Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý

11 3K 28
Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU Đại lý thương mại là một dịch vụ trung gian thương mại đã được ghi nhận trong Luật thương mại năm 1997. Hiện này, bộ Luật thương mại năm 2005 tiếp tục kế thừa và sửa đổi bổ sung những quy định của bộ Luật Thương mại năm 1997 theo hướng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục, nhanh chóng của các quan hệ thương mại nói chung và quan hệ về đại lý hàng hóa nói riêng. Tuy vậy, bên cạnh những điểm tích cực, các quy định của Luật thương mại năm 2005 đã cho thấy những điểm còn hạn chế. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ đại lý hàng hóa cũng như thấy được những điểm còn hạn chế của pháp luật em xin được nghiên cứu đề tài số 1: “Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý.”.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 2 I Khái quát chung về đại lý thương mại 2 II Phân tích quy định tại điều 177 bộ luật thương mại năm 2005 4 1 Chấm dứt hợp đồng đại lý 4 2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại .5 III Bình luận điều 177 Luật thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý 6 1 Những ưu điểm và hạn chế trong quy định tại điều 177 .6 2 Phương hướng hoàn thiện quy định tại điều 177 .9 KẾT LUẬN 10 Danh mục tài liệu tham khảo: 10 A MỞ ĐẦU Đại lý thương mại là một dịch vụ trung gian thương mại đã được ghi nhận trong Luật thương mại năm 1997 Hiện này, bộ Luật thương mại năm 2005 tiếp tục kế 1 thừa và sửa đổi bổ sung những quy định của bộ Luật Thương mại năm 1997 theo hướng hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng sự thay đổi liên tục, nhanh chóng của các quan hệ thương mại nói chung và quan hệ về đại lý hàng hóa nói riêng Tuy vậy, bên cạnh những điểm tích cực, các quy định của Luật thương mại năm 2005 đã cho thấy những điểm còn hạn chế Để hiểu rõ hơn về dịch vụ đại lý hàng hóa cũng như thấy được những điểm còn hạn chế của pháp luật em xin được nghiên cứu đề tài số 1: “Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý.” B NỘI DUNG I Khái quát chung về đại lý thương mại 1 Khái niệm, đặc điểm Theo điều 166 Luật thương mại năm 2005, đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Đặc điểm của đại lý mua bán hàng hóa: - Về chủ thể, quan hệ đại lý thương mại gồm có bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho bên đại lý bán hoặc giao tiền cho bên đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho bên đại lý cung ứng dịch vụ và bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân - Về nội dung quan hệ đại lý thương mại bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý Bộ luật thương mại năm 2005 đã mở 2 rộng phạm vi hoạt động đại lý sang cả đại lý dịch vụ như đại lý bảo hiểm, đại lý Internet,…chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi mua bán hàng hóa Trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình để thực hiện hợp đồng Theo điều 170 Luật thương mại năm 2005, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba - Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng.Chủ thể của hợp đồng là bên giao đại lý và bên đại lý Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Hợp đồng đại lý thương mại là hợp đồng dịch vụ có đối tượng là một công việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng không được trái với những quy định của pháp luật 2 Các hình thức đại lý thương mại Bộ luật thương mại năm 2005 đã công nhận những hình thức đại lý thương mại đó là: Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc.Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý 3 Ngoài ra, còn có các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận II Phân tích quy định tại điều 177 bộ luật thương mại năm 2005 Ngoài những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý cụ thể tại điều 172 đến điều 175, bộ luật thương mại năm 2005 còn có quy định về thời hạn đại lý tại điều 177 Đây là một quy định mới của bộ luật thương mại năm 2005 so với bộ luật thương mại năm 1997 Nội dung chủ yếu của điều luật là thời hạn đại lý chấm dứt đồng thời còn có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của các bên Có thể thấy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng là một quyền cơ bản trong quan hệ đại lý, có ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ này 1 Chấm dứt hợp đồng đại lý Khoản 1 điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý” Khác với điều 126 bộ luật thương mại năm 1997, điều 177 không quy định từng trường hợp chấm dứt thời hạn đại lý một cách cụ thể mà quy định về việc các bên tự thỏa thuận về thời hạn đại lý Nếu không có sự thỏa thuận về thời hạn đại lý, thì thời hạn đại lý thương mại chấm dứt trong những trường hợp được quy định tại điều Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: hợp đồng đã được hoàn thành; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; các trường hợp khác do pháp luật quy định Như vậy, có thể thấy, điều 177 có quy định không rõ ràng về việc chấm dứt thời hạn đại lý thương mại Trong những trường hợp cụ thể, phải cần áp dụng những quy định 4 của bộ luật dân sự năm 2005 