quả của những chính sách đó
Trang 7(nhất là thập kỷ 70 - 80) đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Nhật Bảnhiện nay
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đề cập tới chủ đề này qua nhiều lăng kínhkhác nhau như ở góc độ kinh tế, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế… Đặc biệt,quá trình cất cánh của nền kinh tế Nhật Bản thường được các nhà khoa học giảithích gắn với vai trò của khoa học kỹ thuật như một nhân tố hàng đầu Đó là các
tác phẩm: “Nhật Bản, đường đi tới một siêu cường kinh tế” của hai tác giả Lê
Văn Sang và Lưu Ngọc Trịnh xuất bản năm 1998, hay như cuốn sách rất nổi tiếng:
“Tại sao Nhật Bản thành công? Kỹ thuật phương Tây và tính cách Nhật Bản”
của ngài Michio Morishima công bố năm 1995
Kinh nghiệm thành công của Nhật Bản cũng được khai thác nhiều, chẳng
hạn như “Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó
đối với các nền kinh tế đang phát triển” của cặp tác giả Kazushi Okawa và
Hirohisa Kohama, “Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Nhật Bản” do Juro
Teranishi và Yutaka Kosai (đồng chủ biên) cũng đề cập đến kinh nghiệm nhậpkhẩu công nghệ của Nhật Bản chủ yếu thời kỳ phát triển nhanh thập kỷ 60
Đây chỉ là một số ít ỏi trong số rất nhiều công trình đề cập tới chủ đề khoahọc công nghệ của Nhật Bản Tuy nhiên, nhìn chung thì mỗi tác phẩm thường chỉ
đề cập tới một lĩnh vực nội dung trong một khoảng thời gian nhất định, nên khôngthể đáp ứng được các vấn đề mới mà khoa học hiện nay đặt ra Kế thừa từ nhữnggiá trị khoa học của các học giả đi trước và đối sánh với tình hình thực tế hiện nay,
tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách khoa học - công nghệ trong việc phát triển
kinh tế - xã hội Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991” với mong muốn tìm hiểu,
nghiên cứu sự chuyển biến của đường lối chính sách khoa học – công nghệ trongthập kỷ 60 sang những năm đầu thập niên 90, những đóng góp của nó đối với nềnkinh tế - xã hội Nhật Bản và rút ra một vài kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay
Trang 83 Nguồn tài liệu
Trong bài viết, tác giả sử dụng các tài liệu nghiên cứu về lịch sử Nhật Bảnbằng tiếng Việt của các nhà khoa học trong nước Tài liệu của các học giả nướcngoài đã được dịch ra tiếng Việt Do trình độ ngoại ngữ chưa cho phép nên tác giảkhông khai thác được tài liệu tiếng Nhật Các học liệu khác bằng tiếng Anh đượctham khảo chủ yếu để lấy số liệu
Ngoài ra, nguồn thông tin trên mạng Internet cũng được sử dụng để thamkhảo, bổ sung kiến thức không tìm thấy được trong những tài liệu mà tác giả hiện
có và lấy hình ảnh minh họa
4 Phương pháp nghiên cứu
-Trong bài viết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phươngpháp logic Trong đó, phương pháp lịch sử là chủ yếu
-Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, sosánh…các số liệu, các nội dung lịch sử
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về chính sách khoa học
và công nghệ ở Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991
-Phạm vi nghiên cứu: tác giả lựa chọn phạm vi thời gian từ năm 1973 đếnnăm 1991 Năm 1973 mở đầu cuộc khủng hoảng “dầu lửa”, đánh dấu sự đi xuốngcủa nền kinh tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng, nhu cầu mới giải quyếtcác vấn đề về kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi trong đường lối chính sách pháttriển khoa học – công nghệ Năm 1991 là sự kiện quan trọng trong quan hệ quốc tế,riêng Nhật Bản thập niên 90 rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên các chínhsách khoa học – công nghệ cũng sẽ có sự thay đổi lớn Xen giữa hai mốc thời gian
Trang 9này là thời kỳ công nghệ Nhật Bản có nhiều bước tiến lớn vượt bậc Việc nghiêncứu môi trường chính sách được xem là cần thiết.
Phạm vi không gian: xét trong trường hợp Nhật Bản
6 Bố cục báo cáo
Kết cấu của bài báo cáo khoa học gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973.Trong chương này tác giả trình bày khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hộiNhật Bản dẫn tới sự thay đổi chính sách khoa học công nghệ trong những năm 70
Chương 3: Đóng góp của chính sách khoa học – công nghệ đến sự phát triểnkinh tế và xã hội
Những đóng góp của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển kinh tế và giảiquyết các vấn đề xã hội Nhật Bản sẽ là nội dung chính tác giả trình bày trongchương này
Cuối cùng là rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 10
Chương 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973
Nhật Bản là một quốc đảo hình vòng cung nằm ở phía Đông của châu Á.Người Nhật gọi đất nước mình là “Nihon” hay “Nippon”, tức là xứ mặt trời mọc1.Tổng diện tích của nước Nhật là 379.954 km2 với dân số thống kê tháng 7 năm
2010 vào khoảng 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 thế giới
Vị trí địa lý và địa hình là hai yếu tố căn bản quyết định đến các thành phần
tự nhiên khác của nước Nhật Quốc đảo này nằm trong vùng hoạt động của vànhđai lửa Thái Bình Dương Nhật Bản chiếm tới 1/10 tổng số núi lửa còn đang hoạtđộng trên thế giới Động đất xảy ra thường xuyên vầ những trận động đất lớn cònkèm theo cả sóng thần rất nguy hiểm Địa hình ở Nhật Bản chủ yếu là đồi núi và bịcắt xẻ Chỉ có khoảng 15% diện tích đất đồng bằng, là nơi mà những cư dân củabuổi bình minh lịch sử Nhật Bản định cư và sản xuất nông nghiệp Đổi lại, đấtnước “xứ Phù Tang” có những dòng suối nước nóng và nhiều cảnh đẹp của một địahình đa dạng là những nơi hấp dẫn khách du lịch
Lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ trung đại kéo dài hàng ngàn năm đã khép lại với
sự chấm dứt của kỷ nguyên Tokugawa2 (1600-1867) Thiên Hoàng Meiji lên ngôi
mở ra một thời kỳ mới, đó là công cuộc Minh Trị Duy Tân (1868-1912) nổi tiếng
đã làm xoay chuyển nước Nhật từ một quốc gia bị đe dọa mất quyền độc lập sang
vị thế ngang hàng với phương Tây, từ một nước nông nghiệp lạc hậu đóng cửa vớithế giới thì nay đã đứng trong hàng ngũ các nước đế quốc hùng mạnh Lúc bấy giờ,
sự thành công của Nhât Bản là niềm mơ ước của nhiều dân tộc khác, trong đó cóViệt Nam Chiến thắng trước một tên đế quốc phương Tây sừng sỏ là nước Nga
1 Tên “Nhật Bản” được Marco Polo (nhà du lịch người Italia thế kỷ XIII) phiên âm là Cipango (Xipango) Do người Nhật bản đọc chệch âm Quảng Đông “Nhật Bản quốc” thành “Gipen quốc” nên chuyển sang tiếng Anh và Đức là
Japan và tiếng Pháp là Japon Lưu Ngọc Trịnh: Kinh tế Nhật Bản: Những bước thăng trầm lịch sử NXB Thống kê,
Hà Nội, 1998, tr.6.
2 Còn gọi là thời Edo Ngoài cách phân kỳ theo văn hóa, ví dụ: Văn hóa Jomon, văn hóa Yayoi, Asuka…các nhà nghiên cứu còn gọi tên các thời kỳ lịch sử Nhật Bản ứng với tên thành phố làm trung tâm quyền lực quốc gia như thời Nara (710-794), thời Heian (794-1185), thời Kamakura (1185-1333), thời Muromachi (1336-1573) và thời Edo.
