Chuyên ngành: Kỹ thuật Công nghệ Kỹ thuật Hạ tầng Kiến trúc Qui hoạch Sơ lược: A Phần Mở đầu B Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Chương 2: Cơ sở của việc kế thừa các giá trị cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng Việt Nam. Chương 3: Quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống
Trang 1A- phần Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong quá trình xây dựng đô thị, việc khai thác sử dụng các yếu tố tự nhiên và phối hợp yếu tố tự nhiên với các yếu tố nhân tạo phục vụ các chức năng của đô thị đã tạo nên các cảnh quan đô thị khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử Vừa là đối tượng vừa là hệ quả của hoạt động kiến tạo môi trường sống nhân tạo, cảnh quan đô thị biểu hiện không chỉ những đặc điểm vật chất
mà cả tinh thần về vấn đề khai thác yếu tố tự nhiên (YTTN) trong quy hoạch xây dựng đô thị (QHXD ĐT)
Qua các giai đoạn lịch sử, mỗi nước, mỗi dân tộc trên thế giới đều tích luỹ được những kinh nghiệm về nhận thức và giải pháp khai thác, sử dụng các YTTN, góp phần đảm bảo các yêu cầu về thích dụng, bền vững kinh tế cũng như thẩm mỹ của không gian đô thị QHXD phát triển đô thị là một quá trình và một trong những quy luật chung là những sản phẩm, kể cả vật chất và tinh thần của giai đoạn trước luôn được kế thừa trong giai đoạn sau Tuy nhiên, yêu cầu kế thừa những đặc điểm có giá trị của truyền thống được đặt ra một cách bức thiết hơn trong bối cảnh và yêu cầu phát triển đô thị bền vững – bản sắc hiện nay Như Hiến chương của Đại hội kiến trúc sư quốc tế năm
1999 tại Bắc Kinh đã nêu, ngoài việc vận dụng những tiến bộ khoa học –
công nghệ còn cần thiết phải “kế thừa những kinh nghiệm, bài học của quá
khứ” trong đó bao gồm cả những giá trị về nhận thức và giải pháp khai thác
yếu tố tự nhiên được thể hiện qua đặc điểm của cảnh quan đô thị truyền thống
ở Việt nam, các đô thị cổ như Cổ loa, Hoa lư, Thăng long, Phú xuân mặc dù không kiên cố đồ sộ như các di sản kiến trúc ĐT các nước khác nhưng lại có các giá trị đặc biệt về cảnh quan ĐT: các YTTN được khai thác, sử lý một cách khéo léo trong TCKG đô thị góp phần đáp ứng tốt các
Trang 2yêu cầu về thích dụng, bền vững, hiệu quả kinh tế, tạo lập nên hình thái không gian có giá trị thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc và địa phương Trong thực tiễn QHXD đô thị Việt nam hiện nay, cảnh quan đô thị truyền thống không chỉ là những giá trị vật chất (thường không còn lại nhiều sự nguyên vẹn do sự biến đổi của đô thị qua thời gian và những tác động nhân tạo mới của con người) mà quan trọng hơn là những đặc điểm về tinh thần: phương thức nhận thức, tư duy và những kinh nghiệm, giải pháp tổ chức không gian đối với các yếu tố tự nhiên của cảnh quan đô thị
Chính vì vậy, việc Nghiên cứu xác định những giá trị của cảnh quan
đô thị truyền thống để kế thừa trong điều kiện xây dựng phát triển đô thị hiện nay là rất cần thiết, góp phần thực hiện QHXD đô thị “đảm bảo ổn
định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái ĐT
” và “phát triển nền kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, góp
phần làm giàu thêm nền văn hoá kiến trúc truyền thống” [4,37]
2- Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
+ Thuật ngữ “cảnh quan”: Hiện có 2 cách hiểu khác nhau về thuật ngữ
“cảnh quan”, cách hiểu thông tường, cảnh quan là nhận thức thị giác, liên quan đến nhận thức thẩm mỹ, cách thứ 2 coi cảnh quan là một không gian địa
lý như địnhnghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) “Cảnh quan (địa
lý) theo nghĩa rộng là toàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái
đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, môi trường [72,354] Hoặc theo các nhà
địa lý tự nhiên “cảnh quan là tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất
kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa
hệ tự nhiên”[20,48] Trong luận án, thuật ngữ “cảnh quan” được sử dụng theo
cách hiểu thứ 2 nói trên: cảnh quan là một không gian địa lý bao gồm tất cả
Trang 3các đặc điểm về chức năng – cấu trúc và hình thái chứ không đơn thuần
chỉ là hình thức như cách hiểu thứ nhất
+ Cảnh quan đô thị
Những tác động của con người và việc bổ xung thêm các thành phần nhân tạo làm biến đổi cảnh quan tự nhiên thuần tuý, tạo thành các cảnh quan nhân tạo, trong đó cảnh quan đô thị là loại cảnh quan bị nhân tạo hoá cao nhất Như vậy, ngoài các YTTN, cảnh quan đô thị còn bao gồm các yếu tố nhân tạo là các công trình XD và hoạt động của con người Tuy nhiên, dù có
bị biến đổi ít hoặc nhiều do có sự tham gia của các thành phần nhân tạo và tác
động của con người nhưng CQĐT cũng vẫn "là một tổng thể tự nhiên và phát
triển theo những quy luật tự nhiên" [32,184] Đây chính là điểm phân biệt
khái niệm “cảnh quan đô thị” với “không gian đô thị”: tuy cùng biểu hiện của một không gian địa lý nhất định nhưng khái niệm cảnh quan đô thị lại nhìn nhận về không gian địa lý đó ở góc độ cấu trúc của tự nhiên và sự biến đổi của
nó do tác động nhân tạo
+ Cảnh quan đô thị truyền thống
Tiến trình lịch sử Việt nam thường được phân thành các thời kỳ cổ, trung, cận và hiện đại Theo quan niệm chung của các nhà nghiên cứu thì văn hoá nói chung và kiến trúc nói riêng trong giai đoạn cổ - trung đại được gọi là văn hoá và kiến trúc truyền thống [60],[85], [48], [73], [34] Như vậy khái
niệm “cảnh quan đô thị truyền thống” sử dụng trong Luận án là để chỉ cảnh
quan đô thị được hình thành trong xây dựng đô thị giai đoạn cổ trung đại
Tức từ mốc 1858 (Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ) trở về trước
+ Giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà cùng một sự - vật có những
giá trị khác nhau “Theo mục đích có giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật
chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần) Theo ý nghĩa có giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức … [60,11] Thuật ngữ “giá trị
Trang 4của cảnh quan đô thị truyền thống” trong luận án là giá trị về khía cạnh sử
dụng: những đặc điểm của cảnh quan đô thị truyền thống có thể sử dụng
để kế thừa trong điều kiện QHXD đô thị hiện nay
3- Mục đích của luận án:
Kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, góp phần thực hiện phát triển đô thị bền vững và bản sắc
4- Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
4.1- Đối tượng nghiên cứu:
Cảnh quan đô thị truyền thống
4.2- Giới hạn nghiên cứu của luận án:
+ Cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo Luận án nghiên
cứu về yếu tố tự nhiên và tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố là địa hình, khí hậu
và mặt nước
+ Luận án không nghiên cứu cảnh quan ĐT ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật và
môi trường cũng như các vấn đề quản lý xây dựng mà tập trung vào khía
cạnh tổ chức không gian đô thị (kiến trúc quy hoạch)
+ Là hệ quả của hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị, đặc điểm cảnh quan
ĐT thể hiện ở 2 khía cạnh: vật chất và tinh thần Luận án nghiên cứu đặc
điểm cảnh quan ĐT ở khía cạnh tinh thần, cụ thể là nội dung nhận thức về YTTN và nguyên tắc, giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị Như
vậy, “giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống” cũng giới hạn ở các đặc điểm
về nhận thức và nguyên tắc, giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị truyền thống mà đến nay vẫn tương đồng và có thể vận dụng trong QHXD đô thị
+ Về quy mô, Luận án tập trung nghiên cứu về nhận thức và giải pháp khai thác YTTN trong TCKG ở quy mô tổng thể đô thị (như quy định hiện nay là ở
Trang 5đồ án QH chung) với 3 nội dung chính: chọn đất xây dựng phát triển ĐT, tổ chức cơ cấu chức năng và bố cục không gian kiến trúc ĐT
- Sử lý các tài liệu theo trình tự: tổng hợp sơ bộ – phân tích – tổng hợp
để rút ra các kết luận cần thiết
- Phương pháp so sánh đối chiếu để đề xuất các quan điểm, nguyên tắc và nội dung khai thác, kế thừa một số đặc điểm có giá trị của
CQĐT truyền thống vào quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay
5- Bố cục của luận án:
Luận án gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
A- Phần mở đầu: nêu những lý do và tính cấp thiết của đề tài, mục đích, đối
tượng, phương pháp nghiên cứu của Luận án.(từ trang 1 đến trang7)
B- Phần Nội dung: chia làm 3 chương:
- Chương 1: là tổng quan về đặc điểm cảnh quan ĐT truyền thống, tình hình
và những vấn đề về kế thừa đặc điểm truyền thống trong trong quy hoạch xây dựng Chương 1 gồm 58 trang (từ trang 7 đến trang 64) với 23 trang hình vẽ minh hoạ
- Chương 2: là những cơ sở để kế thừa các giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống trong QHXD Chương 2 gồm 51 trang (từ trang 65 đến trang 115) với
16 trang hình vẽ minh hoạ
