1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO

84 430 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 557,54 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7 1.1.1 Khái niệm về vốn 7 1.1.2 Đặc điểm của vốn 8 1.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9 1.1.4 Phân loại vốn 10 1.2 Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 11 1.2.1 Tổng quan về vốn lưu động 11 1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDICO. 30 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 30 2.1.1 Tên và địa chỉ công ty. 30 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 32 2.1.3 Đặc điểm, nhiệm vụ 33 2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty. 33 2.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO. 34 2.1.6. Mô hình bộ máy Ban Tài chínhKế toán 36 2.1.7 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO. 39 2.1.8 Cơ cấu lao động của công ty. 40 2.1.9 Khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 43 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDIC 49 2.2.1 Nguồn hình thành vốn lưu động 49 2.2.2 Diễn biến, cơ cấu vốn lưu động của công ty qua các năm 52 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn lưu động của công ty. 59 2.2.4 Hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn lưu động 61 2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 72 2.3.1 Những thành quả đạt được trong công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 72 2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục trong việc sử dụng vốn tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 74 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDICO. 75 3.1 Định hướng phát triển công ty. 75 3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty. 75 3.1.2. Chiến lược phát triển trung và dài hạn. 75 3.1.3. Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty. 76 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 77 3.3. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của Nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO. 82 KẾT LUẬN 84 CÁC PHỤ LỤC 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa của từ

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty

Bảng 2.2 Mức lương bình quân của công nhân trong công ty

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh tài sản của công ty giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về hệ số sinh lời qua các năm của công ty

Bảng 2.6 Nguồn hình thành vốn lưu động

Bảng 2.7 Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty

Bảng 2.8 Diến biến vốn lưu động của công ty

Bảng 2.9 Cơ cấu vốn lưu động của công ty các năm 2013-2015

Bảng 2.10 Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.12 Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty năm 2013-2015

Bảng 2.13 Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty

Bảng 2.14 Kết cấu, diễn biến các khoản phải thu năm 2013-2015

Bảng 2.15 Các khoản phải thu, phải trả của công ty

Bảng 2.16 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khoản phải thu

Bảng 2.17 Kết cấu, diễn biến hàng tồn kho của công ty năm 2013-2015

Bảng 2.18 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Bảng 2.19 Kết quả hoạt động của công ty

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được vaitrò thiết yếu của việc sử dụng vốn nên dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn còn hạn chế,các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu cung ứng, chính

vì thế hiệu quả sử dụng vốn chưa được chú ý đến, do đó không mang lại hiệu quả cao,lãng phí nguồn nhân lực Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng vớiviệc chuyển dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốncho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn lỗ chịu Bên cạnh đó,nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với cạnhtranh gay gắt và điều này đã tạo cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp trong quátrình sản xuất kinh doanh Đối với những doanh nghiệp năng động, sớm bắt nhịp cơchế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả nhưng cũng còn có những doanh nghiệpgặp khó khăn trong tình hình sử dụng vốn Và có thể nói, vốn là một yếu tố quan trọngquyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn là chìa khóa, làđiều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế là lợi nhuận, lợithế và an toàn Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không còn làkhái niệm mới mẻ nhưng nó luôn đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp

Công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO đã trải qua quá trình dàixây dựng và phát triển để có được những thành công như ngày hôm nay thì không thểkhông kể đến những lỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty cùng sự cố gắngcủa ban lãnh đạo công ty Công ty đang ngày càng mở rộng thị trường các sản phẩmcủa công ty không chỉ có mặt ở trong nước mà cả ở nước ngoài Tuy nhiên, hiện nayngành may mặc đang ngày càng phát triển đang có rất nhiều công ty may mặc vớinhững thương hiệu nổi tiếng khiến cho sức cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trởnên gay gắt Các công ty vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết: trang thiết bịlạc hậu, trình độ chuyên môn và quản lý… Ngoài ra với các phương pháp và cách thứcđiều hành doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốntrong doanh nghiệp nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết và cần được quan tâm nhiều

Trang 5

hơn Và việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty là điều rất quantrọng, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Nhận thức được điều đó, sau một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần may vàthương mại quốc tế INDICO được sự giúp đỡ trực tiếp của các anh chị trong phòngTài chính – Kế toán cùng các cô chú khác trong công ty đã cung cấp số liệu cần thiết

cùng với sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Phương Anh em đã tiến hành phân tích

những mặt mạnh cũng như những hạn chế cần khắc phục của công ty trong công tácquản lý và sử dụng vốn lưu động trong những năm gần đây và hoàn thành đề tài: “

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn lưu động củaCông ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO, phân tích sơ bộ tình hình sửdụng vốn lưu động của công ty, từ đó có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu độngcũng như những điểm mạnh, điểm yếu trong việc sử dụng vốn lưu động đồng thời đưa

ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện việc sử dụng vốn lưu động tạiCông ty

3. Phạm vi nghiên cứu

Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là công việc diễn raliên tục, bao quát gần như phần lớn hoạt động của Công ty nên hết sức phức tạp Muốnphân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cần phải có thời gian nghiên cứu,

đi sâu vào thực tiễn Song do hạn chế về thời gian nên đề tài của em chỉ phân tích vàđưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dựa vào Báo cáotài chính do công ty công bố và những Báo cáo khác qua 3 năm 2013-2015

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện chủ yếu dựa vào số liệu thu thập tổng hợp từ Phòng Tài

chính-Kế toán của Công ty và tài liệu lý thuyết từ các Giáo trình, sách tham khảo và Internet.Phương pháp chủ yếu dùng để phân tích là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

Trang 6

5. Kết cấu luận văn

Luận văn của em gồm 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO.

