1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm cấu trúc và can thiệp các bất thường van mũi trong qua nội soi

159 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

1.1 ịnh nghĩa xác định van mũi, van mũi ngoài, van mũi trong và góc van mũi trong...4 1.2 Giải phẫu van mũi trong...5 1.3 Các nghiên cứu về hình dạng cấu trúc và trị số góc van mũi trong

Trang 1

NGUYỄN TRIỀU VIỆT

Ặ ỂM CẤU TRÚC VÀ CAN THIỆP CÁC BẤ Ờ G VA Ũ RO G

QUA NỘI SOI

LUẬN ÁN TIẾ SĨ C

– ăm 2016

Trang 2

NGUYỄN TRIỀU VIỆT

Ặ ỂM CẤU TRÚC VÀ CAN THIỆP CÁC BẤ Ờ G VA Ũ RO G

QUA NỘI SOI

Chuyên ngành: Tai ũi Họng

Trang 3

ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công

bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Triều Việt

Trang 4

1.1 ịnh nghĩa xác định van mũi, van mũi ngoài, van mũi trong và góc van mũi trong 4 1.2 Giải phẫu van mũi trong 5 1.3 Các nghiên cứu về hình dạng cấu trúc và trị số góc van mũi trong

qua nội soi 8 1.4 Sinh lý và sinh lý bệnh van mũi trong 13 1.5 Nguyên nhân và các yếu tố gây nên bất thường van mũi trong 14 1.6 ác phương pháp xác định các bất thường về cấu trúc tại khu vực van

mũi trong gây nghẹt mũi 19 1.7 Vai trò của phương pháp đo lường chủ quan được lượng giá và các

phương pháp thăm dò khách quan đối với đánh giá trước phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật các bất thường cấu trúc khu vực van mũi trong 23 1.8 ánh giá hiệu quả can thiệp các bất thường cấu trúc: vách mũi bên,

vách ngăn và cuốn dưới tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi 26

hương 2: G V Ơ G Á G Ê ỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu trên những người không có than phiền nghẹt

mũi mạn tính xác định hình dạng van mũi trong, trị số góc van mũi

Trang 5

trong gây nghẹt mũi 48 2.3 Xử lý số liệu 66

hương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc van mũi trong trên đối tượng

không than phiền nghẹt mũi mạn tính 67 3.2 Kết quả nhóm can thiệp phẫu thuật các bất thường vách mũi bên, vách

ngăn và cuốn dưới tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu

Phụ lục 2: Bảng thang điểm đánh giá nghẹt mũi (NOSE)

Phụ lục 3: Phiếu thu thập số liệu trên những đối tượng không có than phiền

nghẹt mũi mạn tính

Phụ lục 4: Danh sách sinh viên tham gia nghiên cứu

Phụ lục 5: Danh sách bệnh nhân phẫu thuật

Phụ lục 6: Chấp thuận của hội đồng đức

Phụ lục 7: Quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật của Bộ Y Tế

Trang 6

CAD : Computer Aided Design

NOSE scale : Nasal obstruction symptom evaluation scale

ROE : Rhinoplasty outcomes evaluation

Trang 7

Acoustic rhinometry o sóng âm mũi

Alar batten grafts Mảnh ghép cánh mũi dạng cánh dơi Butterfly grafts Mảnh ghép dạng cánh bướm

Computer Aided Design Thiết kế được hỗ trợ vi tính

ottle’s maneuver Nghiệm pháp Cottle

Endonasal approach Tiếp cận bên trong mũi

Endonasal spreader graft ặt mảnh ghép dài trong mũi

Exonasal approach Tiếp cận bên ngoài mũi

External nasal valve an mũi ngoài

Inferior turbinate hypertrophy Phì đại cuốn mũi dưới

Internal nasal valve an mũi trong

Internal nasal valve angle óc van mũi trong

Internal nasal valve compromise Bất thường van mũi trong

Internal nasal valve region Khu vực van mũi trong

Lateral nasal wall collapse Sụp vách mũi bên

Lower lateral nasal cartilage Sụn cánh mũi bên dưới

Modified ottle’s maneuver Nghiệm pháp Cottle cải tiến

Nasal septal cartilage Sụn vách ngăn mũi

Nasal obstruction symptom hang đánh giá triệu chứng nghẹt mũi

evaluation scale

Nasal valve collapse Sụp van mũi

Nasal valve compromise Bất thường van mũi

Trang 8

Monopolar submucosal diathermy ốt cuốn dưới bằng dao điện đơn cực

Tight-fitting tunnel fixation method Phương pháp cố định khít dạng ống ranscutaneous and transseptal suture Khâu xuyên da và vách ngăn

Turbinate reduction Thu nhỏ cuốn mũi

Upper lateral nasal cartilage Sụn cánh mũi bên trên

Trang 9

Bảng 1.1 Trị số góc van mũi trong theo dạng cấu trúc van mũi

trong qua nội soi 10

Bảng 3.1 Kết quả số lượng và tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu ở nhóm không có than phiền nghẹt mũi 67

Bảng 3.2 Số lượng các dạng van mũi trong qua nội soi theo phân loại của Miman 68

Bảng 3.3 Trị số góc van mũi trong bên phải theo dạng van mũi trong 69

Bảng 3.4 Trị số góc van mũi trong bên trái theo dạng van mũi trong 69

Bảng 3.5 Trị số góc van mũi trong chung cho cả nghiên cứu 70

Bảng 3.6 Kết quả nội soi các dạng lệch vách ngăn mũi hai bên 70

Bảng 3.7 Kết quả nội soi mức độ lệch vách ngăn 71

Bảng 3.8 Kết quả nội soi cuốn mũi dưới hai bên trước khi xịt thuốc co mạch 71

Bảng 3.9 Kết quả nội soi cuốn mũi dưới hai bên sau khi xịt thuốc co mạch 15 phút 72

Bảng 3.10 Phân chia giới tính trong nhóm can thiệp 73

Bảng 3.11 Mô tả nhóm tuổi trong nhóm can thiệp phẫu thuật 73

Bảng 3.12 Các loại phẫu thuật ở nhóm can thiệp 73

Bảng 3.13 Kết quả đánh giá lâm sàng và thực hiện nghiệm pháp ottle đánh giá sụp sụn cánh mũi bên trên vùng van mũi trong 74

Bảng 3.14 Kết quả thực hiện nghiệm pháp Cottle cải tiến 74

Bảng 3.15 Kết quả thực hiện nghiệm pháp que thăm dò mô phỏng mảnh ghép 75

Bảng 3.16 Kết quả các dạng góc van mũi trong ở bệnh nhân 75

Bảng 3.17 So sánh tỉ lệ các dạng van mũi trong giữa nhóm có chỉnh hình van mũi trong và không có chỉnh hình van mũi trong qua nội soi 76

Trang 10

không than phiền nghẹt mũi 76

Bảng 3.19 Vị trí lệch vách ngăn trước phẫu thuật 77 Bảng 3.20 Mức độ lệch vách ngăn trước phẫu thuật 77 Bảng 3.21 Mức độ quá phát cuốn dưới trước khi xịt thuốc co mạch

trước phẫu thuật 78

Bảng 3.22 Mức độ quá phát cuốn dưới sau khi xịt thuốc co mạch

15 phút trước phẫu thuật 78

Bảng 3.23 Cải thiện nghẹt mũi sau khi xịt thuốc co mạch 15 phút 79 Bảng 3.24 Phân bố số lượng trường hợp nghẹt mũi và mức

