Kết cấu khóa luậnNgoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:Chương 1: Lí luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệpChương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội, từ
đó đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình Và để tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp buộc phải có một lượngvốn nhất định Như vậy vốn là điều kiện không thể thiếu cho việc hìnhthành và phát triển của một doanh nghiệp Mặt khác, trong điều kiện củanền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đang tồn tại trong một môi trườngcạnh tranh và hoàn toàn tự chủ thì vấn đề vốn ngày càng trở nên quantrọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trênthương trường
Do đó việc đảm bảo nhu cầu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trở thànhvấn đề vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp Nếu đồng vốn mà doanhnghiệp sử dụng có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì doanh nghiệp khôngnhững bù đắp được chi phí mà còn tích lũy được để mở rộng sản xuất Vốnkinh doanh tham gia vào hầu hết các giai đoạn của chu kì sản xuất kinhdoanh Vì vậy, việc quản lí và sử dụng nguồn vốn kinh doanh sao cho hiệuquả tác động mạnh mẽ đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tuy nhiên trên thực tế tình hình quản lí và sử dụng vốn của cácdoanh nghiệp còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thươngmại Đức Giang, từng bước làm quen với thực tế và vận dụng lí thuyết vàothực tiễn em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thânmình Qua đó càng thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng vốnsao cho hiệu quả của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng,
em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Đức Giang”.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó hoànthiện và bổ sung một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong cácdoanh nghiệp
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Đức Giang Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Đức Giang
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp, dựa vào các số liệu trên các báo cáo tài chính của công ty TNHH đầu tư thương mại Đức Giang
Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty TNHH đầu tư thương mại Đức Giang theo quy định hiện này gồm 3 loại:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính từ trong 3 năm: Năm 2013, năm
2014 và năm 2015 đã được niêm yết của công ty TNHH đầu tư thương mại Đức Giang
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:Các báo cáo tài chính của công
ty TNHH đầu tư và thương mại Đức Giang
Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo tài chính của công ty
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính
Trang 35 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:Chương 1: Lí luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệpChương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty tráchnhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Đức Giang giai đoạn 2013-2015
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công tytrách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Đức Giang
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hường, Ban lãnhđạo và các anh chị Phòng Tài chính Kế toán và các cán bộ các phòng banliên quan của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Trang 4CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về vốn
1.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tham gia hoạt động sảnxuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đểtrao đổi với các đơn vị kinh doanh khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận Nhưng
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn Vậyvốn là gì?
Từ trước đến nay, có rất nhiều khái niệm về vốn và mỗi khái niệm đều
có những ưu điểm khác nhau, tùy điều kiện, mục đích nghiên cứu mà người
ta có thể tiếp cận vốn dưới góc độ nào
- Theo các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vậtthì “Vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh”
- Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất thì “Vốn(tư bản) là đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của của quá trình sản xuất”
- Theo Dvidd Begg, Stanlei Ficher, Rudiger Dambusch trong kinh tếhọc, vốn gồm 2 loại là: Vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dựtrữ các hàng hóa đã sản xuất ra các hàng hóa khác Vốn tài chính là cácgiấy tờ có giá và tiền mặt của doanh nghiệp
- Một số nhà kinh tế khác cho rằng: Vốn có ý nghĩa là phần lượng sảnphẩm tạm thời phải hy sinh tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư để đẩy mạnhsản xuất tiêu dùng trong tương lai
Ta thấy muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpphải có đầy đủ các yếu tố: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải… Để có được các yếu tố trên thì doanh nghiệp phải bỏtiền để mua sắm chúng Vậy biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản đó
là vốn kinh doanh, điều này khiến vốn kinh doanh trở thành điều kiện có
Trang 5tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển cho bất cứ doanh nghiệp,lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào.
Vậy có thể định nghĩa tổng quát về vốn: “Vốn kinh doanh của doanhnghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vôhình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”
Hiện nay khái niệm vốn kinh doanh được sử dụng phổ biến là vốn kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt độngkinh doanh bao gồm:
- Tài sản hiện vật như: nhà kho, cửa hàng, hàng hoá dự trữ
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quí
- Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác
1.1.2Phân loại và đặc điểm của các loại vốn trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Đặc điểm của vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có
tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sản xuấtkinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm, lao vụ,dịch vụ Để tạo ra các yếu tố phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhđòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định ban đầu để xâydựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thết bị, thuê lao động hay mua sắmnguyên vật liệu,… Có vốn tiền tệ, doanh nghiệp mới tiến hành sản xuấtkinh doanh Sau khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp dành một phần thunhập của mình để bù đắp lại những chi phí bỏ ra như tài sản cố định đã bịhao mòn, chi phí vật tư, tiền lương, tiền công… và một phần để tạo lập quỹ
dự trữ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo
Như vậy, có thể thấy các tư liệu lao động và đối tượng lao động màdoanh nghiệp phải đầu tư để sản xuất và tái sản xuất mở rộng là hình thái
Trang 6hiện vật của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó vốn phải cónhững đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất: Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có
nghĩa vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị, chất xám, thông tin,… Một lượng tiền phát hành để thoát ly giá trị thực của hàng hoá để đưa vào đầu
tư, những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không được coi là vốn
-Thứ hai: Vốn luôn vận động để sinh lời Vốn được biểu hiện bằngtiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thìđồng tiền đó phải được đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời.Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện,nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là giátrị- là tiền Đồng vốn phải quay về xuất phát với giá trị lớn hơn- đó lànguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn Do vậy khi đồng vốn bị ứđọng, tài sản cố định không được sử dụng, tài nguyên, sức lao độngkhông được dùng đến và nảy sinh các khoản nợ khó đòi… là đồng vốn
“chết” Mặt khác, tiền có vận động nhưng bị phân tán quay về nơi xuấtphát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không được đảm bảo, chu kỳvận động tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng
-Thứ ba: Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động,mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định Nếu đồng vốnkhông rõ ràng về chủ sở hữu sẽ có chi phí lãng phí, không hiệu quả.Trong nền kinh tế thị trường, chỉ có xác định rõ chủ sở hữu thì đồng vốnmới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao Cần phải phân biệt giữaquyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền khác nhau Tuynhiên, tuỳ theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu và quyền sửdụng là đồng nhất hoặc riêng rẽ Và dù trong trường hợp nào, người sở
Trang 7hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và được tôn trọng quyền sởhữu của mình Đây là một nguyên tắc để huy động và quản lý vốn.
