1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập “tín dụng đối với phát triển nông nghiệp – nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh huyện thanh ba phú thọ thực trạng và giải pháp”

60 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành đề tài ,Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến THS.VŨ THỊ THÚY HƯỜNG đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này ,xin gửi lời cảm ơn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - -

Trang 2

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - -

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài ,Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến THS.VŨ THỊ THÚY HƯỜNG đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này ,xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Thanh Ba -Tỉnh Phú Thọ cùng các cán bộ công nhân viên của Chi nhánh , đặc biệt là Phòng Tín dụng đã tạo điều kiện cho em học hỏi, trao đổi kiến thức ,kinh nghiệm và số liệu trong suốt thời gian học tập để hàn thành

đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ , Ngày 09 tháng 05 năm 2016 Tác giả luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Hường

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU IV DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VI

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 2

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN 3

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 4

1.1.3.Vai trò của tín dụng 5

1.2 TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN CỦA NHTM 6

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng nông nghiệp – nông thôn 6

1.2.2 Vai trò tín dụng đối với phát triển nông nghiệp – nông thôn 7

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nông nghiệp – nông thôn 9

CHƯƠNG 2 13

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA - PHÚ THỌ 13

2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA - PHÚ THỌ 13

2.1.1 Thông tin chung 13

2.1.2 Phân tích SWOT cho Chi nhánh 16

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng trong những năm gần đây 17

2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA - PHÚ THỌ 26

2.2.1 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng 26

Trang 6

2.2.2 Thực trạng tín dụng nông nghiệp – nông thôn tại Agribank - chi nhánh

huyện Thanh Ba - Phú Thọ 30

2.2.3 Chất luợng tín dụng Nông nghiệp – Nông thôn tại Agribank - Chi nhánh huyện Thanh Ba 35

2.3 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA 37

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA 41

2.4.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng nông nghiệp – nông thôn tại Agribank - Chi nhánh huyện Thanh Ba 41

2.4.2 Những hạn chế 42

2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 43

CHƯƠNG 3 44

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA 44

3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 44

3.1.1 Định hướng 44

3.1.2 Mục tiêu 44

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA 45

3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn 45

3.2.2 Đa dạng hóa hình thức cho vay 45

3.2.3 Mở rộng hình thức cho vay, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng nông nghiệp – nông thôn 46

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm soát việc sử dụng vốn vay 46

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 47

3.3.KIẾN NGHỊ 47

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.47 3.3.2 Kiến nghị đối với huyện Thanh Ba 48

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn huyện Thanh Ba 15

Bảng 2.1 : Thông tin tổng hợp: (2013- 2015) 16

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015 18

Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015 21

Bảng 2.5 Tình hình KD ngoại hối và thanh toán quốc tế của Chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015 24

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015 25

Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng nông nghiệp – nông thôn phân theo thời gian của Chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015 31

Bảng 2.7 Dư nợ tín dụng NN – NT phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013 -2015 32

Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng NN – NT phân theo dự án trọng điểm của Chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015 34

Bảng 2.9 Tình hình thu lãi nông nghiệp – nông thôn tại Chi nhánh giai đoạn 2013 -2015 35

Bảng 2.10 Doanh số thu hồi nợ tín dụng NN – NT tại Chi nhánh giai đoạn 2013 -2015 36

Bảng 2.11 Tỷ trọng dư nợ tín dụng NN - NT tại Chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015.37 Bảng 2.12 Tỷ lệ thu hồi nợ tại Chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015 38

Bảng 2.13 Nợ quá hạn tín dụng NN – NT tại Chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015 39

Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ xấu tín dụng NN – NT của Chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015 40 Bảng 2.15 Vòng quay của vốn tín dụng nông nghiệp – nông thôn tại Chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015 41

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, Phú Thọ có tổng diệntích đất tự nhiên là 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đấtrừng là 195.000 ha, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, môi trường tựnhiện thuận lợi đã trở thành điều kiện tốt để tỉnh phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó,người dân thì hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, các nguồn thu từ nôngnghiệp trở thành nguồn thu chính của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Song, đờisống người dân còn thấp với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 18,11% (năm 2015), cơ sởvật chất ở khu vực nông thôn còn thiếu, khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp chưa phát triển Chính vì vậy, phát triển Nông nghiệp – Nông thôn được coi làđịnh hướng hàng đầu trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà trong giaiđoạn 2011– 2021

Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,trong nhiều năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn tín dụng chocác mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp các hộ nông nghiệp nôngthôn trên địa bàn được tiếp cận vốn và dịch vụ của ngân hàng, chính điều này đã gópphần đưa kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm, thêmnhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân Tuy nhiên,việc thực hiện hoạt động tín dụng nông nghiệp – nông thôn tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Ba vẫn còn nhiều khó khăn, vướngmắc như: nguồn vốn cho vay phát triển nông thôn – nông thôn còn thiếu, chưa được đápứng kịp thời nhu cầu của người dân, người dân sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích,khả năng thu hồi nợ chưa cao,… Bên cạnh đó, thị phần của ngân hàng trong hoạt độngtín dụng nông nghiệp – nông thôn đang có xu hướng giảm do hàng loạt các ngân hàngkhác được thành lập và mở rộng cho vay trên địa bàn tỉnh

Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Tín dụng đối với phát triển nông

nghiệp – nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thanh Ba - Phú Thọ -Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

Trang 10

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng tín dụng nông nghiệp – nông thôn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ, từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp – nông thôntại Chi nhánh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tín dụng đối với phát triển nông nghiệp – nông thôn

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam, chi nhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015

4 Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu

-Phương pháp phân tích tổng hợp ,phương pháp thống kê,so sánh , mô tả

-Phương pháp logic

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng nông nghiệp – nông thôn của ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng nông nghiệp – nông thôn Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao cất lượng tín dụng Nông ghiệp – Nôngthôn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn ,chi nhánh huyện Thanh Ba

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng

1.1.1.1.Khái niệm tín dụng ngân hàng

- Khái niệm về tín dụng: Là quan hệ vay (mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng và tín

nhiệm giữa bên cho vay (mượn) và bên đi vay (mượn) Theo đó, bên cho vay chuyểngiao một lượng vốn tiền tệ hoặc tài sản để bên vay sử dụng có thời hạn Khi đến hạn,bên vay có nghĩa vụ hoàn trả vốn (tài sản) ban đầu và lãi

- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ

chức tín dụng với khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân, Trong đó,ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho khách hàngcủa mình trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định

1.1.1.2.Đặc điểm tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổiquyền sở hữu vốn Khi cho khách hàng của mình vay vốn, ngân hàng chuyển quyền sửdụng vốn cho họ để họ sử dụng nó vào mục đích của mình Sau thời gian vay, ngườivay có trách nhiêm hoàn trả cả phần vốn vay và phần lãi Chính vì vậy, tín dụng nóichung và tín dụng ngân hàng nói riêng chỉ chuyển quyền sử dụng chứ không chuyểnquyền sở hữu

- Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựatrên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng.Theo hợp đồng giữa bên vay

và ngân hàng, việc chuyển giao vốn hay cũng chính là việc giải ngân vốn sẽ đượcngười cho vay tiến hành theo sự thỏa thuận của họ với bên đi vay vào một thời giannhất định và theo theo một phương thức xác định, có thể là một lần hoặc từng lần theotiến độ và mục đích sử dụng vốn vay của người vay Người đi vay có trách nhiệm hoàntrả cả gốc và lãi cho người cho vay vào thời gian đã xác định theo hợp đồng vay

- Ngân hàng được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng Sauthời gian cho vay vốn người vay vốn ngoài việc hoàn trả đầy đủ phần gốc vốn vay thìphải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng một phần lãi tính theo một tỷ lệ nhất định trênvốn vay và phần này gọi là lãi tiền vay hay chính là lợi tức tín dụng

Trang 12

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Dựa vào mục đích

- Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp

- Tín dụng tiêu dùng cá nhân

- Tín dụng nông nghiệp – nông thôn

- Tín dụng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

Dựa vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đíchthường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động

- Tín dụng trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích củaloại tín dụng này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các tài sản cố định

- Tín dụng dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loạinày là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vayvốn để quyết định cho vay

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho vay tiềnvay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

Dựa vào phương thức cho vay

- Cho vay theo món vay: Là hình thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và tổchức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là hình thức cho vay mà tổ chức tín dụng vàkhách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thờigian nhất định

Dựa vào phương thức hoàn trả

- Tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khiđến hạn

- Tín dụng có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp

- Tín dụng trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy thuộcvào năng lực tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất lỳ lúc nào

Trang 13

1.1.3.Vai trò của tín dụng

Vai trò của tín dụng đối với bản thân ngân hàng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, các

tổ chức kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận Mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, một tổ chức kinhdoanh tiền tệ cũng không nằm ngoài mục tiêu đó Lợi nhuận của ngân hàng được thu thôngqua các hoạt động, dịch vụ cung cấp cho khách hàng như thanh toán, chuyển tiền, quantrọng nhất là hoạt động tín dụng

Với vai trò là trung gian tài chính kinh doanh trên nguyên tắc huy động để chovay Trên cơ sở nguồn vốn đó ngân hàng tiến hành hoạt động tín dụng Sự chênh lệchtiền lãi thu được từ hoạt động tín dụng với khoản tiền lãi phải trả cho các khoản huyđộng được gọi là lợi nhuận Đây chưa phải là toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng, tuynhiên nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng nhất, lợi nhuận mànghiệp vụ mang lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lợi nhuận mà ngân hàng thu được

Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo cơ chế cạnh tranh của thị trường, việc đadạng hóa sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng.Tín dụng trở thành một sản phẩm đặc trưng cho ngân hàng, bên cạnh đó nhờ có hoạtđộng tín dụng mà hàng loạt các sản phẩm khác được hình thành như thẻ, thanh toán,

và mang lại những khoản lợi nhuận thu từ phí dịch vụ và sử dụng vốn cho ngân hàng