Trang 6- Chương 3: là những đề xuất về nhận thức và giải pháp khai thác yếu tố tự nhiên trong quy hoạch xây dựng đô thị trên cơ sở kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống Chương 3 gồm 49 trang (từ trang 116 đến trang 165) với 18 trang hình vẽ minh hoạ
C- Phần Kết luận: là tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án, khả năng ứng
dụng trong thực tiễn cũng như một số khuyến nghị về một số vấn đề liên quan Phần Kết luận gồm 7 trang (từ trang 166-172)
Trang 7B- nội dung nghiên cứu
Chương 1: cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị
1.1- cảnh quan đô thị truyền thống thế giới
1.1.1- Đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống thế giới
1.1.1.1- Cảnh quan đô thị truyền thống phương Tây (Trung cận đông và
châu Âu)
a- Cảnh quan đô thị Ai cập thời cổ đại (từ 3000 năm tr.CN):
Các đô thị Ai cập đều quy tụ dọc 2 bên bờ sông Nil thể hiện vai trò của yếu tố mặt nước trong chọn địa điểm và là cơ sở hình thành hệ thống đô thị
của Ai cập cổ đại (Hình 1.02a) Trong cơ cấu không gian đô thị, khu vực có
địa hình cao, đồi núi được dành cho các khu tôn giáo như ở thành phố Thebes
(Hình 1.02c) Những kiến thức thiên văn học đã được vận dụng trong nhận
thức về cảnh quan đô thị, ví dụ như việc bố trí các công trình đền đài trên 2
bên bờ sông Nil của thành phố Tepbo “liên quan đến mặt trời mọc vào mùa
hè, vào mùa đông, liên quan đến một số sao trời” [27,11] Đặc điểm YTTN
cũng là cơ sở cho bố cục không gian Các cạnh dài của đô thị có mạng không gian hình học luôn song song với đường đi của mặt trời (thích ứng với điều
kiện khí hậu), ví dụ như mạng không gian của thành phố Kahun (Hình 1.02b)
đặc điểm địa hình là cơ sở của mạng không gian tự do như ở thành phố Tel En Ama na, trục không gian chính của thành phố là con đường lớn rộng 60m
chạy lượn theo sông Nil từ Nam lên Bắc (Hình 1.02d)
b- QHXD đô thị Lưỡng hà cổ đại:
Một số yếu tố cảnh quan tự nhiên là cơ sở cho việc chọn địa điểm xây dựng đô thị như sông Ơ-phơ-rat đối với thành phố Babilon hoặc địa hình đồi núi đối với thành phố Hafaga, Hattousa Yếu tố tự nhiên cũng quyết định giải
Trang 8pháp tổ chức cơ cấu chức năng đô thị Ví dụ tiêu biểu là thành phố Babilon với sông Ơ-phơ-rat chảy ở giữa chia thành phố làm 2 phần, đại lộ Rước lễ lớn nhất chạy song song với sông, từ đó chia ra các đường nhỏ thành mạng lưới gần
như thẳng góc với nhau (Hình 1.02g) Một số đô thị có cấu trúc không gian tự
do phù hợp với đặc điểm địa hình đồi núi ví dụ như thành phố Hattousa và
thành phố Hafaga (Hình 1.02e và Hình 1.02h)
c- Đô thị Hy Lạp cổ đại:
Về lý luận, vai trò của các YTTN trong xây dựng đô thị thời này đã được nhận thức khá đầy đủ, tiêu biểu như quan điểm của 2 triết gia nổi tiếng
Plato: (428-348 TrCN) và Aristotl (384 – 322 TrCN) về việc lựa chọn địa
điểm xây dựng đô thị “phải dựa trên hướng gió, các nguồn nước và tài nguyên
yếu tố tự nhiên, các thành phố nên có rừng” [35,36] và “Vị trí thành phố không nên quá xa hoặc quá gần bờ biển Thành phố phải đón được hướng gió tốt (gió Đông hoặc có thể hướng Bắc) và khai thác lợi dụng địa hình tốt cho các chức năng tôn giáo và phòng thủ”.[35,38]
Thực tiễn xây dựng đô thị thời kỳ này "đa số các ĐT đều được chọn xây
dựng dưới chân núi, trong thung lũng hay gần biển" [26,20] nhằm khai thác
yếu tố địa hình hoặc mặt nước, ví dụ như thành phố Aten (hình 1.03b), thành
phố Pergame Trong tổ chức cơ cấu, các khu có địa hình cao được dành cho chức năng tôn giáo như Acropon ở thành phố Aten Bố cục không gian kiến trúc đô thị thời này có 2 dạng sơ đồ chính: ô cờ và tự do ở các đô thị có bố cục tự do, các đường phố, những quảng trường công cộng cùng với các công trình kiến trúc được hình thành trong sự kết hợp với địa hình tự nhiên, do đó các đô thị này thường có các hình thái không gian rất đa dạng như ở TP Aten
Đối với dạng cấu trúc hình học, mặt bằng đô thị tuy có dạng ô bàn cờ nhưng cấu trúc tổng thể mặt bằng (đường bao, đường phân chia các khu chức năng) vẫn tuân theo hình thể tự nhiên của địa hình Các đường phố trực giao chủ yếu cũng theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây đảm bảo cho các công trình xây
Trang 9dựng có được môi trường vi khí hậu tốt Ví dụ đô thị Milet (hình 1.03a), thành phố Olymthe (Hình 1.3c), thành phố Priene (Hình 1.3d)
d- Đô thị La Mã cổ đại
Thời kỳ này, lý luận về kiến trúc được hoàn thiện thêm với "Mười cuốn
sách về kiến trúc " của Vitruvius ( Thế kỷ I CN), trong quy hoạch đô thị, ông
đã sử dụng hoa gió [64,177] (Hình 1.04b)
Trong thực tiễn, vị trí xây dựng đô thị thường được chọn trên đỉnh đồi núi
hoặc các khu đất cao hơn xung quanh Bố cục mạng không gian cũng có 2
dạng Dạng quy tắc, dạng ô bàn cờ đều đặn, phát triển theo 2 trục đường chính chạy theo hướng Bắc-Nam và Đông - Tây nhằm thích ứng với điều kiện khí hậu Đặc điểm này thể hiện trong tổ chức không gian ở thành phố Trever, ở các Trại lính La Mã mà sau này một số là tiền thân cho các thành phố Trung
đại, thành phố Timgad ở Algieri (Hình 1.04a) Loại tự do, xuất phát từ việc
khai thác yếu tố địa hình và mặt nước, ví dụ như cấu trúc không gian thành
phố Rôma với việc khai thác các ngọn đồi (Hình 1.04c), thành phố Pompei,
thành phố Constantinople
e- Đô thị Châu Âu trung cổ
Đây là thời kỳ mà kinh tế - xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề của Giáo hội Thiên chúa, Nhận thức về khai thác yếu tố tự nhiên vẫn là sự tiếp tục của truyền thống HY - LA nhưng ở mức độ triệt để hơn trong khai thác cảnh quan cho chức năng sử dụng của đô thị Vị trí xây dựng đô thị được phân bố rải rác trong vùng nông thôn và thường chọn vị trí trên đồi cao (vì mục đích quân sự) Không gian đô thị ít có dạng hình học mà chủ yếu tự do, nhằm khai thác, kết hợp chặt chẽ và hài hoà với yếu tố địa hình của cảnh quan tự nhiên Các yếu tố như đồi núi, bán đảo thung lũng được khai thác làm giới hạn và góp phần
định hình không gian kiến trúc cho đô thị QHXD đô thị Trung đại được
đánh giá là “thích ứng tinh vi với địa hình, khí hậu, góp phần tạo nên giá trị
đặc sắc của không gian kiến trúc đô thị Trung đại” [46,14] Điển hình cho các
Trang 10đô thị thời kỳ này: Mont Sait Michel với việc khai thác cả quả đồi và mặt nước
xung quanh(Hình 1.05b) Hầu hết sự hình thành và phát triển các thành phố Châu Âu thế kỷ XIV đềugắn liền với một con sông nhất định (Hình 1.05a), (Hình 1.05d)
b- Đô thị Thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV – XVI)
Thành tựu đáng kể của lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị là lĩnh vực
lý luận với các hình mẫu lý tưởng về QHXD đô thị Về nhận thức, vai trò các
yếu tố cảnh quan được coi trọng trong QHXD Leon Battista Alberty
(1404-1472), đã khẳng định “đô thị phải được thiết kế để thích ứng với các điều kiện
tự nhiên, vừa tiện dụng vừa đẹp Thành phố và môi trường xung quanh thành phố như những thành phần hữu cơ phụ thuộc vào nhau, nghệ thuật xây dựng
đô thị không chỉ đóng khung trong những gì có ở bên trong tường thành phố
mà còn phải hoàn thiện ngoại vi thành phố, cải thiện khí hậu và tạo thành kiến trúc phong cảnh [46,178]
Do những điều kiện lịch sử , thời kỳ Phục hưng hầu như không có các
đô thị mới hoàn toàn được xây dựng trọn vẹn mà chủ yếu là cải tạo và xây dựng các tổng thể kiến trúc trong các đô thị được xây dựng từ trước Các YTTN đặc biệt là mặt nước được khai thác triệt để và khéo léo, tạo nên các di sản kiến trúc ĐT như các TP Venis, Phloranxơ, Roma
c- Thời kỳ đô thị Barocco và Cổ điển châu Âu (thế kỷ XVII-XVIII)
Về lý luận, một số trào lưu tư tưởng thời kỳ này có ảnh hưởng tích cực
đến nhận thức và lý luận về đô thị nói chung cũng như khai thác yếu tố tự
nhiên trong QHXD đô thị nói riêng Tiêu biểu trong số đó là René Descartes
(1596-1650) Là một trong những người đặt nền tảng cho tư duy khoa học
hiện đại, quan điểm của ông trong thiết kế đô thị là "Thành phố không phải là
kết quả của ngẫu nhiên mà là của tư duy và ước muốn của con người "
[64,196] Tiêu biểu cho thực tiễn QHXD đô thị thời kỳ này là Điện Versailes xây dựng vào thế kỷ XVII ở Pháp Khai thác và sử lý bề mặt địa hình, kết hợp
Trang 11mặt nước nhân tạo, cây xanh và các công trình kiến trúc - điêu khắc KTS Le Notre đã tạo nên một tổng thể cảnh quan vườn - công viên hài hoà Sông Send
và 2 khu rừng Boulogne và Vincennes ở 2 đầu thành phố đã được Haussmann khai thác triệt để trong quy hoạch cải tạo thành phố Paris của
ông (Hình 1.05e) ở nước Nga, sông Neva và vịnh Phần lan là yếu tố quyết
định vị trí xây dựng một TP mở ra biển Bắc của đế quốc Nga đang phát triển:
TP Saint Peters-bourg Các YTTN cũng là cơ sở cho bố cục không gian thành phố với việc khai thác đảo Vaxiliepxki, khai thác ở nam sông Neva, xây dựng pháo đì Petropaplopxcaia, toà nhà Bộ Hải quân cũng như mạng đường tán
xạ hướng về mặt nước sông Neva (hình 1.05c) ở Hà lan, cơ cấu không gian
thành phố Amsterdam là sự phát triển trên cơ sở hệ thống kênh đào, tạo nên giá trị đặc sắc mà các giai đoạn quy hoạch xây dựng tiếp sau vẫn khai thác phát huy