Trang 11khiến cho tiếng vang của người Nhật càng thêm dậy sóng, thế giới nhìn vào sựthành công của “chú lùn châu Á” này với con mắt cả sự ngưỡng mộ lẫn đố kị.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về công cuộc cải cách Minh Trị và giải thích sựthành công của nó, xét trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa vàkhoa học - kỹ thuật Trong đó, một trong những nhân tố khiến Nhật Bản bứt phálên được khỏi vòng xoáy của chủ nghĩa thực dân đe đọa nền độc lập của nước nàychính là chính phủ đã đặt mối quan tâm và ưu tiên chính sách cho phát triển khoahọc - kỹ thuật và dụng dưỡng nhân tài Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì dù rằngtrước đó, nhà Tokugawa đã để lại những di sản rất lớn về mặt khoa học và kỹ thuậtcho kỷ nguyên Minh Trị về sau, song nó vẫn còn là khoảng cách xa vời nếu đem ra
so sánh với trình độ văn minh phương Tây hồi đó
Trước năm 1945, thế giới đã phải chứng kiến, trải qua biết bao sự biếnchuyển mang tính bước ngoặt Hai cuộc đại chiến thế giới xảy ra trong vòng chưađầy nửa thế kỷ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã dẫn tới những hệquả khôn lường trong quan hệ quốc tế sau đó Trong bối cảnh chung, nhu cầu chophát triển kinh tế và chạy đua vũ trang phục vụ công nghiệp quân sự, các loại vũkhí có thể làm thay đổi cục diện triên chiến trường, chính vì những nguyên nhân đó
mà các quốc gia nhận thức được hơn bao giờ hết vai trò quan trọng của khoa học
và công nghệ Đối với trường hợp Nhật Bản, dựa trên những điều kiện cụ thể trongnước và bối cảnh quốc tế, chính phủ nước này đã có nhiều biện pháp và đề ranhững chính sách thúc đẩy sự phát triển hoạt động khoa học công nghệ Trongkhoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan màcác chính sách cho phát triển khoa học công nghệ của Nhật Bản bao gồm nhữngđiểm lớn như sau:
Một là: Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.
Chính phủ trợ cấp kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công
Trang 12nghệ, mở rộng bậc giáo dục đại học và cải cách hệ thống giáo dục, thành lập thêmcác viện nghiên cứu3.
Hai là: thúc đẩy sản xuất trong nước bằng biện pháp ban hành chính sách
thúc đẩy phát triển công nghiệp, sản xuất hàng công nghiệp trong nước, lập ra cáctiêu chuẩn đo lường và các sản phẩm công nghiệp
Ba là: thúc đẩy phát triển công nghiệp quân sự Luật động viên công nghiệp
quân sự được thông qua năm 1918 và Luật động viên quốc gia công bố năm 1938huy động nghiên cứu trên toàn quốc Nhật Bản tiến hành “động viên khoa học”khuyến khích nghiên cứu khoa học trong tất cả các lĩnh vực cần thiết cho độngviên quốc gia Tuy nhiên, thực tế chỉ có những sắc lệnh về nghiên cứu cho cácngành quan trọng phục vụ quân sự được ban hành như công nghiệp ô tô, máy bay
Bước ra khỏi chiến tranh, là một nước bại trận, Nhật Bản đã phải gánh chịuhậu quả nặng nề của của chiến tranh Số người Nhật chết vì chiến tranh kể từ khichiến tranh Trung – Nhật chính thức bắt đầu (1937), tính cả thường dân có trên 3triệu Những cuộc oanh tạc của không quân Hoa Kỳ đã đốt cháy khoảng 60% nhàcửa ở hai thành phố Tokyo và Osaka, và 20% nhà cửa trên toàn quốc Mức sản
3 Trong đó việc thành lập viện nghiên cứu Vật lý và Hóa học (1917) là sự kiện quan trọng nhất Viện đã đạt được một loạt thành tựu với việc năm 1945 đã công bố 2004 luận án bằng tiếng Nhật và 1164 luận án bằng tiếng Anh, cùng một số lớn sáng chế, 800 sáng chế cấp quốc gia và 200 sáng chế cấp quốc tế Xem Ủy ban Lịch sử Chính sách
Khoa học và Công nghệ: Lịch sử chính sách khoa học và công nghệ Nhật Bản NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2004,
tr 51.
Trang 13xuất công nghiệp của Nhật chỉ còn tương đương với 10% so với thời kỳ trướcchiến tranh Nông nghiệp cũng bị đình trệ vì thiếu dụng cụ, phân bón và ngườicanh tác Thêm vào đó, vì mất các đất thuộc địa – một nguồn cung cấp lương thựclớn của Nhật trong thời chiến tranh – lương thực bị thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt ởthành phố4 Không chỉ thiệt hại nặng nề về mặt vật chất và sản xuất kinh tế, nướcNhật đến nay còn chịu cảnh bị quân đội nước ngoài chiếm đóng lần đầu tiên tronglịch sử quốc đảo này Thất bại trong chiến tranh cộng thêm sự hiện diện của quânđội Mỹ khiến tâm lý người dân trên quần đảo vốn được coi là “niềm tự hào châuÁ” nay trở nên lo sợ, hoang mang và tủi nhục hơn bao giờ hết
Ấy vậy mà, từ một đống tro tàn sau chiến tranh, với quyết tâm đã thua trongchiến tranh thì phải thắng lợi trong kinh tế, người Nhật đã hăng say lao động sảnxuất với quyết tâm nỗ lực cao nhất, nền kinh tế Nhật Bản đã chuyển mình một cáchkinh ngạc khiến thế giới phải gọi bằng nhiều thuật ngữ như “dị thường”, “thần kỳ”.Nếu như bước ra khỏi cuộc chiến “Đại Đông Á” cho tới năm 1952, nền kinh tếNhật Bản mới phục hồi nền kinh tế đạt mức trước chiến tranh Nhưng cuối thậpniên 60 đầu thập niên 70của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêucường kinh tế thứ hai thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mỹ) Sự chuyển mình của nềnkinh tế Nhật Bản thời kỳ hậu chiến tới những năm đầu thập niên 70 đã thu hút mốiquan tâm đặc biệt của toàn thế giới, nó giống như một Nhật Bản “dị biệt” so vớithế giới phương Đông thời kỳ Minh Trị Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tốn rấtnhiều giấy mực để lý giải sự thành công của “thần kỳ” Nhật Bản những năm 60đầu 70 bằng nhiều hướng tiếp cận, trên nhiều bình diện và góc độ khác nhau, cảnguyên nhân bên trong và điều kiện quốc tế thuận lợi thời đoạn này Một trongnhững nguyên nhân đã khiến nền kinh tế quốc đảo này cất cánh sau chiến tranh,đặc biệt bùng phát vào thập kỷ 60 là do chính phủ đã có những chính sách phù hợptiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại vào Nhật Bản Để
4 Vĩnh Sính (1990), Nhật Bản cận đại, Văn Hóa Tùng Thư, tr.250.
Trang 14các chính sách khoa học – công nghệ của chính phủ phát huy tác dụng, Nhật Bảncần có những điều kiện căn bản về các mặt chính trị, kinh tế và xã hội đáp ứngthích hợp Dưới đây là hoàn cảnh thực tiễn nước Nhật Bản thời hậu chiến tớinhững năm bùng nổ ở thập kỷ 60, 70 và hiệu quả của các chính sách cho phát triểnkhoa hoc – công nghệ đối với người dân xứ “mặt trời mọc”.