độ nghẹt trước phẫu thuật 79

Bảng 3.25 Phân bố số trường hợp nghẹt mũi và mức độ nghẹt mũi 01 tuần

sau phẫu thuật 80

Bảng 3.26 Phân bố số trường hợp nghẹt mũi và mức độ nghẹt mũi 04 tuần

sau phẫu thuật 80

Bảng 3.27 Phân bố số trường hợp nghẹt mũi và mức độ nghẹt mũi 12 tuần

sau phẫu thuật 81

Bảng 3.28 Tổng hợp mô tả thay đổi N SE trước và sau khi

phẫu thuật cho cả nhóm phẫu thuật 81

Bảng 3.29 hay đổi điểm NOSE ở hai nhóm phẫu thuật 82 Bảng 3.30 Ý nghĩa thống kê sự thay đổi N SE trước và sau phẫu

thuật tại mỗi thời điểm đánh giá bằng phép kiểm T 82

Bảng 3.31 Nguyên nhân phẫu thuật 83 Bảng 3.32 hay đổi trị số góc van mũi trước và sau phẫu thuật được xác

định bằng phần mềm autocad 2007 ở nhóm có can thiệp đặt mảnh ghép dài qua nội soi chỉnh hình van mũi trong 83

Trang 11

Bảng 3.34 So sánh sự thay đổi trị số góc van mũi trong trước,

sau phẫu thuật và nhóm không nghẹt mũi 84

Bảng 3.35 Tổng hợp mức độ quá phát cuốn mũi dưới sau 12 tuần phẫu thuật

trước và sau khi xịt thuốc co mạch 15 phút 85

Bảng 3.36 So sánh mức độ quá phát cuốn dưới sau phẫu thuật và kết quả

ở đối tượng không có than phiền nghẹt mũi 85

Bảng 4.1 So sánh số mẫu, tuổi và giới giữa các nghiên cứu 87 Bảng 4.2 So sánh kết quả các dạng van mũi trong qua nội soi 88 Bảng 4.3 Tỉ lệ số góc van mũi trong được xác định trị số giữa các

nghiên cứu 90

Bảng 4.4 Trị số góc của từng loại van mũi trong giữa nghiên cứu của

chúng tôi và của Miman 93

Bảng 4.5 So sánh kết quả trị số góc van mũi trong giữa các nghiên cứu 94 Bảng 4.6 Kết quả so sánh các dạng lệch vách ngăn giữa

nghiên cứu của chúng tôi và của Hong-Ryul Jin 97

Bảng 4.7 So sánh mức độ lệch vách ngăn giữa nghiên cứu của chúng tôi

và nghiên cứu của Hong-Ryul Jil trên 02 nhóm có và không có

triệu chứng nghẹt mũi 98

Bảng 4.8 So sánh tuổi trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi

với các nghiên cứu khác 100

Bảng 4.9 So sánh số mẫu và giới tính trong nghiên cứu

của chúng tôi và các nghiên cứu khác 101

Bảng 4.10 So sánh các loại can thiệp phẫu thuật khu vực van mũi trong 105 Bảng 4.11 So sánh các kỹ thuật cố định mảnh ghép 107 Bảng 4.12 So sánh kết quả cải thiện nghẹt mũi của nghiên cứu chúng tôi với

các tác giả nước ngoài 112

Trang 13

Hình 1.1 Minh họa van mũi theo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng

Hoa Kỳ 4

Hình 1.2 Minh họa van mũi trong bao gồm: khu vực van mũi trong, góc van mũi trong và trị số góc van mũi trong 5

Hình 1.3 Xác định góc của các dạng cấu trúc van mũi trong qua nội soi theo Miman 9

Hình 1.4 Minh họa dạng góc van mũi trong hình thành bởi thân vách ngăn

bên phải và bên trái và cấu trúc thân vách ngăn thay đổi sau khi xịt thuốc co mạch 15 phút 11

Hình 1.5 Các kiểu cấu trúc van mũi trong qua nội soi theo Miman 12

Hình 1.6 Minh họa hiện tượng sụp vách mũi bên khi thở ở những trường hợp khác nhau 13

Hình 1.7 Minh họa lệch phần trước (mũi tên ngắn) và phần cao (mũi tên dài) vách ngăn ảnh hưởng đến van mũi trong 16

Hình 1.8 Minh họa quá phát cuốn dưới đối bên lệch vách ngăn 18

Hình 1.9 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến 21

Hình 1.10 Minh họa các cấu trúc vách ngăn 28

Hình 1.11 Minh họa các hình thái lệch vách ngăn theo Hong-Ryul Jin 29

Hình 1.12 Minh họa cách chỉnh hình vách ngăn 31

Hình 1.13 Kỹ thuật đặt mảnh ghép dài dưới nội soi 35

Hình 1.14 Các dạng mảnh ghép dùng trong chỉnh hình van mũi 36

Hình 1.15 Vị trí đặt mảnh ghép dài bằng đường tiếp cận trong mũi 37

Hình 1.16 Ba kỹ thuật cố định mảnh ghép tại vùng van mũi trong 37

Hình 2.1 Dạng góc nhọn bên phải 42

Hình 2.2 Dạng góc tù bên phải 42

Hình 2.3 Dạng lõm đuôi bên phải 43

Hình 2.4 Dạng lồi đuôi bên phải 43

Trang 14

Hình 2.13 Minh họa kết quả đo trị số góc van mũi trong trên người

tham gia nghiên cứu 48

Hình 2.14 Minh họa kết quả đo trị số góc van mũi trong trên người tham gia nghiên cứu 48

Hình 2.15 Minh họa tóm tắt phương pháp đánh giá các bất thường cấu trúc tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi 51

Hình 2.16 Minh họa nghiệm pháp dùng que thăm dò mô phỏng mảnh ghép van mũi trong bên trái trên bệnh nhân trong nghiên cứu 52

Hình 2.17 Minh họa dạng van mũi trong trước phẫu thuật 54

Hình 2.18 Minh họa sụp van mũi trong khi hít vào bên trái quan sát dưới nội soi và nghiệm pháp dùng que thăm dò mô phỏng mảnh ghép 55

Hình 2.19-2.27 Minh họa các bước phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong/vách ngăn qua nội soi 56-62 Hình 2.28 Minh họa kết quả phẫu thuật 63

Hình 2.29 Minh họa kết quả phẫu thuật 63

Hình 2.30 Minh họa bước 1 đốt điện cuốn dưới qua nội soi 64

Hình 2.31 Minh họa bước 2 đốt điện cuốn dưới qua nội soi 64

Hình 4.1 Minh họa việc xác định góc ở dạng góc tù không thực hiện được để đo trị số góc 92

Hình 4.2 Minh họa việc xác định góc của dạng góc hình thành bởi thân vách ngăn không thực hiện được 92

Hình 4.3 Minh họa hai góc khi xác định ở dạng xoắn phần đuôi do đó không xác định được góc chính xác của van mũi 93

Trang 15

MỞ ẦU

Y học nói chung và chuyên ngành ai Mũi Họng nói riêng đã phát triển với một tốc độ nhanh chóng trong thời gian qua đồng hành cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác Mặc dù vậy, có những khái niệm về chức năng hay mô tả về giải phẫu của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đã xuất hiện cách nay hàng ngàn năm vẫn còn giá trị sử dụng đến nay như: giải phẫu

và chức năng của mũi đã được mô tả trong y văn thế giới từ cách nay 2000 năm Tuy nhiên, cấu trúc van mũi nằm trong mũi lại được mô tả rất lâu sau

đó, vào đầu thế kỷ XX

Do cảm nhận đủ luồng khí hít vào là rất khác biệt và đặc trưng ở mỗi cá nhân nên việc can thiệp điều trị nghẹt mũi không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong muốn của người bệnh và cả thầy thuốc

Can thiệp vách ngăn và cuốn dưới để điều trị nghẹt mũi đã được đề cập

từ rất lâu trong y văn uy nhiên, việc chỉnh hình van mũi trong để điều trị nghẹt mũi chỉ được đề cập đến trong khoảng cuối thập niên 80 thế kỷ XX và trở nên phổ biến chỉ khoảng 10 năm gần đây