1.1.1.2- Cảnh quan đô thị truyền thống phương Đông (Trung hoa)
a-Về lý luận
Là một trong những cái nôi văn minh của loài người, ở Trung hoa các nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc nói chung và đô thị nói riêng được xuất phát từ việc thích ứng với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kỹ thuật vật liệu xây dựng, vừa đáp ứng về chức năng hoạt động đồng thời vừa chịu ảnh hưởng
và là phương tiện biểu hiện các quan niệm, tư tưởng của văn hoá nhận thức và
tổ chức xã hội Các nguyên tắc này được hình thành gắn với nguyên lý của triết lý âm dương – ngũ hành, tạo nên một lý thuyết khá hoàn chỉnh: thuyết
Địa lý hay Phong thuỷ Thuyết Phong thuỷ được được vận dụng trong xây dựng từ kiến trúc cho người sống như nhà cửa, làng xóm, đô thị (dương trạch) cho đến lăng mộ (âm trạch) Hầu hết việc xây dựng các đô thị nổi tiếng của Trung hoa thời cổ trung đại đều ít nhiều liên quan đến việc vận dụng các nguyên tắc của thuyết Phong thuỷ Tiêu biểu là kinh đô Trường An, Bắc Kinh,
Nam Kinh … (Hình 1.06)
Trang 12Thông qua hệ khái niệm trong Phong thuỷ như Khí, Long, Huyệt, Sa, Thuỷ, Hướng có thề thấy Phong thuỷ chính là khía cạnh khai thác YTTN
trong TCKH kiến trúc nói chung và xây dựng đô thị nói riêng (hình 1.06)
- Khái niệm “khí”: trong thuyết Phong thuỷ khái niệm Khí chính là khái niệm Khí theo văn hoá nhận thức truyền thống Trung hoa, không chỉ biểu thị các yếu tố khí hậu (gió, mưa, nắng, độ ẩm ) mà còn thể hiện thành phần không cảm nhận được mà theo triết học cổ chính là bản nguyên của thế giới vạn vật
- Khái niệm “sơn long” và “sa”: theo Phong thuỷ, Sơn long là mạch lạc của núi (khái niệm “Mạch” là nguồn gốc), đất là thịt của long, đá là xương, thảo mộc là râu tóc của Long Sa là các núi nhỏ (tiểu sơn) tuỳ theo tương quan vị trí mà có các tên gọi là Thanh long (phương Đông) Chu tước (phương Nam), Huyền vũ (phương Bắc), Bạch hổ (phương Tây) Hoặc mức độ xa gần, lớn nhỏ như: án sơn là núi nhỏ che phía trước, Triều sơn là các núi phía trước khu
đất xây dựng nhưng to lớn và xa hơn án sơn … Như vậy, thực chất các khái niệm này biểu hiện các yếu tố địa hình, địa chất, đất và thực vật của cảnh quan tự nhiên
- Khái niệm thuỷ long và thuỷ khẩu: theo Phong thuỷ, Thuỷ long là hệ thống lưu vực sông ngòi, thuỷ khẩu là dòng nước chảy vào và ra tại khu vực Như vậy, khái niệm thuỷ chính là biểu hiện yếu tố mặt nước của cảnh quan tự nhiên
- Khái niệm Huyệ: tho Phong thuỷ, Huyệt là nơi tụ “khí”, tức là vị trí, là nơi
mà “khí” có tác dụng tốt nhất đối với con người Thwo quan niệm hiện đại thì
là nơi có môi trường khí hậu và hệ sinh thái tốt cho sức khoẻ vật chất – tinh thần đối với con người
- Khái niệm Hướng: theo Phong thuỷ, có các hướng mộc, hoả, kim, thuỷ hoặc càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài Thực chất đây là các hướng Đông (mộc, chấn)- Tây (kim, đoài) - Nam (hoả, ly) - Bắc (thuỷ, khảm) và Đông
Trang 13Nam (tốn), Tây Nam (Khôn), Đông Bắc (cấn), Tây Bắc (càn) đối với vị trí người quan sát
Theo quan niệm truyền thống, giữa các yếu tố tự nhiên có mối quan hệ
đồng nhất với vai trò quyết định của yếu tố Khí, các yếu tố khác chỉ là biểu hiện của Khí và ngược lại Do có đặc điểm tự nhiên (long, thuỷ) khác nhau
mà mỗi vị trí khác nhau sẽ có chất lượng môi trường khí tốt xấu khác nhau (đối với con người) Cùng một vị trí nhưng ở các hướng khác nhau, môi trường khí của công trình kiến trúc cũng có chất lượng khác nhau đối với cuộc sống con người
Hoạt động tổ chức không gian kiến trúc trên cơ sở khai thác yếu tố tự nhiên thể hiện qua các khái niệm:: mịch (tìm) Long, sát (xem xét) Sa, quan (quan sát) Thuỷ,
- Mịch long là tìm tổ tông cha mẹ, xét khí mạch và phân biệt sinh khí âm dương Tổ tông của núi là nơi xuất sứ của sơn mạch, là nơi khởi nguyên của dãy núi Cha mẹ là phần đầu của sơn mạch Xét khí mạch là xem sơn mạch
liền hay đứt quãng … như vậy mịch long là đánh giá đặc điểm các yếu tố
địa hình - địa chất, đất, thực vật
- Quan thuỷ là quan sát hình thái dòng nước (thẳng/cong, rộng/hẹp, trong/đục,
nông/sâu, vuông/méo …) làm cơ sở đánh giá chất lượng yếu tố nước
- Điểm huyệt là từ các đặc điểm của các yếu tố tự nhiên (Long, Sa, thuỷ) mà tìm ra vị trí thích hợp cho việc xây dựng công trình, nơi có môi trường khí hậu tốt nhất cho cuộc sống con người (sinh khí)
- Lập hướng là chọn hướng cho công trình xây dựng sao cho tạo được môi trường khí hậu có lợi nhất đối với con người
Về phương pháp, Phong thuỷ có 2 trường phái chính là Hình pháp và lý pháp Theo các nhà nghiên cứu về Phong thuỷ [49,11] thì Hình pháp là quan sát kết cấu đất và nước xung quanh công trình kiến trúc để làm cơ sở bố cục
Trang 14kiến trúc Lý pháp là dựa vào 2 phương diện thời gian và không gian để khảo sát quan hệ giữa con người và môi trường
Như vậy, thực chất của Phong thuỷ chính là khía cạnh khai thác YTTN trong TCKG kiến trúc: thông qua đặc điểm YTTN để tìm vị trí và xác định hướng cho công trình kiến trúc (cho đến cả cụm, quần thể và tổng thể đô thị) sao cho có lợi nhất đối với sức khoẻ con người
b- Giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị
- Loại 3 mặt là núi, một mặt là sông
- Loại dựa núi kề sông
- Loại thuỷ khẩu giao nhau (các ngã 3 sông, các vị trí sông đổ ra biển hoặc hồ lớn
- Loại kề bên nước (cạnh hồ, biển) [17,435-436]
Ví dụ cụ thể như kinh thành Bắc kinh với vị trí địa lý nằm giữa Bình Nguyên Hoa Bắc, được bao bọc bởi các dãy núi Yên sơn (phía Tây Bắc), núi Thái hoàng (Tây Nam), bình nguyên Hoa bắc (phía Nam) và phía Đông là vịnh Bột Hải, tạo cho Bắc kinh có địa thế “phía bắc dựa vào núi non hiểm trở, phía Nam khống chế bình nguyên” Thành Trường An được xây dựng thời Nhà Tùy (phía Đông Nam thành phố cũ) có địa thế dựa lưng vào Long thủ sơn
và 3 mặt tiếp xúc với sông nước (hình 1.07a) Thành Lạc Dương được chọn xây dựng vì có vị trí "Bắc giáp Mãng Sơn, Nam liền với Lạc Thuỷ, Đông áp
sát Giang Hoài, tây kẹp Quan Lũng" [17,432]
Trang 15+ Về tổ chức cơ cấu chức năng đô thị, các đô thị Trung hoa hầu hết là mô hình tập trung kiểu “tam trùng thành quách” nhưng tuỳ theo đặc điểm cảnh quan tự nhiên mà theo dạng quy tắc hay bất quy tắc Loại cơ cấu quy tắc với phần Đô nằm ở trung tâm, xung quanh là phần Thị thường được sử dụng tại
khu vực có địa hình bằng phẳng Ví dụ như Kinh thành Trường an (Hình
1.07a), kinh thành Bắc kinh (Hình 1.07b) Loại cơ cấu bất quy tắc thường sử
dụng ở đô thị có địa hình phức tạp, phần Đô không nằm ở trung tâm mà chọn
vị trí có địa hình cao, các khu Thị phân bố tự do nhằm khai thác tốt các yếu tố
cảnh quan địa hình - mặt nước Ví dụ như thành Hàng châu (Hình 1.07d)
Việc phân khu chức năng với khu Đô được ưu tiên nhất đã biểu hiện tư tưởng xã hội tập trung quân chủ của thời kỳ này
+ Về bố cục không gian kiến trúc
Sơ đồ mạng không gian đô thị truyền thống Trung hoa cũng có 2 dạng
bố cục chính là hình học và tự do Một trong những cơ sở cho việc sử dụng một trong hai dạng bố cục này là dựa trên yêu cầu thích ứng và khai thác cảnh quan tự nhiên mà quan trọng nhất là sự phù hợp với địa hình và mặt nước: ở vùng địa hình bằng phẳng (miền Bắc) không gian đô thị thường bố cục vuông vức, các trục không gian trực giao theo hướng Đông – Tây, Bắc – Nam tạo môi trường khí hậu tốt, tiêu biểu là sơ đồ mạng không gian kinh đô Bắc kinh
và Tràng an (Hình 1.07a,b) Sơ đồ mạng ô cờ chính là sự chuyển hoá của hình
vuông cửu cung trong triết học cổ Trung hoa, là một dạng mô hình hoá cấu trúc vũ trụ theo nhận thức truyền thống
ở miền Nam, địa hình phức tạp chính là một trong những cơ sở hình thành nên đô thị có mạng không gian tự do, bố cục không theo quy tắc, lựa theo thế đất đồi núi mà bố trí, ví dụ như thành Lâm an (Hàng châu) nổi tiếng
về việc kết hợp các yếu tố cảnh quan thiên nhiên như núi Phượng hoàng,
sông Tiền đường, Tây hồ trong bố cục không gian (Hình 1.11c) Thành Bình giang (nay là Tô châu) cũng có cảnh quan trữ tình: Thành phố có một mạng
Trang 16lưới kênh đào chảy qua bên trong nhưng đã kết hợp và thích ứng được với mạng phố phường hình chữ nhật Thành phố Nam kinh nằm ở hạ lưu sông
Trường giang, có cấu trúc không gian tự do uốn lượn dọc theo đồi núi sông
hồ Vẻ đẹp hào hoa của thành phố chủ yếu là dựa trên việc khai thác các sông nhánh, đồi núi [17,421-423]
1.1.1.3- Đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống thế giới
a- Đặc điểm nhận thức đối với các YTTN của cảnh quan đô thị
Qua thực tiễn và lý luận QHXD một số nước cả phương Tây và phương
Đông (Trung hoa) có thể thấy trong QHXD đô thị, vai trò của yếu tố cảnh quan trong QHXD đô thị đã được nhận thức đầy đủ ngay từ thời cổ đại
- Đã có sự kết hợp với các chuyên ngành khác (thiên văn học, địa lý học) trong nhận thức về yếu tố cảnh quan để phục vụ cho QHXD đô thị
- Mối quan hệ, tác động mật thiết giữa các YTTN với với cuộc sống con người