Vai trò của tín dụng đối với khách hàng

Tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốncho khách hàng Với các ưu điểm như an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, dễ tiếp cận và

có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhucầu đa dạng của khách hàng

Tín dụng ngân hàng giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinhdoanh, doanh nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tàichính để trang trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống

Tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc

và lãi trong thời kỳ nhất định như thỏa thuận Do đó, buộc khách phải nỗ lực, tận dụnghết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất,đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng

Vai trò của tín dụng với nền kinh tế

Vai trò cơ bản của tín dụng ngân hàng là luân chuyển vốn từ những người (cá

Trang 14

nhân, hộ gia đình, công ty tài chính, ) có nguồn vốn thặng dư đến những người thiếuhụt Nhu cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thỏa mãn nhưcầu tiêu dùng trong trước mắt Tín dụng ngân hàng không chỉ giới hạn trong chức năngtruyền thống là luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu mà còn giúp phân bổ hiệuquả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốnthiếu cho những dự án đầu tư kém hiệu quả được chuyển tới những người có dự án đầu

tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn Kết quả là, đầu tư hiệu quả hơn, tạo nhiều công ănviệc làm và phát triển kinh tế, xã hội

Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tếtrọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề đó, hình thành nên cơ cấuhiện đại, hợp lý và hiệu quả

Tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường,kiểm soát giái trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước

Tín dụng ngân hàng mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân sách Nhà nướcthông qua thuế thu nhập và lãi ủy thác đầu tư vốn của Chính phủ

Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đến nôngnghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội

1.2 Tín dụng nông nghiệp – nông thôn của NHTM

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tín dụng nông nghiệp – nông thôn

Khái niệm tín dụng nông nghiệp – nông thôn

Tín dụng nông nghiệp – nông thôn là chính sách tín dụng mà đối tượng đượcvay vốn nằm trong khu vực nông nghiệp, với mục đích đầu tư vào lĩnh vực nôngnghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ

sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân

Đặc điểm tín dụng nông nghiệp – nông thôn

Ngoài các đặc điểm chung của dụng ngân hàng thì tín dụng nông nghiệp – nôngthôn còn có những đặc điểm sau:

- Là chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Với mục đích cho vaynhằm phát triển nông nghiệp – nông thôn

- Thực hiện việc cho vay không những theo các quy định chung của Ngân hàngNhà nước mà còn thực hiện theo quyết định của Chính phủ về cho vay nông nghiệp –nông thôn Việc cho vay phát triển nông nghiệp – nông thôn được áp dụng đối với toàn

Trang 15

bộ hệ thống ngân hàng của Việt Nam Theo yêu cầu của Chính phủ, cho vay nôngnghiệp – nông thôn phải chiếm tối thiểu 20% tổng dư nợ của ngân hàng, nếu ngânhàng đó không trực tiếp cho vay nông nghiệp – nông thôn thì chuyển toàn bộ số vốnphục vụ nông nghiệp – nông thôn về cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn để thực hiện việc cho vay này.

- Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật: Tính chất thời

vụ trong tín dụng nông nghiệp – nông thôn có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng củađộng, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành cụ thể mà ngân hàngtham gia cho vay Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay vàthu nợ của ngân hàng Đồng thời, chu kỳ sống tự nhiên của cây, con vật là yếu tố quyết định

để ngân hàng tính toán thời hạn cho vay

- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của kháchhàng: Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm chếbiến có liên quan đến nông sản Như vậy, sản lượng nông sản thu được là yếu tố quyếtđịnh khả năng trả nợ của khách hàng Mà sản lượng nông sản chịu ảnh hường củathiên nhiên rất lớn

1.2.2 Vai trò tín dụng đối với phát triển nông nghiệp – nông thôn

Vai trò đối với người nông dân

Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu qủa xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần vậtchất cho người nông dân Hoạt động tín dụng thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế tìnhtrạng cho vay nặng lãi trong nông thôn Trước đây, chính sách đầu tư tín dụng khôngđược quan tâm thích đáng nên vốn cho nông dân được cung cấp chủ yếu thông qua thịtrường tài chính không chính thức Từ năm 1990 về trước khi chưa có chính sách chonông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự đi vay với lãi suất cao từ 10- 15%/tháng cókhi đến 20%/tháng từ những người hoạt động cho vay nặng lãi ở nông thôn Chínhviệc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn đã góp phần hạn chế tình trạng cho vaynặng lãi, người dân đỡ bị bóc lột hơn và kết quả là sau quá trình sản xuất người dânthực sự được hưởng thành quả lao động của họ Việc cung ứng vốn tín dụng của ngânhàng cho những hộ sản xuất thiếu vốn, kể cả hộ giàu và hộ nghèo đều đòi hỏi phải cótài sản thế chấp, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích Như vậy đồng vốn củangân hàng đã đi sâu vào tận cùng thôn ấp, thúc đẩy nông thôn phát triển, làm cho hộnghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, đời sống các tầng lớp dân cư trongnông thôn được nâng cao