-Thứ tư: Phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, điều này cónghĩa là vốn có giá trị về mặt thời gian Trong điều kiện cơ chế thịtrường, phải xem xét yếu tố thời gian vì ảnh hưởng sự biến động của giá
cả, lạm phát nên giá trị của đồng tiền ở mỗi thời kỳ là khác nhau
-Thứ năm: Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất địnhmới có thể phát huy được tác dụng Doanh nghiệp không chỉ khai tháctiềm năng về vốn của mình mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từbên ngoài như phát hành cổ phiếu, liên doanh liên kết với các doanhnghiệp khác Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên và được gomthành món lớn
-Thứ sáu: Vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường Những người có vốn có thể cho vay và nhữngngười cần vốn sẽ đi vay, có nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người
có quyền sở hữu vốn Khi đó quyền sở hữu vốn không di chuyển nhượngqua sự vay nợ Người vay phải trả một tỷ lệ lãi suất hay chính là giá củaquyền sử dụng vốn, vốn khi bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉmất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định Việc mua này diễn ratrên thị trường tài chính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu vốntrên thị trường
-Thứ bảy: Vốn không chỉ được biểu biện bằng tiền của những tài sảnhữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình như nhãnhiệu, bản quyền, phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, vị trí địa lýkinh doanh… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến
bộ của khoa học công nghệ thì những tài vô hình ngày càng phong phú
và đa dạng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp Do vậy, tất cả các tài sản này phải được lượng hoá để quy
về giá trị Việc xác định chính xác giá trị của các tài sản nói chung và
Trang 8các tài sản vô hình nói riêng là rất cần thiết khi góp vốn đầu tư liêndoanh, khi đánh giá doanh nghiệp, khi xác định giá trị để phát hành cổphiếu.
Những đặc trưng trên cho thấy rằng vốn kinh doanh được sử dụng chosản xuất kinh doanh tức là mục đích tích luỹ chứ không phải là mục đíchtiêu dùng như một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp Vốn kinhdoanh được ứng ra trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh được bắtđầu Và sau một chu kỳ hoạt động vốn kinh doanh phải được thu về để
sử dụng cho các chu kỳ hoạt động tiếp theo.
đa nhằm đạt mục tiêu kinh doanh lớn nhất Để quản lí và kiểm tra chặtchẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệmchi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp Cần phải tiến hànhphân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trìnhphát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sảnxuất kinh doanh Có nhiều cách phân loại vốn, tùy thuộc vào mỗi góc độkhác nhau ta có các cách phân loại vốn khác nhau
a Căn cứ theo nguồn hình thành vốn kinh doanh
Theo cách phân loại này toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệpchia thành 2 loại: Vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài
- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: là vốn do chủ sở hữu doanh
nghiệp bỏ ra để đầu tư hay vốn cổ phần Vốn chủ sở hữu gồm vốn điều lệ
Trang 9của doanh nghiệp và số vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình.
+ Vốn điều lệ là vốn hiện có mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh vàđược ghi vào điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
Với doanh nghiệp Nhà nước (Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất) khimới thành lập bao giờ cũng được ngân sách Nhà nước cấp một số vốnnhất định để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Ngoài ra trongquá trình hoạt động của mình doanh nghiệp luôn được Nhà nước bổ sungvốn kinh doanh qua việc cấp tài sản cố định như: nhà cửa, máy móc,thiết bị, quyền sử dụng đất, cấp vốn bằng tiền, vật tư,…
Với công ty cổ phần thì vốn do nguồn vốn của các cổ đông góp Mỗi
cổ đông là một chủ sở hữu của công ty (tùy theo tỷ lệ vốn góp) và chỉchịu trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp
+ Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập bổ sung, bù lỗ cho những năm vềtrước, bù đắp những khoản chi phí bất hợp lí sẽ được trích một phần để
bổ sung vào vốn kinh doanh nhằm mục đích phát triển, mở rộng quy môkinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai
- Vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp gồm có:
+ Nguồn vốn liên doanh liên kết: là một hình thức liên kết kinh tế màkhi doanh nghiệp thực hiện một dự án sản xuất kinh doanh mà không đủvốn đầu tư phải kêu gọi các doanh nghiệp, các cá nhân khác cùng bỏ vốnđầu tư cùng chia lợi nhuận theo vốn góp Đây là hình thức thu hút vốnđầu tư rất phát triển ở nước ta Hiện nay có nhiều doanh nghiệp liêndoanh đã được thành lập, với hình thức này có thể san sẻ bớt rủi ro chođối tác góp vốn liên doanh nhưng trong quá trình liên doanh nhữngdoanh nghiệp tong nước bị doanh nghiệp nước ngoài lấn át do thế lựcnhư tiềm lực tài chính của họ mạnh hơn
Trang 10+ Nguồn vốn vay: là khoản vốn huy động từ các tổ chức tài chính, cácđơn vị tập thể, các cá nhân trong và ngoài nước bằng các hình thức khácnhau Người ta chia vốn kinh doanh ra làm 2 loại chính là vốn vay dàihạn và vốn vay ngắn hạn, ngoài ra còn có vay do tín dụng thuê mua, pháthành trái phiếu công ty.