- Đặc điểm YTTN được coi là cơ sở cho QHXD, nhiều nội dung lý luận QHXD dựa trên vấn đề khai thác sử lý các YTTN, nhằm phục vụ các chức năng của không gian đô thị
Đặc biệt ở Trung hoa, thuyết Phong thuỷ chính là lý luận về vấn đề nhận thức và nguyên tắc khai thác yếu tố tự nhiên trong tổ chức không gian đô thị Mặc dù sử dụng các thuật ngữ khác với hiện nay nhưng đối tượng của thuyết Phong thuỷ chính là các yếu tố tự nhiên của cảnh quan, các nguyên tắc của thuyết Phong thuỷ cũng chính là nội dung và phương pháp khai thác yếu
tố tự nhiên trong tổ chức không gian đô thị
b- Đặc điểm giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị
Các yếu tố tự nhiên được khai thác triệt để phục vụ cho các chức năng của không gian đô thị, thể hiện ở cả 3 nội dung: chọn địa điểm xây dựng
đô thị, cơ cấu không gian và bố cục không gian kiến trúc
+ Chọn vị trí xây dựng đô thị:
Trang 17- Các yếu tố tự nhiên góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu về mối quan hệ chức năng với vùng lãnh thổ và thuận lợi cho tổ chức các chức năng sử dụng của
ĐT như chức năng quân sự, hành chính, giao thông, thương mại… Đặc điểm cảnh quan cao ráo, không ngập lụt … thuận lợi cho cho xây dựng công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị là cơ sở cho sự phát triển bền vững của đô thị Vị trí có phong cảnh đẹp, có sẵn các yếu tố có khả năng tham gia vào bố cục không gian, là cơ sở tạo nên chất lượng thẩm mỹ và bản sắc đô thị
+ Tổ chức cơ cấu chức năng đô thị
Về mô hình cơ cấu, chủ yếu là tập trung, được bao bọc hoặc tiếp cận với một số yếu tố tự nhiên Trong phân khu chức năng, các chức năng quan trọng (phần Đô) được ưu tiên trong khai thác một vài điều kiện tự nhiên Các yếu tố tự nhiên phân cách và liên kết các khu chức năng, góp phần cải thiện môi trường khí hậu của tổng thể và từng thành phần chức năng
+ Trong bố cục không gian kiến trúc đô thị
Đặc điểm YTTN là một trong những cơ sở của bố cục không gian kiến trúc đô thị: chọn hướng trục không gian theo hướng Đông - Tây, Bắc - Nam nhằm tạo vi khí hậu tốt cho đô thị và công trình kiến trúc Các trục không gian song song hoặc vuông góc với các đường trục tự nhiên như bờ sông, sườn
đồi Sơ đồ mạng không gian trực giao hoặc tự do phù hợp với đặc điểm YTTN: vùng có địa hình bằng phẳng đô thị thường có sơ đồ mạng không gian hình học, vùng địa hình phức tạp thường sơ đồ tự do Các địa hình cao được sử dụng như các mốc, các điểm nhấn không gian, yếu tố mặt nước được sử dụng làm các không gian trống, làm tăng hiệu quả thẩm mỹ kiến trúc đô thị (chức năng thẩm mỹ)
1.1.2- Tình hình kế thừa đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống trong QHXD ĐT cận - hiện đại
1.1.2.1- Đô thị phương Tây
a- Tình hình xây dựng phát triển đô thị
Trang 18Cuộc cách mạng công nghiệp dẫn đến hiện tượng bùng nổ đô thị hoá, số lượng và quy mô đô thị phát triển, mật độ xây dựng tại các đô thị ngày càng dày đặc Sự phức tạp và mâu thuẫn trong xây dựng đô thị ngày càng tăng do những thay đổi về chức năng hoạt động, về các điều kiện vật chất - kỹ thuật cũng như kinh tế - xã hội Trong QHXD đô thị xuất hiện các nhân tố mới, khác hẳn so với QHXD cổ trung đại
- Khả năng to lớn của con người trong sử dụng các giải pháp kỹ thuật có thể biến đổi các điều kiện tự nhiên theo nhu cầu kinh tế – xã hội
- Tổ chức cơ cấu chức năng đô thị biến đổi do sự phát triển công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, do điều kiện sinh hoạt vật chất và tính thần của dân cư đô thị được cải thiện và nâng cao Đô thị mang tính chất “động” hơn so với truyền thống Số lượng thể loại các khu chức năng của đô thị phong phú hơn truyền thống, đặc biệt là sự xuất hiện của khu công nghiệp với những tác động xấu đối với khu dân dụng
- Các khu cây xanh (nghỉ ngơi, TDTT, du lịch ) ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu không gian đô thị Hệ thống kỹ thuật hạ tầng hiện đại cho phép cơ cấu đô thị không chỉ tập trung mà có thể phân tán hoặc kéo dài
- Yêu cầu về thẩm mỹ đối với không gian đô thị ngày càng cao và đa dạng
b- Vấn đề kế thừa truyền thống
Theo các nhà nghiên cứu, quy hoạch ĐT cận hiện đại ở phương Tây, bất
kể các lý thuyết, phong cách quy hoạch ĐT khác nhau nhưng hầu hết đều nằm trong 2 xu hướng nổi bật: tiến bộ và duy văn hoá Xu hướng tiến bộ là
sự hướng về tương lai, tin tưởng tuyệt đối vào sự tiến bộ và khả năng con người Trong khai thác YTTN là triệt để sử dụng các tiến bộ kỹ thuật – công nghiệp nghệ để cải biến chinh phục tự nhiên nhằm thu được nhiều lợi ích cho con người Xu hướng duy văn hoá muốn làm sống lại các thành phố quá khứ hoặc trở lại với truyền thống [33,26-27]
Trang 19Xu hướng chủ văn hoá có 2 đại diện tiêu biểu là Camillo Sitte
(1843-1903) và Howard (1850-1928) Quan điểm của Camillo Sitte là "chỉ có nghiên
cứu sự nghiệp của các bậc tiền bối thì ta mới cải cách được sự bố trí tẻ nhạt của các thành phố lớn của chúng ta Phải đảm bảo tính đa dạng và những sự bất thường của các không gian" [42,16] Đối với Howard, từ sự phê phán
thành phố công nghiệp và hình mẫu ĐT truyền thống có quy mô nhỏ và tính tự cung tự cấp đã là cơ sở của mô hình thành phố vườn nổi tiếng của Ông Đóng góp cho các lý luận của xu hướng chủ văn hoá là các nhà nghiên cứu như nhà
cảnh quan học và xã hội học người Anh Patrick Geldes (1854-1932) "chủ
trương nghiên cứu một cách toàn diện các điều kiện lịch sử, địa lý, khí hậu, kinh tế, địa chất, khi xây dựng ĐT" và "coi trọng việc bảo vệ thiên nhiên
" [42,215] Marcel Poete (1866-1950) "đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng về
thành phố được coi như một cơ thể sống, về vị trí địa hình, dân cư và kinh tế của nó" [42,54]
Tuy nhiên, ở phương Tây, lịch sử kiến trúc – QHXD là một quá trình liên tục, không bị đứt đoạn, đồng thời sự biến đổi của các điều kiện kinh tế -
kỹ thuật và xã hội khá mạnh mẽ nên vấn đề kế thừa phương thức QHXD đô
thị truyền thống không được chú trọng như kết luận của Pierre Merlin: "kiểu
mẫu tiến bộ là phổ thông và kiểu mẫu chủ văn hoá chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi hẹp" [42,49]
c- Vấn đề kế thừa đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống trong lý luận
QHXD đô thị
Trong giai đoạn cận - hiện đại, nhận thức và giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị có một số đặc điểm:
+ Về nhận thức: cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, trong
đó có địa lý học, nhận thức về cấu trúc chức năng của YTTN ngày càng hoàn thiện Đặc biệt, những kiến thức tổng hợp về tự nhiên và vấn đề khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được hoàn thiện cùng với sự hình
Trang 20thành và phát triển của “Học thuyết cảnh quan” [70,5] từ cuối thế kỷ XIX và phổ cập trên thế giới từ sau Thế chiến thứ II Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các quy luật phân hoá và cấu trúc của các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ trên lớp vỏ trái đất và nhiệm vụ là tìm hiểu mối quan hệ tương tác nhân quả giữa thành phần cấu trúc đó để phục vụ cho thực tiễn sản xuất liên quan đến khai thác tự nhiên phục vụ cuộc sống con người trong đó có hoạt
động QHXD đô thị Tại các nước phương Tây, “cảnh quan học” là một chuyên ngành tham gia trong đô thị học nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng ở
Liên xô cũ, “các nhà cảnh quan học đã tham gia trong quá trình nghiên cứu
quy hoạch xây dựng đô thị”[32,13]
+ Về khai thác YTTN trong TCKG đô thị: vấn đề khai thác YTTN là một trong những cơ sở của các lý luận QHXD đô thị giai đoạn cận - hiện đại, ví
dụ như:
- Lý luận quy hoạch đô thị vệ tinh và thành phố vườn của Howard và
Raymong Unvin: tăng cường mối quan hệ giữa ĐT với các yếu tố tự nhiên bằng cách bố trí phân tán các ĐT quy mô nhỏ trong vùng sản xuất nông
nghiệp và cây xanh (Hình 1.09a)
- Lý thuyết thành phố công nghiệp của Tony Garnie đã đưa hệ thống cây xanh
thành một thành phần trong cơ cấu không gian thành phố và bố trí các khu
chức năng phù hợp với điều kiện khí hậu và cảnh quan trong (Hình 1.09d)
so với cơ cấu tập trung
- Lý thuyết quy hoạch ĐT theo đơn vị [27,272-275] Phân chia không gian ĐT
thành các đơn vị và để dành một diện tích đáng kể cho cây xanh và không
Trang 21gian sân bãi bên trong đơn vị cũng như sử dụng các yếu tố địa hình và mặt nước bên ngoài làm thành ranh giới và chuyển tiếp không gian giữa các đơn vị
kiến trúc hiện đại) mà tiêu biểu là quan điểm xây dựng ĐT của Le Corbusier
thể hiện trong các phương án quy hoạch “thành phố tươi sáng”, quy hoạch
- Sử dụng kích thước của các YTTN lớn như địa hình - mặt nước làm cơ sở xác
định hình thể, các modul mạng không gian và bố cục kiến trúc ĐT trong quy
hoạch ĐT của Liên xô cũ [7, 59-69] (Hình 1.10)
+ Trong các lý luận về bố cục không gian ĐT hiện đại: các YTTN vừa là cơ
sở và là thành phần của bố cục không gian trong Lý luận hình ảnh ĐT của