Về chính trị: Như đã trình bày ở phần trên, sau chiến tranh, Nhật Bản phải
chịu sự đóng quân của quân đội Đồng minh, cụ thể là Mỹ Tuy nhiên, tưởng như sẽ
có một sự thù địch của quân Mỹ với người dân Nhật Bản thì ngược lại, những hànhđộng chính trị trên đất Nhật Bản được xem là khá khoan hồng Dưới sự chỉ đạo của
Bộ chỉ huy các lực lượng Đồng minh (SCAP), Nhật Bản đã xóa bỏ bộ máy phát xít
và tiến hành các biện pháp dân chủ hóa Đây là những bước đi đầu tiên đặt nềntảng cho sự phát triển của Nhật Bản sau này Nhìn chung, nền chính trị ở Nhật Bảntương đối ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho chính phủ vạch ra các chính sáchtập trung cho phát triển kinh tế và độc lập về công nghệ trong những năm thập niên
60 đầu 70
Cuối năm 1960, Nội các Ikeda Hayato đề ra kế hoạch “Nhân đôi thu nhập”làm nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách kinh tế quốc gia Để thực hiện mục tiêutăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội GNP lên gấp 2 lần trong vòng 10 năm tới,chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ một mặt duy trì tốc độ tăng trưởngcao của nền kinh tế, mặt khác cố gắng phát huy tiềm năng năng lực của con người
và thúc đẩy khoa học – công nghệ là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao tưbản xã hội, phát triển một cơ cấu công nghiệp trình độ cao, hợp tác kinh tế quốc tế
và duy trì ổn định xã hội
Về kinh tế: các chính sách của chính phủ, nỗ lực của toàn dân tộc Nhật Bản
và quốc tế thuận lợi là điều kiện tiên quyết đưa nền kinh tế Nhật Bản cất cánh Saukhi phục hồi nền kinh tế đạt mức sản xuất trước chiến tranh (1951), Nhật bản bước
Trang 15vào giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1960-1973) Trong thập niên 60, tổng sản phẩmquốc dân tăng trung bình hàng năm 10% Các năm 1970-1973, tuy tốc độ có giảmđôi chút song vẫn đạt 7,8%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế Năm 1968,Nhật Bản vượt Tây Đức vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tư bản(sau Mỹ) Năm 1973, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản đạt khoảng 360 tỷđôla, tuy vẫn còn nhỏ hơn Mỹ , song sự chênh lệch đã thu hẹp lại chỉ còn 1/35.
Cơ cấu các ngành công nghiệp chính thời kỳ tăng trưởng cao tập trung ởcông nghiệp dân dụng (máy thu hình màu, máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt…),công nghiệp sản xuất ô tô (tới năm 1969 đã có hãng sản xuất chiếc xe thứ mộttriệu), công nghiệp đóng tàu, công nghiệp gang – thép, công nghiệp năng lượng(nhiệt điện đóng vai trò quan trọng hàng đầu)…Các ngành công nghiệp này đápứng tốc độ phát triển mau lẹ của nền kinh tế theo chiều rộng, lúc này cần rất nhiềunguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu của người dân trongnước
Về xã hội: Những năm đầu sau chiến tranh, đời sống nhân dân Nhật Bản gặp
rất nhiều khó khăn và thiếu thốn Lạm phát bùng nổ, số người thất nghiệp đã lêntới quá năm triệu và hàng loạt các cuộc bãi công của công nhân Mọi người đã sẵnsàng bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế - xã hội Nhật Bản Đời sốngnhân dân đã dần tốt lên cùng với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Mức sốngcủa người dân đã có những thay đổi to lớn, từ những nhu cầu tối thiểu cho cuộcsống về ăn, ở…thì sau năm 1955 nhiều loại đồ điện gia dụng đã bắt đầu xuất hiện.Máy giặt, tủ lạnh và máy hút bụi được coi như ba loại đồ quý (ba biểu tượngHoàng gia) của mọi gia đình Nhật Bản thời kỳ này.Từ năm 1965 trở đi, máy điềuhòa không khí, máy thu hình màu và xe hơi trờ thành ba tài sản quý mới và là biểutượng cho sự phồn vinh Nhật Bản Điều này phản ánh sự chuyển biến căn bản
5 Xem: Lưu Ngọc Trịnh: Kinh tế Nhật Bản: Những bước thăng trầm trong lịch sử NXB Thống kê, Hà Nội, 1998,
tr.187.
Trang 16trong đòi sống dân chúng: từ nhu cầu được sống, nay người ta đã có nhu cầu hưởngthụ sự phong phú về của cải vật chất Quy luật xã hội luôn xoay chuyển, đã có cầuthì ắt phải có cung, các ngành công nghiệp Nhật Bản nhanh chóng đầu tư sản xuất,chuyển đổi cơ cấu, áp dụng những thành tựu mới nhất về khoa học – công nghệđáp ứng những đòi hỏi về đời sống vật chất tăng lên không ngừng.
Thập kỷ 60 là thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao và điều kiện sống được cảithiện đáng kể Nhưng thập kỷ này, Nhật Bản chuẩn bị trở thành một cường quốckinh tế và phải đi theo con đường tự do hóa, quốc tế hóa nền kinh tế của mình,đồng thời đáp ứng được đòi hỏi của các nước khác là nới lỏng nhập khẩu Trongviệc tự do hóa kinh tế, Nhật Bản phải đương đầu với tình trạng thua kém về côngnghệ, sự chênh lệch tiềm lực về tiềm lực khoa học – công nghệ với các nướcphương Tây, đặc biệt là Mỹ Một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển của côngnghệ Nhật Bản trước khi bước sang thập kỷ 60, đó là vừa tiến hành nhập khẩu vừacải tiến công nghệ Điều này giống như con dao hai lưỡi, một mặt nó tạo hiệu quảlớn trong kinh tế, song mặt khác, nó dẫn tới sự phụ thuộc của Nhật bản vào côngnghệ nước ngoài và vô hình chung làm giảm tính sáng tạo ra công nghệ mới Bướcsang những năm 60 của thế kỷ XX, trình độ năng lực công nghệ của Nhật Bản đã
“độc lập” hơn so với thòi kỳ “nhập khẩu công nghệ nước ngoài” trước đó để tạo racác sản phẩm giá thành hạ, chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh quốc tế
Tuy nhiên, bước sang những năm của thập niên 70, 80, tình hình trong nước
và quốc tế có nhiều biến chuyển quan trọng buộc chính phủ Nhật Bản phải đề ranhững đường lối chính sách mới cho phát triển khoa học – công nghệ phù hợpthích ứng với điều kiện thực tiễn
Bối cảnh quốc tế thời kỳ này rất phức tạp Năm 1971, “Cú sốc Nixon” doTổng thống Mỹ Richard Nixon thực hiện là một biện pháp kinh tế đánh vào cácnước tư bản chủ yếu ở Tây Âu và Nhật Bản Hai năm sau, cuộc khủng hoảng dầu
Trang 17lửa một lần nữa giáng một đòn mạnh vào hệ thống kinh tế thế giới Các quốc giatrên thế giới nhận thấy điểm yếu trầm trọng của mình khi phải dựa quá nhiều vàonguồn năng lượng dầu mỏ và buộc phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thaythế Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ không chỉ về mặt kinh tế màcòn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống khiến các nước tự hiểu rằng cần phải tiếptục vươn lên, khẳng định sức mạnh vị thế quốc gia nếu không sẽ bị tụt lại so vớithế giới.