+ Nguồn vốn do doanh nghiệp chiếm dụng: Thực chất đây là cáckhoản phải trả của doanh nghiệp cho các đối tượng trong và ngoài doanhnghiệp nhưng doanh nghiệp chưa thanh toán hoặc thanh toán không hết.Gồm: phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả người bán, chiếm dụng củangười mua, phải trả cán bộ công nhân viên và vốn chiếm dụng của cácđơn vị khác
b Căn cứ theo phương thức chu chuyển
Vốn cố định:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố địnhđược gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định.Vìvậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sởtìm hiểu về tài sản cố định
Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định Bản thân tính sử dụng lâu dài
và chi phí cao vẫn chưa có thể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố
Trang 11định nếu nó không gắn liền với một quyền sở hữu thuộc về một doanhnghiệp, một cơ quan, hợp tác xã
Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đápứng đủ hai điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định:
+ Giá trị của chúng >= 30.000.000 đồng
+ Thời gian sử dụng >= 1 năm
Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định cũng nhưvốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng thì cần có các phương ántuyển chọn và phân loại chúng:
* Phân loại tài sản cố định là việc chia tổng số tài sản cố định ra từngnhóm, bộ phận khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau:
+ Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này baogồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hìnhthái vất chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,vật kiến trúc Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kếtcấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết vớinhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sảnxuất kinh doanh Nhằm một mục tiêu quan trọng nhất là đem lại lợi nhuậncho doanh nghiệp
- Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình tháivật chất nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng tronghoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượngkhác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình ví dụnhư: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí thumua bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốcphòng
+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước
Trang 12Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọngcủa tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua
đó doanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đầu tư vào tài sảnmột cách hợp lý
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà chúngđược chia ra thành:
- Tài sản cố định đang sử dụng
- Tài sản cố định chưa cần dùng
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý
Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và kiểmsoát dễ dàng các tài sản cuả mình
* Vốn cố định của doanh nghiệp:
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thànhnhư: xây dựng nhà phân xưởng, nhà làm việc và nhà quản lý, lắp đặt hệthống máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm Doanh nghiệp chỉ có thể đưavào hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà nó đã hoàn thành các công đoạntrên Thì lúc này vốn đầu tư đã được chuyển sang vốn cố định của doanhnghiệp
Như vậy, vốn đầu tư của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứngtrước của tài sản của doanh nghiệp Đặc điểm của nó được luân chuyểntừng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vàmột vòng tuần hoàn của tài sản cố định chỉ kết thúc khi mà nó hết thời hạn
sử dụng đồng thời nó sẽ mang lại một phần lợi nhuận nhất định cho doanhnghiệp Việc đầu tư để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp phần nào phụthuộc vào quyết định đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng mang lạimột thế mạnh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
Vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanhnghiệp cần phải có các tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp
Trang 13thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưuthông.
Trang 14*Tài sản lưu động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động và cố định luôn songhành trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiêntài sản lưu động nằm rải rác trong các khâu thuộc quá trình sản xuất kinhdoanh
Tài sản lưu động khi tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhthường là không giữ được giá trị hình thái vật chất ban đầu Là bộ chủ thểtham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua quá trình sản xuất tạothành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác cùng tham gia trong quá trìnhnày bị biến đổi hay hao phí theo thực thể được hình thành Đối tượng laođộng chỉ tham gia vào một quá trình, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển một lần vào sản phẩm
và được thực hiện khi sản phẩm trở hành hàng hoá
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành hai phần:+ Bộ phận hàng dự trữ: Đây là loại hàng dự trữ đảm bảo cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp không bị gián đoạn
+ Bộ phận vật tư đang trong quá trình chuyển đến cho quá trình chế biến;bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vật tư, nguyên vật liệu khác chúngtạo thành các tài sản lưu động nằm trong các khâu sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Bên cạnh tài sản cố định nằm trong khâu sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thì còn có một số loại tài sản khác được sử dụng trong một số khâukhác trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: khâulưu thông, các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu Do vậy, trước khitiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng để ra mộtkhoản tiền nhất định dùng cho các trường hợp này, số tiền ứng trước chotài sản người ta gọi là vốn lưu động
Trang 15*Vốn lưu động:
Có rất nhiều hình thái mà vốn lưu động có thể chuyển đổi Tức là nóđược chuyển hoá từ tiền sang hàng hoá sau đó nó trở về trạng thái ban đầusau khi đã phát triển được một vòng tuần hoàn và qua đó nó sẽ mang lạicho doanh nghiệp số lãi hay không có lời thì điều này còn phụ thuộc vào sựquyết đoán trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp.Vậy thì, vốn của doanhnghiệp có thể hiểu là số tiền ứng trước về tài sản lưu động của doanhnghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị giánđoạn
Vậy vốn cần được quản lý và sử dụng tốt điều này sẽ mang lại cho doanhnghiệp nhiều điều kiện trên thị trường Một doanh nghiệp được đánh giá làquản lý vốn lưu động tốt, có hiệu quả khi mà doanh nghiệp biết phân phốivốn một cách hợp lý cho các quyết định đầu tư của mình và qua đó thì nó
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Nhưng để quản lý vốn đạthiệu quả thì doanh nghiệp phải có sự nhận biết các bộ phận cấu thành củavốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp với từngloại
Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuấtkinh doanh vốn lưu động bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụcho quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, bánthành phẩm tự gia công chế biến