Kevin Lynh với 5 nhân tố hình ảnh đô thị [167] Các YTTN cũng là cơ sở trong 3 phương pháp về lý luận thiết kế đô thị được GS Roger Trancik đề xuất:
Lý luận về quan hệ hình – nền, Lý luận liên hệ, Lý luận địa điểm [53,41-49]
Như vậy, do các điều kiện kinh tế – kỹ thuật và xã hội đã có thay đổi căn bản nên việc kế thừa các đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống chủ yếu
là quan điểm: các YTTN vẫn được nhận thức và khai thác triệt để trong TCKG
đô thị nhưng mức độ không còn bị lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên như trong thời cổ - trung đại
Trang 22d- Vấn đề kế thừa đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống trong thực tiễn
QHXD đô thị
Giai đoạn hiện đại, cácYTTN vẫn được khai thác cho các chức năng của không gian đô thị phù hợp với điều kiện phát triển của thời hiện đại Ví dụ như thành phố Luân đôn được Abecrombi quy hoạch một vành đai cây xanh xung quanh thành phố nhằm khắc phục tình trạng phát triển quá mức về quy mô (Hình 1.48) Quy hoạch thành phố Amsterdam đã thể hiện sự độc đáo của giải pháp khai thác mặt hồ nước cho xây dựng với việc phát triển các đơn vị nhà ở mới về phía đông Quy hoạch thành phố Matxcơva với hệ thống nêm cây xanh từ ngoại vi vào trung tâm thành phố
Một số đô thị mới được xây dựng trong giai đoạn hiện đại đã đạt được chất lượng cao về khai thác YTTN, ví dụ như:
- Thành phố vườn Letchworth xây dựng 1903 và Welwyn ở Pháp được xây
dựng theo mô hình thành phố vườn và vệ tinh, kết hợp tốt giữa công trình kiến
trúc với địa hình và cây xanh [27,244-246] Ưu thế của mô hình này còn được vận dụng nhiều ở nước Anh sau này, ví dụ như thành phố Harlou, Cumbecnau
- Thành phố Canbera ở úc: thành phố được chọn xây dựng tại khu vực có
điều kiện không chỉ thuận lợi cho xây dựng mà có phong cảnh đẹp Trên cơ
sở đặc điểm các quả đồi và hồ nước mà cơ cấu không gian ĐT được tổ chức thành 7 đơn vị bố trí phân tán trên các quả đồi , khu cây xanh nghỉ ngơi nằm dưới thung lũng, xung quanh các mặt nước Mạng không gian kiến trúc ĐT hình thành trên cơ sở nối kết không gian ĐT với các yếu tố địa hình , mặt
nước (Hình 1 49)
+ Thành phố Braxilia: Việc khai thác các yếu tố tự nhiên (hướng nắng, hồ
nước) là một trong những cơ sở cho hình thể độc đáo như một chiếc máy bay của thành phố: Trục chính của thành phố hướng về trung điểm của hồ nước
Trang 23lớn phía đông, các nhánh của hồ nước ôm sát 2 đầu cánh của thành phố tạo
nên sự hoà hợp tương đối cao giữa thành phố và tự nhiên (Hình 1.50)
+ Khai thác yếu tố tự nhiên trong thực tiễn xây dựng ĐT ở Liên xô: Một ví dụ
điển hình về khai thác các yếu tố tự nhiên trong tổ chức không gian ĐT là thành phố Tolyatti với việc ứng dụng mô hình cơ cấu ĐT mềm dẻo Hệ thống môdun cơ sở của cấu trúc thành phố xuất phát từ quy mô các bộ phận trong
môi trường thiên nhiên [7,66] Mạng lưới chính là 5x5 Km được chọn vì “phù
hợp với cơ cấu đất đai của nhà máy ô tô và quy mô của từng ngọn đồi”
[7,61-71] (Hình 1.51 và 1.52)
- Thành phố Kobe ở Nhật bản:
Là một thành phố dải, nằm kẹp giữa bờ vịnh biển và địa hình núi Sau trận động đất 1995 , thành phố được cải tạo và phát triển các đơn vị ĐT bố trí phân tán trên núi và mặt biển Các đơn vị ĐT này không thuần tuý một chức năng mà thường là hỗn hợp, kể cả các khu đảo nhân tạo trên biển, ngoài chức năng chính là công nghiệp và cảng vẫn có khu ở, cây xanh
- Thành phố Sinhgapo: Có thể được coi là một điển hình thành công của việc
tổ chức mối quan hệ nhân tạo – tự nhiên trong không gian ĐT Là một ĐT xây dựng trên toàn bộ hòn đảo rộng 600 Km2 Sau thời kỳ đầu, thành phố có cấu trúc tập trung và phát triển lan toả dần ra xung quang, sau quy hoạch 1958,
chuyển sang xây dựng các khu ĐT mới phân tán ra ngoại đô Các khu ĐT này
mang hình thái ĐT vườn, kiểu đang thịnh hành ở nước Anh và được thiết kế tổng thể hoàn toàn phù hợp với khí hậu nhiệt đới biển ở đây Cùng với việc phân tán các khu ĐT mới ra ngoại đô là việc giải toả mức độ tập trung xây dựng ở trung tâm Thay thế các khu ở ổ chuột bằng các khu cây xanh, mặt nước tạo thành các lá phổi nhỏ ngay trong nội đô
Trang 241.1.2.2- Xây dựng phát triển đô thị phương Đông và vấn đề kế thừa truyền
thống
Khác với phương Tây, ở phương Đông quá trình giao lưu cưỡng bức với văn hoá phương Tây tạo nên sự biến đổi khá đột biến Trong QHXD ĐT, lý luận QHXD đô thị truyền thống đã nhường chỗ cho lý luận QHXD ĐT phương Tây Việc vận dụng lý luận QHXD đô thị khác biệt với truyền thống văn hoá và thiếu các điều kiện kinh tế – xã hội phù hợp dẫn đến sự hình hành
và đấu tranh giữa 2 khuynh hướng hiện đại và dân tộc Tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội mà khuynh hướng này ở mỗi quốc gia có mức độ phát triển khác nhau Trong số các nước phương Đông, Nhật bản là một nước thu được nhiều thành tựu trong kết hợp được tính dân tộc và hiện đại trong kiến trúc: Khai thác tối đa tinh hoa kiến trúc cổ truyền nhưng không mô phỏng một cách nguyên xi và không coi việc phục hưng truyền thống là tiêu đích của kiến trúc Tuyên bố của KTS nổi tiếng Kenzo Tange được coi là quan điểm chung về kế
thừa truyền thống "truyền thống là một vòng đeo cổ quí giá, nhưng chúng ta
phải biết đập vỡ chúng thành những mảnh nhỏ và ghép lại dưới những dạng thức mới" và "cần phải thấu hiểu một cách tường tận và sâu sắc những nguồn gốc hình thành kiến trúc truyền thống ở bất kỳ nơi nào kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng thông qua điều kiện thiên nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người đó là cái hồn chúng ta cần nắm bắt và khai thác
"[108] Trong số những giá trị truyền thống được coi trọng và kế thừa có các giá trị về khai thác yếu tố tự nhiên và đã được các KTS chuyển hoá thành
lý luận Đáng chú ý là Hệ thống triết học mang tên là Cộng sinh của
Kurokawa một KTS nổi tiếng của Nhật bản và thế giới, đó là "sự cộng sinh
giữa kiến trúc và thiên nhiên , sự cộng sinh giữa con người và kỹ thuật, sự cộng sinh giữa các nền văn hoá, sự cộng sinh giữa quá khứ và hiện tại, sự cộng sinh giữa nội và ngoại thất, sự cộng sinh giữa kiến trúc bản xứ và kiến trúc thuần tuý, sự cộng sinh giữa tượng trưng và ý nghĩa " [TC Kiến trúcVN
Trang 25số 1/1999 tr.58] Như vậy, quan điểm của Ông về vấn đề cảnh quan trong kiến trúc - QHXD phải là sự "cộng sinh" và có tầm quan trọng đặc biệt, nằm ở
vị trí đầu tiên, và một trong những nội dung quan trọng của kế thừa truyền
thống trong kiến trúc – QHXD ĐT của Kurokawa chính là sự kế thừa triết lý
cổ phương Đông
ở Thái Lan, Hệ thống triết học của Lão tử trong “Đạo Đức kinh” đã
được KTS Amos Ih Tiao Chang sử dụng để xây dựng nên phương tiện sáng
tạo trong kiến trúc với cuốn sách “Đạo của kiến trúc” hay “Triết học phương
Đông trong kiến trúc hiện đại” [10] Với các nội dung “sự chuyển dịch”, “sự
biến dịch”, “sự đối xứng và tính cân bằng”, “cá biệt và hợp nhất”, các phạm trù triết học cổ của Trung hoa đã được Tác giả chuyển hoá thành các nguyên tắc thiết kế kiến trúc
Đối với khía cạnh nhận thức và nguyên tắc, giải pháp khai thác YTTN của
TCKG truyền thống, các nhà nghiên cứu phương Tây và Trung hoa đã quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao giá trị lý luận của thuyết Phong thuỷ Trung Hoa Qua một số tài liệu nghiên cứu về Phong thuỷ được xuất bản gần đây như [25], [17], [14], [31] có thể thấy Thuyết Phong thuỷ không đơn giản là cầu xin lực lượng thần thánh trợ giúp mà dựa vào suy lý trên cơ sở quan niệm
về thực thể tồn tại trong vũ trụ, dựa vào hình thế của núi, của nước, tương quan
vị trí các YTTN trong không gian, ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, đất, nước, cây cối mà lập nên các tiêu chuẩn địa lý dùng trong xây dựng Đối tượng, mục đích của Phong thuỷ là các YTTN và vấn đề khai thác YTTN sao cho hiệu quả nhất trong TCKG kiến trúc Đây cũng chính là đối tượng và mục
đích của kiến trúc và QHXD ĐT, tuy phương pháp có khác nhau Cơ sở tư duy của Phong thuỷ là sự vận dụng triết lý cổ truyền của Phương Đông mà nền tảng là triết lý âm dương – ngũ hành trong việc thiết kế, tổ chức, xây dựng môi trường sống nhân tạo, vừa thích hợp với các yêu cầu hoạt động phát triển
Trang 26của con người, vừa phù hợp với các quy luật tồn tại vận động của tự nhiên
đồng thời biểu hiện được đặc điểm văn hoá - xã hội
Trong thực tiễn, tiêu biểu cho việc kết hợp giữa truyền thống với hiện
đại là QH TP Chandigarh (thủ phủ bang Pulgiap – ấn Độ) Le Corbusier đã
QH thành phố từ những kiểu mẫu đô thị truyền thống của văn hoá ấn Độ (Hình 1.80): các khu vực được nối liền bởi một mạng lưới những đường phố rộng lớn gợi lại hình dáng của những thành phố và làng mạc ấn Độ được vạch ra theo sơ đồ vũ trụ đảm bảo trật tự và thứ bậc từ hướng của các đường phố lớn cho đến vị trí của mỗi cá nhân trong tổ chức đô thị Khuôn hình của Chandigar gợi lại cấu tạo sinh học của con người, làm người ta nhớ lại hình dáng của Vastu Purusha Mandalc (nguyên lý TCKG đô thị cổ của ấn độ) Chữ thập của những con đường chính (V2) tạo thành cột sống và những cánh tay, Capitole là cái đầu, trung tâm buôn bán là dạ dày, trường đại học và vùng