Mặc dù, các phương pháp thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh như đo sóng âm mũi, đo khí áp mũi, scan được ứng dụng để đánh giá trước phẫu thuật và theo dõi sau can thiệp các bất thường cấu trúc van mũi trong như: vách ngăn, cuốn dưới và vách mũi bên từ những năm 1980, nhưng cho đến nay, chưa có phương pháp nào kể trên được xem là tiêu chuẩn vàng [8],[40],[69],[70]

Van mũi trong giữ vai trò quan trọng trong điều hòa lưu lượng khí do khu vực này tạo nên trở kháng lớn nhất ở mũi Nguyên nhân phổ biến nhất, gây giảm thông thoáng khu vực van mũi trong là lệch vách ngăn, cuốn mũi dưới cũng có thể góp phần vào làm hẹp khu vực này [39] Trong số bệnh nhân

Trang 16

nghẹt mũi mạn tính, 13% có sụp vách mũi bên, trong đó 88% là sụp một bên

ể giải quyết các yếu tố bất thường về cấu trúc tại van mũi trong gây nên tình trạng nghẹt mũi, theo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ [40], Yoo [22], André [55], Buyten [39] nên xem xét can thiệp cả ba yếu tố vách ngăn, cuốn mũi dưới và vách mũi bên

Trong khoảng 10 năm gần đây, y văn thế giới đã công bố các nghiên cứu van mũi [37],[39],[40],[43],[50]: hình thái, trị số góc van mũi trong và phẫu thuật ở các bệnh nhân nghẹt mũi ác nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp xử lý khác nhau bao gồm: phẫu thuật bằng đường mổ hở, đường trong mũi và qua nội soi [5],[11],[16],[22],[35],[57]

ối với phẫu thuật van mũi trong qua nội soi, y văn thế giới hiện ghi nhận được hai báo cáo: (1) Clark [16] là người đầu tiên đặt mảnh ghép dài qua nội soi, nhưng thực hiện trên xác và (2) Bassiouny [5] là người đầu tiên

mô tả kỹ thuật đặt mảnh ghép dài qua nội soi để chữa ngáy và nghẹt mũi trên

17 bệnh nhân với hiệu quả mang lại tốt về cả cải thiện nghẹt mũi và ngáy

Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu liên quan về vấn đề này rất ít, Nguyễn Thị Thanh Thúy [3] sử dụng các dạng mảnh ghép chỉnh hình van mũi bằng đường mổ hở

Các khía cạnh như: hình thái cấu trúc, đánh giá bất thường đặc biệt, việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong đồ họa như Autocad 2007 để xác định trị số góc van mũi trong và can thiệp các bất thường van mũi trong qua nội soi, hiện nay chưa có nghiên cứu nào được công bố tại Việt Nam, vì vậy với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đặc biệt, ở đối tượng là người Việt Nam là động lực để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp những đặc điểm cấu trúc, trị số góc van mũi trong trên những người không có than phiền nghẹt mũi làm cơ sở để so sánh, đối chiếu và đánh

Trang 17

giá hiệu quả can thiệp các bất thường van mũi trong gây nghẹt mũi qua nội soi với đề tài như sau:

ặc điểm cấu trúc và can thiệp các bất thường van mũi trong qua nội soi

Thực hiện các mục tiêu sau đây:

1 Khảo sát đặc điểm cấu trúc van mũi trong qua nội soi theo phân loại của Miman

2 Xác định trị số góc van mũi trong qua nội soi bằng phần mềm AutoCad

2007

3 Đánh giá hiệu quả can thiệp các bất thường cấu trúc của vách mũi bên, vách ngăn và cuốn mũi dưới tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi qua nội soi bằng bảng NOSE và nội soi

Trang 18

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ịnh nghĩa xác định van mũi, van mũi ngoài, van mũi trong và góc van mũi trong [22],[32],[40],[54],[57]

ịnh nghĩa xác định van mũi theo Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ [40], các tác giả André [57], Cole [54], Bloching [45]: van mũi, phần van mũi trong và van mũi ngoài được mô tả về mặt giải phẫu là khu vực cắt ngang của khoang mũi chiếm tổng trở kháng lớn nhất đối với dòng khí qua mũi, do vậy tác động chính đến việc hít vào

Hình 1.1 Minh họa van mũi theo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ

“Nguồn: Rhee, 2010” [40].

Van mũi ngoài [22],[32],40],[57]:

- ược xác định là khu vực của tiền đình, dưới cánh mũi

- Hình thành bởi đuôi vách ngăn, trụ giữa của các sụn cánh mũi, rìa cánh mũi và thềm cửa mũi

Thiết đồ cắt ngang van mũi trong

Trang 19

Hình 1.2 Minh họa van mũi trong bao gồm: khu vực van mũi trong, góc van

mũi trong và trị số góc van mũi trong

“Nguồn: André, 2010” [57]

an mũi trong [22],[32],[40],[57]:

Nằm khoảng 1.3cm từ cửa mũi và tương ứng với khu vực nằm bên dưới sụn cánh mũi bên trên; Giới hạn giữa là lưng vách ngăn; Bên dưới là đầu cuốn dưới; Phía bên là sụn cánh mũi bên trên

óc van mũi trong [50],[57]: góc được hình thành bởi sụn vách ngăn

và sụn cánh mũi bên trên, trị số ở người châu Âu là 10-150

1.2 Giải phẫu van mũi trong

Van mũi (van mũi ngoài và van mũi trong) bao gồm nhiều cấu trúc như: vách ngăn, các sụn cánh mũi bên trên, sụn cánh mũi bên dưới, cuốn mũi

ách mũi bên

ầu cuốn mũi

dưới

Van mũi trong

óc van mũi trong

Khu vực van mũi trong

Trang 20

dưới thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau điều hòa sự thông thoáng và trở kháng của mũi Tuy nhiên, có thể xác định sự khác biệt giữa van mũi trong và van mũi ngoài về mặt giải phẫu học [1],[2],[15],[20],[40],[57]

1.2.1 Mô tả chi tiết van mũi trong

Van mũi trong là phân khúc ba chiều hẹp nhất của toàn bộ đường thở ở mũi và được bao bởi những yếu tố sau:

Phía bên trên là rìa đuôi của sụn cánh mũi bên trên

Phía bên là tam giác trống được hình thành bởi mô sợi - mỡ

Phía bên dưới bởi rìa của sụn cánh mũi bên dưới

Ở giữa bởi vách ngăn

Phía giữa dưới bởi gai mũi trước

Phía dưới bởi sàn mũi và gờ trước hố lê

Phía sau bởi đầu cuốn mũi dưới

Khu vực van mũi trong mở rộng không chỉ theo mặt phẳng thẳng đứng

mà còn theo chiều trước sau, nằm trên mặt phẳng chéo giữa lỗ mũi nằm trên mặt phẳng nằm ngang và hố lê nằm trên mặt phẳng thẳng đứng [15],[57] 1.2.2 Mô tả chi tiết các thành phần hình thành van mũi trong

1.2.2.1 Sụn vách ngăn mũi và sụn cánh mũi bên trên

Thành phần sụn của vách ngăn (sụn tứ giác) góp phần quan trọng hình thành cấu trúc khu vực van mũi trong Sụn vách ngăn là một miếng sụn phẳng, hình dạng vuông góc không đều và đa dạng kích thước Sụn tứ giác và hai sụn cánh mũi bên trên gắn kết và hình thành một đơn vị giải phẫu, đôi khi

Trang 21

được xem như sụn bên vách ngăn Lệch hay những dị hình khác của vách ngăn tại khu vực van mũi trong có nhiều khả năng gây triệu chứng tắc nghẽn hơn là các lệch và dị hình ở phía sau khu vực này [1],[34],[35],[40]

