1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

đè cương LUẬT áp DỤNG TRONG KINH DOANH vận tải

23 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 66,65 KB

Nội dung

1.Điều kiện chủ thể: mọi công dân VN, tổ chức VN, người nước ngoài, các tổ chức nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp tại VN từ các trường hợp sau: + Các cơ quan Nhà nước, các đơn v

Trang 1

CÂU HỎI

Trang 2

LUẬT ÁP DỤNG TRONG KINH DOANH VẬN TẢI

Câu 1: Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

* Khái niệm: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

1.Điều kiện chủ thể: mọi công dân VN, tổ chức VN, người nước ngoài, các tổ chức nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp tại VN từ các trường hợp sau:

+ Các cơ quan Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, an ninh quốc phòng dùng tài sản của Nhà nước để thành lập doanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình+ Các cán bộ công chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

Như vậy, chỉ những cá nhân, tổ chức không được quy định trong điều luật trên mới có thể thành lập doanh nghiệp

2 Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…

- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp

-Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất, tài chính quan trọng nhất, là công cụ để chủ doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Tài sản góp vốn có thể

là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác

- Đối với những ngành nghề pháp luật không có quy định về mức vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể chỉ cần đảm bảo vốn điều lệ của doanh nghiệp khi đăng

kí thành lập

3.Điều kiện về tên và trụ sở doanh nghiệp sau khi thành lập

- Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố

Trang 3

- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch, hoạt động kinh doanh và làm việc của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4 Điều kiện về số lượng thành viên sáng lập để đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp

- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là

50 thành viên

- Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập

- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân

- Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn)

Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, thời hạn 6 tháng mà không có đủ số lượng thành viên tối thiểu thì doanh nghiệp tuyên bố giải thể

Câu 2: Chế độ pháp lý lãnh hải.

Phía ngoài nội thủy là lãnh hải Chế độ pháp lý: công uocs 1982 quy định:

-Nước ven biển có chủ quyền vùng trời trên lãnh hải, đáy biển và lòng đất trong đáy biển-Tàu thuyền nước ngoài được quyền qua lại vô hại trên lãnh hải và không phân biệt đối xử Qua lại vô hại trên lãnh hải có 3 trường hợp:

+ Từ nội thủy qua lãnh hải ra bên ngoài

+ Từ bên ngoài qua lãnh hải vào nội thủy

+ Đi ngang qua lãnh hải

-Việc qua lại lãnh hải phải ở tư thế đang đi, không được dừng lại trừ trường hợp hỏng máy, bão tố

-Khi tàu thuyền nước ngoài qua lại trên lãnh hải thì không phải xin phép hoặc không phải thông báo trước nhưng phải tuân theo luật và quy định nước ven biển

Câu 3: Khái niệm, phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

1.Khái niệm

Theo điều 70 –Bộ luật Hàng hải VN, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển Theo đó, người vận chuyển thu được tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng

Trang 4

đồng này thường thể hiện dưới dạng chứng từ như vận đơn hoặc giấy gửi hàng do người vận chuyển cấp cho người thuê vận chuyển

-Hợp đồng vận chuyển theo chuyến: Là loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên

cả tàu hoặc một phần cụ thể của con tàu để vận chuyển hàng hóa theo chuyến đó Hình thức loại hợp đồng này bắt buộc phải bằng văn bản Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, các giao dịch bằng fax, email, điện tín, telex cũng được coi là bằng văn bản

-Trong thương mại và hàng hải quốc tế ngoài hai loại hợp đồng như trên còn có loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhiều chuyến liên tục (thường áp dụng cho vận chuyển hàng rời, khối lượng lớn, giao hàng trong một khoảng thời gian dài) gọi là Contract

of Affreightment, viết tắt là COA

-Một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nữa cũng có thể thấy trong thương mại hàng hải quốc tế gọi là Trip Charter hay còn gọi là Trip Time Charter Đây là dạng hợp đồng thuê tàu định hạn theo chuyến (không thuê theo thời gian nhiều chuyến – period) Thuật ngữ này đôi khi còn dùng để nói về hợp đồng vận chuyển theo chuyến

(voyage charter)

Câu 4: Quy định về giải thể doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005.