công nghiệp là đôi bàn tay (hình 1.13) ở Chandigarh, truyền thống đ∙ hoá
thân vào hiện đại, là một mẫu mực cho một đô thị hiện đại đúng với những
nguyên tắc của CIAM và nhờ đó mà thành phố đã được tuyên bố là thành phố
di sản của thế giới theo quan điểm của UNESCO [274]
1.1.2.3- Cảnh quan đô thị hiện nay và yêu cầu kế thừa truyền thống trong
QHXD đô thị
a- ảnh hưởng của phát triển đô thị hoá hiện nay đối với cảnh quan tự nhiên
Tình hình xây dựng phát triển ĐT đã được tổng kết trong Hiến chương
Chân trời năm 2000 cũng như Hiến chương Bắc kinh 1999 [94] với những
nội dung liên quan đến vấn đề khai thác YTTN trong xây dựng ĐT như:
- Tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không thể cứu vãn được trên toàn cầu, ô nhiễm hoàn toàn môi trường, thay đổi khí hậu, sa mạc bành trướng và
đa dạng sinh học bị huỷ diệt
Trang 27- Mô hình ĐT hoá hiện nay của thế giới cũng như mô hình cơ cấu ĐT hiện tại nặng về tính kỹ thuật , kinh tế Nó phá hoại sự liên kết con người - thiên nhiên và con người - con người
b- Xu hướng chung về kiến trúc và QHXD đô thị
Vấn đề khai thác YTTN là một trong những khía cạnh của xu hướng phát triển chung của kiến trúc và quy hoạch ĐT trong thế kỷ tới đã được đề cập trong Hiến chương Bắc Kinh 1999, đó là:
- Chìa khoá cho Kiến trúc - Đô thị thế kỷ XXI là sự hài hoà: Hài hoà giữa thiên nhiên - kiến trúc - con người Sự hoà hợp thay thế sự đơn điệu, độc tôn
- Nghệ thuật phải vì lợi ích của môi trường xây dựng (bao gồm cả môi trường
và không gian tự nhiên), phải có cái nhìn tổng thể (không chỉ lợi ích của con người mà cả yêu cầu tồn tại của tự nhiên)
- Phát triển kiến trúc đòi hỏi cả phân tích và quy nạp, phải coi trọng cả hội nhập và thống nhất, các kiến trúc sư phải có một cách thức tư duy triết học tốt
để có thể giải quyết mọi vấn đề đồng thời phát triển về lý luận (bao hàm cả triết học cổ truyền phương Đông) [94]
c- Xu hướng quy hoạch phát triển ĐT bền vững và sinh thái
vdd khai thác YTTN là ,ột nội dung trong xu hướng chung về phát triển
ĐT trên thế giới hiện nay, đó là phát triển bền vững và sinh thái
- Phát triển các hệ cây xanh mặt nước , bảo vệ sự đa dạng sinh học
- Phát triển các công nghệ chu trình kín để hấp thụ hoàn toàn hoặc tái sinh các chất
Trang 28- Những mô hình hoá khu vực đảm bảo sự hài hoà môi trường và ngăn ngừa sự tập trung quá mức (sử dụng mô hình thành phố mẹ và các thành phố
vệ tinh)
- Những mô hình hoá khu vực đảm bảo sự hoạt động tối ưu của hạ tầng
kỹ thuật và xã hội cho các quan hệ bình thường của con người
- Những mô hình hoá khu vực có khả năng thích nghi kịp thời những biến đổi chức năng của thành phố
+ Xu hướng quy hoạch quy hoạch đô thị sinh thái
Trong các cuộc hội thảo chuẩn bị cho Đại hội UIA tại Bắc kinh 6/1999, xu hướng Sinh thái hoá môi trường kiến trúc được coi là chủ lưu trong thế kỷ XXI Để đạt được mục đích này trong quy hoạch vùng và ĐT cần đảm bảo đạt
được trật tự chỉnh thể và điều hoà cộng sinh "Con người - công trình kiến trúc
- môi trường thiên nhiên nhất thiết phải được cộng sinh một cách hữu cơ “ và " Hiện nay loài người chúng ta đã ngày càng mong muốn trở về với thiên nhiên,
cố gắng đi sâu nghiên cứu tìm kiếm môi trường kiến trúc và thành phố phù hợp với sinh thái cảnh quan nhằm xây dựng quan niệm một chủ thuyết "Môi trường dân cư" và đặt cơ sở lý luận quy hoạch xây dựng cho một "New Town" Thành phố vườn, thành phố sơn thuỷ (sông núi) và thành phố sinh thái
đang là mục tiêu theo đuổi của cả nhân loại" [100]
Như vậy, xu hướng kiến trúc – QHXD ĐT thế giới là đảm bảo sự phát triển bền vững và sinh thái Xu hướng này thể hiện rõ vai trò quan trọng yếu
tố tự nhiên, việc nhận thức và các giải pháp khai thác sử lý yếu tố tự nhiên tốt
sẽ đảm bảo sự bền vững của cấu trúc không gian đô thị và đảm bảo sự cân bằng và phát triển hệ sinh thái ĐT
d- Yêu cầu kế thừa truyền thống trong QHXD đô thị
Yêu cầu kế thừa truyền thống đang ngày càng trở thành trào lưu chung của kiến trúc – QHXD đô thị và được đưa vào trong Hiến chương của Đại hộ
UIA Bác Kinh tháng 6/1999 "Để đưa nền kiến trúc của kỷ nguyên mới này tới
Trang 29một vận mệnh chung, chúng ta nên cố gắng để tìm ra những khúc đoạn lịch sử
đã là những cống hiến độc nhất tạo thành mốc lịch sử quan trọng của văn minh nhân loại Với sự liên kết của các thời đoạn này, và trở lại với những mối quan tâm cơ bản của chúng ta, chúng ta có thể tìm ra được tư tưởng của kiến trúc mới, học thuyết của kỷ nguyên mới và là cơ hội cho những sáng tạo mới của thế kỷ XXI", "chưa có sự thích đáng trong việc xem xét mối quan hệ giữa kiến trúc và môi trường với phương pháp thiết kế truyền thống" và "mối quan hệ thiêng liêng với thiên nhiên cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét thấu đáo" [94]
Đặc biệt, ở mức độ quốc tế, lần đầu tiên “vấn đề vận dụng trong kiến
trúc các khái niệm về "Đạo" của triết lý cổ Phương Đông đã được đề cập“[111] Trong văn bản của Hiến chương có ghi rõ: "Các triết gia cổ điển Trung quốc đã có những cố gắng đặc biệt để xác định một cách chính xác khác nhau giữa phương pháp luận (Đạo) là cái có liên quan đến một hệ thống tri thức với phương thức để giải quyết những vấn đề cụ thể, thật là bổ ích nếu biết nắm bắt những kinh nghiệm của họ trên lĩnh vực này" Các kiến thức đó
"trong thời đại bùng nổ thông tin này, nó sẽ trở thành món quà rất cần thiết
cho tất cả các kiến trúc sư " [94]
Như vậy, những đặc điểm riêng trong lý luận của kiến trúc truyền thống phương Đông không còn bị coi thường và lấp phủ bởi tấm màn thần bí Những giá trị thực sự về thực tiễn, về cơ sở triết học đã ngày càng được sáng
tỏ và công nhận, được nghiên cứu và phổ cập rộng rãi Vấn đề kế thừa các giá trị truyền thống của kiến trúc và QHXD ĐT phương Đông trong đó có khía cạnh nhận thức và giải pháp khai thác yếu tố tự nhiên không còn là việc riêng của các nước phương Đông mà là một trào lưu chung của Kiến trúc và QHXD
ĐT thế giới
Trang 301.2- cảnh quan đô thị truyền thống trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam
1.2.1- Đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống
1.2.1.1- Cơ sở hình thành đặc điểm cảnh quan đô thị truyền thống
a- Kinh tế quốc gia:
Nền kinh tế thời cổ - trung đại của Việt nam là nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp lúa nước là chủ yếu và về cơ bản là kinh tế tự cung tự cấp, hoạt động thương mại dịch vụ rất nhỏ bé Với kỹ thuật canh tác lạc hậu thủ công, đời sống người dân nói chung thấp kém Khả năng tích luỹ về tài chính dành cho đầu tư xây dựng rất hạn chế, lại thường xuyên phải chống trả với thiên nhiên khắc nghiệt và các cuộc chiến tranh cả ngoại xâm và nội chiến Vì vậy ở Việt nam trong giai đoạn này ít có các công trình kiến trúc quy mô lớn như ở các nước khác Chính vì để tiết kiệm công sức, tiền của và vậy liệu
mà yếu tố thiên nhiên như địa hình, mặt nước luôn được triệt để khai thác lợi dụng trong xây dựng từ công trình kiến trúc cho đến đô thị
ở các đô thị quan trọng như các Kinh đô, kinh tế đô thị tương đối đầy
đủ, bao gồm các loại hình: Thương mại phục vụ đô thị và cũng là đầu mối giao thương cho vùng, miền và đối ngoại, dịch vụ ăn uống, may mặc, văn hoá, giáo dục sản xuất thủ công: gốm, dệt, trang sức, giấy, xây dựng và nội thất (chủ yếu cho phần Đô) và phần kinh tế không thể thiếu là sản xuất nông
nghiệp
b- Kỹ thuật đô thị: chủ yếu thô sơ và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: giao
thông đường thuỷ là chủ yếu Cấp nước phụ thuộc vào nước mặt Thoát nước
tự nhiên ra các sông hồ
c- Xã hội:
Xã hội truyền thống Việt nam trải qua các thời kỳ: Nhà nước Văn lang -
Âu lạc, thời kỳ bị phương Bắc đô hộ, thời kỳ độc lập tự chủ trải qua các
Trang 31vương triều: Đinh, Tiền Lê, Lý , Trần, Hậu Lê, Nguyễn Thời kỳ Văn lang-
Âu lạc là thời kỳ sơ khai của nhà nước, dựa trên sự liên minh các bộ lạc [66,14-15] Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một ngìn năm (Từ 179 TrCN đến
938 sau chiến thắng của Ngô Quyền) Đặc điểm xã hội thời kỳ này là giai cấp thống trị phong kiến phương Bắc áp đặt chế độ cai trị theo cơ cấu quận huyện Các đô thị thời kỳ này chủ yếu là các lỵ sở, căn cứ quân sự hành chính của bộ máy thống trị như: Luy lâu (Thuận thành - Hà Bắc), Tống bình (Hà nội), Lạch trường (Thanh hoá)
Thời kỳ phong kiến (Từ thế kỷ X đến năm 1858): Đây là thời kỳ mà
các Vương triều phong kiến liên tục thay thế nhau xây dựng Việt nam thành một quốc gia tự chủ nh ưng cũng là thời kỳ mà văn hoá Việt Nam giao lưu và
ảnh hưởng văn hoá Trung hoa nhiều nhất với việc tiếp thu và phát triển Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo [60,43-45] Xã hội Việt nam thời kỳ này theo chế