Trang 16

Vai trò đối với ngân hàng

Với vai trò quan trọng của Nông nghiệp, Chính phủ ta luôn quan tâm hàng đầuvới việc tạo ra nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp – nông thôn Với Nghịđịnh số 41/2010/NĐ – CP về tín dụng phát triển nông nghiệp – nông thôn, không nhữngtạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nó còn tạo

ra một cơ hội kinh doanh cho ngân hàng Nhờ có hoạt động này ngân hàng đã tạo ra mộtkhoản thu nhập cho mình thông qua việc cho vay Với Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Ba thì dư nợ tín dụng nông nghiệp – nôngthôn chiếm trên 70% tổng dư nợ của Chi nhánh trong những năm gần đây

Bên cạnh đó, với vai trò tham gia vào chính sách phát triển nông nghiệp – nôngthôn, ngân hàng đã củng cố mối quan hệ khăng khít với Chính phủ Đây cũng là điềukiện giúp ngân hàng thuận tiện hơn trong việc kinh doanh và phát triển các dịch vụ đikèm như thẻ, thanh toán chuyển khoản,… Qua đó, tạo nên khoản lợi nhuận đáng kểcho ngân hàng

Vai trò đối với nền kinh tế - xã hội

Tín dụng nông nghiệp – nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng Nó thúc đẩyhình thành thị trường tài chính nông thôn Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giảiquyết quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn.Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ Trong thịtrường này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có vai trò vô cùng quantrọng, vì nó có hệ thống dày đặc đến tận huyện Mặt khác, từng xã, khu vực còn có quỹtín dụng nhân dân cơ sở Chính hoạt động tín dụng đã hình thành và đẩy nhanh sự pháttriển của thị trường tài chính, tín dụng ở nông thôn

Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tưliệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn Trong nông thôn hiện nay, số hộ dân khá đang giàu lên chiếm tỷ lệ ngày càng cao do

họ có trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kỹ thuật, họ có vốn là điềuthiết yếu ban đầu cho quá trình sản xuất và nắm bắt nhanh nhạy thị trường, họ quyếtđịnh được sản xuất cái gì? sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? để mang lại hiệuquả kinh tế cao nhất Ngược lại, có những hộ không có kinh nghiệm, kinh doanhkhông có hiệu quả dẫn đến lỗ, hoặc có ruộng đất quá ít so với nhu cầu của họ hoặcthiếu vốn cho quá trình sản xuất

Trang 17

Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới,góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn Chính việc xâydựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản đã thu hút một số lượnglớn lao động dư thừa trong nông thôn, tạo việc làm cho họ Đồng thời dựa vào lợi thế

so sánh của nước ta với khu vực và thế giới, giữa các vùng khác nhau cần thiết phảiduy trì và phát triển ngành nghề ở nông thôn

Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động của đồng vốn trên cơ sở hoàntrả cả vốn và lãi Cho nên đã kích thích các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng phảicân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh một cách triệt để,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo điều kiện đem lại lợi nhuận cao cho các doanhnghiệp, đảm bảo hoàn trả tiền vay ngân hàng

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nông nghiệp – nông thôn

Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng:

Chính sách tín dụng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công củangân hàng với mục đích và nhiệm vụ của mình Chính vì vậy, hoạt động tín dụng NN– NT của ngân hàng cần phải đảm bảo việc phục vụ đối tượng chủ yếu là những hộ sảnxuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,… có hiệu quả

Vì điều đó, chính sách tín dụng NN – NT phải phù hợp với đường lối phát triển kinh

tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của ngườigửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay Muốn vậy chính sách tín dụng NN– NT phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn

Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố đầu vào của ngân hàng cũng như là một căn cứ giúpngười quản lý ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng nhất, phù hợp với từnghoàn cảnh, từng đối tượng mà ngân hàng phục vụ Qua đó, ngân hàng đảm bảo khoảntiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng Thông tin tín dụng đượcthu thập được từ nguồn thông tin từ ngân hàng, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh haynói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ nguồn thông tin của pháp luận

Chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư:

Ngân hàng thẩm định dự án nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi,khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để ra quyết định cho vay hay từ chối

Trang 18

cho vay Mặt khác, thẩm định là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian chovay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả tối ưu Qua thẩm định,cán bộ tín dụng xác định cơ cấu vốn đầu tư, xác định tỷ trọng của vốn đầu tư từ đó đánh giámức độ tự chủ về vốn đầu tư của khách hàng trong phương án đầu tư, vốn bổ sung là baonhiêu, từ nguồn nào

Do đó, công tác thẩm định dự án nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặtchẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại các quyết định chính xác, hạn chế được rủi

ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cho ngân hàng Trái lại, nếu chỉthẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận sẽ dẫn đến sự “lựa chọn đốinghịch”, cho vay những dự án khả hoàn vốn thấp

Nhân tố con người:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanhnói chung, còn nói đến hoạt động ngân hàng thì nó lại càng quan trọng Vì cán bộcông nhân viên của ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của ngân hàng đối với kháchhàng Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽgiúp ngân hàng ngăn ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại mộtkhoản tín dụng có chất lượng, giúp ngân hàng ngày càng phát triển trong hoạtđộng của mình Bất kể ngân hàng nào cũng mong muốn có một đội ngũ nhân viên

có trình độ chuyên môn cao, và tinh thần trách nhiệm với công việc của mình

Công tác kiểm soát nội bộ:

Đây là, công tác mà ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tụcnhằm duy trì chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình phù hợp với các chính sách, đápứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra Để làm tốt công tác này ngân hàng cần thành lậpphòng kế toán và kiểm toán nội bộ và sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn,nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh Cónhư thế, công tác tín dụng NN – NT mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nângcao chất lượng tín dụng

Các nhân tố thuộc về khách hàng

Năng lực, kinh nghiệm quản lý của khách hàng bị hạn chế:

Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệuquả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ củamình Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống

Trang 19

của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáosản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinhnghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh.

Sự trung thực của khách hàng:

Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy rarủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm địnhmột cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay Nhưng, việc sử dụng vốn vay sai mụcđích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng

Rủi ro trong công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ xảy ra nếu việc tính toántriển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của khách hàng không khoa học, khôngthực hiện kỹ càng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuấtkinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xácđến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro donhững thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinhdoanh, gây tác động xấu đến công việc, mang lại rủi ro cho khách hàng

Khách hàng thiếu các điều kiện đảm bảo tiền vay:

Đối với tín dụng NN – NT việc đảm bảo tiền vay có quy định riêng theo Nghị định

số 41/2010/NĐ – CP về tín dụng phát triển nông nghiệp – nông thôn, tuy nhiên nhiềutrường hợp thuộc đối tượng cho vay, xong tài sản đảm bảo không có hoặc không có ngườiđứng ra bảo lãnh ngân hàng gặp khó khăn trong việc quyết định cho vay hay không

Nhân tố môi trường

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế dù thay đổi theo chiều hướng nào cũng đều tác động tới chấtlượng tín dụng của ngân hàng Nếu sự thay đổi theo chiều hướng tốt thì chất lượng củacác khoản tín dụng NN – NT sẽ được nâng cao Ngược lại, sự thay đổi theo chiềuhướng xấu thì sẽ làm cho chất lượng các khoản tín dụng NN – NT xấu đi ngoài ýmuốn Ví dụ khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảmsút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tác động xấu đếnkhả năng thu hồi công nợ của ngân hàng

Môi trường chính trị - xã hội:

Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ giúp cho khách hàng mạnh dạn đầu tư

Trang 20

lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu môi trường chính trị - xãhội mà bất ổn thì khách hàng sẽ không dám mạnh dạn đầu tư mà chỉ duy trì ở mức táisản xuất giản đơn để bảo đảm an toàn vốn Điều này sẽ ảnh hưởng tới quy mô cáckhoản tín dụng NN – NT của ngân hàng Sự không ổn định về chính trị - xã hội dẫnđến việc sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều rủi ro, bất trắc hơn nên nó sẽảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng.

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên có một ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng củangân hàng nói chung đặc biệt là tín dụng NN – NT nói riêng bởi vì thiên tai là một yếu

tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn là khi nào nhữngthiên tai như bão lũ lụt, hạn hán, hoả hoạn, dịch bệnh…sẽ xảy ra và mức độ ảnhhưởng, thiệt hại của chúng thường gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng và các kháchhàng của mình, làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào khách hàng sẽ ít nhiều bị ảnhhưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng

Trang 21

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH HUYỆN THANH BA - PHÚ THỌ 2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Ba - Phú Thọ

2.1.1 Thông tin chung

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chinhánh huyện Thanh Ba, Phú Thọ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam

Tên tiếng anh: VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURALDEVELOPMENT – THANH BA BRANCH AGIBANK

Tên viêt tắt là: THANH BA – VBARD PHU THO.

Địa chỉ: Khu 11 – Thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0210 3885251 Fax: 0210 3 855453

Mã số thuế : 0100686171-423

Giám đốc Chi nhánh: Ông Hoàng Văn Huy

Vốn : 649,671,

Tổng tài sản : 662,597

Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh

Ngày 26 tháng 3 năm 1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành

nghị định 53/HĐBT về “Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” Theo đó hệthống Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập từ trung ương tớicấp huyện Trong đó Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện Thanh Hoà tỉnh Vĩnh

Phú (nay là NHNo&PTNT huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ) ra đời là một chi nhánh

thành viên hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.Địa điểm đặt trụ sở tại xã Đào Giã huyện Thanh Hoà tỉnh Vĩnh Phú, nay là khu 11 thịtrấn Thanh Ba huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Khi mới thành lập (1988) Chi nhánh có số lao động là 132 người, đến hết năm

1996 chi nhánh chỉ còn 57 cán bộ do thực hiện tinh giảm biên chế và bàn giao cán bộ

do tách huyện

Trang 22

Từ 1997 đến nay: Giai đoạn này kinh tế địa phương đang trên đà phát triển, cónhiều dự án kinh tế như: Dự án phát triển cây chè, phát triển cây công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp… đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơcấu kinh tế Chi nhánh NHNo&PTNT huyện đã bám sát các mục tiêu, các dự án đểđầu tư vốn vào các thành phần kinh tế và tăng cường thu hút nguồn vốn tại địa phương

để mở rộng hoạt động kinh doanh

Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ đến nay đã có bốnphòng giao dịch đó là Phòng giao dịch: Đồng Xuân, Yển Khê, Thanh Hà, Khải Xuânhoạt động theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật của các tổ chức tín dụng vàđiều lệ, quy định của NHNo&PTNT Việt Nam Sau nhiều năm hoạt động, dưới sự chỉđạo của NHNo&PTNT Việt Nam cùng sự nỗ lực của Ban giám đốc và cán bộ côngnhân viên trong Ngân hàng, đến nay Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Ba ngàycàng phát triển và tạo được lòng tin trong dân chúng Không những thế Ngân hàng cònđược tặng nhiều bằng khen vì những hoạt động thực hiện tốt chủ trương của Đảng vàNhà nước đã đề ra

Hiện nay Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Ba với trụ sở làm việc khangtrang tại trung tâm huyện, hệ thống trang thiết bị tương đối hiện đại, đội ngũ cán bộ có

đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, thái độ phục vụ chu đáo tận tình đang có mặt ởtrụ sở chính và 4 phòng giao dịch trong huyện Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự đồng

bộ cho sự phát triển ổn định và bền vững của Chi nhánh, đóng góp vào sự nghiệp pháttriển chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và sự phát triển kinh tế xã hội, xoáđói giảm nghèo trên địa bàn huyện

Tổ chức bộ máy và chức năng của các phòng ban

- Tổ chức bộ máy

Tính đến cuối năm 2015, Chi nhánh đã sắp xếp và tổ chức bộ máy bao gồm: 01Giám đốc, 02 Phó giám đốc và 03 phòng nghiệp vụ Giám đốc chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Ba là người điều hành và chịu tráchnhiệm trực tiếp mọi hoạt động của cả hệ thống chị nhánh Giám đốc được sự giúp đỡcủa hai phó giám đốc Mỗi phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo mộtmảng của chi nhánh

Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôn thônhuyện Thanh Ba được thể hiện qua hình 2.1 sau:

Trang 23

(Nguồn:Phòng Hành chính nhân sự)

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Thanh Ba

NHẬN XÉT: Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau

để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng Cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càngđược cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một ngân hàng đa năng, hiệnđại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng trong

Phòng

kế toán Phó giám đốc

PGD Khải Xuân

PGD Yển Khê

PGD Đồng Xuân

Phòng hành chính

Trang 24

2.1.2 Phân tích SWOT cho Chi nhánh.

Trang 25

2.1.2.2.Phân tích SWOT cho Chi nhánh.

Điểm mạnh (Strengths)

_Có số lượng khách hàng truyền thống đa

dạng,với số lượng nhiều và bao gồm các chi

nhánh rộng khắp trên tỉnh thành

_ xây dựng được uy tín tốt,thương hiệu

mạnh trong lòng khách hang

=>nắm bắt được đặc điểm kinh tế - xã hội ,

phong tục tập quán,thói quen của từng

vùng , từng địa phương ,nắm bắt được tâm

lý khách hang để đưa ra các sản phẩm phù

hợp

_ Vị trí ngay trung tâm huyện,nơi có mật độ

dân cư đông,giao thông thuận tiện

_Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều kinh

nghiệm,nhiệt tình

_NH cũng nhận được sự hỗ trợ từ cấp Chính

quyền địa phương trong quá trình hoạt động

Điểm yếu (Weaknesses)

_Quy mô về tín dụng chưa cao,trình độcông nghệ , quản lý còn thấp.Dịch vụ vềNgân hàng còn nghèo nàn

_ Các nghiệp vụ như mô giới,thanh toándịch vụ qua Ngân hàng,môi giới kinhdoanh ,tư vấn dự án chưa phát triển

_Cơ cấu tổ tức trong nội bộ còn lạchậu,không phù hợp với thực tế, đôi khi quátải đối với Cán bộ tín dụng

_Hoạt động kiểm tra , kiểm toán nội bộ cònyếu,thiếu tính độc lập về hệ thống thông tinbáo cáo tài chính,kế toán và thông tin quản

lý còn chưa đạt tới chuẩn mực và thông lệquốc tế.Nợ xấu còn phổ biến

Cơ hội (Opportunities)

_Hội nhập quốc tế tạo động lực thúc đẩy

công cuộc đổ mới và cải cách hệ thống Ngân

hàng,nâng cao năng lực quản lý, mở ra cơ

hội trao đổi , hợp tác quốc tế giữa các

NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền

tệ , ,=> nâng cao vị thế và uy tín của Ngân

hàng trong các giao dịch ở khu vực và quốc

tế

_Cơ hội tiếp cận và chuyên môn hóa các

nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại

_ Môi trường chính trị ổn định, an toàn, luật

pháp kinh doanh ngày một hoàn thiện tạo

tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư, kinh doanh

lâu dài

_Dịch vụ Ngân hàng chuyên môn hóa sâu

hơn về nghiệp vụ Ngân hàng,quản trị Ngân

hàng,quản trị tài sản nợ,quản trị tài sản có ,

quản trị tài sản có , quản trị rủi ro ,cải thiện

chất lượng tín dụng,nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn vốn,dịch vụ Ngân hàng

Thách thức ( Threats)

_Hội nhập Ngân hàng đòi hỏi Ngân hàngphải nhanh chóng tăng quy mô,đầu tư côngnghệ , cải tiến trình độ quản lý => tạo ra sức

ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng vàbuộc Ngân hàng phải tăng thêm vốn ,đầu tư

kỹ thuật , cải tiến phương pháp quản trị ,hiệnđại hóa hệ thống thanh toán để nâng cao hiệuquả hoạt động và năng lực cạnh tranh

_Do tiền thân là Ngân hàng quốc doanh vớitác phong làm việc “Nhà nước”,dù Ngânhàng đã cổ phần hóa nhưng vẫn chịu áp lựcphải tạo ra phong cách văn hóa cho Ngânhàng mình,việc tạo nên phong cách phục vụriêng thể hiện nét đặc thù của Ngân hàngmới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thịtrường

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng trong những năm gần đây.

2.1.3.1.Kết quả huy động vốn

Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ được giao Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Ba chủ động triển khai hoạt động huy động nguồntrên địa bàn huyện dưới các hình thức khác nhau đưa ra các sản phẩm tiền gửi phù

Trang 26

hợp với nhu cầu của từng khách hàng, đồng thời quan hệ với ngân hàng tỉnh để tiếpnhận nguồn vốn các tổ chức tài chính tín dụng khác.

Tình hình huy động vốn trong thời gian quan tại Chi nhánh có diễn biến cụ thểqua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiền % tiền Số % tiền Số %

Năm 2014/2013 2015/2014 Năm

±Δ Tỷ lệ (%) ±Δ Tỷ lệ (%) 1.Phân theo

Trang 27

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của ngân hàng năm 2013, 2014, 2015)

Trang 28

Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động các năm có sự thay đổi tăngnhư năm 2013 tổng vốn huy động được của ngân hàng là 415 tỷ đồng nhưng năm 2014tăng lên 524 tỷ đồng tăng 109 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,67% Sang năm

2015, tổng vốn huy động của ngân hàng là 598 tỷ đồng, tăng 74 tỷ đồng tương ứng với

tỷ lệ 14,12% so với năm 2014 Để có được kết quả như trên là do ngân hàng đã thựchiện các chương trình khuyến mại, dự thưởng hàng năm và có nhiều đợt như: Hái lộcđầu xuân, Kỷ niệm năm thành lập,…Với những chính sách khuyến mại kịp thời đãgiúp cho ngân hàng thu hút được lượng tiền gửi khá lớn từ dân cư và các tổ chức tíndụng Ngoài các chương trình trên, ngân hàng còn có những chính sách lãi suất ưu đãiđối với những khách gửi với số lượng lớn, chính sách khuyến khích nhân viên gửi tiềnvào ngân hàng và khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân huy động được nhiều vốncho ngân hàng

Nguồn vốn huy động của ngân hàng được phân theo bốn cách đó là: nguồn vốnhuy động được phân theo thành phần kinh tế, phân theo kỳ hạn, phân theo loại tiền gửi

và phân theo loại tiền tệ Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ được chia thànhhai đó là tiền gửi bằng nội tệ và tiền gửi bằng ngoại tệ quy đổi Trong đó, tiền gửi bằngnội tệ là chủ yếu, năm 2013 là 397 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 95,66%, năm 2014 là 487 tỷđồng chiếm tỷ trọng 92,94% tăng 90 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,67% so vớinăm 2013 Năm 2015, nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 551 tỷ đồng chiếm tỷ trọng92,14%, tăng 64 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 13,14% so với năm 2014 Nguồn vốn huy độngbằng ngoại tệ luôn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên ở Chinhánh trong 3 năm qua số ngoại tệ gửi vào tăng

Nguồn vốn huy động của ngân hàng còn được phân theo loại tiền gửi Trong

đó có, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi có kỳ hạn

và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn Tiền gửi tiết kiệm năm 2015 là 271 tỷđồng, chiếm 45,32%, tăng 26,64% so với năm 2014 Tiền gửi có kỳ hạn ở năm

2014 tăng mạnh so với năm 2013 (tăng 46,21%) Nguồn vốn này được Ngân hànghuy động tăng là do nhu cầu của ngân hàng trong những năm qua là sử dụng nguồnvốn ngắn hạn huy động được để cung cấp cho việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng

và bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tức thời trong kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh

đó, ngân hàng đã có những kế hoạch về nguồn vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạtđộng của mình được ổn định

Trang 29

Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn, chủ yếu được gửi theo kỳ hạn ngắn hạn.Năm 2013, nguồn vốn ngắn hạn là 209 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,36%, năm 2014 là

299 tỷ đồng tăng 90 tỷ so với năm 2013, tương ứng tăng 43,06% Đến năm 2015nguồn vốn ngắn hạn là 348 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,19%, tăng 49 tỷ tương ứng tỷ lệtăng là 16,39% so với năm 2014

Trong nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế thì tiền gửi dân cưluôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2013, tiền gửi của dân

cư là 219 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,77%, năm 2014 là 298 tỷ đồng chiếm tỷ trọng56,87%, tăng 79 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,07% so với năm 2013 Năm

2015, tiền gửi dân cư là 312 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,17%, tăng 14 tỷ đồng tươngứng với tỷ lệ tăng 4,70% so với năm 2014 Trong nguồn vốn huy động phân theothành phần kinh tế thì còn có tiền gửi của tổ chức kinh tế, loại tiền gửi này chiếm tỷtrọng nhỏ hơn so với tiền gửi dân cư do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tồn tại chủ yếudưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn với mục đích chính là đáp ứngnhu cầu thanh toán của mình

Với chính sách thu hút tiền gửi trên địa bàn huyện cộng với việc có mạng lưới Chinhánh rộng đã giúp cho ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn Qua đây, tathấy được ngân hàng đang ngày càng khẳng định vị thế to lớn trong lĩnh vực tài chính trênđịa bàn huyện, góp phần phát triển cho toàn tỉnh

2.1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng

Hoạt động đầu tư tín dụng là lĩnh vực chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdoanh thu của chi nhánh Để đạt được quy mô tín dụng có hiệu quả như hiện nay, chinhánh thực hiện một loạt các biện pháp, nâng cao chất lượng hoạt động, cơ cấu lại nợ,lành mạnh hoá tình hình tài chính

Trong 3 năm qua công tác tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn huyện Thanh Ba đã có rất nhiều cố gắng, bám sát chủ trương, mục tiêuphát triển kinh tế xã hội của địa phương Những kết quả của việc tăng trưởng và nâng caochất lượng tín dụng tại Chi nhánh được thể hiện qua diễn biến số liệu về hoạt động tín dụngtrong 3 năm gần đây theo bảng 2.4:

Trang 30

Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013 2015/2014

1 Phân theo loại tiền

cho vay

2 Phân theo thời hạn

cho vay

3 Phân theo nhóm nợ

4 Phân theo ngành kinh

tế

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của ngân hàng năm 2013, 2014, 2015)

Qua số liệu cho thấy: Đến 31/12/2015 tổng dư nợ của toàn chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Ba đạt 612 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng sovới năm 2014, tỷ lệ tăng là 11,27%, tăng 114 tỷ đồng so với năm 2013 Tình hình dư nợcho vay của Chi nhánh được biểu hiện cụ thể như sau:

- Theo loại tiền cho vay: Tỷ trọng dư nợ cho VNĐ luôn ở mức cao và tăng quacác năm (năm 2013 là 445 tỷ đồng, năm 2014 là 492 tỷ đồng và năm 2015 là 540 tỷđồng Tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm lại giảm Dư nợ cho vay USD chiếm tỷ trọngthấp và tăng dần qua các năm Lý do cho vay chuyển đổi ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp

là do Chi nhánh chưa đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời ảnh hưởng từ năm2011-2013 do biến động của đồng USD rất lớn do vậy để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá

Ngày đăng: 21/05/2016, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Ba các năm 2013, 2014, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính
2. Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2015 và kết quả 2 năm triển khai thực hiện Đề án mở rộng dự nợ phục vụ phát triển NN – NT và nâng cao chất lượng dư nợ tại NHNo huyện Thanh Ba Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết
3. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Phan Thị Cúc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2008
4. Đề án mở rộng dư nợ phục vụ phát triển NN – NT và nâng cao chất lượng dư nợ tại NHNo huyện Thanh Ba Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án mở rộng dư nợ phục vụ phát triển NN – NT và nâng cao chất lượng dưnợ
5. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại họcKinh tế Quốc dân
Năm: 2007
6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
7. TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ - Ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
8. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXBTài chính
Năm: 2008
9. Nghị định 41/2010/NĐ-CP về tín dụng phát triển Nông nghiệp – Nông thôn ban hành 6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 41/2010/NĐ-CP
10. PGS.TS. Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: PGS.TS. Lê Văn Tề
Nhà XB: Nhà xuất bảnthống kê
Năm: 2007
11.GS.TS Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: GS.TS Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB Tài chínhHà Nội
Năm: 2005
12. TS. Nguyễn Lê Văn (2005) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w