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức hiểu biết còn hạn chế về mặt chuyênmôn và kinh nghiệm trong ngành nghề không tránh khỏi những thiếu sót về lý luậnthực tiễn Em rất mong được sự góp ý bổ sung của cô giáo hướng dẫn và các thầy côtrong trường để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG 1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồntại và phát triển được đều cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh, đây là một trong bayếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình Chủ thể kinhdoanh không chỉ có vốn mà còn phải biết vận động không ngừng phát triển đồng vốnđó

Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được đưa vào lưu thông nhằm mục đíchkiếm lời Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho ngườilao động Nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mụcđích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu Do đó, vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanhnghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ nhữnggiá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Kháiniệm này không những chỉ ra vai trò là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất màcòn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất vàtái sản xuất liên tục, suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trìnhsản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng

Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nàocũng cần phải có một lượng vốn nhất định Trong nền kinh tế thị trường vốn là điềukiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinhdoanh Vốn kinh doanh là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mởrộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập chongười lao động

Trang 8

Ta cũng cần phân biệt giữa tiền và vốn Muốn có vốn thì thường phải có tiền,nhưng có tiền chưa hẳn đã gọi là vốn Tiền muốn được gọi là vốn phải thỏa mãnnhững điều kiện sau:

- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định, tức là phải được đảm bảobằng một lượng hàng hóa có thực

- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định Sự tích tụ và tậptrung của tiền phải đạt một mức độ tối thiểu nào đó thì mới đủ sức để đầu tưcho một dự án kinh doanh nào đó dù là nhỏ nhất Nếu tiền nằm rải rác khắp nơi,không được gom thành khoản thì cũng không làm được việc gì

- Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lợi Cáchvận động và phương thức vận động của tiền tùy thuộc vào phương thức đầu tưkinh doanh

1.1.2 Đặc điểm của vốn

Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa là vốn là biểu hiện bằngtiền của tài sản hữu hình cũng như vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thươnghiệu, bằng phát minh, sáng chế

Vốn luôn vận động để sinh lời Vốn là biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ làdạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn, tiền phải đưa vào hoạt động kinh doanh

để kiếm lời

Vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn phảiđược gắn với một chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường thì chỉ có xácđịnh được chủ sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý không gây lãng phí vàđạt được hiệu quả cao

Vốn có giá trị về mặt thời gian và phải được tích tụ tới một lượng nhất định thìmới có thể phát huy tác dụng Doanh nghiệp không chỉ khai thác hết tiềm năng vốncủa mình mà phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như vay trong nước, vaynước ngoài, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệpkhác Như vậy vốn của doanh nghiệp mới tăng lên

Trang 9

Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường Những người cóvốn có thể cho vay và những người cần vốn có thể đi vay, có nghĩa là mua quyền sửdụng vốn của người có quyền sở hữu.

1.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảo cho sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định

Về mặt pháp lý

Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên của doanh nghiệp

đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn phápđịnh, khi đó địa vị pháp lý mới được công nhận Ngược lại việc thành lập doanhnghiệp không thể thực hiện được ở trường hợp trong quá trình sản xuất kinh doanhvốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽchấm dứt hoạt động như phá sản, sáp nhập vào doanh nghiệp khác

Như vậy, vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo

sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật

Về mặt kinh tế

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của doanh nghiệp quyếtđịnh dự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vốn không những đảm bảo khả năngmua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất màcòn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách liên tục, thường xuyên

Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanhnghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốncủa doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo chodoanh nghiệp được bảo toàn và phát triển Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tưsản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nângcao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường

Trang 10

Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới cóthể sử dụng tiết kiệm có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụngvốn.

1.1.4 Phân loại vốn

 Trên góc độ pháp luật vốn kinh doanh bao gồm:

- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp dopháp luật quy định với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp.Dưới mức vốn pháp định không thể thành lập doanh nghiệp

- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ công

ty Tùy theo loại hình sở hữu, từng ngành nghề, vốn điều lệ không được thấphơn vốn pháp định

 Trên góc độ hình thành vốn:

- Vốn đầu tư ban đầu: là vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là vốn cầnthiết để đăng ký kinh doanh hoặc vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn nhà nước giao

- Vốn bổ sung: là vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp, donhà nước bổ sung bằng phân phối, phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp củacác thành viên, do bán trái phiếu

- Vốn liên doanh: là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạtđộng kinh doanh

- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn tự có, doanh nghiệp còn phải

sử dụng số vốn đi vay khá lớn của ngân hàng Ngoài ra còn có các khoản chiếmdụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng

Trang 11

 Trên góc độ chu chuyển vốn:

- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốnlưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và giá trị của nó trở về trạng thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Tài sản cố định dùngtrong sản xuất, kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinhdoanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh

1.2 Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.2.1 Tổng quan về vốn lưu động

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động

Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố địnhcòn phải có các tài sản lưu động tùy theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sảnlưu động khác nhau Tuy nhiên với doanh nghiệp sản xuất tài sản lưu động được cấuthành bởi hai bộ phận là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất nhưnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…và tài sản ở khâu sản xuất nhưbán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ…

Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa đượctiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liêntục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do vậy để hìnhthành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tàisản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sảnxuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanhnghiệp được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục

Như vậy, dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ các tài sảnlưu động Vốn lưu động chịu sự chi phối bởi tính luân chuyển của tài sản lưu động,

Trang 12

hóa phần lớn vào giá trị sản phẩm, phần còn lại chuyển hóa trong lưu thông Quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên vốnlưu động cũng tuần hoàn không ngừng và mang tính chu kỳ Vốn lưu động hoàn thànhmột vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sảnxuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì yêu cầu đặt ra đối với doanhnghiệp là phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tư liệu lao động khác, đảm bảocho tư liệu lao động tồn tại một cách hợp lý, đồng bộ với nhau trong một cơ cấu Dođặc điểm của vốn lưu động là trong quá trình sản xuất kinh doanh luân chuyển toàn bộgiá trị ngay trong một lần, sự vận động tuần hoàn liên tục đã quyết định sự vận độngcủa vốn lưu động

+ Khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượnglao động trong khâu dự trữ sản xuất, ở giai đoạn này vốn đã thay đổi hình thái, từ vốntiền tệ sang vốn vật tư (T – H)

+ Tiếp theo là giai đoạn sản xuất, các vật tư được chế tạo thành bán thành phẩm,thành phẩm, ở giai đoạn này vốn vật tư chuyển hóa thành thành phẩm (H - SX - H) + Kết thúc vòng tuần hoàn, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại đượcchuyển hóa sang hình thái vốn tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu (H – T’) : (T’>T)

Trong thực tế, sự vận động của vốn lưu động không diễn ra một cách tuần tựnhư mô hình lý thuyết trên mà các giai đoạn vận động của vốn được đan xen vào nhau,các chu kỳ sản xuất được tiếp tục lặp lại, vốn lưu động được tiếp tục tuần hoàn và chuchuyển

1.2.1.2 Vai trò của vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhàxưởng… doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,nguyên vật liệu …phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy, vốn lưu động là điều kiệnđầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điềukiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 13

Ngoài ra, vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanhnghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động còn là công cụ phản ánhquá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sửdụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô, doanh nghiệp phải huy động một lượng vốnnhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ hàng hóa Vốn lưu động còn giúp chodoanh nghiệp có thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặcđiểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trị của hàng hóa bán rađược tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợinhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóabán ra

1.2.1.3 Phân loại vốn lưu động

Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả thì càng có thể sản xuấtđược nhiều sản phẩm nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn

đó chuyển biến nhanh từ một loại này sang loại khác, từ hình thái này sang hình tháikhác thì tổng số vốn luân chuyển sẽ tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn Để quản lýtốt vốn lưu động cần phân loại vốn lưu động

Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất:

Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất:

– Vốn nguyên vật liệu chính là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ chosản xuất, khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thể của sản phẩm

– Vốn nguyên vật liệu phụ là giá trị những vật tư dự trữ dùng trong sản xuất, giúpcho việc hình thành nên sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể của sảnphẩm

– Vốn nhiên liệu là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ trong sản xuất

– Vốn phụ tùng thay thế bao gồm giá trị những phụ tùng dự trữ để thay thế mỗikhi sửa chữa tài sản cố định

– Vốn vật tư đóng gói bao gồm những giá trị vật liệu bao bì dùng để đóng gói

Trang 14

– Vốn công cụ lao động nhỏ thực chất là giá trị tư liệu lao động nhưng giá trịthấp, thời gian sử dụng ngắn.

Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất:

– Vốn sản phẩm đang chế tạo là giá trị những sản phẩm dở dang trong quá trìnhsản xuất, xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp( chi phí trồng trọt dở dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ…)

– Vốn bán thành phẩm tự chế cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác sảnphẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành giai đoạn chế biến nhất định

Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông:

– Vốn thành phẩm: biểu hiện bằng tiền số sản phẩm đã nhập kho và chuẩn bị cáccông việc cho tiêu thụ

– Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng mà trong quá trìnhluân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dưới hình thức này.– Vốn thanh toán là những khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trình muabán vật tư hàng hóa

Theo cách phân loại này có thể thấy vốn nằm trong quá trình dự trữ vật liệu vàvốn nằm trong quá trình lưu thông không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất Vìvậy phải hết sức hạn chế khối lượng vật liệu cũng như thành phẩm tồn kho Đối vớivốn nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất phải chú ý tăng khối lượng sản phẩm đangchế tạo với mức hợp lý Vì số vốn này trực tiếp tham gia vào việc tạo nên giá trị mới

Dựa theo hình thái biểu hiện

– Vốn vật tư hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằnghiện vật cụ thể như là vốn nguyên, nhiên vật liệu, vốn sản phẩm dở dang, vốnhàng thành phẩm, hàng tồn kho, vốn chi phí trả trước…

– Vốn bằng tiền bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửingân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoánngắn hạn

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dựtrữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Dựa theo quan hệ sở hữu:

– Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà

Trang 15

vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổphần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh…

– Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngânhàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hànhtrái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ cóquyền sử dụng trong một thời gian nhất định

Phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thànhbằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ Từ đó có các quyết định tronghuy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chínhtrong sử dụng vốn của doanh nghiệp

Dựa theo nguồn hình thành

– Vốn pháp định:

 Đối với doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn luân chuyển pháp định thể hiện sốvốn ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước nhưkhoản chênh lệch giá và các khoản nộp nhưng được ngân sách để lại

 Đối với hợp tác xã, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân là một bộ phận vốn

cổ phần về vốn luân chuyển do xã viên, cổ đông đóng góp, vốn do chủ doanhnghiệp tư nhân tự bỏ ra

– Nguồn vốn tự bổ sung: đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung mà chủyếu do doanh nghiệp lấy một phần tự lợi nhuận sau thuế để tăng thêm vốn luânchuyển mở rộng hoạt động kinh doanh Đối với doanh nghiệp nhà nước việc tự

bổ sung này thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ khuyến khích pháttriển sản xuất bổ sung cho vốn luân chuyển

– Nguồn vốn liên doanh liên kết: để mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp

có thể thực hiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác Các doanhnghiệp có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư hàng hóa.– Nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu: đối với loại hình công

ty cổ phần có phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn sản xuất công ty có thể pháthành thêm cổ phiếu mới

– Nguồn vốn đi vay: đây là một nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sửdụng để đáp ứng nhu cầu về số vốn luân chuyển thường xuyên, cần thiết trongkinh doanh Tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể vay vốn của

Trang 16

ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác hoặc có thể vay vốn của các đơn vị, tổchức khác của cá nhân trong và ngoài nước.

1.2.1.4 Thành phần vốn lưu động

Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng.Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp phải phân biệt được các bộ phận cấuthành của vốn lưu động để trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý từng loại.Trên thực tế vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận sau:

+ Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được: tiền trong quỹ của doanh nghiệp, cáckhoản tiền gửi không có lãi, chứng khoán bán được thường là thương phiếu

+ Các khoản phải thu: trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là không thểtránh khỏi, và đây cũng là một chiến lược trong cạnh tranh của doanh nghiệp Các hóađơn chưa được trả tiền thể hiện qua tín dụng thương mại và hình thành nên các khoảnphải thu Tín dụng thương mại có thể tạo nên uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường đồng thời cũng có thể dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

+ Khoản dự trữ: việc tồn tại vật tư, hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiếtcho quá trình hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp Sự tồn tại này trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoàn toàn khách quan

1.2.1.5 Huy động vốn lưu động

Huy động vốn lưu động dài hạn

Vốn lưu động dài hạn có thể do nhà nước cấp hoặc vốn tự có của các cổ đôngđóng góp Trong hoạt động kinh doanh vốn lưu động dài hạn có vai trò cực kỳ quantrọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng nhu cầu củakhách hàng trên thị trường Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanhnghiệp còn có thể huy động vốn lưu động từ các nguồn sau:

– Phát hành chứng khoản chuyển đổi

– Phát hành trái phiếu công ty

– Vay vốn dài hạn và vốn trung hạn của ngân hàng

– Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại theo hình thức thuê mua

Trang 17

– Liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triểncông ty.

– Hưởng tín dụng của các nhà cung ứng

– Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

1.2.1.6 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu về vốn lưu động phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc điểm hoạtđộng sản xuất kinh doanh để lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu độngthích hợp Trong ngắn hạn doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp xác địnhnhu cầu vốn lưu động sau:

Phương pháp trực tiếp:

– Nội dung: Xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu,khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

– Trình tự xác định nhu cầu vốn lưu động:

Trang 18

Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:

Nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất:

Bao gồm nhu cầu vốn hình thành nên các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các chi phí trả trước

Công thức xác định: V sx = P n x CK sx x H sd

Đối với chi phí trả trước xác định như sau:

V tt = P đk + P ps + P pb

Nhu cầu vốn dự trữ trong khâu lưu thông:

Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu,phải trả

Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu phụ

Xác định lượng dự trữ

NVL chính

V p = M 1 x T%

V nvlc = M nvlc x N nvlc

Trang 19

Ưu điểm: Kết quả dự báo nhu cầu vốn lưu động tương đối sát với nhu cầu vốnthực tế của doanh nghiệp.

Hạn chế: Tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp

Phương pháp gián tiếp

Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo:

Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu vốn lưu động năm báocáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng năm kế hoạch

Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch

Trang 20

Ưu nhược điểm của phương pháp gián tiếp:

Ưu điểm: Dự báo nhu cầu vốn lưu động nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông tin cho việc quản trị huy động vốn

Nhược điểm: kết quả dự báo nhu cầu vốn không chính xác, kém xác thực hơn phươn pháp trực tiếp

1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưuđộng một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ vớiyêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động

Hiệu quả vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bỏ ramột đồng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quaymột vòng

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưuđộng cần cho một vòng luân chuyển là ít nhất

Tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng, song khi nói đên hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quanđiểm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp

lý, một mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và thuhồi nợ chặt chẽ

Trang 21

1.2.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpluôn hướng tới ba mục tiêu cơ bản là:

- Lợi nhuận

- Tăng trưởng thế lực

- Đảm bảo an toàn

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện phải đảm bảo đầy đủ

ba yếu tố này Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, không bảo toàn khônglàm cho nó sinh lời thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại được trong nền kinh tế thịtrường

Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanhnghiệp vì nó là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quyết định yếu tố đầu ra,quyết định đến giá thành sản phẩm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh vận động liên tục và cónhững đặc điểm khác nhau giữa từng loại vốn Sau mỗi quá trình số vốn bỏ ra khôngđược để hao hụt, mất mát mà phải sinh sôi nảy nở Đồng vốn phải có khả năng sinhlời, đây là vấn đề cốt lõi liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại và phát triển kinh doanh củadoanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phảitính đến mục tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổnghợp liên quan đến tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lànguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự tăng trưởng ngày một lớncủa doanh nghiệp

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu trong điều kiện hiệnnay Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, đẩy nhanh tốc độ hoạt động và khả năngsinh lời của đồng vốn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp và góp phầntăng trưởng, ổn định kinh tế xã hội

Trang 22

Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Sử dụng vốn lưu động hiệu quả gắn liền với lợi ích và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Đây là vấn đề có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của doanhnghiệp và là một tất yếu khách quan mà doanh nghiệp cần đạt được Việc quản lý và

sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển vốn chậm, hiệu quả sửdụng vốn thấp, ở mức độ nghiêm trọng hơn hiện tượng này rất dễ dẫn đến thất thoátvốn và ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất: quy mô vốn giảm khiến cho chu kỳ sảnxuất sau thu hẹp hơn so với chu kỳ trước Tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắcchắn doanh nghiệp không thể đứng vững trên thị trường

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình các doanh nghiệp đã sử dụngvốn lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được diễn rabình thường và liên tục Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụnghiệu quả từng đồng vốn lưu động Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả vốn lưu độngđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động: phản ánh khả năng sinh lời của vốn

lưu động Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêunày càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, ngược lạichỉ tiêu này thấp chứng tỏ lợi nhuận trên một đồng vốn nhỏ Doanh nghiệp được đánhgiá là sử dụng vốn có hiệu quả hay không là chỉ tiêu này phản ánh một phần

Hiệu suất sử dụng VLĐ =

+ Mức doanh lợi của vốn lưu động hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận của vốn lưuđộng, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn

Mức doanh lợi vốn lưu động =

Đây là chỉ tiêu chất lượng dùng để đánh giá tình hình và kết quả sử dụng vốn.Trong các ngành sản xuất vật chất, hệ số này là quan hệ so sánh giữ giá trị sản lượngsản phẩm hoặc lợi nhuận được tạo ra với đồng vốn sản xuất trong cùng thời gian Nó

Trang 23

phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.Thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, có thể thẩm định lại phươnghướng đầu tư, các chủ trương, chính sách quản lý và cơ chế quản lý nói chung.

+ Số vòng quay vốn lưu động, chỉ tiêu này đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưuđộng trong kỳ phân tích, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo

ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Số vòng quay vốn lưu động =

+ Độ dài bình quân một lần luân chuyển, chỉ tiêu này phản ánh cứ một vòng quaycủa vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp, sốngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn càng cao

Thời gian một vòng luân chuyển =

+ Hàm lượng vốn lưu động, chỉ tiêu phản ánh mức đảm nhận về vốn lưu độngtrên doanh thu Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các ngành khác nhau.Đối với ngành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rấtcao, còn đối với ngành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọngthấp trong doanh thu

Trang 24

Hệ số hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh vàhàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp ít rủi ro hơn nếu khoảnmục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên hệ sốnày quá cao cũng không tốt vì như vậy có nghĩa là lượng dự trữ hàng hóa tồn khokhông nhiều, nếu nhu cầu của thị trường tăng đột ngột thì rất có thể doanh nghiệp sẽmất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.

+ Hệ số vòng quay các khoản phải thu, hệ số này phản ánh tốc độ biến đổi cáckhoản phải thu thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trong kỳchia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ Hệ số vòng quay các khoảnphải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năngchuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt càng cao, điều này giúp cho doanhnghiệp nâng cao luồng tiền mặt tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưuđộng trong sản xuất

Vòng quay các khoản phải thu =

+ Các hệ số về khả năng thanh toán:

– Hệ số thanh toán ngắn hạn, là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản

nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu độngđối với các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán là chỉ tiêu đánh giá tốt nhấtkhả năng thanh toán ngắn hạn mà giá trị càng lớn thì khả năng thanh toán càngcao

Hệ số thanh toán ngắn hạn=

– Hệ số thanh toán tức thời, thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiềnđang có của doanh nghiệp Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tínhthanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khe khắt khả năngthanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Hệ số thanh toán tức thời =

Trang 25

1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù rất rộng được thể hiện trênnhiều khía cạnh, góc độ của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố khác nhau Vốn lưu động được biểu hiện bằng tiền dưới dạng là các tàisản lưu động và chúng chịu tác động bởi các nhân tố phi lượng hóa

Các nhân tố có thể lượng hóa được bao gồm: Vốn lưu động bình quân trong

kỳ, doanh thu thuần đạt được trong kỳ, lạm phát

Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển trong kỳ là nhân tố có quan hệngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong điều kiện các nhân tố kháckhông đổi Nếu số vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển tăng lên sẽ kéo dàithời gian của vòng luân chuyển, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm đi vàngược lại

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh thu thuần trong kỳ tănglên sẽ làm cho thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động giảm đi, tốc độ luânchuyển vốn lưu động tăng lên và ngược lại

Lạm phát: nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút.Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp quản lý kịp thời thì vốn lưu động rất dễ

bị hao hụt dần theo sự trượt giá của tiền tệ

Các nhân tố phi lượng hóa có thể là:

Sự thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước: bao gồm những sự thay đổitrong hệ thống pháp luật, hệ thống thuế

Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động: Khả năng này có thể được thể hiệntrên nhiều phương diện khác nhau

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu chính xác sẽ dẫn tới tình trạng thừavốn hoặc thiếu vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến quátrình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trang 26

Việc lựa chọn phương án đầu tư Đấy là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sảnphẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giá thành hạ thì quá trình tiêu thụ sẽ diễn ra dễdàng, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và ngược lại.

1.2.2.5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Kế hoạch hóa vốn lưu động: Trong mọi lĩnh vực để đạt được hiệu quả tronghoạt động một yêu cầu không thể thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kếhoạch, khoa học Kế hoạch hóa vốn lưu động cũng vậy nó là một trong những nhiệm

vụ quan trọng không thể thiếu Nội dung thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhucầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưu động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theothời gian

Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch, khoa học: Quản lý vốn lưu độnggắn với tài sản lưu động, quản lý tiền mặt, quản lý dự trữ tồn kho, quản lý các khoảnphải thu Quản lý vốn lưu động thực hiện theo các mô hình khác nhau mà vấn đề là cácnhà quản lý lựa chọn mô hình nào phù hợp với doanh nghiệp của mình Quản lý tốtvốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình chủ động kịp thời đưa ranhững biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh vốn lưu động, tránh thất thoát

Tổ chức công tác quản lý tốt trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộquản lý tài chính Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bạicủa mỗi doanh nghiệp Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tàichính của doanh nghiệp được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực trình

độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nóichung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng Doanh nghiệp phải có chính sáchtuyển lựa chặt chẽ, hằng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thứcnghiệp vụ tài chính cho cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo duy trì chất lượng cao của độingũ cán bộ quản lý tài chính

Rút ngăn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Khi doanh nghiệp áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượngcao, năng suất cao hạ giá thành Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản

Trang 27

xuất sẽ rút ngắn Mặc khác việc việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất sẽ ảnh hưởngtích cực tới khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ giá sẽ gópphần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa nhanh hơn, giảm khâu lưuthông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưuđộng nhanh hơn.

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDICO.

2.1 Khái quát về công ty Cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO.

2.1.1 Tên và địa chỉ công ty.

Tên công ty: Công ty cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO.

Đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Văn Đường – Chủ tịch hội đồng quản trị.

Trụ sở chính: Ngũ Lão – Kim Động – Hưng Yên.

Điện thoại: 03213 820 402 – 097 763 8888 Fax: 03213 820 998

Trang 29

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO là công ty có bề dày

kinh nghiệm về sản xuất và cung cấp các sản phẩm Chăn, Ga, Gối, Đệm cao cấp

trên thị trường từ năm 2011.

Thương hiệu Chăn – Ga – Gối – Đệm Hàn Quốc Koala đã được đăng ký bảo vệ độc quyền trên cả nước, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng như văn phòng, khách sạn, khu biệt thự, nhà ở…

Nhà máy sản xuất trên dây chuyển hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề, các kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm Với kỹ năng và nghệ thuật thẩm mỹ luôn sáng tạo trong các sản phẩm, công nghệ mới, đón đầu những trào lưu, cung cấp những giải pháp toàn diện về thời trang trong các sản phẩm Chăn – Ga – Gối – Đệm.

Mục tiêu phát triển của công ty là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm Chăn, Ga, Gối, Đệm chất lượng cao, hạ giá thành, thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng, khẳng định thương hiệu Koala vì uy tín, lợi ích của công ty INDICO.

Trang 30

2.1.3 Đặc điểm, nhiệm vụ

Là công ty thuộc lĩnh vực may mặc, công ty luôn đi đầu áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng Thương hiệu của công ty đang ngày càng được khẳng định qua sự phát triển ngày càng mở rộng của công ty cùng với những niềm tin từ người tiêu dùng đã tạo niềm hứng khởi sáng tạo cho cán bộ công nhân viên công ty hăng say sản xuất để ngày một đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất, hướng ra xuất khẩu ở thị trường nước ngoài.

Nghiên cứu, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầuthị trường trong và ngoài nước

Nhập nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, sản xuất đáp ứng nhucầu của khách hàng trong và ngoài nước

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tạo ra các nguồn vốn cho sảnxuất kinh doanh

Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngânsách của nhà nước, pháp luật

Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của pháp luật

Mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới

Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường,giữ gìn trật tự an ninh chính trị và antoàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo quy định của pháp luật

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty.

Công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO hoạt động với ngành nghề chính: may mặc với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và tiêu thụ chăn, ga, gối, đệm cao cấp phục vụ gia đình, trường học, bệnh viện và khách sạn.

Sản phẩm cho khách sạn: chăn, ga, gối, đệm cao cấp, khăn trải giường, khăn trải bàn, tấm trang trí, thảm chân Công ty nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách sạn, luôn sẵn lòng phục vụ khi khách có nhu cầu đặc biệt là đơn hàng của khách sạn cao cấp.

Sản phẩm cho gia đình, bệnh viện, trường học: chăn, ga, gối, đệm.

Kinh doanh, lắp đặt mành rèm cao cấp.

Trang 31

2.1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần May và Thương mại

quốc tế INDICO.

2.1.5.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty.

2.1.5.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các

Trang 32

của Công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.

Ban kiểm soát : Có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các quy định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.

Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty.

Ban giám đốc: Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc

- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, đại diện cho công ty tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, quyết định cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Ngoài việc ủy quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn chỉ đạo, điều hành trực tiếp các phòng ban đồng thời còn là người đề ra và xét duyệt các quyết định của công ty.

- Phó giám đốc: Là người tham mưu, giúp việc trực tiếp cho giám đốc, chịu trách

nhiệm trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Phòng hành chính: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao động Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện công tác bảo vệ trật tự trị an, an toàn tài sản Nhà nước Triển khai thực hiện tốt phương án bảo vệ Công ty bằng những biện

Trang 33

pháp nghiệp vụ do cơ quan Công an hướng dẫn, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản của Công ty và trật tự trị an trong khu vực Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội, dự thảo các văn bản đối nội, đối ngoại, thực hiện nghiệp vụ văn phòng Thực hiện công tác An toàn Lao động và Vệ sinh công nghiệp.

Phòng kế toán: Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động của vốn kinh doanh

trong công ty lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được phê chuẩn Định kỳ thông thường là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, có trách nhiệm lập và cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho ban giám đốc công ty và các cơ quan hữu quan trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện hạch toán

kế toán quá trình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của ban giám đốc

và theo điều lệ của tổng công ty.

Phòng kế hoạch: Có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban giám đốc về: công tác kế hoạch và chiến lược phát triển công ty; công tác đầu tư và quản lý

dự án đầu tư; tổ chức hệ thông thông tin trong kinh tế và đầu tư.

2.1.6 Mô hình bộ máy Ban Tài chính-Kế toán

Để đáp ứng cho việc quản lý và hạch toán, bộ máy tài chính, kế toán của công tyđược sắp xếp bố trí gọn nhẹ, cán bộ trong ban có thể kiêm nhiều công việc khác nhau,

do vậy, hình thức quản lý được tập trung hơn

Bộ máy tài chính của công ty bao gồm 04 người và một số nhân viên thống kê tạicác công trình

Trang 34

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

Ban TC – KT kiêm kế toán trưởng

2.1.6.1.Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận.

Kế toán trưởng kiêm ban tài chính kế toán là người chịu trách nhiệm trướcGiám đốc và cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế, là người chịu trách nhiệm hướngdẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện trong toàn bộhoạt động tài chính kế toán của công ty Kế toán trưởng thực hiện phần kế toán tài sản

cố định (theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tình hình sửa chữa và trích khấuhao TSCĐ)

Kế toán tổng hợp thực hiện công việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thànhxác định kết quả và lập các báo cáo kế toán hàng quý, sáu tháng và báo cáo quyết toánnăm

Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thực hiện kế toán vốn bằng tiền tất cả cáckhoản thanh toán trong nội bộ công ty, theo dõi tình hình xuất, nhập kho vật liệu, tínhtoán phân bổ vật liệu, phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội

Thủ quỹ tiến hành các công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu trên cơ sở chứng

từ hợp lệ, hợp pháp, thực hiện các quan hệ giao dịch với ngân hàng, rút tiền mặt, ngânquỹ của công ty để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của công ty

Trang 35

Bảng tổng hợp chi tiếtChứng từ kế toán

2.1.6.2.Tổ chức công tác kế toán

Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng

Do đặc thù về công việc sản xuất kinh doanh, để phản ánh kịp thời các hoạt

động trong công ty đã áp dụng hình thức “Nhật ký chung” với hệ thống kế toán tương

đối đầy đủ theo quy định của nhà nước, áp dụng hình thức kế toán này là phù hợp vớitrình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phòng kế toán và giúp lãnh đạo kịpthời nắm bắt được các thông tin

Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”

Ghi chú:

: ghi hàng ngày

: ghi cuối tháng hoặc định kỳ: quan hệ đối chiếu

2.1.7 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần May và Thương

mại quốc tế INDICO.

2.1.7.1 Các bộ phận sản xuất của công ty và mối quan hệ.

Trang 36

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh công ty tổ chức thành nhiều bộ phận sản xuất Đứng đầu các bộ phận sản xuất là các quản đốc quản lý công việc chung và quản lý công nhân làm việc Trong mỗi bộ phận sản xuất lại chia thành các

tổ để chuyên môn hóa công việc Đứng đầu bộ phận sản xuất là các tổ trưởng có nhiệm vụ nhận kế hoạch sản xuất từ ban giám đốc, từ đó lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho tổ mình.

Công ty chia thành các phân xưởng: phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng chần thêu, phân xưởng sản xuất chăn mền tự động, phân xưởng kiểm tra – đóng gói Các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, sản phẩm của phân xưởng này là đầu vào của phân xưởng khác.

Phân xưởng cắt: chức năng chính lấy vải từ kho rồi sử dụng máy cắt và kéo

để cắt chăn, ga, gối, đệm theo kích thước quy định và theo kế hoạch sản xuất.

Phân xưởng may có chức năng may và viền chăn, ga, gối, đệm, làm việc theo dây chuyền liên tục.

Phân xưởng chần thêu: chức năng chính là điều khiển và vận hành hệ thống máy móc để chần, thêu các hoa văn và logo của công ty.

Phân xưởng sản xuất chăn mền tự động quản lý và sử dụng các loại máy móc như máy cân trộn xơ, máy trải xơ làm bông chăn hè, chăn bông, sản xuất ruột chăn.

Phân xưởng kiểm tra – đóng gói kiểm định lại chất lượng, vệ sinh công nghiệp và đóng gói.

Phân xưởng sản xuất đệm có chức năng chính là điều khiển hệ thống máy móc sản xuất các loại đệm theo kích thước yêu cầu và theo kế hoạch sản xuất.

Trang 37

2.1.7.2 Các nhóm sản phẩm của công ty

Bộ chăn ga gối Koala NK Mành lá dọc

Bộ chăn ga gối Koala TTN Mành sáo trúc

Bộ chăn ga gối Koala TTX Rèm che nắng

2.1.8 Cơ cấu lao động của công ty.

2.1.8.1 Cơ cấu lao động của công ty.

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty

Đơn vị: người

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế INDICO)

Qua bảng trên ta thấy: Lao động chủ yếu của doanh nghiệp là lao động trực tiếp,

Trang 38

Xét theo trình độ thì lao động có lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất( trên 70%) Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên lao động không cần cótrình độ cao chủ yếu là lao động phổ thông, lao động chủ yếu là chân tay, con người làyếu tố quan trọng nhất của sản xuất Lao động đại học chiếm tỷ trọng khá cao, chủ yếulàm trong khâu quản lý, kỹ thuật và bộ phận hành chính Lao động cao đẳng và trungcấp chiếm tỷ trọng rát nhỏ.Hàng năm công ty cũng không ngừng tuyển dụng thêmnhững cán bộ kỹ thuật, lao động có năng lực tốt để bổ sung vào nguồn nhân lực chocông ty Xét theo giới tính, thì lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn, trên 60%, chủ yếu làlao động nữ do đặc thù của ngành may cần sự tỉ mỉ khéo leo của lao động nữ Công tyđang sử dụng nguồn lao động có sẵn tại địa phương, đội ngũ lao động trẻ, với đặc thùcủa ngành là cần sự khéo léo, cần cù thì lao động trẻ tuổi rất phù hợp với công việcnày

2.1.8.2 Tổng quỹ lương và tiền lương của công ty.

Trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, thì việc sử dụngchi phí như thế nào cho hợp lý cũng là một vấn đề khiến nhà quản lý phải quan tâm,chi phí tiền lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp.Ngày nay, các doanh nghiệp ngoài việc phải tiết kiệm chi phí, thì doanh nghiệp cũngphải nhận thức và đánh giá đầy đủ chi phí này

Để đánh giá rõ hơn hiệu quả kinh doanh của công ty đồng thời đánh giá mức độđóng góp của lao động trong công ty và chính sách đội ngũ lao động của công tychúng ta xem xét tình hình chi phí tiền lương được thực hiện trong 3 năm gần đây nhưsau:

Bảng 2.2 Mức lương bình quân của công nhân trong công ty

Năm Số lao động bình quân

(người)

Tổng quỹ lương (triệu đồng)

Mức lương bình quân (triệu/người/

tháng)

Trang 39

Năm 2014 170 850 5

(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán của công ty Cổ phần May và Thương mại quốc tế

INDICO)

Ta thấy số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên qua các năm Điều

đó dẫn tới tổng quỹ lương của công ty cũng tăng lên nhanh chóng Năm 2013 tổng quỹlương là 659 triệu, năm 2014 là 850 tăng 28.9% so với năm 2013 Năm 2015 là 1092.5triệu tăng 242.5 triệu đồng tương ứng tăng 28.5% so với năm 2014 Mức lương bìnhquân của một công nhân viên cũng tăng dần qua các năm 2013 là 4.25triệu/người/tháng, năm 2014 là 4,5 triệu/người/tháng và năm 2015 là 5.75triệu/người/tháng Qua số liệu trên cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đangphát triển, lương người lao động ngày được cải thiện, tạo công ăn việc làm cho nhiềungười lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Trang 40

2.1.9 Khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO.

Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.

Bảng2.3 Các chỉ tiêu phản ánh tài sản của công ty giai đoạn 2013-2015

Tỷ trọng(%) Số tiền

Tỷ trọng(%)

2015 tài sản dài hạn của công ty tiếp tục tăng lên đến 15,557,649 nghìn đồng Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, năm 2013 là 4,523,242 nghìn đồng, năm 2014 là

Ngày đăng: 18/05/2016, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w