độ quân chủ phong kiến, quyền lực nhà nước tập trung ở triều đình, các kinh
đô có vai trò quan trọng và được tập trung ưu tiên trong xây dựng Do những nhân tố xã hội này mà đô thị thời cổ - trung đại ở Việt nam có các đặc điểm sau:
- Về nguồn gốc, đô thị do nhà nước sinh ra
- Về chức năng: chức năng hành chính là chủ yếu
- Về quản lý: do nhà nước quản lý [43,115-121], [66] (Hình 1.15)
d- Về văn hoá
+ Phương thức tư duy truyền thống của người Việt:
Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp (Trồng lúa nước) phụ thuộc vào tất cả các hiện tượng thiên nhiên nên người Việt cổ đã hình thành tư duy tổng hợp (Bao quát mọi yếu tố), từ tổng hợp nên kéo theo biện chứng (Chú trọng mối quan hệ giữa các yếu tố) Các nhà văn hoá đã nhận định về đặc điểm tư duy
của người Việt: “Thiên về tổng hợp và biện chứng, trong ứng xử với môi
trường tự nhiên thì tôn trọng, sống hoà hợp với tự nhiên, ứng xử với môi
Trang 32trường xã hội thì dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo hiếu hoà trong đối phó” [60,24] (Hình 1.15)
+ Đặc điểm văn hoá nhận thức truyền thống
Trên cơ sở tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp đã có từ thời văn minh Đông sơn, nhận thức truyền thống của người Việt được hình thành trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung hoa và khu vực Văn hoá nhận thức truyền thống của Việt nam là những tư tưởng mang tính Đạo học phương Đông xuất phát
từ triết lý âm dương – ngũ hành [60,27]
- Nhận thức về thế giới tự nhiên: Toàn thế giới vũ trụ có cấu tạo chung từ
một bản nguyên là Thái cực (Còn gọi là Đạo, Khí tuỳ theo từng trường phái triết học) Từ Thái cực, thế giới hình thành và vận động theo nguyên lý âm - dương và Ngũ hành Mô hình của Thái cực cũng là mô hình của vũ trụ được thể hiện trong triết lý âm dương Trong Thái cực luôn có âm và Dương, không có sự vật nào hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn Dương, trong âm có Dương, trong Dương có âm Mối quan hệ tác động tương hỗ giữa hai yếu tố
âm và Dương tạo nên sự vận động và phát triển của mọi sự vật Quy luật chung là : Âm trưởng Dương tiêu và Dương trưởng Âm tiêu (Khi Dương phát
triển thì âm tiêu nhỏ đi và ngược lại) (Hình 1.15)
Nếu thuyết âm - dương thiên về nguyên lý sinh thành của vũ trụ thì thuyết ngũ hành thiên về phân loại hiện tượng sự vật trong vũ trụ và hệ thống quan hệ giữa các thuộc tính của chúng (vật chất, không gian, thời gian ) Ngũ hành chỉ 5 thuộc tính của vật chất cấu tạo thành muôn vật: mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ Năm yếu tố này không thuần tuý chỉ là thuộc tính vật chất mà được chuyển thành các loại vận động (Hành = vận động) của tất cả các sự vật, hiện tượng và cả các yếu tố không gian và thời gian Mối quan hệ tác động của các yếu tố, thành phần đó tuân theo một quy luật chung là quy luật tương sinh và tương khắc: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ,
Trang 33Thuỷ sinh Mộc và Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc
Hai học thuyết trên chính là phép biện chứng tự nhiên, được ứng dụng rất rộng trong các khoa học cổ phương Đông khác như: thiên văn, lịch pháp, khoa học sinh mệnh, đông y và cả trong TCKG kiến trúc - QHXD đô thị
kinh “nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”
1.2.1.2- Đặc điểm nhận thức về YTTN và vđ khai thác YTTN trong xây
dựng ĐT cổ - trung đại
Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung hoa, Việt Nam đã tiếp thu thuật Phong thuỷ và vận dụng trong kiến trúc nói chung và tổ chức không gian
ĐT nói riêng Trong "Bản sắc văn hoá Việt Nam", GS Phan Ngọc đã đề cập
đến thực tế này: "Học thuyết này (Phong thuỷ ) du nhập vào Việt nam rất sớm
ảnh hưởng của Phong thuỷ thấy rất rõ trong việc định đô, tức chọn đất thích hợp để dựng kinh đô Trong thư mục Hán Nôm của Viện Hán Nôm có
đến 70 quyển về Phong thuỷ chứng tỏ người Việt ham và tin Phong thuỷ "
[48,356] ảnh hưởng của phong thuỷ đối với kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu về kiến trúc khẳng định như GS Ngô Huy Quỳnh trong "Tìm hiểu lịch sử Kiến trúc Việt nam" [54] và [133], PGS Vũ Tam Lang trong "Kiến trúc cổ Việt nam" [34], Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng trong "Mỹ thuật của Người Việt" [52], Chu Quang Trứ trong "Kiến trúc dân gian truyền thống Việt nam" [73], Viện Sử học trong "Đô thị cổ Việt nam"[83], Nguyễn Khắc Đạm trong "Thành cổ Việt nam "[15] Nguyễn Bá
Trang 34Lăng trong sách "Kiến trúc Phật giáo Việt nam" [36] … Như vậy về lý luận, QHXD ĐT Việt Nam giai đoạn cổ - trung đại đã sử dụng thuyết phong thuỷ Trung hoa trong trong nhận thức và giải pháp TCKG đô thị
Những ứng dụng của thuyết Phong thuỷ trong xây dựng đô thị truyền thống Việt Nam được nhắc tới bắt đầu từ kinh đô Thăng Long Các YTTN
như núi Nùng (giữa), Tam sơn (phía Bắc), Khán sơn (tây bắc), sông Lô, Nhĩ
hà, Tô Lịch, sông Nhuệ, Đại Hoàng, Kim ngưu, hồ Tây, vùng đồng bằng phía Nam đều được nhận thức theo nguyên tắc Phong thuỷ và là cơ sở cho
chọn vị trí xây dựng kinh đô Thăng [75,34-36]
Việc vận dụng các nguyên tắc Phong thuỷ đạt tới mức khá hoàn thiện trong xây dựng kinh đô Phú Xuân Địa điểm Kinh đô Huế được các sử quan Triều Nguyễn đánh giá vừa theo cách nhìn chiến lược vừa theo cách nhìn của
Phong thuỷ "Nơi miền núi miền biển đều họp về, đứng giữa miền Nam miền
Bắc, đất cao ráo, non sông phẳng lặng, đường thuỷ thì có cửa Thuận an, cửa Tư hiền, đường bộ thì có Hoành sơn, ải Hải vân chặn ngăn; sông lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thế vững trãi, ấy là
do trời đất xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua " [83, 310-311] Về
không gian toàn vùng, kinh đô Phú xuân không được vị thế tốt như Phong châu, Cổ loa, Thăng long nhưng trong không gian cụ thể của khu vực thì đáp ứng được các tiêu chí của phong thuỷ:
- Vị trí xây dựng nằm trên khu đất được bao bọc bởi nhiều tầng mặt nước: sông Hương và sông Kim long, Bạch yến, An cựu
- Chủ sơn là núi Kim long, nằm về phía Tây có đỉnh cao nhất vùng
- Minh đường: là khu vực phía Nam kinh thành cho đến chân núi Ngự bình, khu rộng vừa phải (khoảng 3 Km về phía Nam) thời điểm đó còn là vùng đất
tự nhiên, thoáng rộng
- Thuỷ khẩu: là đoạn sông Hương phía trước Kinh thành, một con sông có vẻ
đẹp thơ mộng trữ tình, dòng chảy đoạn phía trước Kinh thành êm đềm phẳng
Trang 35lặng, mặt nước trong sáng như một tấm gương, đoạn trước kinh thành không thẳng mà hơi cong, ôm vòng lấy toàn bộ kinh thành, khi qua Kinh thành thì quanh lại ôm lấy cạnh phía Đông Bắc Sông Hương kết hợp với sông An cựu, sông Hộ thành tạo thành nhiều tầng lớp thuỷ khẩu, đáp ứng đúng các yêu cầu
về mặt nước theo nguyên lý của phong thuỷ Nguyên lý TCKG theo thuyết Phong thuỷ cũng được vận dụng trong bố cục không gian kiến trúc: Trục không gian chủ đạo (thần đạo) là toạ Càn, hướng Tốn (hướng Tây Bắc - Đông Nam) là hướng tốt theo nguyên lý Phong thuỷ Phía trước có án sơn là núi Ngự bình, hai bên có 2 cồn đất đóng vai trò Thanh long (cồn Hến) – Bạch hổ (cồn Dã viên) Mặc dù xây dựng theo mô hình VauBan nhưng bố cục mạng không gian về cơ bản vẫn là theo nguyên lý truyền thống (Nếu lấy 4 trục đường nối với 4 cổng chính của thành thì thấy đây chính là sơ đồ cửu cung với đặc điểm trung cung có cạnh dài gấp đôi các ô xung quanh) Không gian trọng tâm chính là khu Hoàng thành và Tử cấm thành
Việc vận dụng thuyết Phong thuỷ ở Việt Nam không máy móc dập khuôn mà có sự sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của cảnh quan Mô hình “dựa núi” ở Thăng Long chỉ là tượng trưng bởi đây là vùng cảnh quan
đồng bằng thấp, các dãy núi gần nhất là Ba vì, Tam đảo cách xa hơn 30 Km
đường chim bay Trục “thần đạo” của kinh đô Phú Xuân không theo hướng
chính Bắc - Nam như nguyên tắc Phong thuỷ “Thánh nhân nam diện nhi
thính thiên hạ” (vua quay mặt về phương nam để nghe thiên hạ tâu bày) mà là
hướng Tây Bắc - Đông Nam, là hướng phù hợp nhất điều kiện địa hình – mặt nước là núi Ngự bình (tiền án) và sông Hương, đồng thờii là hướng tạo được môi trường khí hậu tốt hơn cả cho bố trí các công trình kiến trúc
Như vậy, với việc vận dụng thuyết Phong thuỷ, nhận thức về YTTN trong TCKG đô thị truyền thống cũng dựa trên cơ sở triết lý âm dương - ngũ hành cùng với tư tưởng hài hoà - thống nhất Việc vận dụng thuyết Phong thuỷ vào xây dựng đô thị là sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, là một
Trang 36nhân tố góp phần nâng cao chất lượng về chức năng sử dụng - cấu trúc và thẩm mỹ của không gian ĐT
1.2.1.3- Đặc điểm về nguyên tắc và giải pháp khai thác YTTN trong TCKG
đô thị
a- Trong chọn vị trí xây dựng ĐT
+ Vị trí xây dựng Kinh đô Phong châu (khoảng thế kỷ VII tr.CN) nằm ở khu
vực Làng Cả thuộc địa giới thành phố Việt trì ngày nay [83,17] Thời điểm này (thế kỷ VII tr.CN) vùng đồng bằng Bắc bộ chưa hình thành hoàn toàn, phần lớn vẫn là sình lầy, ngập úng nhiều nơi và không nơi đâu thuận lợi hơn