Ở tình hình trong nước, Nhật Bản gặp nhiều vấn đề lớn cần giải quyết Cuộckhủng hoảng dầu lửa năm 1973 đã bộc lộ điểm yếu căn bản của nền kinh tế, đó là
sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên, nhiên liệu từ bên ngoài Nền kinh tếhướng xuất ngoại của Nhật Bản đã gặp vấn đề lớn khi khủng hoảng kinh tế thế giớidiễn ra Các nước không có nhu cầu về nhập hàng hóa nữa dẫn tới sự ngưng trệtrong sản xuất Thị trường trong nước với kỷ nguyên hàng hóa dân dụng như tủlạnh, máy giặt…cứ bán ra đến đâu là hết hàng tới đó thì nay đã bão hòa tới 90%.Người dân đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất và chuyển hướng sang những nhu cầumới về tinh thần như hiểu biết tri thức mới, tìm kiếm thông tin mới, giải trí và cácnhu cầu phúc lợi xã hội khác Tốc độ phát triển kinh tế quá “nóng” của Nhật Bảnthập niên 60 đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề song mức độ quantâm đến vấn đề này chưa sâu sắc
Trước tình hình đó, chính phủ nhận thức được rằng buộc phải ưu tiên thúcđẩy phát triển những công nghệ mới nhằm giải quyết vấn đề về năng lượng,chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, cải tiến hệ thống sản xuất, nạn ô nhiễm môi trường
và đảm bảo phúc lợi xã hội Trong giai đoạn phát triển công nghệ theo đuổi nhữnggiá trị mới những năm 1973-1991, Nhật Bản đã có những bước tiến dài và đạtthành tựu to lớn về nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học – công nghệ và môi trường.Những thành tựu đó không thể thiếu đi vai trò của nhà nước, chính phủ Nhật Bản
Trang 18ban hành những chính sách, biện pháp cụ thể cho phát triển lĩnh vực khoa học –công nghệ Chương hai và chương ba kế tiếp sẽ đi trình bày cụ thể các chính sáchcủa chính phủ cho phát triển khoa học – công nghệ và những đóng góp của nó đốivới nền kinh tế, xã hội Nhật Bản giai đoạn 1973-1991.
Trang 19
Chương 2: Chính sách phát triển khoa học – công nghệ từ năm 1973 đến 1991
Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về tiến trình phát triển của lịch
sử khoa học – kỹ thuật và vai trò của nó đối với thế giới nói chung Có nhiều cáchphân kỳ khác nhau, chẳng hạn Bertrand Gilles, Pierre Ducasse và một số tác giảkhác phân chia lịch sử kỹ thuật thành 4 thời kỳ lớn: thời kỳ Cổ đại, kết thúc bằng
sự tan rã của đế quốc Lã Mã ở thế kỷ 5 sau Công nguyên, thời kỳ trung đại từ thế
kỷ 6 đến thế kỷ 15, thời kỳ Phục hưng và cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 16 đếngiữa thế kỷ 20 và thời kỳ cách mạng công nghệ đương đại từ giữa thế kỷ 20 đếnnay vẫn còn đang tiếp diễn6 Người ta chú ý nhiều hơn tới vai trò to lớn của cáchmạng về kỹ thuật giữa thế kỷ XVIII và công nghệ nửa sau thế kỷ XX Bởi vì, chỉtrong vòng hơn hai thế kỷ, nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ,thế giới đã chuyển mình nhanh chóng từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minhcông nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (hay văn minh thông tin)7
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đối với sự pháttriển của xã hội Tuy nhiên, “khoa học tự thân nó không trở thành hiện thực, nếunhư thiếu những con người có khả năng tiếp thu, vận dụng chúng vào thực tiễn.Việc tạo ra năng lực nội sinh của khoa học – công nghệ gắn bó với các vấn đề khácnhư nâng cao dân trí, giáo dục – đào tạo ra con người có tri thức để tiếp thu, cảibiến khoa học – công nghệ, chính sách phát triển…”8
6 Dẫn theo Hoàng Đình Phu: Lịch sử kỹ thuật và cách mạng công nghệ đương đại, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà
8 Trần Hồng Lưu: Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.
NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, 2011, tr 103.
Trang 20Để phát triển được năng lực khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia, cácnước đều phải dựa vào sự quyết định của các nhân tố cơ bản Đó là: vai trò của nhànước trong việc hoạch định các chính sách đúng đắn, hợp lý và đưa các đường lốichính sách vào thực tiễn; việc triển khai có hiệu quả những thành tựu khoa học –công nghệ vào sản xuất và đời sống; cuối cùng là nhu cầu xã hội, hay những điềukiện cụ thể mà xã hội cho phép nó tồn tại và phát triển Từ đó có thể thấy, vai tròcủa nhà nước trong việc hoạch định các chính sách, đề ra mục tiêu và những biệnpháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học – công nghệ là vô cùng quan trọng
và có ý nghĩa quyết định hàng đầu tới trình độ công nghệ của mỗi quốc gia
Trước khi đi vào tìm hiểu, phân tích các chính sách khoa học – công nghệ,việc nắm rõ các khái niệm căn bản được xem là cần thiết Trước hết, chính sách cóthể hiểu là đường lối cụ thể của một chính Đảng hoặc một chủ thể quyền lực vềmột lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy Cấutrúc của chính sách gồm có đường lối cụ thể (nhằm thực hiện đường lối chung),biện pháp và kế hoạch thực hiện
Khái niệm về khoa học có nhiều cách hiểu khác nhau Khoa học là hệ thốngnhững tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, nhữngqui luật của tự nhiên , xã hội, tư duy Hay, khoa học cũng là một hoạt động xã hộinhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật
ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượngnhằm biến đổi trạng thái của chúng
Công nghệ là tập hợp các phương pháp quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Công nghệ gồm cóbốn phần: Phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con người và phần tổ chức Kháiniệm công nghệ hiện được dùng không chỉ trong công nghiệp mà đã thâm nhập vàohàng loạt bộ môn khoa học và lĩnh vực hoạt động khác nhau như: công nghệ dạy
Trang 21học, công nghệ quản lý, công nghệ kiểm tra Sự khác biệt lớn nhất giữa công nghệvới kỹ thuật nằm ở phần thông tin Những công nghệ càng phức tạp thì khối lượngthông tin càng lớn.
Vậy, chính sách khoa học – công nghệ là những đường lối, chủ trương, biệnpháp của Nhà nước nhằm phát triển lĩnh vực khoa học – công nghệ, phục vụ nhucầu phát triển kinh tế - xã hội
Như đã trình bày ở phần trên, do đặc điểm của tình hình quốc tế và trong
nước có nhiều chuyển biến mau lẹ, chính phủ Nhật Bản buộc phải thay đổi nhữngđường lối, chính sách của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó có lĩnhvực khoa học và công nghệ Nhật Bản dành mối quan tâm đặc biệt tới sự phát triểncủa khoa học – công nghệ, coi đây là trụ cột quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề khác của xã hội và môi trường trong giai đoạn
từ năm 1973 đến năm 1991, tức sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ tới khi Nhật Bảnđánh mất “mười năm cuối cùng của thế kỷ XX”
I Tiến hành xây dựng và thực thi chính sách khoa học – công nghệ dựa trên kế hoạch phát triển dài hạn
Việc đặt ra các mục tiêu dài hạn là một biện pháp quan trọng để hoạch địnhcác chính sách kinh tế và phát triển quốc gia Các mục tiêu này là cơ sở vững chắccho việc áp dụng một cách có hệ thống, có mục đích các biện pháp khác nhau củachính phủ như trợ cấp, các chương trình đầu tư và cho vay của chính phủ, thuế vàchỉ đạo hành chính
Các chính sách phản ánh quan điểm tương lai về khoa học và công nghệđược thực hiện trên cơ sở các báo cáo của Hội đồng Khoa học Công nghệ (thànhlập tháng 2 năm 1959) Các báo cáo trình bày quan điểm của Hội đồng về phương
Trang 22hướng phát triển của khoa học công nghệ, nội dung thay đổi tùy từng giai đoạnphát triển cụ thể.