-Theo Luật doanh nghiệp 2005, giải thể là 1 thủ tục hành chính do cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tiến hành nhằm xóa bỏ tên vĩnh viễn doanh nghiệp khỏi sổ đăng kí kinh doanh, chấm dứt sự tồn tại

-Hậu quả giải thể là mất đi 1 chủ thể pháp lý đã đăng kí kinh doanh

-Doanh nghiệp bị giải thể nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;

+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

+ Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Huy động vốn dưới mọi hình thức khác

Trang 5

Câu 5: Chế độ pháp lý của nội thủy.

-Nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển Nó bao gồm vùng nước thuộc cảng biển, những vùng dùng cho tàu bè neo đậu, vùng nước lịch sử và vùng vịnh lịch sử

-Chế độ pháp lý của nội thủy

+ Nội thủy được coi như là 1 bộ phận của đất liền nên nước ven biển có chủ quyền đầ đủ, toàn vẹn và tuyệt đối Có quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp và cưỡng chế

+ Tàu thuyền nước ngoài ra vào nội thủy phải xin phép

+ Trong nội thủy, tàu thuyền nước ngoài không được phép qua lại vô hại

Câu 6: Khái niệm, chức năng của vận đơn.

1.Khái niệm

-Vận đơn là chứng từ vận chuyển, là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa lên tàu vói số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn được vận chuyển đến nơi trả hàng Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc

là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền

-Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

-Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gốc (original) và các bản sao (copy) Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau Khi thanh toán tiền hàng theo

phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng

-Để được nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển Khi đã có một bản vận đơn gốc được xuất trình thì các bản gốc còn lại sẽ không còn giá trị để nhận hàng

2.Chức năng của vận đơn

-Là chức năng về việc hàng hóa được xếp lên tàu với số lượng, chủng loại, tình trạng và người vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm từ đó

-Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển đã được thực hiện

-Là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng

3.Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

- Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở

- Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá

- Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại

thương (vận đơn)

- Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng

- Vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan

Trang 6

- Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.

Câu 7: Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế.

1.Khái niệm

Luật kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

2 Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:

a.Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

- Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh

- Đặc điểm của nhóm quan hệ này:

+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (Các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lú của mình

+ Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng)

+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành

b.Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

- Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời

Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan

hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất

+ Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản - quan hệ hàng hoá - tiền tệ

c.Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp

Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau

Trang 7

Cơ sở pháp lý: Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

3.Phương pháp điều chỉnh

a Phương pháp mệnh lệnh

Được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau Để phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mìnhcó quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý) Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện quyết định đó

b Phương pháp thoả thuận

Được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau

Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Luật kinh tế quy định cho các bên tham quan

hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức,

cá nhân nào Điều này có nghĩa là pháp luật qui định quan hệ kinh tế chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nhà nước

Câu 8: Các quyền sở hữu tàu biển.

-Hợp đồng chuyển nhượng sở hữu tầu biển tại Việt Nam phải được làm bằng văn bản và được cơ quan công chứng chứng thực, nếu ở nước ngoài thì thủ tục được tiến hành theo luật nơi hợp đồng được ký kết

-Chỉ sau khi được ghi nhận vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam nơi tầu biển đó

đã được đăng ký, thì việc chuyển nhượng sở hữu tầu biển Việt Nam mới có giá trị

- Sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, thì toàn bộ con tầu và tài sản của tầu thuộc quyền sở hữu của người được chuyển nhượng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.Tài sản của tầu là các đồ vật, trang thiết bị ở trên tầu mà không phải là các bộ phận cấu thành của tầu

Câu 9: Cách xác định lãnh hải

-Phía ngoài nội thủy là lãnh hải

-Cách xác định: giới hạn của lãnh hải được xác định bằng đường cơ sở hoặc chiều rộng đã được quy định (=12 hải lý)