1.2.2.2 Cấu trúc vách mũi bên bao gồm: sụn cánh mũi bên trên, bên dưới và tam giác trống

1.2.2.2.1 Tam giác trống (không có sụn)

ây là khu vực mô sợi mỡ mềm giữa các sụn bên trên và hố lê Nó có hình dạng tam giác gồ ghề, ranh giới phía trước là rìa dưới bên của sụn bên trên và rìa trên của trụ bên, phía sau là rìa xương của hố lê và phía dưới là tiểu thùy cánh mũi am giác này thể hiện “khu vực trở kháng nhỏ nhất” của vách mũi bên và là vị trí có thể xảy ra sụp khi hít vào thường xuyên nhất Khớp nối giữa sụn cánh mũi bên trên và bên dưới có nhiều sụn phụ rất đa dạng, có khi chỉ là một mảnh hoặc nhiều mảnh vụn nhỏ [57]

1.2.2.2.2 Mối liên quan giữa sụn cánh mũi bên trên và bên dưới

Dạng gắn kết giữa các sụn cánh mũi bên trên và sụn cánh mũi bên dưới rất đa dạng, dạng phổ biến nhất là kết nối tận-tận, dạng cuộn vào nhau và chồng lấn Về mặt chức năng, sự hiện diện của hai bề mặt sụn và các mô sợi lỏng lẻo kết nối mang lại sự hỗ trợ cho khu vực van mũi Mặc dù chúng nằm bên dưới khu vực van mũi nhưng khi sụn cánh mũi bên dưới dị hình hay mềm

có thể gián tiếp góp phần làm yếu van mũi trong [19],[45],[52],[54]

1.2.2.2.3 Đầu cuốn mũi dưới

hóp trước của cuốn dưới nằm hướng hơi chếch xuống và phía sau mào hố lê 2-3mm Khu vực này được bao phủ bởi biểu mô vảy, trong khi đó phần lớn nhất của niêm mạc mũi được bao phủ bởi biểu mô trụ tiết nhầy có lông chuyển Màng đệm của nó chứa các tuyến và mô cương Mô cương cũng

Trang 22

được phát hiện ở vách mũi bên ngay phía trước nơi bám của cuốn dưới, nằm lan ra vài mm phía trên hố lê và ở mũi, khi sung huyết sẽ chèn vào van mũi trong Phần xương của đầu cuốn dưới có thể xuất hiện thay đổi về mặt cấu trúc như quá phát hay rỗng hóa Những thay đổi này nên được xem xét đến khi chẩn đoán và can thiệp [47],[51]

1.3 Các nghiên cứu về hình dạng cấu trúc và trị s góc van mũi trong qua nội soi [38],[43],[49],[65]

1.3.1 Nghiên cứu về hình dạng van mũi trong qua nội soi

Miman và cộng sự [50] có thể được xem là những người đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay thực hiện một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về các hình thái cấu trúc van mũi trong qua nội soi Nghiên cứu được thực hiện trên

124 cá nhân (62 nam, 62 nữ) với độ tuổi 15-55 trung bình là 25.6 ±7.6 năm Kết quả được phân tích dựa trên hình ảnh được ghi nhận khi nội soi bằng ống

00, đường kính 4mm cả hai bên hốc mũi, chụp hình trực tiếp khi bệnh nhân nằm không có hoạt động hô hấp ầu của ống soi được hướng vào khu vực van mũi trong mà không gây bất kỳ sự xoắn vặn nào trên hình ảnh ghi nhận được

Hình dạng van mũi trong được phân loại giải phẫu tùy thuộc vào mối liên quan giữa rìa đuôi của sụn cánh mũi bên trên và vách ngăn mũi qua hình ảnh nội soi Miman phân loại hình dạng van mũi trong gồm 6 loại khác nhau như sau: lồi, lõm, góc nhọn, góc tù, xoắn phần đuôi và góc hình thành bởi thân vách ngăn

Miman xem nội soi là công cụ tiêu chuẩn vàng cho việc phân tích các cấu trúc giải phẫu van mũi trong

Trang 23

1.3.2 Các nghiên cứu trị số góc van mũi trong qua nội soi

Nghiên cứu xác định trị số góc van mũi trong qua nội soi đã được một

số tác giả như Miman, chimura, Suh thực hiện với những kết quả khác biệt nhau Miman [50] xác định trị số góc van mũi trong dựa trên những hình ảnh ghi nhận được qua nội soi Tuy nhiên, theo Miman, không thể đo và xác định chính xác góc van mũi trong ở dạng góc tù, dạng xoắn vặn và không có mối liên quan về góc giữa phần ranh giới phía đuôi của sụn cánh mũi bên trên và vách ngăn khi góc được hình thành bởi thân vách ngăn o vậy, chỉ xác định được trị số góc của van mũi trong ở các kiểu lõm đuôi, lồi đuôi và góc nhọn

Miman nhận xét không có sự tương quan giữa trị số góc van mũi trong

và trở kháng mũi, ngay cả khi trở kháng mũi giảm đi trong lúc hít vào và thở

ra ở những trường hợp có trị số góc van mũi trong tăng lên

Trong nghiên cứu này, Miman xác định được trị số góc của 89/134 (38%) bên mũi ác giả không tính trị số góc chung cho tất cả những góc có thể xác định được mà chỉ ghi nhận kết quả riêng lẻ từng dạng

Hình 1.3 Xác định góc của các dạng cấu trúc van mũi trong qua nội soi

“Nguồn: Miman, 2006” [50].

Trang 24

Bảng 1.1 Trị số góc van mũi trong theo dạng cấu trúc van mũi trong qua nội

trị trung bình là 28 0 9± 6.3 nhỏ nhất 16 0 , lớn nhất 45 0, không có sự khác biệt giữa nam và nữ Tác giả không giải thích lý do tại sao chỉ đo và xác định được trị số góc của 160 bên hốc mũi, 72 bên hốc mũi không xác định được trị

số góc Bên cạnh đó, tác giả cũng ghi nhận không có sự tương quan giữa trị số góc van mũi trong và diện tích cắt ngang của van mũi trong Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng thuật ngữ “cái gọi là: van mũi trong” khi đo xác định góc van mũi trong và diện tích cắt ngang thay cho thuật ngữ van mũi trong chính xác do sự di động của toàn bộ vách mũi bên Miman [50] ghi nhận không có sự tương quan giữa trị số góc van mũi trong và trở kháng mũi được xác định bằng đo khí áp mũi và đo sóng âm mũi Ichimura [43] có cùng kết luận giống như vậy Suh (2008) và cộng sự [65] xác định trị số góc van

mũi trong qua nội soi trên 24 hình ảnh với kết quả là 19.3±2.6 0

Trang 25

Bloom [38] (2012), làm nghiên cứu hồi cứu thông tin trên 24 bệnh nhân được phẫu thuật mũi Xác định trị số góc van mũi trong là 9.710

-10.280

Hình 1.4 Minh họa dạng góc van mũi trong hình thành bởi thân vách ngăn

bên phải và bên trái và cấu trúc thân vách ngăn thay đổi sau khi xịt thuốc co mạch 15 phút

“Nguồn: Miman, 2006” [50]