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là bộ phận vốn dùng để muanguyên vật liệu, phụ tùng thay thế dự trữ và chuẩn bị dùng cho hoạt độngsản xuất
- Vốn lưu động dùng cho quá trình lưu thông: là bộ phận dùng cho quátrình lưu thông như: thành phẩm, vốn tiền mặt
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện
Trang 16vật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phảm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm
- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiềngửi ngân hàng, các khoản thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn
Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinhdoanh thương mại Vì tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểuhiện cũng khác nhau nên phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệuquả sử dụng các loại vốn này
c Căn cứ vào thời gian huy động vốn gồm:
- Nguồn vốn thường xuyên: gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay
dài hạn Nguồn vốn này có tính chất ổn định và dài hạn nên thường dùng
để mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cho hoạt động sảnxuất kinh doanh
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm), thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời phátsinh bình thường trong sản xuất kinh doanh hằng ngày Nguồn vốn tạmthời bao gồm các khoản vay ngắn hạn từ các tổ chức ngân hàng, tổ chức tíndụng, tổ chức kinh tế và các khoản ngắn hạn khác
1.1.3Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Ta thấy vốn là “máu” của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không thểtồn tại được nếu thiếu vốn Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Vậy vốn kinh doanh có vai trò hết sức quantrọng đối với mỗi doanh nghiệp Ngay từ những ngày đầu thành lập cácdoanh nghiệp đã cần một lượng vốn nhất định để trang trải các chi phínhư chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí thuê đất, chi phí mua sắmnhà xưởng, máy móc thiết bị… trong quá trình hoạt động doanh nghiệpcần có tiền để mua sắm nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, trả lươngcho công nhân viên và các khoản chi phí khác Điều đó buộc doanhnghiệp phải có một lượng vốn nhất định và được duy trì liên tục qua các
Trang 17chu kì kinh doanh Không chỉ có vậy, do sự phát triển của thị trường và
sự thay đổi không ngừng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp phảithích nghi được với những thay đổi đó
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơnthuần mà ở đó còn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau để giành được thịtrường Để tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh đó đòi hỏi doanhnghiệp phải thường xuyên đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại đểtái mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thànhsản phẩm và đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn Làm đượcđiều này đòi hỏi các doanh nghiệp có lượng vốn lớn và sử dụng có hiệuquả
Tóm lại vốn là điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời, tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Bởi vậy việc quản lí và sử dụng vốn là phầnquan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp Quy mô vốn của doanhnghiệp càng lớn thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cànglớn và doanh nghiệp được đánh giá là lớn mạnh trên thị trường, có uy tín
và vị thế trên thị trường nên càng có nhiều cơ hội làm ăn và phá triển.Đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay thì vai trò của vốn kinhdoanh ngày càng quan trọng Trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất kinhdoanh là: vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ Đối với lao động ta cónguồn lao động dồi dào chỉ thiếu lao động ngành nghề chuyên môn cao.Mặc dù vậy các vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục trong thời gianngắn nếu ta có vốn để đào tạo và đào tạo lại Vấn đề kỹ thuật công nghệcũng không khó khăn phức tạp vì nếu có vốn ta có thể nhập công nghệhiện đại trên thế giới kết hợp với tự nghiên cứu Vậy yếu tố cơ bản vàquyết định thành công của các doanh nghiệp nước ta hiện nay là thu hút,quản lí và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Trang 18Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì vốn là điều kiện để Nhà nước
cơ cấu lại các ngành sản xuất nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng, mởrộng đầu tư, tăng phúc lợi xã hội, thực hiện phân công lao động xã hội,
ổn định chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo ổn định chính trị và tăngtrưởng kinh tế
đo bằng giá trị tuyệt đối hoặc số bình quân Nội dung so sánh gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, đánh giá sự suy giảm hay sựgiảm sút trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phụctrong kỳ tới
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn
đấu của doanh nghiệp
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số bình quân của ngành,
của các doanh nghiệp khác để đánh giá doanh nghiệp mình tốt hay xấu,được hay không được
- So sánh chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả về sốtương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các liên độ kế toánliên tiếp
1.2.1.2 Phương pháp loại trừ
Trang 19Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thìvấn đề quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân
và nhân tố ảnh hưởng và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến kết quả kinh doanh Phương pháp thường được sử dụng đểlượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là phương pháp loại trừ.Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởngcủa từng nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác
1.2.1.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được cácngưỡng, các mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ doanh nghiệp với các tỷ lệ thamchiếu
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính doanhnghiệp được phân tích thành các nhóm đặc trưng, phản ánh nội dung cơbản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệmục tiêu thanh toán, nhóm tỷ lệ về vốn cơ cấu, nhóm tỷ lệ về năng lựckinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồmnhiều nhóm tỷ lệ riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính Trongmỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích người ta phân tíchlựa chọn các mục tiêu khác nhau Để phục vụ cho mục tiêu phân tíchhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta phải tính đến hao mòn
vô hình do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
1.2.1.4 Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thànhnhiều mối liên hệ cân đối Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt,giữa các yếu tố của quá trình kinh doanh
Trang 20Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập vàxây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứucác mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ
sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố
Trang 211.2.2 Nội dung phân tích tình hình sử dụng vốn