về khai thác yếu tố tự nhiên cho việc định đô của nước Văn lang bằng miền Bạch hạc lúc đó: về địa hình, khu đất xây dựng nằm trên vùng bán bình nguyên cao ráo không bị ngập lụt, vị trí tiếp giáp với đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng, là điểm chuyển tiếp giữa địa hình miền núi và đồng bằng Về yếu tố mặt nước, đây là ngã 3 sông, nơi hội tụ của sông Hồng, sông Lô và sông Đà, là đầu mối giao thương thuận lợi nhất bằng đường thuỷ giữa các
vùng từ miền núi qua đồng bằng ra biển (hình 1.17)
+ Kinh thành Cổ loa được An Dương Vương chọn xây dựng tại vùng giáp
ranh giữa trung du và vùng cao châu thổ Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi
mà đây đã là một địa điểm dân cư đông đúc, là "Cổ loa được xây dựng trên
khu làng cổ là “Chạ Chủ” hay “kẻ Chủ” và "là một trạm dịch, một trung tâm
đúc đồng phát triển từ trước khi xây dựng Kinh đô của nước Âu- Lạc" [83,67]
Đây là vùng có địa hình bãi bồi, thềm bậc 1 của sông Hồng (địa hình cao), nơi còn nhiều gò đống là thềm sót của sông xưa, cao hơn so với vùng ngập trũng xung quanh Các gò đống tại đây có khả năng lợi dụng trong xây dựng các vòng tường thành Vị trí này là giao điểm của các nhánh sông Hồng tụ về mà nhánh chính là sông Hoàng giang, chảy từ miền Yên lãng (Vĩnh phúc) qua
đẩm Vân trì, qua Cổ loa ngược lên phía bắc rồi đổ vào sông Câù Tại đây còn
Trang 37có nhiều đầm vực có thể liên kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn có
thể khai thác cho các chức năng giao thông, quân sự … (hình 1.17)
+ Vị trí xây dựng Kinh đô Hoa Lư được chọn nằm trên vùng thung lũng lọt
giữa các dãy núi đá vôi hiểm trở, cạnh bờ Nam của sông Hoàng long Núi cao bao quanh gần như kín ba mặt Tây, Nam và phía Đông, tạo nên những bức tường cao vô cùng kiên cố có thể lợi dụng trong quân sự (yếu tố địa hình) Cạnh thung lũng về phía Tây Bắc là Sông Hoàng Long, một con sông lớn thời bấy giờ, bắt nguồn từ vùng rừng núi Hoà bình, Nho quan chảy ra sông Đáy, là con đường giao thông thuận tiện từ Kinh thành ra Bắc vào Nam (yếu tố thuỷ
văn) (hình 1.18)
+ Vị trí xây dựng Kinh đô Thăng long nằm trên vùng đồng bằng, xung quanh
được bao bọc bởi các sông, ao hồ: Phía Đông giáp sông Hồng, phía Bắc giáp sông Tô lịch và Hồ Tây, phía Nam là sông Kim ngưu (cũ) và các hồ đầm nước Với vị trí và địa thế này, đây là nơi từ thế kỷ thứ VII đã được chọn làm trung tâm của toàn vùng châu thổ Bắc bộ (và cả miền Bắc) với hệ thống các thành luỹ của bộ máy thống trị Phương Bắc như đã nêu ở trên Vị trí trung tâm, thuận lợi giao thông (nhất là đường thuỷ), địa thế cao ráo, không gian thoáng rộng cả 4 phía vừa có sông bao bọc che chắn, có sẵn thành luỹ cũ Đây
là nơi đã là một trung tâm hành chính và trung tâm giao thương sầm uất, dân cư sinh sông đông đúc trù phú như Chiếu dời đô của Lý Thái tổ đã miêu
tả“đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập
lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả "[83,115] (hình 1.18)
+ Vị trí được chọn xây dựng kinh thành Phú xuân là khu vực Kẻ Huế, nơi đặt
các trị sở của các Chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII Khu vực kẻ Huế này, trước
đó đã là một Trấn, thành lập từ thời Nhà Trần (thành Hoá châu), là nơi mà
theo Ô châu cận lục: “non sông kỳ tú, ruộng đất mở mang, nhân dân đông đúc,
thực là nơi đô hội lớn của một phương, cảnh vật tươi vưi, phong vật quý giá”
Trang 38[83,305] Đây là vùng có địa hình đồng bằng chân núi điển hình của miền Trung, có cao độ cao hơn các vùng đồng bằng phía Đông Bắc và Tây Bắc Khu đất nằm giữa sông Hương và sông Kim long, Bạch yến nối thông ra biển
qua phá Tam giang và cửa Tư hiền rất thuận lợi cho giao thông thuỷ (hình
tự nhiên
b- Trong tổ chức cơ cấu chức năng ĐT
Cơ cấu không gian ĐT cổ trung đại VN thường bao gồm 2 phần tương
đối độc lập: phần Đô (khu ở và làm việc của triều đình, có thành luỹ bao bọc)
và phần Thị (khu ở của dân cư, khu thương mại hoặc xản xuất thủ công ) Các di tích của Kinh đô Cổ Loa và Hoa Lư không còn những chứng tích rõ ràng về cơ cấu không gian đô thị nhưng theo các nhà sử học thì ở Cổ
loa “một vùng dân cư đông đúc mà việc tổ chức cư trú có quy hoạch tương đối
rõ ràng, khu triều đình, khu quân sĩ, khu dân cư ” [83,71-72] ở Hoa Lư,
phần Đô được xây dựng trên cơ sở lợi dụng những ngọn núi, dải núi đá vôi kết hợp với mười đoạn tường thành nhân tạo nối thành hai vòng thành khép kín sát cạnh nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong Các đoạn tường thành dài ngắn khác nhau, phối kết với các vách núi làm thành những tường thành kiên
cố hiểm trở Từ sông Hoàng long các các lạch nước đi sâu vào cả hai khu thành tạo thành tuyến giao thông thuỷ vừa là hệ thông cấp thoát nước cho Kinh thành Phần thị của Hoa lư đã được các nhà Sử học xác định nằm ven
Trang 39sông Hoàng Long mạn kề với thành Hoa lư (tức nằm ngoài phần Đô và Thành) Sau khi Kinh thành chuyển về Thăng long, khu thị này vẫn tồn tại cho đến thời Lê thì bị sông Hoàng long bồi lấp [83,72] Như vậy, mô hình cơ cấu “trong thành ngoài thị” đã rõ nét xây dựng kinh đô Hoa lư
+ Cơ cấu chức năng kinh đô Thăng long cũng gồm 2 khu và khu kinh thành
(phần Đô) và pkhu Thị Thành Thăng long gồm 2 vòng bao bọc lấy nhau Vòng ngoài gọi là Đại La thành (chính là La thành của Cao Biền), vòng thành trong gọi là Cung thành được Lý Thái Tổ đắp mới Dấu vết vòng thành ngoài hiện nay còn khá rõ: phía Đông là đê sông Hồng lên tới Hồ Tây, tiếp theo là
đoạn đường Hoàng Hoa Thám, rồi chạy dọc tả ngạn sông Tô lịch từ Bưởi đến
Ô Cầu Giấy, qua Giảng Võ đến Ô Chợ Dừa, Kim Liên, đường Đại Cồ Việt và Trần Khát Chân cho đến ô Đông Mác và gặp đê sông Hồng Vòng thành này
về cơ bản là dựa theo địa thế tự nhiên mà xây đắp, lợi dụng các con sông làm hào thành
Các khu thị (khu buôn bán, các làng thủ công nghiệp) bố trí phân tán trong phạm vi giữa Cung thành và La thành Thời Nhà Lê, phần “Thị” của
Thăng long rất phát triển và được đánh giá “là thành phố lớn của á châu,
được các nhà buôn ngoại quốc sánh với Venise của ý và Paris của Pháp” và
sự phồn thịnh là “nhờ lợi thế gần sông nước của ĐT Sông Hồng lúc này còn
ăn sâu vào trong, thông với hồ Tả vọng, Hữu vọng, nối liền với sông Tô lịch,
hồ Tây, sông Kim ngưu ” [83,131-132] Khu sản xuất của Thăng long thời kỳ
này bao gồm 2 cụm phường thủ công chính: cụm phía bắc tập trung quanh hồ Tây, hồ Trúc bạch và ven sông Tô lịch với nghề dệt lụa ở Trúc bạch, Yên thái, Bái an, dệt gấm và lĩnh ở Trích sài, nhuộm thâm ở Võng thị, làm giấy lệnh ở Yên thái, giấy sắc ở Nghĩa đô, đúc đồng ở Ngũ xã Một trong những nhân tố chủ yếu tập trung các phường nghề trên chính là nhằm khai thác các yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và phục vụ sản xuất ở đây Cụm phía đông gồm nhiều nghề thủ công phong phú đa dạng nằm xen lẫn với các phố buôn bán
Trang 40Các thôn phường nông nghiệp của ĐT vẫn tập trung ở phía bắc, phía tây (thập
tam trại), phía tây nam, trồng lúa và chuyên canh đặc sản (hình 1.18b)
+ Cơ cấu chức năng kinh đô Phú Xuân cũng tương tự như Thăng Long, phần
Đô (khu vực kinh thành nằm ở trung tâm) và các khu dân dụng (phần Thị) nằm phân tán xung quanh Phần Đô của Phú xuân chính là Hoàng thành được xây dựng theo một bố cục mặt bằng gần vuông, từ ngoài vào được chia thành
ba lớp thành bao bọc lấy nhau Đó là Kinh thành (còn gọi là Phòng thành), Hoàng thành và Tử Cấm thành Phía ngoài Phòng thành là hệ thống công sự chướng ngại gồm sông Hộ Thành và hào ngoài Sông Hộ Thành, là con sông
đào bao bọc ba mặt trái, phải và sau thành, Sông Hương được lợi dụng làm
đoạn phía trước Hào ngoài là vành đai chướng ngại vật thứ hai, hoàn toàn
nhân tạo, bám sát chân tường thành Phần Thị của Phú xuân gồm các khu vực:
cảng Bao vinh nằm dọc sông Hương phía hạ lưu Các làng Kim long, Vĩ dạ, phường Đúc, phân bố rải rác về các phía của Kinh thành Như vậy, cơ cấu không gian ĐT Phú xuân cũng theo mô hình "trong thành ngoài thị", tức cơ cấu phân tán Cũng như Thăng long, mô hình cơ cấu này nhằm giúp các khu chức năng của ĐT khai thác tốt nhất các yếu tố tự nhiên như sông Hương, An
cựu (hình 1.19)
Như vậy đặc điểm khai thác yếu tố tự nhiên trong tổ chức cơ cấu chức năng đô thị là sử dụng mô hình cơ cấu phân tán (dạng trong thành ngoài thị): phần Đô (khu ở và làm việc của triều đình, có thành luỹ bao bọc) tách riêng phần Thị (khu ở của dân cư, khu thương mại hoặc sản xuất thủ công ) phần
Đô chiếm vị trí trung tâm, các khu “thị” nằm phân tán xung quanh tạo thành các đơn vị có liên hệ chức năng với nhau nhưng về cấu trúc vẫn độc lập Cơ cấu này bắt đầu từ Hoa lư và rõ nét ở Thăng Long, Phú Xuân.mô hình
Trong phân khu chức năng, việc bố trí phần Đô ở vị trí có nhiều ưu
điểm nhất thể hiện sự ưu tiên cho chức năng quan trọng của đô thị Các khu chức năng khác (phần thị) đều được bố trí gắn kết với những YTTN, đặc biệt