Báo cáo do Hội đồng Khoa học và Công nghệ đệ trình năm 1971, khuyếnnghị số 5 về: “Những nguyên tắc cơ bản của chính sách khoa học công nghệ toàndiện toàn diện cho những năm 1970”, là nòng cốt của tất cả các chính sách banhành trong những năm 1970 để thúc đẩy khoa học và công nghệ Trong bối cảnhcác vấn đề môi trường xảy ra ngày càng nghiêm trọng,, Hồi đồng đưa ra những ýtưởng cơ bản như đánh giá công nghệ, nghiên cứu và phát triển theo mục tiêu, pháttriển các lĩnh vực khoa học môi trường, phần mềm và khoa học về sự sống Báocáo cũng nêu rõ các yêu cầu tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Nhật Bản lên3% thu nhập quốc dân Hội đồng nhấn mạnh tầm quan trọng của các lĩnh vực khoahọc công nghệ mới như khoa học và công nghệ môi trường, khoa học mềm vàkhoa học về sự sống
Sau khi báo cáo thứ năm được đệ trình, nhiều vấn đề xuất hiện đòi hỏi phải
có các chính sách thúc đẩy mới về khoa học và công nghệ, bao gồm các vấn đềnăng lượng, môi trường, vấn đề kinh tế suy giảm tốc độ tăng trưởng Vì vậy, Hộiđồng đã đệ trình báo cáo thứ 6 (năm 1977) “Nền tảng của chính sách khoa học vàcông nghệ tổng thể của Nhật Bản trên cơ sở triển vọng lâu dài” Báo cáo tập trungvào ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc khắc phục vấn đề môi trường nghiêmtrọng đang đe dọa xã hội và nền kinh tế Nhật Bản, để xây dựng một cơ sở vữngchắc cho sự phát triển thịnh vượng của Nhật Bản trong tương lai Hội đồng định ra
5 lĩnh vực cho phát triển khoa học công nghệ sau đây:
- Khoa học và công nghệ nhằm khắc phục vấn đề cạn kiệt tài nguyên đang bị
đe dọa
Trang 23- Khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề môi trường và an toàn, tạo
ra môi trường sống mong muốn
- Khoa học và công nghệ nhằm bảo đảm và tăng cường sức khỏe nhân dân
- Khoa học và công nghệ mũi nhọn và cơ bản
- Khoa học và công nghệ để thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác quốc tế nhằmduy trì khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trên thị trường quốc tế.9
Trong những năm sau khi báo cáo số 6 được trình bày, khoa học và côngnghệ đã tiến bộ trên các lĩnh vực khác nhau, môi trường khoa học và công nghệ đãtrải qua một sự biến đổi mạnh mẽ do những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp, bởi
sự đình đốn của nền kinh tế thế giới, sự trưởng thành và già đi của xã hội NhậtBản Hội đồng đã đệ trình lên Thủ tướng báo cáo khuyến nghị thứ 11 năm 1984, đềxuất các biện pháp cơ bản cẩn thực hiện trong 10 năm để thúc đẩy khoa học vàcông nghệ Trong đó, Hội đồng nhấn mạnh một số điểm chính như sau: thúc đẩykhoa học và công nghệ sáng tạo; phát triển cân đối khoa học và công nghệ hài hòavới tiến bộ xã hội; phát triển khoa học công nghệ trên quan điểm quốc tế rộng lớn;đầu tư cho nghiên cứu tương đương 3,5% thu nhập quốc dân
Nói tóm lại, với những đóng góp cụ thể, Hội đồng khoa học và công nghệ là
cơ quan chuyên môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp chính phủhoạch định và ban hành các chính sách về lĩnh vực khoa học – công nghệ
II Những thay đổi trong chính sách thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ thể hiện trong đầu tư cho nghiên cứu và triển khai.
Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) của Nhật Bản chỉ chiếm 0,3-0,5%thu nhập quốc dân trong những năm cuối thập kỷ 40 Sau đó, theo đà tiến nhanh
9 Ủy ban Lịch sử Chính sách Khoa học và Công nghệ: Lịch sử chính sách khoa học và công nghệ Nhật Bản NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2004, tr.212.
Trang 24của tốc độ phát triển kinh tế, đầu tư R&D của Nhật Bản lên tới 2% năm 1970, 2,4% năm 1980 và 3,2% năm 1985.
Bảng 1: Những thay đổi trong tổng đầu tư cho R&D (các khoa học tự nhiên)
R&D(b)
Thu nhập quốc dân (GNP)(c)
Đầu tư R&D/GNP(a)/(c) (%)
Tỷ lệ ngân sách trong đầu tư R&D (b)/(a) (%)
số chỉ ra nghiên cứu triển khai của chính phủ giảm không đồng nghĩa với việc nhànước không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động R&D của Nhật Bản Điều nàyđược lý giải bởi bối cảnh thực tiễn trong và ngoài nước lúc đó cũng như các chínhsách điều chỉnh của chính phủ
Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 đã tác động mạnh đến độnglực đầu tư R&D của khu vực tư nhân, cộng thêm tình trạng kinh tế - xã hội của
10 (a(, (b), (c): đơn vị: 100 triệu Yên
-Tổng đầu tư cho nghiên cứu và triển khai dựa trên “Những vấn đề trong công cuộc tái thiết nền kinh tế Nhật Bản”, Cục nghiên cứu, Bộ Ngoại giao, năm 1984 “Điều tra nghiên cứu khoa học và công nghệ” của Cục Thống kê Văn phòng Thủ tướng (từ năm 1984 là Cục thống kê của Cơ quan Quản lý và Điều phối) năm 1960 và sau đó.
-Thu nhập quốc dân dựa trên : “Tổng khảo sát nền kỹ thuật Nhật Bản” của Cục kế hoạch kinh tế.
Dẫn theo Ủy ban Lịch sử Chính sách Khoa học và Công nghệ: Sdd tr.222.
Trang 25Nhật Bản đang xấu đi, Hội đồng Khoa học Công nghệ Nhật Bản đã đệ trình bảnKhuyến nghị thứ 6 Mục tiêu mới là phát triển năng lượng thay thế và công nghệ
có khả năng thích nghi cao, an toàn Bản khuyến nghị gợi ra một số ý tưởng cănbản, đó là:
- Có sự phát triển hài hòa giữa xã hội với khoa học và công nghệ
- Tăng cường khả năng đối phó với khủng hoảng và biến đổi
- Đầu tư cho nghiên cứu tương đương 2,5% (về lâu dài là 3%) thu nhậpquốc dân
Hội đồng đề xuất một số chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, baogồm cấp kinh phí và thúc đẩy các hoạt động R&D liên quan tới các vấn đề tàinguyên, môi trường và an toàn, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và pháttriển của khu vực tư nhân bao gồm cho hưởng chế độ hưởng thuế ưu đãi và cácbiện pháp tài chính, các chế độ ủy thác nghiên cứu và tiến hành một số kế hoạchtăng dần đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lên 3% thu nhập quốc dân
Theo các chính sách này, chính phủ đã tiếp tục tích cực trợ giúp cho các hoạtđộng nghiên cứu và phát triển liên quan đến năng lượng và thúc đẩy hợp tác giữacông nghiệp – viện nghiên cứu – chính phủ thông qua hệ thống Quỹ phối hợp đặcbiệt để thúc đẩy khoa học công nghệ và Dự án nghiên cứu phát triển các công nghệ
cơ bản cho công nghiệp tương lai (bắt đầu năm 1981) Ngân hàng phát triển NhậtBản cũng tăng cường chế độ tài trợ liên quan đến thúc đẩy công nghệ, con số tàitrợ thực sự đạt 129 tỷ yên trong tài khóa 1978 Nhờ các nỗ lực của chính phủ vàkhu vực tư nhân, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tăng đều và đạt 3% năm
1984, qua đó đạt mục tiêu như đã đề ra trước đó của Hội đồng Khoa học Côngnghệ
Trang 26Tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu do sự đầu tư của khu vực tư nhân đốivới hoạt động R&D Vì trong bối cảnh hai cuộc khủng hoảng dầu lửa thập niên 70,chính phủ buộc phải ưu tiên chính sách tài chính vực dậy nền kinh tế nên tổng chingân sách trong những năm 1983-1987 hầu như không tăng, thậm chí tỷ lệ đầu tưcủa chính phủ còn giảm xuống dưới 20% Đây cũng là một trong những nguyênnhân khiến Nhật Bản bị châu Âu và Mỹ chỉ trích là sử dụng thành quả công nghệkhông mất tiền.