+ Đường cơ sở được vạch từ ngấn dòng nước thấp nhất

+ Có 2 loại đường cơ sở:

• Đường cơ sở thông thường: là đường ngấn nước thấp nhất dọc theo bờ biển, loại này áp dụng cho bờ biển bằng phẳng, không có đaoe ven bờ

• Đường cơ sở thẳng: là đường bao gồm những đoạn thẳng nối những điểm nhô xa nhất của bờ biển và những điểm nhô xa nhất của các đảo ven bờ ( áp dụng cho bờ biển khúc khuỷu)

-Chiều rộng lãnh hải theo công ước 1982 là không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở vạch đúng công ước

Trang 8

Câu 10: Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp

1.Khái niệm

-Phá sản là hình thức doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi áp dụng những biện pháp tài chính cần thiết

-Giải thể là hình thức doanh nghiệp rơi vào các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ không xin gia hạn thêm (tự nguyện)

+ Các thành viên, cổ đông tự nguyện giải thể

+ Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu về tính chất pháp lý ⇒ Nhà nước yêu cầu giải thể (bắt buộc)

Căn cứ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

nợ đến hạn sau khi áp dụng những biện

pháp tài chính cần thiết

+ Doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ không xin gia hạn thêm (tự nguyện)+ Các thành viên, cổ đông tự nguyện giải thể

+ Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu về tính chất pháp lý ⇒ Nhà nước yêu cầu giải thể (bắt buộc)

Thủ

tục Thủ tục tư pháp do tòa án thực hiện Thủ tục hành chính do cơ quan cấp giấy phép đăng kí kinh doanh thực hiệnHạn

chế

Người điều hành doanh nghiệp phá sản

sec không được thành lập hoặc điều hành

doanh nghiệp khác từ 2 – 3 năm kể từ

khi có quyết định phá sản

Người điều hành không hạn chế, rang buộc gì

Câu 11: Những quy định về tàu biển VN.

-Tàu biển VN là tàu biển thuộc sở hữu của nước VN, của tổ chức VN có trụ sở tại VN, của công dân VN thường trú tại VN, hoặc tàu biển thuộc sở hữu nước ngoài được phép đăng kí tại VN

-Tàu biển VN có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch VN, chỉ tàu VN mới được mang cờ quốc tịch VN

-Tàu biển VN là tàu biển được đăng kí vào “ Sổ đăng mí tàu biển quốc gia VN”, hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự VN tại nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch VN

-Tàu biển VN được ưu tiên vận chuyển nội địa đối với hàng bách hóa, hành khách và hành

ký Khi tàu biển VN không có đủ khả năng vận chuyển thì tàu nước ngoài mới được tham gia vận chuyển nội địa và Bộ trưởng Bộ GTVT Việt nam quyết định

-Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân VN thuê theo hình thức thuê trần hoặc mua tàu có thể đăng í mang cờ quốc tịch VN

Trang 9

-Việc đăng kí tàu biển VN do cơ quan đăng kí tàu biển VN thực hiện công khai và thu lệ phí

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ “Sổ đăng ký tàu biển VN” và nộp lệ phí

-Tàu biển đăng kí trong “Sổ đăng ký tàu biển VN” phải có đủ điều kiện sau:

+ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu

+ Có tên gọi riêng, được cơ quan đóng tàu biển chấp nhận

-Tàu biển VN được xóa đăng kí trong “Sổ đăng ký tàu biển VN” trong các trường hợp sau:+ Tàu bị phá hủy hoặc bị chìm đắm

+ Mất tích

+ Bị hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả kinh tế

+ Không có đủ cơ sở để mang quốc tịch VN

+ Không còn tính năng đi biển theo yêu cầu của chủ tàu

Câu 12: Trách nhiệm bồi thường hàng hóa theo Luật Hàng hải VN năm 2005.

Trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo quản hàng hóa từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng xong cho người nhận Trong quá trình nếu có xảy ra mất mát, hư hỏng thì người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường hàng hóa theo Luật hàng hải VN năn 2005 như sau:

-Trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hóa không được người gửi hàng khai báo trước khi xếp hàng hoặc không ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng thì người vận chuyển chỉ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan tới hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương 666.67 SDR cho mối đơn vị tính tấn hàng hóa hoặc 2 SDR cho 1 kg trọng lượng cả bì tùy theo giá trị hàng hóa Tiền bồi thường được chuyển thành tiền VN theo

tỷ giá tại thời điểm bồi thường

-Trường hợp chủng loại, giá trị hàng hóa được người giao hàng công bố trước và được người vận chuyển chấp nhận ghi vào vận đơn thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường

hư hỏng, mất mát theo nguyên tắc:

+ Nếu hàng hóa bi mất: bồi thường theo giá trị khai báo

+ Nếu hàng hóa bị hư hỏng: bồi thường theo mức chênh lệch giữa giá trị khai báo trong vận đơn và giá trị còn lại của hàng hóa.Giá trị còn lại của hàng hóa được sác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng Nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng với chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng-Trường hợp người giao hàng cố tình khai gian về số lượng, chủng loại hàng hóa, sự khai gian đó được ghi vào trong vận đơn thì người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi

thường

-Trách nhiệm của người vận chuyển trong việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng 2.5 lần tiền cước của số hàng trả chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước phải trả trong hợp đồng

-Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm nếu khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển cố ý gây hư hỏng, mất mát hoặc chậm chạp

Trang 10

Câu 13: Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần.

1.Khái niệm

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đổi vốn, là doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Người sở hữu cố phần gọi là các cổ đông

2.Đặc điểm

-Trong quá trình hoạt động cty phải có ít nhất 3 thành viên và không hạn chế số lượng

-Vốn điều lệ của cty sẽ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổ phần gọi

là mệnh giá cổ phần Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần

-Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chịu trách nhệm về các khoản nợ công ty trong phạm

vi số vốn đã góp

-Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ dông hoặc cá nhân, tổ chức khác một cách tự do

-Doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật

Câu 14: Công hải và các quyền tự do trên công hải.

-Theo công ước 1958: công hải là tất cả những phần biển không thuốc nội thủy và lãnh hải.-Theo công ước 1982: công hải là tất cả những phần biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia, quần đảo

1.Đặc điểm

Công hải không phải của riêng ai, nước nào muốn làm gì cungc được Quan điểm này phù hợp với những nước có đội tàu mạnh, điều này gây ra hậu quả là tình trạng vô trách nhiệm trong khai thác

⇒ Công hải là di sản chung của nhân loại, các nước có quyền khai thác nhưng có trách nhiệm bảo vệ

2.Các quyền tự do

-Quyền lãnh hải

-Quyền tự do bay (tự do hàng không)

-Quyền tự do đánh bắt cá nhưng phải tuân theo một số quy định để duy trì và bảo vệ các loài sinh vật biển

-Tự do đặt các đường dây cáp , ống ngầm trên biển

-Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và những thiết bị khác mà pháp luật cho phép

Câu 15: Phân loại vận đơn đường biển.

1.Khái niệm

Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận

chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích

2.Phân loại

-Theo cách chuyển nhượng

+ Vận đơn đích danh (straight bills of lading): Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ)

Trang 11

+ Vận đơn theo lệnh (order bills of lading): Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.

+ Vận đơn vô danh (bearer bills of lading): Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement)

+ Vận đơn lien hợp: áp dụng vận chuyển kết hợp nhiều phương thức vận chuyển

-Theo thời gian cấp vận đơn

-Một số cách phân loại vận đơn khác:

Ngoài cách phân loại trên, tùy theo mục đích cụ thể, người ta có thể chia vận đơn thành một

số loại khác như sau:

Câu 16: Cảng biển, phân loại cảng biển.

1.Khái niệm cảng biển

-Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

Ngày đăng: 17/05/2016, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w