1.2.2.1 Phân tích biến động vốn kinh doanh
Cơ cấu vốn kinh doanh trong doanh nghiệp phản ánh tỷ trọng của cácthành phần: vốn cố định và vốn lưu động Khi tiến hành phân tích cơ cấuvốn kinh doanh, bên cạnh việc so sánh những biến động của tổng vốn cốđịnh qua các thời kì, ta còn xem xét tỷ trọng của từng loại vốn trong tổngvốn kinh doanh, xem loại vốn nào chiếm chủ yếu và xu hướng biến độngcủa chúng để thấy sự biến động đó có hợp lý hay không
1.2.2.2 Phân tích sự biến động của vốn cố định
Cơ cấu vốn cố định trong doanh nghiệp phản ánh tỷ trọng của các thànhphần: vốn ngân sách, vốn tự bổ sung, vốn khác và vay… Khi tiến hànhphân tích cơ cấu vốn cố định, bên cạnh việc so sánh những biến động củatổng vốn cố định qua các thời kì, ta còn xem xét tỷ trọng của từng loại vốn
cố định trong tổng vốn cố định, xem loại vốn nào chiếm chủ yếu và xuhướng biến động của chúng để thấy sự biến động đó có hợp lý hay không Nội dung phân tích này cho biết vốn cố định năm phân tích tăng giảmbao nhiêu so với năm gốc, tình hình sử dụng vốn cố định như thế nào?Những chỉ tiêu nào chủ yếu ảnh hưởng đến sự tăng giảm này? Từ đó cóbiện pháp điều chỉnh cơ cấu hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn có định trong doanh nghiệp
1.2.2.3 Phân tích sự biến động của vốn lưu động
VLĐ công ty tại một thời điểm thì có thể phản ánh được mức độ an toàn mà công ty có được nhằm tài trợ cho chu kì kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh thì nó là yếu tố không thể thiếu được, có ảnh hưởng trựctiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tàisản lưu thông được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhưvậy vốn lưu động bao gồm những giá trị của tài sản lưu động như: Nguyênvật liệu chính, phụ; nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế…
Trang 22Tiền bao gồm tiền mặt tại công ty, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiềntại quỹ, phân tích lượng tiền mặt dự trữ trong doanh nghiệp để thấy đượcmức độ hợp lý và thấy được những điểm yếu kém của doanh nghiệp trongviệc sử dụng vốn lưu động cũng như nguồn vốn kinh doanh của mình.Các khoản phải thu: phân tích các khoản phải thu để thấy được mức độ
bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, để có phương pháp hợp lý trong việcquản lý các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanhnghiệp
Hàng tồn kho bao gồm hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệutồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thànhphẩm hàng hóa tồn kho, hàng gửi bán Phân tích hàng tồn kho để thấy đượccông tác dự trữ và tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lí hay không, vốn cóđược chu chuyển đều đặn hay bị ứ đọng ở khoản mục này?
Vốn lưu động khác bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổphiếu, trái phiếu, thương phiếu ngắn hạn), các khoản tạm ứng, chi phí trảtrước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lí, các khoản cầm cố, kíquỹ, kí cược ngắn hạn Phân tích vốn lưu động khác để thấy được cáckhoản lợi tức từ hoạt động đầu tư cũng như các khoản tiền bị ứ đọng chưađược khai thác hết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó cóđược những giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồngvốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoágiá trị tài sản của vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉtiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn …
Trang 23Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quảthu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kếtquả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốncàng cao Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng đểdoanh nghiệp phát triển vững mạnh Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không đểvốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sửdụng sai mục đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Vòng quay vốn kinh doanh
Số vòng quay VKD= Doanhthuthuần
VKD bình quân VKD bình quân= Tổng giá trị VKD đầu kì và cuối kì
2
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ Nó cho biết trong kỳ vốn kinh doanh đã quayđược bao nhiêu vòng, số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ luânchuyển vốn càng cao
Suất sinh lợi vốn kinh doanh:Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốnkinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn so với các
kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác chứng tỏ khả năng sinh lời cao,hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại
Suất sinh lợiVKD= Lợi nhuận sau thuế
VKD bìnhquân
Trang 24 Suất hao phí vốn kinh doanh theo lợi nhuận trước thuế: Đây là chỉtiêu phản ánh để có một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải đầu tư mấyđồng vốn Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanhnghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Suất hao phí VKD theo LNTT = VKD bìnhquân
Lợi nhuận trước thuế
Suất hao phí vốn kinh doanh theo doanh thu thuần: Đây là chỉ tiêuphản ánh để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải đầu tư mấy đồngvốn Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệpcàng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại
Suất hao phí VKD theo DTT = VKD bìnhquân
Doanhthu thuần
1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luânchuyển của vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ nhanh hay chậm Nócho biết số vốn lưu động quay được mấy vòng trong 1 kỳ kinh doanh Nếu
số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại
Số vòng quay củaVLĐ = Doanhthu thuần
VLĐ bìnhquân VLĐ bìnhquân= Tổng giá trị VLĐ đầu kì và cuối kì
2
Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này thể hiện số ngàycần thiết để cho vốn lưu động quay được 1 vòng, thời gian luân chuyển nhỏthì tốc độ luân chuyển càng lớn
Thời gianmột vòng quay VLĐ= Số ngày trong kì
Trang 25K0: Kì luân chuyển vốn lưu động kì gốc
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được hoặc phảităng thêm do tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lì tăng (hoặc giảm) sovới kì gốc
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu độngkhác nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu , các khoản phải thu, … nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng các loại vốn lưu động cá biệt
Trang 26 Các khoản phải thu
Vòng quay CKPT ngắn hạn= Doanhthu thuần
Suất sinh lợi vốn bằngtiền= Lợi nhuận trước thuế
Vốnbằng tiền bìnhquân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn bằng tiền tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn càng cao và ngược lại
1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đơn vịdoanh thu thuần cần sử dụng bao nhiêu đơn vi vốn Chỉ tiêu này càng nhỏchứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
Hàm lượngVCĐ= VCĐ bình quân
Doanhthuthuần VCĐ bình quân= Tổng giá trị VCĐ đầu kì và cuối kì
2
Trang 27 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cốđịnh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu thuần Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụngvốn cố định càng hiệu quả.