Tháng 3 năm 1986, Nội các đề xuất “Những nguyên tắc chỉ đạo chung choChính sách Khoa học và Công nghệ”, kêu gọi chính phủ tăng đầu tư cho nghiêncứu và triển khai, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ nghiên cứu và phát triển Ngoài
ra, cũng cần tăng thêm các biện pháp khuyến khích để tạo môi trường thuận lợi choviệc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển của khu vực tư nhân nhằmđáp ứng các yêu cầu sau:
-Tăng cường nghiên cứu khoa học cơ bản
-Thúc đẩy khoa học và công nghệ đồng thời tăng thêm sự hiểu biết và duy trì
sự hài hòa với xã hội
-Phát triển khoa học và công nghệ trên quan điểm quốc tế có xét đến triểnvọng Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cộng đồng quốc tế trong cáclĩnh vực khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đều là bộ phận cấuthành của nghiên cứu khoa học Chúng có mối quan hệ tương hỗ, gắn kết chặt chẽvới nhau Các ứng dụng thực tế và công nghệ sáng tạo đều bắt nguồn từ nghiên cứu
cơ bản Khu vực tư nhân đóng góp vai trò rất lớn trong hoạt động R&D, tuy nhiênmỗi công ty, tổ chức tư nhân chỉ có thể giới hạn trong khuôn khổ, lĩnh vực riêngnào đó, chủ yếu là trong nghiên cứu ứng dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển tự
Trang 27thân, không thể giải quyết các vấn đề chung của khoa học Bởi vậy, chính phủ sẽđóng vai trò quan trọng hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản Ưu tiênđầu tư chiều sâu các lĩnh vực nghiên cứu lớn mà khu vực tư nhân không thể tiếnhành được, các dự án quy mô, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, giải quyết các vấn
đề môi trường và an toàn, nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn, khuyến khích cáchoạt động nghiên cứu và triển khai của tư nhân
Nói tóm lại, thời kỳ từ năm 1970 đến năm 1991, chính phủ Nhật Bản đã cónhiều sự thay đổi về mặt chính sách và những biện pháp cụ thể để thúc đẩy hoạtđộng nghiên cứu và triển khai Kết quả là, đến năm 1986, tổng chi tiêu trongnghiên cứu của Nhật Bản đạt hơn 9 ngàn tỷ Yên, chiếm 3,47% thu nhập quốc dân,cao hơn nhiều nước châu Âu tại thời điểm đó
Bảng 2: Tổng chi phí cho nghiên cứu và tỷ lệ trong thu nhập quốc dân năm 1986 ở
là 29,11 triệu Yên (tài khóa 1985)
11 Số liệu dựa theo Ủy ban Lịch sử Chính sách Khoa học và Công nghệ: Sdd tr.196-197.
Trang 28Chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai của chính phủ NhậtBản được xem là đóng vai trò quan trọng nhất không chỉ xét trên hiệu quả của nóđối với nền khoa học, công nghệ mà còn đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội vàcác chính sách phát triển khác liên quan Như đã trình bày ở trên, chính phủ NhậtBản đóng vai trò ban hành những chính sách, còn thực tế chi phí đầu tư cho R&Dtập trung chủ yếu ở khu vực tư nhân Xét cho cùng, các công ty, tổ chức tư nhânmột mặt đã đeo lên vai một phần gánh nặng tài chính trong khi chính phủ còn phảiđương đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế; mặt khác các công ty, tổ chức mongmuốn đầu tư cho nghiên cứu triển khai thu lợi nhuận đã phát triển rất năng động,linh hoạt và tạo ra sức cạnh tranh lớn trên trường quốc tế.
III Chính sách đào tạo và tuyển dụng cán bộ nghiên cứu
Khoa học và công nghệ của một quốc gia không thể phát triển được nếu nhưkhông có các cán bộ nghiên cứu tài năng cùng với những điều kiện môi trường tốt
để phát huy năng lực của họ Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quyết định hàngđầu, trở thành động lực thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển nếu đặt họ trongmôi trường tốt, ngược lại nguồn nhân lực sẽ bị biến thành trở lực của xã hội Môitrường ấy bao gồm nhiều thành tố khác nhau như điều kiện cơ sở vật chất, quy mônền kinh tế và tài chính, nhu cầu xã hội, đường lối chính sách của Nhà nước… Hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, quốc đảo Nhật Bản không cóđiều kiện tự nhiên trời phú như Mỹ, cũng không có diện tích rộng lớn như TrungQuốc, để tồn tại và phát triển, đất nước xứ “Mặt trời mọc” sớm ý thức được vai tròtối quan trọng của nhân tố con người Trong bối cảnh làn sóng của cuộc cách mạngkhoa học – công nghệ đang phát triền như vũ bão, đồng thời đáp ứng nhu cầu pháttriển thực tiễn của quốc gia trong những năm 1973-1991, chính phủ Nhật Bản coitrọng chính sách đào tạo và tuyển dụng các cán bộ nghiên cứu, nhằm nâng cao chất
Trang 29lượng cho các nhà nghiên cứu và kỹ sư, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứutriển khai các lĩnh vực công nghệ mới.
Số cán bộ trong các ngành khoa học tự nhiên đã có những thay đổi nhanhchóng
Bảng 3: Những thay đổi về số cán bộ nghiên cứu tại Nhật Bản từ năm 1959 đến
năm 1987 (Đơn vị: 1000 người)12
Năm Công nghiệp Viện nghiên cứu Trường đại học Tổng số
12 Chỉ tính các cán bộ trong ngành khoa học tự nhiên, không tính trong ngành khoa học xã hội nhân văn
Nguồn: “Báo cáo Điều tra về nghiên cứu Khoa học và Công nghệ”, của Phòng Thống kê, Cục Quản lý và Điều phối.
Dẫn theo Ủy ban Lịch sử Chính sách Khoa học và Công nghệ: Sdd tr.232.
Trang 30Cũng từ dữ liệu trên, ta rút ra tốc độ tăng của các thành phần như sau:
Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng số cán bộ nghiên cứu từ 1959 - 1987 Đơn vị: (%)
Xu hướng cho thấy số thành viên nghiên cứu trong các thành phần đều tăng.Trong đó, tới năm 1987, số cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp tăngnhanh nhất (612,6% so với năm 1959) Tuy nhiên, số cán bộ nghiên cứu trong viện
Trang 31nghiên cứu lại có xu hướng tăng chậm nhất, chỉ tăng 344,1% so với năm 1959.Điều này cũng phản ánh chi phí tăng đầu tư chủ yếu ở khu vực tư nhân nhằm đápứng nhu cầu phát triển mới của ngành công nghiệp.
