Bài tiểu luận đầy đủ về Những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bao gồm mục lục, lời mở đầu, khái quát quốc tế và việt nam, chính sách cai trị của thực dân pháp, hậu quả và kết. Down về mang đi in thôi :))))
Trang 1Mục Lục
Phần mở đầu 1
Chương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2
1 Tình hình thế giới 2
2 Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam 3
Chương 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp 4
1 Về kinh tế 4
2 Chính trị 7
Chương 3: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 9
1 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản 9
2 Phong trào yêu theo khuynh hướng vô sản: 10
3 Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời 11
Hậu quả 12
Kết luận 12
Tài Liệu Tham Khảo : 14
Nhận xét của giảng viên: 15
Trang 2Phần mở đầu.
Việt Nam đã trải qua 61 năm Pháp thuộc, bắt đầu từ năm 1984 khi Pháp bắt buộc triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương Mất chủ quyền, Việt Nam bị chia cắt thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ bảo
hộ Bắc và Trung Kỳ Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ Cùng với đó là vô số chính sách đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế, văn hóa Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
Để tìm hiểu rõ hơn về chính sách cai trị của thực dân Pháp cùng những gì đã học được ở môn “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam” nên em chọn đề tài “Trình bày những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” để làm bài tiểu luận cuối kỳ cho môn “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam”
Đề tài: Trình bày những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chương 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp
Chương 3: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Trang 3Chương 1: Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
1 Tình hình thế giới
1.1 Chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh -> Yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược của các quốc gia PK phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa
1.2 Sự ra đời của chủ nghĩa Mác –Leenin
Giữa thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí, tư tưởng của giai cấp công nhân
→Chủ nghĩa Mác Leenin ra đời
1.3 Cách mạng Tháng Mười Nga và quốc tế cộng sản
Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi
→ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước
và là 1 những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của các nước trên thế giới
Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập
→ Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản với công nhân quốc tế
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền làm cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ → mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa
Kể từ khi chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam Chủ nghĩa Mac-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 4Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc khẳng định cách mạng Tháng Mười Nga như tiếng sét đánh thưc nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng về giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam - Quốc tế cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
2 Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
Nông nghiệp sa sút Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên
Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã làm cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành
ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…
→ Điều đó đã tọa điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược năm 1858
Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắn phá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước tiến hành xây dựng bộ máy thống trị ở Việt Nam
Trang 5Chương 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp.
Thực dân Pháp chiếm nước ta với 2 bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ước Patonốt 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp đối với nước ta Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta TDP nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vô cùng phản động và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ:
1 Về kinh tế
Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho chúng:
o Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp
o Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…)
o Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối
đa kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu
o Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước
ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp
Trang 6Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm
1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã khai thác khoáng sản của đất nước ta Bộ máy cai trị được hình thành Chúng xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, , lập các đồn điền, mở mang đường xá để vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của người dân nước ta
Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp Vào giai đoạn đầu, thực dân Pháp chỉ mới chú trong vào hai lĩnh vực chủ yếu
là nông nghiệp và khai mỏ
Nông nghiệp: Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền
“khai khẩn đất hoang” cho chúng Ngay sau đó, Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai, lập các khu đồn điền lớn để trồng cao su, thứ cây công nghiệp mà Pháp coi trọng khi đó
Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại Tuy nhiên Pháp không xây nhà máy luyện kim tại Việt Nam, tất cả kim loại khai thác được chở về Pháp Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập đoàn tư bản Pháp Phương thức hoạt động là tận dụng nhân công lao động rẽ mạt, sao cho chi phí sản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao
Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục
vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự
Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác, những hàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của các nước khác thì Việt Nam vẫn phải mua của Pháp
Tiến hành chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột công rẻ mạc,
mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tư bản Pháp, độc quyền về kinh tế để dễ
Trang 7bề ve vét, độc hành về thuế và phát hành giấy bạc, duy trì hình thức bóc lột phong kiến, kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp
Đặc biệt chúng độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:
Về muối : Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, đặc biệt lại là một sản phẩm vô cùng quan trọng trong miếng ăn của người Việt Nam, là thành phần
vô cùng cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn Muốn muối cá, muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua các thứ rau, tất cả đều phải có muối Kho cá, kho thịt, làm xôi, nấu cơm nếp, ăn cháo trắng lót lòng cũng phải có muối Nói tóm lại, bất kỳ món ăn nào cũng phải có muối Chính vì thế mà đối với người Việt Nam, muối trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo Hơn nữa, nước ta không có
mỏ muối Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được sản xuất qua
phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi hết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán Do tình trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát lài lài, thoai thoải bằng bằng mới có điều kiện để sản xuât muối Những vùng bờ biến dốc đứng không có điều kiện sản xuất muối Những yếu tố này đã khiến cho muối trở nên khan hiếm ở trên thị trường Biết được những yếu tố quan trọng này, các nhà làm chính sách thuế khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican nghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp – Vatican một khỏan tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương
Về rượu : Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sống văn hóa của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu Với các quốc gia Đông Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa của người dân Cũng vì thế mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ lạc, đám cưới, đám tang, cúng tế và những cuộc hôi ngộ giữa các bạn bè thân thiết hay trong những bữa tịêc kẻ ở tiễn người đi hoặc trong bữa cơm vui đón mừng
Trang 8người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu Ở nước ta, rượu cũng vô cùng quan trọng, trong thời xưa, bất bất kỳ làng xóm nào cũng có một hay hai gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất thông dụng, không bao giờ khan hiếm Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp sống văn hóa của người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắm trọn quyền kiểm sóat tất cả mọi ngành sinh họat trong xã hội, Giáo Hội La
Mã và thực dân Pháp bèn quyết định nắm độc quyền sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu thụ số lượng ruợu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra Với việc nắm trong tay độc quyền sản xuất rượu trong nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm, mà còn có khả năng không chế và đầu độc nhân dân ta
Về thuốc phiện : Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vô cùng nguy hiểm cho những người hút và gia đình họ Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối, khuyên khích mở các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn bán sản phẩm này Như vậy là chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều người mà đa số thuộc thành phần khá giả dễ dàng a dua đua đòi rồi sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm
hư hại cả cuộc đời Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện như vậy, thì dân nước sẽ không còn ý chí đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican còn có chính sách độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa để lấy tiền chi phi cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột dân ta.chế và đầu độc nhân dân ta
2 Chính trị
Chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ
Trang 9các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án , biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai
Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ
đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương
Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam,Campuchia, Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp
Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành:
Dùng chính sách "chia để trị": Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau) Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác, giữa miền xuôi- miền núi, giữa các tôn giáo
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu các xứ và tỉnh là các viên quan người
Pháp.Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do các chức tịch địa phương cai quản.Bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương đều do thực dân Pháp chi phối
Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta và khủng bố, cấu kết với địa chủ
Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn
Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặng
nề Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ trung ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng
Trang 10Chương 3: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước hácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:
Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản như:
Phan Bội Châu với phong trào Đông Du (1906- 1908) và Việt Nam Quang Phục Hội (1912)
Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Phong trào đấu tranh của tư sản chống các thế lực tư bản nước ngoài, chống độc quyền, đòi cải cách dân chủ
Phong trào yêu nước của tầng lớp tiểu tư sản thành thị
Trước yêu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng Mục tiêu của các cuộc đấu tranh thời kỳ này đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên các lập trường giai cấp khác nhau, cuối cùng các cuộc đấu tranh đều thất bại
Mặc dù thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng Nó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam
Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp dẫn đến sự khủng hoảng về con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đặt ra phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công