1.3.3 Các phương pháp xác định trị số góc van mũi trong

Miman [50] sử dụng phần mềm “Scion mage for Windows” để xác định trị số góc van mũi trong dựa trên những hình ảnh ghi nhận được qua nội soi

chimura [43] dùng phương pháp đo thủ công bằng cách in những hình ảnh ra giấy và dùng những dụng cụ hình học thông thường xác định góc và trị

số góc van mũi trong

Cấu trúc thân vách ngăn thay đổi sau khi xịt co mạch 15 phút

Phải

Trái

Trang 26

Hình 1.5 Các kiểu cấu trúc van mũi trong qua nội soi theo Miman

Trang 27

1.4 Sinh lý và sinh lý bệnh van mũi trong

bờ đuôi mở ra ngoài Khi rìa phía trên của trụ bên nằm chồng lên sụn cánh mũi bên trên 1-2mm gây nên sụp vào nhiều hơn Rối loạn sự cân bằng này dẫn đến gia tăng trở kháng hít vào ở mũi Mất ổn định van mũi có thể mạn tính hay tạm thời Mất ổn định mạn tính liên quan sụp van mũi xảy ra liên tục

bị sụp

Sụp vách mũi bên khi hô hấp gắng sức ở trường hợp vách mũi bên

bị sụp

Sụp vách mũi bên khi sụn cánh mũi bên trên vững chắc ách mũi bên sụp ít hơn

Sụp vách mũi bên khi sụn cánh mũi bên trên mềm Vách mũi bên sụp nhiều hơn

Trang 28

ngay cả khi hít thở bình thường, ngược lại mất ổn định tạm thời chỉ xảy ra khi

có hoạt động gắng sức [59],[60]

1.5 Nguyên nhân và các yếu t gây nên bất thường van mũi trong

Bất thường van mũi trong được đặc trưng bằng hiện tượng sụp (lõm) khi hít vào ngay cả ở áp lực âm thấp Nó là kết quả của thiếu sự hỗ trợ của vách mũi bên và/hoặc góc van mũi nhọn Những góc nhọn này có thể là do lệch vách ngăn mũi hay chuyển vị sang bên của vách mũi bên [45]

Có thể phân loại thành bất thường van mũi trong nguyên phát và thứ phát [40]

Bất thường nguyên phát là do hẹp bẩm sinh hay vách mũi bên quá yếu gây sụp Hiện tượng sụp này có thể xảy ra trong cuộc đời mà không có chấn thương hay phẫu thuật [45] Niêm mạc phù nề, đặc biệt là ở đầu cuốn mũi dưới cũng có thể làm hẹp khu vực van mũi trong [40] Bất thường thứ phát gây sụp van mũi có thể do mất cấu trúc hỗ trợ sau chấn thương hay làm mất chất quá nhiều trong phẫu thuật tạo hình mũi

Liên quan đến việc đánh giá nguyên nhân và can thiệp bất thường van mũi, năm 2010, Hội ai Mũi Họng và Phẫu Thuật ầu Cổ Hoa Kỳ đưa ra một bản hướng dẫn về sự nhất trí lâm sàng của nhóm chuyên gia ai Mũi Họng Hoa Kỳ đối với định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, cách xử trí và theo dõi sau phẫu thuật van mũi [40]

Từng yếu tố được đưa ra đánh giá xem xét sự nhất trí của mỗi chuyên gia và được cho điểm từ mức 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 9 (đồng ý hoàn toàn) sau đó tính điểm trung bình của nhóm chuyên gia đối với yếu tố đó và xếp loại ở mức nhất trí, gần nhất trí và không nhất trí

Trang 29

Thuật ngữ được sử dụng trong đánh giá, phân loại và can thiệp là “bất thường van mũi” không sử dụng từ “sụp van mũi” hay “hẹp van mũi”

ối với nguyên nhân gây bất thường van mũi gây nghẹt mũi, theo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ [40], các yếu tố sau đạt sự nhất trí:

(1) Bất thường van mũi là một biểu hiện lâm sàng ở những bệnh nhân

có triệu chứng nghẹt mũi, điểm 8.3/9

(2) Bất thường van mũi có thể do rộng tiểu trụ, điểm 7.6/9

(3) Bất thường van mũi có thể do sụp cánh mũi hay vách mũi bên, điểm 8.9/9

(4) Bất thường van mũi có thể do vẹo vách ngăn phần cao, điểm 8.8/9 (5) Bất thường van mũi có thể do quá phát cuốn mũi dưới, điểm 7.3/9 (6) Bất thường van mũi có thể do lệch phần đuôi vách ngăn, điểm 8.3/9

(7) Gai phần dưới của vách ngăn gây bất thường van mũi không đạt được nhất trí, điểm 5.5/9

1.5.1 ác động của lệch vách ngăn trên sự thông thoáng van mũi trong

Theo Cole [54], lệch vách ngăn vào khoảng 3mm có thể dẫn đến thay đổi trở kháng đối với lưu lượng khí qua mũi ole và cộng sự thực hiện một nghiên cứu tinh tế bằng cách đặt những khối nhỏ có kích thước rộng 1-5mm với nhiều mức độ khác nhau dọc theo vách ngăn mũi và bằng việc đánh giá thay đổi trở kháng mũi khi đặt đo khí áp mũi phía sau Kết quả cho thấy: sự thay đổi trở kháng lớn nhất là tại vị trí sụn cánh mũi bên trên, tương ứng khu vực van mũi trong; ứng thứ hai là tại vị trí đuôi vách ngăn; Ít nhất là tại hố

lê và khung xương ác vẹo nhỏ ở phần trước mũi tạo nên sự thay đổi đáng kể

trở kháng mũi

Trang 30

Hình 1.7 Minh họa lệch phần trước (mũi tên ngắn) và phần cao (mũi

tên dài) vách ngăn ảnh hưởng đến van mũi trong

xoang tĩnh mạch so với cuốn mũi dưới Khu vực này có tác động điều hòa lưu

lượng khí và chức năng xuất tiết ở khu vực van mũi trong

Elwany [25] đề cập thuật ngữ “thân vách ngăn” là khu vực dầy lên của

vách ngăn nằm ở phía trên và trước cuốn mũi dưới Mặc dù đóng vai trò quan

Trang 31

trọng trong thay đổi trở kháng của mũi nhưng lại ít được chú ý khi thăm khám Trên lâm sàng, thân vách ngăn phát triển to lên có thể nhầm như lệch

vách ngăn phần cao Miman [50] mô tả một dạng cấu trúc van mũi trong là:

“góc hình thành bởi thân vách ngăn” xuất hiện khi thân vách ngăn phình to lên tại khu vực van mũi trong rong trường hợp này, việc xác định trị số góc không thực hiện được do sự tiếp xúc giữa sụn cánh mũi bên trên và vách ngăn không phải là một điểm mà là một đoạn nên không tạo nên đỉnh của góc

Theo Setlur [61] nhận thấy thân vách ngăn chứa các mô có hoạt động tương tự cuốn mũi dưới Do nằm ở khu vực van mũi trong nên khi thay đổi có thể tác động đến cấu trúc giải phẫu và mức độ thông thoáng khu vực này

Setlur đã thực hiện nghiên cứu trên 100 trường hợp với kết quả ghi nhận 99/100 trường hợp có thân vách ngăn bên đối diện với lệch vách ngăn to hơn so với bên lệch vách ngăn

Gupta [11] ghi nhận phần dầy nhất của vách ngăn trên scan tương ứng với thân vách ngăn, cùng với đó ghi nhận được vách ngăn dầy hơn đáng

kể ở khu vực van mũi trong so với phần bên dưới Các ghi nhận như trên hỗ trợ cho việc cần thiết can thiệp khu vực này

1.5.3 Hiện tượng quá phát cuốn mũi dưới đối bên lệch vách ngăn tác động đến

sự thông thoáng van mũi trong [26],[27],[28]

Theo Willatt [21], ở hầu hết bệnh nhân sau khi được phẫu thuật lệch vách ngăn chữa nghẹt mũi, xảy ra tình trạng nghẹt mũi ở bên mũi đối diện với bên lệch khi trong hốc mũi này có hiện tượng quá phát bù trừ cuốn mũi dưới trước đó Sự quá phát bù trừ này sẽ làm giảm sự thông thoáng van mũi trong Vấn đề này thường được tiên lượng trước phẫu thuật và cuốn mũi dưới quá phát sẽ được can thiệp cùng với vách ngăn

Trang 32

Hình 1.8 Minh họa quá phát cuốn dưới đối bên lệch vách ngăn

“Nguồn: Willatt, 2009” [21]

Berger [29] nhận thấy 2/3 bệnh nhân được phẫu thuật cuốn dưới đối bên với bên lệch vách ngăn cùng lúc với phẫu thuật vách ngăn cảm thấy hài lòng với sự thông thoáng ở cả hai bên hốc mũi, ngược lại không có bệnh nhân nào phẫu thuật vách ngăn đơn thuần thấy hài lòng với bên mũi có quá phát cuốn mũi dưới

1.5.4 ác động cắt cuốn dưới trên sự thông thoáng van mũi trong [29]

Sử dụng đo khí áp mũi phía sau, Berger [29] chứng minh những bệnh nhân có gia tăng trở kháng trước mổ, khi được can thiệp cắt cuốn mũi dưới bán phần đồng thời với phẫu thuật chỉnh hình mũi - vách ngăn sẽ làm giảm đáng kể trở kháng mũi sau phẫu thuật Khi cuốn dưới quá phát trên lâm sàng, chúng có thể làm giảm đáng kể diện tích van mũi trong gây nên tình trạng

nghẹt mũi, do vậy cần được thu nhỏ lại Phẫu thuật cuốn dưới có thể thực hiện

dễ dàng khi cần Hiện nay, nên sử dụng các kỹ thuật can thiệp bảo tồn cuốn

Quá phát cuốn dưới bên phải

Lệch vách ngăn bên trái

Trang 33

dưới mang lại sự cải thiện độ thông thoáng ở mũi ở hầu hết bệnh nhân mà không gây biến chứng nguy hiểm về sau.[23],[26],[27],[28]

1.6 Các phương pháp xác định các bất thường về cấu trúc tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi

Việc đánh giá các bất thường về cấu trúc tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi bao gồm: thăm khám thường qui bằng cách quan sát hiện tượng sụp vách mũi bên khi hít vào, sử dụng các nghiệm pháp và dùng phương tiện chẩn đoán hình ảnh học Một yếu tố khác rất quan trọng, có thể xem như quan trọng nhất, giúp xác định bất thường cũng như quyết định can thiệp là cảm giác nghẹt mũi do chính bệnh nhân ghi nhận, đây cũng chính là lý do chính để bệnh nhân đến điều trị [10],[40],[45],[48]

heo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ [40] những ghi nhận sau liên quan đến xác định bất thường các cấu trúc khu vực van mũi gây nghẹt mũi:

(1) Triệu chứng chính của bất thường van mũi là giảm lưu lượng khí qua mũi được chính bệnh nhân ghi nhận, điểm 8.8/9

(2) Bất thường van mũi có thể tác động xấu đến giấc ngủ, điểm 7.6/9 (3) Các bất thường của vách mũi bên liên quan đến yếu hay dị hình sụn bên trên và/hoặc sụn bên dưới có thể được chẩn đoán bởi bác sĩ khi khám lâm sàng, điểm 8.6/9

(4) Nhìn thấy sụp vách mũi bên khi hít vào phù hợp với chẩn đoán bất thường van mũi, điểm 8.3/9

(5) Soi mũi trước đủ để đánh giá trong mũi khu vực van mũi, điểm 8.6/9

Trang 34

(6) Cải thiện nghẹt mũi khi làm nghiệm pháp Cottle hay nghiệm pháp Cottle cải tiến liên quan với bất thường van mũi, điểm 7.8/9

(7) ăng nghẹt mũi khi thở gắng sức phù hợp với chẩn đoán bất thường van mũi, điểm 8/9

1.6.1 Giá trị của các nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến trong đánh giá bất thường vách mũi bên [40]

Nghiệm pháp ottle được sử dụng toàn cầu bởi các nhà mũi học, đại diện cho tính thống nhất của khu vực van mũi Nghiệm pháp này được Heinberg và Kern phát hiện ra vào năm 1973 uy nhiên, họ đặt tên nghiệm pháp này là “nghiệm pháp ottle” để ghi nhận đóng góp của Maurice H.Cottle (1898-1981) đối với ngành Mũi học [14] ây là một nghiệm pháp hiệu quả để kiểm tra các cấu trúc của van mũi iúp xác định bệnh nhân được lợi nhất khi can thiệp yếu tố nào

Nghiệm pháp Cottle được thực hiện như sau: kéo nếp mũi má hướng

lên trên và sang bên và hỏi xem bệnh nhân có thở tốt hơn không Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân trả lời thở tốt hơn, điều này hướng tới ghi nhận việc sụp van mũi bên đó Nếu kết quả âm tính có nghĩa là tắc nghẽn ở nơi khác Kết quả dương tính giả xảy ra khi bệnh nhân bị sụp khu vực tiểu trụ Kết quả âm tính giả được thấy khi có sẹo hay màng giả xuất hiện ở khu vực van mũi làm hạn chế mở thông van Kết quả âm tính giả cũng có thể xảy ra ở những trường hợp hẹp khu vực hố lê thứ phát do bẩm sinh hay do phẫu thuật khu vực sàn mũi

rong hướng dẫn đánh giá và can thiệp bất thường van mũi của Hội TMH Hoa Kỳ 2010, các chuyên gia đưa ra khuyến nghị về vai trò của nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến trong đánh giá khu vực van mũi với số điểm 7.8/9 về sự tương đồng của bất thường khu vực van mũi với kết quả ghi nhận khi làm nghiệm pháp

Trang 35

Hình 1.9 Nghiệm pháp Cottle và Cottle cải tiến

“Nguồn: André, 2004” [55].

Nghiệm pháp Cottle cải tiến được thực hiện như sau: dùng que tăm

bông loại thường dùng ở tai bao gồm 02 thao tác để đánh giá 02 vị trí là sụn cánh mũi bên dưới và sụn cánh mũi bên trên [48] Người thực hiện nghiệm pháp dùng que tăm bông nâng lần lượt bên trong mũi từng vị trí tương ứng của hai phần sụn cánh mũi được đề cập phía trên Chỉ nâng vừa đủ như tạo sự nâng đỡ Tiếp đó, bảo bệnh nhân tự đánh giá mức độ cải thiện giống nghiệm pháp Cottle

Fung [24]tiến hành nghiên cứu đánh giá giá trị của nghiệm pháp Cottle

và Cottle cải tiến, kết quả cho thấy: khi đánh giá độc lập van mũi cho thấy có

sự tương quan đáng kể về mặt thống kê giữa dự đoán kết quả và kết quả sau phẫu thuật cho cả can thiệp van mũi ngoài bằng mảnh ghép cánh dơi cũng như đối với van mũi trong sử dụng mảnh ghép dài

Trang 36

Các tác giả kết luận rằng nghiệm pháp Cottle cải tiến là một công cụ đánh giá đơn giản và hữu dụng nhất trong đánh giá lâm sàng Do vậy, phẫu thuật viên kinh nghiệm có thể sử dụng nghiệm pháp Cottle cải tiến như một thao tác không thể thiếu khi đánh giá bệnh nhân phẫu thuật tạo hình mũi

Bên cạnh đó, Constantinides [48] khuyến khích việc sử dụng các nghiệm pháp đơn giản này trong khi thăm khám để xác định phương pháp can thiệp Nghiệm pháp này giúp phẫu thuật viên tiên đoán bệnh nhân sẽ được lợi nhất từ loại can thiệp nào bao gồm: chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi dưới hay hỗ trợ vách mũi bên

1.6.2 Cách thực hiện và giá trị của nghiệm pháp dùng que thăm dò mô phỏng mảnh ghép trong đánh giá bất thường vách mũi bên

André [55] lần đầu mô tả việc mô phỏng mảnh ghép trong việc đánh giá bệnh nhân bằng cách dùng đầu que tăm bông đặt vào đỉnh của góc van mũi trong giống như vị trí được mong đợi sẽ đặt mảnh ghép dài khi phẫu thuật thực tế xem bệnh nhân có cải thiện nghẹt mũi không ựa vào kết quả đánh giá để quyết định can thiệp phẫu thuật đặt mảnh ghép dài vào van mũi trong bằng đường trong mũi Nghiệm pháp được thực hiện trên 89 bệnh nhân trước phẫu thuật Kết quả cho thấy sự tương quan giữa việc cải thiện nghẹt mũi khi làm nghiệm pháp trước phẫu thuật và cải thiện nghẹt mũi sau phẫu thuật Tác giả khuyến khích sử dụng nghiệm pháp này cùng với những nghiệm pháp khác trong đánh giá van mũi trong trước phẫu thuật Việc sử dụng nghiệm pháp này giúp phẫu thuật viên quyết định cách thức can thiệp và tiên lượng được kết quả sau phẫu thuật

Trang 37

1.7 Vai trò của phương pháp đo lường chủ quan được lượng giá và các phương pháp thăm dò khách quan đ i với đánh giá trước phẫu thuật và theo dõi sau phẫu thuật các bất thường cấu trúc khu vực van mũi trong

1.7.1 Giới thiệu bảng đánh giá triệu chứng nghẹt mũi (N SE: Nasal Obstruction Symptom Evaluation) và giá trị trong theo dõi kết quả can thiệp van mũi-vách ngăn-cuốn dưới [64]

Steward [64] công bố báo cáo về sự phát triển và lượng giá giá trị của thang điểm N SE Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trên 32 cá nhân trưởng thành có bất thường vách ngăn mũi nghiên cứu tiến hành hai bước ác kết quả ghi nhận được cho thấy bảng N SE có giá trị, có thể tin cậy ây là công

cụ có thể ứng dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng để hoàn thành và có khả năng sử dụng để theo dõi kết quả nghiên cứu ở những người trưởng thành nghẹt mũi Hiện nay, bảng này được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả can thiệp van mũi, vách ngăn, cuốn dưới bởi nhiều tác giả trên thế giới

NOSE là công cụ đo lường chất lượng cuộc sống gần gũi nhất đối với các tình trạng bệnh lý dựa trên nền tảng cấu trúc khu vực van mũi ông cụ được phát triển chuyên biệt đánh giá chất lượng cuộc sống-bệnh lý của tình trạng nghẹt mũi ở những người có than phiền nghẹt mũi với những bằng chứng được hỗ trợ về độ tin cậy, độ nhạy và giá trị sử dụng Với bảng lượng giá này, bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ tác động của tình trạng nghẹt mũi trên chất lượng cuộc sống, sau đó kết quả được tổng hợp và chia mức độ trầm trọng an đầu bảng N SE được sử dụng đánh giá, theo dõi ở những bệnh nhân phẫu thuật vách ngăn Sau đó, các nghiên cứu khác sử dụng bảng NOSE để đánh giá theo dõi hiệu quả can thiệp van mũi [64]

Trang 38

ảng đánh giá hiệu quả điều trị nghẹt mũi và hiệu quả phẫu thuật vách cuốn dưới-van mũi (N SE) [64]

ngăn-Không ảnh hưởng

Rất ít Trung

bình

Khá nhiều

Rất nhiều

Người được khảo sát sẽ khoanh tròn vào ô tương ứng với mức độ khó chịu từ

0 đến 4 ở mỗi yếu tố được đánh giá Sau đó sẽ tính điểm cho cả khảo sát Kết quả thu được sau khi phân tích sẽ phân chia thành các mức độ ảnh hưởng của nghẹt mũi đến chất lượng cuộc sống là không ảnh hưởng-rất ít-trung bình-khá nhiều-rất nhiều-gần như hoàn toàn

1.7.2 So sánh vai trò của các phương pháp đánh giá chủ quan được lượng giá và các thăm dò khách quan đối với đánh giá bất thường các cấu trúc van mũi trước phẫu thuật và theo dõi kết quả sau phẫu thuật

Khi so sánh vai trò của các phương pháp đánh giá chủ quan được lượng giá và các thăm dò khách quan đối với kết quả can thiệp van mũi nhóm chuyên gia Hội ai Mũi Họng, Hoa Kỳ [40], ghi nhận các ý kiến như sau:

(1) Các chuyên gia nhất trí: các thông tin đo lường kết quả được bệnh nhân tự ghi nhận quan trọng hơn là các đo lường khách quan hiện có, điểm 7.3/9

Trang 39

(2) Các chuyên gia không nhất trí: đo lường khách quan hiện có quan trọng hơn đo lường chủ quan, điểm 2.8/9

Hiện tại, theo hướng dẫn của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ [40], không có phương pháp thăm dò khách quan nào là tiêu chuẩn vàng đối với chẩn đoán bất thường van mũi trong

Hai thăm dò chức năng là đo khí áp mũi và đo sóng âm mũi không đạt được sự nhất trí để được xem như là một thăm dò hữu ích đối với bất thường van mũi trong [40]

Nội soi là phương pháp thăm dò hình ảnh học duy nhất được sự nhất trí của các chuyên gia trong việc đánh giá bất thường van mũi trong [40]

ác thăm dò về hình ảnh học khác như scan và MR không hữu ích trong việc xác định bất thường khu vực van mũi trong [40]

André [8] tổng hợp các nghiên cứu về mối tương quan giữa các phương pháp thăm dò khách quan và cảm nhận chủ quan đường thở qua mũi ây là một tổng hợp có hệ thống với mức độ chứng cứ cao của 21 nghiên cứu Hai phương pháp thăm dò khách quan được đề cập là khí áp mũi và đo sóng âm mũi Kết quả tổng hợp đưa ra những điều tương phản đáng ghi nhận và xem xét đến khi đề cập vai trò của các phương pháp thăm dò khách quan đối với cảm giác nghẹt mũi: mức cải thiện tốt hơn do phẫu thuật mũi lại gây khó hơn khi đo lường là do sự hạn chế của phần kết quả hiện diện nhỏ hơn phần không hiện diện André kết luận: cảm nhận chủ quan của bệnh nhân về sự thông thoáng, khi đánh giá bằng các bảng được lượng giá vẫn mang lại thông tin giá trị nhất liên quan đến mức độ nghẹt mũi Việc sử dụng các bảng được lượng giá này nên được áp dụng trong theo dõi đánh giá kết quả phẫu thuật các bất thường van mũi trong

Trang 40

Bên cạnh đó, Gye Song Cho [30] lưu ý rằng đo sóng âm mũi và khí áp mũi không giúp xác định chính xác cấu trúc nào liên quan và vị trí của chúng khi gây nghẹt mũi

Hơn thế nữa, Tehnia Aziz [66] kết luận khi xem xét vai trò của khí áp mũi, đo sóng âm mũi trong việc đánh giá lệch vách ngăn cho thấy chúng có ít giá trị chẩn đoán khi so sánh với soi mũi trước, nội soi mũi về độ chuyên và

độ nhạy trong việc xác định vị trí, sự hiện diện và mức độ trầm trọng của lệch vách ngăn

heo hướng dẫn về chỉ định can thiệp lâm sàng chỉnh hình vách ngăn [69] năm 2010 và phẫu thuật cuốn mũi dưới [70] năm 2012 của Hội ai Mũi Họng Hoa Kỳ, các thăm dò chức năng này không được xem là bắt buộc, thậm chí trong phẫu thuật vách ngăn không được đề cập đến

1.8 ánh giá hiệu quả can thiệp các bất thường cấu trúc: vách mũi bên, vách ngăn và cu n dưới tại khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi

Theo nhận định của một loạt các tác giả thực hiện nghiên cứu về phẫu thuật khu vực van mũi trong như: Fung [24], Cannon [19], Yoo [22], Buyten [39], Constantinides [48] việc can thiệp các yếu tố bất thường cấu trúc khu vực van mũi trong gây nghẹt mũi nên bao gồm: vách mũi bên, vách ngăn và cuốn mũi dưới Ba yếu tố này được đề cập đến như là những nguyên nhân không thể bỏ qua khi đánh giá trên những bệnh nhân nghẹt mũi do bất thường van mũi trong

Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả nói trên đều đánh giá cả ba yếu tố vách mũi bên, vách ngăn và cuốn mũi dưới cùng lúc, xem yếu tố nào tác động đến sự thông thoáng van mũi trong và can thiệp một hay đồng thời

cả ba yếu tố đó trong một lần phẫu thuật

Ngày đăng: 24/05/2016, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn ăn Long (2008), “ iải phẫu ứng dụng và sinh lý mũi xoang”, Tai Mũi Họng, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 2-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: iải phẫu ứng dụng và sinh lý mũi xoang”, "Tai Mũi Họng
Tác giả: Nguyễn ăn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2008
4. Trần Thị Anh Tú (2003), “Hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành (Nghiên cứu trên 400 sinh viên Y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh), Luận án tiến sĩ Y Học, ại học ược TP Hồ Chí Minh.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành (Nghiên cứu trên 400 sinh viên Y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh), "Luận án tiến sĩ Y Học
Tác giả: Trần Thị Anh Tú
Năm: 2003
5. Ahmad M.M. Al Bassiouny (2010), ”Video Endoscopic-Guided Nasal alve Surgery with Spreader raft in Snoring”, Med. J. Cairo Univ, Vol. 78, No. 1, June, pp. 231-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Med. J. Cairo Univ
Tác giả: Ahmad M.M. Al Bassiouny
Năm: 2010
6. A. eymoortash (2012), “ he value of spreader grafts in rhinoplasty, a critical review”, Eur Arch Otorhinolaryngol 269, pp. 1411 – 1416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: he value of spreader grafts in rhinoplasty, a critical review”, "Eur Arch Otorhinolaryngol 269
Tác giả: A. eymoortash
Năm: 2012
7. Abdul Aziz Ashoor (2012), “Efficacy of submucosal diathermy in inferior hypertrophy”, Bahrain Medical Bulletin, Vol.34, No.1, March, pp. 12-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efficacy of submucosal diathermy in inferior hypertrophy”, "Bahrain Medical Bulletin
Tác giả: Abdul Aziz Ashoor
Năm: 2012
8. André (2009), “ orrelation between subjective and objective evaluation of the nasal airway. A systematic review of the highest level of evidence”, Clinical Otolaryngology 34 (6), pp. 518 – 525 Sách, tạp chí
Tiêu đề: orrelation between subjective and objective evaluation of the nasal airway. A systematic review of the highest level of evidence”, "Clinical Otolaryngology 34 (6)
Tác giả: André
Năm: 2009
9. Allison . Pontius (2005), “Endonasal placement of spreader grafts in rhinoplasty”, ENT – Ear, Nose and Throat Journal, March, pp. 135-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endonasal placement of spreader grafts in rhinoplasty”, "ENT – Ear, Nose and Throat Journal
Tác giả: Allison . Pontius
Năm: 2005
10. Anil R. Shah (2006), “Structural App.roach to Endonasal Rhinoplasty”, Facial plastic surgery, Volume 22, Number 1, pp. 55- 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural App.roach to Endonasal Rhinoplasty”, "Facial plastic surgery
Tác giả: Anil R. Shah
Năm: 2006
11. Ashmit Gupta (2003), ”Surgical access to the internal nasal valve”, Arch Facial Plast Surg ,5(2), pp. 155-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Facial Plast Surg ,5(2)
Tác giả: Ashmit Gupta
Năm: 2003
13. aran Acar (2013), “ reatment of nferior urbinate Hypertrophies, Low Temperature – Controlled Bipolar Radiofrequency Ablation (Coblation) Versus Monopolar Radiofrequency Probe, Journal of Rhinolaryngo-Otologies, 1, pp. 78 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: reatment of nferior urbinate Hypertrophies, Low Temperature – Controlled Bipolar Radiofrequency Ablation (Coblation) Versus Monopolar Radiofrequency Probe, "Journal of Rhinolaryngo-Otologies
Tác giả: aran Acar
Năm: 2013
14. BENNINGER Brion O (2002), “ ottle’s test and sign, associated history and clinical anatomy of the nasal valve”. www.sports-anatomy- research.com/sports-anatomy-research/cottle-s-test-and-sign Sách, tạp chí
Tiêu đề: ottle’s test and sign, associated history and clinical anatomy of the nasal valve”
Tác giả: BENNINGER Brion O
Năm: 2002
15. arlos Eduardo Nazareth Nigro (2009), “Nasal alve, anatomy and physiology”, Braz J Otorhinolaryngol, 75(2), pp. 305 – 310 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nasal alve, anatomy and physiology”, "Braz J Otorhinolaryngol
Tác giả: arlos Eduardo Nazareth Nigro
Năm: 2009
16. lark Huang (2006), “Endoscopic placement of spreader grafts in the nasal valve”, Otolaryngology – Head and Neck Surgery 134, pp. 1001 – 1005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endoscopic placement of spreader grafts in the nasal valve”, "Otolaryngology – Head and Neck Surgery 134
Tác giả: lark Huang
Năm: 2006
17. onstantian M (1996), “ he relative importance of septal and nasal valvular surgery in correcting airway obstruction in primary and secondary rhinoplasty”, Plast Recontr Surg Jul,98 (1), pp. 55 – 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: he relative importance of septal and nasal valvular surgery in correcting airway obstruction in primary and secondary rhinoplasty”, "Plast Recontr Surg Jul
Tác giả: onstantian M
Năm: 1996
18. aniel . ecker (2003), “Septoplasty and urbinate Surgery”, Aesthetic Surg J ,23, pp. 393-403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Septoplasty and urbinate Surgery”,"Aesthetic Surg J
Tác giả: aniel . ecker
Năm: 2003
19. aniel E. annon (2012), “Evidence – Based Practice Functional Rhinoplasty”, Otolaryngol Clin N Am 45, pp. 1033 – 1043 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evidence – Based Practice Functional Rhinoplasty”, "Otolaryngol Clin N Am 45
Tác giả: aniel E. annon
Năm: 2012
20. David Nunez-Fernandez (2010), “ nternal valve stenosis”, www.emedicine.medscape.com/article/877468 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nternal valve stenosis”
Tác giả: David Nunez-Fernandez
Năm: 2010
21. avid Willatt (2009), “ he evidence for reducing inferior turbinates”, Rhinology, 47, pp. 227 –236 Sách, tạp chí
Tiêu đề: he evidence for reducing inferior turbinates”, "Rhinology, 47
Tác giả: avid Willatt
Năm: 2009
22. onald . oo (2012), “Endonasal Placement of Spreader rafts – Experience in 41 Consecutive Patinets”, Arch Facial Plast Surg 14 (5), pp. 318–322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endonasal Placement of Spreader rafts – Experience in 41 Consecutive Patinets”, "Arch Facial Plast Surg 14 (5)
Tác giả: onald . oo
Năm: 2012
23. ong Hyun Kim (2014), “Effect of Septoplasty on nferior urbinate Hypertrophy”, JAMA Otolaryngology – Head and Neck Surgery, April 1, Vol 134, No.4, pp. 1 – 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of Septoplasty on nferior urbinate Hypertrophy”, "JAMA Otolaryngology – Head and Neck Surgery
Tác giả: ong Hyun Kim
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w