để xác định được thời hạn chấm dứt hợp đồng đại lý Tuy nhên, điều 177 lại tập trung quy định một trong những căn cứ để chấm dứt thời hạn đại lý thương mại đó là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý 2 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại Một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng đại lý là việc một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng Là một hợp đồng dịch vụ, hợp đồng đại lý thương mại cũng tuân theo các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ được quy định tại điều 525 Bộ luật dân sự năm 2005, tuy nhiên điều 177 Luật thương mại đã có những quy định mở rộng hơn về quyền này cụ thể như sau: - Chủ thể có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý Tuy nhiên, điều luật cũng quy định cho mỗi bên các quyền và nghĩa vụ khác nhau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng - Về các trường hợp các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Điều 525 Luật dân sự năm 2005 quy định: “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ 1 Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại 2 Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” 5 Như vậy, theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005 thì bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi việc tiếp tục thực hiện công việc đại lý không có lợi cho bên giao đại lý Bên đại lý cũng có quyền này khi bên giao đại lý khi không thực hiện đúng theo thỏa thuận hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình, Điều 177 đã mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của các hai bên khi quy định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện: có thông báo bằng văn bản của một bên đối với bên kia và sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày một bên ra thông báo - Về hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý Theo quy định tại khoản 2 Điều 177, khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng, bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường một khoản tiền cho thời gian mình đã làm đại lý Giá trị khoản bồi thường được tính như sau: + Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý + Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý Đối với trường hợp bên đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng thì khoản 3 điều luật này quy định: “bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.” Điều 177 không chỉ mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cửa các bên mà còn quy định cụ thể về mức bồi thường cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng Quy định như vậy có những điểm tích cực song cũng tồn tại những hạn chế nhất định III Bình luận điều 177 Luật thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý 1 Những ưu điểm và hạn chế trong quy định tại điều 177 Về ưu điểm: 6 Thứ nhất, so với điều 126 Bộ luật Thương mại năm 1997, điều 177 Luật thương mại năm 2005 có nhiều điểm tiến bộ hơn khi mở rộng hơn quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của các bên Điều 126 Luật thương mại năm 1997 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thương mại trong đó: “ một bên có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận” Như vậy, chỉ khi một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên kia có mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý Điều 177 đã có quy định rộng hơn về quyền này khi một bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý bất kì lúc nào chỉ cần có thông báo bằng văn bản trước một khoảng thời gian ít nhất là 60 ngày cho bên kia.Quy định như vậy đã tạo sự linh hoạt cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng Thứ hai, so với Luật dân sự năm 2005, điều 177 Luật Thương mại năm 2005 có sự mở rộng về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đi cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liện quan Do quan hệ đại lý là một quan hệ có sự gắn kết phụ thuộc cao, nên điều luật đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận Điều luật đã dự liệu các tình huống và đưa ra mức bồi thường thiệt hại cụ thể.Có thể thấy, chỉ trong cùng một điều luật đã có khái quát đầy đủ về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời là mức bồi thường thiệt hại Có thể thấy, sự mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của các bên trong quan hệ đại lý là ưu điểm nổi bật của Điều 177 Điều này là phù hợp với nguyên tắc tự do thương mại Tuy nhiên, quy định như vậy cũng là một hạn chế của điều luật cần được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp hơn Về hạn chế: Thứ nhất, về tên điều luật, Điều 177 Luật thương mại năm 2005 mang tiêu đề là “ thời hạn đại lý” Tuy nhiên, điều luật không quy định một cách trực tiếp về 7 khoảng thời gian thực hiện hợp đồng đại lý mà chỉ đưa ra quy địnhchung chung công nhận sự thỏa thuận của các bên Cùng với đó, nội dung chủ yếu của điều luật lại là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý.Điều này gây lên sự khó hiểu, khó áp dụng pháp luật Thứ hai, cùng với sự mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý được quy định tại điều 177 là sựthu hẹp lợi ích của bên còn lại Khi một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm lợi ích của bên kia, đồng thời cũng khiến cho quan hệ đại lý giữa các bên không được vững chắc, gắn bó, thương nhân sẽ thiếu sự tin tưởng khiến cho việc thúc đẩy hoạt động trung gian thương mại thông qua hình thức đại lý cũng bị ảnh hưởng phần nào Thứ ba, quy định tại khoản 3 Điều 177 như sau: “Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.” Quy định như vậy là chưa hợp lý vì đã hạn chế quyền của bên đại lý.Trong một số trường hợp bên giao đại lý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấm dứt hợp đồng Như vậy thì bên đại lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải được nhận các khoản bồi thường thỏa đáng Thứ tư, về hậu quả pháp lý, điều luật chưa khái quát được hết các trường hợp.khi bên giao đại lý đơn phương châm dứt hợp đồng, có thể do vi phạm của bên đại lý trong hợp đồng, vì vậy việc quy định bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là chưa đầy đủ Về mức bồi thường khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý: “Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.”Cách quy định giá trị bồi thường 8 như vậy là mang tính chủ quan và không phù hợp với nguyên tắc tính giá trị bồi thường thiệt hại phải tương đương với thiệt hại xảy ra Đồng thời, quy định không phù hợp với thực tế, vì trên thực tế, quan hệ đại lý thường được thực hiện trong một thời gian dài, bên đại lý có thể phải bỏ ra rất nhiều chi phí khác để thực hiện đại lý cho bên giao đại lý.Vì vậy, quy định cách tính cụ thể như vậy, tuy dễ dàng cho việc áp dụng pháp luật nhưng lại không đảm bảo được sự công bằng cho các bên, đặc biệt là bên đại lý Trên đây là những điểm còn hạn chế của Điều 177 cần được sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật một cách nhanh chóng, thuận tiện cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của các bên 2 Phương hướng hoàn thiện quy định tại điều 177 Qua những điểm còn hạn chế trong quy định tại điều luật, sau đây là những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Thứ nhất, cần sửa đổi lại tên điều luật theo hướng quy định tên điều luật là “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý” thay vì “thời hạn đại lý” như pháp luật hiện hành để thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện cũng như nghiên cứu pháp luật Thứ hai, vì sự mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, trong rất nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại, vì vậy, Luật thương mại nên quy định các bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn đại lý Thứ ba, cùng với những quy định về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng thì quy định về mức bồi thường thiệt hại cũng cần hợp lý hơn Vì hợp đồng đại lý cũng là một hợp đồng dịch vụ nên những quy định về bồi thường thiệt hại nên quy định phù hợp với bộ luật dân sự năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khá thỏa đáng và đầy đủ về vấn đề bồi thường thiệt hại, vì vậy, Luật thương mại không cần thiết phải quy định lại vấn đề này Nếu có thì phải quy định cụ 9 thể rõ ràng hơn và phải phù hợp với quy định của bộ luật dân sự Cụ thể, trong trường hợp việc không thể tiếp tục hợp đồng đại lý, bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải trả tiền công phần dịch vụ mà bên đại lý đã thực hiện đồng thời bồi thường một khoản tương đương với phần thiệt hại có thể tính toán được Thứ tư, cần sửa đổi khoản 3 Điều 177 theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên đại lý theo hướng như sau: “ Trong trường hợp bên đại lý không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại KẾT LUẬN Đại lý thương mại là một hoạt động trung gian thương mại phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Đây là kênh phân phối để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng Chính vì thế, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ về vấn đề này để việc thực hiện pháp luật được dễ dàng nhanh chóng, tạo điều kiện và thúc đẩy các thương nhân tham gia vào quan hệ đại lý, tránh những rủi ro và đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật Danh mục tài liệu tham khảo: 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn 2 3 4 5 Viết Tý (chủ biên), Nxb CAND, Hà Nội, 2006 Luật thương mại năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 Luật thương mại năm 1997 Trần Trung Kiên, Khóa luận tốt nghiệp: Các quy định của pháp luật Việt Nam về đại lý thương mại, năm 2006 10

Ngày đăng: 16/05/2016, 13:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • A. MỞ ĐẦU

  • B. NỘI DUNG

    • I. Khái quát chung về đại lý thương mại

    • II. Phân tích quy định tại điều 177 bộ luật thương mại năm 2005

      • 1. Chấm dứt hợp đồng đại lý

      • 2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại

      • III. Bình luận điều 177 Luật thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý.

        • 1. Những ưu điểm và hạn chế trong quy định tại điều 177

        • 2. Phương hướng hoàn thiện quy định tại điều 177.

        • KẾT LUẬN

        • Danh mục tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan