1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế một hệ thống thang máy

29 586 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 716 KB

Nội dung

Chương 1: Tổng quan về thang máy 1.1.Giới thiệu về thang máy Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu, ... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15o so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn. Thang máy được sử dụng rộng rải trong các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân như trong khai thác hầm mỏ, trong xây dựng, luyện kim, công nghiệp nhẹ, … ở những nơi này thang máy được sử dụng để đưa công nhân, hàng hóa, sản phẩm tới những nơi có độ cao khác nhau. Nó đã thay thế cho sức lực con người và đồng thời mang lại hiệu quả cao. Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình,... Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa về vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các toà nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn,... tuy số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy. Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong toà nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực. Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm. Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, chuyển động êm dịu thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như : điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện,chông báo, bộ hãm bảo hiểm, công tắc an toàn cửa cabin ... Mức độ quy định an toàn tùy thuộc yêu cầu vào các loại thang máy khác nhau. Ở Việt Nam trước đây thang máy chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp để chở hàng hóa và ít được phổ biến trong các tòa nhà dân dụng. Nhưng trong giai đoạn phát triển hiện nay với sự phát triển mạnh mẻ của nền kinh tế và đời sống ngày càng được nâng cao, việc sử dụng thang máy trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng nhanh chóng.

Trang 1

Lời nói đầu

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, tại các trung tâm công nghiệp và thương mại phát sinh nhu cầu lớn về xây dựng các nhà cao tầng nhằm tiết kiệm đất đai do dân số trong xã hội ngày càng tăng và nhằm đô thị hoá

ở các thành phố lớn Bên cạnh đó dân số của các đô thị ngày càng tăng dẫn đến mật độ dân số ở các thành phố tăng ngày càng cao Do đó vấn đề nhà ở và các nơi làm việc được đặt ra như một nhu cầu tất yếu để phục vụ cho cuộc sống cũng như các hoạt động xã hội Như vậy các toà nhà cao tầng sẽ được mọc lên

đẻ có thể đáp ứng được nhu cầu này Đi đôi với việc xây dựng các toà nhà cao tầng tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp thì vấn đề chở người và chở hàng là một vấn đề hết sức được quan tâm Đối với một số ngành công nghiệp thì việc vận chuyển người, hàng hoá từ thấp lên cao lại quyết định rất lớn đến năng suất lao động, điều này hết sức quan trọng trong thời buổi hiện nay Vì vậy vấn đề đặt ra là thiết kế một thiết bị có khả năng chở người cũng như hàng hoá

để phục vụ cuộc sống là rất cần thiết và một trong những thiết bị đáp ứng được yêu cầu đó chính là thang máy

Với quá trình đô thị hoá diễn ra tại nước ta trong những năm gần đây việc xây dựng các toà nhà chung cư cao cấp, cao ốc văn phòng thì thang máy trở thành một phương tiện di chuyển thiết yếu Vì vậy vấn đề đặt ra là thiết kế một

hệ thống thang máy có khả năng chở người cũng như hàng hoá để phục vụ cuộc sống là rất cần thiết Thang máy trong cuộc sống hiện đại ngày càng yêu cầu cao

vệ vận hàng tin cậy, nhanh chóng và an toàn bên cạnh các yêu cầu về thẩm mĩ

Trong quá trình làm việc, với trình độ còn non trẻ về kiến thức và thời gian có hạn nên bài tiểu luận của nhóm em không thể tránh được những thiếu sót Do đó, em rất mong muốn được sự chỉ bảo thêm của thầy và đóng góp của bạn bè để em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

Chương 1: Tổng quan về thang máy

1.1.Giới thiệu về thang máy

Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu, theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15o so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn Thang máy được sử dụng rộng rải trong các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân như trong khai thác hầm

mỏ, trong xây dựng, luyện kim, công nghiệp nhẹ, … ở những nơi này thang máy được sử dụng để đưa công nhân, hàng hóa, sản phẩm tới những nơi có độ cao khác nhau Nó đã thay thế cho sức lực con người và đồng thời mang lại hiệu quả cao

Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng

mở máy liên tục Ngoài ý nghĩa về vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các toà nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang

bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn, tuy số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong toà nhà Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực

Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm

Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, chuyển động êm dịu thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như : điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện,chông báo, bộ hãm bảo hiểm, công tắc an toàn cửa cabin Mức độ quy định an toàn tùy thuộc yêu cầu vào các loại thang máy khác nhau

Ở Việt Nam trước đây thang máy chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp để chở hàng hóa và ít được phổ biến trong các tòa nhà dân dụng Nhưng trong giai đoạn phát triển hiện nay với sự phát triển mạnh mẻ của nền kinh tế và đời sống ngày càng được nâng cao, việc sử dụng thang máy trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng nhanh chóng

1.2 Các bộ phận chính của thang máy

Trang 3

Những loại thang máy hiện đại có cơ cấu cơ khí phức tạp, hệ truyền động hệ thống khống chế phức tạp nhằm nâng cao năng suất, vận hành tin cậy, an toàn Tất cả các thiết bị điện được lắp trong buồng thang vµ buång m¸y

- Buồng thang: Bộ phận để chứa tải, buồng thang luôn được giữ theo phương

thẳng đứng nhờ có các giá treo và những con trượt dẫn hướng

- Giếng thang: Là khoảng không gian giới hạn bởi đáy hố giếng, vách bao

quanh và trần giếng, các bin và đối trọng di chuyển trong giếng than nhờ các cáp

và khay dẫn hướng

- Buồng máy : Chứa động cơ, bộ tời kéo, bộ hạn chế tốc độ và các thiết bị liên

quan Buồng máy được bố trí ở tầng trên cùng của thang máy

- Phanh bảo hiểm : Là cơ cấu để dừng và giữ buồng thang hoặc đối trọng trên

ray dẫn hướng khi vận tốc quá (20÷40%) giá trị cho phép, dây treo bị đứt hoặc khi mất điện toàn hệ thống

Phanh có 3 kiểu : + Phanh bảo hiểm kiểu nêm

+ Phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm

+ Phanh bảo hiểm kiểu kìm (hay sử dụng)

- Hố giếng : Là khoảng không gian từ mặt bằng sàn tầng 1 cho đến đáy giếng

phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, điều chỉnh

1.3 Phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được thiết kế và chế tạo rất phong phú và đa dạng, với nhiều kiểu dáng, loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình

Có thể phân loại thang máy như sau:

1.3.1.Theo công dụng thang máy được phân thành 5 loại:

+ Thang máy chuyên chở người.

Loại này chuyên dùng để vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công

sở, các khu chung cư, trường học,

+ Thang máy chuyên chở người có hàng đi kèm.

Loại này thường dùng cho các siêu thị, khu triển lãm …

+ Thang máy chuyên chở bệnh nhân.

Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng, Đặc điểm của nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước và tải trọng cho loại thang máy này

+ Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm.

Loại này thường được dùng trong các nhà máy, công xưởng, kho, thang dùng cho nhân viên khách sạn , chủ yếu dùng để chở hàng nhưng có người đi kèm để phục vụ

+ Loại thang chuyên dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn

Trang 4

Đặc điểm của loại này là chỉ có điều khiển ở ngoài cabin (trước các cửa tầng), còn các loại thang khác nêu ở trên vừa điều khiển cả ở trong và ngoài cabin.

Ngoài ra còn có các loại thang chuyên dùng đặc biệt khác như: thang máy cứu hoả, thang máy chở ôtô Đối với các thang đặc biệt có tải trọng lớn thường

có kích thước lớn, kết cấu khá phức tạp và vận tốc thường rất nhỏ Khi chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng thường cần có các giấy cho phép của các cơ quan có chức năng

1.3.2 Theo hệ thống dẫn động cabin

* Thang máy dẫn động điện

Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà hành trình

lên xuống của nó không bị hạn chế Ngoài ra còn có thang dẫn động cabin lên xuống

nhờ bánh răng thanh răng chuyên chở người cho các công trình xây dựng cao tầng

* Thang máy dẫn động thuỷ lực (bằng xylanh - pittông)

Đặc điểm của loại thang này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ pittông – xylanhthuỷ lực nên bị hạn chế hành trình Hiện nay thang máy thủy lực có hành trình tối đa

khoảng 18 m Do đó không thể trang bị cho các tòa nhà cao tầng mặc dù nó có kết cấu

nhỏ gọn, tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động cáp,

chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình do buồng máy

đặt ở tầng trệt

* Thang máy dẫn động khí nén.

Về nguyên lý ta vẫn có thể sử dụng dòng khí tạo áp lực đẩy để nâng hạ cabin trong giếng thang máy.Tuy nhiên phương pháp này rất ít được sử dụng trong thực tế

* Thang máy dẫn động bằng bánh răng thanh răng

* Thang máy dẫn động bằng vít me.

1.3.3 Theo vị trí đặt bộ tời kéo

- Đối với thang máy điện có 2 loại :

+ Thang máy có bộ tời kéo đặt phía trên giếng thang

+ Thang máy có bộ tời kéo đặt phía dưới giếng thang

- Đối với các thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì bộ

tời dẫn động đặt ngay trên nóc cabin

- Đối các thang máy thuỷ lực: buồng máy đặt tại tầng trệt

Trang 5

- Điều khiển theo nhóm.

+ Theo vị trí điều khiển: - Điều khiển trong cabin

- Điều khiển ngoài cabin

- Điều khiển cả trong và ngoài cabin

1.3.5 Theo các thông số cơ bản

+ Theo tốc độ di chuyển của buồng thang:

1.4 Các yêu cầu đối với thang máy

1.4.1 Yêu cầu về an toàn

Đối với thang máy yêu cầu về an toàn là quan trọng nhất Nhất là thang máy chở ngưởi vì nó liên quan trực tiếp tới tính mạng con người Để đảm bảo an toàn cho thang máy làm việc thì mọi bộ phận của thang phải được đảm bảo theo các tiêu chuẩn an toàn của nhà nước Giữa phần điện và phần cơ khí phải có khóa liên động chặt chẽ Các bộ phận cơ khí phải thỏa mãn điều kiện an toàn thì phần điện mới được phép hoạt động

Để đảm bảo an toàn buồng thang phải được treo bằng nhiều sợi cáp Các sợi cáp phải có độ căng như nhau Để đề phòng trường hợp xấu nhất, thang phải được trang bị phanh an toàn có nhiệm vụ dừng thang khi thang vượt quá tốc độ cho phép hoặc khi cáp bị đứt

1.4.2 Yêu cầu về hạn chế độ giật của thang

Một trong những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chở người là phải đảm bảo cho buồng thang chuyển động êm ái Buồng thang chuyển động êm hay không phụ thuộc vào gia tốc khởi động và hãm dừng

Tốc độ di chuyển trung bình của thang quyết định đến năng suất của thang Tốc độ có thể thay đổi bằng cách làm tăng hoặc giảm thời gian hãm mở máy Nhưng khi giảm thời gian hãm, mở máy gia tốc lớn sẽ gây khó chịu cho hành khách

Gia tốc tối ưu cho thang máy là: a ≤ 2m/s2 Gia suất tối ưu đảm bảo năng suất cao không gây khó chịu cho hành khách được đưa ra trong bảng:

Trang 6

Tham số

Hệ

truyền

động

Xoay chiều

Một

chiềuTốc độ thang máy

1.4.3 Yêu cầu dừng chính xác buồng thang

Buồng thang phải được dừng chính xác so với mặt sàn của tầng cần dừng Nếu buồng thang không dừng chính xác sẽ gây khó khăn cho hành khách ra vào Làm tăng thời gian dẫn đến giảm năng suất của thang máy

1.4.4 Các yêu cầu khác

Thang máy làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại nên yêu cầu cần thiết bị đóng cắt mạch lực phải làm việc an toàn, chắc chắn và chịu được tần suất đóng cắt cao

Người sử dụng thang máy hầu hết không có chuyên môn về thang máy do đó mạch điều khiển phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu Lôgic điều khiển phải đầy đủ, chặt chẽ