Hiệu suất sử dụng VCĐ= Doanh thuthuần
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật và các chínhsách kinh tế vĩ mô Do vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hànhsản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ môhiện hành của nhà nước Với bất cứ sự thay đổi nhỏ nào trong chế độchính sách hiện hành đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các mảng hoạtđộng của doanh nghiệp Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế giá trị giatăng lên sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gián tiếp làm giảm doanh thuthuần của doanh nghiệp (VAT tăng làm sức mua của dân giảm) Đối vớihiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản phápluật về tài chính, kế toán thống kê, và các quy chế về đầu tư gây ảnhhưởng lớn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnhất là các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ lập các quỹ các văn bản
về thuế
Trang 28- Thị trường và cạnh tranh
Các yếu tố thị trường tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Thị trường là nơi quyết định cuối cùng đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp được thịtrường chấp nhận thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được Từ đódoanh nghiệp sẽ thu được doanh thu và lợi nhuận Mặt khác do thịtrường luôn luôn thay đổi nên doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổimới để thỏa mãn nhu cầu của thị trường Điều này cũng ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, do vậydoanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành có như vậy doanh nghiệp mới thắng trong cạnh tranh, bảo vệ và
mở rộng thị trường, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
có môi trường cạnh tranh cao như điện tử, viễn thông, tin học
- Các nhân tố khác
Đó là các nhân tố mà người ta thường gọi là các nhân tố bất khả khángnhư thiên tai, dịch học có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời hoàn toànkhông thể biết trước mà chỉ có thể dự phòng giảm nhẹ thiên tai mà thôi
1.4.2Nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan nói trên, còn rất nhiều nhân tố chủquan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quảhoạt động kinh doanh trong ngắn hạn cũng như về lâu dài Bởi vậy, việcxem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kì quantrọng Các nhân tố đó là:
- Đặc điểm sản phẩm và chu kì sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp Vị thế của sản phẩm trên thị trường có tính cạnh
Trang 29tranh Tính cạnh tranh của sản phẩm, sự ưa chuộng của khách hàng đốivới sản phẩm của công ty quyết định rất lớn đến lượng sản phẩm hànghóa tiêu thụ được và giá cả của sản phẩm Qua đó ảnh hưởng đến doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp Mặt khác sản phẩm mà công ty kinh doanhcũng quyết định đến chu kì sản xuất sản phẩm Nếu chu kì sản xuất dài,doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn gây khó khăn cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn huy động Nếu chu kì sảnxuất ngắn, thời gian luân chuyển vốn nhanh, quay vòng vốn cao thì hiệuquả sử dụng vốn tăng lên.
Do ảnh hưởng quan trọng của sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn nên
ta phải nghiên cứu kĩ thị trường và chu kì sống sản phẩm, đồng thờikhông ngừng đổi mới công nghệ sản xuất làm giảm chu kì sản xuất củasản phẩm
- Các yếu tố về vốn của doanh nghiệp
+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Cơ cấu vốn có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp đến chiphí (khấu hao vốn cố định, tốc độ luân chuyển vốn lưu động) Các vấn
đề quan trọng của cơ cấu vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn như:
cơ cấu giữa vốn cố định và vốn huy động trong tổng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp; cơ cấu vốn cố định đầu tư trực tiếp tham gia sản xuất nhưmáy móc thiết bị, phương tiện vận tải… và vốn cố định không trực tiếptham gia sản xuất như kho tàng, văn phòng…; cơ cấu giữa các côngđoạn trong dây chuyền sản xuất Chỉ khi giải quyết tốt các vấn đề mớitạo sự cân đối của nguồn vốn kinh doanh, từ đó mới phát huy hết hiệuquả của nguồn vốn Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đượcnâng cao
+ Nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểmnào cũng bằng chính tổng tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm
Trang 30bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Việc xác định nhu cầu vốn kinhdoanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nếu thiếu hụt sẽ gây giánđoạn sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến kế hoạch tiêu thụ sảnphẩm, ảnh hưởng xấu đến hợp đồng với khách hàng, làm mất uy tín củadoanh nghiệp Ngược lại xác định vốn quá cao, vượt qua nhu cầu thực sẽgây lãng phí vốn Tóm lại, doanh nghiệp phải xác định chính xác nhucầu về vốn mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Nguồn tài trợ: Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn doanh nghiệpphải tìm nguồn tài trợ Việc quyết định nguồn tài trợ ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp sử dụngnguồn tài trợ nội bộ sẽ có ưu điểm là tạo cho doanh nghiệp khả năng độclập về tài chính song điều đó cũng gây cho doanh nghiệp hó khăn quyềnkiểm soát doanh nghiệp bị pha loãng và chi phí vốn lớn hơn Sử dụngcác nguồn vốn bên ngoài (chủ yếu là vốn vay) phải trả chi phí vốn đóchính là lãi suất vay nợ Ưu điểm của nó là chi phí vốn nhỏ do chi phí lãicủa nợ vay được tính vào chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập doanhnghiệp nên lãi sau thuế mà doanh nghiệp phải trả thấp hơn Đó chính làtiết kiệm về thuế Tuy nhiên nếu khoản vay nhiều thì lãi vay sẽ tăng, từ
đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Đồng thời nguy cơ phásản của doanh nghiệp cũng tăng lên khi doanh nghiệp không thanh toándược các khoản nợ Nói tóm lại, doanh nghiệp phải xác định nguồn tàitrợ hợp lí trong các thời điểm khác nhau để có thể nâng cao hiệu quả sửdụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ công nghệ sản xuất: Trình độ công nghệ sản xuất có ảnhhưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các ngành
có chu kì sản xuất kéo dài như ngàng xây dựng Các doanh nghiệp phảilựa chọn cho mình công nghệ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp chọn công nghệ đơn giản doanh nghiệp có điều kiện
về sử dụng máy móc thiết bị không yêu cầu về trình độ, đồng thời thông
Trang 31thường công nghệ đơn giản thường đòi hỏi lượng công nhân lao độngnhiều Trong trường hợp thị trường lao động dồi dào, chi phí trả tiềnlương thấp hơn chi phí đầu tư máy móc thì doanh nghiệp có thể thu đượclợi nhuận cao hơn Tuy nhiên hạn chế của nó là theo thời gian, côngnghệ của doanh nghiệp sẽ càng lạc hậu, năng suất lao động giảm, đồngthời sự giảm sút về chất lượng sản phẩm dẫn đến khả năng tiêu thụ sảnphẩm của công ty gặp khó khăn Doanh thu và lợi nhuận của công tygiảm sút ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó, do sự pháttriển của công nghệ hiện đại, các máy móc thiết bị nhanh chóng bị lạchậu đòi hỏi doanh nghiệp phải khấu hao nhanh tài sản cố định để đổi mớithiết bị Chu kì luân chuyển vốn cố định tăng ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn cố định Mặt khác, do khấu hao nhanh nên chi phí khấu haocao điều đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Trình độ tổ chức quản lí doanh nghiệp: Có thể nói đây là yếu tốquyết định trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanhnghiệp Ta có thể thấy các điều này trên các mặt quản lí doanh nghiệp.Trước hết đó là tổ chức về mặt nhân sự Nếu tổ chức tốt về mặt nhân sựdoanh nghiệp có thể phát huy hết năng lực người lao động tránh lãng phílao động, từ đó năng suất lao động sẽ tăng, nâng cao chất lượng sảnphẩm Kết quả cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sửdụng vốn Trình độ quản lí về mặt tài chính cũng hết sức quan trọng.Quản lí tài chính phải làm tốt các công tác xác định đúng nhu cầu về vốnphát sinh, từ đó tìm nguồn tài trợ hợp lí Trong quản lí tài chính thì côngtác quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đó làviệc tổ chức quản lí vốn cố định và vốn lưu động Đây là công việc phứctạp đòi hỏi nhà quản lí phải thường xuyên theo dõi tính toán quản lí chặtchẽ vốn ở tất cả các giai đoạn trong một chu kì kinh doanh từ khâu muayếu tố đầu vào, sản xuất đến khâu tiêu thụ
Trang 32Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp vì tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đếndoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởngrất lớn bởi các chính sách về thị trường, khách hàng và các dịch vụ saubán của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt các khâu này thìhiệu quả đem lại rất cao.