Không chỉ ở trong nước, hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học – côngnghệ còn được hợp tác, liên kết với các nước Năm 1986, Luật “Hỗ trợ Trao đổiNghiên cứu của Nhà nước”, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến việc đào tạocán bộ nghiên cứu, thông qua việc mời các nhà nghiên cứu nước ngoài vào NhậtBản và cử các nhà nghiên cứu Nhật Bản tham gia các cuộc Hội nghị nghiên cứu vàbáo cáo những thành tựu ở nước ngoài
Đào tạo cán bộ nghiên cứu trong công nghiệp thay đổi trong những năm nửasau thập kỷ 60 đến đầu những năm 80 Đây là thời kỳ nền kinh tế chuyển từ pháttriển theo chiều rộng, tốc độ tăng trưởng nhanh sang nền kinh tế phát triển theochiều sâu, tăng trưởng kinh tế chậm và xã hội già đi Trong thời kỳ kinh tế tăngtrưởng nhanh, do thị trường khan hiếm nguồn lao động dẫn tới yêu cầu phải nângcao chất lượng nguồn nhân lực Xu hướng chuyên hóa, phân đoạn và đa dạng hóacác chương trình đào tạo cho phù hợp với các loại hình công việc; phát triển và đadạng hóa các phương pháp, kỹ thuật đào tạo là xu hướng chính Bước sang nhữngnăm tăng trưởng chậm của nền kinh tế và số lượng người lao động có độ tuổi trungniên, già đi ngày càng đông Nhiều xí nghiệp buộc phải tìm nơi tiêu thụ ở nướcngoài cho sản phẩm của mình bằng cách tập trung vào việc phát triển công nghệđộc đáo riêng Do đó, trong đào tạo công nghiệp xuất hiện một số khuynh hướngriêng Đó là:
- Khuynh hướng chuyên môn hóa hoàn toàn và tăng cường đào tạo theo chứcnăng Sau đó là chính sách dài hạn nhằm bồi dưỡng số ưu tú có khả năng đảmnhiệm các chức vụ quản lý cao cấp Đối với những nhân viên có độ tuổi từ 60-
65, việc cần thiết là đào tạo họ trở thành các nhà chuyên môn và chuyên gia
Trang 32- Khuynh hướng thứ hai là đào tạo hệ thống có chọn lọc Khunh hướng ngàycàng trở nên rõ rệt khi nhiều xí nghiệp quyết định tiến hành vào việc đào tạocần thiết có chọn lọc theo nhu cầu của từng công ty cũng như nguyện vọng củabản thân công nhân Kết quả là các lớp đào tạo bên ngoài trở nên ngày càng phổbiến, nâng cao năng lực của người lao động.
Bên cạnh hoạt động đào tạo cán bộ, chính phủ cũng ban hành những chínhsách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển và tăng cường chế độthưởng Ví dụ, Viện phát minh và Sáng chế Nhật Bản nhằm thúc đẩy nghiên cứu
và phát sinh sáng chế ở khu vực tư nhân, đến năm 1988 đã trao tặng Giải thưởngPhát minh Quốc gia cho 4.428 người
Ngoài ra, những người có công đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học vàcông nghệ cũng được khuyến khích và tặng giải thưởng của Thủ tướng và Quốc vụkhanh về khoa học công nghệ
IV Mở rộng, củng cố cơ sở nghiên cứu và phát triển.
1 Thành lập thêm các viện nghiên cứu trung ương và nghiên cứu cơ bản của
tư nhân
Trong thập niên 60, ở Nhật Bản đã xuất hiện phong trào thành lập các việnnghiên cứu tư nhân do tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế và việc phi tập trunghóa các chức năng nghiên cứu và triển khai nằm rải rác ở các cơ sở kinh doanhkhác nhau Bước sang những năm 70, do tình hình trong nước và quốc tế đang xấu
đi về kinh tế, các công ty bị giảm doanh thu dẫn tới phong trào thành lập các việnnghiên cứu bị chững lại Tuy nhiên, sang những năm 80, số lượng các viện nghiêncứu lại được tăng lên Nguyên nhân là do: lúc đó, Nhật Bản đang bị thế giới, nhất
là các nước Âu – Mỹ chỉ trích là hưởng thành quả nghiên cứu cơ bản không mấttiền; mặt khác, Nhật Bản lúc này đã trở thành cường quốc và thế giới đòi hỏi ở
Trang 33quốc gia phát triển nhất châu Á đóng góp một vai trò lớn hơn phù hợp với sứcmạnh tương ứng của mình Trong khi đó, trong khoa học và công nghệ bắt đầu có
sự đổi mới buộc các công ty phải thay đổi chiến lược, sự thay đổi đó có thể quyếtđịnh đến vận mệnh của công ty trong tương lai
Vì vậy, hầu hết các viện nghiên cứu đều tập trung vào phát triển các côngnghệ cao như điện tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học và cơ điện tử
Ngoài ra, ở Nhật Bản còn xuất hiện các viện nghiên cứu của các hãng sảnxuất dược phẩm và hóa chất nước ngoài Không chỉ vì Nhật Bản là một thị trườnglớn, mà vì tâm lý học cho rằng, nếu đạt được thành công trên đất Nhật với trình độ
kỹ thuật hiện đại, họ sẽ được biết đến với danh tiếng là những công ty hàng đầu thếgiới
2 Khuynh hướng mới trong các cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm quốc gia Tháng 9-1987, Hội đồng Khoa học và Công nghệ đệ trình lên Thủ tướng bảnbáo cáo “Các cơ sở thử nghiệm và nghiên cứu quốc gia trên quan điểm trung và dàihạn” Nhật Bản sẽ phải tự phát triển công nghệ mới để giải quyết các vấn đề xã hộiđang đặt ra Trước những khuynh hướng này, các cơ sở nghiên cứu đã bắt đầu đẩymạnh nghiên cứu cơ bản và tiên tiến, nghiên cứu và phát triển quy mô lớn mà cácviện nghiên cứu tư nhân không thể tiến hành, và tiến hành trao đổi với các việnnghiên cứu khu vực tư nhân, các trường đại học, chính phủ và quốc tế
Phòng thí nghiệm Quốc gia về Vật lý năng lượng cao (thành lập năm 1966)nghiên cứu nhằm xác định dạng cuối cùng của vật chất, hoặc tìm ra bí mật của cáchạt cơ bản, là cơ sở của khoa học tự nhiên Năm 1986, một máy gia tốc “Tristan”kiểu va đập election và positron mới hoàn thành đã được sử dụng, tạo ra nănglượng cao nhất thế giới (30 tỷ election volt)
Trang 34Viện sinh học cơ bản thành lập năm 1977, nghiên cứu các vấn đề cơ bản về
sự sống và phân tích vật chất phân tử
Phòng thí nghiệm Hàng không Vũ trụ Quốc gia lắp đặt đường ống khí độnghọc cận âm, đường ống khí động học siêu âm kiểu thổi xuống và các thiết bị khác.Chú trọng đường ống khí động học cận âm và các trang thiết bị nghiên cứu liênquan đến động cơ phản lực
3 Thành lập trung tâm công nghệ then chốt Nhật Bản
Đầu những năm 80, đã có nhiều thay đổi đáng kể như: các cơ sở nghiên cứukhoa học và công nghệ lớn hơn, chu kỳ nghiên cứu dài hơn, nhiều lĩnh vực nghiêncứu hòa nhập với nhau, nghiên cứu và triển khai phức tạp hơn Thời kỳ này, thếgiới công nghiệp đang cố gắng phát triển các công nghệ mới, mở ra các thị trườngmới và chú trọng nghiên cứu cơ bản hơn
Tháng 10 năm 1985, theo “Luật hỗ trợ nghiên cứu công nghệ then chốt”,Trung tâm công nghệ then chốt Nhật Bản được thành lập như một cơ quan đặcbiệt, mục tiêu của trung tâm là cấp kinh phí cho nghiên cứu công nghệ then chốt ởkhu vực tư nhân
Trung tâm Công nghệ Then chốt do Bộ công nghiệp và Thương mại Quốc tế(MITI) và Bộ Bưu chính và Viễn thông thành lập Luật hỗ trợ nghiên cứu côngnghệ gồm các nguyên tắc sau:
- Phản ánh ý định của khu vực tư nhân và tôn trọng quyền độc lập của khu vực tưnhân
- Thúc đẩy hợp tác giữa các ngành công nghiệp, trường đại học và các cơ quanchính phủ
Trang 35- Tiến hành tốt việc thử nghiệm và nghiên cứu các công nghệ mũi nhọn Đặc biệtchút trọng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.