Trang 7

Thang máy được đặt trong các công trình xây dựng nên ngoài tính tiện nghi,

an toàn còn phải có tính thẩm mĩ cho công trình

1.5 Cấu tạo chung của thang máy

Trang 8

1.6 Hệ thống điện của thang máy

1.6.1 Mạch động lực

Là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động của thang máy co nhiệm vụ: đóng

mở, đảo chiều động cơ dẫn động và phanh của bộ tời kéo Hệ thống phải đảm bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cabin trong quá trình mở máy và hãm được êm, dừng chính xác

1.6.2 Mạch điều khiển

Là hệ thống điều khiển có tác dụng thực hiện việc diều khiển một chương trình phức tạp phù hợp với chức năng, yêu cầu của thang máy Nó có nhiệm vụ lưu giữ các lệnh di chuyển từ cabin, các lệnh gọi tầng của hành khách và thực hiện xong lệnh điều khiển thì xóa Xác định và ghi nhớ thường xuyên vị trí và hướng chuyển động của cabin

Trang 9

Chương 2: Thiết kế mạch điều khiển và mạch lực

2.1.2 Các công tác tơ

Để điều khiển cho hoạt động nâng, hạ cabin và để chuyển đổi tốc độ nhanh chậm được sử dụng 4 công tắc tơ một chiều:

+ Công tắc tơ U: dùng để điều khiển cho thang đi lên

+ Công tắc tơ D: dùng để điều khiển cho thang đi xuống

+ Công tắc tơ GV: dùng để điều khiển cho thang đi tốc độ nhanh

+ Công tắc tơ BV: dùng để điều khiển cho thang đi tốc độ chậm

Điều khiển cho việc đóng mở cửa cabin được sử dụng 2 công tắc tơ một chiều:

+ Công tắc tơ OP: dùng để điều khiển mở cửa cabin

+ Công tắc tơ CP: dùng để điều khiển đóng cửa cabin

2.1.5 Aptomat

Làm nhiệm vụ đóng ngắt nguồn cung cấp cho mạch lực, đảm bảo cho động

cơ làm việc ở điều kiện bình thường, cắt mạch động lực khi có sự cố

2.1.6 Thiết bị chống mất pha và điện áp lưới thấp

Để chống mất pha và điện áp lưới thấp ta chọn bộ điện tử PMR: là một thiết

bị được lập trình sẵn đẻ tác động khi điện áp lưới 85%, Udm và một trong ba pha bị mất, khi đôỉ thứ tự một trong ba pha

Nguyên lý: Khi xảy ra một trong các sự cố trên thì bộ PRM sẽ tác động ngay

làm ngắt mạch điều khiển để bảo vệ cho động cơ và các thiết bị khác được an toàn

2.1.7 Các loại phanh

Trang 10

Dùng để khống chế dừng hãm động cơ và cabin khi có yêu cầu hoặc khi có sự cố.

Thang máy được sử dụng 2 loại phanh sau:

+ Phanh guốc FM: Dùng để hãm động cơ

+ Phanh chêm FC: Dùng để hãm cabin khi rơi tự do

Hệ thống phanh trên tác động khi công tắc tơ U hoặc D tác động Cụ thể là: Khi công tắc tơ U(hoặc D) tác động thì thi tiếp điểm thường mở U(hoặc D) đóng lại cấp điện cho cuộn hút của 2 phanh có điện Do đó các phanh lập tức tác động làm các má phanh mở ra Khi đó động cơ và cabin không bị hãm sẽ chuyển động Ngược lại khi công tắc tơ U(hoặc D) không tác động thì các tiếp điểm U(hoặc D) mở ra cắt nguồn cấp điện cho cuộn hút của 2 phanh Hai phnh tác động, phần ứng của 2 phanh trở về vị trí ban đầu đồng thời lò xo ép càng nhanh làm cho các má phanh hãm trục động cơ và phnh chêm tì sát cabin vào thanh ray dẫn hướng tạo cho việc dừng thang máy được kịp thời và chính xác đặc biệt là đảm bảo dừng thang máy lại ngay khi có sự cố

Các công tắc tơ U, D, GV, BV phải làm việc theo trình tự thao tác Khi thang hoạt động thì không để xảy ra cùng một lúc các công tắc tơ U và D cùng làm việc hoặc các công tắc tơ GV và BV cùng làm việc Điều này sẽ gây lên cháy chập các pha của mạch động lực, gây hư hỏng hoàn toàn các tiếp điểm chính của công tắc tơ và cáp dẫn Do đó trong mạch ta phải bố trí các khóa liên động thông qua các tiếp điểm thường đóng trên các công tắc tơ