+ Mối quan hệ với khách hàng: Mối quan hệ này được thể hiện trênhai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mốiquan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng Điều này rất quan trọng vì
nó ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượnghàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và với nhàcung ứng thì nó sẽ đảm bảo tương lai lâu dài cho doanh nghiệp bởi đầuvào được đảm bảo đầy đủ và sản phẩm đầu ra được tiêu thị hết Do đódoanh nghiệp phải có chính sách duy trì mối quan hệ lâu dài với kháchhàng cũng như nhà cung ứng Để có thể thực hiện được điều này doanhnghiệp phải có các biện pháp chủ yếu như: đổi mới quy trình thanh toán,
áp dụng các chính sách chiết khấu giảm giá, mở rộng mạng bán hàng,thu nguyên vật liệu, tăng cường lượng bán…
Trang 33CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
ĐỨC GIANG GIAI ĐOẠN 2013-2015 2.1 Khái quát về công ty TNHH đầu tư và thương mại Đức Giang 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Đức Giang được thành lập từngày 01/07/2009 Từ ngày thành lập đến nay công ty TNHH Đầu tưThương mại Đức Giang đã và đang được ủng hộ rất nhiều của quý kháchhàng, và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công ty, cho đến naycông ty luôn luôn phát triển và hòa nhập vào sự phát triển kinh tế của thànhphố Hải Phòng nói riêng và của đất nước nói chung Đến nay công tyTNHH Đầu tư Thương mại Đức Giang đã có một số mặt hàng thiết yếuphục vụ cho việc sinh hoạt chủ yếu trong gia đình và các tổ chức như cácloại bàn ghế, tủ quần áo, kệ, sàn nhà…, và rất nhiều mặt hàng khác phục vụcho cuộc sống của mọi người Trong những năm qua công ty TNHH Đầu
tư Thương mại Đức Giang đã cung cấp các sản phẩm của mình và là đốitác lâu năm với các đơn vị và tổ chức trên địa bàn thành phố Hải Phòngnhư : Trường THPT Thái Phiên, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TrườngTHPT Hồng Bàng, Ngân hàng ACB chi nhánh Quang Trung, Trường mầmnon Sao Sáng 1 và rất nhiều các đơn vị khác trên địa bàn thành phố với cáctỉnh lân cận khác
Đối với phương châm “ QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG LÀ TRÊN HẾT “đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty không ngừng học hỏi, nghiên cứuthị trường nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng : Giá cả cạnhtranh, chất lượng tiêu chuẩn, thanh toán linh hoạt cũng như chăm sóc kháchhàng
Trang 342.1.2 Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Dưới nền kinh tế thị trường như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệpkhông ngừng phải triển Việc mở rộng kinh doanh, đa dạng ngành nghề là
vô cùng cần thiết Kinh tế phát triển nhu cầu của thị trường ngày càng cao
và đa dạng, doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới từ tư duy sản xuấtphương thức sản xuất, lĩnh vực kinh doanh Năm bắt được nhu cầu của thịtrường, Công ty TNHH Đức Giang đã vận dụng 1 cách triệt để nguồn lựcsẵn có của công ty để phát triển và hoàn thiện hơn
Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Xây dựng các công trình
- Giám sát, thi công công trình dân dụng, công nghiệp
- Sản xuất, kinh doanh và trang trí nội, ngoại thất cho các công trìnhcông nghiệp
- Kinh doanh bất động sản
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
- Khai thác và chế biến, kinh doanh nguyên liệu, lâm sản, khoáng sảnphục vụ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng
- Đầu tư phát triển nhà và cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp…
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Cung ứng và quản lý nguồn lao động
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
- Hoạt động tư vấn quản lý
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
- Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác
Trang 35- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Sản xuất bao bì bằng gỗ…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu quản lý của công ty.
(Nguồn: Phòng hành chính của Công ty TNHH đầu tư thương mại Đức Giang)
Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ được quy định cụ thể tại
khoản 2 Điều 108 Luật doanh nghiệp Việt Nam:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG
KẾ TÀI CHÍNH
Trang 36TOÁN- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạchkinh doanh hằng năm của công ty;
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền vàgiới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trịbằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tàichính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tạiĐiều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 vàkhoản 3 Điều 120 của Luật này;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngđối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọngkhác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích kháccủa những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiệnquyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết địnhmức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lýkhác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyếtđịnh thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việcgóp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổđông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hộiđồng cổ đông thông qua quyết định;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổđông;
Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổtức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
Trang 37 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệcông ty
Trang 38 Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt độngkinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồngkinh doanh đã được ký kết;
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuấtnhập khẩu của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêuthụ hàng nhập khẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận,bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường, và đối ngoại như: tìm kiếm giaodịch giữa những người bán và người mua, giải quyết tranh chấp nại vớikhách hàng có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty;
Trang 39 Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụthu tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liênquan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định củapháp luật hiện hành;
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trựcthuộc quản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoànthành việc thanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luậthiện hành;
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khiđược Ban Giám đốc Công ty phê duyệt Thống kê, báo cáo hoạt độngkinh doanh theo đúng tiến độ và quy định Chịu trách nhiệm về kết quảhoạt động kinh doanh trước Ban Giám đốc Công ty;
Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinhdoanh của Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
Quản lý toàn bộ các loại quỹ theo đúng quy định của Công ty và củaNhà nước
Trang 40 Thực hiện chế độ báo cáo tài chính và lưu trữ, bảo quản đầy đủchứng từ kế toán ban đầu theo quy định hiện hành.
Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm
Phòng kĩ thuật
Nghiên cứu xây dựng đề án đầu tư các công trình phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh của Công ty Đề xuất những giải pháp kỹ thuật cải tiếntrang thiết bị hiện có nhằm phục vụ hữu ích công tác kinh doanh củaCông ty;
Thực hiện các hạng mục sửa chữa, cải tạo xây dựng mới;
Vận hành bảo trì, sửa chữa Phân tích đánh giá tình hình bảo trì, bảodưỡng các thiết bị máy móc của Công ty
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại công ty giai đoạn 2013-2015
Tổng tài sản:
Tổng tài sản thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có của doanhnghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ, cáckhoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu,các giai đoạn trong quá trình SXKD (thu, mua, sản xuất, tiêu thụ…) Căn
cứ vào nguồn số liệu này ta có thể đánh giá quy mô của doanh nghiệp.Tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm.Năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp là 2.999 trđ Năm 2014 tổng tàisản giảm 218 trđ ứng với tốc độ giảm 7,27% Đến năm 2015 tổng tài sảngiảm 368 trđ ứng với tốc độ giảm 13,23%
Nguyên nhân: Sự biến động của tổng tài sản do ảnh hưởng từ thayđổi của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Trong đó tài sản ngắn hạn cóảnh hưởng lớn làm giảm tổng tài sản chung của doanh nghiệp Năm 2013tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 2.996 trđ Năm 2014 tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp giảm 261,5 trđ ứng với mức giảm 8,73% Đến năm 2015tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp giảm 408,5 trđ ứng với mức giảm