Trước thực tế là ¾ hoạt động R&D là do khu vực tư nhân gánh chịu, trungtâm được tổ chức để đảm bảo sự trợ giúp của chính phủ, chủ yếu là tài trợ cho hoạtđộng nghiên cứu và triển khai của các công ty tư nhân, đặc biệt là nghiên cứu cơbản có mục tiêu do các công ty tư nhân tự vạch kế hoạch
Trong năm 1987, Trung tâm đã đầu tư 17,3 tỷ Yên vào 59 dự án và cấp tàichính 7,7 tỷ Yên cho 117 dự án
4 Xây dựng thành phố Khoa học Tsukuba
Nếu như “thung lũng Silicon” là niềm tự hào của nền khoa học hiện đại Mỹ,thì thành phố Khoa học Tsukuba là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ NhậtBản Thành phố đặt cách xa Tokyo 60km về hướng Đông Bắc với diện tích rộng28.560ha Được xây dựng do nhu cầu đáp ứng về mặt cơ sở vật chất hiện đại chohoat động nghiên cứu, đào tạo và quy hoạch lại bộ mặt đô thị thủ đô, thành phốđược xây dựng nhằm: Hình thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo đẳng cấpquốc tế, đáp ứng các nhu cầu của thời đại khoa học công nghệ và đào tạo cấp cao,phát triển cân đối toàn bộ khu vực thủ đô
Năm 1985, “Triển lãm quốc tế về Khoa học và Công nghệ” được tổ chứclần đầu tiên tại thành phố Khoa học Tsukuba do Cục Khoa học và Công nghệ tổchức nhằm mục đích làm cho sự quan tâm của công chúng đối với khoa học vàcông nghệ trở nên sâu sắc hơn
Kết quả là, thành phố đã trở thành điểm đầu mối lớn tập trung khoảng 1/3 sốcác viện nghiên cứu và thử nghiệm quốc gia và hơn 100 công ty tư nhân Đếntháng 11 năm 1988, có khoảng 100 viện thử nghiệm, nghiên cứu và giáo dục hoạt
Trang 36động ở Tsukuba và 70 viện khác quyết định tham gia Thành phố trở thành trungtâm nghiên cứu khoa học, giáo dục bậc cao lớn nhất Nhật Bản cho tới ngày nay
V Thúc đẩy trao đổi nghiên cứu trong nước
Tri thức khoa học là vô tận, và mỗi cá nhân, tổ chức nghiên cứu thường chỉ
đảm nhiệm một hay một vài lĩnh vực chuyên môn cụ thể Bởi vậy, để mở rộng vốntri thức và hoạt động nghiên cứu có hiệu quả, việc trao đổi nghiên cứu là cần thiết “Trao đổi nghiên cứu” có nghĩa là một số cơ quan nghiên cứu (các nhànghiên cứu và các viện nghiên cứu) trao đổi tri thức về các hoạt động nghiên cứu
và phát triển chung bằng cách trực tiếp tiếp xúc để xúc tiến các hoạt động của mìnhmột cách có hiệu quả hơn Hình thức trao đổi bao gồm:
- Trao đổi tri thức giữa các nhà nghiên cứu
- Thúc đẩy nghiên cứu chung (nghiên cứu chung, nghiên cứu ủy thác vànghiên cứu theo đơn đặt hàng)
- Sử dụng chung các cơ sở thiết bị nghiên cứu
- Sử dụng chung thông tin nghiên cứu
1 Thúc đẩy trao đổi nghiên cứu giữa khu vực tư nhân các trường đại học vàcác cơ quan chính phủ ở Nhật Bản
A Chính sách thúc đẩy trao đổi nghiên cứu
Giai đoạn từ năm 1971-1977, dựa theo Báo cáo số 5 “chính sách Khoa học
và công nghệ toàn diện cho những năm 1970” của Hội đồng Khoa học công nghệ,việc nghiên cứu và phát triển công nghệ xây dựng và nghiên cứu triển khai về côngnghệ năng lượng mới được khởi xướng và tiến hành theo một hệ thống tương tựChương trình Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia
Trang 37Sau năm 1984, Báo cáo số 11 “Chính sách cơ bản toàn diện thúc đẩy khoahọc và công nghệ trước tình hình thay đổi trên quan điểm dài hạn” đề xuất việcthúc đẩy khoa học và công nghệ sáng tạo làm phương hướng cơ bản cho chínhsách tương lai của Nhật Bản Nhiều hoạt động nghiên cứu liên kết đã được bắt đầunhư Nghiên cứu liên kết và riêng rẽ chính phủ - tư nhân bắt đầu trong tài khóa
1985 dưới sự kiểm soát của Bông Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI), Dự
án nghiên cứu vật liệu siêu dẫn nhiều sợi (bắt đầu trong tài khóa 1988) dưới sựkiểm soát của Cục Khoa học và Công nghệ
B Chính sách trợ giúp trao đổi nghiên cứu
Để hoạt động trao đổi nghiên cứu có hiệu quả, việc quan trọng là cần có môitrường thuận lợi để thúc đẩy nó phát triển Các chính sách trợ giúp trao đổi nghiêncứu được ban hành nhằm tạo ra môi trường thuận lợi đó
Cải tiến các chế độ và các mặt khác nhằm tạo tạo điều kiện thuân lợi chotrao đổi nghiên cứu Theo quyết định của Nội các và việc thành lập “Hội đồng liênlạc thúc đẩy trao đổi nghiên cứu” (năm 1987) nhằm mục đích nghiên cứu các chínhsách cụ thể để tiến hành trao đổi nghiên cứu trong tương lai một cách phù hợp vàthuận lợi
VI Trao đổi quốc tế về khoa học và công nghệ
1 Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ
Từ sau những năm 70, Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa
học và công nghệ Năm 1971, Báo cáo số 5 của Hội đồng Khoa học Công nghệ nêu
rõ rằng địa vị của Nhật Bản đã được nâng lên trên trường quốc tế, cần phải tiếp tụctăng cường trao đổi, hợp tác với các nước phát triển và đang phát triển về lĩnh vựckhoa học công nghệ
Trang 38Năm 1974, Cơ quan Năng lượng Quốc tế thành lập, Nhật Bản đã tham gia tổchức này ngay từ khi thành lập và đã chủ động hợp tác trong nhiều dự án chung.Nhật Bản có nhu cầu phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân của mình vì mụcđích hòa bình Trong những năm 1976-1977, Nhật Bản và Mỹ đã diễn ra cuộcthương lượng và Mỹ đã chấp nhận hoạt động của nhà máy tái chế với một số điềukiện nhất định Kết quả là, Nhật Bản đã có thể thực hiện bước đi đầu tiên trongviệc xây dựng chu trình nhiên liệu hạt nhân Ngoài Mỹ, Nhật Bản còn ký kết cácHiệp định hợp tác về khoa học công nghệ với các nước lớn khác như Liên Xô, TâyĐức, Pháp…
Các bên thỏa thuận với nhau rằng cần tiến hành nghiên cứu liên kết quy môlớn trong lĩnh vực tổng hợp hạt nhân và các lĩnh vực khác từ năm 1979 như khoahọc vũ trụ, vật lý cơ bản, khoa học về sự sống…
2 Hoạt động chuyển giao công nghệ từ năm 1970
Từ những năm 1970, Nhật Bản chuyển từ tình trạng phụ thuộc vào việc nhậpcông nghệ sang thúc đẩy chuyển giao công nghệ Khi những thay đổi trong lĩnhvực nhập và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản từ những năm 1970 được đemđối chiếu giữa số tiền bỏ ra mua công nghệ với số chi phí phát triển kỹ thuật thì chỉ
số là 10% (135 tỷ yên cho công nghệ nhập so với 1,3 nghìn tỷ yên cho chi phíR&D) năm 1971, giảm nhanh xuống 3,1% (261 tỷ yên so với 8,4 nghìn tỷ yên năm1986)
Trong khi đó, số tiền thu được do chuyển giao công nghệ so với chi phínghiên cứu và phát triển là 2,0% (27 tỷ yên cho công nghệ chuyển giao so với 1,3nghìn tỷ yên cho chi phí R&D) năm 1971, nhưng tỷ lệ này nhanh chóng tăng lêngần 3% (244 tỷ yên so với 8,4 nghìn tỷ yên năm 1986) Nếu so sánh giá trị các hợpđồng mới hàng năm, thì giá trị chuyển giao công nghệ đã vượt so với nhập công