Trang 11

Nếu công tắc tơ U hoạt động thì tiếp điểm thướng đóng U mở ra và cắt nguồn điều khiển ở phía công tắc tơ D không cho công tắc tơ D hoạt động và ngược lại Như vậy đảm bảo chỉ có thể xảy ra công tắc tơ U hoặc công tắc tơ D làm việc tránh được hiện tượng cả 2 cùng làm việc Giữa 2 công tắc tơ GVvà BV cũng bố trí tương tự.

Rơle nhiệt 1RN, 2RN có tác dụng bảo vệ quá tải Khi xảy ra quá tải thì dòng điện chạy trong động cơ lớn ơn dòng định mức dẫn đến nhiệt độ của động cơ tăng thì các rơle nhiệt sẽ tác động, các tiếp điểm thường đóng của rơle mở ra làm hở mạch điều khiển và sẽ cắt nguồn mạch lực của động cơ

Rơle thời gian RTG1: là loại rơle dùng phần tử trễ kiểu điện điện tử Nguồn cấp cho cuộn là điện áp một chiều, thời gian trễ là t=3÷5s Rơle này giúp cho động cơ giúp cho động cơ có thời gian chuyển từ tốc độ nhanh sang tốc độ chậm

và ngược lại Điều đó tránh cho động cơ chuyển đỏi trạng thái không làm việc một cách đột ngột Khi rơle RTH1được cấp điện thì thì tiếp điểm thường mở đóng lại sau một thời gian đã định sẵn Do đó rơle RSV mở ra làm công tắc tơ

BV mất điện, cùng lúc này tiếp điểm thường mở RSV đóng lại làm cho công tắc

tơ GV có điện Nếu chuyển từ tốc độ nhanh sang chậm thì quá trnhf diễn ra ngược lại

Trong mạch có sử dụng rơle trung gian RSV nhờ tác động của rơle thời gian RTG1 để thay đổi tốc đọ động cơ

TOP, BOT: là công tắc hành trình chống đội tầng và tụt tầng Khi buồng thang gần đến tầng trên cùng hoặc xuống tầng cuối cùng thì công tắc tơ này sẽ tác động giúp cho cabin không vượt quá giới hạn tầng

Trong mạch được trang bị một rơle chống quá tải OLD: tác động cấp điện cho rơle OLD làm hở tiếp điểm thường đóng OLD để cắt mạch điều khiển

Để giúp cho công việc sửa chữa, kiểm tra và thử nghiệm thang máy thì trong mạch có bố trí công tắc chuyển đổi chế độ INS Khi công tắc K1,K2 ở vị trí mở thì lúc này mạch điều khiển làm việc ở chế độ tự động Khi công tắc này đóng thì thang máy được chuyển sang chế độ sửa chữa hoặc thử nghiệm, ở chế độ này điều khiển thang máy bàng các nút UP và DOWN Khi vận hành, người điều khiển sẽ ấn nút liên tục trong 2 nút trên Chế độ điều khiển này có hại cho các phần truyền động cơ khí các khí cụ điện trong mạch nên trong mạch chỉ cho làm việc ở tốc độ thấp Vị trí K1, K2 được đặt trên tủ điều khiển và ở trên nóc cabin Khi một trong hai công tắc đóng thì rơđiều khiêle INS có điện, các tiếp điểm thường đóng INS mở loại mạch khiển gọi tầng và đến tầng và công tắc tơ GV khi đầy đủ các điều kiện liên đông như:

+ Đủ điện 3 pha: tiếp điểm PMR đóng

+ Các cửa tầng và cửa cabin đóng: tiếp điểm DS, DW đóng => tiếp điểm AR đóng

Gỉa sử muốn thang đi xuống thì giữ nút DOWN => rơle hướng xuống LD có điện tác động => tiếp điểm LD đóng => rơle trung gian Uo có điện => đóng các tiếp điểm Uo, đồng thời lúc này công tắc tơ D có điện và công tắc tơ BV có điện đóng các tiếp điểm ở mạch lực và cấp nguồn cho động cơ ở trang thái quay chậm để hạ thang xuống và cấp điện cho các phanh mở ra làm cho buồng thang chuyển động

Trang 12

Khi cần dừng lại ta chỉ cần nhả nút DOWN là các rơle và các công tắc tơ ngừng hoạt động, phanh hãm tác động hãm dừng động cơ và cabin.

Muốn thang đi lên chi cần giữ nút UP thì các quá trinh hoạt động diễn ra tương

tự nhưng khi đó công tắc tơ U và rơle LU hoạt động

2.1 Thiết kế mạch điều khiển

2.1.1 Mạch gọi tầng và chuyển đổi tầng

Khi vận hành điều khiển hoạt đông của thang máy thì ở vị trí của các tầng và trong cabin các nút điều khiển được bố trí ở các vị trí sau:

+ Tại cửa tầng: Ở mỗi cửa tầng thang từ tầng 1 đến tầng 10, mỗi tầng đều có

nút gọi tầng GT (GT1÷GT10) Khi thực hiện được lệnh điều khiển bằng nút gọi tầng thì tất cả các cửa tầng phải đóng kín khi các điều kiện liên động đã đầy đủ Người là có lệnh vận hành chỉ cần ấn vào nút gọi tầng cần gọi là có lệnh điều

Trang 13

khiển buồng thang đến đúng vị trí sàn tầng cần gọi là có lệnh điều khiển buồng thang đến đúng vị trí sàn tầng theo yêu cầu và cửa sẽ tự động mở.

+ Trong buồng thang: có 10 nút chuyển đổi buồng thang ĐT đến các tầng Trên bảng điều khiển có 10 nút(1ĐT÷10ĐT) Khi các điều kiện liên động đã đầy

đủ người vận hành chỉ cần ấn nút ĐT cần đến là sẽ có lệnh điều khiển buồng thng đến tầng xác định

+ Trong mạch gọi tầng và đổi tầng bao gồm:

- 10 rơle trung gian một chiều: 1RC÷10RC tương ứng với 10 tầng và 10 tiếp điểm thường mở 1RC2÷10RC2

- Rơle CLR là rơle xóa nhớ tầng khi buồng thang đã dừng chính xác ở đó

- Rơle ROC là rơle trung gian phát tín hiệu để điều khiển đóng mở cửa cabin

- R1÷R10 là điện trở công suất để giảm áp cho các rơle có liên quan gây sụt

áp tức thời trong thời điểm xóa duy trì lệnh điều khiên GT và ĐT

Khi ấn nút gọi tầng GT hoặc đổi tầng ĐT thì cuộn rơle trung gian RC có điện làm đóng tiếp điểm RC tương ứng Khi thang đã dừng chính xác đồng thời rơle ROC phát tín hiệu để đóng mở cabin

Trang 14

2.1.2 Mạch dừng chình xác buồng thang

Mạch bao gồm các rơle cảm biến kiểu chân không QT(rơle điện từ) Mỗi tầng có một QT tương ứng Khi buồng thang ở tầng nào thì lá thép tác động nằm trên buồng thang sẽ chắn từ trùng của nam châm làm cho tiếp điểm QT mở ra cắt mạch điều khiển cho các rơle trung gian RV1÷RV10 ứng với 10 tầng

Khi buồng thang đi qua các tiếp điểm QT đóng lại cấp điện cho rơle RVtương ứng Như vậy khi buồng thang hoạt động thì chỉ có một QT là không đóng còn lai 7QT khác vẫn ở vị trí đóng, nhờ vậy ta có thể xác định được vị trí của buồng thang đang hoạt động ở tầng nào

Rơle EX là rơle trung gian dùng để cấp tín hiệu điều khiển dừng chính xác buồng thang, rơle đó được tác động nhờ rơle QT Khác với các rơle QT ở trên, QTdừng chính xác buồng thang được gắn trên nóc cabin, còn các lá thép được đặt dọc theo giếng thang tương ứng với vị trí các tầng Khi buồng thang còn cách sàn tầng cần dừng một khoảng đã được xác định thì cảm biến QT bị lá thép

Ngày đăng: 17/05/2016, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w